Yes or no những quyết định thay đổi cuộc sống

CHẶNG ĐƯỜNG TIẾP THEO



Thức dậy từ tờ mờ sáng, chàng trai cùng vị trưởng đoàn lấy củi khô nhóm lửa. Dù cơn mưa đã tạnh từ rất lâu nhưng mặt đất xung quanh khu cắm trại còn khá ẩm ướt. Trời se lạnh, hai người đàn ông im lặng đứng cạnh nhau, cùng cảm nhận hơi ấm tỏa ra từ ngọn lửa và thưởng thức tách cà phê thơm lừng.

Vị trưởng đoàn mở đầu câu chuyện:

-Cậu thấy phần một của phương pháp “Có hoặc

Không” thế nào?

Chàng trai chậm rãi trả lời:

-Bằng cách dùng lý trí và đặt ra cho mình những câu hỏi. . . Quả thật, cháu thấy phương pháp đó rất hiệu quả. Vậy thì chúng ta còn cần đến phần hai của phương pháp này để làm gì?

-Ta biết thế nào cậu cũng nói câu đó mà. Cần chứ, để quyết định tốt hơn nữa. PHần lớn, hi quyết định điều gì, chúng ta thường chỉ vận dụng một trong hai điều quan trọng: Lý trí và Con tim. Thế nên, các quyết định nhiều khi không chính xác.

Cậu có để ý không, chsung ta đã đi được nửa chựng đường ủa chuyến thám hiểm này rồi. Chặng còn lại của chuyến thám hiểm và cả phần hải của phương pháp “Có hoặc Không” có thể sẽ khó hơn, nhưng lại rất cần thiết với chúng ta.

-Quả thật còn rất nhiều điều mà cháu muốn tìm hiểu thêm. Nhưng. . . trước khi bắt đầu với phần thứ hai, ông có thể nói cho cháu hiểu rõ hơn về cốt lõi của toàn bộ phương pháp này được không? Tại sao lại đùng đến câu hỏi chứ không phải điều gì khác?

-Bởi vì câu hỏi sẽ thôi thúc chúng ta tìm câu trả lời. Chúng ta thưofng có những quyết định sai lầm là vì chúng ta đã không chịu đặt ra những câu hỏi đơn giản cho bản thân ngay từ đầu.

Chàng trai trẻ cảm thấy băn khoăn với từ “đơn giản”. Mà cũng phải thôi, ở lứa tuổi còn rất trẻ như anh, người ta ai chẳng thường phức tạp mọi chuyện lên. Thực ra, chàng trai trẻ cũng đã rất nhiều lần thử đơn giản hóa vấn đà nhưng rồi cũng chẳng ăn thua gì.

Dường như được suy nghĩ của chàng trai, vị trưởng đoàn nhấn mạnh:

-Cậu sẽ thấy sức mạnh không ngờ của sự đơn giản, miễn là đừng giản hóa vấn đề là được.

-Thực ra cháu vẫn chưa hiểu rõ đơn giản và đơn giản hóa khác nhau ở chỗ nào?

-Đơn giản hóa sẽ dễ dẫn đến tình trạnh bị ảo tưởng và cuối cùng là tạo ra những kết quả không thỏa đánh.

Trong khi đó, sự đơn giản lại vừa đủ; và tất cả những gì chúng ta cần chỉ là thế. Đó là lý do tại sao có nhiều kết quả tốt đẹp lại hình thành từ những điều đơn giản đến không ngờ. Nhiều khi những câu trả lời đơn giản lại chính là những điều khó nhận thấy nhất. Nhưng một khi cậu đã tìm được một câu trả lời đơn giản, cậu sẽ thấy nó rất đẽ hiểu và rõ ràng. Một quyết định tốt thường dựa trên những gì chúng ta nhìn hấy chứ không phải là những gì chúng ta cảm thấy.

-Ông có thể nói rõ hơn được không ạ?

-Để lấy ví dụ cho cậu dễ hiểu nhé. Nó giống như những người đâu tư nhầm chỗ vậy. Khi mất hết tiền bạc rồi họ mới nhìn lại và than thở”đơn giản thế này mà mình không nghĩ ra. Giá như mình chịu bỏ nhiều thời gian để đặt ra các câu hỏi và tìm hiều kỹ càng hơn. ”

Vậy theo cậu thì tại sao chúng ta lại ít khi chịu đặt câu hỏi cho bản thân mình? –Vị trưởng đoàn hỏi chàng trai:

-Có lẽ do chúng ta thường không biết hỏi cái gì. Hoặc có thể chúng ta không thực sự muốn hỏi. Chúng ta muốn có câu trả lời nhay nhưng lại không muốn dành thời gian để đặt câu hỏi.

Khi nói câu này, chàng trai chợt nhớ đến Socrates, người thầy vĩ đại của đất nước HI LẠP cổ xưa. Ông đã giúp các học trờ của mình tìm câu trả lời cho các vấn đề bằng cách đặt câu hỏi. Hoá ra phương pháp này không phải là một cái già mới mẻ, nó đã được con người sử dụng các đây hàng chục thế kỷ.

Vị trưởng đoàn lại tiếp tục giải thích cho anh:

-Câu hỏi giống như chiếc đồng hồ báo thức vậy. Nó thức tỉnh chúng ta.

-Thức tỉnh cái gì ạ?

-Nó giúp chúng ta thoát khỏi tình trạng mụ mẫm và nhận ra thực tế – là những gì đang diễn ra quanh chúng ta và trong chúng ta.

Vị trưởng đoàn nói thêm:

-Các quyết định có hiệu quả đều dựa trên thực tế. Không may, tất cả chúng ta đều đã có những quyết định hiệu quả và không hiệu quả.

-Vậy thì điều gì tạo nên quyết định hiệu quả và quyết định kém hiệu quả?

-Các quyết định kém hiệu quả thường dựa trên ảo tưởng, tức là những điều mà chúng ta tưởng là có thật. Ngược lại, những quyết định hiệu quả lại dựa trên những điều thực tế mà sẽ giúp chúng ta phân biệt đâu là điều có thật, đâu là ảo giác. Nó thực sự hữu ích đấy. Câu hỏi sẽ soi rõ ảo giác.

-Ảo giác?

-Ảo giác- hay ảo tưởng –là những điều không có thật nhưng chúng ta lại tin bởi vì chúng ta muốn thế, cho dù nhiều khi chúng ta biết nó không đúng. Chúng ta tự đánh lừa mình.

Đưa ra một quyết định dựa trên những điều không thực tế cũng giống như chúng ta xây dựng một lâu đài trên bài cát. Sớm hay muộn, lâu đài cũng bị sụp đổ. Lúc đó cho dù con người có cố tình đem giấu vết thương vào góc khuất nào đó của tâm hồn thì nó vẫn khiến cho ta có cảm giác nặng nề. Sống trong ảo tưởng cũng giống như sông với nỗi đau âm ỉ triền miên vậy. Chúng ta biết rõ có điều gì đấy không ổn nhưng lại không muốn biết đó là cái gì. Chúng ta chối bỏ nó và hy vọng nó sẽ tự biến mất. Nhưng thực tế thì không, nó vẫn ở đấy. Tương tự như căn bệnh đau đầu kinh niên. Ban đầu, nó làm ta khổ sở nhưng cuối cùng ta đành chấp nhận và quen với sự hiện diện của nó. điều này rất nguy hiểm vì ảo tưởng, giống như bệnh đau đầu kinh niên, sẽ dần dần huỷ hoại chúng ta dù chúng ta có ý thức được điều đó hay không.

-Nguy hiểm như thế nào hả ông? –Chàng trai hỏi,

Không khỏi thoáng chút lo lắngkhi nhớ lại mình

Cũng đã từng gặp cảm giác này.

-Nguy hiểm ở chỗ. . . ta sẽ dần đánh mất cảm giác của mình, một cách vô thức.

Rồi ông bỗng đổi giọng:

-Này, lại đây! Cậu có muốn nhìn thử đoạn đường chúng ta đi phía trước. Chàng trai cũng đi theo ông. Hai người cùng đi bộ dọc theo con đường gồ ghề, được khoảng nửa dặm thì họ đến một cây cầu treo. Chàng trải rất thích thú vì chiếc cầu đong đưa và kêu kẽo kẹt theo nhịp bước của anh. Và khi phóng tầm nhìn về phía trước, anh đã thật sự ngỡ ngàng. Chỉ các nhau chưa tới một dặm nhưng quả thật khung cảnh ở đây nhìn ra khác hẳn với chỗ mà đoàn người nghỉ lại đêm qua. Nó như một khúc ngoặt phân rõ phía trên và phía dưới. Ở đây, anh cảm nhận được thạt rõ ràng chặng đường mình đã đi qua. Và chặng đường còn lại cũng hiện rõ trước mặt anh, chông chênh và huyền bí. Vị trưởng đoàn dẫn anh đi xa thêm một chút nữa. Họ đến bên mọt chiếc hồ. Vị trưởng đoàn bảo chàng trai:

-Cậu thử nhìn xuống hồ và nói cho ta xem cậu thấy cái gì.

Chàng trai cuối xuống mặt hồ, anh cố nhìn thật lauu vào đáy hồ tĩnh lặng dưới ánh sáng mờ nhạt của buổi ban mai. Anh trả lời vị trưởng đoàn:

-Cháu thấy những hòn đá ạ!

-Thử nhìn kỹ lại xem, còn thấy gì khác nữa không?

Chàng trai nhìn chăm chú xuống đáy mặt hồ:

-Cháu nhìn thấy mình trong đó, . . . đúng hơn là sự phản chiếu.

-Bây giờ thì cậu có thể nhận ra phần quan trọng mà cậu không dùng đến khi ra một quyết định rồi chứ. đó chính là cậu. Cậu đã tự gạt mình ra khỏi quá trình quyết định vấn đề.

Tính cách của chúng ta ảnh hưởng nhiều đến cách chúng ta suy nghĩ và ra quyết định. Rất nhiều người trong chúng ta thường quyết định vấn đề dựa trên tình cảm, làm theo sự mách bảo của trái tim, dù có thể chúng ta không ý thức được điều đó. để có được một quyết định tốt cho bản thân, cậu phải biết lắng nghe cả hai nửa của mình: lý trí và trái tim.

Chiếc cầu mà chúng ta đang đứng đây giống như là sự kết nối hai phần quan trọng trong con người cậu lại với nhau.

Phương pháp quyết định này cũng dễ học thôi. Hãy đặt một câu hỏi riêng tư và để cho trái tim cậu trả lời. Tiếp theo, hãy đặt câu hỏi thực tiễn và để cho lý trí tìm lời giải đáp. và rời cậu sẽ nhanh chóng tìm được cho mình một quyết định sáng suốt.

Vị trưởng đoàn lại tiếp tục:

-Nhiều khi chúng ta không nhận ra nhưng cách tốt nhất để tìm ra một quyết định tốt là loại bỏ chướng ngại trên đường đi: đó chính là “cái tôi phá hoại” trong chúng ta.

-Chúng ta loại bỏ nó ra bằng cách nào ạ? – Chàng trai trẻ băn khoăn

-Bằng chính tính cách của chúng ta.

-Ý ông là gì ạ?

-Tính cách của chúng ta – Vị trưởng đoàn giải thích- được tạo nên từ niềm tin cá nhân và cách chúng ta hành động dựa trên niềm tin ấy. Phần lớn chúng ta quyết định vấn đề dựa và những điều chúng ta tin. Và niềm tin của chúng ta, thường lại được hình thành từ những quyết định mà chúng ta đã lựa chọn trong quá khứ. Những quyết định từ xa xưa ấy đã bị chúng ta quên lãng, nhưng chúng vẫn ảnh hưởng đến các quyết định hiện tại của chúng ta thông qua tiềm thức.

Chàng trai lúng túng cúi nhìn xuống đất. Vị trưởng đoàn tinh ý nhận ra thoáng bối rối nơi chàng trai.

-Niềm tin là một điều gì đó mang tính chất riêng tư-Ông nói tiếp – Thế nên chúng ta thường không muốn thổ lộ điều đó với mọi người. Tuy nhiên, chúng ta nên tự mình cân nhắc chúng cẩn thận hơn cho chính bản thân chúng ta.

-Niềm tin của cháu thì liên quan gì đến các quyết định thực tiễn của cháu chứ?

Vị trưởng đoàn trả lời:

-Nếu cậu chỉ sử dụng những đức tính tốt của mình để suy nghĩ và quyết định vấn đề thì ta tin là cậu sẽ tìm ra được một hướng giải quyết thấu tình đạt lý đấy.

Các quyết định của cậu là tấm gương phản chiếu những suy nghĩ, cảm giác và niềm tin của chính cậu. Chúng sẽ cho thấy cách cậu nhìn nhận cuộc sống và nhìn nhận bản thân mình.

Cậu có thể thấy được niềm tin của người khác bằng cách nhìn vào quyết định mà người ấy đã từng thực hiện. Tương tự như thế, những người tinh ý cũng có thể phát hiện ra niềm tin trong quá khứ của cậu.

Chàng trai trẻ không thích tí nào với ý nghĩ người khác có thể phát hiện ra niềm tin của anh một cách dễ dàng, nhưng anh cảm thấy vị trưởng đoàn nói đúng. Chàng trai ghi lại:

Bạn là người thế nào, có thể ít người nhận ra. Những quyết định của bạn sẽ bộc lộ niềm tinh và sự mong muốn của chính bản thân bạn.

-Cậu có còn nhớ là chúng ta đã đề cập đến hai câu hỏi không? Cậu đã biết đến câu hỏi thực tiễn – tức là câu hỏi lý trí. Bây giờ, cậu có muốn tìm hiểu câu hỏi riêng tư không? Câu hỏi về “Chính bản thân cậu”, người ra quyết định?

-Hỏi về bản thân cháu ư?

-Đúng thế! Vì câu hỏi này liên quan đến những niềm tin của cậu – đó là sự trung thực, trực giác và tri giác của cậu.

-Chúng ta xem xét cháu để làm gì ạ? –Chàng trai hỏi với giọng có phẩn cảnh giác.

Vị trưởng đoàn phì cười trước thái độ của chàng trai:

-Không phải chúng ta xem xét cậu, mà là chính cậu xem xét bản thân cậu. Ta hiểu là việc nhìn thẳng vào bản thân sẽ khiến cho chúng ta cảm thấy không thoải mái lắm. Nhưng tin ta đi, việc này rất có ích cho cậu đấy!

-Tại sao ạ?

-Bao nhiêu thì cậu sẽ càng dễ dàng quyết định vấn đề hơn bấy nhiêu.

Chàng trai ngẫm nghĩ rồi chợt hiểu:

-À, theo cháu hiểu thì câu hỏi thực tiễn sẽ giúp mình nhận diện rõ tình hình thực tế của vấn đề, còn câu hỏi riêng tư sẽ giúp cháu hiểu rõ bản thân mình hơn, đúng không ạ?

Người trưởng đoàn mỉm cười hóm hỉnh:

-Hy vọng là như vậy. Khi cậu có ý thức về tính cách của mình và áp dụng chúng vào tình huống thực tế, cậu sẽ quyết dịnh mọi việc tốt hơn.

Nhưng thôi, tạm thời cứ thế đã. Chúng ta sẽ nói tiếp trong bữa ăn sáng. Hai người quay trở lại lều trại. Bữa ăn sáng nóng hổi đã giúp họ xua tan phần nào cái lạnh của sương mai đã ngầm vào người. Giữa lúc hai người đang chuyện trò với nhau thì những người khác trong đoàn đi tới và cùng tham gia cuộc nói chuyện. Chàng trai nói cho họ biết anh và vị trưởng đoàn đang thảo luận về tầm quan trọng của việc khám phá và xem xét niềm tin của bản thân.

Hiro nói với mọi người:

-Tối qua, khi chúng ta đang đi tìm mò mẫm trong đêm tối, tự nhiên tôi có ý nghĩ rằng niềm tin cũng giống như ngọn đèn soi đường vậy. Trong đêm tối, chúng ta có thể đốt đèn lên để soi rọi lối đi. Tương tự như thế, niềm tin của chúng ta là những ngọn đèn dẫn ta đi đến các quyết định. Chỉ có điều, phần lớn chúng ta thường không nhận thấy bản thân mình đang có những niềm tin nào.

Chàng trai trẻ hỏi:

-Đôi khi cháu có cảm tưởng rằng mình quyết định hầu hết các vấn đề trong cảnh mò mẫm vậy.

Mọi người cùng cười ồ lên. Vị trưởng đoàn nhận xét:

-Cậu là người biết cười vào sai lầm của mình. đó là điều rất tốt. Khi chúng ta biết cách nhìn nhận các quyết định của mình trong quá khứ với một tinh thần cầu tiến, chúng ta sẽ học hỏi nhanh hơn và quyết định tốt hơn những lần trước. Ai đã từng nói câu:”Những người nào đi với tâm trạng thoải mái nhất thì sẽ đi được xa nhất” ấy nhỉ?

Chàng trai trẻ đoán:

-Chắc là một nhà hiền triết phương đông xa xưa nào đó.

Hiro cười to. Còn Ingrid thì mỉm cười và góp chuyện:

-Cháu đoán đúng rồi đấy. Hầu hết các ý tưởng khôn ngoan mà chúng ta phát hiện ra đều không có gì mới. Con người đã khám phá ra chúng hàng ngàn năm nay. Chúng ta thậm chí đều biết đến chúng, chỉ có điều chúng ta quên không ứng dụng chúng mà thôi. Đó chính là lý do tại sao bọn cô thương xuyên tham gia vào các chuyến đi kiểu như thế này, để tìm lại những nguyên tắc mà có thể ta đã vô tình lãng quên.

Frank nhìn chàng trai bằng cái nhìn đầy ý nghĩa:

-Sao, bây giờ cậu có còn nghĩ là chuyến thám hiểm này chỉ dành cho những người mới bắt đầu như cậu nữa không? Chà, mà ta nhớ hôm trước cậu nói với ta mục tiêu của cậu là phấn đấu trở thành giám đốc công ty, và thậm chí là vị trí Tổng giám đốc điều hành vào một ngày nào đó, đúng không? Nếu thế thì hãy nhớ rằng, khi một vị

Tổng giám đốc điều hành (CEO) tìm người để bổ nhiệm vào vị trí giám đốc công ty, ông ta sẽ không nói là “Tôi muốn một người hiểu rõ tường tận sản phẩm của công ty” mà ông áy sẽ tìm kiếm người có những phẩm chất cần thiết.

-Những phẩm chất gì vậy ạ? – Chàng trai hỏi ngay.

-Một CEO thông minh sẽ tự hỏi mình: “Liệu người này có đủ phẩm chất phù hợp để đảm đương công việc không? ”.

Chàng trai thắc mắc:

-Tại sao người ta lại quan tâm nhiều đến phẩm chất chứ không phải là khả năng chuyên môn?

Frank – vốn là một CEO – giải thích cho chàng trai:

-Bởi vì, thường thì một người có những phẩm chất tốt sẽ có khả năng đưa ra những quyết định tốt hơn, đặc biệt là những người trung thực, có trực giác và tri giác tốt.

-Tại sao lại là ba phẩm chất đó chứ không phải là những phẩm chất nào khác ạ?

-Trung thực là bởi vì những người trung thực sẽ không lựa dối mình về hoàn cảnh hiện tại. Họ biết loại bỏ những điều rườn rà và tìm ra bản chất của vấn đề rất nhanh.

Còn đối với những người có trực giác, họ sẽ biết tin vào trực giác của mình và không dựa dẫm hoàn toàn vào trực giác của người khác để đưa ra quyết định. Họ biết tin vào chính mình và hiểu rằng lãnh đạo có thể tin tưởng họ.

Cuối cùng là khả năng tri giác. Nếu một người nào đó không không có khả năng thấy rằng họ có thể đang vo tình phá hoại chính thành quả của mình, sớm hay muộn công ty của họ cũng phải trả giá cho điều đó

Khi ta may mắn tìm được ai đó có được những tính cách như vậy thì ta có thể yên tâm mà thuê họ và trả lương cho họ thật hậu hĩnh, vì họ sẽ mang đến lợi nhuận gấp nhiều lần hơn thế.

Chàng trai trẻ mỉm cười và nói rất hào hứng:

-Cháu nóng lòng muốn học đến phần cau hỏi riêng tư quá.

Cả nhóm lại cười rộ lên. Frank thôi không vòng vo nữa:

-Cậu hãy hỏi mình rằng: Khi quyết định như thế này, mình có thành thật với bản thân không? Có tin vào trực giác của mình không? Và liệu mình có xứng đáng nhận những kết quả tốt hơn nữa không?

Chàng trai không khỏi bất ngờ. Anh thầm nghĩ về những điều mà anh đã được nghe và nhận thấy mình sẽ còn phải suy nghĩ rất nhiều về điều này.

Vị trưởng đoàn mỉm cười và nói với anh:

-Thôi, cứ trên tinh thần là như vậy đi. Còn giờ thì chúng ta dỡ lều trại và lên đường tiếp tục cuộc hành trình.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.