36 Kế Nhân Hòa
Kế 1. Kế ban ơn
Xây dựng “Chương mục” tình người của mình như thế nào? Trong giao tế khi thấy có cơ hội giúp người phải lập tức nhào đến như con sóc đói, chộp lấy hạt dẻ cuối cùng trên mặt đất. Bởi vì tình người là của cải, mục đích cơ bản nhất của giao tế là kết tình người, có nhân duyên.
Phải yêu thích tình người như thích tiền thì mới có thể giúp cho mình một khi gặp thời cơ. Cầu người giúp đỡ là bị động. Chỉ khi người ta nợ mình một chút tình người thì cầu người ta giúp đỡ rất dễ dàng, có khi thậm chí không cần mở miệng. Làm người được như thế đại đa số nhờ giỏi kết tình người, vui lòng giúp đỡ người khác. Thuật thi ân là sách lược và thu đoạn cơ bản nhất trong khoa học về quan hệ người với người, là tuyệt chiêu linh nghiệm thỏa đáng nhất để lợi dụng nguồn lợi quan hệ giao tế
Khi giúp người phải nắm vững những quy tắc cơ bản sau đây:
1. Lúc làm ơn không được nói lộ liễu khiến cho đối phương mất mặt, càng không nên khoe việc giúp người với mọi người.
2. Làm ơn không thể quá nhiều trong một lần để tránh cho đối phương cảm thấy mang nợ phải trả, thậm chí vì vậy mà xấu hổ dẫn đến cắt đứt quan hệ.
3. Làm người lãnh đạo thì phải khiến cho cấp dưới nặng tình với mình, khiến cho họ vì mình mà tự nguyện dốc sức.
4. Ban ơn phải chọn đối tượng. Người tham lam như hổ đói, ta ban ơn cho họ chưa chắc đã không bị họ cắn lại. Một số mẩu chuyện sau đây minh họa cho kế thi ân:
1 . Kết tình người lưu hậu lộ
Ông Tiền Trung Thư một đời sống yên ổn bình thường nhưng khi viết cuốn Vi Thành thì đang ở Thương Hải, đời sống quẫn bách thôi không thuê người giúp việc nữa. Phu nhân Dương Trung Tháo phải chăm lo việc nội trợ vất vả trăm chiều. Lúc bấy giờ bản thảo khoa học của ông không ai mua, ông bèn viết tiểu thuyết để kiếm tiền, mỗi ngày viết 500 chữ không phải là tốc độ có tính thương nghiệp. Vừa may lúc bấy giờ Hoàng Tá Lâm, đạo diễn hai kịch bản Xứng tâm như ý và Lộng giả thành chân của Dương Hùng nên có tiền mới giúp cho nhà Tiền Trung Thư qua khỏi cơn cơ cực. Mấy năm sau, con gái của Hoàng Tá Lâm là Hoàng Độc Cần được Tiền Trung Thư cho phép quay bộ phim Vi Thành vì nhờ cha gửi một bức thư cho Tiền Trung Thư, từ đó cô trở nên nổi tiếng.
Được người giúp đỡ suốt đời, Tiền Trung Thư không quên. Hoàng Tá Lâm 40 năm trước giúp người đã mua được một tình người dù rằng ông cố ý hay không cố ý, 40 năm sau Tiền Trung Thư đã trả món nợ tình cảm đó. Tục ngữ có câu “ở nhà nhờ cha mẹ, ra đường nhờ bạn bè”, thêm một người bạn thêm một con đường. Muốn người yêu mình, trước tiên mình phải yêu người. Các ngài có lòng tốt giúp người đạt mục đích của họ thì mới có thể tích trữ cho mình một món nợ tình người. Điều đó giống như tích cốc phòng cơ, như vậy thậm chí các ngài có thể để lại điều tốt lành cho con cháu, đó gọi là ân đức của tổ tiên. Đương thời đạo diễn Hoàng Tá Lâm không nghĩ xa đến thế, không nghĩ đến công lợi nhưng sự việc về sau lại đem lại cho ông chút ít báo đáp.
Kết tình người như thế nào lại không có một qui tắc nhất định. Một người lâm vào cảnh cùng khổ, được một đồng đạo giúp cho anh ta qua cơn đói, may ra có thể làm nên sự nghiệp, tạo dựng một thiên hạ giàu sang của riêng mình.
Đối với một lãng tử vô ưu thì một lần tâm sự lại có thể giúp anh ta trở thành người nghiêm túc và tự tin, có khả năng sau khi dùng ngựa mép vực thẳm trở thành dũng sĩ phi nước đại trên thảo nguyên.
Trong cuộc sống bình thường, một cái nhìn tin tưởng đối với một hành động chính trực có thể là nguồn động lực cho chính nghĩa. Một tràng vỗ tay tán thưởng, một sáng kiến mới vô tình cổ vũ cho một tư tưởng canh tân tuy không tốn tiền bạc mà vẫn mua được lòng người.
Kỳ thực trên đường đời mọi người đều cần người khác giúp đỡ và phải giúp đỡ người khác. Giúp đỡ người khác là tích thiện. Không có gì thể hiện được tấm lòng khoan dung và khí phách khẳng khái bằng sự giúp đỡ người khác. Không nên xem nhẹ một lời an ủi làm ấm lòng người đang thất thế, một cái vỗ vai nhè nhẹ đối với một người sắp gục ngã, một chút tín nhiệm chân thành đối với người vô vọng. Có thể đối với mình không mất gì nhưng đối với người gặp nạn lại là sự cảnh tình, ủng hộ, an ủi. Trái lại không chịu giúp đỡ người là xem trọng sự đắc thắng cỏn con của bản thân. Ánh mắt của những người như vậy sẽ mờ mờ vô cảm, lòng họ luôn luôn gợn những ý nghĩ đen tối. Khó khăn của người khác coi là điều lợi cho họ, thất bại của người khác coi là điều cho họ đàm tiếu. Người khác giơ tay cầu cứu, họ lạnh lùng gạt ra. Người khác đau khổ họ rung đùi, không chút động lòng. Còn như giữa đường gặp việc bất bình thì họ lại càng không bao giờ rút đao tương trợ, thấy chết không cứu, họ còn đưa ra đầy đủ lý do biện hộ cho hành vi của họ. Tự tư, loại người này nhổ một sợi lông làm lợi cho thiên hạ cũng nhất định không làm.
Thời Chiến Quốc có một nước nhỏ là nước Trung Sơn. Có một lần vua nước Trung Sơn mở tiệc thết đãi danh sĩ trong nước chẳng may vừa lúc hết xúp thịt dê, không đủ cho mọi người đều có phần. Có một người không được ăn xúp thịt dê tên là Tư Mã Tử Kỳ. Ông ta ôm hận trong lòng bèn đến nước Sở khuyên vua Sở chinh phạt nước Trung Sơn. Nước Sở là cường quốc, đánh chiếm nước Trung Sơn dễ như trở bàn tay. Nước Trung Sơn bị đánh phá, vua Trung Sơn chạy ra nước khác.
Khi vua chạy trốn thấy có hai người cầm vũ khí theo hộ vệ bèn hỏi: “Hai ông đến làm gi?” Hai người đáp: “Ngày trước có một người được ngài cho một bát cơm nên khỏi chết đói, chúng tôi chính là con của ông ấy. Khi sắp qua đời cha chúng tôi trăng trối nếu như nước Trung Sơn gặp nạn thì hai con phải dốc sức, dù phải hy sinh tính mạng, phò tá quốc vương để báo đáp ơn sâu.”
Sau khi nghe, vua Trung Sơn than rằng: “Oán hận mất kỳ nông sâu đều tốn thương lòng người Ta vì một bát thịt dê mà mất nước!”. Gây ra oán hận không cốt ở nông sâu mà cốt ở tổn thương lòng người hay không. Giúp người không cốt ở nhiều hay ít mà cốt đúng lúc đúng điều mà người ta cần. Vua Trung Sơn vì một bát thịt dê mà mất nước, lại vì một bát cơm hẩm mà được hai dũng sĩ hộ vệ bảo toàn tính mạng.
Câu chuyện này nói lên cái diệu kỳ của quan hệ nhân thế ban ơn, giúp đỡ người khác hay làm mất lòng người khác không cốt ở ít hay nhiều mà cốt ở tình người.
2. Giúp người chớ làm mất thể diện người
Một người bạn kể câu chuyện tổ phụ của ông rất thấu hiểu nhân tình thế thái. Bấy giờ tổ phụ rất nghèo. Một hôm tuyết lớn, cụ đến ông phú hộ trong làng vay tiền, vừa may hôm đó phú hộ đang vui bèn cho cụ vay ngay hai đồng bạc trắng, lại còn bảo “Cầm đi mà tiêu, không cần trả lại!”. Cụ vội vội vàng vàng đút tiền vào túi chạy về nhà, phú hộ còn gọi với theo: “Không cần trả!”. Sáng sớm hôm sau,phú hộ mở cửa ra thì thấy ai đã quét hết tuyết, quét cả tuyết trên mái nhà. Phú hộ sai người tìm hiểu thì biết chính ông cụ đã quét tuyết, bèn nghĩ rằng bố thí cho người ta đồng bạc mà lại khiến người ta thành kẻ ăn xin. Phú hộ bèn đến nhà ông cụ bảo viết giấy nợ hai đồng bạc để cho ông cụ khỏi mất thể diện.
Tổ phụ dùng việc quét tuyết để bảo vệ lòng tự trọng của mình, phú hộ đòi nợ chính là để bảo toàn lòng tự trọng của ông cụ trong mắt phú hộ trên đời không có ăn mày; trong lòng tổ phụ không có việc đi ăn xin. Ban ơn đổi thành bố thí, tuy chữ nghĩa khác nhau chẳng bao nhiêu mà ý nghĩa đã bất đồng.
Thế gian thường có người giúp người thì cho là ban ơn, trong lòng kiêu hãnh tự cho mình siêu việt không ai bằng. Thái độ này rất nguy hiểm và thường dẫn đến hậu quả phản diện: giúp người mà không tăng thêm thu nhập cho “Chương mục” tình người của mình, ngược lại còn làm mất phần tình người đang có.
Thời xưa có một vị đại hiệp tên là Quách Giải. Có một người ở Lạc Dương kết oán với người khác bèn nhờ nhiều vị thân sĩ Lạc Dương giúp hòa giải nhưng không thành. Về sau người đó đến gặp Quách Giải nhờ can hiệp. Quách Giải nhận lời giải quyết ổn thỏa. Việc xong, Quách Giải bảo người đó rằng: “Nghe nói việc này trước đã có nhiều vị thân hào Lạc Dương giúp giải quyết nhưng hai bên không đồng thuận. Bây giờ tôi may mắn giải quyết được. Tôi biết ông rất quí tôi nhưng tôi cũng lo cho thân tôi. Tôi không phải là người Lạc Dương mà lại gỉai quyết được việc người Lạc Dương không giải quyết được điều đó có thể khiến cho mấy vị thân sĩ Lạc Dương làm mất mặt.” ông nói tiếp: “Việc đã như vậy, tôi xin ông hãy giúp tôi một lần, giả vờ như tôi cũng không giải quyết được việc này. Chờ ngày mai tôi rời Lạc Dương rồi, mấy vị thân sĩ có thể sẽ đến, ông nên giữ thể diện cho họ, làm như chính họ giúp ông giải quyết. Xin nhờ ông giúp tôi nhé.”
Ai ai cũng muốn có thể diện, anh để cho người ta một chút thể diện thì coi như đã tặng người ta một món lễ vật. Một khi có việc cần nhờ tất nhiên người ta đáp lễ, dù người ta không mấy vui lòng làm như thế. Đó là toàn bộ tinh hoa của nghệ thuật mở trương mục tình người.
Mọi người đều tận lực bảo vệ thể diện dù phải làm những việc ngoài lẽ thường tình. Khi đã biết mọi người coi trọng thể diện rồi thì phải hết sức chú ý không làm cho đối phương khó xử ở nơi công cộng, phải luôn luôn nhớ chớ làm việc gì khiến cho người khác mất thể diện.
Hãy vĩnh viễn khắc sâu trong lòng một phản ứng vật lý: Một hành vi tất dẫn đến một hành vi phản ứng tương đương chỉ cần ta có tâm, chỉ cần ta luôn luôn lưu tâm giữ thể diện cho người khác thì ta sẽ đạt được thể diện bằng trời bằng biển. Vì thế lúc giúp người cần chú ý những điều sau đây:
Một là đừng khiến cho người được giúp đỡ cảm thấy mắc nợ ta.
Hai là hành động một cách hoàn toàn tự nhiên khiến cho người ta không cảm nhận ngay nhưng dần dà về sau, ngày càng thấu hiểu mối ân tình của ta. Làm được như vậy là lý tưởng nhất.
Ba là khi giúp đỡ người khác thì phải vui vẻ, không nên lộ vẻ không tự nguyện. Nếu khi ta giúp đỡ người khác mà miễn cưỡng, trong lòng nghĩ rằng đây là vì người mà phải làm. Nếu đối phương không có phản ứng gì đối với sự giúp đỡ của ta mà ta bèn nghĩ là ta giúp người khó khăn như thế mà người không cảm kích thì là người không biết điều. Thái độ như vậy không những không nên biểu hiện mà ngay trong lòng cũng không nên nghĩ đến.
Nếu đối phương là người biết nghĩ đến người khác thì cái tốt lành ta đem lại chỉ ra quyết không thể như mũi tên bắn đi không quay trở lại, đối phương nhất định sẽ tìm cách báo đáp. Đối với những người tri ân như vậy ta nên thường xuyên giúp đỡ họ.
Nói tóm lại, người đời quan hệ qua lại với nhau, ta giúp người, người giúp ta. Nhưng chúng ta cũng không thể lộ liễu bảo nhau: “Có việc gì ư?”, “Giúp tôi một lần tôi sẽ giúp lại”, bỏ qua tình cảm trong giao tế thì khiến cho người ta thấy nhạt nhẽo mối tình giao tiếp đôi bên sẽ không thể bền vững được. Phải hành động tự nhiên như không có ẩn ý để khỏi khiến người ta nghĩ “Kết bạn với người này nếu không có lợi gì thì tất sẽ bị đá ra.”
3. Khát tặng nước
Rét cho than, khát cho nước là một trường hợp ban ơn đặc biệt. Khi người ta gặp nạn rất cần giúp đỡ, đó là thưởng thức tối thiểu ai cũng biết.
Chúng ta luôn luôn có một số nhu cầu, có cái cấp bách, có cái không cấp bách. Khi chúng ta gặp lúc cấp bách mà được người giúp đỡ thì nội tâm cảm kích vô cùng, thậm chí suốt đời không bao giờ quên. Sắp chết đói mà được người đời cho một củ khoai thì hơn cả một núi vàng khi phú quí. Người có sở thích nào đó mà gặp người đồng cảm ta sẽ hết sức phấn khởi, vui nhớ suốt đời. Hai người hợp tính nhau thì có thể kết bạn. Cho nên muốn thu phục được lòng người, ta phải tìm hiểu nội tâm người đó.
Trước khi Tam Quốc tranh bá, Chu Du còn bất đắc chí. Ông làm quan dưới trướng Viên Thuật, Viên Thuật cho làm huyện trưởng huyện Cư Sào bé nhỏ, chẳng qua chỉ là một viên quan một huyện bé mà thôi. Lúc bấy giờ huyện Cư Sào xảy ra nạn đói, vừa mất mùa vừa loạn lạc. Vấn đề lương thực ngày càng trầm trọng. Dân Cứ Sào phải ăn vỏ cây, rễ cây, cỏ, chết đói không ít, quân lính cũng đói không còn sức chiến đấu. Là quan phụ mẫu, Chu Du thấy tình hình bi thảm đó mà không biết giải quyết như thế nào.
Có người hiến kế nói rằng gần đó có một nhà giàu hay làm việc thiện là Lỗ Túc, thóc gạo đầy kho, khuyên Chu Du đi vay lương thực của ông ta.
Chu Du bèn đến nhà Lỗ Túc. Sau khi hàn huyên thăm hỏi, Chu Du bèn nói thẳng: “.Không giấu gì lão huynh, đệ đến thăm phen này là muốn xin vay lương Lỗ Túc thấy Chu Du tuấn tú anh đạc, rõ ràng là kẻ có tài, mai sau tất làm nên sự nghiệp lớn, căn bản không phải chỉ là mọt quan huyện Cư Sào bé nhỏ bèn cười lớn nói rằng: “Đó là chuyện nhỏ, ta đồng ý ngay”. Lỗ Túc thân hành đưa Chu Du đi xem các kho lương thực. Bấy giờ trong nhà Lỗ Túc có 2 kho lương thực, mỗi kho 3000 hộc. Lỗ Túc nói: “ không cần vay mượn gì cả, ta biếu ông một kho. “
Nghe xong, Chu Du sửng sốt lặng người trước tấm lòng khảng khái của Lỗ Túc. Nên biết trong nạn đói thì lương thực là sinh mệnh. Hành động của Lỗ Túc khiến cho Chu Du cảm kích sâu sắc, hai người bèn kết bạn. Về sau Chu Du thăng tiến, làm đến tướng quân nước Ngô, nhớ ân đức của Lỗ Túc bèn đề cử Lỗ Túc cho Tôn Quyền. Lỗ Túc nhờ đó có cơ hội làm nên sự nghiệp. Đối với người cho than trong mùa tuyết thì người được giúp đỡ bao giờ cũng giữ một cảm tình đặc biệt. Đối với người đang lâm vào cảnh khó khăn, chỉ tỏ ý thông cảm thôi thì không đủ mà phải có hành động cụ thể giúp người ta vượt qua cơn bĩ cực. Như vậy người ta mới cảm kích, từ đó nảy nở tình bạn.
Về phương pháp này có mấy điều tâm đắc:
1 . Người uống nước no rồi thường bỏ giếng ra đi, cho nên ta phải khống chế thích đáng khiến cho anh ta phải còn chút khát nước mà cần phải dựa vào ta. Một khi đã không còn có lòng dựa vào ta nữa thì có thể sẽ không cung kính ta nữa.
2. Ông chủ kích thích bề dưới nhưng chớ thỏa mãn hoàn toàn dục vọng của họ, mà nên ban phát nhỏ giọt để cho họ phải dốc sức cúc cung tận tụy.
3. Đối với người chớ tỏ ra ân tình quá nặng khiến cho đối phương tự ti hay chán ghét ta, bởi vì một là anh người không thể nào đền đáp được, hai là cảm thấy bản thân mình kém cỏi, bất tài.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.