Yes or no những quyết định thay đổi cuộc sống
TIÊN LIỆU CÁC TÌNH HUỐNG
Đêm đó, sau khi nghỉ ngơi và ngắm nhìn cảnh hoàn hôn, đoàn thám hiểm lại tiếp tục khăn gói lên đường. Họ bắt đầu đi chậm lại vì trời đã tối. Vị trưởng đoàn khuyến khích các thành viên trong đoàn thử khám phá cách tìm đường trong đêm tối. Ông nói với mọi người:
-Quá trình ra một quyết định của chúng ta cũng tương tự như thế nay, phải mò mẫm trong bóng tối. Và chúng ta có thể thắp sáng đường đi của mình bằng cách đặt câu hỏi cho chính mình. CÒn nếu không, chúng ta sẽ kẹt mãi trong bóng tối.
Sau một tiếng đồng hồ mò mẫm, những người trong đoàn quyết định quay lại chỗ gần dòng suối mà họ đã tìm thấy để cắm trại qua đêm. Chàng trai bắt đầu cảm thấy lạnh, và dường như chiếc áo khoác mỏng chẳng giúp anh đủ ấm đêm nay. Giá mà anh tính trước đến điều này. Không khí trong rừng bao giờ cũng lạnh hơn nhiều, nhiều nhất là vào buổi tối. Sương đêm bắt đầu rơi. Sự ẩm ướt cộng thêm cái lạnh khiến anh bắt đầu run lên. Anh xoa hai tay vào nhau để sưởi ấm.
Nhận thấy điều này, một thành viên trong đoàn – bà Ingrid Bauer- liền đưa cho anh mượn chiếc áo khoác dự phòng của bạ. Bà đùa với anh:
-Thật là may cho cháu đấy! Vì cô chỉ thích mặc áo lạnh rộng.
Chàng trai đón lấy chiếc áo từ tay Ingrid với lòng biết ơn. Bà hỏi anh:
-Cô có nghe Frank nói là cháu đang muốn kiếm một người nào đó thật xuất sắc để tư vấn cho cháu những vấn đề trong công việc, phải không?
-Vâng ạ, -Anh cười – Cô có biết được người nào như thế không? Gần nơi cháu ở ấy
-Không, làm sao cô biết được. Nhưng cô có thể hiểu được tại sao cháu lại cần đến một người như thết. Ở đức, bọn cô có một hệ thống định hướng công việc, theo đó, những người trẻ sẽ được hướng dẫn và hỗ trợ trong nhiều năm cho đến khi họ có thể tự mình đảm nhận công việc độc lập. Còn ở đây, theo cô biết thì lại không có điều này, cho nên người ta phải tự tìm ra cho mình một cách riêng để học việc. Còn với cháu, thật ra cháu có người thầy riêng mình rồi đấy.
Chàng trai không khỏi ngạc nhiên:
-Cháu đấy à?
-Đúng thế đấy! NGười đó không ai khác là chính bản thân cháu. Hãy nhìn lại những điều cháu đã làm trong quá khứ, cháu sẽ trưởng thành hơn và trở nên khôn ngoan hơn. Xem xét kỹ lại những quyết định trước đây của mình sẽ dạy cháu nhiều điều hơn so với việc cháu học từ người khác.
Từ những quyết định sai lầm của mình, cháu sẽ biết tránh những điều tương tụ trong tương lại và ngược lại, phát huy những gì cháu đã làm đúng trong quá khứ.
Những lời của Ingrid khiến chàng trai nhớ lại những hành động thiếu sáng suốt của mình.
Ingrid nhặt lấy một cành cay nhỏ, đưa nó vào tim chiếc đèn lồng để châm lấy lửa rồi chuyền nó cho chàng trai:
-Hãy đốt lửa và vui lên. đừng có quá khắt khe với bản thân như thế!
Chàng trai mỉm cười trước sự tinh ý của bà Ingrid.
-Cháu chỉ cần nhìn lại kết quả của những hành động trong quá khứ, nó sẽ giúp cháu hiều thêm nhiều điều. đó là những người thầy tốt nhât. Mà hiện giờ cháu đã học đến phần nào trong Sơ đồ rồi?
-Đến giờ thì cháu đã đi được hai phần ba của giai đoạn một. Tức là đến phần hai câu hỏi “Mình có thực sự cần điều này không? Có còn các giải pháp nào khác mà mình chưa nhận ra không?
-Thế cháu có muốn tìm hiểu câu hỏi thứ ba không?
-Có chứ. Cháu đang rất muốn biết đây.
-Đó là: “Mình có lường trước được tất cả các tình huống xảy ra khi quyết định như thế này không? ”
Chàng trai đăm chiêu suy nghĩ. Bà Ingrid dịu dàng gợi ý:
-Cháu có nhớ là trưa nay cháu có kể cho các cô chú nghe về việc vị trưởng đoàn của chúng ta đã tránh khỏi lùm cây có rắn độc như thế nào không?
-Cháu vẫn nhớ. Ông ấy đã nhận ra nguy hiểm trong tích tắc. Sao mà ông ây nhanh vậy nhỉ?
-Chính là vì ông ấy đã lường trước được tình huống này. Trước khi bắt đầu chuyến thám hiểm, ông ấy đã tự hỏi mình rằng: “Nếu có một con rắn bất thình lình lao ra từ trong bụi rậm, hoặc nếu vô tình có một tảng đá nào đó rớt xuống từ trên cao … thì điều gì sẽ xảy ra? ”
Như cháu thấy đấy, ông ấy đã dự đoán trước những tình huống có thể xảy ra và chuẩn bị để đối phó với chúng. Chúng ta cũng có thể học hỏi ở ông ấy. Ta sẽ không bị bất ngờ với những điều mà ta đã lường trước. Giống như một tay chơi cớ giỏi thì luônt tính toán được trước những nước đi để cuối cùng có thể giành được chiến thắng.
-Cô có thể nói rõ hơn được không ạ?
-Lại dùng đến những câu hỏi thôi. Chúng ta có thể dự kiến trước những tình huống có thể phát sinh, rồi tự hỏi mình: “ Sau đó thì chuyện sẽ như thế nào? Cái gì sẽ xảy ra tiếp? ”. Cứ hỏi thế thì rồi chúng ta sẽ dự đoán được tình huống xảy ra.
Giống như là ta đi “hám hiểm” cuộc sống và công việc vậy, lúc nào chúng ta cũng cần phải dự tính trước những tình huống xấu có thể phát sinh và cảnh giác với chúng.
Chàng trai như đã hiểu ý của Ingrid “
-Chúng ta đều biết trong rừng núi thường có rắn và đá, nhưng nếu chúng ta nghĩ đến các tình huống xấu xảy ra, chúng ta sẽ biết cách đối phó với chúng.
-Không sai. Câu hỏi đó giúp ta suy nghĩ một cách thấu đáo và đạt được điều ta cần
-Ý của cô là trước khi quyết định, cháu nên xem xét từng giải pháp mà mình có và tự đặt câu hỏi nếu mình chọn giải pháp này thì điều gì sẽ xảy ra? Rồi điều gì tiếp theo đó?
-Đúng thế, hãy hình dung một cách chi tiết những điều có thể xảy ra mỗi khi cháu quyết định một vấn đề gì, điều này sẽ giúp cháu lường trước được kết quả.
Rồi họ ngồi trong im lặng. Mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng. Chàng trai tự hỏi mình? “Giả sử mình cứ tiếp tục thực hiện quyết định ban đầu của mình, vậy thì điều gì sẽ xảy ra, rồi điều gì tiếp sau đó? ”. Ngay lúc ấy, anh nhận ra rằng anh sẽ không nhận được kết quả anh cần.
Anh cần phải đưa ra một quyết định khác tốt hơn.
Rồi cứ thế, anh xem xét các quyết định khác nhau và dự đoán các tình huống có thể xảy ra. Sau mỗi lần suy xét một cách thấu đáo các giải pháp, anh lại cảm thấy mình đến gần hơn với quyết định mà mình thực sự cần.
Ingrid nhận xét:
-Cô đã từng gặp rất nhiều người chỉ vì không chịu lường trước các quyết định của mình nên đã thất bại thảm hại.
-Cô có thể kể cho cháu một vài trường hợp cụ thể được không?
-Dĩ nhiên là được. Thế cháu muốn nghe chuyện xảy ra với một công ty hay với một cá nhân.
-Nếu cô kể cho cháu nghe cả hai chuyện thì càng tốt. -Chàng trai trả lời
-Câu chuyện đầu tiên nhé. Chuyện này xảy ra với ngành công nghiệp ô tô của Mỹ. Mục đích của học là thu được thật nhiều lợi nhuận nên họ chủ yếu sản xuất các loại xe cỡ lớn. Nhưng rồi do giá xăng dầu tăng cao nên người tiêu dùng bắt đầu chuyển sang sử dụng các loại xe nhỏ hơn và ngày càng ý thức được khía cạnh bảo vệ môi trường của sản phẩm. Những yếu tố này đã khiến cho ngành công nghiệp ô tô tụt dốc. để người tiêu dùng quay trở lại với thói quen mua xe loại lớn, các nhà sản xuất đã quyết định tung ra các loại xe nhỏ chất lượng kém. Họ cho rằng khách hàng sẽ chán đi loại xe này và quay lại dùng xe cỡ lớn như trước đây. Nhưng họ đã không tính đến một điều.
Các nhà chiến lược đã không đặt ra câu hỏi “Nếu mình không đáp ứng cái mà thị trường cần, thì điều gì sẽ xảy ra? Rồi điều gì tiếp theo đó? ”.
Chính quyết định thiếu cân nhắc đó mà đã mở đường cho những nhà sản xuất xe ô tô nước ngoại tràn vào thị trường Mỹ. Họ đã sản xuất ra loại xe nhỏ chất lượng cao hơn, đáp ứng yêu cầu đang cần của khách hàng. Khách hàng đã quay lưng với xe Mỹ và tìm đến hãng khác có sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của họ. Mà một khi khách hàng đã từ bỏ nhà sản xuất thì rất hiếm khi họ chịu quay trở lại. Như vậ, vô hình chung họ đã tự mang mở để trước mặt mèo, dâng thị phần của mình cho đối thủ. Thế đấy, nếu các hãng sản xuất xe ô tô của Mỹ chịu xem xét chiến lược của mình một cách cẩn thận hơn và lường trước các quyết địh của mình thì sự việc sẽ không tồi tệ đến thế. đáng lẽ ra họ phải suy nghĩ một cách thấu đáo rằng nhu cầu của thị trường hiện nay là dùng xe loại nhỏ, từ đó họ sẽ có thể nghĩ ra cách để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Họ đã tự đánh mất uy tín của mình chỉ vì một quyết định thiếu đúng đắn.
-Điều này cho thấy, sửa chữa hậu quả của một quyết định sai lầm bao giờ cũng mất thời gian và công sức hơn rất nhiều so với việc ta bỏ thời gian suy xét quyết định ngay từ đầu.
-Đúng vậy -Ingrid tiếp lời -Qua chuyện này có thể thấy là các công ty cần phải có những người có khả năng suy xét cẩn thận các vấn đề trước khi ra một quyết định có khả năng gây ảnh hưởng đến toàn bộ công ty.
Chàng trai thầm nghĩ, quả thật nếu phương pháp quyết định vấn đề thực sự có hiệu quả như bà ấy nói thì mình sẽ áp dụng nó ở công ty mình.
Ingird lại tiếp tục kể cho anh nghe về một trường hợp khác:
-Công ty cô có lần cần phải tuyển dụng một nhà quản lý mới để điều hành văn phòng đại diện ở một thành phố lớn. Lần đó, do cô đang trong kỳ nghỉ nên không tham gia vào quá trình tuyển dụng. Khi cô quay trở lại làm việc thì những người cộng tác với cô đã chọn được một người vào làm. Công ty cô tổ chức một bữa tiệc để giới thiệu người mới. Khi tiếp xúc với người này, cô nhận thấy có cái gì đó không ổn. Hình như nữ ứng viên này không phải là người mà công ty cô đang cần.
Ngay hôm sau, cô liền họp mọi người lại và nói chuyện với họ về việc này. Cô đặt ra những câu hỏi mà cô đã học được qua chuyến đi làn trước. Qua việc trả lời những câu hỏi này, tất cả mọi người đều nhận ra là mình đã comot quyết định hết sức sai lầm. Họ đã không thật sự suy nghĩ về quyết định đó một cách thấu đáo. Có những người cũng có cảm giác rằng ứng viên này không phù hợp, nhưng họ lại không muốn công nhận điều đó, ngay cả với chính bản thân họ. Họ đã tự lừa dối mình.
Sự thật là họ chỉ muốn tuyển được người thật nhanh. Rồi đến khi họ tự hỏi: “Nếu mình thuê cô ta, điều gì sẽ xảy ra, tiếp theo đó là gì? ”, và họ nhận thấy rằng cuối cùng thì chỉ sau sáu tháng họ sẽ buộc phải sa thải cô ta.
Và thế là bọn cô tập trung vào điều mình cần, bỏ thời gian và công sức ra lựa chọn các ứng cử viên khác. Cuối cùng, bọn cô cũng tìm được một ứng viên xuất sắc. Từ khi có người này vào làm việc, hoạt động của công ty ở thành phố đó phát triển lên rất nhiều. Nhiều lúc nghĩ lại về sự lựa chọn trước đây của mình, bọn cô thấy sao lúc đó mình thật thiếu cân nhắc.
Sau đó, cô đã chia sẽ những điều cô học được từ chuyến thám hiểm này với các đồng nghiệp và khuyến khích họ áp dụng chúng. Hầu hết họ đều nhận ra rằng trước đây, họ đều đã phải trả giá đắt cho những quyết định sai lầm.
Chàng trai ngẫm nghĩ một lát rồi lấy quyển sổ của mình ra và ghi lại:
Bạn hãy tự hỏi: điều gì sẽ xảy ra khi bạn ra một quyết định?
Điều xảy ra tiếp theo đó là gì? . . . và cứ như thế cho đến khi bạn có thể dự đoán được các tình huống sau khi quyết định.
Bằng cách đó, bạn sẽ tìm được cách giải quyết vấn đề tốt nhất.
Chàng trai trẻ chợt nhận ra, chỉ cần tự hỏi mình một câu hỏi hết sức đơn giản là “Rồi điều gì sẽ xảy ra”, có thể anh sẽ ngộ ra được rất nhiều điều.
Theo ánh sáng của ngọn lửa trại, anh nhìn lên bầu trời và thấy có vẻ như trời đang chuyển mưa. Và hình như những người khác cũng nhận ra điều đó nên họ đã đi thu gom củi khô bỏ vào những túi nylong để tránh cho chúng khỏi bị ướt lỡ như trời có mưa. Sáng mai họ sẽ phải cần dùng đến số củi ấy để nấu bữa sáng. Anh hiểu là mọi người đang dự đoán và chuẩn bị cho những tình huống có thể xảy ra. Vào thời điểm này thì việc đi thu gom củi là một công việc không có gì là một công việc không có gì là to tát. Nhưng nếu gặp mưa, sáng hôm sau là rất khác biệt. Chàng trai lại nghĩ đến rắc rối hiện tại của mình và tự hỏi: “Bây giờ, mình phải dự đoán điều gì đây? ”.
Ingrid quay sang nói với anh:
-Hiro đã từng bảo với cô rằng việc mong có một kết cục tốt hơn cũng như việc đuổi bắt những hcus bướm trong vườn vậy. Càng cố bắt chúng chúng càng bay xa khỏi tầm với của chúng ta. Và cuối cùng thì chẳng bắt được gì mà bản thân ta lại trở nên mệt mỏi.
Chàng trai hỏi lại:
-Nhưng nếu không theo đuổi chúng thì làm sao ta có thể đạt được những kết quả tốt hơn?
-Cháu nói không sai. Nhưng ở đây, chúng ta chỉ nên tập trung vào điều mà mình thực sự cần, tìm ra các giải phát để đạt được điều đó và cuối cùng là xem xét các giải pháp và lường trước những điều có thể xảy ra khi mình quyết định lựa chọn nó. Và cứ như thế, hãy để cho những kết quả tốt hơn đến với ta một cách tự nhiên.
Tâm trí chàng trai lại nghĩ đến những quyết định của riêng mình. Anh bắt đầu tin rằng nếu anh áp dụng phương pháp này, anh sẽ đạt được kết quả tốt hơn.
-Nhưng ai sẽ quyết định thế nào là “Kết quả tốt hơn”? -anh hỏi Ingrid
-Chính cháu là người quyết định! Trước hết, cháu phả xác định ro đâu là điếu cháu thực sự cần. Và cuối cùng cháu hãy đánh giá kết quả cháu nhận được bằng cách hỏi bản thân mình: “Kết quả này đã đáp ứng được điều mình cần chưa? ” đó cũng là lý do vì sao mà việc xác định rõ điều mình cần ngay từ đầu rất quan trọng. Sau khi biết rõ đâu là điều mình thực sự cần, chú mói có thể tìm ra các giải pháp đẻ giải quyết vần đề và cuối cùng là suy nghĩ thấu đáo từng giải pháp một.
Chàng trai hiểu rằng mình phải suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra một quyết định nào đó.
-Cháu có bao giờ phải thất vọng vì những quyết định mà cháu cho là tốt chưa?
-Trời! Không chỉ một lần đâu cô ạ?
-Thử nghĩ xem, có lần nào cháu phỉa hối hận vì những quyết định tốt của mình chưa?
-Điều làm cháu tiếc nhát đối với những quyết định tốt của mình là ước gì mình có những quyết định đó sớm hơn.
-Đó cũng là điều cô đang muốn nói. Sao cháu không quyết định sớm hơn?
-Có thể là vì cháu chưa từng nghĩ đến điều đó
-Tại sao vậy?
-Có lẽ tại cháu đã không dành đủ thời gain và cong sức để nghĩ về nó! – Chàng trai trẻ thú nhận.
Ingrid im lặng sau câu trả lời đó.
Chàng trai ngồi ngẫm nghĩ. Rồi anh chợt hiểu:”À, thì ra dành thời gian đặt những câu hỏi cho mình để tìm cách giải quyết vấn đề là điều hết sức quan trọng. Các câu hỏi sẽ thôi thúc mình tìm câu trả lời, dành nhiều thời gian hơn để suy nghĩ, tìm hiểu sự việc và cuối cùng mình sẽ quyết định nhanh hơn. ”
Giá như biêt cách đặt câu hỏi thì mình sẽ không lãng phí quá nhiều thời gian để đi tìm câu trả lời. Giờ thì anh hiểu Hiro nói “đầu tư thời gian: có nghĩ là gì. đầu tư thời gian vào vấn đề sẽ giúp ta quyết định nhanh hơn. Và tiết kiệm thời gian nữa!
Anh lại hỏi Ingrid:
-Tại sao chúng ta lại thường không bỏ thời gian để suy nghĩ một cách thấu đáo cô nhỉ?
-Có lẽ là do chúng ta cú cho rằng những quyết định đó chỉ tác dụng trước mặt và chẳng có ảnh hưởng gì lâu dài đến chúng ta cả. Thực tế không phải như vậy. Cuộc sốn của chúngta được hình thành từ những quyết định mà ta cho là không quan trọng tại thời điểm đó. Nhưng các quyết định cũng giống như các quân cơ đô-mi-nô vậy. Kết quả của quyết định này có thể sẽ ảnh hưởng đến các quyết định tiêp theo. Chúng ta cần phải ý thức được điều này.
Bây giờ cháu thử suy nghĩ thấu đáo quyết định của mình. Sau đó, hãy gác nó lại và xem xét vào sáng hôm sau.
Chàng trai trẻ muốn dành buổi tối còn lại cho riêng mình. Anh cảm ơn Ingried rồi đứng dậy. Với quyển sổ và ly cà-phê vừa mới pha nóng hổi trên tay, anh bước ra khỏi khu lều, đi về tảng đá gần bớ sông và ngồi xuống, Anh giở sổ ra ghi lại những gì mình học được. Viết xong, anh trở về lều để ngủ, với ý định sáng mai sẽ đọc lại toàn bộ những ghi chép của mình.
Đến giữa đêm, chàng trai chợt tỉnh giấc vì tiếng mưa rơi. Âm thanh lộp độp của hạt mưa rớt tren mái lều gây cho người ta một cảm giác nao nao dễ chịu. Cuộc tròn trong chiếuc túi ngủ ấm áp, anh ngẫm nghĩ lại những quyết định gân đây nhất cuả mình. được một lúc, anh ngồi ật đậy và lôi quyết sổ của mình ra. Với tay lấy chiếc đèn pin, anh bắt đầu đọc:
Tiên liệu các tình huống
Các quyết định mà bạn đưa ra trong quá khứ (dù đúng hay sai ) chính là những người thầy tốt nhất của bạn.
Việc xem xét và nhìn nhận bản chất của chúng sẽ giúp bạn tránh những sai lầm trong hiện tại.
Khi xem xét lại các kết quả công việc, bạn đừng nến quá dằn vặt bản thân. Hãy nghĩ rằng bạn đã làm điều tốt nhất mà bạn có thể.
Bạn sẽ đạt được kết quả tốt hơn khi biết tập trung vào điều bạn thực sự cần, tìm ra cách thực hiện điều bạn mong ước và tiên lượng các tình huống trước khi quyết định chọn một giải pháp nào đấy.
Để có thể đạt được kết quả đúng như mình mong muốn, bạn nên tìm cách trả lời các câu hỏi sau:
Nếu mình quyết định như thế này thì điều gì sẽ xảy ra, tiếp theo đó là gì?
. . . Mình sợ điều gì xảy ra nhất? Kết quả tốt nhất là gì? Nếu trường hợp tệ nhất xảy ra thì sẽ đối phó như thế nào?
Mình có thực sự cần điều này không? Có còn cách giải quyết nàokhác mà mình chưa nhận ra không?
Mình có lường trước được tất cả các tình huống xảy ra khi quyết định như thế này không?
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.