Tương lai của một Ảo tưởng

Chương 06



Tôi nghĩ rằng chúng ta đã sửa soạn đầy đủ cho đường đi đến một câu trả lời cho cả hai câu hỏi này. Nó sẽ được tìm thấy nếu chúng ta chuyển sự chú ý của chúng ta sang nguồn gốc tâm lý của những ý tưởng tôn giáo.

Những ý tưởng tôn giáo này, chúng được đưa ra như những giáo lý, chúng không phải là những kết tinh của kinh nghiệm, hoặc kết quả sau cùng của suy nghĩ: chúng là những ảo tưởng, những đáp ứng cho những mong muốn lâu đời nhất, mạnh nhất và cấp thiết nhất của nhân loại. Bí mật về sức mạnh của chúng nằm trong sức mạnh của những mong muốn này.

Như chúng ta đã biết, ấn tượng hãi hùng về sự bất lực, trạng thái không được giúp đỡ ở trẻ em đã làm dấy lên nhu cầu được bảo vệ – vì sự bảo vệ qua thương yêu – vốn đã được người cha cung cấp, và sự nhìn nhận rằng sự bất lực này kéo dài suốt đời đã làm cho có nhu cầu để bám víu vào sự hiện hữu của một người cha, nhưng lần này là một người mạnh hơn nhiều.

Như thế, luật về nhân từ của một đấng Thần linh Phù hộ [1] làm lắng xuống sợ hãi của chúng ta về những nguy hiểm của đời sống; việc thiết lập một trật tự toàn thế giới về đạo đức, đảm bảo thực hiện những đòi hỏi của công lý, vốn chúng vẫn thường chưa được thực hiện trong văn minh con người; và sự kéo dài hiện hữu trần gian trong một đời sống tương lai đem lại không gian và thời gian trong đó những ước-muốn-mong-thành sẽ diễn ra.

[1] Từ riêng của đạo Kitô là “Gót quan phòng”.

Những trả lời cho những câu đố bí ẩn, vốn chúng cám dỗ sự tò mò của con người, chẳng hạn như vũ trụ đã bắt đầu thế nào, hoặc liên quan giữa thể xác và não thức là gì, được phát triển phù hợp với những giả định cơ bản của hệ thống này. Nó là một sự cứu trợ, làm vơi gánh nặng rất lớn với tâm lý cá nhân, nếu những cuộc xung đột của tuổi thơ của nó phát sinh từ mặc cảm với người cha – những xung đột mà nó không bao giờ hoàn toàn vượt qua được – đã được loại bỏ khỏi tâm lý cá nhân, và đưa ra một giải pháp vốn được chấp nhận phổ quát.

Khi tôi nói rằng những điều này đều tất cả là những ảo tưởng, tôi phải định nghĩa nội dung của từ này. Một ảo tưởng không phải cùng là một điều như một sai lầm, cũng không tất yếu phải là một sai lầm.

Aristotle tin rằng loài sâu bọ sinh ra từ phân (một tin tưởng mà người dốt vẫn còn bám vào) là một sai lầm; cũng thế, tin tưởng của một thế hệ những y sĩ trước đây rằng chứng tabes dorsalis [2] là kết quả của sự quá độ tình dục, là một sai lầm. Sẽ là không đúng nếu gọi những sai lầm này là những ảo tưởng.

[2] Tabes dorsalis is a slow degeneration of the nerve cells and nerve fibers that carry sensory information to the brain. The degenerating nerves are in the dorsal columns of the spinal cord and carry information that help maintain a person’s sense of position. Tabes dorsalis is the result of an untreated syphilis infection.

Nhưng về một mặt khác, nó là một ảo tưởng của Columbus khi ông cho rằng đã tìm ra một đường biển mới đưa đến India. Phần mong muốn của ông đóng một vai rất rõ ràng trong sai lầm này. Người ta có thể mô tả như một ảo tưởng sự khẳng định của một số người theo chủ nghĩa dân tộc rằng Ấn-Đức [3] là chủng tộc duy nhất có khả năng có văn minh; hay tin tưởng, vốn đã chỉ bị phá hủy bởi phân tâm học, rằng trẻ em là những sinh vật mà không có tình dục.

[3] Indo-Germanic

Đặc tính của những ảo tưởng là chúng bắt nguồn từ những mong ước của con người.

Trong chiều hướng này chúng đến gần với những huyễn tưởng tâm thần. Nhưng chúng cũng có những khác nhau nữa, ngoài sự kiện là những huyễn tưởng có những cấu trúc phức tạp hơn [4]. Trong trường hợp của những huyễn tưởng, chúng ta nhấn mạnh như điều thiết yếu là tư cách mâu thuẫn với thực tại của chúng. Ảo tưởng không nhất thiết phải là sai lầm – đó là nói rằng, không thể hiện thực được, hoặc mâu thuẫn với thực tế.

[4] Selusion – tạm dịch là “huyễn tưởng”, còn illusion – “ảo tưởng”.

“Ảo tưởng”: một ý tưởng, quan niệm, hay niềm tin sai lầm về một ai hoặc sự-vật-gì đó. Vậy “ảo tưởng” có thể có thực, không nhất định phải sai, không-thực. Nhưng sai lầm nằm trong sự diễn dịch, nhận xét, thông hiểu của chủ thể nhận thức.

“Huyễn tưởng” một niềm tin sai lầm dai dẳng bất chấp những bằng chứng mâu thuẫn mạnh mẽ, đặc biệt nếu là một triệu chứng của một tình trạng bệnh tâm thần. Vậy huyễn tưởng là một-gì đó duy chỉ có trong trí não của chủ thể nhận thức mà thôi, và hoàn toàn không thực, luôn luôn sai lầm

Theo gốc Latin chúng ta có: Illusion < Lat. ludere: to play – ảo tưởng-Delusion < Lat. deludere: to play falsely – huyễn tưởng. Theo đó chúng ta thấy mức độ sai lầm ở delusion cao hơn, gần như một bệnh thần kinh.

Trong đoạn trên Freud phân biệt:

Tên gọi

Sai lầm

Mong ước

Sai lầm

Luôn luôn sai

Không do mong ước

Ảo tưởng

Thường sai, nhưng có khi đúng

Tất cả do mong ước mà ra

Huyễn tưởng

Luôn luôn sai

Tất cả do mong ước mà ra

“sai lầm” theo Freud có nghĩa là “phản nghịch với thực tại” – không thực. Ví dụ của Freud: Giả sử rằng có một cô gái thuộc tầng lớp trung lưu nuôi dưỡng niềm tin rằng một ngày nào đó, một “hoàng tử” sẽ đến và cưới cô làm vợ. Và giả sử chuyện khó xảy ra đã xảy ra: một hoàng tử đã đến thực và đã cưới cô ấy. Niềm tin là một ảo tưởng mặc dù sau cùng xảy ra trong thực tế rằng nó thành sự thật, nghĩa là, nó thuận hợp với thực tế. Nhưng nó vẫn là “ảo tưởng” dù thành sự thật. Niềm tin là ảo tưởng bởi vì sự hình thành và tồn tại của nó có nguồn gốc từ sự mong ước mãnh liệt của cô gái.

Trong chữ Tàu – Cùng một chữ “” – vừa đọc là ảo và huyễn (ThiềuChửu) – nghĩa phổ thông là:

– Ảo: “Dối giả, làm giả mê hoặc người” – như CungOán NK: “Tuồng ảo hóa đã bày ra đấy, Kiếp phù sinh trông thấy mà đaụ – Trăm năm còn có gì đâu, Chẳng qua một nấm cổ khâu xanh rì!”.

– Huyễn: “Giả mà làm hệt như thực gọi là huyễn”. – như một câu trong kinh Kim Cương (金剛經): 一切有爲法如夢幻泡影: “Nhất thiết hữu vi pháp như mộng huyễn bào ảnh”.

(Một từ khác –  huyễn – bộ mục – hoa mắt)

Ảo tưởng là một nhiễu loạn tri thức, trong khi huyễn tưởng là một sự nhiễu loạn niềm tin (An illusion is a perceptual disturbance, while a delusion is a belief disturbance).

Khi Freud nói một tin tưởng là một ảo tưởng, ông nhấn mạnh vào nguồn gốc hay xuất xứ tâm lý của nó: nó ra đời từ sự thỏa mãn một mong muốn. Vậy tính cách tâm lý là những gì làm cho một niềm tin là ảo tưởng, là sự xuất phát của nó từ một mong muốn. Thế nên, theo Freud, tôn giáo, trong đó có Gót, là một ảo tưởng, vì đến từ mong muốn có một người cha bảo bọc, phát sinh từ tâm lý trẻ con, đã kéo dài qua tuổi trưởng thành.(Nhưng đến gần đây, Dawkins – một tác giả hiện đại, đã lên án “Gót là một huyễn tưởng”, theo nghĩa lừa dối, không thưc và có tác dụng sai lạc, tai hại).

Lấy thí dụ, một cô gái tầng lớp trung lưu có thể có ảo tưởng rằng một ngày nào đó, một hoàng tử sẽ đến và cưới cô ấy. Điều này có thể có được, và một vài trường hợp như vậy đã thực xảy ra. Nhưng rằng một đấng Cứu thế sẽ hiện ra và rồi lập nên một thời đại hoàng kim là có rất ít khả năng hơn nhiều. Cho dù một người phân loại niềm tin này như là ảo tưởng hay là một cái gì đó tương tự như huyễn tưởng sẽ tùy thuộc vào thái độ cá nhân của một người.

Những thí dụ về những ảo tưởng vốn đã được chứng minh là sự thật thì không dễ tìm thấy, nhưng ảo tưởng của những nhà giả kim thuật rằng tất cả những kim loại có thể được chuyển thành vàng có thể là một trong số chúng. Mong ước có một lượng lớn vàng, thật nhiều vàng đến mức nhiều nhất có thể có được, nó là sự thật, đã bị suy giảm một mức khá nhiều vì kiến thức hiện nay của chúng ta về những yếu tố của sự giàu có, nhưng hóa học không còn xem việc biến hóa những kim loại thành ra vàng như là điều không thể được.

Thế nên, chúng ta gọi là một tin tưởng là một ảo tưởng khi một thỏa-mãn-ước muốn [5] là một yếu tố nổi bật trong những động lực của nó, và khi làm như vậy chúng ta không đếm xỉa gì đến quan hệ của nó với thực tại, đúng như ảo tưởng tự thân nó bất cần đến sự xác minh.

[5] Wish-fulfillment – từ tâm lý – sự thỏa mãn một mong muốn hay sự giải tỏa một bức xúc tình cảm qua những tiến trình như mơ ngủ, mơ ngày, hay những triệu chứng thần kinh.

Vậy nên, sau khi đã nhận phương thế của chúng ta, chúng ta hãy cùng trở lại một lần nữa với câu hỏi về những học thuyết tôn giáo. Bây giờ chúng ta có thể lập lại rằng tất cả chúng đều là ảo tưởng và không có khả năng để được chứng minh. Không ai có thể bị bắt buộc phải nghĩ rằng chúng là đúng thực, phải tin vào chúng. Một số trong chúng là hết sức không có thể xảy ra được, hết sức không thuận hợp với tất cả mọi thứ chúng ta đã dày công tốn sức khám phá ra về thực tại của thế giới, rằng chúng ta có thể so sánh chúng – nếu chúng ta chịu nhìn cho đúng về những khác biệt tâm lý – với những huyễn tưởng.

Về giá trị thực tại của hầu hết chúng, chúng ta không thể phán đoán được, đúng như chúng không thể được chứng minh, vì vậy chúng không thể bị bác bỏ. Chúng ta vẫn còn biết quá ít để thực hiện một cách tiếp cận phê phán đối với chúng. Những câu đố hiểm hóc về vũ trụ chỉ tự hiển lộ ra từ từ với sự điều tra của chúng ta, có rất nhiều câu hỏi mà khoa học ngày nay không có thể trả lời. Nhưng công trình khoa học là con đường duy nhất có thể dẫn chúng ta đến một kiến thức về thực tại bên ngoài chúng ta.

Một lần nữa nó chỉ đơn thuần là một ảo tưởng để mong đợi bất cứ điều gì từ trực giác và nội quán, chúng không có thể cho chúng ta không bất-cứ-gì ngoài những cá biệt đặc thù về cuộc sống tinh thần của chúng ta, vốn khó có thể diễn giải, không bao giờ có bất kỳ thông tin nào về những câu hỏi mà học thuyết tôn giáo tìm thấy là quá dễ dàng để trả lời. Nó sẽ là láo xược để cho sự tùy tiện riêng của một người sẽ bước đóng vai thay thế, và theo như ước định cá nhân của một người, tuyên bố phần này hay phần kia của hệ thống tôn giáo là được chấp nhận được nhiều hơn hay ít hơn. Những câu hỏi như vậy là quá quan trọng để làm như thế, chúng có thể được gọi là quá thiêng liêng.

Tại điểm này người ta chắc có gặp một phản đối. “Vậy thì, nếu ngay cả những người hoài nghi sắt đá thừa nhận rằng những khẳng định của tôn giáo không thể dùng lý trí để bác bỏ, tại sao tôi không nên tin vào chúng, bởi vì có quá nhiều đứng về phía chúng – truyền thống, sự đồng ý của loài người, và tất cả những an ủi chúng đem lại cho?” Thực vậy, tại sao không?

Cũng như không ai có thể bị buộc phải tin, do đó, không ai có thể bị buộc phải không tin. Nhưng đừng để chúng ta hài lòng với lừa dối tự chúng ta rằng những lập luận như thế này đưa chúng ta tiến dọc theo con đường của tư duy chính xác. Nếu đã từng có một trường hợp của một bào chữa khập khễnh, chúng ta có nó ở đây. Ngu tối không hiểu biết là ngu tối không hiểu biết, không có quyền nào để tin được bất cứ điều gì có thể bắt nguồn từ nó.

Trong những vấn đề khác không có người nào có ý thức sẽ ứng xử thiếu trách nhiệm như vậy, hoặc cứ hài lòng với những nền tảng yếu đuối như thế cho những ý kiến của mình, và cho ranh giới của đời sống mà ông nhận lấy. Chỉ là trong những điều cao nhất và thiêng liêng nhất mà ông cho phép mình làm như vậy. Trong thực tế, chỉ có những nỗ lực giả vờ với chính mình hoặc với người khác là một người vẫn gắn chặt với tôn giáo, trong khi một người đã từ lâu tự cắt mình lỏng lẻo khỏi nó. Chỗ nào có những câu hỏi có liên quan với tôn giáo, người ta phạm lỗi thuộc đủ mọi loại có thể có được thuộc về giả dối và hành xử xấu trong trí thức.

Những triết gia kéo căng ý nghĩa của những từ cho đến khi chúng giữ lại chẳng còn có bất cứ điều gì mang nghĩa lý ban đầu của chúng. Họ đem cái tên của “Gót” gán cho một số trừu tượng mơ hồ vốn họ đã tạo ra cho chính họ; sau khi làm như vậy, họ có thể ra đứng trước tất cả thế giới như họ là những người tin vào thần linh [6], như là những người tin vào Gót, và họ thậm chí có thể tự hào khoe khoang rằng họ đã nhận ra một khái niệm cao hơn, tinh khiết hơn về Gót, dù rằng Gót của họ bây giờ không là gì khác hơn là một cái bóng hư ảo, không thực chất và không còn có nhân cách vĩ đại đáng sợ của những học thuyết tôn giáo [7].

[6] Deist – deism – những người tin có thần linh tối cao (Gót) tạo ra vũ trụ nhưng rồi bỏ mặc vũ trụ đó.

[7] Gót:

a. Gót và vũ trụ/con người: Nhiều cách nhìn khác nhau:

– Pantheism – Gót là là vũ trụ – là tự thân thiên nhiên (Phiếm thần) – pantheism, Quan điểm cho Gót đồng nhất với tất cả mỗi sự-vật (God is identical with everything).

– Panentheism – Gót bao gồm trong tất cả vũ trụ, nhưng không chỉ là vũ trụ, là phần hồn, bản thế của vũ trụ. Quan điểm cho Gót ở trong tất cả sự-vật (God is in all things). Spinoza là một người pantheist nổi danh nhất trong triết học phương Tây. Một người khác là Hegel đôi khi được xem như pantheist vì ông đồng nhất God với toàn bộ hữu thể (the totality of being).

– Deism – Gót tạo ra vũ trụ, nhưng vũ trụ tự vận hành, phủ nhận “mặc khải” tôn giáo. Gót ở đây giống như một ông chủ đất, để những người thuê đất, những người ngụ cư sống tự do theo ý của họ.

– Theism: tin có thần linh, có Gót, gồm: henotheism: chỉ có một Gót, nhưng cũng công nhận có những Gót khác – polytheism: nhiều Gót, các Gót quan trọng như nhau – monotheism: chỉ có duy nhất một Gót mà thôi. Trường hợp đa thần – thí dụ các Gót của Hylạp, hay Ấn giáo. Và độc thần, điển hình và tai tiếng nhất là Gót trong các tôn giáo Abraham – được xem là một thần linh duy nhất, tối cao – là một nhân vật tối thượng tạo ra vũ trụ, từ hư không (ex nihilo), là kẻ cung cấp nguồn cho luân lý, nghe những cầu nguyện, toàn năng, toàn trí, toàn thiện, đem cho tín đồ sự bất tử và cứu rỗi.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.