10 Sai Lầm Lớn Nhất Của Người Lãnh Đạo

10. Thất bại trong việc tập trung cho tương lai



Hãy chuẩn bị sẵn sàng – Nó muộn hơn là bạn nghĩ

– Tương lai đang lao tới chúng ta với tốc độ tử thần.

– Mối bận tâm của một nhà lãnh đạo tuyệt đối không nên nằm ở quá khứ hay thực tại, đó phải là tương lai.

– Mối bận tâm tiên quyết yêu cầu với một nhà lãnh đạo hiệu quả là tầm nhìn.

– tổ chức sẽ được đổi mới với những thế hệ người mơ mộng mới.

Nếu nó còn vận hành được, thì tức là nó đã lỗi thời – những lời nói từ một vị học giả thuyết vị lai làm tôi lạnh cả sống lưng. Nếu nghệ thuật lãnh đạo nằm ở tương lai thì có lẽ điều tồi tệ nhất mà một nhà lãnh đạo có thể làm là sợ hãi chính tương lai đó.

Các phương pháp hiện tại của chúng ta đều đã quá lỗi thời, vì vậy chúng ta cần phải liên tục cải tiến, nâng cấp, lắng nghe và học hỏi.

Ngày 31/1/1829 gửi tới: tổng thống Jackson

Hệ thống kênh đào quốc gia đang bị đe doạ bởi sự nhân rộng của một hình thức phương tiện mới có tên gọi là “Đường sắt”. Chính phủ liên bang bắt buộc phải bảo tồn những kênh đào này vì những lý do sau đây:

Thứ nhất, nếu những tàu bè vốn đi qua hệ thống kênh đào này được thay thế bằng “Đường sắt”, nạn thất nghiệp nghiêm trọng sẽ diễn ra. Thuyền trưởng, đầu bếp, người đánh xe, người coi ngựa, thợ sửa chữa và cả người vận hành âu tàu sẽ không còn kế sinh nhai, nếu chưa muốn nhắc đến là còn hàng triệu người nông dân hiện nay đang phải sống nhờ vào nghề trồng cỏ cho ngựa.

Thứ hai, xưởng đóng tàu sẽ là những nạn nhân, đồng thời nhà sản xuất dây cáp, cánh quạt, đóng yên cương ngựa cũng bị đẩy đến cảnh cơ cực.

Thứ ba, những chiếc tàu biển này vô cùng cần thiết trong công cuộc bảo vệ quốc phòng của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Trong trường hợp xảy ra xung đột có thể dự đoán trước với Anh, kênh đào Erie sẽ là con đường duy nhất mang tính sống còn, giúp chúng ta có thể vận chuyển cứu tế khi tiến hành chiến tranh hiện đại.

Như ngài biết rất rõ, ngài tổng thống, những khoang tải “Đường sắt” được kéo đi với tốc độ khủng khiếp là 24 km/h bằng “Động cơ” bên cạnh việc gây nguy hiểm tới tính mạng của hành khách thì tiếng ồn và khói nhiên liệu sẽ lan ra khắp cánh đồng, gây ra hoả hoạn cho mùa màng, làm vật nuôi hoảng sợ và reo rắc sự khiếp đảm cho cả phụ nữ và trẻ em. đấng tối cao chắc chắn sẽ không bao giờ tính toán loài người sẽ đi lại với tốc độ tử thần đó.

– Martin Van Buren, thống đốc new York (trích từ cuốn “Không có sự phát triển”,the American Spectator, tháng 1/1984) –

Ai đó có thể cảm thấy sợ hãi nhưng là thủ lĩnh, họ cần phải kiên cường đối mặt với tương lai.

Hãy nghiên cứu bức thư của tổng thống tương lai Martin Van Buren gửi cho tổng thống đương nhiệm Andrew Jackson, cảnh cáo ông ngừng những hành động tương lai năm 1829 (bức thư ở trên).

Vào năm 1829, 24 km/h được xem là tốc độ tử thần! Khi viết những dòng này thì tôi đang thoải mái di chuyển ở độ cao 11,3 m so với mặt đất với tốc độ 765 km/h, nhâm nhi ly cà phê và đánh máy trên chiếc máy tính notebook. Thật tội nghiệp, chắc hẳn Mar- tin sẽ bị đau tim mất nếu ông ấy còn sống và ở đây với chúng ta!

Hè năm ngoái, ở công viên quốc gia Yellowstone, tôi đã chứng kiến một minh hoạ sinh động nhất cho cái gọi là sức mạnh của tương lai. đứng ở đây, nơi đỉnh của thác Lower trong Yellow- stone, dòng nước đang xối xả trút xuống hàng triệu gallon trong một giây, dữ dội và gầm thét – một sức mạnh không thể tưởng tượng nổi – sức mạnh mà loài người phải cần đến nỗ lực lớn lao để chế ngự. Và tôi đã nghĩ, Nước chính là tương lai. Nó xuất hiện vô cùng nội lực và không gì có thể ngăn cản nổi.

Tương lai đang lao tới và lướt qua chúng ta với một nguồn năng lượng đặc biệt mà không ai có thể ngăn cản nổi như việc tôi không thể ngăn lại dòng thác ở Yellowstone.

Tương lai đang đến gần

Mặc dù tôi đã đi được nửa đời người, nhưng vợ tôi, Donna, vẫn hay phàn nàn tôi giống như một cậu nhóc “không chịu lớn”. Dĩ nhiên, một trong những giấc mơ hồi nhỏ của tôi là được sở hữu một chiếc xe mui trần. Một vài năm trước, cuối cùng tôi cũng đã dành dụm đủ tiền và có cơ hội sở hữu một con Mazda Miata. Nó vô cùng nhỏ gọn, màu đỏ tươi và rất nhiều “Trò”. Tôi thích nhìn nhận nó như một thú vui tuổi già hơn là những khủng hoảng tâm lý trung niên. Tôi thích lái xe tại những ngọn núi nơi đây, vùng Colorado, với những đoạn đổ dốc và thích cái cảm giác những cơn gió luồn hất tung tóc (dù đầu tôi chỉ còn có mấy sợi), quên đi những áp lực của người lãnh đạo để rồi điều tôi quan tâm duy nhất là khung cảnh sảng khoái sẽ hiện ra ở những vòng cung kế tiếp.

Tôi cho rằng, việc trở thành một người lãnh đạo có vẻ khá giống với việc lái một chiếc ô tô thể thao đi qua những con đường hẹp và lộng gió quanh núi. Là người lãnh đạo, tôi ngồi trên ghế lái, cầm vô-lăng và tôi thấy mình liên tiếp phải đặt ra hai câu hỏi: “Cái gì sẽ diễn ra ở cung đường tiếp theo?” và “Cái gì ở phía xa đường chân trời?”. Chúng ta có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ cao là sảy chân hay đột nhiên có một chú bò lạc giữa đường. Quả là một thảm hoạ! nhắc đến tương lai, dù là tin lành hay dữ thì tôi cũng buộc phải đối mặt. Theo như Leroy Eims thì “người lãnh đạo là người thấy nhiều hơn và cũng xa hơn những gì người khác nhìn thấy” (Hãy là người lãnh đạo như bạn mong muốn).

Để hiểu một cách thấu đáo viễn cảnh của một tổ chức thì cũng giống như việc lái xe đổ dốc, hãy nhìn lại quá khứ. Một vài người đã miêu tả quá khứ giống như một nước ngoại bang: Họ hành động khác hẳn với chúng ta ở đây. Thế giới của năm 1988 khác biệt một cách hoàn toàn với thế giới của năm 1968. Và thế giới của năm 2008 chắc chắn hiếm có điểm tương đồng với thế giới năm 1988. Tôi tin rằng thành công trong quá khứ của chúng ta có thể là những thành trì vững chãi nhất ngăn cản ta tới thành công trong tương lai, bởi vì những gì từng vận hành rất tốt ở “nước ngoại bang” của quá khứ đó, sẽ không cần thiết phải chạy tốt ngày hôm nay.

Tương lai đang tiếp cận chúng ta bằng tốc độ của ánh sáng. Nếu năm 1829, chúng ta bất ngờ với con số 24 km/h thì ngày nay, chúng ta đang tiến với bước nhảy của lượng tử. Bằng cách đó, tương lai giúp chúng ta thay đổi thành phần của những yếu tố gây động đất. Các nhà lãnh đạo đột phá đang suy tính lại hoàn toàn bản chất của tổ chức mình và thiên hướng lãnh đạo vì một thế giới ngày mai.

Nhiệm vụ của người lãnh đọa là hướng tới tương lai

Nhân viên trong tổ chức của chúng ta đang ngày càng đòi hỏi được tham gia vào những quyết định có ảnh hưởng tới cuộc sống của họ. Tôi cảm nhận được rằng ngày càng có nhiều thế hệ trẻ tuổi sẽ lên nắm vị trị lãnh đạo thay vì lớp già chúng ta. Nhân viên cũng không còn nhắm mắt chấp nhận làm theo bất cứ điều gì cấp trên giao xuống như trước nữa. Sự dân chủ trong tổ chức đang đe doạ sự sống còn của những tổ chức doanh nghiệp truyền thống. Và chính sự dân chủ hoá này buộc chúng ta phải nhìn nhận lại vai trò của người lãnh đạo, cách thức lãnh đạo cũng như cách chúng ta sẽ cấu trúc tổ chức của mình.

Tôi đã đề cập bước chuyển biến căn bản này

“người lãnh đạo là người biết được nhiều thứ hơn, có tầm nhìn xa hơn và dự đoán được tương lai trước tất cả mọi người”. – Leroy Eims, Be the Leader You Were Meant to be –

“Tiến một bước xa hơn mọi người, bạn được coi là nhà lãnh đạo. Tiến mười bước xa hơn mọi người, bạn sẽ được công nhận là người tử vì đạo!”.- Sưu tầm – 

“Lãnh đạo là những người tiên phong. Họ mạo hiểm khai phá những ranh giới mới. Họ dẫn chúng ta tới những đích đến mới lạ mà chưa ai hay biết. Họ giống như những người lính bộ binh trong chiến dịch mang tên Sự thay đổi. Lý do duy nhất cho thấy sự cần thiết của người lãnh đạo – đặc trưng khác biệt của họ – là khả năng dẫn dắt mọi người tiến lên. Họ sẽ đưa chúng ta đến một nơi nào đó”. – Kouzes và Posner, The Leadship Challenge – 

“Nghệ thuật lãnh đạo là khả năng nhìn xa hơn, trông rộng hơn số đông và dự đoán được kết quả tương lai của một chuỗi các hành động hiện tại”. – Bill Gaothard –

Trong phần thảo luận về sự lãnh đạo từ trên xuống và chế độ quyết định độc tài của chương 1 và chương 5 cuốn sách. Nhưng còn rất nhiều điều cần phải làm ở tương lai. Chúng ta đang nhìn thấy có một xu hướng không ngừng vận động khi các tổ chức hướng tới mô hình thế giới phẳng. Càng ngày càng ít người tin tưởng rằng những tổ chức theo mô hình tập trung quyền lực tạo được sự tự do cần thiết cũng như có khả năng tạo ra được sự tiến triển. Những công ty Starfish (tạm dịch: Sao biển) thắng thế áp đảo so với những công ty Spider (tạm dịch: nhện) có mô hình quyền lực tập trung. Trong cuốn sách mang tính bước ngoặt, Thế giới phẳng, của mình, thomas Friedman đã đặt ra trường hợp khi bất kỳ ai, ở bất cứ nơi nào trên trái đất cũng có thể cạnh tranh với nhau trên cùng một sân chơi miễn là họ có đường truyền internet tốc độ cao.

Những lớp người đang đi lên trong xã hội, bao gồm cả lũ trẻ nhà tôi, hầu như đã và đang mất đi sự tin tưởng vào thể chế phân cấp của chính phủ, nhà thờ, định chế giáo dục và kinh doanh. Thế hệ trẻ không lấy làm hứng thú với việc kế thừa những định chế già nua của chúng ta. Chúng muốn tìm đến những nơi mà chúng có thể hành động, chúng muốn tạo dựng sự khác biệt. Chúng muốn làm trong những “Tổ chức phẳng”, nơi chúng có thể làm chủ được chính vận mệnh của mình. Chúng là những thế hệ “eBay”, ưa thích làm trong những công ty kiểu google hơn là iBM. Chúng đòi hỏi phải sự gắn kết các mối quan hệ trong công ty và chính xác hơn là chúng thích giải quyết vấn đề một cách tự do và bình dân nhất.

Điều duy nhất bất biến là sự thay đổi

Tôi đã trải qua 15 năm khá thú vị khi là CEO của một tổ chức có một hội đồng quản trị tuyệt vời. Các thành viên ủng hộ tôi trong từng bước đi của cuộc hành trình và chúng tôi cùng nhau thay đổi mọi thứ. Khi họ hỏi tôi câu hỏi tương tự như trong buổi phỏng vấn xin việc lần đầu tiên là “Đâu là nỗi lo ngại lớn nhất của anh về tổ chức của chúng ta?”, tôi vẫn đáp lại y nguyên như ngày nào rằng “nỗi quan ngại lớn nhất của tôi chính là sự lệch pha”. Tôi không muốn giao một chiếc máy quay đĩa cho thế hệ con người của những chiếc CD cũng như trình chiếu những kênh truyền hình ti vi cho thế giới quá đỗi bội thực với Youtube và iPods quay video. Thay đổi là tất yếu, không thay đổi là dấu hiệu chắc chắn của sự tiệt chủng không xa. Các bạn nghĩ tại sao khủng long không còn tồn tại trên trái đất nữa? Bởi vì chúng đã không thể thay đổi để thích ứng với sự thay đổi của khí hậu trên trái đất. Những nhà lãnh đạo từ chối sự thay đổi cùng với sự đổi thay của thế giới tương lai thì, sẽ giống như khủng long, tự đào hố chôn mình, để rồi chấp nhận là những món đồ cổ trưng bày trong bảo tàng.

“Điểm đáng kính trọng nhất của một nhà lãnh đạo tài ba, tất nhiên là những người dẫn dắt sự thay đổi, là khao khát không ngừng học hỏi. Họ cho chúng ta thấy một nghị lực phi thường khi sẵn sàng đẩy mình ra khỏi “giường êm đệm ấm” để xông pha, để rồi tạo ra những kỳ tích vĩ đại”.

– John Kotter, Dẫn dắt sự thay đổi –

Theo một cách bản năng nhất, ai cũng từ chối sự thay đổi. Hầu hết chúng ta khó lòng chấp nhận những xu hướng mới dấy lên trong lĩnh vực chuyên môn. Ai rồi cũng sẽ nhanh chóng phản ứng lại với sự sáng tạo, bởi vì, sự thay đổi này khiến chúng ta hoảng sợ. Một nhà quản lý hiệu quả cần phải biết cách giúp nhân viên của mình cảm thấy “an toàn” với thay đổi. Bản thân tôi cũng phải để cho nhân viên của mình hiểu rằng, họ có thể tin tưởng ở tôi, rằng tôi sẽ giải quyết tốt mọi việc và không đẩy họ đến thảm hoạ.

Loài người chúng ta đã từng cho rằng, ô tô sẽ không bao giờ thay thế được ngựa và tàu chở hàng. Rồi thì, bóng đèn điện không phải là sự lựa chọn hữu hiệu hơn đèn dầu. Có những người tiêu cực còn cho rằng phim truyện sẽ không giờ mang lại giá trị giải trí được như nhạc kịch. đi cùng với thái độ tiêu cực đó là sự quy kết những chiếc tivi không bao giờ có thể thay thế được radio trong công cuộc “làm vui” trong cuộc sống. Ngành công nghiệp giải trí chống lại những phát minh về VHS và DVD bởi vì họ nghĩ nó có thể đào thải công việc kinh doanh rạp chiếu bóng.

Khi Alexander graham Bell phát minh ra điện thoại, mọi người chế giễu ông như một kẻ lạc loài. Có một điều chắc chắn rằng, họ chưa sẵn sàng cho thứ thiết bị mà nhờ nó, loài người có thể nói chuyện với nhau từ khoảng cách xa ngàn dặm chỉ qua một sợi dây cáp. Việc người lãnh đạo phải làm là xông pha vào tương lai, bất chấp lời đàm tiếu, chống đối của những người phá bĩnh tiêu cực.

Những người mơ mộng và có tầm nhìn

Một trong những công việc đầu tiên tôi làm vào thời niên thiếu là nhân viên thu dọn tại một nhà hàng địa phương tên là Big Boy, tại quê hương tôi, Huntsville, Alabama. Tại sao tôi lại làm ở nhà hàng đó ư? Một lý do là để kiếm tiền. Và dĩ nhiên, tôi được trả theo giờ làm việc.

Ngày nay, tôi được trả lương không phải theo giờ mà theo kết quả đạt được. Và tôi cũng không còn làm việc với mục tiêu kiếm tiền nữa. Tôi thích với cách nghĩ rằng, động lực lớn nhất của tôi là để tạo ra sự khác biệt và tầm ảnh hưởng tới tương lai của doanh nghiệp mình. Tôi được trả lương để đưa tất cả chúng tôi tới tương lai, khác hẳn với cậu bé đã từng làm việc trong nhà hàng Big Boy những năm 60.

Lãnh đạo được trả lương để trở thành những kẻ mơ mộng. Thực tế, leo lên nấc thang càng cao trong sự nghiệp lãnh đạo, bạn sẽ càng có xu hướng làm việc vì tương lai. Tôi hầu như không gây được sự ảnh hưởng nào cho bước đi sáu tháng tới của doanh nghiệp mình, nhưng hàng ngày, tôi đang đưa ra từng quyết định mà nó sẽ tạo nên một tầm ảnh hưởng đáng kể trong tương lai 5

Tầm nhìn

“Khi tiến hành định hướng, người lãnh đạo cần vẽ ra một viễn cảnh đủ tham vọng và khả thi cũng như phù hợp với chính doanh nghiệp, tổ chức mình. Viễn cảnh này chúng ta thường gọi là tầm nhìn. Nó có thể hơi mơ hồ như giấc mơ, chính xác như mục tiêu hay một tuyên bố về sứ mệnh. điều quan trọng nhất, tầm nhìn đó phải thực tiễn, tin cậny và hấp dẫn, mở ra được một tương lai thật sự tốt đẹp hơn thực tại”.

– Warren Bennis và Burt nanus,

Những người lãnh đạo – “Tầm nhìn trong tôn giáo là bức tranh tinh thần về tương lai được dựng nên bởi những môn đồ trung thành được Chúa chuyển giao sứ mệnh dựa trên sự am hiểu về Chúa, ý nghĩ chủ quan và hoàn cảnh khách quan”.

– George Barna,Sức mạnh của tầm nhìn – 

“Sẽ không có bất kỳ một cỗ máy nào đủ công lực để lèo lái tổ chức đến với sự tinh tú và thành công trường tồn như một tầm nhìn hấp dẫn, đáng giá và khả thi, nhất là khi được nhân rộng.

– Burt Nanus, Lãnh đạo tầm nhìn -Năm tới của chúng tôi.

Có người sẽ thất vọng hỏi tôi rằng: “Làm sao tôi có thể vượt qua được điều này? Làm thế nào tôi có thể lên kế hoạch cho tương lai khi tôi trượt khỏi những mục tiêu ban đầu?”. Những tình huống khẩn cấp luôn là kẻ thù số một gây ra tình trạng thiếu thời gian suy nghĩ và lập kế hoạch, nhưng nếu chúng ta không dành thời gian dự định tương lai, chúng ta sẽ trở thành nạn nhân của chính nó. Chúng ta sẽ phát triển theo xu hướng lãnh đạo phản động. điều cần thiết của việc lãnh đạo chủ động chính là biết dự đoán tương lai. Người lãnh đạo chủ động cũng là người sẽ có được tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất tới số đông. Một ví dụ điển hình cho trường hợp nhà lãnh đạo có tầm nhìn chính là Walt Dis- ney. Liệu có thể chỉ ra được ai đó ở Bắc Mỹ mà không bị tác động bởi “con người mơ mộng” này? Hãy lắng nghe bức tranh tương lai được ông vẽ ra trước khi chính thức khởi công Disneyland ở Anaheim.

Ý tưởng xây dựng Disneyland vô cùng đơn giản. Nó sẽ trở thành nơi để mọi người đến và tìm kiếm cho mình niềm hạnh phúc cũng như tri thức. đó sẽ là nơi để phụ huynh và bọn trẻ dành cho nhau những khoảng thời gian thư giãn, học sinh và giáo viên khám phá ra những phương pháp tuyệt vời trong học tập và lĩnh hội kiến thức. Tại đây, những thế hệ “già” có thể hồi tưởng lại những ngày tháng đã qua và thế hệ “Trẻ” thì nhấm nháp mùi vị của những thử thách trong tương lai. Tại đây, sẽ tập hợp những kỳ quan tự nhiên và nhân tạo để tất cả chúng ta cùng chiêm ngưỡng và tìm hiểu. Disneyland sẽ được mô phỏng dựa trên trí tưởng tượng, mơ mộng cũng như những sự thật trần trụi làm nên nước Mỹ. Và, nó sẽ được trang bị để “kịch hoá” những giấc mơ này, đưa chúng trở thành nguồn cảm hứng, động lực to lớn đối với toàn thế giới.

Disneyland sẽ trở thành một nơi, vừa là hội chợ, vừa là triển lãm, vừa là sân chơi, trung tâm giao lưu, viện bảo tàng kiến thức sống, đồng thời cũng là nơi quy tụ của cái đẹp và sự thần kỳ. Nơi đó sẽ chứa đựng tất cả những thành quả, niềm hân hoan và hi vọng ở một thế giới mà chính chúng ta đang sống. Nó sẽ nhắc nhở chúng ta, chỉ cho chúng ta cách biến những điều tuyệt kỹ này trở thành một phần trong cuộc sống của chúng ta. (B. Thomas, trong cuốn Walt Disney: Một người Mỹ độc đáo).

Lãnh đạo phải gắn liền với mục tiêu và chiến lược. Nhà lãnh đạo sẽ là người đặt ra những câu hỏi như: “Đâu là đích đến tiếp theo của chúng ta, và tại sao chúng ta lại chọn nó?”. Còn câu hỏi dành cho nhà quản lý sẽ là: “Làm thế nào để chúng ta đến được đích?”. Ngày nay, chúng ta cần những tổ chức là sự tổng hoà của một nhà lãnh đạo có tầm nhìn và một nhà quản lý hiệu quả. Stephen Covey trong cuốn “Bảy thói quen để thành đạt” đã nói “Chúng ta cần một tầm nhìn, một đích đến và một chiếc la bàn (bộ dụng cụ định hướng) hơn là một cái bản đồ”. Covey chỉ ra sự khác biệt giữa công việc lãnh đạo và quản lý. Ông nói: “Quản lý là việc đảm bảo tính tối ưu khi leo trên chiếc thang của thành công; còn lãnh đạo là việc quyết định liệu chiếc thang có đang được dựa vào đúng bờ tường nên dựa” (101).

Trở thành một tổ chức không ngừng học hỏi

Trong một lần đang đi bộ ngang qua một thị trấn giáp khu nhà tôi ở, tôi đã không thể không dừng lại trước một căn nhà có tấm biển bằng đá cẩm thạch đặt ngay tại sân trước. Nó thu hút ánh nhìn của tôi vì sự bất thường – một cái biển bằng đá cẩm thạch ở sân trước? ngôi nhà trông đôi chút lập dị, không phải thể loại căn hộ ngoại ô bình thường. Trên tấm biển có ghi dòng chữ “Ở nơi này, vào năm 1897, chẳng có gì xảy ra cả”. Tôi nghĩ điều này thật ngu xuẩn, và tản dạo xung quanh ngó nghiêng. Thật sự nó sẽ không có gì khiến tôi ngạc nhiên nếu có ai đó đang lặng lẽ quan sát tôi từ một khung cửa sổ nào đó.

Tôi tiếp tục tản bộ và sự thật về tấm biển đó “Tấn công” tôi. Nỗi sợ hãi lớn nhất của tôi về tương lai của doanh nghiệp mình là lịch sử sẽ ghi nhận “Sau 50 năm đầu… chẳng có gì xảy ra cả”.

Dù có thích hay không thì chúng ta vẫn đang chìm trong cuộc cách mạng về mô hình thế giới quan. Mọi thứ đang thay đổi như vũ bão trên tất cả các mặt trận kinh tế, công nghệ, xã hội, năng lượng và đời sống tinh thần. Nếu chúng ta không có sự linh hoạt trước thay đổi của thế giới bên ngoài, chúng ta sẽ nhanh chóng lỗi thời. Những cơ hội tuyệt vời nhất của tương lai sẽ được thế hệ trẻ nắm bắt, những nhóm người xông xáo là những người sẽ phản hồi tích cực. Chúng có thể sẽ không làm như cách mà chúng ta nghĩ chúng phải làm, nhưng thực tế là chúng sẽ làm được nó.

Mối bận tâm của tôi nằm ở tương lai bởi vì đấy mới chính là nơi tôi sống nốt quãng đời còn lại.

– Charles F. Kettering 

Học giả theo thuyết vị lai Alvin Toffler từng nói: “Sang thế kỷ 21, định nghĩa mù chữ không còn nằm ở việc biết đọc, biết viết nữa mà sẽ là không có khả năng nhận biết điều nên tiếp thu, loại bỏ hay tái học”. Trong cuốn Điều lệ thứ năm, Peter Senge đã viết: “Khả năng tiếp thu nhanh hơn đối thủ có thể là một lợi thế cạnh tranh bền vững”. Có hai cách tiếp cận tương lai: như một học viên luôn sẵn sàng học hỏi hoặc như một chuyên gia bảo thủ. Trái ngược với những người luôn trong tư thế học hỏi là những người “biết tuốt”, những người tạo nên chế độ quản lý mà họ là chỉ huy cơ nghiệp. Với những thủ tục và chính sách cứng nhắc, được xây dựng dựa trên bề dày kinh nghiệm và truyền thống, tại sao họ phải thay đổi? Phương pháp cũ không chỉ là phương pháp tốt nhất, mà thật sự là phương pháp duy nhất.

Đó là những gì tôi gọi là “Thái độ ngạo mạn”: Chúng ta là “ông trùm” của một lĩnh vực, người khác có thể quan sát chúng ta và xem cách mọi thứ vận hành. Trong nhiều năm, những tổ chức thiên chúa giáo đã tự bó buộc, ẩn mình trong những quan điểm tâm linh, lý huyết hoá mọi phương pháp luận, thần thánh nó trở thành một chú bò thần mà không thể, và không nên được thuần hoá. Tóm lại, đó là sản phẩm của tổ tiên linh thiêng của chúng ta, những người được Chúa dẫn dắt tạo ra những tổ chức mà ngày nay chúng ta được thừa hưởng.

Một ví dụ điển hình trong thế giới hiện đại phải kể đến trường hợp của Kodak trong lĩnh vực nhiếp ảnh. Hãng này nắm vị thế bá chủ thị trường máy ảnh và phim tráng trong nhiều năm trời trước khi thế giới bất ngờ được “bao bọc” bởi máy ảnh kỹ thuật số. Họ nhìn nhận ra công nghệ mới nhưng họ chọn cách phớt lờ. Họ tính toán rằng con người sẽ mất thời gian khá lâu để bắt kịp xu thế công nghệ số và họ đã để nhỡ cuộc bước chuyển đổi thời đại khoảng 5 năm. Trong khi họ được ru ngủ trong vòng quay của thế giới nhiếp ảnh tráng phim thì người nhật đã nhanh nhạy thâm nhập vào thị trường công nghệ số mới mẻ. Thế giới số lan toả một cách nhanh chóng và sớm sủa trước sự ngỡ ngàng của Kodak. Nhưng đến khi hãng này kịp nhận thức và hành động thì mọi thứ dường như đã quá muộn màng. Bốn mươi ngàn nhân viên Kodak đã mất việc tại Rochester, new York. Thế giới thay đổi, Kodak ngoài cuộc và tất cả chìm vào lịch sử. Thế giới giờ đây là thế giới của những người biết nắm giữ thời gian, nhật Bản đã thống lĩnh thị trường máy ảnh kỹ thuật số.

Trong cuốn sách “Thay đổi cốt lõi”, Richard Beckhard và Wendy Pritchard đã đề cập tới vấn đề này như một cơn dịch bệnh bao phủ tất cả những tổ chức truyền thống lỗi thời: “giả thuyết mà các tổ chức này đã từng bám lấy làm kim chỉ nam là họ có thể làm chủ vận mệnh và hoạt động trong một môi trường tương đối ổn định và lường trước được” (2).

Beckhard và Pritchard gọi những sự thay đổi từ môi trường bên ngoài mà chúng ta phải đối mặt là sự chuyển động dữ dội của những dòng nước “bạc đầu”, bao gồm: sự bùng nổ công nghệ, thay đổi về cục diện chính trị, mối quan hệ mới giữa thế giới thứ nhất và thế giới thứ ba, những thay đổi toàn cầu về xã hội, nữ quyền và sự cân bằng về tài chính trên thế giới.

Tôi cũng nhìn thấy sự khẩn thiết thay đổi trong chính tổ chức của mình. Những thành công trong quá khứ không phải là giấy chứng nhận bảm đảo cho một tương lai sáng lạn. Những gì tôi nói không có nghĩa là tổ chức tôi đang vướng phải một sai lầm chết người nào cả. Vấn đề là thế giới xung quanh đang đổi thay, cộng đồng quốc tế mà chúng tôi nhắm tới đang đổi thay. Nguồn nhân lực thay đổi với những kỳ vọng thay đổi và bản thân thành phần “nguyên tử” của tổ chức cũng đang thay đổi một cách mạnh mẽ. Trên khắp nước Mỹ, định chế tôn giáo đang thay đổi cách nhìn nhận về những ưu tiên tài chính. Hơn hết, những “khách hàng” mà chúng tôi phục vụ trên đa quốc gia cũng thay đổi cách nhìn nhận của họ về mối quan hệ khách hàng.

Sự trung thành và tương lai

Tương lai đang đến. Christian nestell Bovee đã từng nhận định rằng “Khi tất cả mọi thứ biến mất thì tương lai vẫn tồn tại”. Kinh thánh cũng nói rất nhiều về tương lai; thực chất, đó là cuốn sách của học thuyết vị lai. Toàn bộ các tập của Kinh thánh đều dành hầu hết để nói về các lời tiên tri thần thánh về tương lai, giống như vị tiên tri Daniel, isaiah và rất nhiều học giả khác. Trong kinh tân Ước, cuốn Khải Huyền dành để nói về những điều thần bí về tương lai mà đấng tạo hoá giữ kín như lịch sử chúng ta chứng kiến.

Tôi đã đọc rất nhiều cuốn sách về tương lai. Tôi rất thích nhưng phải thú thật rằng tôi đọc chúng trong sự hoài nghi. Những học giả của thuyết vị lai, họ có khả năng dự đoán xu hướng dựa trên những phân tích có cơ sở khoa học nhưng họ không thể biết nhiều về tương lai như những nhà chiêm tinh học. Kinh thánh đã chỉ ra rằng không ai trên trái đđất, dù nam hay nữ biết về tương lai: “Không ai biết trước được tương lai, vậy thì ai có thể nói cho bạn điều gì sẽ đến tiếp theo?” (Eccl. 8:7).

Nếu bạn thuộc tuýp người sợ hãi khi nghĩ về tương lai, hãy cố gắng tìm sự an ủi trong những hẹn ước của Chúa. Kinh thánh hoàn toàn sẽ mang lại sự khích lệ cho bạn nếu nhìn nhận tương lai trên một chặng đường dài: “Hãy để nó được viết cho thế hệ tương lai, thế hệ những con người chưa được sinh ra để có thể bày tỏ lòng tôn kính Chúa” (Ps. 102:18).

Chúa dạy rằng “Ta biết những kế hoạch tương lai được xếp đặt cho con, đó là kế hoạch để con phát triển, thịnh vượng, cho con niềm tin và một tương lai chứ không phải để hại con” (Jer. 29:11).

Kết luận

Đưa ra tầm nhìn và hướng đi cho tương lai là một trong những nhiệm vụ tiên quyết của một người lãnh đạo. Là người lãnh đạo, bạn cần định hướng và dẫn dắt đội ngũ của mình vững bước tiến tới mục tiêu, kế hoạch phát triển tổ chức cũng như chiến lược định ra.

Hãy ghi nhớ từ “Đội ngũ”. Xét cho cùng, mỗi người trong một tổ chức đều là một cổ đông và ước muốn của họ là được tham gia vào kế hoạch gây dựng tương lai. Trong số những chóp bu lớn, nhà lãnh đạo giữ vai trò thiết yếu trong việc định hình tầm nhìn và lập kế hoạch thực hiện. Một khi đội ngũ của chúng ta tham gia vào việc lập định mục tiêu, họ sẽ có quyền lợi bất di bất dịch về quyền sở hữu mục tiêu cũng như chứng kiến kế hoạch từng bước được thực hiện.

Dưới đây là một vài lời khuyên được đúc kết về việc xây dựng tương lai:

Hãy dành thời gian để suy ngẫm về tương lai. Tôi coi đó là sự tập trung vào cái rốn của tổ chức. Nó có thể không thú vị như cái cách tôi gọi nó, nhưng nghiêm túc là chúng ta cần phải dành thời gian để nhìn nhận một cách đủ cận cảnh và tự thân. Ít nhất hàng quý, tôi sẽ

“Khi phải đối mặt với sự thay đổi, những người ham học hỏi sẽ được thừa kế trái đất, trong khi đó, những người “biết tuốt” sẽ tự cho rằng mình là những thực thể đầy quyền năng, để rồi chìm đắm trong một thế giới không còn tồn tại”.

– Robin Cook, Sự chia tách –

Đi đâu đó để dự tính tương lai trong vòng một đến mười năm tới. Việc rời xa “Tổ kén” thực tại cũng như tâm trạng bí bách rất quan trọng. đối với tôi, tôi chỉ có thể suy ngẫm tốt nhất về tương lai khi tôi tạm gác lại công việc. Hãy lưu trữ những dữ liệu về tương lai trong máy tính của bạn, nơi bạn có thể che chắn những ước mơ của mình khỏi cái nhìn soi mói của những con người quan liêu và thực dụng với tầm nhìn ngắn ngủn. Tóm lại là hãy dành thời gian để mơ mộng. Tệp tin giấc mơ của tôi là một file văn bản trong laptop mà trong đó, tôi lưu giữ những ước mơ, mục tiêu cùng những ý tưởng điên rồ của mình về tương lai. Tôi cũng ghi chép lại những câu trích dẫn đầy cảm hứng mà tôi lượm lặt được trên suốt những quãng đường rong ruổi.

Để có được hướng đi đúng đắn, việc đầu tiên là bạn cần hiểu một cách toàn diện và đúng đắn về vị trí thực tại của mình. Hãy dành thời gian nói chuyện với đồng nghiệp cũng như những “quan sát viên” bên ngoài tổ chức, lắng nghe những nhận xét của họ về điểm mạnh cũng như thiếu sót của tổ chức mình. Hãy kiểm nghiệm lại tầm nhìn chiến lược của mình bằng cách phân phát những phiếu điều tra với yêu cầu phản hồi trung thực. Sau đó, tập hợp những đánh giá viên của bạn theo từng nhóm nhỏ và thảo luận. điều quan trọng khi “mổ xẻ” một tổ chức là không được e

Ngại sự thật. Sáu câu hỏi quan trọng nhất để thảo luận là:

Cố gắng đưa ra một tầm nhìn “Tươi mới”. Kể cả khi tổ chức của bạn đã năm mươi hay hàng trăm năm tuổi thì thời đại mới vẫn yêu cầu ở bạn những định nghĩa “Tươi mới” về niềm đam mê. Một số người gọi nó là bản tuyên bố mục tiêu nhưng tôi thích khái niệm tầm nhìn, bởi vì nó nghe có vẻ tươi mới và đầy sinh khí nhất. Trong cuốn “Lãnh đạo tầm nhìn”, Burt nanus định nghĩa tầm nhìn đơn giản là “một tương lai thực tế, khả quan và hấp dẫn cho tổ chức của bạn. Việc chọn lựa và phác hoạ rõ ràng một tầm nhìn đúng đắn là nhiệm vụ đầy quyền lực nhưng đồng thời cũng là công việc khó nhằn nhất, bài kiểm tra năng lực chân thực nhất của một nhà lãnh đạo tài ba” (16, 28-29).

Burt Nanun tiếp tục nhấn mạnh rằng những tầm nhìn quyền lực và khả quan nhất là những tầm nhìn đáp ứng được các ưu tiên đặc biệt sau đây:

– Phù hợp với tổ chức và đúng thời điểm.

– Đưa ra những chuẩn mực của tinh hoa và tái hiện lại những ý tưởng vĩ đại.

– Rõ ràng về mục tiêu và hướng đi

– Khơi dậy được lòng nhiệt huyết và sự tận tâm

– Được diễn đạt một cách lưu loát và dễ hiểu

– Phản ánh được bản chất, tính duy nhất của tổ chức.

– Đầy tham vọng

Tập hợp lại và đặt ra những mục tiêu chiến lược. Việc đặt ra những mục tiêu linh hoạt, thay đổi trong ngắn hạn và dài hạn là công việc rất quan trọng. Tôi thường làm việc với cấp dưới trực tiếp để đưa ra ý tưởng cũng như những mục tiêu chúng tôi mong muốn đạt được hàng năm. Tôi cũng lấy ý kiến của họ về ba tới năm mục tiêu quan trọng nhất họ mong muốn đạt được ngoài những yêu cầu trách nhiệm thông thường.

Một lời khuyên nho nhỏ của tôi dành cho các bạn khi nghiên cứu lập mục tiêu là: những mục tiêu được liệt kê phải là những mục tiêu đạt tiêu chuẩn SMART:

– Specific: Cụ thể

– Measurable: Có khả năng đo đếm được

– Attainable: Khả quan

– Relevant: Xác đáng

– Trackable: Có thể giám sát được.

Biết tập trung và loại trừ. Lyle Schaller đã thống kê rằng hầu hết các nhà thờ đều hoạt động không hiệu quả, không phải vì sự lười biếng mà bởi vì đặt ra mục tiêu quá tham lam. Một nhà thơ người đức, Wofgang von goethe đã nói thế này: Chìa khoá dẫn bạn tới một cuộc sống hiệu quả là phải biết cách tập trung và loại trừ. Một nhà lãnh đạo hiệu quả phải biết vạch ra những mục tiêu rõ ràng và có tính thực tế để tổ chức của mình có thể tập trung nguồn lực thực thi có trọng tâm thay vì phân rẽ nguồn lực một cách

“Tập trung là chìa khoá mở ra những thành quả về kinh tế. Không có bất kỳ một nguyên tắc nào dẫn đến sự hiệu quả bất biến đến tận ngày nay như quy tắc cơ bản về sự tập trung… Phương châm của chúng tôi là “Tập trung vào một thứ thay vì làm mỗi thứ một ít”.

– Peter Drucker, Drucker: Sự khôn ngoan của Peter Drucker – người đàn ông truyền thống,Tạp chí kinh doanh Havard –

“Cưỡi ngựa xem hoa” trên một chiếc bánh trăm mảnh. Chúng tôi sẽ không phải đợi lâu để có thể được giáp mặt với cơ hội tuyệt vời tiếp theo. Nhưng ngay sau sự phấn khích ban đầu, tôi sẽ ngồi lại và tự chất vấn mình Liệu cơ hội Chúa vừa ban cho chúng tôi có thật sự đúng hướng? nếu nó không giúp chúng tôi đạt được những mục tiêu cơ bản thì không có lý do gì để chúng tôi nhập cuộc.

Ngâm cứu tất cả những gì bạn có về kiến thức chuyên ngành. Hãy dành thời gian đọc tất cả những cuốn sách dự đoán về xu hướng tương lai ngành nghề của bạn.

“Tầm nhìn là bức tranh về viễn cảnh tương lai của một tổ chức, mô tả hình dạng của chính tổ chức đó sau một cơ số năm tiếp theo. Một bức tranh đầy hứng khởi, được mường tượng bởi tầng lớp lãnh đạo. Nó không chỉ là ước mơ hay hi vọng, nó là lời cam kết vào tương lai dưới nhận thức của những người dẫn dắt”.

-Richard Beckhard và Wendy Pritchard, Thay đổi cốt lõi –

“Tôi là một người mơ mộng. Một số người nhìn thấy những gì đang diễn ra trong thực tại và ngầm hỏi tại sao; còn tôi, tôi luôn mơ ước về những thứ chưa tồn tại và tự hỏi: tại sao lại không?”

– George Bernard Shaw –

Rất nhiều học giả đã bỏ công sức nghiên cứu những xu hướng tất yếu tác động đến chúng ta dù bạn có làm gì và theo cách nào đi chăng nữa. Thông tin tham khảo liệt kê ở cuối cuốn sách này sẽ là nguồn thông tin bổ ích. đọc và tìm một vài cuốn sách tuyệt với với bạn. Vùi đầu trong thư viện hay một tiệm sách nào đó, lục tung kệ báo và khai thác các ấn phẩm hữu ích cũng là một ý kiến hay. đây là một vài tờ tạp chí yêu thích giúp ươm mầm những ý tưởng sáng tạo về tương lai mà tôi hay đọc:

– Fast Company

– INC

– WIRED

– Entrepreneur

Cố gắng và kỳ vọng ở những điều tuyệt vời. Bản thân tôi là một người không ngừng lạc quan. Tôi biết ai là người nắm giữ tương lai và tôi cũng biết rằng tôi luôn được an toàn trong lòng bàn tay quyền lực ấy. Chắc chắn, những điều tồi tệ vẫn diễn ra với người tốt, không khác được, nhưng cuối cùng tương lai sẽ được tiết lộ đúng như Chúa trời đã dự tính từ ban đầu. Và niềm đam mê của tôi là được là chính mình, với 100% sức mạnh mà Chúa ban cho tôi và rồi tôi có thể làm tất cả những điều ngài mong muốn tôi thực hiện trong chuyến ghé thăm ngắn ngủi của mình ở hành tinh trái đất này (xem thêm Phil. 3:12). Với những tổ chức, doanh nghiệp mà tôi có vinh hạnh được tham gia lãnh đạo, tôi cũng mong muốn không hơn những gì tôi kỳ vọng ở bản thân mình: Hội nhập tương lai một cách mạnh mẽ với tinh thần của William Carey, người đã từng phản bác lại số đông chỉ trích mình khi ông rời khỏi Ấn độ cách đây 200 năm, khẳng định vai trò tiên phong tích cực trong một thế giới nghèo đói: “Chỉ bằng cách kỳ vọng vào những điều vĩ đại, bạn mới có thể nỗ lực để đạt được những điều vĩ đại”.

Mẹo hay bỏ túi

Nội dung chính: nhà lãnh đạo được tuyển dụng để định hình tương lai. Nhiệm vụ của họ là đón trước những cơ hội và mối đe doạ đối với tổ chức mình trên đoạn đường đua tiếp theo, diễn đạt chúng thành tầm nhìn, sứ mệnh cụ thể để giúp con tàu tổ chức không bị chệch hướng. Thờ ơ với tương lai là bạn đã tuyên bố tử hình cho sứ mệnh của người lãnh đạo.

– Tương lai đang lao tới chúng ta với tốc độ tử thần. Nhịp độ thay đổi gia tăng theo từng năm. Còn tuổi thọ của những ý tưởng hữu dụng thì dần được thu ngắn lại theo tháng. Những nhà lãnh đạo thời đại ngày nay bắt buộc phải nghiên cứu về tương lai như vai trò của những học giả thuyết vị lai trong ngành nghề của mình.

– Mối bận tâm của một nhà lãnh đạo không nên nằm ở quá khứ hay thực tại, đó phải là tương lai. Quá khứ là thứ đã kết thúc. Những gì xảy ra không thể thay đổi được. Còn thực tại sẽ được giải quyết trên cơ sở của những kế hoạch được vạch ra của ngày hôm qua. Vì vậy, mối bận tâm duy nhất của một nhà lãnh đạo hiệu quả là phải ở tương lai. Thờ ơ với tương lai là một sai lầm lớn nhất đối với một nhà lãnh đạo.

– Mối bận tâm tiên quyết yêu cầu với một nhà lãnh đạo hiệu quả là tầm nhìn. Bên cạnh sự cố vấn, giao thiệp và quan tâm đến nhân lực, một nhà lãnh đạo hiệu quả bắt buộc phải tập trung vào tương lai, vào tầm nhìn.

– Tổ chức sẽ được đổi mới với những thế hệ người mơ mộng mới. Những người lãnh đạo mơ mộng, đơn cử như Walt Disney, tiến sĩ Martin Luther King Jr. Tới Billy gra- ham hay Mẹ teresa, đều đã làm thay đổi thế giới bằng cách tầm nhìn hoá về một thế giới tốt đẹp hơn thực tại. Dù bạn thuộc tham gia vào thế giới kinh doanh hay tôn giáo thì tuýp những người mơ mộng này đều là những nhân tố không thể thiếu, giúp bắt kịp với thế giới đang đổi thay của chúng ta. Hãy tuyển dụng những người mơ mộng. Hãy dành thời gian đương chức trên vị thế người lãnh đạo của mình để mơ về những gì bạn muốn định hình trong tương lai.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.