36 Kế Nhân Hòa

Kế 7. Kế kích tướng



Làm sao khiến người ta làm điều người ta không muốn làm?

Thuật kích tướng chủ yếu thông qua các thủ đoạn kín đáo khiến đối phương lâm vào trạng thái kích động (phẫn nộ, hổ thẹn, bất phục, cao hứng) không khống chế được tình cảm rồi vô tình bị thao túng phải làm những việc mà anh muốn người ấy làm.

Nói cho cùng, con người là động vật có tình cảm, cho nên trong giao tế phải trăm phương ngàn kế điều động sức mạnh của tình cảm để khích động tính tích cực người khác, động viên nhiệt tình và sức lực của người khác. Kích tướng chính là sách lược tốt nhất.

Nói chung, thuật kích tướng có mấy loại sau đây:

– Dùng mũ cánh chuồn đuổi vịt vào lồng.

– Cố ý đánh giá thấp để kích động tính hiếu thắng.

– Phùng má, trợn mắt, đập bàn, dí mũi khiến cho người ta nổi giận.

– Lạnh lùng băng giá hoặc ra vẻ không tin khiến người ta phải thổ lộ chân tình..

Khi hai bên mặt đối mặt thì một là xem ai nhẫn nại bền bĩ, bình tĩnh hơn; Hai là xem ai diễn xuất kín đáo, không kẽ hở hơn khiến đối phương không nắm được ý đồ hân thực.

1 . Để cho hai mươi người tranh một quả bóng

Thời Chiến Quốc, Yến Tử bác học đa tài, thông minh cơ trí, là nhà chính trị nổi tiếng của nước Tề, cống hiến rất nhiều cho sự hùng cường của nước Tề. Tề Cảnh Công đề bạt ông làm tướng quốc.

Đương thời nước Tề có ba đại lực sĩ: Công Tôn Tiệp, Điền Khai Cương, Cổ Dã Tử được người đời gọi là “Tề quốc tam kiệt!’. Họ dũng mãnh dị thường, được Tề Cảnh Công sủng ái. Khi gặp ba người này, Yến Tử đều cung kính đi qua nhanh. Nhưng ba người này mỗi khi thấy Yến Tử đến cứ ngồi im không thèm đứng dậy, ỷ thế Tề Cảnh Công sủng ái không coi Yến Tử ra gì, muốn làm gì thì làm. Đương thời họ Điền ở nước Tề thế lực ngày càng lớn, liên hiệp với mấy đại quí tộc đánh bại họ Dịch và họ Cao đang nắm quyền, uy thế ngày càng cao, trực tiếp uy hiếp quyền lực của quốc quân. Điền Khai Cương thuộc họ Điền, Yến Tử lo rằng “tam kiệt” sẽ giúp họ Điền nguy hại quốc gia và muốn diệt bọn họ nhưng sợ quốc quân không nghe theo, hỏng việc, nên trong lòng âm thầm xác định chủ ý phải tìm kế tiêu diệt “tam kiệt!’.

Một hôm Lỗ Chiêu Công đến thăm nước Tề. Tề Cảnh Công thiết yến chiêu đãi. Thúc Tôn Bồi chấp lễ nước Lỗ, Yến Anh chấp lễ nước Tề. Quân thần bốn người ngồi trên, “tam kiệt” mang kiếm đủng dưới thếm, thái độ hết sức ngạo mạn. Khi hai quốc quân rượu đã ngà ngà say, Yến Anh nói: “Trong vườn ngự kim đào đã chín, xin hái vài quải mời hai vị quốc quân thưởng thức quả đầu mùa”. Tề Cảnh Công truyền lệnh sai người đi hái. Yến Tử nói: “Kim đào quí hiếm, tôi phải thân hành đi hái”.

Một lúc sau Yến Tử dẫn quan coi vườn bưng một mâm ngọc, dâng lên 6 quả kim đào. Cảnh Công hỏi: “Chỉ ra mấy quả như thế’ này sao Yến Tử nói: “Còn mấy quả nữa nhưng chưa chín, chỉ hái 6 quả này”, nói xong cung kính dâng lên Tề Cảnh Công và Lỗ Chiêu Công mỗi người một quả kim đào. Lỗ Chiêu Công vừa ăn vừa khen kim đào mùi vị thơm ngon. Tề Cảnh Công nói: “Kim đào rất hiếm có, Thúc Tôn đại phu nổi tiếng thiên hạ hãy ăn một quả” Thúc Tôn từ chối nói: “Tôi làm sao bằng tướng quốc Yến Anh được. Quả đào này xin mời tướn.g quốc”. Tề Cảnh Công nói: “Nếu như Thúc Tôn đại phu đã nhường cho tướng quốc vậy xin hai ông mỗi người ăn một quả vậy”. Hai vị đại thần cảm tạ Cảnh Công. Yến Tử nói:

“Trong mâm còn hai quả kim đào , xin quốc quân truyền lệnh các vị thuộc hạ mỗi người trình bày công lao của họ, ai công lao lớn thì thưởng cho. ” Tề Cảnh Công nói: !’Như vậy rất tốt” bèn truyền lệnh xuống.

Chưa dứt lời, Công Tôn Tiệp bước lên nói: “Tôi đã từng cùng chúa công đi săn, bỗng nhiên một con hổ chột nhảy vồ ra chúa công, tôi dùng toàn lực đánh chết con hổ, cứu được tính mệnh chúa công. Công lơn như thế há không đáng được ăn kim đào hay sao?” Yến Tử nói : “ Liều chết cứu chủ, công lớn như núi thái Sơn, đáng được ăn một quả đào.” Tôn Tiệp lãnh quả đào lui ra.

Cổ Dã Tử hét to : “Đánh chết một con hổ có gì là ghê gớm. Khi tôi hộ tống chúa công qua sông Hoàng Hà có một con cá sấu cắn chặt chân ngựa của chúa công, tôi nhảy xuống sông giết chết con cá sấu cứu chúa công. Công lao lớn như thế có đáng ăn đào hay không ?”. Cảnh Công nói: “Lúc đó Hoàng Hà sóng to cuồn cuộn, nếu tướng quân không chém quái vật, tính mệnh của ta khó vẹn toàn. Đó là công lao cái thế, đáng ăn một quả kim đào.

Yến Tử vội vàng đem cho Cổ Dã Tử một quả đào.

Điền Khai Cương nhìn thấy kim đào đã chia hết nổi gian nhảy dựng lên hét to: “ Tôi đã từng phụng mệnh binh phạt nước Từ, giết chủ tướng của họ, bắt hơn 500 tù binh khiến cho quốc quân nước Từ kinh hãi phải xưng thần nạp cống, mấy nước nhỏ lân cận cũng cả sợ đều qui thuận nước Tề. Công lao lớn như thế chẳng lẽ không đáng ăn đào?” Yến Tử vội vàng nói: “Công lao của Điền tướng quân Lớn hơn công lao của Tôn tướng quân và Công Dã tướng quân mười lần, đáng tiếc kim đào đã chia hết rồi. Xin hãy uống một cốc rượu! Đợi khi nào kim đào trên cây chín sẽ mời tướng quân ăn trước. “Tề Cảnh Công cũng nói: “Công lao của ngươi lớn nhất nhưng đáng tiếc nói muộn!” Điền Khai Cương tay cầm chuôi kiếm, khí giận bốc lên hừng hực nói: “Giết sấu đánh hổ có gì ghê gớm! Tôi vượt ngàn dặm, vào sinh ra tử thì lại không được ăn đào. Trước mặt hai quốc quân chịu nhục như thế này tôi còn mặt mũi nào mà sống nữa?” nói xong cũng rút kiếm tự vẫn ngay. Công Tôn Tiệp thất kinh rút kiếm nói: “Tôi công nhỏ mà ăn đào, thật không còn mặt mũi nào sống?” nói xong cũng tự vẫn. Cổ Dã Tử trầm giọng nói:

“Ba chúng tôi kết nghĩa anh em, họ đều chết rồi, làm sao một mình tôi có thế sống nói xong cũng rút kiếm tự sát. Mọi người muốn can ngăn thì không kịp nữa.

Lỗ Chiêu Công thấy tình cảnh đó vô cùng thương tiếc nói: “Tôi nghe nói ba vị tướng quân đều là những dũng sĩ muôn người nan địch, đáng tiếc vì một quả đào đã chết hết!”

Đáng tiếc thì đáng tiếc thật nhưng gặp phải tổ sư khích tướng Yến Anh tất cũng chỉ có một con đường chết mà thôi. Đạo lý cơ bản của phép kích tướng là khiến cho lòng hiếu thắng của anh nhảy vọt lên gạt bỏ tất cả sang một bên, tính mệnh cũng không cần, xông lên giành Giấy cái ta đã bố trí sẵn.

2. Hiểu tướng trước, kích tướng sau

Thực hiện phép kích tướng, ngoài việc tính toán thân phận của đối phương ra còn phải chú ý tính cách của đối phương. Nói chung, đặc điểm tính cách một con người bộc lộ qua lời nói và cử chỉ. Nói nhanh, cử chỉ nhanh, nhãn thần sắc sảo, dễ xúc động thường là người có tính cách nóng nảy. Trực tính nhiệt tình, hoạt bát hiếu động, phản ứng nhanh chóng, thích giao du thường là người có tính cách cởi mở. Mặt mày nhẵn nhụi, nhãn thần ổn định, nói năng chậm rãi, cử chỉ có chừng mực thường là người có tính cách ổn trọng.Tĩnh lặng, kiềm chế, không cười nói bừa bãi, thích cô độc, không thích giao du thường là người có tính cách cô độc. Đại ngôn, tự khoe, thích làm thầy người khác thường là người kiêu ngạo tự phụ. Lễ phép, tín nghĩa, thực sự cầu thị, tâm khí bình hòa, tôn trọng người khác thường là người khiêm tốn cẩn thận. Đối thoại với những đối tượng tính cách khác nhau cần phải phân tích cụ thế, phân biệt đỗi đãi.

Ví dụ đối với người cực kỳ kiêu ngạo, nếu như neat mặt của họ trầm trọng nói năng có chừng mực, anh có thế bắt đầu bằng tán tụng chính diện khiến cho họ bay bổng,do hư vinh mà thuận theo ý đồ của anh. Loại người này chỉ cần nói họ cao thì họ sẽ nhón gót cho anh xem.

Gia Cát Lượng đã dùng phép này với Quan Vũ. Sau khi Mã Siêu qui thuận Lưu Bị, Quan Vũ đề nghị đấu võ với Mã Siêu. Để tránh lưỡng hổ tương tranh tất hữu nhất thương, Gia Cát Lượng viết cho Quan Vũ một bức thư. Thư viết rằng: “Ta nghe nói Quan tướng quân muôn so tài với Mã Siêu. Theo ta, tuy Mã Siêu anh dũng hơn người nhưng chỉ có thế so với Dực Đức, làm sao lại có thế so với Mỹ Tu Công Lại nói tướng quân đang trấn nhậm Kinh Châu, nếu tướng quân rời Kinh Châu khiến cho có tổn thất thì tội làm như thế nào Sau khi Quan Vũ xem xong thư bèn cười nói: “Chỉ có Khổng Minh hiểu lòng ta!” Quan Vũ đem thư cho môn khách xem, gác bỏ ý muốn vào Tứ Xuyên đấu võ.

Gia Cát Lượng quyết không kém Yến Tử. Ông sử dụng phép kích tướng đã đến bước siêu thần nhập hóa, bắt mạch người thần diệu chính xác…

Năm 208, Tào Tháo thân cầm hơn 20 vạn quân nam chinh. Giang Đông Tôn Quyền dao động giữa chống Tào và hàng Tào. Theo kiến nghị của Lỗ Túc, Tôn Quyền có ý liên hiệp Lưu Bị chống Tào Tháo. Lúc này Gia Cát Lượng cũng bàn với Lưu Bị liên Tôn kháng Tào. Sau khi Gia Cát lượng phân tích hoàn cảnh và đối sách của Giang Đông đương thời đã dự đoán Tôn Quyền sẽ cử người đến thăm dò. Quả nhiên Lỗ Túc đến, mở đầu cho một cuộc đàm phán ngoại giao xuất sắc của Gia Cát Lượng. Nghe nói Giang Đông phái người đến, Gia Cát Lượng vui mừng nói: “Đại sự xong rồi!” rồi dặn dò cẩn thận Lưu Bị, phàm người nào đến đề cập vấn đề đánh Tào Tháo đều đẩy cho Gia Cát Lượng trả lời. Không những ông muốn mọi thông tin của khách thông qua hội đàm mà còn thông qua đàm phán kết giao bằng hữu. Kết quả Gia Cát lượng tranh thủ được Lỗ Túc, một con người bộc trực. Lỗ Túc đã tiết lộ hiện trạng Giang Đông đang dao động giữa chống Tào và hàng Tào. Tôn Quyền, người quyết sách lại đang sợ quân Tào binh tướng hùng mạnh không dám hạ quyết tâm chống Tào. Đồng thời Lỗ Túc cũng hứa sẽ đứng ra đề nghị mời Gia Cát Lượng sang Đông Ngô động viên chống Tào. Tình hình về sau chứng minh trong cuộc đàm phán ở Giang Đông quả Lỗ Túc đã có tác dụng người dẫn dắt và hòa giải đôi bên, ủng hộ Gia. Cát Lượng rất nhiều.

Trước khi Gia Cát Lượng gặp những nhân vật chịu trách nhiệm quyết sách của Giang Đông, đầu tiên gặp phải một nhóm văn quan nhát gan chủ trương hàng Tào. Những văn quan này tuy không phải là người quyết sách nhưng có ảnh hưởng rất lớn đối với quyết sách của Tôn Quyền. Trong số đó có mưu sĩ Trương Chiêu vốn là thế hệ thứ hai những người sáng nghiệp Giang Đông. Anh của Tôn Quyền là Tôn Sách lúc lâm chung đã chỉ định Trương Chiêu làm cố vấn chủ yếu xử lý nội chính Giang Đông. Chủ trương đầu hàng của phái này làm dao động quyết tâm chống Tào của Tôn Quyền. Gia Cát Lượng sử dụng thủ pháp quả đoán một đao chém quỉ soạn, phản bác triệt để những lập luận đầu hàng của phái nay không chút lưu tình.

Lập tức Gia Cát Lượng hội đàm với Tôn Quyền. Ông thấy Tôn Quyền mắt xanh râu đỏ, khí phách đường hoàng, rất có lòng tự tôn trong việc dựng nước tiêu diệt đối thủ bèn quyết định chỉ có kích, không thế thuyết phục. Đối đãi nhân vật quyền uy tối cao của Giang Đông, Gia Cát Lượng nhằm vào tâm lý mâu thuẫn hàng chống nan định do dự chưa hạ quân cờ của đối phương nên ca tụng thổi phồng thực lực của Tào Tháo, nói thẳng nếu không sớm hạ quyết tâm chống Tào thì chi bằng nhanh chóng đầu hàng ngay đi. Tôn Quyển không cam chịu nhục, lập tức đáp: “Nếu đúng như ông nói thì sao Lưu Dư Châu không hàng Tào Gia Cát Lượng chộp lấy câu nói này, tức thì ném ra một quả lựu đạn khiến cho đối phương không chịu nổi: “Ngày xưa Điền Hoành chỉ là một tráng sĩ nước Tề còn không chịu nhục. Huống hồ Lưu Dự Châu dòng dõi tôn thất anh hùng cái thế, mọi người ngưỡng mộ. Việc tuy khác nhau nhưng đều là đại trượng phu há chịu khuất phục dưới tay người khác !” Quả lựu đạn này vừa kích Tôn Quyền vừa quất mạnh Tôn Quyền, nêu lên quyết tâm kiên định chống Tào của Lưu Bị. Lúc đó Tôn Quyền bị xúc phạm nghiêm trọng, bất giác biến sắc, phất áo đứng dậy đi vào nhà trong.

Một nhà đàm phán loại thường khó lòng có gan lớn như thế, vì như vậy dễ khiến cho đàm phán chết yểu và thất bại, tổn hại rất lớn cho mình. Nhưng Gia Cát Lượng không phải buột miệng nói ra mà đã có dụng tâm trước. Ông sở dĩ dám làm như vậy bởi vì đã khẳng định Tôn Quyền quyết không dễ dàng hàng Tào. Phải nói rằng “thế nghiệm có tính chất công phá” này của Gia Cát Lượng đã có tính toán chu đáo trong lòng cũng giống như sau này dùng bài Đồng tước đài phú của Tào Tháo kích nộ Chu Du, đều đạt đến hiệu quả chính diện bất ngờ.

Được Lỗ Túc dàn xếp, hội đàm của Gia Cát Lượng với Tôn Quyền nhanh chóng khôi phục và nhanh chóng thỏa hiệp. Sự thực đã chứng minh quả lựu đạn to này rất có uy lực. rõ ràng Gia Cát Lượng đã hạ quyết tâm liều mạng tấn công Tôn Quyền, điều đó hoàn toàn phù hợp với tình thế đương thời của hai bên.

Trong cuộc đàm phán cuối cùng có tinh chất then chốt với Chu Du, Gia Cát Lượng đã khéo léo dùng chiến thuật châm chọc nhược điểm đối phương. Chu Du là nhân vật ảnh hưởng lớn nhất, đối với quyết sách của Tôn quyền. Một khi bắt đầu chống Tào, tất Chu I)u sẽ là chủ soái Gia Cát Lượng phải động viên nguyện vọng chống Tào của Chu Du khiến cho nguyện vọng đó mãnh liệt hơn. Không ai ngờ được ông lợi dụng bài Đồng tước đài phú của Tào Tháo có hai câu: “Lãm nhị kiều vu đông nam hề, lạc triệu tịch chi dữ cọng” (Dựng hai cầu ở hướng đông nam, ngày đêm cùng vui thú. Chữ “nhị kiều” có nghĩa hai cây cầu song Gia Cát Lượng giải thích thành hai nàng Kiều vì chữ “kiều” là cây cầu đồng âm với chữ “kiề ” là con gái đẹp – ND) xuyên tạc thành Tào Tháo có dã tâm bắt hai nàng Kiều là vợ Tôn Sách và vợ Chu Du về hưởng lạc. Đó là đâm một nhát vào chỗ đau nhất của Chu Du. Chu I)u vốn trầm tĩnh đang đắc ý cùng Gia Cát Lượng hội đàm bỗng đứng dậy thế không cùng Tào Tháo đội trời chung. Như vậy Gia Cát Lượng đã hoàn tất xuất sắc sứ mệnh quan trọng đến Giang Đông bằng phương pháp kích tướng.

3. Đâm chỗ nhức nhối của đối phương

Tháng 4 năm 1964, nguyên soái Trần Nghị lúc bấy giờ làn bộ trưởng bộ ngoại giao đẫn đầu đoàn đại biểu đến Jacatta ở Indonesia trù bị hội nghị á Phi lần thứ hai ông gặp tổng thống Xucacno của Indonesia, phát hiện ý khiến hai bên không nhất trí. Xucacno muốn địa điểm hội nghị á Phi lần thứ hai vẫn tiến hành ở Bangdung trong năm này. Trần Nghị bèn trình bày quan điểm của mình: Hội nghị á Phi lần thứ nhất đã tiến hành ở Bangdung rồi, hội nghị á Phi lần thứ hai nên cử hành tại một nước châu Phi .

Rõ ràng quan điểm hai bên không nhất trí khiến cho bóng tối bao trùm hội nhị trù bị ngấm ngầm dẫn đến tranh chấp. Để kiên trì quan điểm mà lại không làm mất hoà khí, đạt đến quan điểm chung đoàn kết rộng rãi bạn bè quốc tế, Trần Nghị xuất, phát từ góc độ vì người khác tính toán, tôn trọng đối phương, chiếu cố thế diện của Xucacno khiến cho Xucacno tiếp thu ý kiến của mình, bèn nói với Xucacno: “Châu Phi có hơn 40 quốc gia độc lập nếu như Ngài Tổng Thống chủ trương tiến hành hội nghị ở châu Phi thì đó là ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của châu Phi. Như vậy Ngài đứng trên cao, nhìn xa thấy rộng, chiếu cố toàn cục, biểu hiện phong độ của nhà chính tri, chứng minh Ngài không chút tính toán cá nhân. Ngài đến đó phát ngôn càng vang dội. “

Như vậy tựa hồ Trần Nghị đứng ở địa vị Xucacno mà suy nghĩ cho Xucacno, lời lẽ uyển chuyển, không chút mùi vị thuốc súng đã thế hiện đầy đủ tinh thần Bangdung mà thủ tướng Chu ân Lai sáng tạo, lại nhìn xa thấy rộng, nói năng tinh tế tựa hồ Trần Nghị là cố vấn bàn mưu tính kế cho Xucacno vậy. Sau khi nghe Trần Nghị nói, Xucacno cảm thấy có lý nhưng ông còn sĩ diện nên tuy gật đầu đồng ý mà vẫn không muốn hoàn toàn gạt bỏ quan điểm cũ nên kiên trì cử hành hội nghị ngay trong năm này.

Trần Nghị rất nhạy bén, phát hiện thấy vấn đề có chuyển biến,bèn thừa cơ tiến lên dùng ngôn từ hài hước hòa hoãn nói: “Ngài là tổng thống, tôi xin làm tham mưu trưởng cho Ngài, không biệt Ngài có chấp nhận hay không?” Thương thuyết nói năng ôn hòa vừa chiếu cố thế diện của Xucacno tôn trọng địa vị tổng thống, vừa thế diên đầy đủ tinh thần đoàn kết Bangdung. Đương nhiên Xucacno không thế nào cự tuyệt, chỉ còn có việc gật đầu tán thành.

Nói một cách xác đáng, chữ “kích” trong phép kích tướng là từ góc độ đạo lý mà kích đối phương, khiến cho đối phương cảm thấy không còn là việc muốn làm hay không muốn làm mà là việc phải làm, tất yếu phải làm. Dùng nghĩa kích người thì đối với người trong nước rất hữu hiệu bởi vì trong truyền thống văn hóa đạo đức Trung Quốc có một vấn đề rất quan trọng là coi trọng tu dưỡng phẩm chất đạo đức, truy cầu đạo nghĩa, khí tiết. Đối với nghĩa, mỗi người đều có tiêu chuẩn đánh giá riêng của mình, trong lòng mỗi người đều có một ngọn cờ cắm tại khu vực đạo đức. Dùng đạo nghĩa mà kích nó chính là đánh trúng vào đáy lòng đối phương, khiến cho đối phương thấy điều yêu cầu của anh là hành vi đạo nghĩa.

Có một bà mẹ khi nói chuyện phiếm với người khác đã kể chuyện con bà. Nguyên là cậu con yêu cầu bà mua cho một chiếc quần bò, một yêu cầu đơn giản đến mức không thế đơn giản hơn nữa. Nhưng người con sợ mẹ cự tuyệt bởi vì cậu ta đã có một chiếc quần bò rồi, mà bà mẹ không thế thỏa mãn mọi yêu cầu của con. Người con bean dùng một phương thức độc đáo, không khóc lóc nỉ non hay bứt tóc kêu la như những cậu bé khác mà đường hoàng nói với mẹ: “Mẹ này, mẹ có thấy người con nào chỉ có một chiếc quần bò hay không?”

Câu nói vừa ngây thơ vừa cơ trí đã động lòng bà mẹ. Về sau, khi kể lại việc này, bà mẹ bèn nói cảm nghĩ lúc bấy giờ của bà: “Lời nói của con tôi khiến cho tôi nghĩ nếu không đáp ứng yêu cầu của nó thì quả không phải đối với nó cho nên dù thiếu tiền tiêu cũng không nên làm buồn lòng con. “

Một cậu bé vị thành niên mà chỉ một câu nói đã thuyết phục được mẹ, thoả mãn được nhu cầu của mình. Khi nói câu này, mục đích duy nhất là làm cho mẹ xúc động chứ không hề nghĩ đến nên dùng phương pháp nào. Cậu bé đã vô tình sử dụng phép kích tướng, đạt được kết quả tuyệt hảo.

Cố tình hạ giá đối phương, xem thường đối phương, nói đối phương không thế làm được là để kích động lòng hiếu thắng của đối phương, khiến đối phương nỗ lực vượt bậc, từ đó mà đạt được mục đích của mình. Trong hồi 65 của Tam Quốc diễn nghĩa, khi Mã Siêu dẫn quân công phá cửa ải trước, Gia Cát Lượng nói với Lưu Bị: “Chỉ có hai tướng Trương Phi, Triệu Vân mới có thế đô địch Mã Siêu.” Lưu Bị nói : ” Tử Long đang cầm quân ở xa không về kịp, Dực Đức thì hiện có mặt ở đây, có thế gấp rút sai đi đánh với Mã Siêu.”Gia Cát Lượng nói: “ Chúa công hãy khoan nói, để tôi khích tướng Trương Phi một chút đã. “

Bấy giờ Trương Phi nghe nói Mã Siêu đánh phá cửa ải, cả giận hét to, xông vào Xin đi đánh. Gia Cát Lượng giả vờ không nghe thấy, nói với Lưu Bị: ! Mã Siêu trí dũng song toàn không ai địch nổi, chỉ có thế đến Kinh Châu gọi Vâi?t nam Trường về mới có thế đối địch mã Siêu được.

Trương Phi nói: “Tại sao quân sư khinh tôi thế ! Tôi đã từng một mình chống lại đại quân hàng vạn của Tào Tháo, há mà sợ Mã Siêu tên sất phu?”

Gia Cát Lượng nói: “Tướng quân hét sập cầu ở Đương Dương là bởi vì Tào Tháo không biết hư thực, nếu biết hư thực thì làm sao tướng quân được vô sự Mã Siêu anh dũng vô địch, thiên hạ đều biết, đã đánh 6 trận khiến cho Tào Tháo phải cắt râu chạy trôn suýt mất mạng, không phải là người tầm thường, ngay Vâi?t nam Trường đến cũng vị tất thắng được Mã Siêu. “

Trương Phi nói: “Hôm nay tôi đi đánh trận nếu không thắng Mã Siêu, xin chịu phạt!”

Gia Cát Lượng thấy phương pháp kích tướng đã có tác dụng bèn thuận sóng buông phèo: “Nếu tướng quân chịu ký quân lệnh thì có thế làm tiên phong. “

Kết quả Trương Phi đánh nhau với Mã Siêu một đêm một ngày hơn 220 hiệp, tuy không thắng được Mã Siêu nhưng đã đánh tan nhuệ khí của Mã Siêu. Về sau Gia Cát Lượng dùng kế dụ hàng, Mã Siêu qui thuận Lưu Bị.

Trong Tam Quốc diễn nghĩa, nhằm vào tính nóng nảy của Trương Phi, Gia Cát Lượng nhiều lần dừng kế kích tướng để thuyết phục Trương Phi. Mỗi khi gặp trận đánh quan trọng, đầu tiên thường nói Trương Phi không đảm đương nổi hay nói sợ Trương Phi tham uống rượu làm lỡ việc, kích cho Trương Phi lập tờ quân lệnh, gia tăng tinh thần trách nhiệm và tinh thần khẩn trương, kích động ý chí và dũng khí, gạt bỏ tính khinh địch của Trương Phi.

4. Lợi dụng tâm lý chống đối

Có một cặp vợ chồng, chồng thừa cơ vợ về nhà mẹ bèn gọi bạn bè đến nhậu say bí tỉ ngã lăn ra nhà. Vợ về thấy thế bèn dương oai nữ chủ nhân quát to: “Cút ngay!”. bạn bè vội vàng cuốn gói. Vợ chồng nổ ra chiến tranh, hai bên đối địch không nhường, cãi nhau kịch liệt. Chồng tức khí xung thiên giơ tay lên toan tát vợ. Đột nhiên vợ cười rộ nói: “Giỏi lắm, giỏi lắm Không ngờ anh tại đổ đốn đến thế… .Anh đánh đi, anh mà đánh thì một đời không hối được đâu.!”. Thật kỳ lạ, vợ vừa nói xong, chứng từ từ buông tay xuống. Trận ác chiến kết thúc ngay.

Ứng dụng loại tâm lý chống đối này cũng là một phương pháp kích tướng tốt. Trong một số trường hợp, một số người nếu như anh cấm họ không làm thì họ nhất định làm. Trái lại nếu mặc họ “anh cứ làm đi!” thì đối phương hoặc không muốn làm nữa hoặc do dự không làm nữa. Hiểu biết đạo lý này trong nhiều trường hợp có thế thao túng nhân tâm dễ như trở bàn tay.

Nếu anh bảo trẻ con “chăm chỉ đọc sách”, chúng sẽ không muốn đọc sách; nếu bảo chúng “vị thành niên không được hút thuốc thì chúng lén hút thuốc”. Tình hình này không chỉ xảy ra đối với trẻ con. Con người một khi bị sai khiến hay ra lệnh thường sản sinh tâm lý chống đối…

Thanh Đảo Hạnh Nam tiên sinh đã sử dụng tâm lý này của con người. Trong lần tranh cử nọ, đúng ra ông không cần làm gì cũng nắm chắc phần thắng. Ông không vận động tranh cử, không cần biết lúc nào bỏ phiếu, thậm chí còn công khai tuyên bố: “Tôi vốn không hy vọng các ông bỏ phiếu cho tôi, không chút hy vọng nào cả, thậm chí tôi có thế xin các ông tha cho, tôi không muốn trúng cử chút nào cả.” rồi nhanh chóng bỏ đi ra nước ngoài. Kết quả ông trúng cử với số phiếu rất cao. Đó là một hành động đẹp xoay chuyên tâm lý cử tri.

Nếu có người đến cộng viên Disney ở Tokyo sẽ thấy không có hòm gạt tàn thuốc lá, bèn hỏi người quản lý: “Nơi này cấm hút thuốc ư?” Đối phương bèn trả lời: “Không, không cấm hút thuốc, hút thuốc xin cứ gat tàn xuống đất là được “

Nhưng anh nhìn xung quanh thì thấy không có mẩu thuốc lá, đại để người phục vụ đã nhanh chóng nhặt rác và đầu mẩu thuốc lá rồi ! Do đó khi du khách muốn hút thuốc thì cảm thấy không nên vứt đầu mẩu thuốc lá xuống mảnh đất không chút bụi bẩn này. Không biết có phải vì tác dụng của loại tâm lý này chăng mà trong công viên Disney này rất ít người hút thuốc lá. Dù rằng hàng ngày tùy tiện vất bừa bãi đầu mẩu thuốc lá nhưng một khi thấy người ta bảo “Xin cứ vất” thì lại xấu hổ không dám vất.

Nếu anh có thuộc hạ mà chỉ biết hò hét, hiệu suất công tác của nhân viên không thế nào nâng cao chăng? Nếu như anh nói: “Không cần phải quá sức như thế!” hãy thử xem.

Đối với những người ăn lương, do hiểu biết nguyên tắc làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít cho nên khi cấp trên nói ngược thì lại kích thích cho năng nổ hơn. Cách kích tướng này là nói ngược nhưng nói chung phải phân biệt: nói ngược thông thường có mục đích châm chích. Nếu anh không muốn đàn gảy tai trâu thì phải hy vọng đối phương hiểu ý của anh. Loại nói ngược này là lừa dối, phải thực hiện sao cho không lộ liễu mới có tác dụng, làm sao cho đối phương không nắm được ý đồ thật của anh. Nếu đối phương biết anh đang kích tướng thì còn làm sao diễn kịch được nữa?

5. Người khẳng khái dễ lộ chân tình

Năm 1812 sau khi Napoleon thất bại trong cuộc chiên tranh với Nga, các nước Nga, Anh, Phổ tổ chức quân Đồng minh chống Pháp tiến hành phản công. Napoleon tuy đạt được thắng lợi trong một số chiến dịch nhưng xu thế chung là suy sụp. Nước áo đồng minh của Pháp một mặt tích cực chuẩn bị chiến tranh, một mặt đe dọa chấm dứt liên minh với Pháp và đưa ra nhiều điều kiện nhưng Napoleon dều cự tuyệt.

Tháng 7 năm 1813, Napoleon hội kiến sứ giả Mettonick của áo ở lâu dài Mancori tại Dressden. Ông định mượn cơ hội này uy hiếp Mettơnick và thăm dò kết quả đàm phán cua Mettơnick với Sa hoàng mới đây. Napoleon lưng đeo bảo kiếm, cặp mũ dưới nách tiếp kiến Mettơniek một cách oai vệ. Nói vài câu xã giao xong, thăm hỏi quốc vương áo Franxoa xong, ông bèn sầm mặt xuống nói thẳng: “Thì ra các anh cũng muốn đánh nhau. Được thôi, đánh là do các anh. Ta đã đánh bại nước Nga tại Bodin, nay các anh muốn đến lượt. Các anh muốn như thế thì cứ như thế’ mà làm vậy, sẽ gặp nhau ở Viên. Bản tính khôn dời, bài học kinh nghiệm không có tác dụng gì đối với các anh. Ta đã ba lần cho Franxoa lên ngôi báu. Ta đồng ý vĩnh viễn chung sống hòa bình với ông ta. Ta kết hôn với con gái ông ta Đương thời ta tự nói với mình: “Mày làm điều ngu xuẩn. Nhưng đã làm rồi, bây giờ ta hối hận”.

Mettomck thấy đối phương nổi giận quên mất cả sự tôn nghiêm của bản thân nên ông càng lạnh lùng bình tĩnh cố ý chọc tức Napoleon, con trâu hiếu chiến này. Ông nhắc Napoleon rằng hòa bình do ông quyết định, thế lực của ông phải thu hẹp lại đến một giới hạn hợp lý, nếu không ông sẽ sụp đổ trong chiến đấu mai sau. Napoleon bị chọc tức liền tuyên bố bất kỳ đồng minh nào cũng không đe dọa nổi ông, bất kể binh lực của các anh hùng cường đến đâu, ông cũng có thế chiến thắng. Tiếp theo ông nói ông hiểu biết chính xác quân đội áo, hàng ngày đều nhận được tình báo tỉ mỉ… Mettomek cắt lời ông, nhắc ông rằng hiện nay quân lính của ông không phải người lớn mà toàn trẻ con. Napoleon trả lời một cách kích động: “Ngài không biết một quân nhân nghĩ như thế nào. Với một người như ta, sinh mệnh một triệu người không là gì cả. ” nói xong ông vất mũ sang một bên. Mettonick không nhặt lên cho ông ta.

Napoleon chú ý đến hành vi miệt thị này, chỉ đành nói tiếp “Ta kết hôn với một vị công chúa là muốn dung hòa những thiên kiến cũ mới trung thế’ kỷ với chế độ thế kỷ của ta, nhưng ta đã tự đánh lừa ta. Bây giờ ta nhận thức đầy đủ sai lầm của ta. Có thế vì thế mà ngai vàng của ta sẽ sụp đổ nhưng ta muốn thế giới này bị chôn vùi trong phế tích. ” Mettomck không nhúc nhích. Napoleon uy hiếp không thành công bèn chuyển sang dỗ ngọt, lừa dối lung lạc. Khi tiễn Mettonick, ông vỗ vai vị đại thần nước áo nói một cách ôn hòa rằng: “Được rồi, Ngài biết sự tình sẽ ra sao? Ngài không tuyên chiến với ta chứ?” Mettonick lập tức đáp lại: “Bệ hạ, Ngài hết rồi. Khi đến đây tôi đã có dự cảm như thế, bây giờ ra đi thì khẳng đinh không chút nghi ngờ là như thế về sau Mettomck nói với người khác rằng: “Napoleon bộc bạch tất cả cho tôi Con người này tất cả đều hết rồi”. Chẳng bao lâu sau, nước áo gia nhập đồng minh chống Pháp lần thứ sáu.

Rất rõ ràng trong lần so găng này, người thắng là Mettonick. Một đời tự xưng quyền mưu biến hóa, nguyên soái Napoleon không thế khống chế tình cảm phẫn nộ của mình, liên tiếp biến sắc, nói một số lời đại ngôn, tức khí toan uy bức Mettonick. Trái lại, Mettorúck có thế xử sự bình tĩnh không nhục sứ mệnh, không để mất thời cơ chọc tức Napoleon khiến cho ông ta bộc lộ nội tâm. Mettonick nói không nhiều nhưng ông trình bày hòa bình ở châu âu do Napoleon quyết định, đồng thời cũng rút ra được kết luận Napoleon cố chấp không chịu thay đổi cho nên bị liên minh châu âu tấn công tất bại vong. Kết quả về sau như thế nào, Mettomck đã đoán đúng.

Napoleon có thế cũng biết dùng phép kích tướng nhưng kết quả ông lại nóng đầu lên sa vào vòng của Mettonick.

Phép kích tướng thường dùng để thăm dò ý đồ và thái dộ của đối phương. Then chốt ở chỗ là đối với nhưng lời nói cao thâm khó lường của đối phương phải giả vờ không quan tâm nhưng ngấm ngầm suy đoán đáy lòng đối phương và từng bước từng bước đưa những ý nghĩ thầm kín của đối phương lên đầu lưỡi. Một khi đối phương bốc nóng lên thì sẽ bất kể tất cả thổ lộ ra một cách thống khoái, cuối cùng rơi vào lưới anh dày công đan dệt.

Kỹ xảo này có thế dùng trong đàm đạo hàng ngày. Khi đối phương tuôn ra thì giả vờ hoài nghi, tỏ ra không tin, đó là chìa khóa vạn năng thỏa mãn hoàn toàn lòng hiếu kỳ của anh. Có một số học sinh tinh quái dùng phản bác thầy giáo hay khiêu khích thầy giáo khiến thầy tuôn ra tuyệt học. Những điều đó đều diễn ra trong hoàn cảnh bất tri bất giác khiến cho đối phương không thế không sa vào bẫy. Đó là diệu pháp kích tướng. Ví dụ như mấy tháng gần đây ông Ngũ một chủ hiệu buôn bán âu phục ngày càng thịnh vượng có thu nhập doanh nghiệp tăng vọt cơ quan thuế vụ yêu cầu ông nộp thuế bổ sung nhưng ông cự tuyệt không thừa nhận doanh thu tăng. Người thu thuế nhiều lần đến cửa hàng đều bị ông che giấu.

Hôm nay một cán bộ thuế già họ Đàm đến. Nói qua vài câu chuyện, cụ Đàm bèn tỏ vẻ quan tâm hỏi:

– Có một lô hàng lớn, ông có muốn mua không

– Người buôn bán sao lại không mua? Món gì vậy Bao nhiêu ?

– Một số âu phục kiểu mới 200 bộ.

– Tôi đang muốn mua một lô kiểu mới thay cho kiểu cũ? Bao nhiêu tiền?

– Mỗi bộ 180 nhân dân tệ. Nếu lấy tất cả tính 90%. Ơ nhưng ông không có vốn lớn như thế?

– Chuyện đùa! Tôi mua tất cả.

– Ông hốt trọn? Tôi cảnh báo ông: Ông chủ này, toàn bộ tiền phải giao đủ trong hai tháng đó!

– Khinh người quá! Hai tháng tôi không bán hếtt hay sao ?

– Ba vạn nhân dân tệ đấy!

– Bằng cái dăm! tăm nay tháng nào tôi không bán hai vạn tệ?

– Tốt lắm! Vậy trước tiên ông hãy trả bô sung thuế đi rồi sẽ nói sau.

– Ông ? Trời ơi!


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.