Đam Mê Bí Quyết Tạo Thành Công

LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬN BIẾT THẾ MẠNH BẢN THÂN



Những câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn nhận ra được thế mạnh của mình ở cả ba yếu tố: Tài năng, Đam mê và Lương tâm. Trách nhiệm của bạn là lập nên Bản mục tiêu phấn đấu (nằm ở mục “Cống hiến khả năng tốt nhất của bạn”).

Hãy dành thời gian trả lời những câu hỏi này, đồng thời tham khảo ý kiến của cấp trên, đồng nghiệp hay bạn bè.

1. Tài năng

• Bạn có thể cống hiến trong những lĩnh vực nào?

• Bạn có thể hoàn thành xuất sắc công việc nào một cách nhanh chóng?

• Đâu là những ưu thế nổi trội của bạn so với người khác?

• Cấp trên hay đồng nghiệp đã nhận xét như thế nào về năng lực của bạn?

2. Đam mê

• Những cơ hội việc làm nào khiến bạn cảm thấy thật sự hứng thú?

• Bạn thường dành thời gian rảnh để làm gì?

• Công việc nào khiến bạn say mê không biết mệt mỏi? Bạn thích tranh luận về chủ đề nào?

• Bạn thường đọc loại sách nào?

• Bạn từng có trải nghiệm đặc biệt nào tương tự như trải nghiệm của Julia trong câu chuyện trên?

3. Lương tâm

• Trách nhiệm của bạn đối với tổ chức, khách hàng và với đồng nghiệp là gì?

CHO ĐI ĐỂ NHẬN LẠI

Cách tốt nhất để tiếp nhận kiến thức từ quyển sách này là hướng dẫn lại cho người khác nội dung bạn đã học. Do đó, bạn nên tìm cho mình một “ đối tác”, chẳng hạn như đồng nghiệp, một người bạn, hay một thành viên trong gia đình để truyền đạt lại những kiến thức mà bạn đã lĩnh hội. Bạn có thể áp dụng những chỉ dẫn trong phần “Cho đi để nhận lại” hoặc theo cách riêng của bạn.

• Bạn có nghĩ rằng hầu hết mọi người đều có thể cống hiến nhiều hơn những gì công việc được yêu cầu? Hãy giải thích câu trả lời của bạn.

• Bạn đã dồn tất cả tài năng, đam mê và tâm huyết vào công việc hiện tại chưa? Tại sao có? Tại sao không?

• Trong thời đại công nghiệp, người lao động chỉ muốn biết “Bản mô tả công việc của tôi gồm có những gì?”. Ngày nay, theo lời của Peter Drucker, “Người lao động trong thời đại tri thức cần học cách đặt câu hỏi, “Tôi có thể cống hiến những gì?” Bạn hiểu như thế nào về nhận định của Peter Drucker?

• Hầu hết mọi người đều nghĩ về công việc của mình theo phạm vi chức năng mà họ phục vụ: nhân viên bán hàng, nhân viên điều hành, nhân viên kỹ thuật, y tá… Vậy đâu là sự khác biệt giữa việc hoàn thành nhiệm vụ và việc có những cống hiến?

• Jim Collins từng nói, “Mỗi người trong chúng ta nên tự đặt ra câu hỏi ‘Ta sẽ cống hiến những gì?’ không phải vì yêu cầu công việc mà vì lương tâm của chính mình”. Bạn hiểu như thế nào về câu nói này? Trách nhiệm của bạn là gì?

Khám phá động cơ làm việc của bạn

Hãy suy nghĩ về những lời than vãn sau đây:

Tôi đã bị mất việc. Tôi phải làm gì bây giờ?

Tôi kiên trì phấn đấu trong công việc, nhưng tôi không thực sự cảm thấy hứng thú với nó.

Tôi đã làm việc ở đây được 18 tháng, và cảm giác hơi giống bị ở tù. Công việc hoàn toàn không như tôi mong đợi. Tôi cũng không biết giữa mình và khách hàng, ai chán hơn ai.

Suốt 20 năm qua tôi làm việc ở đây, và rồi vào buổi chiều nọ, mọi thứ đã kết thúc.

Công việc của tôi thật vô nghĩa. Trong tương lai không xa, một cỗ máy sẽ thay tôi làm việc đó.

Sau 8 tháng tìm việc, tôi vẫn không nản lòng. Tôi biết tôi có nhiều khả năng đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Nhưng sau khi nhận hàng trăm lời từ chối như “Chúng tôi đã có đủ người rồi”, tôi quyết định tự tạo công việc cho mình.

Có lẽ những vấn đề trên không còn xa lạ với bạn.

Thực tế cho thấy trong cuộc sống thường có những rủi ro mà chúng ta không thể đoán trước. Bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm. Để giữ được chỗ đứng, bạn phải nỗ lực hết mình, hoặc bạn có thể rơi vào bế tắc nếu không tìm thấy niềm vui trong công việc.

Trong chương này, chúng tôi sẽ chia sẻ về bí quyết để có được công việc bạn mong muốn cũng như làm sao để trở thành người có ích và cách khám phá giá trị của bản thân.

NGỌN LỬA

Mùa hè năm 1988, vườn quốc gia Yellowstone bị bốc cháy. Ban đầu, các nhà chức trách thấy không có gì phải lo lắng cả, bởi ở đây vẫn hay cháy rừng và ngọn lửa thường sẽ tự tắt. Nhưng lần này thì khác. Hạn hán, gió và vô số những cây khô góp phần tạo nên một trận bão lửa khủng khiếp. Cuối mùa hè, hàng triệu héc-ta rừng đã bị thiêu rụi. Tưởng chừng như Yellowstone – viên ngọc quý của rừng quốc gia – mãi mãi bị chôn vùi dưới lớp tro tàn. Vậy mà, chỉ trong vòng một năm sau, những cây thông non đã xóa mọi dấu vết của trận hỏa hoạn trước đây. Và hôm nay, chỉ sau một vài thập kỷ, một thế hệ cây mới đã hình thành tại Yellowstone. Dường như tự nhiên đã có cách sắp đặt riêng của mình, ngọn lửa năm ấy đã không phá hủy khu rừng mà nó đã giúp rừng thông thay da đổi thịt.

Theo tiến sĩ Bernie Siegel, “Dẫu không thể giúp đỡ hay can thiệp nhưng khi quan sát cách thiên nhiên liên tục tự đổi mới để đối phó với thảm họa, bạn có thể học được nhiều điều”.

Nền kinh tế của thế kỷ 21 đang đưa chúng ta đi trên một chuyến xe đầy may rủi. Đây có vẻ như là một thời kỳ hỗn loạn. Sự chuyển dịch sang nền kinh tế tri thức làm cho cuộc sống của nhiều người bị đảo lộn. Để tìm cho bản thân một chỗ đứng trong giai đoạn này quả là khó khăn. Nhiều người nhìn thấy tương lai trước mắt chỉ toàn rủi ro, bất hạnh. Họ chỉ nhìn thấy hàng triệu cơ hội việc làm tan thành mây khói, toàn bộ nền công nghiệp bị chôn vùi, tương lai nền kinh tế chỉ là màu xám.

Nhưng với số người khác, bức tranh này chưa bao giờ tràn ngập sắc xanh hy vọng hơn thế. Kỷ nguyên của một nền kinh tế năng động đem đến nhiều cơ hội mà trong thời đại công nghiệp, thậm chí cho đến vài năm gần đây, cũng không ai dám mơ tới. Có khi tai họa lại ươm mầm cho những biến chuyển lớn lao. Liệu những khó khăn của thế giới sẽ chấm dứt, hay tình trạng thiếu hụt năng lượng, chất xám sẽ được giải quyết? Dù thế nào đi nữa, khó khăn luôn tồn tại.

Bức tranh nền kinh tế hiện nay chưa bao giờ xán lạn hơn thế.

Kỷ nguyên của một nền kinh tếnăng dộng đem đến những cơ hội nằm ngoài sức tưởng tượng của bạn.

Bạn có thể tìm mọi cách để bào chữa cho tình trạng công việc của mình. Một số lý do bạn đưa ra có thể đúng! “Nền kinh tế hiện nay đầy bất trắc. Tôi không có nguồn lực. Tôi không được đào tạo, không có nền tảng cũng như mối quan hệ để tạo dựng sự nghiệp như mong muốn”. Nhưng đây chỉ là những lời bào chữa.

Dù nền kinh tế biến động ra sao, cách nhìn nhận vấn đề của bạn mới là yếu tố mang tính quyết định. Với cái

nhìn tiêu cực, bạn sẽ chỉ thấy một mặt đất bị thiêu rụi ở xung quanh mình, cơ hội hiếm hoi, khả năng bị hạn chế. Mặt khác, với tầm nhìn rộng mở, tích cực, bạn sẽ nhìn thấy triển vọng ở khắp nơi.

THỜI ĐẠI CÔNG NGHIỆPTHỜI ĐẠI TRI THỨC
“Không ai được tuyển dụng. Các công ty bỏ rơi người lao động, không thu nhận họ.”“Các công ty phải đối mặt với nhiều thách thức hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, cơ hội dành cho người tài không có giới hạn.”
“Hàng ngàn người đang phải cạnh tranh nhau cho một số lượng hạn chế các công việc. Tôi không có nguồn lực và mối quan hệ. Cơ hội nào dành cho tôi?”“Với thế mạnh riêng, tôi sẽ nhận được nhiều cơ hội việc làm xứng đáng.”
“Chỉ còn lại những công việc vô nghĩa, không  có tương lai. Tôi nghĩ bản thân sẽ nhận một trong số đó.”“Nếu không tìm được một công việc có thể giúp tôi phát huy tài năng và thỏa mãn đam mê, tôi sẽ tự tạo ra nó!”

Điểm khác nhau cơ bản giữa người có tầm nhìn hạn hẹp và người có tầm nhìn rộng mở là người thứ nhất tự coi mình là nạn nhân của hoàn cảnh, còn người thứ hai chấp nhận khó khăn như học phí của trường đời. Những ai có tầm nhìn khách quan, rộng mở thường đề cập đến những điều có thể, chứ không phải những điều không thể!

Trong lịch sử phát triển của loài người, chưa bao giờ cuộc sống mở ra nhiều cơ hội như hiện nay. Thời đại của những thử thách cũng đi kèm với nhiều cơ hội mới. Nếu từ bỏ công việc hiện tại, bạn có quyền tự quyết định cuộc đời mình. Đây không phải lúc để bạn than trách, mà là phải sáng tạo. Và nên nhớ rằng bạn mới chính là người làm chủ cuộc đời mình. Bị mất việc làm cũng mang đến những bất lợi, song nếu nhìn vào mặt tích cực, bạn sẽ nhận ra đó là cơ hội để tự tạo lập một tương lai mới.

Hãy xem xét trường hợp của Steve Demeter ở San Francisco. Anh ấy từng quản lý hệ thống ATM của một ngân hàng lớn. Khi nhận ra

Chúng ta cần tiền để duy trì cuộc sống, nhưng tiền không phải là mối quan tâm hàng đầu của những ai muốn tạo dựng một sự nghiệp vĩ dại.
mình có sự say mê với những lập trình ứng dụng của iPhone, anh đã sáng tạo nên Trism – trò chơi được bán trên mạng với giá 5 đô-la cho một lần tải về. Kết quả là chỉ trong vòng 2 tháng, Steve đã kiếm được 250.000 đô-la.

Ở tuổi 29, Steve đã trở thành triệu phú. Mục tiêu trước mắt của anh là dành trọn đam mê cho công việc, và những gì anh ấy phải làm lúc này là nỗ lực khẳng định tài năng của bản thân.

Khi biết chuyện của Steve Demeter, theo gương người đi trước, Ethan Nicholas cũng lên mạng thu thập thông tin và lập trình trò chơi cho điện thoại iPhone. Trước đó, ở tuổi 30, Ethan lâm vào cảnh không có khả năng thanh toán các hóa đơn chữa bệnh cho con trai và nhiều khoản vay khác. Nhưng chỉ trong vòng một năm, hơn hai triệu lượt người đã tải trò chơi iShoot của anh về máy. Và với sáng kiến này, Ethan đã thu về hơn 35.000 đô-la.

Chúng ta cần tiền để duy trì cuộc sống, nhưng tiền không phải là mối quan tâm hàng đầu của những ai muốn tạo dựng một sự nghiệp vĩ đại. Một đêm nọ, Kathy Headlee Miner đã mơ thấy mình ở châu Phi, xung quanh là phụ nữ và trẻ nhỏ, và một vài người trong số họ đã hỏi: “Cô là ai?”.

“Chúng tôi là những bà mẹ không biên giới”, Kathy đã trả lời như vậy. Khi tỉnh dậy, cô đã tự hỏi mình về ý nghĩa của giấc mơ đó. Vài năm sau, Kathy trở thành người đứng đầu một tổ chức phi lợi nhuận do chính cô sáng lập nên với tên gọi “Những bà mẹ không biên giới”. Hàng năm cô chuyển đến các quốc gia châu Phi rất nhiều quần áo, thuốc men và dụng cụ học tập để cung cấp cho trẻ mồ côi.

Chuyến đi đầu tiên đến Zambia, Kathy đã phỏng vấn hơn một ngàn đứa trẻ mồ côi là nạn nhân của AIDS, mà trong số đó, phần lớn các em đều không nhà. Những bức ảnh của Kathy đã nói lên nhiều điều. “Rachel và 2 đứa em sinh đôi của cô bé đang ở trong một túp lều bẩn thỉu. Ruồi nhặng ở khắp nơi. Bọn trẻ đã nhịn đói suốt 3 ngày liền. Rachel làm việc ở tiệm giặt ủi để kiếm sống, nhưng tiền công cho mỗi chậu đồ chưa đến 10 xu Mỹ”.

Với những đứa trẻ này, một cây bút chì hay một đôi giày đều mở ra cơ hội đến trường, và xa hơn là giúp chúng thoát khỏi sự nghèo đói. Kathy đã xây dựng một ngôi làng dành riêng cho trẻ em. Tại đây, các em được đến trường và được chăm sóc sức khỏe. Với Kathy, tương lai của những đứa trẻ bất hạnh ở phía bên kia bán cầu là sự nghiệp của đời cô.

Hiện tại, câu chuyện về những người làm nên sự nghiệp như Steve Demeter, Ethan Nicolas và Kathy Headlee Mine có thể chưa phổ biến, nhưng họ là những công dân tiêu biểu của một thế giới tràn ngập màu xanh quanh bạn. Và điều bạn cần làm là thay đổi cách nhìn của mình. Trong thời đại nhiều biến động, mất mát là điều khó tránh khỏi, song nó cũng mang theo rất nhiều cơ hội ngoài sức tưởng tượng mà lúc ổn định không thể có được.

Không phải ai cũng bắt đầu sự nghiệp bằng việc viết phần mềm trò chơi cho điện thoại iPhone như Steve Demeter và Ethan Nicolas, hay điều hành tổ chức cứu giúp trẻ em như Kathy Headlee Mine, nhưng còn rất nhiều công việc khác đang cần đến sự đóng góp của bạn. Trên thực tế, hàng trăm hay thậm chí hàng ngàn người đang phải nỗ lực cạnh tranh để có được chỗ đứng trong công việc. Công việc hiện tại của bạn trở thành niềm ao ước của nhiều người. Khi đó, bạn sẽ ngồi than khóc hay sẽ hành động?

Sau đây chúng tôi sẽ trao đổi về việc làm thế nào để có và giữ được công việc mà bạn mong muốn. Để làm được điều này, trước tiên bạn phải thay đổi hoàn toàn quan điểm của mình về công việc đó.

Bạn cần xác định cho mình hai định hướng như sau:

Thứ nhất, hãy trở thành người tình nguyện làm việc, đừng là người làm thuê.

Thứ hai, hãy trở thành một giải pháp, đừng là một rắc rối khác.

HÃY TRỞ THÀNH NGƯỜI TÌNH NGUYỆN LÀM VIỆC, ĐỪNG LÀ NGƯỜI LÀM THUÊ

Đừng chỉ nghĩ mình “có được một công việc”, mà hãy nghĩ mình đang “cống hiến cho một mục tiêu”. Bạn làm việc để kiếm tiến, và công việc là phương tiện để bạn đạt được mục tiêu. Còn mục tiêu là mục tiêu phấn đấu.

, còn người tự nguyện làm việc có bản

bản mô tả công việc

Người làm thuê chỉ có điều bạn tin tưởng và nỗ lực làm việc vì nó. Thông thường, mọi người hay nói về nghề nghiệp của bản thân chứ không phải về sự nghiệp. Từ vocation có nghĩa là nghề nghiệp, đồng thời cũng có nghĩa là thiên hướng – một mục tiêu đáng giá mà bạn nỗ lực vươn tới với niềm tin tuyệt đối.

Do đó, bạn hãy thay đổi suy nghĩ của chính mình. Đừng nghĩ mình là người làm thuê, mà hãy xác định mình là người tự nguyện làm việc. Người làm thuê chỉ có bản mô tả công việc, còn người tự nguyện làm việc có bản mục tiêu phấn đấu, và sự khác nhau giữa chúng là rất rõ ràng. Bản mô tả công việc do người khác đặt ra và người làm thuê buộc phải tuân theo. Còn Bản mục tiêu phấn đấu xuất phát từ những khát khao trong chính bạn và bạn tình nguyện thực hiện nó. Động lực thúc đẩy công việc đến từ bên ngoài, trong khi động lực thúc đẩy cho một mục tiêu xuất phát từ chính bên trong bạn.

Và điều thú vị là chưa từng có một người tự nguyện làm việc nào bị sa thải. Lý do đầu tiên là người tình nguyện làm việc không bỏ việc giữa chừng. Một lý do khác, niềm đam mê và sự cống hiến của người tự nguyện làm việc là tài sản quý giá của nhà tuyển dụng. Những người tình nguyện làm việc không bao giờ đưa ra quyết định chỉ vì sợ hãi hay do tham vọng cá nhân. Một người tình nguyện làm việc luôn đưa ra quyết định dựa trên những cơ sở đúng đắn nhất.

Điểm khác biệt giữa người tạo dựng một sự nghiệp vĩ đại và người sở hữu một công việc tầm thường chính là mục tiêu cống hiến.

Ở đây, chúng tôi không muốn nói đến những mục tiêu lớn lao như giải quyết nạn đói trên thế giới hay là tìm ra phương thuốc chữa bệnh ung thư. Chúng tôi muốn đề cập đến những mục tiêu có giá trị, không phân biệt nghề nghiệp của bạn là gì. Nếu không tìm được động lực trong công việc, bạn sẽ không thể tìm thấy niềm đam mê thực sự để tạo dựng một sự nghiệp tuyệt vời.

Vài năm trước, James Asher cảm thấy thất vọng với cách dạy tiếng Anh ở trường, khi hầu hết giáo viên đều sử dụng phương pháp:
giáo viên đọc, học viên lặp lại. Theo lời mô tả của Asher: “Các sinh viên bước vào lớp, ngồi thành từng bàn, và sau đó mấp máy môi đọc lại theo giáo viên đứng trên bục giảng. Tôi cảm thấy phương pháp này thật lạc hậu và hoàn toàn không hiệu quả”.

James Asher đã dốc lòng vì mục tiêu: giúp mọi người học ngoại ngữ nhanh hơn và dễ dàng hơn. Ông bắt đầu thử nghiệm những phương pháp mới. Một trong những phương pháp đó là đưa ra mệnh lệnh cho sinh viên, để họ có thể có nhiều hoạt động hơn, chẳng hạn như:

Đứng dậy!

Đi về phía tủ thuốc. Mở ngăn kéo và tìm lọ aspirin. Hãy lấy lọ thuốc ấy ra.

Đóng ngăn kéo lại và bước thật nhanh về phía Mary.

Đưa cho cô ấy lọ thuốc.

Mary, cầm lấy cái lọ từ bạn ấy và…

Thật đáng ngạc nhiên, sau khi áp dụng phương pháp học tập này, những sinh viên thuộc các nước nói tiếng Anh đang học tiếng Nga đã học được hàng trăm từ mới trong thời gian kỷ lục. Khám phá đó của Asher ngày nay được gọi là “Phương pháp vận động toàn thân”. Phương pháp này làm cho việc học ngôn ngữ thứ 2 trở nên hiệu quả và dễ dàng.(6)

Bản mô tả công việc của Asher không yêu cầu ông phát minh ra phương pháp dạy ngoại ngữ hiệu quả hơn, mà chính ông tình nguyện làm việc đó. Với Asher, đây là một vấn đề bức bách cần phải tìm ra giải pháp và đó cũng là mục tiêu mà ông theo đuổi trong suốt sự nghiệp của mình.

Thế còn bạn thì sao? Bạn muốn cam kết thực hiện điều gì?

Đầu tiên, bạn cần trở thành một người tình nguyện có ích, được trang bị đầy đủ các kỹ năng mà nhà tuyển dụng cần. Và tất nhiên, bản thân sẽ càng trở nên cần thiết khi bạn hiểu rõ hơn về tổ chức của mình, về ngành công nghiệp bạn muốn tham gia, và thách thức của việc kinh doanh. Chủ đề này sẽ được chúng tôi đề cập ở chương kế

Hiện nay tình hình kinh tế biến động không ngừng đã đặt ra thách thức đối với các nhà quản lý, vì vậy, cơ hội dành cho bạn luôn bỏ ngỏ. Cơ hội ở khắp mọi nơi.
tiếp, nhưng trước tiên, bạn cần thay đổi cách tư duy của mình: Bạn là người tình nguyện làm việc chứ không phải là người tìm kiếm việc làm.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.