Nhà Thờ Đức Bà Paris

CHƯƠNG 11 – GÃ DỊ DẠNG



Thời trung cổ cho đến thời Lu-i XII, tất cả các thành phố ở nước Pháp, đều có nơi trú ẩn của mình. Nơi đó tuồng như những đảo nhỏ.
Mọi tội nhân đã vào đó là được cứu thoát.
Đặt chân vào nơi trú ẩn, tội nhân trở thành thiêng liêng, nhưng hắn không được ra ngoài. Chỉ một bước chân ra khỏi hầm mộ là hắn lại rơi vào sóng dữ. Bánh xe, giá treo cổ, cột bêu người, canh gác cẩn mật xung quanh nơi trú ẩn, rình rập không ngừng con mồi của nó. Như thế nơi trú ẩn cũng là một nhà tù như các nhà tù khác.
Thông thường nhà thờ nào cũng có một gian nhỏ để đón tiếp những kẻ cầu lụy. Tại nhà thờ Đức Bà nó là một cái hầm bên sườn trái nhà dưới vòm chống. Nơi đó, sau cuộc chạy đua thắng lợi, Quasimodo đã đặt Esmeralda vào đấy.
Trong đó có một chai rượu, bánh mì và vài thứ thực phẩm.
Y đặt cái giỏ xuống đất, nói:
– †n đi.
Đó là suất ăn của y, cái giường của y.
Y trải cái nệm trên nền gạch và nói:
– Ngủ đi.
Cô gái Ai Cập ngước mắt nhìn hắn để cảm ơn nhưng không thốt ra được lời nào. Con quỷ tội nghiệp quả là ghê sợ. Cô cúi đầu, run rẩy sợ hãi.
Y nói:
– Tôi làm cô sợ. Tôi xấu quá, phải không?
Đừng nhìn tôi, chỉ nghe tôi nói thôi. Ban ngày cô ở nguyên đây. Ban đêm cô có thể đi dạo khắp nhà thờ, nhưng không được ra khỏi nhà thờ, ngày hay đêm cũng vậy. Nếu không, cô sẽ đi đứt.
Cô ngẩng đầu lên để trả lời nhưng y đã biến mất. Cô chỉ còn lại một mình, mơ màng về những lời kỳ lạ của con người gần như quỷ ấy. Cô ngắm nhìn xà lim của mình. Đó là một buồng nhỏ có cửa sổ tò vò. Cạnh mái, cô thấy trên cao hàng nghìn ống khói lò sưởi đang tỏa khói. Thật là.một cảnh tượng thật buồn đối với cô gái Ai Cập tội nghiệp, đứa con bị bỏ rơi, bị kết tội tử hình, tạo vật bất hạnh, không Tổ quốc, không gia đình, không tổ ấm.
Khi cô đang nghĩ đến cảnh cô đơn của mình, ý nghĩ day dứt hơn bao giờ hết, thì cô thấy một cái đầu lông lá, râu ria tuồn vào tay cô, đầu gối cô. Đó là con dê Djali tội nghiệp của cô. Nó cũng thoát chết, đang âu yếm liếm chân cô. Cô gái hôn nó.
– ôi! Djali, thế mà ta quên mi! Mi vẫn luôn nghĩ đến ta. Mi không hề bất nghĩa, đúng không Djali?
Như có một bàn tay vô hình cất đi hòn đá nặng bóp nghẹt trái tim cô từ lâu, cô khóc tầm tã. Nước mắt tuôn trào, cô cảm thấy niềm đau cũng vợi theo.
Tối đến, cô thấy trời đêm rất đẹp, ánh trăng rất dịu. Cô dạo quanh phòng tranh, dạo quanh nhà thờ. Cô cảm thấy được một chút thư giãn vì nhìn từ trên cao, mặt đất thật yên tĩnh.
Hôm sau tỉnh dậy, cô thấy mình đêm qua đã ngủ ngon. Cái sự lạ ấy làm cô ngạc nhiên. Từ lâu lắm rồi, cô mất thói quen ngủ nghê. Một tia nắng mặt trời tươi vui lọt qua cửa sổ tò vò rọi vào mặt cô. Cô thấy một cái gì làm cô khiếp sợ:
Khuôn mặt khốn khổ của Quasimodo.
Không định bụng mà cô nhắm mắt lại, nhưng vô ích. Cô tưởng như vẫn nhìn thấy cái mặt dị dạng ấy. Vẫn nhắm mắt, cô nghe thấy tiếng nói rất dịu dàng của một giọng cục cằn:
– Đừng sợ. Tôi là bạn cô. Tôi đến xem cô ngủ. Nhìn cô ngủ, điều đó chẳng có gì là không tốt với cô, phải không? Tôi đứng đây, khi cô nhắm mắt ngủ thì có sao không? Có hại gì cho cô không? Bây giờ tôi đi đây. Tôi đứng phía sau tường. Cô có thể mở mắt ra.
Có cái gì đó hơn là ai oán trong những lời ấy. Đó chính là cái giọng cô từng thốt ra. Cô gái Ai Cập cảm động mở mắt. Phía cửa sổ tò vò y không còn đấy. Cô bước tới cửa sổ, trông thấy gã gù tội nghiệp nép vào góc tường, dáng bộ đau khổ, cam chịu. Cô cố gắng vượt lên cái ghê tởm của mình, nói dịu dàng:
– Lại đây, anh.
Trông thấy môi cô mấp máy, Quasimodo tưởng cô đuổi hắn, y rút lui, chậm chạp, đầu cúi.gằm, không dám ngước lên cô gái cái nhìn tuyệt vọng của y.
Cô kêu lên:
– Lại đây nào.
Nhưng hắn tiếp tục lánh xa. Cô lao ra khỏi xà lim, chạy theo, nắm lấy cánh tay y. Y ngước mắt lên vẻ van vỉ. Thấy cô gái kéo hắn đến gần, mặt hắn rạng lên vui mừng. Cô muốn hắn vào trong xà lim, nhưng hắn cố tình đứng ngoài ngưỡng cửa.
– Không, không. – Hắn nói.
Cô ngồi xuống duyên dáng trên cái nệm, con dê nằm bên chân. Càng lúc, cô nhận ra thêm những dị dạng của Quasimodo. Mắt cô lướt nhìn từ cái đầu gối khoèo đến cái lưng gù, từ cái lưng gù đến con mắt chột. Tuy nhiên có một chút gì buồn bã và dịu dàng tỏa trên những cái đó làm cô bắt đầu quen dần.
Hắn phá vỡ im lặng.
– Cô bảo tôi quay lại à?
Cô gật đầu, nói:
– Phải.
Hắn hiểu cái gật đầu ấy.
– Chao ôi! – Hắn ngập ngừng… – Chả là tôi bị điếc.
– Con người tội nghiệp! – Cô gái kêu lên với lòng thương cảm nhân từ.
Hắn mỉm cười, đau khổ:
– Cô thấy chỉ còn thiếu cái đó phải không?
Vâng, tôi bị điếc. Tôi sinh ra đã như thế. Kinh khủng, phải không?
Trong giọng nói của con người khốn khổ có một cảm thức sâu xa về nỗi bất hạnh của mình khiến cô gái cảm động không thể nói nên lời.
Hắn cười nói tiếp, cái cười còn nát lòng hơn:
– Vâng, tôi bị điếc. Nhưng cô có thể nói chuyện với tôi bằng điệu bộ. Tôi có một ông thầy cũng nói chuyện với tôi bằng cách ấy. Tôi có thể nhanh chóng hiểu ý cô, theo cử động của môi cô, theo cái nhìn của cô.
Cô gái mỉm cười:
– Này, hãy nói xem: vì sao anh cứu tôi?
Hắn chăm chú nhìn cô khi cô nói:
– Tôi hiểu. Cô hỏi vì sao tôi cứu cô. Cô quên một kẻ khốn nạn cô đã cứu trên cột bêu người à? Một giọt nước, một chút lòng thương, đó là những cái tôi trả giá bằng mạng sống của mình. Cô thì quên kẻ khốn nạn đó, còn hắn thì hắn nhớ..Nghe hắn nói cô gái mủi lòng sâu sắc.
Một giọt nước mắt lăn dài trên đôi mắt của gã kéo chuông.
– Xin cô hãy nghe đây. Dưới kia là những tháp rất cao. Một người rơi xuống sẽ chết ngay, trước khi chạm đất. Khi nào cô muốn rơi xuống, cô không cần nói, chỉ một ánh mắt là đủ.
Hắn đứng lên. Cô ra hiệu cho hắn ở lại.
– Không, không. – Hắn nói. – Tôi không được ở lại lâu. Tôi không được thoải mái khi cô nhìn tôi. Nếu thương tôi thì cô không nhìn đi.
Tôi đi đâu đó để có thể nhìn cô mà cô không trông thấy tôi. Như thế tốt hơn.
Hắn rút trong túi ra một cái còi nhỏ bằng kim khí:
– Cô cầm lấy, khi nào cần đến tôi, khi cô muốn tôi đến, khi nào cô không thấy quá ghê tởm khi phải nhìn thấy tôi thì cô thổi cái còi này, tôi sẽ nghe tiếng.
Hắn đặt cái còi xuống nền nhà và lủi mất.
Ngày theo ngày, tâm hồn Esmeralda dần dần bình tĩnh lại. Cô đã bật ra ngoài xã hội, ra ngoài cuộc đời. Cô mơ hồ cảm thấy rằng cô không thể trở lại nữa.
Cô cảm thấy những hình ảnh ghê gớm từ lâu ức chế cô cứ xa dần. Cô chờ đợi. Cô hy vọng.
Phoebus còn sống, sự sống của Phoebus là tất cả.
Nói thêm rằng ngôi nhà thờ rộng lớn đang bao bọc cô từ mọi phía, đang canh giữ cô, đã cứu cô là một liều thuốc an thần đặc biệt.
Đôi khi cô gái Ai Cập nghĩ đến Quasi-modo.
Đó là mối dây liên hệ duy nhất giữa cô với con người, con người sống. Cô gái khốn khổ, cô còn xa cách thế giới hơn cả Quasi-modo.
Cô chẳng hiểu gì về người bạn lạ lùng mà sự tình cờ đã đưa đến cho cô. Điều đó không ngăn Quasimodo thỉnh thoảng lại xuất hiện như trong những ngày đầu. Cô cố không quay đi dù quá ghê tởm mỗi khi hắn mang đến cho cô làn thức ăn hay hũ nước. Một bận hắn đến bất ngờ khi cô đang vuốt ve con Djali.
Hắn đứng yên một lát, nghĩ ngợi trước cái sinh vật dễ thương này. Cuối cùng hắn nói, từ cái đầu nặng nề và dị dạng:
– Nỗi bất hạnh của tôi là tôi quá giống con người. Tôi chỉ muốn mình hoàn toàn là một con vật, như con dê này. Lần khác hắn xuất hiện trước cửa xà lim khi Esmeralda đang hát một bài hát cổ Tây Ban Nha.
Trông thấy bộ mặt xấu xí hiện ra bất ngờ giữa điệu hát, cô gái ngừng bặt với một cử chỉ sợ hãi vô thức. Gã kéo chuông khốn khổ quỳ gối trước ngưỡng cửa, chắp tay nói đau đớn:
– ôi, tôi khẩn cầu cô. Xin cô cứ hát tiếp.
Xin đừng xua đuổi tôi.
Lần khác hắn đến vẻ vụng về, nhút nhát:
– Xin cô nghe tôi. Tôi có điều muốn nói với cô.
Cô làm hiệu: tôi nghe đây. Hắn thở dài, mở miệng như sắp nói rồi nhìn cô lắc đầu và chầm chậm rút lui, để lại cô gái Ai Cập ngạc nhiên.
Một hôm, Esmeralda lần ra tận mép mái nhà, nhìn xuống quảng trường phía dưới, Quasimodo đến đứng sau cô. Hắn đứng sao cố để cô gái khỏi khó chịu vì trông thấy hắn. Chợt cô gái bô-hê-miêng giật mình. Cô quỳ xuống mép mái nhà, sờ tay về phía quảng trường, kêu lên:
– Phoebus! Đến đây! Đến đây! Anh có thể cứu tôi. Phoebus! Phoebus!
Phoebus vào một nhà. Anh ở xa quá. Cô vẫn quỳ, kêu lên với một sự xúc động khác thường:
– Phoebus! Phoebus! Anh ấy không nghe thấy mình!…
Gã điếc nhìn cô. Gã hiểu màn kịch câm kia.
Mắt hắn đầy nước mắt nhưng không một giọt nào chảy ra. Bỗng hắn nhẹ nhàng kéo tay áo cô.
Cô quay lại. Hắn lấy lại bình tĩnh, nói:
– Cô có muốn tôi đi tìm ông ta không?
Cô gái kêu lên, vui mừng:
– ôi! Đi đi! Chạy đi! Nhanh lên! Đưa người đại úy này lại cho tôi. ông ta sẽ cứu tôi.
– Tôi sẽ dẫn ông ấy lại cho cô. – Hắn nói, giọng yếu ớt.
Rồi hắn quay đầu, chạy vội xuống cầu thang, ngạt thở vì khóc nức nở.
Phoebus đã vào một nhà. Quasimodo phải đợi lâu.
Cuối cùng cửa mở ra. Phoebus đi ra, cuộn mình trong chiếc áo choàng đêm. Gã kéo chuông để anh ta vượt một góc phố rồi chạy theo, nhanh nhẹn như một con khỉ, gọi:
– ‰, đại úy!
Đại úy dừng lại. Hắn nói:
– Anh chàng này muốn gì?.Quasimodo lại gần hắn:
– Đại úy, mời ông theo tôi. Có một người muốn nói chuyện với ông.
– Đây là một con chim xù lông, hình như mình đã trông thấy ở đâu đó. – Phoebus lầu bầu.
– Đại úy, mời ông theo tôi. Đi đi, thưa ngài…
Cô gái Ai Cập mà ngài đã biết…
Cái tên ấy gây ấn tượng mạnh đến Phoebus.
Ngày hành hình, hắn đã bước khỏi cửa sổ một lát, trước khi Quasimodo cứu cô gái. Không ai nói cho hắn biết cô gái Ai Cập còn sống và hắn cũng tránh nhắc đến cô gái này, cô gái đã để lại cho hắn một kỷ niệm nặng nề.
– Cô gái Ai Cập! – Hắn kêu lên sợ hãi. – ở đâu? Mi hiện lên từ thế giới bên kia à?
Hắn đặt tay lên chuôi gươm.
– Nhanh! Nhanh lên! Lối này.
Phoebus đánh một cú rất mạnh vào ngực gã điên và rảo bước đi. Chẳng bao lâu, hắn mất hút.
Quasimodo trở về nhà thờ, thắp đèn rồi lên tháp của hắn. Cô gái bô-hê-miêng vẫn ở nguyên chỗ cũ.
Từ xa cô đã thấy hắn, cô chạy lại:
– Một mình à? – Cô kêu lên, đau đớn.
– Tôi không tìm thấy ông ấy. – Quasimodo trả lời lạnh lùng.
– Phải đợi ông ta suốt đêm chứ! – Cô nói nóng nảy.
Gã thấy cử chỉ giận dữ của cô, hiểu ý trách mắng.
– Lần khác, tôi sẽ rình kỹ hơn. – Gã cúi đầu nói.
– Cút đi!
Gã lui ra xa. Cô không bằng lòng gã.
Từ ngày đó, cô gái Ai Cập không trông thấy hắn đâu. Gã không đến xà lim của cô nữa. Nhiều lắm, đôi khi cô thấy thấp thoáng trên đỉnh tháp bộ mặt buồn rầu của người kéo chuông, đăm đăm nhìn cô. Nhưng cứ hễ cô vừa thấy gã là gã biến mất.
Cô không thấy hắn nữa nhưng vẫn cảm thấy thần hộ vệ nhân lành của cô quanh mình. Thức ăn của cô được thay đổi do một bàn tay vô hình, trong lúc cô ngủ. Một buổi sáng, cô thấy trên cửa sổ một lồng chim. Trên xà lim của cô có một pho tượng làm cho cô sợ. Một lần cô đã nói thế trước mặt Quasimodo. Một sáng khác, cô không thấy pho tượng đâu nữa. (Tất cả những.việc này đều xảy ra ban đêm). Ai đã đập vỡ pho tượng? Người nào trèo lên tận đấy hẳn phải liều mạng sống của mình.
Đôi lần, về ban đêm, cô nghe tiếng ai hát dưới những tấm lá chắn gió của gác chuông, như để ru cô ngủ, tiếng hát buồn và lạ lùng. Đó là những câu thơ không vần. Chỉ có một người điếc mới có thể làm như vậy.
Một buổi sáng, thức dậy, cô thấy trên cửa sổ hai bình hoa nở tưng bừng. Suốt ngày cô ngồi vuốt ve con Djali và bóp vụn bánh mì cho chim én.
Rồi cô hoàn toàn không trông, không nghe thấy Quasimodo nữa. Gã kéo chuông tội nghiệp dường như biến khỏi nhà thờ – Một đêm, mất ngủ, cô nghe tiếng thở dài bên cạnh xà lim của mình.
Sợ hãi cô vùng dậy. Dưới ánh trăng cô trông thấy một đống không ra hình thù nằm ngay cửa phòng cô. Đó là Quasimodo, ngủ trên đá, như để canh gác cho cô.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.