36 Kế Nhân Hòa

Kế 18. Kế thăm dò



Làm thế nào đề phòng kết giao với quan hệ nguy hiểm? Nhiều người không có tài tìm hiểu và đánh giá bạn bè, khi gặp sự việc nguy nan lại tìm nhầm chỗ trông cậy, bị người ta bán đứng hay đánh hôi. Dùng ba hòn đá thử vàng là nghịch cảnh, quan tước và lợi ích thì có thể đánh giá được lòng bạn bè. Đương nhiên biện pháp này phải trả giá cao, mất nhiều thời gian có khi còn bị động.

Dựa vào hiểu rõ nhân tình thế thái mà chủ động suy đoán nhân tâm, trả giá không cao, nhưng đó là một kỹ thuật mà người bình thường khó sử dụng. Loại phương pháp này giống như nắm hình bắt bóng, tùy theo tình hình mỗi người một khát, thường hay sai lầm. Dùng áp lực để suy đoán nhân tâm cũng là một chiêu độc đáo. Phương pháp này là tấn công chính diện. Một biện pháp khác là giảm áp lực khiến cho đối phương lơ là cảnh giác cũng có thể khiến cho đối phương lộ nguyên hình. Những biện pháp này đều là của kẻ mạnh.

Đánh sau lưng là một nghệ thuật tiến công sau lưng bất thần diệu. Nhưng phải xác định đúng đối tượng, nghĩ kỹ đến hậu quả không hay có thể có. Đó là cái gọi là “dùng lòng kẻ tiểu nhân đo lòng người quân tử”.

Địch thủ phô trương thanh thế vị tất đã nguy hiểm. Khó đối phó là bọn gian tà ngoài mặt nhũn như chi chi, bởi vì như thế ta dễ xem thường sơ xuất mà bị ám hại.

Tuy nhiên người khoa trương chưa hẳn là người lòng dạ đen tối nhưng vẫn phải đề phòng cẩn thận.

1 . Biết mặt biết người còn phải biết lòng

Cuối thời Xuân Thu, Trung Hành Văn Tử người nước Lỗ bị bắt buộc rời nước Lỗ. Khi đi qua một tòa thành biên giới, tùy tùng nhắc nhở ông rằng: “Chúa công, vị toan coi thành này là bạn cũ của chúa công, sao chúa công không dừng lại nghỉ ở đây một thời gian chờ cho các xe phía sau lên kịp Trung Hành Văn Tử trả lời: đúng vậy, trước đây người này đối sử với ta rất tốt. Một thời ta thích âm nhạc, ông ta đã gửi tặng ta một chiếc đàn tốt. Về sau ta lại thích đồ trang sức, ông ta lại gửi tặng một vòng ngọc. Đó là thỏa mãn sở thích của ta để cầu ta thu nạp. Nhưng bây giờ ta e rằng ông ta sẽ bán đứng ta để làm đẹp lòng kẻ địch của ta cho nên chúng ta phải nhanh chóng đi khỏi nơi này.” Quả nhiên sau đó viên quan lại này báo bắt giừ hai xe chở của cải đi sau của Văn Tử đem nộp cho Tấn Vương.

Như vậy Văn Tử quả đã hiểu rõ tâm lý sâu xa của bạn bè. Người đời ít ai có khả năng đó của Văn Tử.

Trong ngụ ngôn Edop có câu chuyện sau: Con hươu khát nước vô cùng đến bên bờ suối uống nước, nhìn thấy hình ảnh của nó dưới nước, nhìn đôi gạc dài xinh đẹp tự lấy làm đắc chí nhưng thấy chân của nó nhỏ bé thì lại rất buồn. Trong khi con hươu còn đang mải suy nghĩ vẩn vơ thì một con sư tử đến. Hươu quay đầu bỏ chạy, chạy vùn vụt bỏ xa con sư tử bởi vì sức mạnh của hươu ở hai đôi chân còn sức mạnh của sư tử lại ở trong tim. Trên cánh đồng bao la, con hươu chạy trước, con sư tử lẽo đẽo đuổi theo. Thế là hươu thoát chết. Chạy đến một cánh đồng chẳng may gạc hươu vướng vào lùm cây không thể nào chạy được nữa khiến cho sư tử bắt được. Khi sắp chết, con hươu than rằng: “ Ta thật ngốc quá, cái mà ta tưởng làm ta xấu mặt thì cứu ta, cái mà ta hãnh diện thì lại làm cho ta mất mạng. “

Có khi trong cơn nguy cấp thì người bạn nghi ngờ lại là cứu tinh, còn người bạn tin tưởng lại thành phản nghịch. Cần phải hiểu rằng tâm khẩu bất nhất, hình dong và tâm lý khác nhau, rất khó nắm bắt chính xác.

Trong hoàn cảnh thuận lợi, anh đang lên như diều gặp gió thì nhiều người đến xưng là bạn hữu đi lại lễ lạc, chén tạc chén thù thân thiết như hình với bóng. Một khi sóng gió nổi lên, tai họa từ trên trời ập xuống hoặc anh hàm oan hoặc anh lìa tan sự nghiệp, hoặc anh bệnh tật đầy thân, hoặc anh không còn quyền lực v.v … bản thân anh xúi quẩy đã rõ mà nghĩa bằng hữu xưa từng chén rượu lời thơ cùng nhau đối âm xướng họa nay trải cơn thử thách nghiêm trọng sẽ thấy rõ mồn một thái độ hành vi của họ. Bọn tiểu nhân thì cao chạy xa bay, trốn biệt tăm biệt tích. Người e ngại ảnh hưởng tiền đồ của mình thì vạch rõ giới tuyến. Bọn rượu thịt thì nay hết rượu hết thịt bỏ đi tìm chủ khác bạn khác. Thậm chí có kẻ hùa vào đánh hôi leo lên đầu anh để tiến thân. Đương nhiên cũng có nhũng người trước sau như một đứng bên anh, đem quả tim vàng dâng cho anh cùng chung hoạn nạn. Đúng như người xưa đã nói: nhân tâm nan trắt, thậm ư tri thiên, phút khi sở tàng, hà tòng nhi hiển.” Lòng người khó dò, khó hơn thăm trời. Bụng người chứa đựng những gì ai biết biểu lộ ra ở nơi nào) . Chỉ khi nào gặp hoạn nạn thì mới chia đôi dòng đục trong rõ ràng, đâu là bạn thật, đâu là bạn giả, đâu là bạn thân, đâu là bạn sơ, đâu là một đồng một cốt, đâu là kẻ đầu cơ.

Quyền lực, quan tước và lợi ích xưa nay đều là hòn đá thử vàng của nhân tâm. Có người lúc còn là một tên lính trơn thì anh anh em em tay bắt mặt mừng với chúng bạn khi chén rượu, khi cuộc cờ tuy hai là một.

Nhưng một khi thăng quan tiến chức thì khí phách cũng tăng theo, quan niệm kết bạn cũng biến đổi, xấu hổ khi nhắc đến hay gặp nhưng người bạn “khố rách áo ôm” giữ khoảng cách với những bạn thủa hàn vi. Ví dụ có hai chiến hữu đồng cam cộng khổ trong chiến tranh. Về sau một người phạm một khuyết điểm nhỏ phải rời bỏ quân ngũ, đến thời cách mạng văn hóa thì trở thành vấn đề lịch sử nghiêm trọng bị đem ra đấu tố. Để giải thích vấn đề này, anh ta bèn đi tìm người chiến hữu năm xưa giúp minh chứng cho mình. Nhưng vị chiến hữu này đã trở thành một nhà lãnh đạo sợ liên lụy bèn cự tuyệt không tiếp và nói rằng chưa từng quen biết người này. Cách làm này có khác gì ném đá theo người rơi xuống giếng? Người chỉ có thể đồng cam không thể cộng khổ là kẻ lòng dạ đen tối.

Trước mặt lợi ích cá nhân, linh hồn mọi người đều hiện ra trần truồng lồ lộ. Có người khi lợi ích của mình không bị tổn hại thì anh anh em em thân thiết hơn ruột thịt. Nhưng một khi tổn hại lợi ích thì anh ta tựa hồ biến thành một người khác. Thấy lợi vong nghĩa duy lợi thị đồ không còn kể gì đến hữu nghị tình cảm bạn bè nữa. Ví dụ có nhiều đồng sự hàng ngày cười nói luyên thuyên với nhau nhưng đến khi xét nâng bậc lương thì hạn ngạch có hạn, mật ít ruồi nhiều bèn có người lộ rõ bộ mặt thật ra. Họ không còn nghĩ gì đến đồng sự, bằng hữu nữa mà trong hội nghị bình xét nâng bậc, họ hết sức khoe sở trường của mình, vạch sở đoản của người khác, rêu rao cái xấu sau lưng, chạy chọt khắp nơi, trăm phương ngàn kế lôi người khác xuống chen lên trên. Thế giới nội tâm của loại người này phơi bày đến chân răng kẽ tóc trước lợi ích cá nhân. Sau khi sự việc đã xong, ai còn dám đánh bạn với họ nửa?

Đương nhiên người chí công vô tư nhận thiệt thòi, nhường thuận lợi, xem trọng tình bạn vẫn là đa số. Nhưng dừng trước lợi ích vật chất, mỗi người đều bộc lộ chân tướng, linh hồn mỗi người đều thui ra múa may trước mặt mọi người dù có muốn che giấu cũng không thể nào che giấu được. Cho nên lúc này là thời điểm tốt nhất để hiểu biết nhân tâm.

Một phương diện khác cũng giúp ta phán đoán được nhân tâm đó là thời gian. Có người chỉ là bạn một thời một vụ rồi tiếp xúc lâu ngày mới thấy rõ phẩm chất của họ. “Lộ dao tri mã lực, nhật cửu thức nhân tâm” (Đường xa lưới biết ngựa hay ngày dài mới biết nhân tâm) chính là nói về điều này. Kết giao lâu ngày, quan sát dài lâu mới đạt đến cảnh giới “tri nhân tri diện dã tri tâm” (Biết mặt biết người cũng biết lòng).

Khi Trung Hành Văn Tử gặp nạn mà có thể suy đoán ra “ Cố tri” sẽ bán đứng mình, tránh khỏi tai nạn sập hàm còn bị ném đá, quả là người cao thủ. Sự việc đó cho ta thấy. Bạn khi anh quyền cao chức trọng mà luôn luôn tìm cách lấy lòng anh thì đa số là bạn chỉ kết giao với địa vị anh mà thôi chứ không phải kết giao với bản thân con người anh. Loại người này khó lòng ra tay giúp đỡ khi anh hoạn nạn.

Nói tóm lại, thông qua các biện pháp thăm dò trên để biết nhân tâm thì dù tra giá cao, tốn nhiều thời gian vẫn đạt đến kết luận chính xác hơn là đoán mò. Cho nên khi hoạn nạn mới đo được lòng người là một chân lý chắc chắn.

2. Người nhã nhặn chưa chắc đã là quân tử

Sau khi đại tướng quân Đông Tấn là Vương Đôn qua đời, một thời gian anh của ông là Vương Hàm cảm thấy bơ vơ, không nơi nương tựa bèn muốn theo Vương Thư. Con của Vương Hàm là Vương ứng bèn khuyên cha theoVương Bân. Vương Hàm mắng con rằng: “Lúc sinh thời, đại tướng quân Vương Đôn có quan hệ gì với Vương Bân? Mày cho là Vương Bân có điều gì hay?” Vương Ứng không phục đáp lại rằng: “ Đó hcính là nguyên nhân khiến con khuyên cha theo ông ta. Vương Bân người Giang Châu đã cùng đám cao thủ đông như kiến mà tự vạch ra được một mảnh trời riêng. Lmà sao ông ta lại phụ hoạ theo đại tướng quân? Đó là điều mà kẻ tầm thường không bao giờ làm được. Hiện nay thấy chúng ta đang suy tàn nhất định sẽ có lòng tư bi thương tưởng. Còn vương Thư ở Kinh Châu xưa nay bảo thủ thì làm sao lại có đặc cách ra ân cho chúng ta?” Vương Hàm không nghe, cứ đến xin theo Vương Thư. Quả nhiên Vương Thư đem cha con Vương Hàm thả trôi sông. Còn Vương Bân khi nghe tin cho con Vương Hàm muốn đến qui phục bèn ngầm sai thuyền đón bên sông nhưng không đón được. Về sau nghe tin cha con Vương Thư bị thảm hại thì trong lòng rất lấy làm tướng tiếp.

Kẻ thích chèn ép người yếu tất muốn quy phục kẻ mạnh. Người có thể ức chế được kẻ mạnh tất phù trợ người yếu. Vương ứng tuy là đứa cháu đã từng bội phản chú mình là Vương Đôn không đáng mặt con cháu nhưng nghĩ lời khuyên cha của ông để lại chứng tỏ ông am hiểu nhân tình thế thái. Về điều này Vương ứng tỏ ra giỏi hơn cha rất nhiều.

Kẻ nhu bị kẻ cương lợi dụng thì cũng là điều dễ hiểu và có khi đùa vào kẻ cương thì kẻ nhu được cứu trong những trường hợp nguy nan. Kẻ nhu mà yếu thì rất ít khi có hại thường tìm bùa hộ thân. Nếu người chính nhân quân tử dùng kẻ nhu thì càng chính đáng, thiên hạ bái phục. Cái thu của kẻ chính nhân quân tử thường là sự khoan dung người khác, không để lộ bản lĩnh cao cường, nhẫn nhịn những điều mà người khác không thể nhẫn nhịn được.

Kẻ nhu còn có thể bị người hiếu không lẫn người xấu lợi dụng thì đó là diều bất hạnh lớn nhất cho thiên hạ. Bọn người này thường chèn ép người dưới, nịnh hót bề trên, không điều gì ác không dám làm. Trước mặt kẻ mạnh thì quỳ gói cúi đầu, a dua nịnh hót. Trước mặt kẻ yếu thì hung hung hoành hành bá đạo. Bọn chúng dùng nhu để che giấu bộ mặt xấu xa hung ác của chúng khiến cho người ta không nhìn thấy âm mưu độc ác của chúng rồi thừa cơ người khác không lưu ý đâm một dao chí mạng. Đó mới thật sự đáng sợ Hoạn quan Thạch Hiển tuy không được đứng vào hàng tam khanh nhưng cũng lợi dụng hoàng đế sủng ái mà ngày càng kiêu ngạo hoành hành. Trước mặt hoàng đế, Thạch Hiển phô ra bộ dạng đàn bà nhũn nhặn cam chịu, không lộ chút sát khí để chiếm được lòng sủng ái và tin tưởng của hoàng đế rồi nhờ vào đó mà tha hồ làm bậy làm bạ. Nghiêm Tung cũng là một bên gian thần, nổi danh như sóng còn lưu danh trong sử sách. Ông ta giỏi đến không còn ai giỏi, hơn nữa điều khiến hoàng đế như con quay quay theo ý muốn của ông ta. Bọn tặc thần thường xuất hiện dưới bộ mặt trung thần khi đối diện với hoàng đế, tỏ ra trung thành hơn ai hết. Sau mặt hoàng đế thì áp bức bá tính, dở đủ trò mưu ma chước qủy đời đời lưu tiếng ác. Chính loại người này giỏi quyền biến uyển chuyển dùng cái gọi là nhu chiến thắng kẻ địch đạt đến mục đích bỉ ổi nhất. Bọn chúng thường giỏi tỏ ra lặng lẽ không lên tiếng chuyên âm mưu mờ ám thâm độc, địch thủ không kịp trở tay khi bị ám toán.

Trong cuộc sống thường gặp những người cung cung kính kính, nói chung đó là những người khi giao tiếp thường ăn nói nhỏ nhẹ và trước sau đều theo một giọng tán tỉnh. Do đó khi mới gặp lần đầu, đối phương thường có vẻ hổ thẹn nhưng giao tiếp lâu rồi mới biết loại người này lúc nào cũng có thể trở mặt. Thật là những kẻ đáng chán ghét!

Tìm hiểu lúc thiếu thời của loại người này ta sẽ thấy đa số bị cha mẹ la mắng nghiêm khắc không thỏa đáng khiến họ sản sinh tâm lý uốn éo quanh co. Bao giờ tâm lý của họ cũng bất an và có cảm giác có tội, mỗi khi trong lòng có điều gì mong muốn thì nội tâm đã ức chế. Lâu ngày, những tình cảm bị dồn nén này chuyển hóa và biểu hiện thành hình thái như trên. Họ tự biết thái độ này của họ biểu hiện như thế là không đẹp lắm nhưng lại không thể sửa chữa được, do đó mà mượn thái độ cung cung kính kính để thăng bằng nội tâm bất an và cảm giác có tội của họ. Họ càng tự ức thế thì thái độ lại càng ra vẻ qụy lụy. Có nghĩa là cái vẻ cung kính bên ngoài của họ không phản ánh nội tâm.

Loại người này thường dùng những lời cung kính quá đáng biểu thị lòng kỳ thị, khinh miệt và cảnh giác. Ai cũng biết hai bên quan hệ tốt thì không cần thiết nhiều lời cung kính. Ví dụ nói: “Thiên kim tiểu thư quí phủ thật khả ái. Chồng nhà chị khỏe mạnh thật ai ai cũng hâm mộ… ” Những lời lẽ như thế lại không phải là tỏ ra tôn trọng anh mà là biểu thị tâm lý cảnh giác đối địch hay không tín nhiệm.

Công bằng mà nói người nhu nhược cung cung kính kính đại đa số không phải là bọn ác nhân gian tà. Sở dĩ phải đề phòng họ là vì thái độ nhũn nhặn của họ vừa đem lại cho ta cảm giác an toàn, vừa pha chút đen tối rất dễ bị đột kích bất ngờ.

Có một con hươu chột một mắt đi đến bên bờ biển gặm cỏ. Nó đưa con mắt còn lại nhìn vào phía trong đất liền đề phòng người đi săn, còn con mắt chột thì hướng ra biển vì cho rằng phía này chẳng có nguy hiểm gì. Có người đi thuyền ngang qua thấy con hươu bèn bắn gục. Khi ngã gục xuống con hươu tự nhủ rằng: “Ta thật ngu quá tưởng rằng phía trong đất liền mới có nguy hiểm ra sức đề phòng, trái lại lại tin tưởng phía biển an toàn nào ngờ tai nạn nghiêm trọng lại đến từ phía bờ biển!”

Đủ thấy khi chúng ta giao thiệp với người có vẻ nhũn nhặn nên hết sức tránh mất cảnh giác, phải cẩn thận thăm dò ý đồ nội tâm của đối phương không được lơ là cho rằng loại người này không làm điều gian ác. Có câu nói rằng: “Hại nhân khi tâm bất khả hữu, phòng nhân chi tâm bất khả vô” (không nên có lòng hại người, nhưng không thể không có lòng đề phòng người” . Đối với người bên ngoài cung cung kính kính thì phải như vậy.

3. Từ cái nhỏ tỏ cái lớn

Ngụy văn Hầu có một viên tướng là Nhạc Dương. Có một lần, Nhạc Dương cầm quân đi đánh nước Trung Sơn. Đúng lúc này thì con của Nhạc Dương đang ở nước Trung Sơn. Vua nước Trung Sơn bèn luộc con của Nhạc Dương và sau người đem cho Nhạc Dương một bát nước luộc đó Nhạc Dương cực kỳ đau khổ song không nhụt chí, không chút dao động. Ông ngồi trong hổ trướng điềm nhiên uống bát nước luộc con ông. Ngụy Văn Hầu biết việc này bèn khen ông với quần thần. Ngụy Văn Hầu nói: “Nhạc Dương vì trẫm ăn thịt con mình đủ thấy ông ấy trung thành với trẫm đến mức độ nào”. Chữ Sư Tán bèn tâu rằng: “Một người ăn cả thịt con mình thế thì trên thế giới này còn thịt ai ông ta không dám ăn nữa Nhạc Dương đánh bại nước Trung Sơn, ca khúc khải hoàn. Ngụy Văn Hầu ban thưởng chiến công của ông. Nhưng từ đó Ngụy Văn Hầu luôn luôn nghi ngờ lòng trung thành của ông.

Ngụy Văn Hầu làm như thế không phải vô lý. Sức tự khống chế của Nhạc Dương siêu việt, mọi người đều đáng sợ. Không phải là người mưu sâu thì không thể nào làm được. Lời nói của Chữ Sư Tán rất có lý bởi vì hành động của con người có thể qua việc nhỏ mà thấy việc lớn. Giữa việc nhỏ và việc lớn có tính nhất trí nội tại rất cao.

Nhật Bản có một truyền thuyết như sau: Thời kỳ Vĩnh Lộc, Bắc Điều Thị Khang có thế lực hùng hậu nhất xưng bá ở đất Quảng Đông. Có một lần trên chiến trường, Bắc Điều Thị Khang ông dùng cơm với con là Thị Chính. Trongchiến trận ăn uống rất đơn giản chỉ có cơm canh nhưng Thị Chính ăn hết bát này đến bát khác, mà lại còn đổ thêm bát canh vào cơm. Bắc Điều Thị Khang chú ý đến hành vi này ghi nhớ trong lòng. Ông liên tưởng tại sao Thị Chính lại ăn vô số như thế ăn đến nỗi còn đổ thêm canh vào cơm đủ thấy Thị Chính không khống chế được khả năng ẩm thực của mình là bao nhiêu Ro ràng Thị Chính là người không biết tính toán xa. Điều lo lắng của Bắc Điều Thị Khang chẳng bao lâu biến thành sự thật. Ba mươi năm sau, do thiếu nhìn xa thấy rộng nên Thị Chính bị quân đội của Chung Thần Tư Cát bao vây, em ruột là Thị Chiến tử trận. Do đó Bắc Điều Thị Chính một thời oanh hệt vì thế đà suy vong.

Căn cứ nguyên lý tính nhất trí của hành vi có thể giám định nội tâm thật sự của một số lời nói việc làm của con người như sau:

1 Anh có thể phát hiện người hay luận đoán người khác là người tâm cơ xảo trá. Người ưa cải cách thì thường cần người ta giúp đỡ, người mắng rủa anh thì trong lòng bao giờ cũng tồn tại cái ác. Khi bọn này mà cải tà quy chính thì chúng cho là việc xử lý sai lầm của người khác là việc dễ dàng, thường cực đoan. Một kỹ nữ Ai Cập nọ, chỉ sau khi bỏ nghề một đêm đã yêu cầu cảnh sát bắt tất cả các đồng nghiệp cũ của ả. Bọn đàn bà tâm địa độc ác này càng hung dữ thì càng tàn bạo với đồng nghiệp, một khi ả thay đổi.

Ác cảm sinh ra từ ký ức. Một người đã phá hoại một trinh nữ. Khi con gái của anh ta còn trẻ thì sợ hãi con gái mình bị người khác cưỡng dâm cho nên mắng mỏ khắc nghiệt con gái chính là biểu hiện ký ức xưa của anh ta. Người cao quí khi đã nhận thức được trách nhiệm thời niên thiếu thì âm trầm lặng lẽ.

2. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp của con người. Qua lời nói của một người có thể biết rõ tâm ý và tình cảm của người đó. Nếu đối phương miệng nam mô bụng một bồ dao găm thì cũng dễ dàng suy đoán ra. Bọn người này đã dùng ngôn ngữ nói trái lại những ý thức tâm lý và dục vọng của họ trước một hoàn cảnh kích động làm cho người ta không thấy được thực trạng nội tâm của họ.

Nhiều người gặp một người không hợp tính tình với anh ta thì thường đưa ra những lời xã giao khách sáo. Anh ta nói: “Ai da, lại gặp anh rồi, hôm nào đến nhà tôi chơi nhé!”. Miệng nói thế mà lòng nghĩ rằng: “Hỏng quá, lại gặp hắn, mau mau chuồn thẳng”. Loại hành vi trái ngược với bản ý này thường dẫn đến nội tâm bất an và sợ hãi.

3. Thích ca cẩm là thái độ của người kiêu ngạo và tự đại bất mãn người khác giỏi hơn mình nhưng không tiện nói thẳng ra. Ví dụ như có người thường nói cầm dao phẫu thuật không bằng cầm dao cạo đầu, chế tạo đạn không bằng bán trứng muối. Ca cẩm tỏ ra bất mãn. Người ca cẩm đa số tự cho mình thanh cao nhưng trong thực tế họ không giữ được địa vị ưu việt mong muốn thì ca cẩm cho đỡ tức khí.

4. Người trách mắng một cách ác ý đa số là để thỏa mãn dục vọng và lòng tự tôn của họ. Họ thích thộp lấy khuyết điểm người khác, cái bé xé cái to ra sức trách mắng. Hạng người này khắc bạc có lòng tự tôn quá cao, có nguyện vọng chi phối người khác.

5. Những người hay dẫn những câu nói truyền thống đa số là người bảo thủ. Bất kỳ xuất hiện sự vật gì mới, họ đều dùng cái gì đó của truyền thống để làm tiêu chuẩn bình phẩm đánh giá. Đa số họ là kẻ kinh nghiệm chủ nghĩa, tư tưởng bảo thủ, giáo điều thể hiện một tâm lý ngoan cố.

6. Ngươi đưa đẩy theo chiều gió đại đa số là người xem đối phương thích gì thì nói nấy. Họ không có chủ kiến nhất định mà thường là gió chiều nào theo chiều ấy.

Đó là loại người tắc kè luôn luôn biến sắc. Họ không có tiêu chuẩn chân lý, khi cần thiết họ có thể nuốt lời.

7. Người ăn nói ấm ớ đại đa số ưa phụ họa người khác. Câu nói của họ có thể hiểu như thế này hay nếu như thế khác, lời lẽ mơ hồ. Loại người này xử thế giảo hoạt, không bao giờ chịu thiệt biết cách tự bảo vệ và biết cách lợi dụng người khác.

8. Người thường bàn luận chê ngắn chê dài chứng tỏ họ có lòng đố ky hay mối quan hệ không rộng rãi, trong lòng cô độc. Đối với những vấn đề nhỏ nhặt như người khác không chào hỏi mà đã ghi nhớ trong lòng thì đó là người dễ bị tổn thương, khao khát được người khác tôn trọng. Nhiều người hay đàm tiếu thiếu sót hay chỗ bất tài của lãnh đạo thì đó là loại người muốn chơi trội, cướp địa vị người khác.

9. Có một số người tránh né một số vấn đề không bao giờ nói đến thì chứng tỏ họ có ẩn đích gì về vấn đề đó hay là có ham muốn mãnh liệt vấn đề đó. Ví dụ như ham muốn mãnh liệt về tiền bạc, quyền lực hay tình dục chẳng hạn. Họ rất sợ người khác biết, nên hay lảng tránh không nói đến để che giấu nội tâm thực sự của họ.

10. Nói với anh về việc gia đình thì phần lớn là người không nắm được ý nghĩ thực sự của anh. Khi mới giao tiếp, họ thường nói về những việc thông thường trong gia đình biểu thị họ muốn tìm hiểu thực lực của anh, thăm dò ý đồ thực sự của anh. Phải đối phó cẩn thận hạng người này.

Chúng tôi gọi những phương pháp kể trên là thuật theo gió bắt bóng, bắt nguồn từ phương pháp xem gió biết mưa vẫn tồn tại dung sai nhất định. Để giảm thiểu dung sai, bắt được đúng bóng thì không phải là việc có thể viết mấy dòng này đã mô tả được, không phải là việc đơn giản. Thường xuyên quan sát lời nói và hành vi những người xung quanh, phân tích nội tâm của họ thì mới thành chuyên gia mò dò tâm lý, giảm thiểu sai lầm, theo gió bắt bóng đạt đến cảnh giới từ cái nhỏ tới cái lớn.

4. Thuật thâm nhập nghịch hướng

Cáo trốn người đi săn gặp một tiều phu bèn xin che giấu cho. Tiều phu bảo cáo trốn vào trong lều của ông ta. Chẳng bao lâu thì người đi săn đến hỏi tiều phu có thấy con cáo chạy ngang hay không. Tiều phu mồm thì nói không thấy, tay thì ra dấu chỉ chỗ trốn của cáo. Nhưng người đi săn không chú ý đến tay ra dấu của người tiều phu mà lại tin lời nói của ông ta. Cáo thấy người đi săn đã bỏ đi bèn chui ra khỏi lều toan bỏ đi không lời cảm ơn. Tiều phu bèn trách cáo rằng: ” Tao đã cứu mạng mày mà sao mày không cảm ơn một câu”. Cáo đáp lại rằng: “Nếu như tay ông ra dấu khớp với lời ông nói thì tôi cảm ơn ông”

Cáo thấy tiều phu tỏ ra có lòng tốt giúp đỡ song vẫn không mê muội. Đối với những người miệng nói điều tốt lành mà thực tế lại toan hãm hại anh thì có một phương pháp đối phó rất hay: giải thích ngược lại biểu hiện bên ngoài của họ thì lập tức vạch trần mưu mô của họ. Tư duy ngược lại giúp anh nhận thấy phản diện của người đó ra vẻ làm việc thiện mà nếu ai nhìn chính diện thì không thể nào nắm bắt được thực tâm của họ. Nhờ vậy sẽ tránh khỏi khinh suất tin người.

Trong cuộc sống không thiểu những trường hợp như sau: Một thiếu nữ xinh đẹp mà không tìm được một người chồng tử tế, kết quả suốt đời ảm đạm thê lương. Chúng ta thường nghe một số thiếu nữ nói rằng: “Tôi không cần biết anh ta là ai, chỉ cần anh ta tốt với tôi là được” Trong lời nói này quả có chút mùi vị cay chua, đồng thời cũng minh chứng họ hy vọng tìm được một người chồng tốt. Nhưng có thể nhìn thấy rõ bộ mặt đẹp đẽ, tao nhã của chàng trước khi cưới thấy rõ bộ mặt thật của chàng thì quả là các cô nương cần phải chú ý.

Những chàng trai càng lịch sự tao nhã trong ngôn từ có thể sẽ là người chồng nhỏ nhặt.

Đạo lý rất đơn giản và rất khó thực hiện được là chúng cô nương thường chỉ thấy một mặt của vấn đề mà bỏ qua mặt khác. Nói về các chàng trai ăn nói lễ phép, tao nhã thì nói chung vô tình các nàng rất coi trọng điểm này, rất thích bởi vì họ biết rằng người này có trí thức, tinh thông đạo lý, sau này trong cuộc sống tất có thể nhờ cậy được Suy đoán này về góc độ nào đó là đúng. Nhưng nếu đứng sang một góc độ khác mà nhìn thì sao? Ưu điểm này của chúng chính lại là khuyết điểm bởi vì loại đàn ông này không những tình cảm tinh tế mà đối với bất kỳ việc nào bất kỳ lúe nào cũng tinh tế. Ví dụ họ có thể yêu cầu nàng mặc chiếc áo này mà không mặt chiếc áo khác. Họ có thể khắc sâu trong lòng một câu nàng vô tình nói hoặc phân tích tỉ mỉ câu nói vô tình đó. Họ có thể buồn phiền một mình khi vợ tham gia một buổi dạ hội do cơ quan tổ chức, thậm chí có thể nổi trận lôi đình. Họ có thể theo quan mềm thẩm mỹ của họ nên buộc vợ phải mua rèm cửa màu xanh da trời. Như vậy là vợ chồng tranh cãi suốt ngày bởi vì anh chồng muốn can thiệp vào bất kỳ công việc nhỏ nhặt nào trong gia đình. Sống với một người đàn ông như thế thì rõ ràng vợ chồng hay mâu thuẫn đấu khẩu với nhau. Trong các vụ án li hôn không ít trường hợp là do vợ không còn thể nào chịu đựng được tính tẩn mẩn của chồng mà phải li hôn.

2. Những chàng trai quá chải chuốt có khả năng là người có động cơ tự ti tự lợi, xem thường xu hướng của phụ nữ.

Một số chàng trai quá chải chuốt là một loại tự yêu mình bởi vì họ quá yêu bản thân họ, cho nên không còn thì giờ và tâm hồn yêu người khác, thậm chí cả với vợ. Có một bà vợ mười phần phong lưu đã đến tuổi trung niên nói với tôi rằng, chồng bà ta rất phong độ vừa biết chọn mua quần áo, vừa biết ăn mặc nhưng lại không chút nhiệt tình với vợ con. Tôi quen biết chồng bà ta bèn có một lời nói với anh ta nửa đùa nửa thật rằng: “Vợ cậu vừa đẹp vừa hiền, cậu yêu vợ lắm phải không?” Anh ta mỉm cười đáp lại rằng: “Tôi yêu tôi còn chưa đủ nữa là”. Anh ta nói thật như vậy đó. Ngày thường tôi chú ý mọi người trò chuyện hả hê về vợ về con thì anh ta thản nhiên ngồi im không một câu góp chuyện. Loại đàn ông này chải chuốt không phải chỉ vì để hấp dẫn nữ giới mà có khả năng còn là vì lòng tự mãn bản thân.

3. Những chàng trai quá chăm sóc nữ giới không biết chừng sau khi kết hôn lại là những người chồng độc đoán bá quyền.

Về vấn đề này, thời gian rất quan trọng. Trước khi là vợ chồng và sau khi đã thành vợ chồng thì thời gian đã cắn đôi chàng thành hai con người – người yêu và người chồng. Chúng ta không thể nói một cách đơn giản loại đàn ông này là những vua lừa. Nhưng sự ân cần của chàng đối với nàng, chiều chuộng, chăm bằm thì đích thực đã dùng một thủ đoạn bản năng để đạt đến mục đích. Vậy thì sau khi nên vợ nên chồng, thái độ của chung sẽ theo thời gian dần dần thay đổi thậm chí thái độ ân cần khi xưa đã tan biến thành mây khói. Cái còn lại thậm chí cái thay thế cho sự ân cần đó là “chủ nghĩa đại nam tử” chuyên quyền độc đoán. Động cơ nào kết quả nấy, đó là điều tất nhiên.

4. Những chàng trai thích phô trương bản thân thường có lòng hư vinh cực mạnh.

Có không ít những chàng trai đứng trước mặt đối tượng thường không chịu im lặng mà luôn mồm khoa trưởng ban thân nào là tốt nghiệp ở trường đại học danh tiếng nào đó, nào là công tác tại một cơ quan nào đó lương bổng hàng tháng 3000 nhân dân tệ, nào là đồng sự ca ngợi tài năng trí tuệ như thế nào. Tất cả đều thổi phồng cao lên tận chín tầng mây, mà vầng hào quang này lại thường lộ khi có mặt các nàng nên các nàng bội phần cảm phục và hết lòng tự hào vì có một bạn trai như thế. Kỳ thực, loại thanh niên ba hoa này có thể chỉ là công dân hạng ba đáng thương. Lòng hư vinh của họ rất mạnh, lòng tự tôn vô hạn, tình cảm rất không ổn định. Loại cá tính này trong tâm lý học gọi là tính cách histery. loại người này do trong lòng tự ti, trống rỗng, bất lực cho nên họ làm ra vẻ hào hùng, dùng ngôn từ để lừa dối mình lừa dối người, thế thì làm sao có thể thật lòng quan tâm người khác được.

5. Những chàng trai giải thích dài dòng khi có khuyết điểm là loại người sau khi kết hôn sẽ hay cãi nhau với vợ.

Khi đến hẹn chậm hoặc 15 phút hoặc nửa giờ thì chàng giải thích đi giải thích lại nguyên nhân đến chậm. Loại người này không có khả năng nhận khuyết điểm. Người có khuyết điểm thường có hai loại phản ứng. Một loại là lập tức xin lỗi, một loại là giải thích thanh minh. Loại người thứ nhất là người bộc trực, biết thông cảm người khác. Loại người thứ hai thì tương đối tự ti, thường hành động theo kiểu lấy mình làm trung tâm, rất sợ người khác phê bình cho nên không dễ dàng nhận khuyết điểm mà trái lại lại thường đổ lỗi cho người khác. Những người không tự hiểu mình thì làm sao có thể hiểu vợ? Hơn nữa sinh hoạt gia đình không thể không phát sinh mâu thuẫn là điều tất nhiên. Nhưng nếu chàng lúc nào cũng không chịu nhận lỗi, luôn luôn trách vợ, cá tính như thế làm sao gia đình có thể hòa bình an vui được?

Phương pháp tấn công trực diện tìm hiểu tâm lý đối phương bằng cách gia tăng áp lực thì lại dễ dẫn đến đối kháng và mất nhiều sức lực. Còn phương pháp thâm nhập nghịch hướng thì có ưu điểm không hao tốn sức lực lắm, nhưng phương pháp đó cũng có nhược điểm. Người dùng phương pháp này thường sa vào tâm lý “cái gì cũng nghĩ đến mặt xấu dễ bị người ta cho là “kẻ lấy lòng tiểu nhân đo bụng người quân tử”.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.