10 Sai Lầm Lớn Nhất Của Người Lãnh Đạo

1. Thái độ từ trên xuống



Kiểu lãnh đạo gây khó chịu nhất

– Lãnh đạo từ trên xuống là bản năng của con người.

– Lãnh đạo phục vụ là một hiện tượng hiếm hoi.

– Các nhà lãnh đạo hiệu quả coi họ là đáy của hình……kim tự tháp ngược.

Tôi định để dành điều hay nhất đến cuối cùng, giống như kiểu đếm ngược từ mười của David Letterman. Nhưng sau khi nghĩ lại, tôi nhận ra rằng thái độ lãnh đạo từ trên xuống chính là cha đẻ của mọi sai lầm trong lãnh đạo. Nếu bạn có thái độ này, nó sẽ ghi dấu ấn trên mọi thứ mà tầm uy lực của bạn chạm tới. Vì thế phải đặt nó lên đầu cuốn sách như một nền tảng cho mọi thứ tôi sẽ quan sát về cách lãnh đạo sai lầm.

Tại một hội thảo về lãnh đạo dành cho mục sư và vợ con họ tại

Bắc California vài tháng trước, tôi đã thuyết trình về chủ đề mười sai lầm lãnh đạo tồi tệ nhất. đến giờ nghỉ, một người đàn ông đi đến và hỏi một câu rất hiển nhiên: “Sai lầm nào là sai lầm lớn nhất trong top 10 sai lầm này?”. Thật là một câu hỏi quá dễ với tôi. Tôi tin rằng sai lầm lãnh đạo số một trên đời là kiểu lãnh đạo độc đoán từ trên xuống dưới.

“Có những người cho rằng mình đang ‘lãnh đạo’, chỉ là không có người ủng hộ. Thực ra họ chỉ đang đi dạo mà thôi”

– Dr. John Maxwell –

Bạn sẽ nghĩ rằng đến giờ thì con người đã phải rút ra bài học này cho mình rồi, nhưng thực ra sai lầm đó vẫn cứ xuất hiện: đây là vấn đề muôn thuở về kiểu lãnh đạo thống trị, chuyên quyền từ trên xuống. Trong số tất cả những sai lầm trong lãnh đạo, chẳng có sai lầm nào lớn hơn nó, và cũng chẳng có sai lầm nào được lặp lại nhiều

Như vậy, từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Cách lãnh đạo theo kiểu tiếp cận từ trên xuống vốn dựa trên hình mẫu quản lý quân đội, khi các thủ lĩnh hét điều lệnh vào mặt cấp dưới. Nó giống như là: “Tôi là thủ lĩnh ở đây, các anh nhận ra điều đó sớm chừng nào thì tốt cho anh chừng đấy!”. để ví dụ, điều này khiến tôi nhớ lại một câu chuyện về một học sinh trong khóa học về lãnh đạo của tôi:

Công ty tôi đang cần tuyển một trưởng nhóm địa phương. Những người ra quyết định cũng đã chọn được một người. Tuy nhiên trước khi ra quyết định cuối cùng, họ phải xin ý kiến một số người về ứng viên họ chọn. Và tôi đã nêu ra ý kiến và quan sát nghiêm túc của tôi. Tuy nhiên, dù bỏ thời gian lắng nghe chúng tôi, họ lại chẳng biết chúng tôi đang nói gì. Cuối cùng, những đóng góp và phản hồi của chúng tôi bị bỏ xó.

Dự đoán của tôi bị dẹp sang một bên. Toàn bộ việc này khiến tôi cảm thấy ra sao? tôi kết luận rằng những nhà lãnh đạo tối cao đã quyết định từ trước, và sau đó họ mới nghĩ tới việc nói chuyện với chúng tôi – cấp dưới – để có được sự đồng tình chắc chắn. điều này khiến tôi cảm thấy họ thực sự không cần đóng góp của tôi. Nếu họ muốn nghe ý kiến của tôi thì chúng tôi hẳn đã được chia sẻ sự đau đớn, hiểu lầm và đau khổ khi mọi người nhận ra rằng người đó là một lựa chọn sai lầm cho vị trí lãnh đạo.

Những người lãnh đạo theo kiểu từ trên xuống có một cách làm rất khó chịu: sử dụng kiến thức – thực ra là sự thiếu kiến thức – để ổn định tổ chức và cấp dưới của mình.

Trong một tổ chức, tri thức là quyền lực. Một lãnh đạo có thể sử dụng quyền lực này để thống trị những người bên dưới bằng bịt mắt và bắt họ đi trong bóng tối.

Từ lâu các nhà độc tài đã nhận ra rằng tri thức của người khác chính là kẻ thù lớn nhất của họ. Tôi lớn lên ở Alabama thuộc miền nam, nơi mà người da trắng làm mọi cách giữ cho người da đen luôn ngu dốt để kiến thức của họ không trở nên nguy hiểm. Tôi sẽ không bao giờ quên cái ngày mà thống đốc bang đứng trước cổng đại học Alabama để ngăn một cô gái trở thành sinh viên da đen đầu tiên trong một trường đại học dành cho người da trắng. đây là một thái độ ngạo mạn bệnh hoạn và sai trái mà may mắn thay, đã nhanh chóng biến mất.

Những đặc điểm thể hiện kiểu lãnh đạo từ trên xuống

– Lạm dụng quyền hành

– Sự ủy quyền đáng chỉ trích

– Thiếu sự lắng nghe

– Độc tài khi ra quyết định

– Thiếu sự nhượng bộ

– Thái độ vị kỷ

Nếu con người bị kìm giữ trong bóng tối của sự ngu dốt, họ sẽ ít có xu hướng nổi dậy chống lại kẻ thống trị bạo tàn. Một tờ báo của Canada – Royal Bank Letter đã ghi nhận:

Một chuyên gia về cách thống trị bằng sự ngu dốt, Adolf Hitler, đã viết trong cuốn Mein Kampf rằng, việc tuyên truyền chỉ hoạt động tốt trên những tầng lớp “ngu dốt nhất” trong xã hội. Hitler, kẻ căm ghét giáo dục đại học, biết rằng sự ngu dốt luôn đi kèm với cảm giác tội lỗi. Hắn nhận ra rằng hắn có thể thực hiện “Tham vọng độc ác nhất” của mình – theo cách gọi của Winston Churchill – khi thính giả của hắn đắm chìm trong bóng đêm.

Kiểu lãnh đạo từ trên xuống có thể trở thành phản ứng dây chuyền. Ông sếp ra lệnh cho nhân viên. Người nhân viên về nhà và ra lệnh cho vợ anh ta. Vợ anh ta ra lệnh cho lũ trẻ. Lũ trẻ đá con chó, và con chó thì đuổi bắt con mèo hàng xóm! Với hầu hết mọi người trong chúng ta, kiểu lãnh đạo này vẫn bị coi là độc đoán, nhưng nó lại là một sai lầm lãnh đạo cực lớn.

Vậy tại sao nhiều người lại rơi vào kiểu lãnh đạo này? Có ít nhất năm lý do:

SO SÁNH HAI CÁCH TIẾP CẬN

Trong những năm gần đây, người ta bàn nhiều đến một số kiểu lãnh đạo khác đối lập với kiểu chuyên quyền từ trên xuống. Chúng được đặt cho những cái tên như “quản lý tham dự”, phong cách tổ chức bình đẳng, “lãnh đạo dân chủ”, hoặc theo cái tên tôi thích nhất là “lãnh đạo phục vụ”. Kiểu lãnh đạo phục vụ bao hàm tất cả những mô hình lãnh đạo mới và được dựa trên những quy tắc mà một trong những nhà lãnh đạo vĩ đại nhất thế giới – Chúa Jesus – đã khởi xướng.

Lãnh đạo phục vụ được Robert K. greenleaf viết cách đây ba mươi năm là một cuốn sách nói về kiểu lãnh đạo này. Cuốn sách có tựa nhỏ là Cuộc hành trình vào Bản chất của Quyền năng và sự Vĩ đại Chính đáng. Ông định nghĩa toàn bộ quá trình lãnh đạo phục vụ như sau:

Một quy tắc đạo đức mới đang nổi lên. Những ai chọn cách đi theo nguyên tắc này sẽ không tự nhiên mà chấp nhận các thể chế đương đại. Thay vào đó, họ sẽ tự nguyện phục vụ những người được chọn làm lãnh đạo bởi họ đã được chứng thực và tin tưởng khi còn là người theo gót (9-10).

Tôi rất thích thú khi nhận ra rằng lãnh đạo phục vụ chẳng có gì mới, thậm chí cả trong các tài liệu về cách quản lý thế tục. Trước bối cảnh ngày càng có nhiều sự đan xen giữa các thế hệ nhân viên, các nhà quản lý cần phải am hiểu về những điều giúp họ phấn khích và những điều khiến họ nản lòng.

Thấu hiểu những nhân viên trẻ

Những điều giúp phấn khích

– Sự công nhận và khen ngợi

– Được dành nhiều thời gian làm việc với cấp trên

– Nắm rõ công việc họ đang làm

– Cơ hội học hỏi

– Môi trường làm việc thú vị: vui chơi, những trò đùa thực tế vô hại, xem phim hoạt hình, những bất ngờ và những cuộc tỉ thí nhẹ nhàng

– Phần thưởng nhỏ nhưng bất ngờ khi họ hoàn thành tốt công việc.

Những điều khiến nản lòng

– Nghe được những điều không hay về quá khứ, đặc biệt là của bạn

– Thời gian làm việc cứng nhắc, thiếu linh động

– Chủ nghĩa nghiện việc

– Bị theo dõi và soi mói

– Cảm thấy áp lực vì chuyển sang cách cư xử quá truyền thống

– Bị coi thường về khiếu thẩm mỹ

– Cảm thấy không được tôn trọng.

– Lawrence J. Bradford và Claire Raines, Twenty-Something –

Hơn bốn mươi năm trước, một cuốn sách đánh dấu cuộc cách mạng chống lại kiểu lãnh đạo chuyên chế đã ra đời. Năm 1960, Douglas Mcgregor xuất bản cuốn Khía cạnh con người trong mỗi Công ty, trong đó ông phác thảo kiểu lãnh đạo “Lý thuyết X đối lập Lý thuyết Y”. Về cơ bản, Mcgregor tin rằng con người thực sự muốn cống hiến hết khả năng cho tổ chức, và nếu được tham gia chịu trách nhiệm về mục tiêu của tổ chức, họ có thể kiểm soát bản thân và làm việc hết mình.

Để hiểu rõ về quan điểm này, bạn phải tìm hiểu bối cảnh viết cuốn sách này. Trong thập niên 1950 và 1960, một cuộc phản công đã nổi lên chống lại lề thói lãnh đạo chuyên chế tập trung và bền vững. Mcgregor là người đứng đầu làn sóng ủng hộ thái độ này trong xã hội, và ông đã phát triển mô hình lãnh đạo Lý thuyết Y của mình. Lý thuyết này dựa trên việc tôn trọng cá nhân và trao cho cấp dưới quyền tham gia vào viễn cảnh cũng như hướng đi của họ, thay vì những mệnh lệnh khô khan và sự kiểm soát trong bàn tay của người giám sát.

Lý thuyết X

– Hầu hết mọi người đều chán ghét công việc

– Hầu hết mọi người đều không có tham vọng, ít ham muốn trách nhiệm và thích bị chỉ đạo.

– Hầu hết mọi người đều thiếu tính sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề của công ty.

– Động lực chỉ có thể xảy ra tại mức độ sinh lý và an toàn.

– Hầu hết mọi người đều phải bị kiểm soát chặt chẽ và bắt buộc đạt được mục tiêu của công ty.

Lý thuyết Y

– Công việc cũng tự nhiên như một trò chơi, nếu có điều kiện tốt.

– Tự kiểm soát bản thân là điều không thể thiếu nếu muốn đạt mục tiêu công ty.

– Hầu hết mọi người đều có tính sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề của công ty.

– Động lực xảy ra ở mức độ xã hội và hiện thực hóa bản thân, cũng như mức độ sinh lý và an toàn.

– Mọi người có thể tự đặt ra hướng đi và làm việc một cách sáng tạo, nếu được động viên đúng cách.

– Hersey, Blanchard và Dewey, Quản lý Hành vi Tổ chức –

Mcgregor đã khơi mào một xu hướng tốt lành hướng tới kiểu lãnh đạo phục vụ trong lĩnh vực kinh doanh, và giúp dẫn dắt các công ty tiến tới mô hình lãnh đạo tốt đẹp hơn. Lý thuyết sơ khởi của ông chính là nền tảng cho rất nhiều triết lý phổ biến khác về lãnh đạo trong thập niên 1990. Trong bảng trên đây tôi đã tóm tắt quan điểm Lý thuyết X so với Lý thuyết Y của ông. Từ hai cột dưới đây, bạn có thể dễ dàng nhận thấy Lý thuyết X chính là kiểu lãnh đạo từ trên xuống. Và tôi chưa bao giờ hết kinh ngạc bởi sau bao nhiêu năm, Lý thuyết X cũng như các trường phái lãnh đạo khác vẫn chưa thâm nhập được vào đầu óc của nhiều lãnh đạo quốc tế.

Dựa trên cách nhìn nhận mới về bản chất con người và đặc biệt là về thuyết tạo động lực, Lý thuyết Y cho rằng công việc có thể trở nên thú vị và nhân viên có thể cống hiến hết mình khi cấp trên tin rằng họ có khả năng tạo động lực cho bản thân khi làm việc. Các nhà lãnh đạo nên cho cấp dưới của họ tự định hướng và tự kiểm soát công việc của mình từ sự tôn trọng và tin tưởng của ban lãnh đạo.

Lý thuyết X tập trung vào các chiến lược định hướng và kiểm soát bằng quyền lực. Trong khi đó lý thuyết Y lại tập trung vào bản chất của mối quan hệ giữa con người với con người – sự gắn kết giữa mục tiêu cá nhân và thành công của cả một tổ chức.

Cao cấp hay người phục vụ?

Vậy thì trên thực tế kiểu lãnh đạo phục vụ trông như thế nào?

Tôi sẽ cho bạn một số ví dụ từ kinh nghiệm của chính tôi gần đây.

Hầu như mọi buổi sáng tại công sở của tôi đều bắt đầu giống nhau. Lịch của tôi thường kín đặc: đọc các tài liệu quan trọng, viết những bức thư quan trọng, thực hiện những cuộc họp quan trọng, đưa ra nhiều quyết định quan trọng, và chỉ trả lời các cuộc gọi quan trọng. Tóm lại, tôi sẽ ngồi sau cái bàn giấy, và mọi người sẽ đến với tôi để yêu cầu điều gì đó.

Sai rồi! Vào một buổi sáng đặc biệt nọ, trong vòng một tiếng đồng hồ đầu tiên ở văn phòng, tôi đã có mặt tại tầng hầm, giúp họ dọn dẹp các kệ sách cũ và đổ rác. Tôi giúp giám đốc hậu cần chuẩn bị cho một thư viện mới mà chúng tôi sắp xây – điều mà chính tôi khởi xướng. Một lãnh đạo phục vụ phải sẵn sàng xắn tay áo làm việc cùng đồng đội để thực hiện mục tiêu của anh ta.

Thái độ lãnh đạo từ trên xuống được áp dụng bởi những người tin rằng mọi người đều phải phục vụ họ chứ không phải họ phục vụ mọi người trong tổ chức. Trên thực tế tôi thấy có vẻ như mọi người trong công ty đều dựa vào tôi – tôi nằm ở đáy hình kinh tự tháp ngược. Tôi dành không biết bao nhiêu thời gian để giúp người khác làm việc hiệu quả bằng cách cung cấp cho họ số liệu, năng lượng, nguồn lực, mạng lưới, thông tin và bất cứ thứ gì họ cần để làm việc hiệu quả. Tôi dành gần như cả ngày để giúp người khác hoàn thành mục tiêu của họ và dẹp mục tiêu của tôi sang một bên. Thỉnh thoảng tôi phải dành hàng giờ ngồi cạnh người khác, làm những công việc lặt vặt, tỉ mỉ để hoàn thành công việc của họ. Mới đây tôi còn dành nửa giờ rà lại toàn bộ ổ cứng để tìm một tập tin mà người thư ký rất cần. Bởi tôi là người nắm rõ nhất cách tìm tập tin trên chiếc máy tính đó, nên tôi cho rằng tôi cần bỏ thời gian để tìm kiếm nó. (Và tôi đã tìm được, mọi người đều thở phào nhẹ nhõm!).

Vợ tôi, Donna, tận tụy làm việc cho một công ty tên là nSA, nằm ở Memphis, tennessee. đây là một công ty có lịch sử bốn mươi năm chuyên phân phối trực tiếp các sản phẩm dinh dưỡng. Donna đã gắn bó với công ty này hàng bao nhiêu năm qua bởi cô ấy là sếp của chính mình và nhiệm vụ của công ty là giúp cô ấy thành công. Cô ấy nắm vị trí giám đốc Marketing Quốc gia. Công ty này tồn tại vì nhân viên, khác với nhiều công ty trên nước Mỹ công nghiệp tồn tại chỉ để làm giàu cho cổ đông và tầng lớp chóp bu, sứ mệnh mà công ty này tự đặt ra chính là nguyên tắc cơ bản của kiểu lãnh đạo phục vụ từ dưới lên:

Sứ mệnh của NSA

“Gây dựng một công ty ổn định lâu dài, giúp càng nhiều người đạt được giấc mơ của họ càng tốt”

Bản chất của lãnh đạo phục vụ là quan tâm tới người khác hơn cả bản thân bạn. đó là lòng trắc ẩn của tất cả những ai đang phục vụ tổ chức. Nó làm giàu tất cả mọi người, không chỉ những người ở tầng cao nhất. Lãnh đạo phục vụ buộc chúng ta phải ngồi xuống khóc than với những ai đang khóc. Nó buộc chúng ta sẵn sàng lấm bẩn khi phải hoàn thành những công việc chân tay nặng nhọc. Trong công ty tôi, chẳng có công việc nào của người khác mà tôi lại không sẵn sàng tự làm nếu điều đó tốt cho cả tổ chức.

NGƯỜI DẪN ĐƯỜNG CHO CHÚNG TA

Mỗi người đi theo lãnh đạo vì nhiều lý do. Bảng trên trang 39 đã diễn tả “năm cấp độ lãnh đạo” của tiến sĩ John Maxwell. Ông đã chỉ ra rõ ràng rằng kiểu lãnh đạo hiệu quả và đáng tin cậy nhất phải dựa trên cá tính cá nhân của mỗi người – sự tôn trọng lãnh đạo. Mọi người đi theo bạn bởi chính con người bạn và những gì bạn đại diện.

Và khi nói về phong cách lãnh đạo phục vụ thì Chúa Jesus là ví dụ tuyệt vời hơn cả. Vào cái đêm bị phản bội, Chúa Jesus đã cho những môn đồ của mình thấy ông yêu quý họ thế nào. Trong John 13:1, chúng ta thấy ông “biết rằng thời khắc của ông đã điểm và ông cần tạm biệt thế giới để quay về thế giới của Cha. Vốn yêu quý những môn đồ của mình trên thế giới, giờ đây Chúa cho họ thấy tình yêu bao la của người”. Và khi đó, Chúa đã chứng tỏ cấp bậc tận cùng của sự lãnh đạo phục vụ: ông rửa chân cho môn đồ của chính mình!

Không có tham vọng lãnh đạo

Một người lãnh đạo chính trực và an toàn thường có xu hướng là người không hề có tham vọng lãnh đạo mà buộc phải tại vị bởi thế lực thiêng liêng bên trong và tình huống khách quan bên ngoài. Nó giống như trường hợp của tông đồ Moses, David và kinh Cựu ước. Tôi nghĩ, hiếm có nhà lãnh đạo nào thực sự vĩ đại kể từ thời đại của tông đồ Paul đến nay. Chính vì nhiệm vụ thần thánh được giao phó và sự uỷ thác của Chúa mà ông đã toàn tâm toàn ý hoàn thành sứ mệnh. Tôi nghĩ rằng, tuy hơi cá nhân, nhưng có một quy tắc khá đúng rằng thông thường, những người tham vọng đa phần là những nhà lãnh đạo tồi. Nhà lãnh đạo đích thực phải là người không có tham vọng bá chủ, mang trong mình đầy đủ sự khiêm nhường, hoà nhã, đức hi sinh và tất cả hội tụ đủ để gánh vác sứ mệnh dẫn dắt cao cả. Một khi đả thông tư tưởng, họ sẽ trở thành một con người tài năng và khôn ngoan hơn con người của thực tại.

– A. W. Tozer –

Điều đầu tiên tôi nhận ra trong đoạn này chính là quyền lực và sự tin cẩn bao la của của Chúa. Nhận thức đích thực về quyền lực, địa vị và danh tiếng của mình chính là nền tảng cho sự phục vụ của Chúa. Là một nhà lãnh đạo, Chúa có toàn quyền trở thành một kẻ độc tài. Thực ra theo ý kiến của tôi, ông là người duy nhất trên đời có quyền trở thành nhà độc tài toàn diện!

Jesus đã chứng minh phong cách lãnh đạo phục vụ của mình bằng cách cởi bỏ tấm áo choàng, cầm chiếc khăn trên tay, và rửa chân cho môn đồ của Chúa. Nếu tôi có mặt trong đêm đó, tôi hẳn sẽ rất xấu hổ khi thấy đức Chúa quỳ xuống trước mặt môn đồ đầu tiên. Tôi sẽ cảm thấy hổ thẹn và nhỏ bé, bởi tôi không thể hạ mình làm công việc tầm thường đó. Vậy mà Chúa Jesus đã chứng tỏ rằng người vĩ đại nhất khi đã thực hiện hành động đó trước các tông đồ của mình.

Và kết chuyện, Chúa đã giải thích sự lãnh đạo phục vụ của mình: “Ta đã đưa cho các con một ví dụ rằng các con nên làm những gì ta đã làm cho các con. Thực ra chẳng có môn đồ nào vĩ đại hơn chủ nhân của hắn, và cũng chẳng có người đưa tin nào vĩ đại hơn kẻ đã sai hắn đi. giờ đây khi các con đã biết được những điều này, các con sẽ gặp phước lành nếu thực hiện chúng” (vv. 15-17).

Kết luận

Có phương thức lãnh đạo nào có thể thay thế phong cách lãnh đạo từ trên xuống? Xét về phong cách lãnh đạo, tôi muốn tóm tắt lại những phong cách sau:

Vậy làm sao tôi có thể tránh được thái độ ngạo mạn của kiểu lãnh đạo từ trên xuống? nếu tôi muốn trở thành một lãnh đạo phục vụ mà vẫn giữ được trách nhiệm và vị thế của mình trong tổ chức, tôi cần giữ vững nguyên tắc nào? Hãy thử một trong số những cách sau:

– Không dùng quyền lực đàn áp, mà dùng thái độ phục vụ (xem John 13).

– Không phải sự ủy thác tệ hại, mà là quyền tự do khi con người muốn là chính họ (xem Eph. 4).

– Hãy học cách lắng nghe, tập trung vào nhu cầu của người khác (xem Phil. 2).

– Đừng làm kẻ độc tài, hãy làm người hợp tác trong toàn bộ quy trình (xem 1 Peter5:1-4).

– Đừng kiềm chế, mà hãy thả lỏng với sự đảm bảo (1 thes. 5:11-14).

– Đừng dùng lòng tự tôn,

“Chúa Jesus toàn năng… đã rũ bỏ tất cả. Chúa biến mọi hận thù sân si trở thành hư không – vứt bỏ mọi quyền hành của đấng cái thế. Không danh lợi, không hình tượng”.

“Tôi nhớ, cha tôi từng lắc đầu và lặp đi lặp lại với chính mình ‘Ước gì tôi hiểu được nó. Có một sức mạnh siêu thần ở đây. giá mà tôi biết nó là gì’. đó có thể là lý do vì sao Kinh thánh có sức ảnh hưởng đến tôi như vậy và thẳng thắn thì nó làm phiền tôi. Với tôi, danh vọng giữ vị trí vô cùng quan trọng trong đời người. Tôi muốn được bắt gặp với những người tài giỏi, được ghi nhận bởi những thành công chói sáng, tên tuổi được quảng bá ở khắp các mọi nơi, sống trong một khu phố tuyệt hảo, lái một chiếc xe hợp cạ với mình và ăn mặc thì hợp thời. Nhưng Chúa Jesus, ngài từng khước từ mọi danh vọng!

– Gayle D. Erwin, Phong cách lãnh đạo của Chúa –

mà hãy dùng sức mạnh của người khác (Col. 3:12, 13).

Chốt lại, truyền thuyết cổ xưa này đã minh họa một cách hoàn hảo về tầm quan trọng của lãnh đạo phục vụ thầm lặng:

Khi bắt đầu xây dựng một nhà thờ lớn, một thiên thần xuất hiện và hứa thưởng cho người có đóng góp nhiều nhất vào việc hoàn thành điện thờ. Sau khi xây dựng xong, người ta bắt đầu dự đoán ai sẽ đoạt giải thưởng. Kiến trúc sư? nhà thầu? người xẻ gỗ? người thợ thủ công lành nghề chuyên về vàng, sắt, đồng và kính? Hay người thợ mộc được giao nhiệm vụ điêu khắc bàn thờ tỉ mỉ? Bởi từng người trong số họ đã làm hết sức mình, nên nhà thờ này đã trở thành một kiệt tác. Nhưng đến giờ trao giải, mọi người đều ngạc nhiên. giải thưởng được trao cho một bà nông dân nghèo ăn mặc xuềnh xoàng. Vậy bà ấy đã làm gì? Mỗi ngày bà đều cần mẫn đem cỏ đến cho con bò kéo viên đá hoa cương đến chỗ chiếc máy cắt đá.

Năm cấp độ lãnh đạo

“Tại sao mọi người lại hay đi theo vết xe của kẻ khác”

Mọi người đi theo bởi họ buộc phải làm như vậy. Khi đó ảnh hưởng của bạn sẽ không vượt ra ngoài biên giới công việc. Và bạn càng ở lại lâu, tỉ lệ nghỉ việc và tinh thần làm việc càng giảm sút. Mọi người bắt đầu cô lập bạn, xây nên những hàng rào xung quanh bạn. Bạn không thể tồn tại ở đây quá hai năm.

Mọi người đi theo bởi họ muốn như vậy. Mọi người sẽ đi theo bạn ra ngoài phạm vi quyền lực của bạn. Cấp độ này giúp công việc trở nên vui vẻ. Lưu ý: nếu bạn ở lại cấp độ này quá lâu mà không tiến bộ, những người vốn được tạo động lực sẽ cảm thấy mệt mỏi.

Mọi người đi theo bởi những gì bạn đã làm cho tổ chức. đây là điểm thành công với hầu hết mọi người. Họ thích bạn và thích những gì bạn làm. Vấn đề được giải quyết một cách nhẹ nhàng nhờ động lực này. (đừng để động lực này ngừng lại!).

Mọi người đi theo bởi những gì bạn làm cho bản thân họ. Từ đây, sự phát triển lâu dài bắt đầu. Việc bạn cam kết phát triển tầng lớp lãnh đạo sẽ đảm bảo sự lớn mạnh vững chắc của tổ chức và của con người. Hãy làm mọi điều bạn có thể để đạt được và tồn tại ở cấp độ này.

Mọi người đi theo bởi chính bản thân bạn và những gì bạn đại diện. Bước này chỉ dành cho những lãnh đạo đã dành hàng năm trời để phát triển con người và tổ chức. Ít ai đạt được cấp độ này. Những người làm được điều đó đã vượt quá tự nhiên!

– Tiến sĩ John Maxwell, Phát triển nhà Lãnh đạo bên trong bạn –

Mẹo hay bỏ túi

Nội dung chính: Bản chất của con người là ham muốn thống trị người khác. Kiểu lãnh đạo từ trên xuống tập trung vào mệnh lệnh kiểm soát, đối lập với việc trao quyền. Khi chúng ta lần đầu nắm vai trò lãnh đạo, chúng ta thường coi mình là “Đỉnh cao” bởi chính sự thông minh, cá tính và tài năng đã đưa ta tới vị trí đó. Và chúng ta có xu hướng thống trị cấp dưới, đàn áp họ bằng thói quen văn hóa ra lệnh và kiểm soát. Thái độ quản lý từ trên xuống đặt các lãnh đạo ở vị trí cao nhất của kim tự tháp tổ chức.

– Lãnh đạo từ trên xuống là bản năng của con người. đó là vị trí mặc định của bản chất con người.

– Lãnh đạo phục vụ là một hiện tượng hiếm hoi. đó là người đặt lợi ích tổ chức lên trên vị trí bản thân.

– Những nhà lãnh đạo hiệu quả coi họ là đáy kim tự tháp ngược. Có rất nhiều cách để vẽ biểu đồ tổ chức. Nhà lãnh đạo phục vụ sẽ mang cả tổ chức trên vai và cho rằng nhiệm vụ của mình là giúp mọi người cùng chiến thắng.

Ý tưởng về một phong cách lãnh đạo đối lập, hướng vào việc phục vụ người khác cũng không phải là mới. Hàng thập kỷ nay, một số nhà văn chuyên viết về lĩnh vực kinh doanh (đáng chú ý nhất là greenleaf và Mcgregor) đã ủng hộ hướng đi này, nhưng mãi đến gần đây nó mới thu hút được sự chú ý của nước Mỹ và nhà thờ. Chúa Jesus là ví dụ vĩ đại nhất về lãnh đạo phục vụ trong lịch sử, bởi ông đã chứng tỏ hình mẫu của mình khi nằm xuống vì lợi ích của những môn đồ mình.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.