9 bí quyết vận dụng luật hấp dẫn để thay đổi vận mệnh cuộc đời

Chọn một kênh khác



“Giải phóng bản thân khỏi sự nô lệ về tinh thần.

Chỉ chúng ta mới làm cho tâm trí mình thanh thản được.”

— Nội dung nhãn dán đằng sau xe được bán trên website Green Living

Cuốn sách này nhằm mục đích giải phóng bạn khỏi sự giam cầm của những ảo ảnh, giúp bạn gạt sang một bên những thông tin mà bạn tưởng là thực tiễn. May mắn là bạn không phải thay đổi hành vi, chỉ cần thay đổi tư duy của bạn mà thôi. Trên trang Amazon có hàng ngàn cuốn sách nói về cách thay đổi ngoại hình của bạn. Theo thống kê gần đây của tôi, chỉ riêng việc “búi tóc” cũng đã có tới 678 cuốn sách và đĩa CD, nhưng hầu như không có cuốn sách nào nói về cách sắp xếp lại tư duy. Vâng, chính tư duy của bạn, với các đường dây thần kinh đã sắp đặt trước và bị hiểu sai lệch, là căn nguyên cho mọi vấn đề của bạn. Hãy nhớ rằng, chính nhận thức (như những nhà vật lý dũng cảm như Fred Wolf đã thừa nhận) tạo nên thế giới vật chất.

Bạn có đi đi lại lại trong một cửa hàng bán giày thì bạn vẫn không bao giờ mua được sữa. Tất cả những nỗ lực để thay đổi ngoại hình, mối quan hệ của bạn sẽ không bao giờ giải quyết được, trừ khi bạn học được cách thay đổi, sắp xếp và định hình tư duy của mình.

Thật khó để điều khiển tư duy khi bạn nghĩ mình sẽ phải làm điều đó mãi mãi. Bắt tư duy luôn phải làm việc đúng mực suốt đời e là việc không thực hiện được, nhưng nếu chỉ cần một lần trong ngày, tư duy có thể thực hiện được điều đó. Bạn chỉ cần đến những khung thời gian nhất định, giống như ở các thí nghiệm trong cuốn sách này, hãy thuyết phục tư duy của bạn để thử.

Các thí nghiệm này giống như một chương trình gồm 12 bước. Hầu hết mỗi thí nghiệm đều chỉ mất khoảng 48 giờ để thực hiện (chỉ hai ngày ngắn ngủi so với hơn 70 năm cuộc đời). Người yếu đuối đến mấy cũng có thể cam kết thực hiện được việc đó. Tại sao tôi lại đặt ra thời gian là 48 giờ? Hãy cứ coi đó như một nguyên tắc về mốc thời gian. Khi một biên tập viên tự đưa ra hạn chót, người đó sẽ biết cách kiểm soát tiến độ của bài viết. Mốc thời gian đó sẽ cho chúng ta điều gì đó để tìm kiếm và một kết quả để mong đợi. Hãy tưởng tượng bạn đang đi trên một con đường ở vùng quê xa lạ, bạn tìm kiếm chiếc hòm thư màu xanh để rẽ trái theo như chỉ dẫn. Nếu bạn biết rằng hòm thư còn cách vị trí hiện tại 12km thì điều đó sẽ thật dễ dàng. Nếu không, chúng ta sẽ thấy bối rối và có khi phải quay đi quay lại nhiều lần để tìm kiếm. Đặt ra mốc giới hạn thời gian đơn giản là để giúp bạn chú ý đến việc đó hơn.

Có lần tôi hỏi ý kiến người phụ trách về việc tôi muốn trở thành một nhà văn tự do toàn thời gian. Khi còn làm việc 20 giờ một tuần cho một công ty nhỏ và viết lách thêm ngoài giờ, có lần, tôi hỏi ý kiến người phụ trách về việc tôi muốn trở thành một nhà văn tự do toàn thời gian: “Tôi thật sự thích Resource and Development (đó là công ty nơi tôi đang làm việc). Nhưng anh biết đấy, tôi mơ ước trở thành một nhà văn tự do. Không phải vì tôi không thích việc soạn thảo những lá thư gây quỹ, chỉ là tôi muốn viết những câu chuyện của riêng mình, viết về những điều đang cháy bỏng trong tim tôi. Anh nghĩ sao?”

Lúc đó, tôi đang có rất nhiều việc phải làm, các tạp chí lớn liên tục mời gọi. Tôi cần xây dựng thêm các mối quan hệ mới, nhận một vài ý tưởng cho các mục báo mình phụ trách. Từng ấy dữ kiện đã đủ để có được câu trả lời, tuy nhiên, tôi vẫn muốn có một dấu hiệu rõ ràng hơn trước khi quyết định.

“Được rồi”, tôi tiếp tục “Tôi cần thời gian cho sự chấp thuận. Trong 24 giờ nữa tôi cần có câu trả lời.”

Ngày hôm sau, tôi bị sa thải.

Một lần khác, khi công việc viết lách tự do của tôi không được suôn sẻ, tôi bắt đầu cảm thấy bất an và lại gửi vài hồ sơ xin việc. Hai tuần sau đó, tôi kiếm được việc ngay.

Đó là công việc viết tài liệu marketing cho một tuyến xe buýt của khu vực. Nó giúp tôi có được nhiều tiền hơn số tiền tôi từng kiếm. Tôi tự nhủ sao trước đó mình lại không nghĩ đến việc theo đuổi công việc thế này cơ chứ.

Tôi đã thật sự sẵn sàng để từ bỏ công việc viết lách tự do chưa? Một lần nữa, tôi cần có một dấu mốc thời gian rõ ràng. Tôi cần biết trong vòng 24 giờ vì đó là thời hạn tôi phải trả lời cho sếp tương lai của mình “Có” hay “Không”.

Sáng hôm sau, Travel and Leisure (Du lịch và Thư giãn), tờ tạp chí tôi luôn mơ ước được cộng tác đã gọi điện và đặt tôi viết một bài báo. Tôi cúp máy, sung sướng và nhảy ngay một điệu múa bụng ăn mừng. Nhưng chưa hết, dường như hôm đó là ngày ngôi sao may mắn chiếu vào tôi, vì khoảng chưa đầy 15 phút sau, một tạp chí khác mà tôi chưa từng nghe tên, chứ đừng nói đến chuyện gửi hồ sơ xin việc, liên lạc và muốn tôi viết một câu chuyện về món bít-tết của thành phố Kansas. Tôi đã gọi điện cho sếp tương lai của mình để trả lời “Cảm ơn và không!”

Giống như trong cuốn Một khóa học về những điều kỳ diệu đã chỉ ra, để thành công ở lĩnh vực nào đó bạn cần toàn tâm toàn ý tập trung vào nó. Bạn phải sẵn sàng chấp nhận mọi việc nảy sinh từ nó.

Hiện tại, chúng ta đang dành trọn tâm trí cho những điều mình không muốn. Những ý định chắc chắn của chúng ta chỉ chiếm phần nhỏ trong tâm trí, phần còn lại tập trung vào các vấn đề khiến ý định của chúng ta bị loại bỏ.

Lý do 99,9% tâm trí của chúng ta vẫn dành trọn cho những điều mình không muốn chính là do sự sắp đặt mặc định của thế giới, một điều được xem như bình thường. Với sự sắp đặt đó, khi chúng ta xem các tin tức về các trận lũ lụt và động đất, nghe các câu chuyện về bệnh tật của một người họ hàng và nói: “Thấy chưa? Tôi đã bảo anh thế nào?” Bạn hầu như không thể gạt sang một bên sự mặc định đó của thế giới, cho dù bạn biết – ít nhất là về mặt lý thuyết – rằng có thể còn có phương án khác.

Lấy chuyện khó khăn về tài chính làm ví dụ. Hầu hết chúng ta đều đồng ý rằng chúng ta không muốn bị khánh kiệt. Vậy chúng ta làm gì? Chúng ta dành trọn tâm trí để tránh điều đó. Chúng ta làm việc nhiều giờ liên tục. Chúng ta liên lạc với người môi giới chứng khoán của mình. Chúng ta đọc sách báo về các cách làm giàu mà hoàn toàn quên bẵng đi thực tế rằng, vì mải mê tìm cách “làm giàu”, chúng ta dành cả tâm trí cho suy nghĩ chúng ta không giàu. Do đó, bản thân chúng ta đã mặc nhiên quyết định từ trước về những khó khăn tài chính của mình.

Nếu chúng ta dành tâm trí của mình cho cảm giác mình đang giàu có, biết ơn tất cả vì sự giàu có mà chúng ta hiện có trong cuộc sống của mình – ví dụ như gia đình và những người bạn tuyệt vời – thì lo lắng về việc túng quẫn sẽ lập tức biến mất khỏi ý nghĩ của chúng ta. Nó chỉ xuất hiện khi chúng ta nghĩ về nó. Đó chính là sức mạnh của tâm trí chúng ta.

Tôi có một người bạn tên Carla, người rất cương quyết tin rằng khi cảm thấy túng quẫn, bạn chỉ cần làm một việc đơn giản là đi mua sắm. Cô ấy thường nói: “Bạn phải gạt bỏ suy nghĩ đó ngay từ khi nó bắt đầu.”

Tôi đã thử làm như vậy trong một chuyến đi họp báo ở đảo Mackinac, bang Michigan. Lúc đó tôi vừa mới bắt đầu sự nghiệp viết lách tự do và không chắc có kiếm được tiền từ nó không. Tôi được ở khách sạn sang trọng Grand và vẫn ý thức được rằng mớ quần áo tôi nhét vào vali mang theo không thể sánh được với tủ áo của Jane Seymour trong bộ phim Somewhere in Time (Ngược dòng thời gian) hay thậm chí là những vị khách thời thượng của khách sạn Grand đang thưởng thức bữa tiệc ngọt dưới cổng vòm cao 20m của khách sạn. Rõ ràng là so với họ thì quần áo của tôi khá nhếch nhác và bữa tiệc chiêu đãi sang trọng với những vị khách đeo cà vạt lịch sự lại sắp bắt đầu.

Tôi lang thang vào một cửa hàng quà tặng đắt tiền và ngay lập tức tôi bị thu hút bởi một chiếc váy lụa màu xanh cổ vịt lộng lẫy. Liếc mắt vào bảng giá, tôi đã thấy nó nằm ngoài khả năng thanh toán của tôi (gấp bốn lần số tiền tôi thường chi cho một chiếc váy). Nhưng lúc đó, tôi quyết định mình phải có nó. Tôi phải ăn mặc như một nhà viết văn tự do thành đạt, điều tôi luôn mong muốn đạt được. Tôi mua chiếc váy đó, tin tưởng rằng mình đang mở đường cho sự thành công về mặt tài chính trong sự nghiệp mới.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.