Thám tử rời sân khấu
Chương 16
Thật tình tôi không muốn phải viết phần sau đây. Không muốn nghĩ đến một chút nào. Hercule đã chết, và tôi có cảm giác một phần con người tôi cũng mất đi theo ông.
Dù sao tôi sẽ cố gắng kể lại. Thật chính xác, không tô vẽ.
Hercule Poirot chết một cái chết tự nhiên, như người ta nói. Cụ thể vì một cơn đau tim. Bác sĩ Franklin đã tiên đoán điều đó, và cơn đau này hẳn là do ông bị sốc trước cái chết của Norton. Thế mà không biết có phải vì quên hay không, mà những ống thuốc trợ tim lại không có trong bàn tay của Poirot lúc đó.
Nhưng có phải là quên hay không? Hay có kẻ nào đã cố tình dấu đi? Không, chắc là đã xảy ra chuyện gì khác, vì không ai lường là hôm ấy Poirot lên cơn. Giờ đây tôi không tin là chết tự nhiên. Hercule Poirot bị giết. Như Norton. Như Barbara Franklin. Nhưng tôi không hiểu tại sao họ bị giết, và ai giết họ.
Cuộc điều tra về cái chết của Poirot đi đến kết luận: tự tử. Tuy nhiên bác sĩ pháp y nhận xét rằng không mấy khi người tự tử bằng súng lại bắn đúng vào giữa trán. Đó là chi tiết duy nhất khiến ta phải phân vân, cón tất cả các cái khác đều rõ ràng: cửa khóa từ bên trong, các cửa sổ đều đóng kỹ, chìa khóa cửa tìm thấy trong túi áo ngủ của Norton, tay Norton nắm chặt khẩu súng. Đúng là cậu thanh niên này thường kêu nhức đầu, hơn nữa lại mới bỏ tiền vào mấy vụ làm ăn thất bại. Nhưng những lý do đó rất là nhỏ nhoi dể đi đến tự tử. Song vì không thể giải nghĩa bằng cách khác, người ta phải chấp nhận kết luận này.
Về khẩu súng, xem ra đúng là súng của Norton. Cô hầu phòng nói đã trông thấy nó hai lần đặt trên bàn đầu giường. Thế là rõ. Song với tôi, đây lại là một vụ giết người ta nữa ngụy trang thành tự tử.
Trong cuộc đối đầu giữa Poirot và X, một lần nữa tên nay đã thắng. Nhưng X là ai? Bây giờ tôi phải tìm cho ra.
Tôi lên phòng Poirot lấy chiếc cặp. Tôi hoàn toàn có quyền, vì tôi biết ông đã chỉ định tôi làm người thi hành di chúc.
Chìa khóa cặp, ông đeo ở cổ.
Trở về phòng, tôi mở cặp ra. Và sững sờ.
Năm hồ sơ về các vụ án mà chúng tôi từng bạn luận trước đây đã biến mất. Mới hôm kia, tôi còn trông thấy chúng lúc Poirot mở cặp trước mặt tôi. Sự việc này chứng tỏ có bàn tay can thiệp của tên X bí ẩn, vì không có lẽ Poirot đã thủ tiêu chúng.
– X? Vẫn là cái tên trời đánh thánh vật đó!
Song, chiếc cặp không hoàn toàn trống rỗng. Và tôi nhớ lại lời hứa của Poirot: tôi sẽ một số chỉ dẫn để tiến tới tìm ra sự thật. Nhưng trong cặp chỉ có hai cuốn sách: một là Othello của Shakespeare, hai là vở kịch của John Ervine nhan đề John Fergueson. Cuốn này có một mảnh giấy đánh dấu ở màn ba.
Nhìn hai cuốn sách, tôi chưng hửng. Đây là những chỉ dẫn mà Poirot để lại ư? Như vây là ý nghĩ gì? Hay là có một điểm gì chung giữa hai vở kịch để tôi lấy làm căn cứ? Nhưng làm thế nào để tìm ra? Trong sách không có đoạn nào được đánh dấu riêng, không một dòng, một từ nào gạch dưới để tôi chú ý. Tôi thử hơ qua loa hai cuốn sách lên lò sưởi, xem có hiện lên dòng chữ bí mật nào không, song không có.
Tôi liền đọc kỹ màn ba của kịch John Fergueson. Trong đó có một đoạn độc thoại tuyệt vời của nhân vật Clutie John, một anh chàng ngớ ngẩn. Tiếp đó, anh chàng đi lùng người đã cưỡng bức em gái mình. Một sự mô tả tính cách sâu đậm, song Poirot để lại tác phẩm này không lẽ chỉ để tôi được thưởng thức văn chương!
Tôi giở tiếp mấy trang, thì một mảnh giấy rời ra, rơi xuống đất. Tôi nhặt lên. Ngạc nhiên xiết bao khi trên đó có dòng chữ Poirot viết:
“Hãy đi gặp anh hầu George của tôi!”
Cuối cùng, thì đây là một lời chỉ dẫn! Có thể chìa khóa mật mã nằm trong tay George. Tôi phải tim ra địa chỉ là đi gặp anh ta.
Nhưng trước đó, tôi còn có nhiệm vụ đưa tang ông bạn quá cố. Nơi đây chính là nơi ông đã sống khi đặt chân lần đầu lên nước Anh, và cũng là nơi ông nghỉ lại vĩnh viễn.
Trong những ngày buồn thảm ấy, Judith tỏ ra rất ân cần với tôi, không rời tôi nửa bước, giúp đỡ tôi trong mọi việc. Elizabeth Cole và Boyd Carrington cũng hết lòng chăm sóc tôi. Norton chết đi, tôi thấy cô Cole không có vẻ đau buồn như tôi tưởng, hoặc nếu có đau buồn thì cô biết giữ kín, không để lộ.
Nay mọi việc đã xong. Tang lễ đã hoàn tất, và tôi ngồi bên con gái, buồn rầu phác xem sẽ phải làm gì. Judith nhỏ nhẹ:
– Nhưng ba ơi, con không ở lại đây đâu.
– Không ở đây? Nghĩa là sao?
– Con không ở lại nước Anh
Tôi ngạc nhiên nhìn nó, Judith nói tiếp:
– Con không muốn nói sớm hơn, sợ ba thêm buồn. Nhưng rồi trước sau gì cũng phải nói. Con đi châu Phi với bác sĩ Franklin.
Tôi không thể kìm mình nữa. Sao nó lại làm chuyện ấy! Thiên hạ sẽ điều ra tiếng vào. Làm trợ lý cho Franklin ở Anh trong khi vợ ông ta còn sống, là một việc; đi châu Phi với ông ta là một việc khác. Không thể, tôi sẽ phản đối bằng mọi cách. Judith không được, không thể làm như vậy.
Nó để mặc cho tôi nói thật lâu, rồi mới cười nhẹ.
– Không ba ơi, con không đi với tư cách là trợ lý, mà với tư cách là vợ của Franklin.
Như có một đòn nặng giáng lên đầu tôi.Tôi lắp bắp:
– Nhưng thế thì… còn Al… Allerton?
Judith có vẻ thích chí.
– Giữa hai chúng con, có gì đâu. Vì ba cứ nghi ngờ vớ vẩn, nên con bực mình không nói ngay. Vả lại, con muốn ba cứ tưởng tượng… cái điều ba tưởng, không đoán ra rằng chính là… Franklin.
– Nhưng ba đã nhìn thấy con ôm hôn Allerton tối hôm đó, ngoài sân.
– Ồ! Lúc đó con đang bực mình, buồn chán… Ba cũng biết đấy, chỉ là chuyện vặt.
– Nhưng sao con lấy Farnklin… nhanh thế.
– Có sao. Con muốn đi cùng anh. Giờ thì chẳng có lý do gì phải chờ.
Judith và Franklin. Franklin và Judith.
Ai hiểu cho tôi rằng lúc đó tôi nghĩ gì? Những ý nghĩ đã ẩn nấp tiềm tàng trong đầu óc tôi bấy lâu nay.
Judith tay cầm một cái lọ. Judith tuyên bố chắc nịch rằng những kẻ vô tích sự phải biến đi, dành chỗ cho người khác. Hai người Norton nhìn thấy có phải là Judith và Franklin? Nhưng nếu vậy… nếu vậy… Không, không thể thế. Không hải Judith! Franklin thì có thể, đó là một con người có vẻ vô cảm, nếu định giết hắn có thể giết nữa.
Poirot đã muốn nói chuyện với Franklin. Để làm gì. Ông định nói gì với hắn sáng hôm nay? Lúc đó Poirot có vẻ hơi lạ. Và những lời ông thốt ra lúc đó lại vang bên tai tôi: “Rồi có lẽ anh sẽ bảo Hạ màn thôi!”
Bỗng dưng một ý nghĩ mới nảy ra trong óc tôi. Kinh khủng! Vô lý! Tất cả câu chuyện về tên X bí ẩn phải chăng chỉ là bịa đặt? Poirot đến Styles này phải chăng vì lo sẽ xảy ra thảm kịch giữa vợ chồng Franklin? Ông đến đây để bảo vệ Judith? Có phải vì thế mà ông không chịu nói gì với tôi? Vì tên X chỉ là cái màn khói nhằm che đậy những chuyện khác?
Judith, con gái tôi, phải chăng là trung tâm của toàn bộ tấm thảm kịch.
Othello! Đó là cuốn sách mà tôi đã lấy ở tủ sách tối hôm bà Franklin chết. Phải chăng đó là dấu hiệu, là chìa khóa của bài toán?
Judith! Judith kiều diễm của tôi. Người nào đó chẳng đã nói rằng nó giống hệt nhân vật cùng tên, trước khi chặt đầu Holopherme?
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.