Chuyện Người Tuỳ Nữ

CHƯƠNG 8: NGÀY SINH



19
Tôi mơ thấy mình đang thức.
Tôi thấy mình dậy khỏi giường đi qua phòng, không phải phòng này, ra khỏi cửa, không phải cửa này. Tôi đang ở nhà, một trong những căn nhà từng ở, và con chạy tới với tôi, mặc áo ngủ màu xanh bé bỏng, ngực in đóa hướng dương, chân không giày tất, rồi tôi ôm con lên mà cảm thấy tay chân con quấn lấy mình và tôi khóc, bởi khi đó tôi biết mình đang mơ. Tôi lại thấy mình trên giường, rồi tỉnh dậy, và tỉnh dậy mà ngồi trên mép giường, và mẹ bưng khay vào hỏi tôi đã đỡ chưa. Mỗi lần tôi ốm, hồi còn nhỏ, mẹ phải nghỉ làm ở nhà. Nhýng cả lần này tôi cũng chýa thức dậy.
Sau những giấc mõ này tôi dậy hẳn, và biết mình thức khi lại thấy vòng hoa đó, trên trần, cả đôi rèm thõng xuống nhý mớ tóc trắng của ngýời chết ðuối. Tôi thấy lảo ðảo nhý say thuốc. Tôi ngẫm nghĩ khả nãng này: có thể họ ðã đánh thuốc tôi. Có thể cuộc đời tôi tưởng có thật đây chỉ là ảo giác.
Hy vọng zero. Tôi biết mình ở đâu, là ai, biết hôm nay thứ mấy. Ba câu hỏi kiểm định, tôi hoàn toàn tỉnh trí. Đầu óc tỉnh táo là báu vật vô giá; tôi trữ nó như người ta ngày xưa trữ tiền. Tôi dành dụm, để có đủ lúc cần, lúc thời cơ đến.Lớp vỏ trứng nhẵn nhưng cũng hơi sạn; những đốt canxi nhỏ bị nắng tô đậm thêm, như miệng vực mặt trăng. Khung cảnh trơ trụi, nhưng hoàn hảo; hoang mạc lý tưởng cho các vị thánh lánh mình, để tâm trí khỏi nhiễu loạn bởi cảnh phồn tạp bên ngoài. Tôi nghĩ chắc hẳn Chúa phải trông đúng thế này: như quả trứng. Biết đâu sự sống trên nguyệt cầu không nằm trên bề mặt, mà trong lòng.
Giờ quả trứng đang tỏa sáng, như tự phát ra năng lượng. Ngắm nó cho tôi khoái thú không tả xiết.
Nắng khuất, quả trứng tắt đi.
Tôi nhón quả trứng lên mân mê một lát. Ấm. Đàn bà ngày xưa mang những quả trứng này giữa hai bầu ngực, ấp cho nở. Cảm giác chắc hay ho lắm.
Đời sống cực giản. Khoái lạc = quả trứng. Phúc lành đếm trên đầu ngón một bàn tay. Nhưng có lẽ đây đúng là phản ứng người ta trông đợi ở tôi. Tôi đã có quả trứng, tôi còn đòi gì nữa?
Trong hoàn cảnh sa sút khát vọng sống gắn vào những đối tượng kỳ quái nhất. Giá tôi có con vật nào đó: chim chẳng hạn, hay mèo. Tùy thân thú. Một con thú chỉ cần ít nhiều thân thuộc. Chuột cũng được luôn, nếu cấp thiết, nhưng chẳng mong gì được. Nhà này quá sạch.
Tôi lấy thìa beng đầu quả trứng, và ăn ruột bên trong.
Đang ăn quả thứ hai, tôi nghe tiếng còi hụ, mới đầu rất xa, ngoằn ngoèo tiến qua những nhà lớn và thảm cỏ xén gọn, âm thanh ri ri như tiếng côn trùng; rồi gần lại, nở to, như bông hoa bằng âm thanh bung ra thành đóa kèn đồng. Tuyên cáo gì đây, tiếng còi này. Tôi đặt thìa xuống, tim nảy lên, tôi lại tới bên cửa sổ: nhỡ nó màu lam, không dành cho tôi? Nhưng tôi đã thấy nó rẽ ngoặt vào, băng trên phố, dừng ngay trước nhà, vẫn rú to, và sơn màu đỏ. Hoan tin giáng thế, thật ít thấy dạo này. Tôi bỏ lại quả trứng ăn dở, vội vã ra tủ lấy áo choàng, chưa chi đã nghe thấy tiếng chân lên cầu thang và tiếng gọi.
“Nhanh lên,” là Cora, “không ai đợi cả ngày đâu đấy,” và chị giúp tôi mặc áo, chị còn cười nữa.
Tôi gần như chạy lao theo sảnh, trượt xuống cầu thang như đồi tuyết, cửa trước mở rộng, hôm nay tôi được đi qua, và viên Vệ binh đứng đó, cúi chào. Trời bắt đầu mưa, mưa phùn lắc rắc, và mùi đất cùng cỏ đang sinh nở tràn ngập không trung.
Xe Vận sinh màu đỏ đỗ ngay lối vào. Cửa sau mở, tôi lập cập trèo lên. Thảm sàn xe màu đỏ, rèm đỏ giăng qua cửa sổ xe. Trong đã có ba người đàn bà, ngồi trên hai băng ghế dài chạy suốt hai bên. Viên Vệ binh đóng hai cánh cửa sau khóa lại, ngồi lên ghế trước, cạnh tài xế; qua tấm lưới sắt lót kính có thể nhìn thấy gáy hai người. Xe giật lên một cái rồi khởi hành, trên đầu còi vẫn rít lảnh lót: Tránh đường, tránh đường!
“Ai thế?” tôi hỏi người đàn bà cạnh mình; nói vào tai chị, hoặc chỗ có lẽ là tai chị sau khăn trùm. Tôi gần phải hét lên, tiếng còi to quá.
“Ofwarren,” chị hét trả. Theo bản năng chị chộp lấy bàn tay tôi, bóp chặt, khi xe giật cục qua chỗ rẽ; chị quay sang và tôi nhìn thấy mặt chị, nước mắt lăn trên má, nhưng vì sao? Ganh tị, thất vọng? Nhưng mà không, chị đang cười, chị vung tay ôm lấy tôi, tôi chưa gặp chị bao giờ, chị ôm tôi, bộ ngực lớn dưới lệ bộ đỏ, chị đưa tay áo quệt ngang mặt. Một ngày như hôm nay chúng tôi có thể làm gì mình muốn.
Cần đính chính: trong khuôn khổ.
Đối diện trên băng ghế kia, một người đàn bà đang cầu nguyện, mắt nhắm, tay chạm miệng. Cũng có thể không. Có thể cô ta đang cắn móng tay ngón cái. Có lẽ cô đang cô bình thản. Người thứ ba đã bình thản lại rồi, hai tay khoanh lại, miệng hơi mỉm cười. Còi vẫn hú lên liên tục. Ngày xưa tiếng này báo hiệu cái chết, dẫn đường xe cứu thương hay cứu hỏa. Biết đâu nó sẽ báo hiệu cái chết cả hôm nay. Rồi biết ngay thôi. Ofwarren sẽ sinh gì? Một em bé, như ai nấy cùng hy vọng? Hay không phải, một Phế nhi, đầu bẹp hoặc mõm như mõm chó, một đầu hai thân, tim thủng lỗ hay không có tay, hoặc các ngón có màng? Chẳng cách nào biết được. Ngày xưa thì được, có máy móc kiểm tra, nhưng giờ đã bị cấm. Mà biết thì được ích gì? Không thể lôi chúng ra được; có là gì đi nữa thì cũng phải sinh cho trót.
Xác suất là một phần tư, chúng tôi được biết ở Trung tâm. Không khí nhiễm đầy hóa chất, một thời, rồi phóng xạ, nước vẩn đầy chất độc, phải mất hàng năm may ra mới thanh lọc hết, và trong lúc đó chúng đã len lỏi vào người các cô, đồn trú trong mô mỡ của các cô. Ai biết được, xác thịt các cô có khi đã ô nhiễm, bẩn như một bãi biển loang dầu, cầm chắc cái chết cho chim biển và những đứa con tương lai. Biết đâu kền kền ăn xác các cô cũng lăn ra chết. Biết đâu các cô sáng choang lên, như đồng hồ kiểu cổ, trong đêm. Đêm canh người chết. Có loại bọ tên như thế, chuyên đi chôn xác thối.
Đôi lúc tôi không thể nghĩ về mình, cơ thể mình, mà không phác ra một bộ xương: hình ảnh tôi trước một hạt điện tử. Cái nôi sự sống, đan bằng xương; và bên trong, trăm mối họa, protein dị dạng, tinh thể lởm chởm như mảnh chai. Đàn bà uống đủ loại thuốc, đàn ông phun thuốc cho cây, bò ăn cỏ, các nguồn nước giải ứ độc tố theo nhau chảy xuống sông. Chưa kể vài nhà máy hạt nhân, dọc phay San Andreas, đã nổ tung trong mấy trận động đất, do trời giáng chứ chẳng do ai, và một chủng giang mai đột biến không loại kháng sinh nào trị nổi. Một số còn tự làm lấy, dùng chỉ ruột mèo thắt cho tịt hay dùng hóa chất cho thành tật suốt đời. Sao lại có thể, dì Lydia nói: trời sao lại có thể làm chuyện tày trời đến thế? Bầy Jezebel! Miệt thị món quà chúa ban! Đôi tay vặn vẹo.
Các cô lãnh nguy hiểm lớn, dì Lydia bảo, nhưng là đạo quân xung kích, các cô sẽ hành quân tuyến đầu, vào lãnh thổ hiểm nghèo. Nguy hiểm càng cao vẻ vang càng lớn. Dì siết chặt đôi tay, tươi tắn rờ rỡ trước lòng gan dạ mặt ngoài của chúng tôi. Chúng tôi cúi mặt nhìn bàn. Trải qua mọi chuyện xong rồi đẻ ra một cái máy xắt: viễn cảnh chẳng đẹp đẽ gì. Chúng tôi không biết đích xác số phận những đứa bé không xuôi lọt, những đứa bị tuyên bố là Phế nhi. Nhưng chúng tôi biết chúng sẽ bị bỏ đi, đâu đó, triệt để.
Không chỉ có một nguyên nhân duy nhất, dì Lydia bảo. Dì đứng trước lớp, trong bộ đồ kaki, tay cầm thước chỉ. Trước tấm bảng đen, thế chỗ từng dành cho tấm bản đồ, có một biểu đồ thả xuống, cho thấy tỷ lệ sinh, đơn vị phần nghìn, trong nhiều năm: một đường tuột dốc, đâm xuống quá trục hoành là mức thay thế dân số, xuống nữa xuống nữa.
Tất nhiên, trong số đàn bà có người tin không còn tương lai nữa, họ nghĩ thế giới sẽ nổ tung. Họ lấy đó làm cớ, dì Lydia bảo. Họ nói sinh con đẻ cái chẳng nghĩa gì. Cánh mũi dì chun lại: tàn ác thế chứ. Đám ấy là lũ biếng nhác, dì bảo. Quân đĩ lỗng.
Trên mặt bàn tôi ngồi có những tên tắt, khắc vào mặt gỗ, kèm ngày tháng. Đôi lúc chúng đi theo cặp, giữa ôm chữ “yêu”. J.H. yêu B.P. 1954. O.R. yêu L.T. Tôi nhìn chúng như chữ khắc trên vách hang đá, đọc thấy trong sách đã lâu, hoặc vẽ bằng bồ hóng trộn mỡ ðộng vật. Chúng hình như thuộc về thời tối cổ. Mặt bàn bằng gỗ sáng màu, hơi thoải xuống, bên phải có chỗ tì tay, có thể dựa vào khi viết, lên giấy, bằng bút. Trong ngăn bàn cất được đủ thứ: sách nào,vở nào. Những thói quen của ngày xưa ấy với tôi giờ sao mà xa xỉ, gần như đồi trụy nữa; bại hoại như tiệc tùng truy hoan trong xã hội dã man. M. yêu G. 1972. Vết khắc này, di đi di lại bằng chì vào chỗ vecni đã tróc, chứa dung lượng bi ai của mọi nền văn minh đã lụi tàn. Cũng như vết tay in trên đá. Chủ nó, dù là ai, đã có hồi còn sống.
Không có ngày nào về nửa sau thập kỷ 80. Đây chắc nằm trong những trường bị đóng cửa hồi đó, vì thiếu học sinh.
Họ đã sai lầm nhiều, dì Lydia nói. Chúng ta sẽ không mắc lại. Giọng dì sùng kính, lại vừa hạ cố, theo kiểu có bổn phận nói cho chúng tôi hay những điều không de chịu, chỉ vì muốn tốt cho chúng tôi. Tôi những muốn siết cổ dì. Tôi xua ý nghĩ đi ngay khi vừa tới.
Sự vật có giá, dì bảo, chỉ khi hiếm và khó kiếm. Chúng tôi muốn các cô bé của mình có giá. Dì rất giàu những khoảng lặng, được nhấm nháp kỹ trong mồm. Hãy coi mình là ngọc trai. Chúng tôi đây, ngồi thành hàng, mắt cụp xuống, chúng tôi khiến dì nhỏ những giọt dãi đạo đức. Chúng tôi thuộc quyền dì định nghĩa, chúng
 
Ánh xám phả vào qua đôi rèm, sáng chập choạng, hôm nay không nắng lắm. Tôi ra khỏi giường, tới cửa sổ, quỳ lên bệ, cái gối nhỏ cứng, ĐỨC TIN, nhìn ra ngoài. Chẳng có gì mà nhìn cả.
Tôi nghĩ xem hai cái kia đi đâu. Hẳn phải là bộ ba chứ, ban đầu. HY VỌNG và TỪ ÁI, chúng bị tống đi đâu rồi? Serena Joy quen ngăn nắp. Bà sẽ không quăng đi thứ gì chưa quá tã. Một chiếc Rita, chiếc kia Cora chăng?
Chuông reo; tôi đã dậy sớm, trước giờ. Tôi mặc đồ, không nhìn xuống.
Tôi ngồi lên ghế mà nghĩ về chữ “ghế”. Chair. Nó còn có nghĩa là chủ tọa cuộc họp. Cũng là một phương thức xử tử. Đọc lên là khởi đầu cho charity, từ ái. Tiếng Pháp có nghĩa là “xác thịt”. Những điều này chẳng liên quan gì tới nhau.
Kinh nhật tụng của tôi đấy, để soạn sửa mình.
Trước mặt tôi là cái khay, trên có ly nước táo ép, viên sinh tố, cái thìa, ba lát bánh mì nâu trên đĩa, thêm đĩa nhỏ nữa đựng mật, đĩa thứ ba đỡ cốc đựng trứng, loại thắt eo như tấm thân đàn bà, mặc váy. Cái váy trùm lên quả trứng thứ hai, ủ ấm. Cốc bằng sứ trắng có dải men lam.
Quả trứng ở trên màu trắng. Tôi dịch cốc đi một chút, để nó hứng lấy làn nắng sóng sánh ùa vào qua cửa mà đậu xuống khay, ửng lên, phai đi, lại ửng lên lần nữa. tôi phải chịu lấy những tính từ của dì.
Tôi nghĩ về ngọc trai. Ngọc trai là nước dãi trai cô lại. Cái này tôi sẽ kể với Moira sau, nếu có thể.
Chúng tôi ở đây sẽ liếm cho các cô sạch hơi sữa, dì Lydia bảo, hớn hở và mãn ý.
Xe dừng, cửa sau mở, các Vệ binh lùa chúng tôi ra. Ngay cửa chính một Vệ binh khác đứng, vai lủng lẳng cây súng máy cụt thun lủn đặc thù. Chúng tôi sắp hàng qua cửa chính, dưới mưa lất phất, đám Vệ binh cúi chào. Chiếc xe Cấp lớn, chở máy móc và bác sĩ lưu động, đậu đằng xa chỗ đường vòng xuyến. Có một bác sĩ bên cửa xe nhìn ra. Tôi nghĩ không biết họ làm gì trong đó, cho qua thì giờ. Chơi bài chăng, có thể lắm, hay đọc sách; những ham mê nam tính. Nói chung ít khi cần đến họ; họ chỉ được phép vào nếu không còn cách nào khác.
Ngày xưa khác nhiều, họ mới là người trực chiến, ô nhục lắm thay, dì Lydia bảo. Điếm nhục. Dì vừa chiếu xong một cuốn phim, quay ở bệnh viện thời xưa: người đàn bà chửa, nối với một thứ máy, điện cực tua tủa khắp mình như một người máy chết, ống truyền tĩnh mạch cắm vào ven tay. Một người cầm đèn pha ngó nghiêng vào giữa hai đùi, ở đó đã cạo sạch, một cô bé nhẵn nhụi tầm thường, một khay sáng nhoáng dao tiệt trùng, mặt nào cũng bưng khẩu trang. Bệnh nhân rất biết hợp tác. Ngày xưa họ từng gây mê đàn bà, tác động tạo cơn co, rạch họ toang ra, lấy kim khâu lại. Kết thúc rồi. Cả thuốc tê, kết thúc. Dì Elizabeth bảo thế tốt hơn cho đứa bé, nhưng không chỉ thế: Ta sẽ làm cho ngươi phải cực nhọc thật nhiều khi thai nghén; ngươi sẽ phải cực nhọc lúc sinh con. Món tất yếu trong bữa trưa, kèm với bánh mì nâu và bánh kẹp rau diếp.
Trong lúc leo cầu thang, rất rộng, hai bên hai đôn đá lớn – Chủ soái của Ofwarren hẳn địa vị cao hơn nhà chúng tôi – tôi nghe một hồi còi khác. Chiếc Vận sinh lam, chở các Phu nhân. Nghĩa là Serena Joy, đường bệ mà đến. Không ngồi ghế băng, họ có ghế hẳn hoi, bọc nệm. Nhìn thẳng phía trước, không bị ròm ngăn. Họ biết mình đang tới đâu.
Hẳn là Serena Joy từng tới đây dùng trà, chính nhà này đây. Hẳn là Ofwarren, trước kia là ả giặc cái Janine õng ẹo, đã được đem ra diễu trước mặt bà, bà và các Phu nhân còn lại, đế họ nhìn bụng cô nàng, sờ nữa cũng nên, mà chúc mừng Phu nhân nhà chủ. Cô gái mạnh khỏe đấy, cơ bắp khá. Gia đình không mang chất da cam, kiểm tra hồ sơ rồi, cẩn tắc không bao giờ áy náy. Và ai đó nhân từ có thể: Em ăn miếng bánh quy không?
Ồ thôi, bà chiều em nó quá, các cô ấy thừa đường không tốt đâu.
Một cái chẳng sao đâu, lần này thôi mà, Mildred.
Và ả Janine ỏe họe: Một thôi, thưa bà, cho em nhé, đi????
Thật là, ngoan khéo quá, chẳng lầm lì như nhiều đứa khác, làm xong việc là thôi. Giống như con gái bà nhỉ, nói vậy cũng được. Người trong nhà. Nhẹ cười an tâm kiểu mệnh phụ. Xong rồi em ạ, về phòng em đi.
Và khi cô ta đã ra: Lũ điếm con, cả lũ chúng nó, nhưng ai mà kén chọn quá được. Họ phát gì thì chìa tay mà nhận thôi, nhỉ, các cô? Từ miệng Phu nhân Chủ soái, của tôi.
Ôi, nhưng bà đúng là gặp may. Có nhiều đứa, trời, còn không sạch sẽ nữa kìa. Mà không đời nào cười, lê lết cả ngày trong phòng, tóc không gội, ôi cái mùi. Tôi phải bắt đám Martha xông vào, gần như nhấn nó vào bồn, đến phải mua chuộc nó mới chịu đi tắm nữa, phải nạt cho hết hồn.
Tôi phải dùng đến biện pháp mạnh với con nhà tôi, và giờ nó không thèm ăn tối tử tế nữa; còn về cái chuyện kia, chẳng thấy mảy may, mà ở nhà tôi thường xuyên đến thế. Nhưng còn con nhỏ này, vẻ vang cho bà thế còn gì. Chỉ còn ngày một ngày hai, ầy dà, chắc bà háo hức lắm, con bé to như cái nhà rồi, tôi cá bà sốt ruột vô cùng tận.
Rót thêm nhé? Nhã nhặn đổi đề tài.
Tôi biết diễn biến rồi sẽ ra sao.
Còn Janine, trong phòng trên lầu, cô ta làm gì? Ngồi ngậm vị đường còn trong miệng, đưa lưỡi liếm môi. Nhìn vu vơ ra cửa. Hít vào thở ra. Vuốt vuốt đôi vú căng phồng. Không nghĩ gì hết.
20
Cầu thang chính rộng hơn nhà chúng tôi, hai bên hai tay vịn uốn. Trên vọng xuống tiếng những người đàn bà đến trước rì rầm tụng nguyện. Chúng tôi lên cầu thang, hàng một, canh chừng khỏi giẫm vào vạt áo lướt thướt phía trước. Bên trái, cửa phòng ăn mở rộng, nhìn thấy được chiếc bàn dài bên trong, trải khăn trắng, bày tiệc buýp phê: nào thịt xông khói với pho mát, nào cam – nhà này có cam! – và bánh mì vừa ra lò với bánh ngọt. Phần chúng tôi, sẽ có sữa và bánh kẹp, mang đến trên khay, cuối giờ. Nhưng họ có bình ủ cà phê, mấy chai rượu nữa, ngày đắc thắng thế này sao các Phu nhân không say sưa chút chứ? Họ sẽ chờ kết quả trước, rồi sẽ hốc sau. Giờ họ đang hội cả trong phòng nghỉ phía bên kia cầu thang, động viên Phu nhân Chủ soái nhà này, Phu nhân của Warren. Nhỏ bé gầy gò, bà ta nằm trên sàn, áo ngủ cô tông trắng, mái tóc điểm bạc xỏa ra như nấm mốc sương trên thảm; họ xoa bóp cái bụng eo óp của bà, cứ như bà sắp tự đẻ thật.
Chủ soái, dĩ nhiên, mất tăm tích. Ông ta đã tới chỗ dành cho đàn ông những dịp này, một chốn lánh mình nào đó. Hắn là ông ta đang đoán chừng bao giờ việc mình thăng chức sẽ được công bố, nếu mọi sự trót lọt. Giờ thì chuyện đó chắc như đinh.
Ofwarren ở trong phòng ngủ chúa, tên rất hợp: cái nơi đêm đêm Chủ soái và Phu nhân ngả mình. Cô ta đang ngồi trên cái giường đại tướng, tựa vào đống gối: Janine, phồng tướng nhưng sút giảm, cái tên cũ đã bị cắt mất. Cô ta mặc váy lửng cô tông trắng, xắn lên quá đùi; mái tóc dài màu đuôi chổi vén ra sau túm lại, khỏi cản đường. Mắt cô híp tịt lại, cứ thế này tôi có thể gần như ưa cô ta. Suy cho cùng, cô ta thuộc bọn chúng tôi; cô ta còn muốn gì khác ngoài sống càng dễ thở càng tốt? Có ai trong chúng tôi muốn gì khác đâu? Phiền nỗi là ở thời cơ. Cô ta xoay xở không tồi, trong hoàn cảnh mình.
Hai người đàn bà lạ đứng hai bên cô, bóp chặt tay cô, hay cô bóp tay họ. Người thứ ba vén áo, dốc dầu tắm trẻ em lên quả bụng lừng lững của cô, xoa dần xuống dưới. Bên chân cô dì Elizabeth đứng, vẫn bộ áo kaki có túi ngực quân sự; ở Trung tâm chính dì dạy Giáo dục phụ khoa. Tôi chỉ nhìn thấy có nửa mặt, nhưng biết đúng là dì, cái mũi nhọn hoắt và cằm rất nét, mạnh mẽ. Cạnh dì đặt Bồn đẻ, một cái ghế đôi, bệ lưng cao trội lên như ngai sau bệ mặt. Janine chưa được đặt lên khi chưa đến lúc. Chăn đợi sẵn sàng, chậu nhỏ để tắm, bát đá cục cho Janine ngậm.
Những người còn lại ngồi xếp bằng trên thảm; một đám khá đông, cả quận này đều cần có mặt. Phải đến hai lăm, ba chục người. Không phải Chủ soái nào cũng có Tùy nữ: vài Phu nhân tự sinh được con. Bà làm theo năng lực, như trên khẩu hiệu, ông hưởng theo nhu cầu. Chúng tôi đọc câu đó ba lần, sau tráng miệng. Trích từ Kinh thánh, đấy là họ bảo thế. Lại thánh Paul, sách Công vụ tông đồ.
Các cô là thế hệ chuyển tiếp, dì Lydia bảo. Khó khăn lớn nhất đổ xuống các cô. Chúng tôi biết xã hội trông mong các cô hy sinh thế nào. Khó nhất là khi người ta rủa xả các cô. Những người sau này sẽ nhẹ nhàng hơn. Họ sẽ tình nguyện thi hành bổn phận.
Dì không nói: Bởi họ không có ký ức, rằng còn có lối khác ði.
Dì nói: Bởi họ sẽ không mong muốn những điều không thể.
Mỗi tuần một lần chúng tôi xem phim, sau bữa trưa trước khi chớp mắt. Chúng tôi ngồi trên sàn pḥng Gia chánh, trên mảnh chiếu con màu xám, chờ đợi dì Helena và dì Lydia vật lộn xong với hệ thống máy chiếu. Hôm nào gặp may họ sẽ không nhét ngược băng phim. Với tôi nó nhắc lại giờ địa lý, ở ngôi trường của mình hồi ngàn năm trước, xem phim tài liệu về thế giới bên ngoài; đàn bà váy trùm chân hay áo hoa rẻ tiền, vác từng bó củi, rổ, hay xô nước, từ một con sông nào đó, sau lưng vắt vẻo đứa con trong khăn choàng hay địu lưới, lấm lét hay liếc xéo từ màn hình nhìn chúng tôi, biết cái máy với con mắt kính kia đang làm trò gì đó với mình nhưng không biết là gì. Những phim loại đó có tính yên ủi và hơi nhàm chán. Chúng khiến tôi buồn ngủ, cả khi lia đến đàn ông, bắp thịt trần, mải miết xới đất cằn bằng cuốc hay xẻng cổ lỗ, đẩy xe chở đá. Tôi ưa hơn những bộ phim có nhảy nhót, hát hò, mặt nạ phù thủy, đồ tạo tác đục đẽo để phát ra nhạc: lông chim, núm đồng, vỏ ốc xà cừ, trống. Tôi ưa nhìn những người này đang sung sướng, không phải đang khổ sở, đói ăn, còm cõi, làm bán mạng vì một mục đích cỏn con, cái giếng cần đào, mảnh ruộng cần tưới, những điều các quốc gia văn minh đã giải quyết từ đời nào. Tôi nghĩ chỉ cần ai đó đưa công nghệ đến rồi để họ tự lo liệu lấy.
Dì Lydia không chiếu những phim loại đó.
Đôi lúc là một cuốn phim khiêu dâm cũ, từ hồi bảy mươi hay tám mươi. Đàn bà quỳ gối, mút dương vật hay nòng súng, đàn bà bị trói hay bị xích hay cổ tròng vòng chó, đàn bà treo lủng lẳng lên cây, hay lộn đầu, trần truồng, hai chân bị banh rộng, đàn bà bị hiếp, bị đánh đập, bị giết. Có lần chúng tôi phải xem cho hết một người đàn bà bị xẻ ra từng mảnh, từ từ, ngón tay đầu vú bị kéo làm vườn xẻo gọn, bụng bị rạch toang lôi ruột lòng thòng ra.
Cứ ngắm con đường bên kia đi, dì Lydia nói. Các cô thấy ngày trước ra sao rồi chứ? Họ coi đàn bà ra thế đó, hồi xưa. Giọng run lên vì phẫn uất.
Sau Moira có bảo rằng không phải cảnh thật, đó toàn là hình nhân; nhưng khó mà phân biệt được.
Nhưng cũng đôi lúc chiếu cái dì Lydia gọi là phim tư liệu về Phế nữ. Tưởng tượng xem, dì Lydia bảo, phí phạm thời giờ thế kia, trong lúc lẽ ra phải làm gì có ích. Hồi đó, Phế nữ cả ngày chỉ phí phạm thời giờ. Họ được khuyến khích là khác. Chính phủ trả tiền chính là để họ làm việc đó. Đừng quên, nhiều ý tưởng của họ vững chắc ra trò, dì tiếp, giọng uy quyền tự mãn của kẻ ở địa vị phán xét. Chúng ta sẽ phải nhân nhượng vài ý tưởng trong đó, ngay cả giờ đây. Chỉ một vài thôi, dì bẽn lẽn nói, giơ ngón trỏ lên nẹt chúng tôi. Nhưng họ là đám bất tín Chúa, thế là đủ khác lắm rồi, các cô đồng ý không?
Tôi ngồi trên chiếu, tay khoanh lại, và dì Lydia đứng sang bên, tránh khỏi màn hình, đèn tắt, và tôi nghĩ liệu mình có thể, trong bóng tối, gập người sang phải mà không ai phát hiện, và thì thầm, với người ngồi cạnh. Tôi sẽ nói gì? Tôi sẽ hỏi, Cô đã thấy Moira chưa. Bởi chưa ai thấy cả, cô không xuống ăn sáng. Nhưng trong phòng dù mờ mờ, vẫn không tối hẳn, nên tôi chuyển qua tâm thế chờ đợi, vốn dễ lầm thành chăm chú. Phần tiếng đã tắt hết, trong những phim thế này, dù phim khiêu dâm vẫn để. Chúng tôi cần được nghe tiếng gào thét, phì phò hay rú rít, được coi là do cơn đau cực điểm hay cơn sướng cực điểm hay cả hai cùng lúc, nhưng họ không để cho nghe các Phế nữ nói gì bao giờ.
Đầu tiên hiện ra nhan đề với vài cái tên, trên phim âm bản đã bị bôi đen bằng bút sáp để chúng tôi không đọc phải, rồi tôi nhìn thấy mẹ. Mẹ trẻ măng của tôi, trẻ hơn cả trong tôi còn nhớ, trẻ như một thời hẳn có khi tôi còn chưa sinh. Mẹ mặc đồ như dì Lydia bảo là điển hình của Phế nữ thời kỳ đó, quần bò yếm mặc ra ngoài sơ mi kẻ ô nửa xanh nửa hoa cà, chân dận giày thể thao; giống như Moira từng mặc, giống như tôi còn nhớ mình đã mặc, xưa lắc lơ rồi. Tóc mẹ túm vào chiếc khăn hoa cà buộc sau đầu. Khuôn mặt rất trẻ, rất nghiêm trang, thậm chí còn đẹp nữa. Tôi đã quên mẹ mình một thời từng đẹp và thành khẩn đến vậy. Mẹ đứng giữa một nhóm phụ nữ, ăn mặc cùng một kiểu: mẹ đang giương cây gậy, không phải, là tấm biểu ngữ, đó là cán cầm. Khung hình lia ngược lên và chúng tôi nhìn thấy dòng chữ, bằng sơn, trên tấm vải chắc vốn là ga giường: HÃY GIÀNH LẠI ĐÊM. Cái này không bị bôi đen, dù chúng tôi không được phép đọc chữ viết. Xung quanh tôi mọi người hít mạnh, cả phòng xao động, như gió qua mặt cỏ. Đây là tại lơ là, chúng tôi đã chớp được thứ không nên thấy? Hay là chủ định cho chúng tôi thấy, để nhắc về những ngày xưa tuyệt đối thiếu an toàn?
Sau tấm này còn nhiều biểu ngữ khác, khung hình đi lướt qua: QUYỀN TỰ DO LỰA CHỌN. MỖI ĐỨA TRẺ ĐỀU SINH TỪ ƯỚC MUỐN. HÃY ĐOẠT LẠI THÂN MÌNH. BẠN THỰC SỰ TIN CHỖ CỦA ĐÀN BÀ LÀ TRÊN BÀN BẾP? Dưới biểu ngữ cuối cùng có hình vẽ phác một thân thể đàn bà, nằm trên bàn, máu nhi nhỉ xuống.
Giờ mẹ tôi đang tiến lên, mẹ đang mỉm cười, cười lớn, họ đều tiến lên, và giờ tất cả vung nắm đấm lên trời. Khung hình lướt lên trời, nơi hàng trăm quả bóng đang bay lên, kéo theo sợi dây lướt thướt: bóng màu đỏ, trên vẽ vòng tròn, vòng tròn có cuống như cuống táo, hình chữ thập. Trở lại mặt đất, mẹ đã lẫn trong đám đông, tôi không còn thấy đâu cả.
Mẹ sinh con năm ba mươi bảy, mẹ tôi bảo. Cũng thật liều, con đã có thể bị dị dạng hay sao đó. Con được sinh ra từ ước muốn, tốt lắm, và mẹ đã bị khối đứa ỉa vào người! Cô Tricia, bồ bịch thân thiết nhất của mẹ, chửi mẹ là đồ vị sinh sản, mụ giặc cái ấy. Ghen tuông thôi, mẹ nghĩ thế. Còn một số khác thì thoải mái. Nhưng tới khi mẹ mang thai được sáu tháng, vô số người bắt đầu gửi tới đủ loại bài viết về tỷ lệ quái thai tăng vọt lên sau tuổi ba lăm. Có ích biết mấy. Và những của khỉ về trở ngại trước mắt bà mẹ độc thân. Vứt mẹ đi cho rồi, mẹ bảo thế, tao đã bắt đầu và tao sẽ đi đến cùng. Ở bệnh viện người ta viết lên biểu đồ “Sinh con so cao tuổi”, bị mẹ bắt tại trận. Đó là mỹ danh cho người sinh con đầu lòng khi đã quá ba mươi, quá ba mươi giời ạ. Con bà nhà nó, mẹ bảo họ, về mặt sinh học tôi mới hăm hai, thích thì tôi đá đít các người lúc nào cũng được. Tôi sẽ đẻ sinh ba rồi cuốc bộ khỏi đây trong lúc các người còn đang cố lết khỏi giường cho xem.
Khi nói đến đó mẹ hếch cằm ra. Tôi còn nhớ mẹ khi ấy, cằm hếch ra, một ly rượu trước mặt trên bàn bếp; không trẻ trung, thành khẩn và xinh đẹp như trong phim, mà gân guốc, bặm trợn, y như mấy bà già trong siêu thị không đời nào để kẻ khác lấn hàng mình. Mẹ thích tạt qua nhà tôi làm một ly trong lúc Luke và tôi lo bữa tối, và kể cho nghe đời mẹ hỏng hóc chỗ nào, và rốt cuộc luôn xoay ra là đòi chúng tôi hỏng hóc chỗ nào. Tóc mẹ lúc đó đã xám rồi, tất nhiên. Mẹ không định nhuộm. Vờ vịt làm gì, ý kiến mẹ thế. Mà dù sao mẹ còn cần làm gì, mẹ không muốn có đàn ông lăng xăng bên cạnh nữa, họ có tích sự gì ngoài việc bỏ mười giây làm ra nửa đứa bé. Đàn ông chỉ là chiến thuật của đàn bà để sản xuất thêm đàn bà. Mẹ không bảo bố con không dễ chịu hay gì cả, nhưng cậu ta không đủ sức làm bố. Mà mẹ cũng không mong chờ gì. Làm cái việc cần đi, rồi thì phắn, mẹ bảo thế, lương lĩnh tôi đủ, đem gửi trẻ được. Vậy là cậu ta tới vùng biển và Giáng sinh gửi thiếp về. Thực ra cậu ta có mắt xanh khá đẹp. Nhưng họ vẫn thiếu cái gì đó, ngay cả những cậu khá nhất. Cứ như họ vĩnh cửu lơ đễnh, như họ không bao giờ nhớ được mình là ai. Họ nhìn lên mây lâu quá. Họ không cảm thấy chân còn giậm đất. Họ không bằng được một góc đàn bà trừ có mỗi điều thạo hơn chút ít chuyện sửa xe cộ và bóng bánh, quá ư cần thiết để cải tạo giống loài, hả?
Miệng lưỡi mẹ thì như thế đấy, ngay cả trước mặt Luke. Anh không lấy làm phiền, còn chọc lại mẹ bằng cách vờ tỏ bộ yêng hùng, anh bảo rằng đàn bà không tư duy nổi theo lối trừu tượng và thế là mẹ sẽ rót thêm ly nữa mà cười nhạo anh.
Con lợn sô vanh, mẹ sẽ bảo.
Mẹ cũng khùng nhỉ, Luke sẽ bảo tôi thế, và mẹ sẽ trưng vẻ tinh quái, gian manh nữa là khác.
Tôi có quyền, mẹ sẽ nói. Tôi đã già rồi, đã xong xuôi nhiệm vụ, giờ đã đến lúc khùng. Các cô cậu thì còn búng ra sữa. Lợn sữa, đúng thế.
Còn cô nữa, mẹ quay sang tôi, đúng là tiến bộ giật lùi. Đầu con voi, đuôi con chuột. Lịch sử sẽ giải tội cho tôi.
Nhưng mẹ sẽ chỉ nói giọng đó khi đã qua ly thứ ba.
Các anh chị trẻ tuổi không biết trân trọng gì hết, mẹ sẽ bảo. Các anh chị không biết chúng tôi đã phải trải qua những gì, mới có được ngày này cho các anh chị. Cứ nhìn cái ông đang thái cà rốt kia kìa. Ông có biết bao nhiêu người phụ nữ đã bỏ mạng, bỏ xác dưới bánh xe tăng nghiến qua, mới đạt đến đó không?
Nấu nướng là sở thích của con, Luke sẽ đáp. Con thích làm thế.
Sở thích cái lích chích bích, mẹ tôi sẽ đáp. Không phải biện bạch với tôi. Ngày xưa anh còn không được phép có cái sở thích ấy nữa, anh sẽ bị gọi là thằng hai thì.
Thôi, mẹ ơi, đến đây tôi nói. Đừng cãi cọ chuyện không đâu nữa.
Không đâu à, mẹ chua chát nói. Chị thì bảo là không đâu. Chị không hiểu, phải rồi. Chị không hiểu tí gì những điều tôi nói.
Đôi lần mẹ sẽ khóc. Ngày đó mẹ cô đơn lắm, mẹ sẽ nói vậy. Các con không hiểu mẹ cô đơn đến thế nào đâu. Mà mẹ có bạn, mẹ tương đối may mắn, nhưng mẹ vẫn cô đơn lắm.
Có nhiều lúc tôi ngưỡng mộ mẹ mình, dù quan hệ đôi bên chưa bao giờ đơn giản. Mẹ đòi hỏi tôi quá nhiều, tôi nghĩ thế. Mẹ đòi hỏi tôi làm chứng nhân biện hộ cho đời mẹ, cho những quyết định của mẹ. Tôi không muốn sống đời mình theo thước tấc mẹ đặt ra. Tôi không muốn làm đứa con kiểu mẫu, hóa thân những lý tưởng của mẹ. Chúng tôi thường cãi lớn chuyện này. Con không sống để mẹ có lý do tồn tại, có lần tôi nói vậy.
Tôi muốn có lại mẹ. Tôi muốn có lại tất cả, như xưa kia. Nhưng chẳng được gì, cái mong muốn đó.
21
Ở đây nóng, mà lại quá ồn ào. Giọng đám đàn bà dâng lên quanh tôi, tiếng tụng nguyện êm êm nhưng vẫn điếc tai tôi, sau hàng chuỗi ngày im lặng. Trong góc phòng có một tấm ga dính máu, bị cuộn lại và quăng vào đó, từ lúc nước ối vỡ. Lúc trước tôi chưa nhìn ra.
Căn phòng cũng có mùi, không khí bức bối, họ nên ngỏ cửa ra mới phải. Thứ mùi hỗn hợp giữa da thịt chúng tôi, một mùi hữu cơ, mồ hôi lại thoảng vị sắt, từ máu trên tấm ga, và một thứ mùi nữa, thú vật hơn, bốc ra hẳn từ chính Janine: mùi hang ổ, mùi những động có người ở, mùi tấm chăn kẻ ô trên giường khi con mèo lên đó đẻ, lần duy nhất, trước khi triệt sản. Mùi tử cung.
“Hít vào, hít vào,” chúng tôi rì rào tụng, như đã học, “Nén hơi, nén hơi. Thở ra, thở ra, thở ra.” Chúng tôi đọc theo nhịp năm. Vào năm, nén năm, thở ra năm. Janine, mắt nhắm nghiền, cố hãm nhịp thở. Dì Elizabeth nắn kiểm tra độ mở tử cung.
Giờ Janine thấy bứt rứt, cô muốn đi lại. Hai người đàn bà đỡ cô dậy khỏi giường, dìu hai bên trong lúc cô lần đi từng bước. Một cơn co cơ đến, cô gập người khuỵu xuống. Một trong hai người kia quỳ xuống vuốt lưng cô. Mọi người đều giỏi việc này, đã học đi học lại. Tôi nhận ra Ofglen, cặp mua sắm của tôi, ngồi cách tôi hai người. Tiếng tụng nguyện êm ái vây lấy chúng tôi như lớp màng.
Một chị Martha đến, bưng khay: bình nước quả, pha từ bột, nho thì phải, và một chồng ly giấy. Chị đặt nó lên thảm trước dãy đàn bà đang rì rầm. Ofglen, không chậm trễ một giây, rót ra, và ly giấy chuyền theo hàng đi xuống.
Tôi nhận một ly, nghiêng người chuyền tiếp, và người ngồi cạnh hỏi nhỏ vào tai tôi, “Cô có đang tìm ai không?”
“Moira,” tôi nói, cũng nhỏ bằng thế. “Tóc đen, có tàn nhang.”
“Không biết,” người kia nói. Tôi không biết cô, cô không ở Trung tâm, dù tôi đã gặp cô trước đây, khi mua sắm. “Nhưng tôi sẽ để mắt giúp cô.”
“Thật ư?” tôi nói.
“Alma,” cô nói. “Tên thật cô là gì?”
Tôi muốn bảo với cô cũng có một Alma ở Trung tâm với tôi. Tôi muốn nói tên mình, nhưng dì Elizabeth đã ngẩng lên, soi xét quanh phòng, hẳn đã nghe thấy tiếng rì rầm bị ngắt đoạn, không còn kịp nữa. Đôi lúc có thể dò ra gì đó, trong các Ngày Sinh. Nhưng hỏi về Luke sẽ chẳng ích gì. Anh không thể có mặt ở nơi nào các cô ấy có khả năng bắt gặp.
Tiếng rì rầm vẫn tiếp tục, đã bắt đầu nhiễm sang tôi. Việc này khá nhọc, cần phải tập trung. Hãy đồng nhất với cơ thể mình, dì Elizabeth bảo. Ngay giờ tôi đã nghe thấy cơn đau nhẹ, trong bụng mình, và ngực tưng tức. Janine thét, tiếng rất yếu ớt, nửa thét nửa rên.
“Cô ấy đã vào chặng chuyển tiếp,” dì Elizabeth nói.
Một trong hai người chăm sóc lấy khăn ẩm lau trán Janine. Janine đang vã mồ hôi, từng lọn tóc xổ ra khỏi chun buộc, nhiều sợi dính lên trán và cổ. Da thịt cô ẩm, sũng, nháng lên.
“Thở đi! thở đi! thở đi!” chúng tôi lầm rầm.
“Tôi muốn ra ngoài,” Janine hổn hển. “Tôi muốn đi dạo. Tôi khỏe. Tôi cần đi cầu.”
Chúng tôi đều hiểu cô ở chặng chuyển tiếp, cô không biết mình đang làm gì. Câu nào mới là đúng? Hẳn là câu cuối. Dì Elizabeth ra hiệu, hai người đàn bà đứng bên bồn cầu xách tay, nhẹ nhàng đặt Janine xuống đó. Thêm một mùi nữa, bổ sung vào những mùi đã sẵn trong phòng. Janine lại rên, đầu gục xuống khiến chúng tôi chỉ nhìn thấy có tóc cô. Người gập lại, trông cô như con búp bê, bị cướp đoạt rồi vứt bỏ, vào một xó, tay gập bên hông.
Janine lại dậy và đi lại. “Tôi muốn ngồi xuống,” cô nói. Chúng tôi đã ở đây bao lâu? Hàng phút, hàng giờ. Giờ tôi cũng vã mồ hôi, nách áo ướt đầm, môi trên có vị muối, con đau giả siết lấy tôi, những người khác cũng vậy, nhìn tư thế họ lắc lư là biết. Janine đang mút chùn chụt một cục đá. Rồi, tiếp đó, cách vài bước hay vài dặm, “Không,” cô thét. “Ôi không, không, ôi không không.” Đây là đứa con thứ hai, cô ta từng có con khác, lâu rồi, tôi biết hồi ở Trung tâm, đêm đêm cô thường khóc vì nhớ nó, cũng như tất cả chúng tôi, có điều ồn ào hơn. Vậy cô ắt phải nhớ chuyện này, nhớ nó ra sao, nhớ sắp có gì. Nhưng ai mà nhớ được cái đau, một khi đã hết? Tất cả còn lại là một cái bóng, thậm chí không phải trong đầu, mà trong da thịt. Cơn đau để lại sẹo, nhưng sâu quá không thấy được. Mắt không nhìn, lòng không nhớ.
Ai đó đã pha rượu vào nước nho. Ai đó đã xoáy một bình, ở dưới nhà. Không phải lần đầu trong những cuộc tụ họp thế này, nhưng họ sẽ làm ngơ. Chúng tôi cũng cần truy hoan chứ.
“Vặn mờ đèn xuống,” dì Elizabeth nói. “Bảo bà đến lúc rồi.”
Ai đó đứng dậy, đến bên tường, ánh sáng trong phòng nhạt đi chỉ còn tờ mờ, giọng chúng tôi thấp xuống thành một dàn đồng ca rìn rịt, khàn khàn thì thào, như châu chấu trên đồng tối. Hai người ra khỏi phòng, hai người khác đưa Janine ra Bồn đẻ, để cô ngồi trên bệ thấp. Giờ cô đã bình tĩnh lại, không khí vào phổi khá đều, chúng tôi chúi về phía cô, căng thắng, cơ lưng cơ bụng căng phát đau. Nó đang đến, đang đến, như hồi kèn trận, kêu gọi giao tranh, như bức tường đổ sụp, chúng tôi cảm thấy được nó như một hòn đá nặng di chuyển xuống, bị lôi xuống mãi bên trong mình, chúng tôi nghĩ mình sắp nổ tung. Chúng tôi xoắn lấy tay nhau, chúng tôi không còn riêng lẻ.
Phu nhân Chủ soái hối hả vào, vẫn áo ngủ trắng kỳ quặc, hai cẳng chân khẳng khiu thò ra bên dưới. Hai Phu nhân khác, áo mạng màu lam, đỡ hai tay bà, cứ như bà cần đến; trên mặt bà có vết nụ cười căng thẳng, như nữ chủ nhân một buổi tiệc được miễn cưỡng tố chức. Bà hẳn biết chúng tôi nghĩ gì về mình. Bà chật vật leo lên Bồn đẻ, ngồi lên bệ lưng phía trên Janine, để cô lọt thỏm giữa bà: hai chân gày guộc thõng xuống, như tay vịn một thứ ghế bành khác đời. Kỳ quái là bà đi tất cô tông trắng, xỏ dép lê ngủ, màu lam có lông lờm xờm, như tấm lót bồn cầu. Nhưng chúng tôi không ngó ngàng đến Phu nhân, gần như còn không nhìn thấy, mà dán mắt vào Janine. Trong ánh mờ mờ, mặc áo trắng, cô sáng lên như trăng giữa quầng mây.
Giờ cô đang thở khò khè, nỗ lực hết sức. “Rặn đi, rặn đi, rặn đi,” chúng tôi thì thầm. “Thả lỏng. Thở mạnh. Rặn đi, rặn đi, rặn đi.” Chúng tôi ở cùng cô, chúng tôi cũng là cô, chúng tôi say choáng váng. Dì Elizabeth quỳ, cầm tấm khăn trải rộng chờ đỡ đứa bé, đây rồi chỏm sọ, vòng hào quang, cái đầu, tím tái bết kem, thêm một cú rặn và nó vọt ra tuồn tuột trong nước và máu, thẳng vào vòng tay chờ đợi của chúng tôi. Ơn phước.
Chúng tôi nín thở quan sát dì Elizabeth xem xét nó: con gái, tội nghiệp, nhưng đến giờ thì ổn, ít nhất nó cũng không hỏng hóc gì, trong phạm vi nhìn thấy, tay, chân, mắt, chúng tôi thầm đếm, thứ gì ra thứ nấy. Dì Elizabeth, ôm ðứa trẻ, nhìn lên chúng tôi cười. Chúng tôi cũng cười, chúng tôi là nụ cười chung, nước mắt lăn trên mặt, chúng tôi mừng biết mấy.
Trong vui mừng ấy có một phần ký ức. Tôi nhớ lại là nhớ Luke, bên tôi trong viện, đứng ở đầu giường, nắm chặt tay tôi, mặc áo xanh khẩu trang trắng được phát. Ôi, anh nói, ôi Giê su ma, hơi thở hắt ra ngưỡng mộ. Đêm đó anh không ngủ được tí nào, anh bảo thế, phấn khích quá chừng.
Dì Elizabeth đang nhẹ nhàng tắm cho sạch đứa bé, nó không khóc nhiều, nó im rồi. Khẽ khàng vô kể, tránh làm nó giật ḿnh, chúng tôi đứng dậy, xúm lại quanh Janine, ôm lấy cô, vỗ về cô. Cô cũng đang khóc nữa. Hai Phu nhân áo lam giúp Phu nhân thứ ba, chủ nhà, xuống khỏi Bồn đẻ tới giường, đặt bà nằm xuống và dém chăn cho bà. Đứa bé, sạch sẽ và im lặng, được đặt vào tay bà long trọng. Những Phu nhân dưới nhà giờ đang đổ vào, chen lấn qua chúng tôi, đẩy chúng tôi sang bên. Họ ồn ĩ quá, có người mang nguyên cả đĩa, cả chén cà phê, cả ly rượu, có người còn đang nhai, họ bu lại quanh giường, mẹ và con, nựng nịu chúc tụng. Ganh tị tỏa ra từ họ, tôi ngửi thấy, mùi axit loãng, lẫn trong nước hoa. Phu nhân Chủ soái nhìn xuống đứa bé như nhìn bó hoa: một thứ bà đã thắng được, một cống phẩm.
Các Phu nhân tới đây chứng kiến lễ đặt tên. Việc đặt tên là nhiệm vụ của Phu nhân, ở vùng này.
“Angela,” Phu nhân Chủ soái xướng.
“Angela, Angela,” các Phu nhân lặp lại, ríu rít. “Tên dễ thương quá! Con bé thật hoàn hảo! Con bé thật tuyệt trần!”
Chứng tôi đứng chắn giữa Janine và cái giường, để cô không phải mục kích cảnh đó. Ai đó cho cô hớp nước nho, tôi hy vọng có pha rượu, cô vẫn còn co thắt, đẩy nốt cái nhau, cô đang khóc bất lực, những giọt lệ bỏng rát khốn nạn. Nhưng bất chấp tất cả chúng tôi hoan hỉ, đây là chiến thắng, của tất cả chúng tôi. Chúng tôi đã làm được.
Cô sẽ được phép chăm sóc đứa bé, vài tháng đầu, họ cổ động dùng sữa mẹ. Sau đó cô sẽ được chuyến đi, xem có làm được lần nữa không, với ai khác cần đến lượt. Nhưng cô sẽ không bao giờ bị gửi ra khu Kiều dân, không bị công bố là Phế nữ. Phần thưởng cho cô.
Xe Vận sinh đang chờ bên ngoài, đưa chúng tôi về lại từng nhà. Các bác sĩ vẫn trong xe mình; mặt họ hiện ra bên cửa sổ, những mảng trăng trắng, như mặt trẻ con ốm bị nhốt trong nhà. Một người mở cửa xe ra chỗ chúng tôi.
“Có ổn không?” ông hỏi, lo lắng.
“Ổn cả,” tôi nói. Đến giờ thì tôi đã bã ra, mệt lử. Ngực tôi đau nhức, đang rỉ ra. Sữa giả, một số chúng tôi sẽ gặp chuyện này. Chúng tôi ngồi trên ghế băng, quay mặt vào nhau, trên đường được chở về; giờ chúng tôi đã hết mọi cảm xúc, gần như cả cảm giác, chỉ còn là những nắm vải đỏ. Chúng tôi đau. Mỗi người bé trong lòng một bóng ma, một đứa bé ma. Đối mặt với chúng tôi, khi nỗi hào hứng đã qua, là thất bại của riêng mình. Mẹ ơi, tôi nghĩ. Dù mẹ đang ở đâu. Mẹ có nghe con không? Mẹ đã muốn một nền văn hóa của phụ nữ. Giờ thì có rồi đấy. Không phải hoàn toàn như mẹ nghĩ, nhưng có tồn tại. Hãy cảm tạ từ những ân phước nhỏ.
22
Tới khi xe Vận sinh đỗ lại trước nhà thì đã chiều muộn. Mặt trời yếu ớt xuyên qua mây, mùi cỏ ướt ấm dần trong không khí. Tôi đã dự cuộc Sinh trọn ngày; cảm giác thời gian mất tiệt. Hôm nay chắc Cora đã mua sắm xong, tôi được miễn mọi bổn phận. Tôi lên lầu, chân nhấc nặng nhọc từ bậc này lên bậc kia, bám chặt vào tay vịn. Tôi cảm giác đã thức trắng nhiều ngày và chạy rất ghê; ngực tôi đau, các cơ co rút như thiếu đường. Có lần này tôi mừng đón cảnh cô độc.
Tôi nằm lên giường. Tôi muốn nghỉ, muốn ngủ đi, nhưng tôi quá mệt, mà cũng quá kích động, không nhắm được mắt. Tôi nhìn lên trần, lần theo nép lá của vòng hoa. Hôm nay tôi lại thấy nó giống mũ, thứ mũ rộng vành đàn bà thường đội trong một giai đoạn quá khứ: mũ như vầng hào quang khổng lồ, tết nào hoa nào quả, lông những loài chim miền nhiệt đới; mũ như phác thảo thiên đường, bồng bềnh ngay trên mái đầu, một ý niệm được vật chất hóa.
Chút nữa thôi vòng hoa sẽ bắt đầu đổi màu và tôi sẽ thấy ảo ảnh. Tôi mệt đến chừng ấy: y như đã lái xe cả đêm, tới khi trời rạng, vì một lý do, lúc này tôi sẽ không nghĩ xem là gì, giúp nhau thức nhờ kể chuyện và đổi phiên cầm lái, và khi mặt trời bắt đầu lên ta sẽ thấy đủ thứ trong khóe mắt: những con thú màu tím, trong các bụi cây bên đường, những hình người lờ mờ đường nét, sẽ biến mất nếu đưa mắt nhìn thẳng.
 
Tôi quá mệt không thể tiếp tục câu chuyện này. Tôi quá mệt không nghĩ nổi mình đang ở đâu. Thì đây là một câu chuyện khác, hay hơn. Chuyện về điều đã xảy ra với Moira.
Một phần tôi tự luận được, phần khác nghe từ Alma, Alma nghe từ Dolores, Dolores nghe từ Janine. Janine nghe từ dì Lydia. Có liên minh ngay cả ở những nơi đó, ngay trong những hoàn cảnh đó. Đó là một điều ta luôn tin được: ở đâu cũng có liên minh, dù thuộc loại nào.
Dì Lydia gọi Janine vào văn phòng.
Chúc phúc cho hoa trái, Janine, dì Lydia chắc đã nói vậy, mà không nhìn lên, vẫn hí hoáy viết. Luật nào cũng có ngoại lệ: lại một điều luôn tin được. Các dì được phép đọc và viết.
Cầu Người ban xuất sanh, Janine chắc đã trả lời, không âm sắc, bằng cái giọng trong suốt, giọng lòng trắng trứng sống điển hình của cô.
Tôi cảm thấy có thể trông cậy vào cô, Janine ạ, dì Lydia chắc đã nói, khi cuối cùng cũng rời mắt khỏi trang giấy mà đóng đinh lên Janine, qua cặp kính, cái nhìn đặc trưng vừa đe dọa vừa cầu khẩn, cùng lúc. Giúp tôi nhé, ánh mắt ấy bảo, chúng ta cùng hội cùng thuyền. Cô có thế trông cậy được, dì tiếp, không giống nhiều người trong số họ.
Dì cho tất cả màn thút thít ăn năn của Janine phải có ý nghĩa, dì cho Janine đã quy, dì cho Janine là một tín đồ chân chính. Nhưng tới lúc đó Janine đã trở thành một con chó con phải đá quá nhiều lần, bất cứ khi kẻ nào có hứng: cô ta sẽ lăn lưng ra khi bất kỳ ai muốn gãi bụng, sẽ xổ ra bất cứ gì, miễn là được một giây tán thưởng.
Thế nên Janine chắc đã nói: Con hy vọng thế, dì Lydia. Con hy vọng mình đã xứng đáng với lòng tin của dì. Hoặc thứ gì đại loại.
Janine, dì Lydia nói, một chuyện kinh khủng đã xảy ra.
Janine nhìn xuống sàn. Dù là chuyện gì, cô ta biết mình không hứng tội, cô ta hoàn toàn vô tội. Nhưng cả trước kia vô tội cũng đâu giúp gì? Vì thế cùng lúc cô lại thấy mình có tội, thấy như sắp bị trừng phạt đến nơi.
Cô biết chuyện không, Janine? dì Lydia nhẹ nhàng hỏi.
Không, thưa dì, Janine nói. Cô ta biết rằng tới thời điểm này cần phải ngẩng lên, nhìn thẳng vào mắt dì Lydia. Sau một giây cô ta cũng làm được.
Bởi nếu có tôi sẽ thất vọng về cô vô cùng, dì Lydia nói.
Có Chúa chứng giám, Janine nói nhiệt thành hết mực.
Dì Lydia tự cho mình thưởng thức một khoảng lặng nữa. Dì nghịch nghịch cây bút. Moira không còn ở với chúng ta nữa, cuối cùng dì nói.
À, Janine nói. Cô ta chẳng cảm thấy gì. Moira không thuộc số bạn bè cô. Cô ấy chết à? cô hỏi sau một lát.
Rồi dì Lydia kể câu chuyện ấy. Moira đã giơ tay xin đi vệ sinh, trong giờ Thể dục. Cô đi. Dì Elizabeth đến lượt trực phòng vệ sinh. Dì Elizabeth đợi ngoài cửa, như thường lệ; Moira vào. Một lát sau Moira gọi dì: bồn vệ sinh tràn nước, dì Elizabeth có thể vào sửa giúp được không? Quả đúng là bồn vệ sinh thỉnh thoảng trào nước. Những kẻ giấu mặt đã nhồi hàng tảng giấy vệ sinh vào, chính là nhằm làm thế. Các dì đang nghiên cứu một cách chắc ăn dễ ngăn ngừa, nhưng ngân quỹ thì có hạn và ngay lúc này họ phải xoay xở với những gì có sẵn, mà chưa nghĩ ra cách khóa nguồn giấy. Có lẽ họ nên để ngoài cửa trên bàn, mỗi người vào chỉ phát cho một hoặc vài mảnh. Nhưng đó là sau này. Cũng phải mất thời gian mới là phẳng được các nếp nhăn, trên những đồ còn mới.
Dì Elizabeth, không đánh hơi thấy nguy hiểm, vào phòng vệ sinh. Dì Lydia phải thừa nhận làm thế là hơi xuẩn. Mặt khác, chính dì đã đi sửa bồn vệ sinh nhiều lần mà không có chuyện gì.
Moira không nói điêu, nước đang ngập sàn, và vài mẫu chất thải rắn đang phân hủy nữa. Không dễ chịu gì và dì Elizabeth hết sức bực mình. Moira lễ phép tránh sang bên, và dì hối hả vào ngăn Moira đã chỉ và cúi người nhìn vào két nước. Dì định nhấc nắp sứ ra xem thử phao và nút bên trong. Dì đang ôm nắp bằng cả hai tay thì thấy có một vật cứng nhọn và có lẽ bằng kim loại chọc vào sau xương sườn. Đừng nhúc nhích, Moira nói, nếu không tôi sẽ đâm lút vào đấy, tôi biết ở đâu, tôi sẽ chọc một lỗ ở phổi dì. Sau này họ phát hiện ra cô đã tháo ruột một bồn để lấy cái cán dài nhọn, nối giữa van giật nước và xích giữ nút. Việc đó không khó nếu đã biết cách làm, và Moira lại thạo cơ khí, cô từng tự sửa lấy ô tô, khi hỏng lặt vặt. Ngay sau vụ đó các bồn vệ sinh đã được chằng xích để giữ lấy nắp, và mỗi lần tràn phải mất rất lâu mới mở được chúng ra. Cứ vậy chúng tôi đã được vài vụ lụt.
Dì Elizabeth đâu có nhìn được cái gì đang chọc vào lưng, dì Lydia nói. Dì là một phụ nữ can trường…
Quá đúng ạ, Janine nói.
… nhưng đâu có liều mạng, dì Lydia nói, hơi cau mày. Janine đã nhiệt tình quá đáng, và điều đó nhiều lúc chẳng khác gì phủ nhận. Dì làm theo lời Moira, dì Lydia tiếp. Moira lấy được roi thúc bò và cái còi, dì đã phải tháo khỏi thắt lưng theo lệnh. Rồi cô ả thúc dì Elizabeth theo cầu thang xuống tận hầm. Họ ðang ở tầng hai chứ không phải tầng ba, nên chỉ phải výợt có hai lýợt thang. Các lớp ðang học nên hành lang không có ai cả. Họ có gặp một dì khác, nhưng lại đang ở tít đầu kia hành lang và không nhìn về phía họ. Đến đây dì Elizabeth có thể kêu nhưng dì biết Moira đã nói là làm; Moira vốn có tăm tiếng xấu.
Quá đúng ạ, Janine nói.
Moira đẩy dì Elizabeth theo hành lang qua dãy tủ cá nhân rỗng, qua phòng tập thể dục, vào buồng đốt. Cô ta bắt dì Elizabeth cởi hết quần áo…
Ôi, Janine yếu ớt nói, như bày tỏ phản kháng trước hành vi báng bổ.
… và Moira cũng cởi hết quần áo và mặc đồ của dì Elizabeth vào, không vừa in nhưng cũng tạm được. Cô ả không quá tai ác, cô ta cũng cho phép dì mặc đồ đỏ của mình vào. Tấm mạng thì cô ả xé thành từng dải, và trói dì lại, sau lò. Cô ta nhét vài mảnh vào miệng dì và lấy một dải nữa buộc lại. Cô ta thắt một dải quanh cổ dì và đầu kia buộc hai chân dì, phía sau. Cô ta thật là một mụ đàn bà xảo quyệt và nguy hiểm, dì Lydia nói.
Janine nói, Con được phép ngồi ạ? Như là cô ta đã quá sức chịu đựng. Cuối cùng cô cũng đã có cái đổi chác được, ít nhất cũng lấy một phiếu.
Được, Janine ạ, dì Lydia nói, hơi sửng sốt, nhưng biết tới mức này không thể từ chối. Dì đang cần Janine chú tâm, cần cô ta hợp tác. Dì chỉ cái ghế ở góc phòng. Janine kéo lại.
Tôi đã có thể giết bà, bà biết đấy, Moira nói, khi dì Elizabeth đã yên ổn khuất tầm mắt sau lò. Tôi có thể đánh trọng thương bà đến mức cơ thể không bao giờ yên lành nữa. Tôi có thể đâm thủng bà, hoặc chọc thứ này vào mắt bà. Nhưng hãy nhớ rằng tôi đã không làm, nếu có bao giờ cần đến.
Dì Lydia không nhắc lại câu nào trong đó cho Janine, nhưng tôi đoán Moira đã nói một điều tương tự. Dù gì thì cô cũng đã không giết hay tùng xẻo dì Elizabeth, và mấy ngày sau, đã hồi lại sau bảy giờ liền áp lưng vào lò, và có lẽ sau cả cuộc thẩm vấn nữa – khả năng toa rập không thể loại ra, dù là các dì hay ai – dì đã thấy quay lại tác vụ ở Trung tâm.
Moira đứng thắng lên, mắt cương quyết nhìn thẳng. Cô ưỡn vai, nghiêm lưng, môi mím lại. Không phải tư thế chúng tôi ngày thường. Thường ngày chúng tôi bước đầu gục xuống, nhìn đôi bàn tay hay chỉ nhìn mặt đất. Moira trông không giống dì Elizabeth lắm, dù đã trùm mạng nâu, nhưng tư thế ưỡn lưng đó hiển nhiên đã thuyết phục được đám Thiên sứ đứng gác, vốn chưa bao giờ nhìn thật gần ai trong chúng tôi, ngay cả, hay đúng hơn nhất là các dì; bởi Moira hùng dũng tiến thẳng ra cửa chính, dáng điệu một người biết rõ mình đi đâu; nhận cái rạp mình chào, chìa giấy thông hành của dì Elizabeth, mà họ cũng chẳng buồn kiểm tra, bởi ai dám vô lễ với các dì đến thế. Và biến mất.
Ôi, Janine nói. Ai biết được cô ta cảm thấy gì? Biết đâu cô ta muốn hoan hô. Nếu vậy, thì cô cũng giấu quá giỏi.
Thế đấy, Janine, dì Lydia nói. Tôi muốn cậy cô việc này.
Janine mở to mắt cố tỏ ra vô tội và chăm chú.
Tôi muốn cô để tai nghe. Có thể còn ai khác can dự vào.
Vâng, thưa dì Lydia, Janine nói.
Rồi đến bảo cho tôi biết, nhé, cô bé? Nếu cô có nghe gì?
Vâng, thưa dì Lydia, Janine nói. Cô ta biết mình sẽ không còn phải quỳ xuống nữa, trước toàn lớp, nghe cả lũ chúng tôi thét vào mặt lỗi tại mình. Ít lâu tới đây sẽ là kẻ khác. Tạm thời, cô thoát phận bêu trên móc.
Cô có kể tất tần tật cuộc gặp này cho Dolores cũng chẳng có nghĩa gì hết. Không có nghĩa là cô sẽ không làm chứng tố chúng tôi, bất kỳ ai, ngay khi có dịp. Chúng tôi hiểu. Cho tới giờ chúng tôi vẫn cư xử với cô ta như ngày xưa người ta cư xử với những người cụt chân bán bút chì nơi góc phố. Tránh mặt tối đa, từ bi khi không tránh nổi. Cô ta là nguy cơ cho tất cả, chúng tôi biết.
Dolores hẳn đã khen ngợi cô ta, bảo rằng kể như thế là ngoan lắm. Cuộc trao đổi này diễn ra ở đâu? Trong nhà thể chất, khi chuẩn bị đi ngủ. Dolores nằm giường ngay cạnh Janine.
Câu chuyện truyền qua chúng tôi đêm đó, trong cảnh tranh tối tranh sáng, trong hơi thở khẽ, từ giường này qua giường khác.
Moira ở đâu đó ngoài kia. Được tự do, hoặc đã chết. Cô định làm gì? Ý nghĩ xem cô định làm gì cứ nở ra mãi, tới khi choán hết căn phòng. Bất cứ lúc nào cũng có thể có tiếng nổ đánh rầm, kính vỡ loảng xoảng vào trong, các cửa lớn bật tung… Giờ Moira đã có quyền lực, cô đã được buông ra, đã tự thả mình. Cô giờ là người đàn bà buông thả.
Tôi nghĩ lúc đó chúng tôi đã cảm thấy kinh sợ.
Moira giống như buồng thang máy không vách. Cô khiến chúng tôi chóng mặt. Tới lúc này chúng tôi đã kịp mất ham thích tự do, kịp thấy an ninh giữa bốn bức tường. Những tầng khí quyển trên cao kia sẽ làm người ta tan biến, bốc hơi, không đủ áp suất giữ người ta nguyên vẹn.
Nhưng Moira cũng vẫn là mơ tưởng của chúng tôi. Chúng tôi ôm ấp lấy cô, cô vẫn ở đây bí mật, như tiếng cười giòn; cô là dung nham dưới bề mặt sinh hoạt thường ngày.
Có Moira soi sáng, các dì bớt đáng sợ đi và thêm phần lố bịch. Quyền lực họ cũng có tì vết. Họ có thể bị uy hiếp trong nhà vệ sinh. Sự trơ tráo ấy làm chúng tôi khoái.
Chúng tôi chờ đợi cô bị lôi về bất cứ lúc nào, như lần trước. Không thể tưởng tượng họ có thể làm gì cô lần này. Dù là gì thì cũng chắc chắn rất tệ.
Nhưng không có gì cả. Moira không tái xuất. Đến giờ vẫn chưa.
23
Đây là tái dựng. Tất cả là tái dựng. Là tái dựng lúc này, trong đầu tôi, đang nằm bẹp trên giường cá nhân duyệt đi duyệt lại những điều lẽ ra cần nói hoặc không nên nói, lẽ ra cần làm hoặc không nên làm, lẽ ra nên xử sự như thế thế. Nếu có bao giờ tôi ra khỏi đây…
Thôi ngay. Tôi sẽ ra khỏi đây. Không thể mãi mãi thế này. Có những người đã từng nghĩ vậy, trong những hồi tăm tối trước thời này, và họ lúc nào cũng đúng, họ đã thoát khỏi bằng cách nào đó, và mọi sự không phải mãi mãi thế ấy. Dù với họ có thể chúng đã thế ấy hết khoảng mãi mãi dành cho họ.
Khi đã ra khỏi đây, nếu có bao giờ tôi ghi lại ngày nay, trong một hình thức nào, kể cả là lời lẽ truyền qua giọng nói, đó cũng sẽ lại là tái dựng, cách xa thêm một tầng. Chẳng bao giờ nói được một điều chính xác như đã có, bởi điều nói ra không thể nào chính xác, người ta luôn phải bỏ qua gì đó, có quá nhiều phần, nhiều mặt, nhiều phản đề, nhiều sắc thái; quá nhiều cử chỉ, có thể giải nghĩa tùy cách hiểu, quá nhiều hình thù không bao giờ mô tả đủ, quá nhiều mùi, trong không trung, hay vị trên đầu lưỡi, nhiều sắc điệu, quá nhiều.
Nhưng nếu tình cờ người lại là đàn ông, ở thời điểm tương lai nào đó, và người đã theo tới tận đây, xin hãy nhớ: người sẽ không bao giờ phải chịu sự cám dỗ, hay cảm giác, rằng cần tha thứ, cho đàn ông, như một người đàn bà. Khó cưỡng lại lắm, cứ tin tôi. Nhưng hãy nhớ thêm rằng tha thứ, tự nó cũng là quyền uy. Năn nỉ có nó là quyền uy, và khước từ hay ban phát nó cũng là quyền uy, có lẽ là lớn nhất.
Có thể vấn đề không liên quan gì đến quyền làm chủ. Có thể không hẳn là ai chiếm hữu ai, ai có thể làm gì ai mà vẫn bình yên vô sự, cho đến tận khi chết. Có thể không phải là ai được ngồi và ai phải quỳ hay đứng hay nằm ngửa, chân dạng ra. Có lẽ là ai có thể làm gì ai mà vẫn được tha thứ. Đừng có bảo tôi thế cũng như nhau.
Tôi muốn cô hôn tôi, Chủ soái đã nói.
À, tất nhiên trước đó còn nữa. Những yêu cầu kiểu đó không rơi xuống từ trên trời.
Cuối cùng thì tôi cũng ngủ, mơ thấy mình đeo khuyên tai, một chiếc bị gãy; không có ý nghĩa đặc biệt, chỉ là bộ não đang lần lại những lưu trữ cũ, và tôi tỉnh dậy khi Cora mang khay ăn tôi vào, và cảm giác thời gian trở lại.
“Đứa bé giỏi chứ?” Cora hỏi khi đặt khay xuống. Chắc chị biết rồi, họ có một thứ điện tín truyền miệng, từ hộ này qua hộ khác, đưa tin khắp nơi; nhưng chị vẫn thích thú được nghe lại, như thể lời tôi sẽ khiến thật hơn.
“Khá lắm,” tôi nói. “Một của báu. Con gái.”
Cora cười với tôi, nụ cười nhiều hàm nghĩa. Hắn đây là một trong những giây phút khiến chị quý hóa việc mình làm.
“Tuyệt đấy,” chị nói. Giọng chị gần như luyến tiếc, và tôi nghĩ: đương nhiên. Chắc hẳn chị cũng rất muốn tới đó. Như một bữa tiệc chị không được dự.
“Có lẽ nhà ta sẽ có, sắp thôi,” chị ngượng ngùng nói. Nhà ta tức là tôi. Tôi có nhiệm vụ đền đáp cả tập đoàn, xứng đáng với chăm sóc và ăn ở, như kiến chúa ôm trứng. Rita có thể không bằng lòng tôi, nhưng Cora thì khác. Ngýợc lại chị bám lấy tôi. Chị có hy vọng, tôi là phýõng tiện cho hy vọng ðó.
Hy vọng của chị thuộc loại sõ giản nhất. Chị muốn có một Ngày Sinh, ở ðây, có khách khứa, ðồ ãn và quà cáp, chị muốn có một ðứa trẻ ðể mang vào bếp nuông ðến hý, ðể ủi quần áo cho, ðể tuồn bánh quy khi không ai thấy. Tôi có trách nhiệm cung cấp những niềm vui ấy cho chị. Tôi thà chịu cảnh không bằng lòng còn hơn, như thế tôi thấy xứng mình hơn.
Bữa tối có thịt bò hầm. Tôi ăn hơi vất vả, bởi được một nửa tôi nhớ ra điều đã biến khỏi đầu óc tôi trong ngày. Họ nói đúng, sẽ rơi vào trạng thái mê man, dù sinh con hay tham dự, khiến người ta mất cảm giác về cuộc đời bên ngoài, chỉ tập trung vào duy nhất phút này. Nhưng giờ nó đã trở lại, và tôi biết mình chưa sẵn sàng.
Đồng hồ dưới sảnh điểm chín giờ. Tôi bóp hai tay vào cạnh đùi, hít sâu, ra tới hành lang và nhẹ bước xuống lầu. Serena Joy chắc vẫn ở ngôi nhà vừa có lễ Sinh; chẳng qua gặp may, ông ta không thể tính trước cái đó. Những dịp này các Phu nhân tụ tập hàng giờ, giúp mở quà, ngồi lê đôi mách, uống khướt khát. Phải có việc để hóa giải con ganh tị chứ. Tôi theo sảnh dưới nhà ngược về sau, qua cửa bếp, tới cửa tiếp theo, phòng ông. Tôi đứng ngoài, cảm giác như đứa học trò bị gọi đến phòng hiệu trưởng. Tôi đã làm gì sai?
Tôi tới đây là bất hợp pháp. Chúng tôi bị cấm ở một mình với các Chủ soái. Chúng tôi chỉ phục vụ mục đích sinh đẻ: chúng tôi không phải nàng hầu, kỹ nữ hay nhân ngãi. Ngược lại, người ta đã dùng đến mọi biện pháp để ngăn ngừa cảm tưởng đó. Cần loại trừ mọi đường khiến chúng tôi đem lại vui thú, không có chỗ cho dục vọng bí mật lên ngôi, không thể nũng nịu lấy ân huệ nào, từ phía họ hay chúng tôi, không điểm bấu víu cho tình ái. Chúng tôi là những cỗ tử cung có chân, hết: là bình chứa thiêng, chén thánh biết đi lại.
Vậy thì sao ông ta lại muốn gặp tôi, đêm tối, một mình?
Nếu tôi bị bắt gặp, sẽ được trao cho lòng từ ái của Serena Joy chứ ai. Ông không có quyền nhúng tay vào kỷ luật nội bộ, đấy là việc đàn bà. Sau đó sẽ là tái xếp loại. Tôi có thể trở thành Phế nữ.
Nhưng từ chổi gặp ông có thể tệ hơn. Quyền thực sự ở ai, cái đó không phải hỏi.
Nhưng phải có thứ gì ông ta muốn, ở tôi. Muốn là một điểm yếu. Chính điểm yếu này, là gì cũng được, đã hút tôi vào. Như một vết rạn nhỏ trên bức tường trước giờ vẫn không xuyên thấu được. Nếu áp mắt vào đó, vào điểm yếu này, tôi có thể thấy rõ được đường đi.
Tôi muốn biết ông muốn gì.
Tôi giơ tay lên, gõ, vào cánh cửa cấm phòng tôi chưa bao giờ đến, đàn bà không đến bao giờ. Ngay cả Serena Joy cũng không đến đây, quét tước dọn dẹp đều do tay Vệ binh. Có bí mật gì, có vật tổ đực gì giấu giếm trong đó?
Tôi được cho vào. Tôi mở cửa, bước vào trong.
Bên kia cửa là cuộc sống bình thường. Tôi sửa lại: bên kia cửa trông như cuộc sống bình thường. Có bàn giấy, tất nhiên, đặt máy Thoại vi tính, bên ghế bành bọc da. Có chậu cây cảnh trên bàn, bộ cắm bút, giấy má. Trên sàn trải tấm thảm Đông phương, một lò sưởi không nhóm lửa. Có ghế xô pha nhỏ, bọc nhung lông màu nâu, rồi ti vi, bàn con, vài cái ghế.
Nhưng khắp bốn bề là tủ sách. Tủ nào cũng chất đầy. Sách rồi sách rồi sách, trưng trưng trước mắt, không khóa, không hộp bọc. Hèn nào chúng tôi chẳng được đến đây. Đây là ốc đảo toàn cấm vật. Tôi cố không nhìn.
Chủ soái đang đứng trước lò sưởi không lửa, xây lưng về nó, khuỷu tì trên bệ gỗ chạm tỉ mỉ, tay kia đút túi. Cái dáng đã dàn dựng kỹ, lối quý tộc nông thôn, lối mời gọi cũ kỹ từ cuốn tạp chí đàn ông giấy bóng nào đó. Chắc là ông đã quyết định trước thế đứng cho tôi thấy khi bước vào. Khi tôi gõ cửa hẳn ông đã lao tới lò sưởi mà chỉnh trang chân tay.
Ông vẫn còn thiếu miếng vải đen, băng một mắt, cái cà vạt in hình móng ngựa.
Tôi vẫn có thể thoải mái mà cho rằng những điều này, vụt qua rời rạc, chỉ là một xung điện não. Là cười cợt trong đầu. Nhưng đó lại là kinh sợ. Thực tế là tôi khiếp hồn.
Tôi không nói gì hết.
“Nhớ đóng cửa khi vào,” ông ta nói, khá êm dịu. Tôi đóng cửa, rồi quay lại.
Chào cô, ông nói.
Đó là kiểu chào hỏi ngày xưa. Tôi không nghe thấy từ lâu lắm, hàng năm rồi. Trong hoàn cảnh này nghe nó lạc lõng, thậm chí kỳ khôi, một cú trượt lùi thời gian, cú nhảy lớn đâu. Tôi nghĩ không ra nên đáp gì cho phải.
Tôi nghĩ mình sắp khóc.
Chắc ông ta cũng nhận ra, nên mới nhìn tôi bối rối, hơi nhíu mày mà tôi muốn coi là quan tâm, dù có thể chỉ là bực bội. “Đây,” ông nói. “Cô ngồi xuống đi.” Ông ta kéo ghế cho tôi, đặt trước bàn. Rồi đi vòng ra sau bàn ngồi xuống, động tác thật chậm và, tôi cảm giác, được tính toán kỹ. Hành động này cốt cho tôi hiểu ông ta không đưa tôi tới đây để động chạm gì hết, nếu trái ý tôi. Ông mỉm cười. Không phải theo lối ác ý hay rình mồi. Chỉ là nụ cười thường, nụ cười xã giao, thân thiện nhưng hơi xa cách, như với con mèo sau ngăn kính. Ông ta đang nhìn, nhưng không định mua.
Tôi ngồi thẳng người trên ghế, tay đặt trong lòng. Cảm giác đôi chân xỏ giày bệt đỏ như không chạm đất. Nhưng tất nhiên là có.
“Chắc cô thấy lạ,” ông ta nói.
Tôi chỉ nhìn ông. Câu nói giảm nhất trong năm, mẹ tôi ưa nói thế. Hồi xưa.
Tôi ngỡ mình là kẹo bông đường pha không khí. Cứ nắn lấy, tôi sẽ biến thành một búi ướt nhẹp hồng hồng đo đỏ, đang nhè.
“Tôi chắc chuyện này hơi lạ,” ông nói, như tôi đã trả lời.
Tôi nghĩ mình phải có cái mũ, thắt thành nơ dưới cằm.
“Tôi muốn…” ông ta nói.
Tôi cố không chồm lên. Sao? Sao sao? Rốt cuộc là gì? Ông ta muốn gì? Nhưng tôi sẽ không để lộ, nỗi háo hức đang cảm thấy. Đây là một cuộc mặc cả, hàng sắp đưa ra tráo đổi. Cô nào không ngần ngừ là chết. Còn lâu tôi mới cho không biếu không: bán thì có.
“Tôi mong…” ông ta nói. “Nghe sẽ tức cười lắm.” Và quả là trông ông ngượng nghịu, phải dùng đến chữ cừu, như đàn ông ngày xưa từng biết tỏ ra. Ông thuộc vào thế hệ còn nhớ nổi vẻ mặt đó, cũng như nhớ nổi đàn bà ngày xưa xiêu lòng vì nó thế nào. Mấy mánh lới này đám trẻ hơn không biết. Họ chưa bao giờ phải dùng đến chúng.
“Tôi mong cô chơi một ván Scrabble với tôi,” ông nói.
Tôi vận lực giữ cho cứng người. Tôi trấn áp cơ mặt mình không nhích. Ra cái phòng cấm giấu điều to lớn đó! Scrabble! Tôi muốn cười, hí lên mà cười, cười lăn ra đất. Đây ngày xưa là trò chơi cho mấy bà già, mấy ông già, vào mùa hè hay trong các biệt thự hưu trí, khi ti vi không có gì đặc sắc.
Hoặc cho đám choai choai, hồi xưa, xưa xưa lắm. Mẹ tôi cũng có một bộ, cất ở đáy tủ phòng khách, cạnh hộp các tông đựng bộ đèn mắc cây Noel. Có lần mẹ tính dụ tôi chơi, hồi tôi ở tuổi mười ba thảm hại vô phương hướng.
Tất nhiên giờ thì đã khác. Giờ đó là cấm vật, với chúng tôi. Giờ đó là hiểm họa. Giờ đó là đồi bại. Giờ đó là điều ông không được làm ngay với Phu nhân mình. Giờ đó là đối tượng thèm khát. Giờ ông đang đặt mình vào thế nguy. Không khác gì ông mời tôi ma túy.
“Cũng được,” tôi nói, làm như ơ thờ. Thực ra tôi gần như không lên tiếng nổi.
Ông không giải thích vì sao muốn chơi với tôi. Tôi không hỏi. Ông chỉ lấy cái hộp trong ngăn kéo bàn và mở ra. Và kia những quân bằng gỗ làm dẻo tôi còn nhớ, bàn cờ chia thành ô vuông, các tấm chắn nhỏ để xếp chữ. Ông đổ quân lên bàn và bắt đầu lật úp từng viên. Được một lát tôi cũng giúp một tay.
“Cô biết chơi chứ?” ông hỏi.
Tôi gật.
Chúng tôi chơi hai ván. Larynx, tôi đánh. Valance. Quince. Zygote. Tôi cầm từng quân bóng bẩy, cạnh trơn nhẵn, mân mê từng chữ cái. Chạm vào mà bủn rủn người. Đây là tự do, dù trong chớp mắt. Limp, tôi đánh. Gorge1. Xa hoa quá. Các quân như kẹo, vị bạc hà cay, mát y như thế. Kẹo bìm bịp, tên chúng ngày xưa. Tôi những muốn cho chúng lên lưỡi mình. Ắt sẽ có cả vị chanh. Chữ C. Mát lạnh, hơi chua gắt trên lưỡi, ngon tuyệt.
Tôi thắng ván đầu, nhường ông ván sau: tôi vẫn chưa đoán nổi điều kiện là gì, tôi có thể đòi hỏi gì, khi trao đổi.
Cuối cùng ông bảo tôi đã đến giờ về nhà. Ông dùng đúng chữ đó: về nhà. Ý ông là về phòng tôi. Ông hỏi liệu tôi đi được không, cứ như cầu thang là đường phố ban đêm. Tôi nói được. Chúng tôi mở cửa phòng ông, chỉ két một tiếng, lắng tai lường tiếng động trong sảnh.
Cứ như đang hẹn hò. Cứ như lẻn vào ký túc sau giờ đóng cửa.
Cứ như âm mưu.
“Cảm ơn cô,” ông nói, “đã chơi với tôi.” Sau đó là câu: “Tôi muốn cô hôn tôi.”
Tôi ngẫm nghĩ chuyện dỡ nắp két nước bồn cầu, trong buồng tắm phòng tôi, một đêm vào ngày tắm, thật nhanh và lặng lẽ, để Cora ngồi ngoài ghế không nghe thấy. Tôi có thể tháo lấy cái cần gạt nhọn giấu trong tay áo, mang lén vào pḥng Chủ soái, lần sau, v́ một yêu cầu thế này luôn dẫn tới lần sau, dù tôi gật hay lắc. Tôi ngẫm nghĩ chuyện tới gần chủ soái, để hôn ông ta, ở đây một mình, cởi bỏ áo ngoài của ông, như để cho phép hay mời mọc xa hơn nữa, gần như tình yêu thực sự, và vòng tay qua người ông mà tuồn thanh sắt ra khỏi áo và thình lình lụi đầu nhọn vào người ông, chính giữa xương sườn. Tôi ngẫm nghĩ chuyện máu trào khỏi ông, nóng hổi như súp, đầy nhục dục, ướt đẫm tay tôi.
Nhưng thực sự tôi không nghĩ gì từa tựa thế. Đấy là sau này thêm vào. Có thế tôi cũng nên nghĩ mấy chuyện đó, lúc ấy, nhưng thực tế là không. Đã nói rồi, đây chỉ là tái dựng.
“Cũng được,” tôi nói. Tôi đến bên và áp môi mình, mím lại, lên môi ông. Tôi ngửi thấy mùi nước hoa cạo râu, loại thường dùng, thoảng mùi băng phiến, tôi đã quen thuộc. Nhưng ông cũng giống như một người chỉ mới quen.
Ông lùi ra, nhìn xuống tôi. Lại nụ cười đó, như một con cừu. Ngay thẳng làm sao. “Không phải vậy,” ông nói. “Như là cô muốn vậy cơ.”
Trông ông thật buồn.
Cả đây, cũng là tái dựng.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.