36 Kế Nhân Hòa

Kế 15. Kế nhìn mặt



Làm thế nào để có được tâm lý người khác?

Xét lời, nhìn mặt là kỹ thuật cơ bản thăm dò nhân tình. Không biết xét lời nhìn mặt cũng như không biết hướng gió mà bẻ lái con thuyền, không biết đường đi trong thế sự, không khéo lật thuyền dù trong cơn sóng nhỏ.

Trực giác tuy mẫn cảm song lại dễ bị người ta che chắn biết cách suy lý và phán đoán là kỹ thuật tuyệt đỉnh của xét lời nhìn mặt. Ngôn từ có thể bộc lộ phẩm chất tính cách con người. Nét mặt ánh mắt có thể khiến chúng ta thăm dò nội tâm người khác áo quần, ngồi đứng, thế tay vô tình bán đứng chủ nhân của chúng. Nói chuyện có thể cho chúng ta biết địa vị, tính cách, phẩm chất và cả tình cảm nội tâm của một con người. Cho nên giỏi nghe ý tại ngôn ngoại là mấu chốt của “xét lời”. Nếu như nói nhìn mặt giống như quan sát thời tiết thì xem nét mặt một người cũng giống như nhìn mây biết khí trời’ vậy. Cần phải có học vấn cao siêu bởi vì không phải ai cũng bộc lộ giận buồn ra nét mặt, trái lại miệng cười lòng khóc”. Ánh mắt là trọng điểm chú ý nhất trong nét mặt. Ánh mắt có thể cho ta biết chân tướng một cách không tự chủ, tư thế ngồi và trang phục cũng giúp chúng ta nhìn người ở những điểm nhỏ bé tiến tới nhận thức chỉnh thể con người, thấy rõ nội tâm và ý đồ của họ.

1. Biết xem hướng gió mới cầm lái tốt

Một ông cử nhân ba lần đi thi rồi chờ hậu bổ, cuối cùng mới được một chức huyện lệnh ở tỉnh Sơn Đông. Lần đầu tiên đi bái kiến cấp trên không biết nên nói gì, im lặng một chốt, ông bỗng hỏi: “Bẩm đại nhân, xin cho con biết qúy tính”. Vị thượng cấp rất ngạc nhiên, miễn cưỡng xưng họ tên. Huyện quan cúi đầu suy nghĩ hồi lâu rồi nói: “ Họ của đại nhân không có trong thiên hạ”. Quan lớn lại càng kinh ngạc “Ta là kỳ nhân? Quan huyện không biết hay sao?” (Kỳ Nhân là người Mãn Thanh chứ không phải là người Hán). Quan huyện đứng dậy thưa: “đại nhân thuộc kỳ nào?” Quan trên đáp: “Chính hồng kỳ” Quan huyện nói: “ Chính hoàng kỳ tốt nhất, tại sao đại nhân không ở chính hoàng kỳ Quan trên nổi giận hỏi: “Ông là người huyện nào, tỉnh nào Quan huyện nói: “Quảng Tây”. Quan trên nói: “ Quảng Đông tốt nhất, sao ông không ở Quản Đông Quan huyện cả sợ, bây người mới phát hiện cấp trên đang đỏ mặt tía tai bèn vội vã bèn rút lui. Hôm sau, quan trên điều ông ta đi dạy học. Nguyên nhân là vì quan huyện không biết xét lời nhìn mặt.

Trong giao tế có thể xét lời xem mặt, tùy cơ ứng biến là một loại bản lĩnh. Ví dụ như trong khi phỏng vấn, chúng ta thường gặp những tình huống không tưởng tượng trước được. Người phỏng vấn phải tập trung tinh thần trao đổi ý kiến với đối tượng nhưng đồng thời phải cảm nhận những thông tin ý ngoại để xử lý thỏa đáng.

Đối phương một mặt nói chuyện với anh, một mặt đưa mắt nhìn chỗ khác, đồng thời lại có tiếng người nói nho nhỏ, điều đó chứng tỏ vừa rồi anh đến phỏng vấn đã cắt ngang một sự việc quan trọng nào đó. Đối phương trong lòng vẫn lo nghĩ về việc đó cho nên lúc tiếp anh, tâm hồn bất định. Trong trường hợp ấy, tốt nhất là đình chỉ phỏng vấn, đưa ra lời từ biệt long trọng. “Hôm nay ông rất bận, tôi đã làm phiền ông. Vài ngày nữa tôi sẽ trở lại vậy”. Anh đi rồi, đối phương rất cảm kích và áy náy đã bố trí công việc không tốt, không tiếp khách như ý muốn. Như vậy khi anh trở lại phỏng vấn, nhất định sẽ được đối phương hoan nghênh.

Trong khi đang nói chuyện, bỗng nhiên có tiếng chuông cửa. Anh nên chủ động dừng lại, đề nghị chủ nhân tiếp người mới đến. Không nên nghe chuông mà vẫn tảng lờ, nói thao thao bất tuyệt khiến chủ nhân khó. Trong giao tế, quan sát tinh tế ngôn ngữ, nét mặt, động tác tay và các hành vi khác của đối phương là điều kiện tiên quyết để nắm bắt ý đồ của đối phương, lường được hướng gió mới có thể bẻ lái. Ví dụ khi làm việc với thượng cấp tất có thể hiểu nội tâm của thượng cấp.

1 . Thượng cấp nói mà không ngẩng đầu lên, không nhìn anh. Đó là triệu chứng không tốt khinh thị cấp dưới, cho rằng anh bất tài.

2 . Thượng cấp từ trên nhìn xuống. Đó là biểu hiện tính cao ngạo, tự phụ, thích sai khiến người khác.

3. Thượng cấp nhìn chằm chằm cấp dưới là đang chờ đón thông tin để nhận xét, ấn tượng đối với cấp dưới không đẹp lắm.

4. Thượng cấp nhìn cấp dưới một cách hữu hảo và thẳng thắn hoặc đôi khi nháy mắt với cấp dưới. Đó là biểu hiện thượng cấp đánh giá cấp dưới có năng lực, được thương cấp thích, dù cho cấp dưới có sai lầm cũng dễ tha

5. Thượng cấp ánh mắt sắc lạnh, bất biến như lưỡi kiếm đâm xuyên cấp dưới. Đó là biểu hiện quyền lực, lạnh lùng, vô tình và tự cao tự đại, đồng thời cũng ngầm nói cấp dưới chớ có lừa dối ta, ta nhìn suốt tim anh.

6. Thượng cấp thỉnh thoảng liếc mắt nhìn lên gặp tia mắt của cấp dưới rồi thì lại cụp mắt xuống. Nếu nhiều lần như thế thì khẳng định thượng cấp chưa nắm vững cấp dưới.

7 . Thượng cấp nhìn chằm chằm vào phòng trong, thỉnh thoảng gật đầu nhè nhẹ. Đó là tín hiệu rất xấu, biểu thị cấp dưới phải hoàn toàn phục tùng, bất kể cấp dưới nói gì, nghĩ gì cũng mặc.

8. Thượng cấp chắp hai tay đưa xuống dưới, thân thể thăng bằng. Đó là biểu thị hòa hoãn.

9. Thượng cấp hai tay chống cạnh sườn, hơi khoán lưng, nghiêng người. Đó là người thích ra lệnh, là tư thế thường dùng khi gặp vấn đề quyền lực cụ thế.

10 Thượng cấp ngồi trên ghế tựa, ngã ngửa người ra sau, hai ta y để sau đầu, hai cùi tay đưa ra ngoài. Điều đó chứng tỏ lúc này thượng cấp rất thanh thản, cũng có thể là biểu hiện của tự phụ.

11 : Thượng cấp trỏ ngón tay chỉ đối phương Đó là biểu hiện tính tự cao trắng trợn hay là tính thích đấu đá.

12. Thượng cấp hai tay ngoặc ra sau lưng cũng là một biểu hiện của tính tự cao.

13. Thượng cấp vỗ vai cấp dưới, là chấp nhận và thích cấp dưới, nhưng khi vỗ từ bên cạnh mới thật lòng, nếu vỗ từ phía trước hay từ trên xuống thì biểu thị xem thường cấp dưới hay biểu thị quyền lực.

14. Thượng cấp hai bàn tay chập nhau thành hình kim tự tháp, đầu ngón tay hướng về phía trước. Đó là dấu hiệu nhất định phản bác đối phương.

15. Thượng cấp nắm tay lại thành quả đấm thì không những đe dọa đối phương mà còn biểu thị cương quyết bảo vệ quan điểm của mình. Đấm tay xuốn bàn thì rõ ràng không cho người khác nói nữa. Đương nhiên nếu muốn “dự báo thời tiết” giao tế tốt thì phải có tri thức cụ thể hơn về “ khí tượng”.

2. Giỏi nắm bắt ý tại ngôn ngoại

Có một người nghèo bị ốm, bệnh tình ngày càng nghiêm trọng, bác sĩ nói không có hy vọng gì nữa. Bệnh nhân cầu thần, nguyện sẽ tế 100 trâu nếu như khỏi bệnh. Vợ bệnh nhân đứng bên cạnh nghe khấn như thế bèn hỏi: “Anh lấy tiền đâu mà tạ lễ”. Ông đáp: “Bà cho rằng thần cho tôi khỏi bênh để lấy cái thứ ấy ư?”.

Câu chuyện này chứng minh có những sự tình thực tế không làm được nhưng người ta vẫn dễ dàng chấp nhận. Con người nhiều khi tâm khẩu bất nhất cho nên xét lời là một kỹ xảo rất có học vấn. Tư tưởng nội tâm con người có khi bất giác thui ra mồm cho nên trong khi nói chuyện với người khác chỉ cần chúng ta lưu tâm thì có thể thất thế giới nội tâm của người đối thoại.

1. Từ câu chuyện mà hiểu tâm lý

Tình cảm con người thường bộc lộ qua câu chuyện một cách bất giác. Câu chuyện muôn màu muôn vẻ, muốn hiểu tính cách, khí chất, cách suy nghĩ của một người thì phương pháp dễ nhất là quan sát quan hệ giữa câu chuyện và người nói, từ đó có thể thu thập được rất nhiều thông tin. Khi nói chuyện với phụ nữ trung niên, câu chuyện của họ đa số là câu chuyện về bản thân họ bởi vì họ cho bản thân họ mới là đối tượng quan tâm lớn nhất của họ. Cũng có lúc nói về chồng con vì chồng con là hóa thân của họ, nói về chúng con cũng tức là nói về bản thân họ. Với những phụ nữ nếu thế, anh phải tỏ ra vẻ chăm chú nghe, coi họ là những bà vợ hiền thục, những bà mẹ vĩ đại.

Trong thế giới các bạn trẻ thì câu chuyện họ thích nói là về xe. Tạp chí về xe cộ cũng bán chạy như tạp chí âm nhạc, tạp chí bóng đá. Các bạn trẻ bàn luận về hãng xe, chất lượng xe, tốc độ xe v.v… nhưng đại đa số bạn bè tạm thời chưa mua được xe. Kỳ thực việc họ say sưa nói về xe chứng tỏ tương lai họ có khả năng mua xe hay chứng tỏ họ có tri thức phong phú về xe, đó là một loại mốt mà thôi chứ không phải bộc lộ bản thân họ. Anh nên tập trung tinh thần nghe họ tán xe, chớ có ra vẻ chán hay bực, sự nhẫn nại của anh thỏa mãn lòng hư vinh của họ.

2. Thói quen dùng tù bộc lộ “bí mật’

Người người biểu thị khác biệt về xuất thân, đẳng cấp xã hội, quê hương của mỗi người, ngoài ra còn do trình độ của mỗi người mà khác biệt về thói quen dùng từ mang tính chất tâm lý. Những tầng tâm lý sâu tận đáy lòng có thể vô tinh phản ảnh trong cách dùng từ của mỗi người. Dù rằng dùng từ không quan hệ gì hình tượng bản thể muốn diễn đạt, song qua phân tích cách dùng từ lại tố cáo nội tâm mỗi người hùng biện hơn là nội dung từ ngữ. Người hay dùng “tôi”, đại từ nhân xưng số ít, là người có tính độc lập và tính tự chủ rất mạnh. Người thường dùng “chúng tôi”, đại từ nhân xưng nhiều, là người thiếu cá tính, lẫn trong tập thể, phụ họa người khác một cách dễ dàng.

Mọi người đều tự cho rằng mình dùng ngôn từ của mình để nói, để viết nhưng thực tế đã vô tình mượn lời người khác, có lòng khoa trương. Ngược lại nếu thăm dò được điều đó thì có thể nhìn thấy đáy lòng của họ. Ví du người thích dùng từ khó hiểu hay ngoại ngữ làm ta cảm thấy lấn bấn, kỳ thực loại người này dùng từ ngữ làm lá chắn để che giấu những nhược điểm nội tâm. Khi làm việc, biểu thị hết tài năng của mình là điều cần thiết nhưng nếu quá kiêu căng, vẽ rắn thêm phần khiến cho người khác có cảm giác như từ trên trời rơi xuống thì lại là điều rất bất lợi. Tình hình này trái lại lại chứng tỏ ý thức tự ti đối với năng lực trí tuệ của mình nên đã dùng ngôn ngữ làm lá chắn che đỡ lòng tự ti của mình. Trương tiên sinh ở Yên Thành xổ hàng tràng tiếng Tây trước mặt các thiếu nữ kiều diễm thực tế chỉ phản ánh trí thức nghèo nàn của tiên sinh.

3. Phương thức nói năng mới phản ảnh trung thực tư tưởng Nói chung, tình cảm hay ý kiến của mỗi người đều biểu hiện rất rõ nét qua phương thức nói năng, chỉ cần theo dõi tỉ mỉ thì bộc lộ dần dần ý tại ngôn ngoại.

a) Nói nhanh hay chậm là then chốt trọng yếu để thấy rõ đáy lòng người nói. Khi trong lòng không bằng lòng hay cầu thị người nào đó thì tốc độ nói đều chậm rãi và có cảm giác nói ngắc ngứ. Khi trong lòng xấu hổ hay nói dối thì tốc độ nói tự nhiên nhanh lên.

Ví dụ có một người hàng ngày sau giờ làm việc về nhà ngay bỗng một hôm ở lại phòng làm việc đánh tú lơ khơ với bạn đồng sự. Về tới nhà anh bèn lập tức bảo vợ hôm nay phải làm thêm giờ mà còn thao thao bất tuyệt cằn nhằn sao lắm việc thế. Tốc độ nói của anh ta nhất định nhanh hơn thường nhật để hóa giải nỗi bất an trong lòng. Khi chồng như thế thì vợ nên thận trọng, phàm việc gì đã làm một lần thì sẽ có lần sau, chớ coi thường.

b) Qua âm điệu cao thấp, dưng nối có thể thấy nội tâm. Anh bạn “làm thêm giờ” kể trên khi về nhà thì âm điệu không những nhanh mà lại có vẻ kích động trực tiếp như “làm thêm giờ” hôm nay làm cho anh ta rất khó chịu, anh ta rất không muốn “làm thêm”. Khi ý kiến của hai người va chạm nhau thì một người cao giọng là biểu thị anh ta muốn áp đảo đối phương. Đối với những loại người có trạng thái tâm lý như trên, khi họ nói ắt cố ý khi nói, khi dừng cố tạo thành cảm giác khác người, muốn thu hút sự chú ý của người khác. Như vậy họ đã bộc lộ ý ẩn tàng. c) Từ phương thức nghe mà hiểu tâm lý đối phương Người nói và người nghe là hai tồn tại khác nhau hợp thành một cuộc đàm thoại. Chúng ta có thể thông qua các phản ứng của đối phương đối với lời nói của chúng ta mà hiểu đúng lòng họ.

Nếu một người nghe rất chăm chú thì ngồi ngay ngắn, chỉnh tề, mắt nhìn thẳng đối phương. Còn nếu như trái lại thì mắt láo liên, thân thể cựa quậy hay ngả nghiêng thì đó là biểu hiện anh ta chán nản trong lòng.

Có người lắng nghe từng câu của đối phương, chờ đến khi người nói sắp dứt lời thì mới biểu lộ tâm tình. Có thể thấy người lắng nghe này hoàn toàn dựa vào lòng nhẫn nại, kiên cường cộng với chút ít hiếu kỳ, cuối cùng mới đột phá được bí mật của người nói. Nếu anh muốn thăm dò thông tin về phương diện nào đó của người nào đó thì anh nên bắt đầu bằng câu chuyện bình thường, sau đó lắng nghe cẩn thận, nêu vấn đề dần dần từng bước đạt mục đích của anh. Khi đối phương cao hứng sẽ quên đề phòng, thậm chí cho anh là người biết lắng nghe, dễ thông cảm với ý kiến người khác.

3. Sắc mặt là sắc mây trên trời

Xem mặt là xem sắc mặt người ta để biết tình cảm của họ. Điều đó giống như người đi săn già nhìn sắc mây mà biết mưa hay tạnh. Hai vợ chồng vừa kết hôn, tình cảm rất mỹ mãn, như hình với bóng. Nhưng với tháng ngày cuộc sống dần dần bình thường, hai bên đều đã quen thuộc nếp sống sau hôn nhân, không còn cảm giác mới mẻ nữa mà trái lại lại thường vì những việc cơm áo gạo tiền mà hay cãi nhau. Ban đầu hễ không bằng lòng nhau thì cãi không ai chịu ai, nhưng vài giờ sau lại hòa thuận với nhau. Nhưng tranh cãi nhiều như cơm bữa thì vợ chồng không ai quan tâm ai nữa, bước vào giai đoạn lạnh nhạt. Tuy nhiên như vậy cũng không được vì họ còn có người nhà, bạn bè cho nên họ chuyển sang làm bộ hòa thuận thương yêu nhau khi có mặt người khác, nhưng một khi khách ra về thì mỗi người một góc câm như thóc. Dần dần khi không có khách, họ cũng bắt đầu nói với nhau nhưng không phải đã hóa giải những tị hiềm cũ, chẳng qua có lúc không thể không nói thì phải nói mà thôi. Khi sự bất hòa phát triển đến cực độ thì dáng vẻ không vui tan dần, trên mặt họ nở nụ cười mỉm và thái độ cũng vừa ấm ức, vừa cam chịu. cho nên một quan tòa chuyên xử án ly hôn nói khi bất kỳ vợ hay chồng đã có thái độ như thế thì quan hệ vợ chồng đã đến bước không thể hóa giải được nữa.

Hoạt động tâm lý của con người phi thường, tinh tế, tinh tế mà vẫn bộc lộ ra trong thái độ. Khi cao hứng thì hai mả phinh phính, khi bi ai thì rơi lệ. Nhưng cũng có một số người không muốn người khác thấy những hoạt động nội tâm của mình cho nên nếu chỉ nhìn dáng dấp bên ngoài thì se dễ dàng phán đoán sai lầm. Ví dụ trong một cuộc hội đàm, đối phương cười hì hì tỏ vẻ hoàn toàn mãn ý khiến cho ta tưởng đàm phán đã thành công, đối phương nói: “Tôi rõ rồi, anh nói rất có lý, lần này nhất định tôi xem xét “. Nhưng cuối cùng đàm phán thất bại. Cho nên chúng ta không nên chỉ phán đoán một cách đơn giản biểu hiện bên ngoài của đối phương. Trong khi đột phá tâm lý đối phương cần chú ý: a. Không có biểu hiện không có nghĩa là không có tình cảm.

Trong cuộc sống có một số người bất kể ai nói gì, làm gì trên mặt, vẫn không có biểu hiện gì, tức thường nói là không động dong nghĩa là không biến sắc. Kỳ thực, không có biểu hiện không có nghĩa là không có tình cảm. Bởi vì hoạt động nội tâm nếu không xuất hiện trên gương mặt thì đó là điều rất không tự nhiên khi càng không có biểu hiện thì tình cảm lại rất xung động. Ví dụ có một số nhân viên bất mãn lời nói việc làm của chủ sự nhưng không dám nói, chỉ cố ý phô ra một bộ mặt trơ trơ, không biểu hiện tình cảm gì, ra vẻ không quan tâm. Kỳ thực trong nội tâm cực kỳ bất mãn. Nếu lúc bấy giờ quan sát ti mỉ sắc mặt của họ thì thấy ngay sắc mặt không thật. Gặp loại người này, tốt nhất chớ trách móc trực tiếp họ hay làm cho họ xấu mặt. Tốt nhất nên nói: “’Nêú anh có điều gì không vừa ý, cứ nói ra xem sao như vậy có thể an ủi thuộc hạ đang ức chế tình cảm. Nhưng cũng không nên nói quá nhiều lời, tránh xung đột. trực diện mà nên chọn lúc khác, trao đổi ý kiến một cách cởi mở? công khai với thuộc hạ, như thế mới hóa giải sóng ngầm của thuộc hạ, chủ sự xây dựng được hình tượng tốt.

Có hai hình thức không biểu lộ tình cảm. Một loại lại cực kỳ không quan tâm, một loại là căn bản không để mắt đến.

Ví dụ khi đang nói chuyện có người nhìn mà mặt tỏ ra vẻ không biết nên như thế nào, có thể đó là một ý tốt. Đặc biệt phụ nữ nếu tỏ ra ý tốt quá lộ liễu sẽ không ổn, tốt nhất là ra vẻ không quan tâm.

b. Phẫn nộ bi ai hoặc căm ghét cực độ vẫn mỉm cười. Tình hình này khác với việc không biểu lộ tình cảm. Thông thường người ta nói mặt cười lòng khóc, chính là chỉ trường hợp này. Dù mang đầy ý thù địch mà ngoài mặt vẫn nói cười náo nhiệt mà hành động cũng phóng khoáng. Người ta phải làm như thế vì cảm thấy, nếu bộc lộ dục vọng và ý nghĩ trong nội tâm ra thì không khác gì vi phạm qui tắc xã giao, thậm chí dẫn đến mọi người quay lưng thân thích xa lìa, hoặc trở thành đầu sỏ tội lỗi cho mọi người trách móc, e rằng bị xã hội lên án cho nên bất đắc dĩ phải làm như thế.

Vì vậy có thể thấy, xem sắc mặt thường sản sinh ngộ nhận, mây ám kín trời nhưng không nhất định sẽ mưa, cười chưa chắc đã cao hứng. Nhiều lúc người ta phải nuốt nước mắt mà mặt vẫn tươi như hoa. Trái lại, sầm mặt xuống có khi trong lòng lại đang cười.

4.Qua ánh mắt nhận nhân tâm

Trong thần thoại Hy lạp có câu truyện như sau: Nếu như bị một trong ba quái vật là Medusa nhìn một cái thì lập tức biến thành đá. Đó là thần hóa uy lực của mắt. Về phương diện y học, trong năm giác quan thì con mắt linh diệu nhất, đại để chiếm hơn 70% lĩnh vực giác quan, do đó bị gọi là “Vua ngũ quan” . Mạnh Tử nói: “Trong con người không gì bằng con ngươi, không thích giấu điều ác với con người. Lòng chính thì con ngươi trong, lòng bất chính thì con người đục”. Chân tâm toát ra từ mắt là lẽ đương nhiên, “con mắt là của sổ tâm hồn”.

Dục vọng và tình cảm trong đáy lòng đầu tiên phản ánh lên ánh mắt, ánh mắt dao động theo hướng nào, trình độ tập trung ánh mắt như thế nào biểu thị những trạng thái tâm lý khác nhau. Quan sát sự thay đổi của ánh mắt giúp ích cho quan hệ giữa người với người. Leo lên nói nhà tất thấy rõ trong nhà, đọc được ánh mắt tất hiểu nội tâm người ta.

Phương pháp dùng mắt xem người đã có từ lâu. Cá tính con người nhất thành bất biến dù rằng công phu tu dưỡng dày dặn đến đâu. Tục ngữ nói: “Giang sơn di cải, bản tính nan di” (Sông núi dễ đổi, bản tính khó dời). Xét cá tính con người còn là việc đơn giản, còn xét tình của con người thì không đơn giản chút nào. Tính là bên trong, tình là bên ngoài; Tính là Thể, tình là Dụng. Tính nhận sự kích thích từ bên ngoài phát ra thành tình, kích thích khác nhau. Tính biểu hiện nổi bật nhất, khó che giấu nhất là ánh mắt chứ không phải ngôn ngữ, không phải động tác, không phải thái độ. Ngôn ngữ, động tác, thái độ đều có thể ngụy trang, che giấu còn ánh mắt thì không cách gì ngụy trang được. Chúng ta xem xét mắt không phải chú trọng mắt to, mắt nhỏ, mắt tròn, mắt dẹt mà chú trọng ánh mắt (nhãn thần).

Anh thấy nhãn thần của họ trầm tĩnh chứng tỏ vấn đề mà anh bức xúc thì họ đã tính toán an bài xong trong lòng họ. Chỉ cần xin họ chỉ dẫn một cách khẩn thiết, nếu như họ không chịu nói rõ thì vì đó là việc cơ mật, không nên hỏi nửa, im lặng chờ họ xử lý.

Nếu như anh thấy nhãn thần của họ tán loạn thì biết họ cũng không có biên pháp gì, có sốt ruột cũng vô ích, xin họ chỉ bảo cũng vô dụng. Anh nên bình tâm tìm biện pháp khác, không cần hỏi họ nữa để khỏi làm cho thêm bấn loạn nhưng hãy tự mình tìm ra biện pháp. Nếu anh thấy nhãn thần của họ liếc ngang phảng phất như có gai thì biết họ hết sức lãnh đạm, nếu có điều cầu xin thì tạm thời không nên đưa ra. Nên nhanh chóng mượn cớ ra về, lưu lại dù chốc lát vẫn không thích hợp lui về mà nghiên cứu nguyên nhân vì sao họ lãnh đạn tìm cách khôi phục tình cảm.

Anh thấy nhãn thần của họ âm trầm nên hiểu đó là dấu hiệu hung hãn nhưng phải cẩn thận một chút trong quan hệ vớii họ. Bàn tay ác độc của họ đang ra sức lực chờ thời cơ vung ra. Nếu anh không sớm chuẩn bị so tài cao thấp với họ thì nên tìm cách nhanh chóng thu quân .

Anh thấy nhãn thần của họ long lanh dị thường, khác với ngày thường thì biết họ có quỉ kế trong lòng toan cho anh nếm mùi cay đắng. Lúc mà anh ta thận trọng từng bước một, chớ khinh xuất dấn bước. Có thể họ đã đặt bẫy cả ở phía trước, phía sau, trên phải, bên trái anh sẩy bước sẽ rơi vào tay họ. Chớ có tin vào đường mật của họ, đó là mồi câu, là viên đạn bọc đường, cần phải đặc biệt thận trọng.

Anh thấy nhãn thần của họ nghệch ra, môi hơi trắng bệch ra chứng tỏ họ hết sức sợ hãi vấn đề anh đang đặt ra. Dù rằng họ nói: không sao, không sao, tuy tuyệt vọng, đang tìm biện pháp nhưng không nghĩ ra biện pháp cỏn con nào. Anh không cần hỏi nhiều nữa, nên rút lui tự mình suy nghĩ tìm cách đối phó. Nếu anh đã có biện pháp sẵn thì nên đưa ra cho họ và tỏ ra có phần nắm chắc thành công.

Anh thấy nhãn thần của họ như bốc lửa thì biết họ đang nổi giận tưng bừng. Nếu không muốn quyết hệt với họ thì nên tỏ ra có thể thỏa hiệp, nhanh chóng chuyển hướng. Nếu tiến tới một bước nữa tất sẽ dẫn tới xung đột trực diện quyết liệt.

Anh thấy nhãn thần của họ bình thản, mặt lộ vẻ cười thì biết rằng họ rất cảm tình với việc này. Anh nên làm cho họ vui vẻ, nói vài câu ca tụng họ. Nếu anh có việc xin giúp đỡ thì đúng là cơ hội tốt, chắc chắn lúc này họ dễ dàng thỏa mãn hy vọng của anh hơn lúc bình thường.

Anh thấy nhãn thần của họ phát ra bốn hướng thần bất định chứng tỏ họ đã chán những lời anh nói, nói tiếp nữa không có hiệu quả. Nếu anh không nhanh chóng kết thúc hay thừa cơ cáo lui thử tìm câu chuyện khác mà nói, nói cái gì mà họ muốn nghe.

Anh thất nhãn thần của họ ngưng định biểu thị họ cho rằng, lời nói của anh đáng nghe, nên làm theo kế hoạch của anh. Anh nói năng mềm mỏng, lý giải không sai, biện pháp khả thi họ tất nhiên sẽ vui lòng tiếp thu. Anh thất nhãn thần của họ cụp xuống, ngay cả đầu cũng gục xuống chứng tỏ trong lòng họ rất lo lắng, vô cùng đau khổ. Anh không nên nói với họ việc đắc ý sẽ làm cho họ thêm đau khổ. Anh cũng không nên nói với họ việc đau khổ khiến cho họ đồng bệnh tương lân, càng không chịu đựng được khổ đau. Anh chỉ nên nói đôi lời dường như an ủi và nhanh chóng kết thúc cáo lui, nói nhiều thêm mất vui.

Anh thấy nhãn thần của họ hướng lên biểu thị họ không muốn nghe anh nữa dù rằng anh nói có lý đến đâu, nói năng khéo léo đến đâu thì vẫn không có kết quả gì sáng sủa. Anh có thể dừng lại ngay, cáo lui mà tìm con đường tiếp cận khác.

Tóm lại, nhãn thần có tản có tụ, có động có tĩnh, có long lanh có ngưng trệ, có âm trầm, có vẻ nghệch, có hướng xuống, có hướng lên. Sau khi quan sát tỉ mỉ tất nhiên có thể phát hiện tình cảm của đồi phương.

5. Dùng chỗ ngồi vẽ “địa đồ nhân tâm”

Trong giao tế, ngồi chỗ nào, ngồi như thế nào đều phản ánh đáy lòng của con người. Đầu tiên ngồi ở vị trí nào phản ánh ý thức về thượng tọa, hạ tọa hay ưu thế, liệt (kém) thế của truyền thống xã hội, tập đoàn. Nhưng ngày nay, những cuộc hội họp có tính chất hình thức, những cuộc hội họp của người già thì việc sắp xếp vị trí ngồi của từng người là vấn đề đau đầu cho người chủ trì cuộc họp. Giữa những người tham gia hội nghị thường xảy ra viện nhường chỗ hay tranh chỗ. Thứ đến, mỗi người đều có tâm lý muốn có không gian xung quanh riêng cho mình, nếu bị xâm phạm thì không vui lòng, khó chịu. Không gian đó gọi là phạm vi thân thể. Thông thường người ta không xâm phạm phạm vi đó của nhau.

Tiến hành đánh dấu, phân tích vị trí và tư thế ngồi của một người hầu như có thể phác họa một bức “địa đồ nhân tâm”.

1. Chỗ ngồi xa cách cũng biểu thị tâm lý xa. cách với đối phương.

Cự ly này lớn nhỏ biểu thị mức độ muốn xâm phạm phạm vi thân thể của đối phương, có thể từ đó biết động thái tâm lý của họ, biết định làm gì. Ví dụ, một đôi bạn tình đã hứa hẹn với nhau, anh anh em em thân thiết thì dù đi văng rất rộng thì họ vẫn ngồi sát nhau, đó đương nhiên không phải vì thiếu không gian mà phản ảnh trạng thái tâm tình keo sơn của họ. Trong trường hợp đó, nếu anh không muốn phiền lòng người khác thì hãy đi nơi khác .

Lại ví dụ như trong giảng đường, những học sinh tích cực học tập sẽ ngồi ở hàng đầu. Còn một số học sinh hay bỏ lớp đi làm công việc khác thì nhất định sẽ ngồi ở các bàn hàng sau cùng. Những người không thích môn học này cũng ngồi hàng sau.

2. Phương hướng chỗ ngồi có hai loại: Một là đối diện hay bên cạnh đối phương, hai là quay lưng lại mọi người hay quay lưng lại đối với một vị trí nào đó.

Ngồi đối diện hay bên cạnh đồi phương biểu hiện nhiều trạng thái tâm lý khác nhau. Ngồi đối diện có cảm giác có cự ly, giữa đôi bên có chiếc bàn hay vật cản gì đó thì tương đối thoải mái hơn. Còn khi ngồi bên cạnh đối phương thì không có cự ly ngăn cách, đại đa số trường họp là thân mật, vai kề vai, hai bên cùng hướng về một phương hướng, cùng chú ý một đối tượng. Trong tình hình này chỉ nảy sinh cảm giác liên đới. Còn ngồi đối diện nhau thì hai bên ở vị trí quan sát đối phương tốt nhất, dễ xảy ra ánh mắt chạm nhau sản sinh ra cảm giác đối địch .

Trong quan hệ nam nữ cũng thế. Giữa đặt một chiếc bàn, hai bên ngồi đối diện chuyện trò tuy cũng đã là cảnh tương đối thân thiết nhưng cách ngồi này chứng tỏ tình cảm của hai bên chưa đủ sâu đậm, biểu thị hai bên muốn tìm hiểu tâm lý nhau. Trái lại, hai người ngồi kề vai nhau thông thường ít nói hơn người đối diện nhau vì họ đã hiểu nhau rồi, thậm chí đã trao thân cho nhau rồi.

Cho nên chúng ta có thể thông qua phương hướng ngồi của họ mà suy đoán hoạt động tâm lý và thông tin tương quan của họ, như vậy anh muốn hành động như thế nào thì đã có đối sách. Thấy một đôi nam nữ ngồi ôm nhau, anh chớ có ý đồ tranh chấp tình yêu nữa mà hãy chúc phúc cho họ thì họ sẽ có cảm tình tốt với anh. Nếu thấy một đôi nam nữ ngồi đối diện nhau biểu thị tình cảm của họ chưa sâu sắc, nếu bạn muốn xây dựng tình cảm với người nào thì vẫn còn hy vọng.

3. Qua ngồi sâu và ngồi nông đoán tâm lý đôi phương.

Đứng là trạng thái thích hợp nhất cho hoạt động của con người cho nên khi người ta ngồi thì phải có tiền đề là có thể lập tức đứng dậy ngay. Ngồi nông trong ghế bành chính là một ví dụ. Cũng có người do khẩn trương, chỉ dám ngồi nông trên ghế bành, luôn trong tư thế sẵn sàng đứng dậy hành động.

Khi người ta thảnh thơi thì sẽ ngồi sâu ổn định trên ghế bành, duỗi hai chân ra rất nhàn nhã, tựa như có thể ngủ cả ngày. Tư thế này biểu thị lòng tự tin. Sư tử thích bắt ngựa ăn thịt cho nên ngựa suốt ngày đứng căng thẳng nhưng vẫn không thoát nạn. Cho nên người ngồi sâu là kẻ có ưu thế về tinh thần, ít ra họ hy vọng mình ngồi trên cao nhìn xuống thiên hạ. Còn người ngồi nông thường bất an trên ghế, biểu thị trạng thái ở thế yếu dưới tay người.

Người ngồi nông biểu hiện một cách vô ý thức tâm lý phục tùng người khác. Trước một loại người này, anh chớ tỏ ra quá mạnh, kiêu ngạo vì trong lòng họ sẽ sản sinh ra phản kháng. Trái lại, nếu anh tỏ ra hữu hảo hay quan tâm họ thì trong lòng họ tất thích anh, muốn tiếp cận anh, như vậy mới đặt cơ sở cho quan hệ mai sau. Kỳ thực, loại người như thế nào cũng có thể lợi dụng. Nếu như có nhiều người muốn tiếp cận anh thì sẽ tạo cho anh một loại ưu thế, ít ra anh đã thắng lợi trong giao tế, công tác và học tập của anh sẽ thành công thắng lợi, người khác và cấp trên sẽ tán thưởng anh.

4. Tư thế ngồi biểu hiện hoạt động tâm lý tận đáy lòng

Có người ngồi xuống là vắt chéo chân lên ngay, người ta nói đó là người thâm trầm, không dễ gì chịu thua. Đó là nam giới, nữ giới hơi khác. Nữ giới vắt chân lên biểu thị tin tưởng ở dung mạo và trang phục của mình. Tư thế này hấp dẫn nam giới, đồng thời cũng biểu hiện dục vọng mãnh liệt của nữ giới đó. Loại người này có lòng tự trọng rất cao, chỉ muốn làm bà chủ, vừa giao tiếp với nam giới rất thoải mái, vừa không dễ gì xuôi lòng theo một nam giới bất kỳ.

6.Từ trang phục thấy nội tâm

Con người vốn đến thế giới này trần truồng, để che giấu bộ mặt thật lồ lộ của mình bèn mặc quần áo. Kỳ thực, nhân loại không hề ngh ĩ rằng vì muốn mặc y phục yêu thích gồm có màu sắc, chất liệu nhất định mà đã bộc lộ bản thân trần trụi. Bởi vì mỗi người chọn mua y phục đã bộc lộ trạng thái tâm lý của mình, không còn che giấu chút gì.

1. Người mặc áo loè loẹt tỏ ra mình mạnh, muốn chơi trội. Ở nơi công cộng đông người, chúng ta dễ dàng phát hiện một số người thích mặc y phục loè loẹt đập vào mắt mọi người, số người này muốn làm nổi bật mình. Đồng thời, họ thường rất tham tiền. Cho nên khi anh gặp loại người này hay trong đồng sự của anh nam hay nữ có loại ngươi này thì anh có thể thấy họ có loại tâm lý đó. Họ thường khoe quần áo. Tốt nhất là thỏa mãn thói khoa trương này của họ, họ sẽ không dại dột trở thành kẻ thù của anh.

2. Người mặc xuề xòa thiếu lòng tự tin, thích tranh luận.

Có một số người thích ăn mặc xuề xòa, không thích áo quần chỉnh tề, đa số họ thiếu cá tính, thiếu lòng tự tin. Họ muốn tỏ ra oai nghiêm với người khác để bù vào cảm giác tự ti của họ.

Gặp loại người này chớ tranh chấp lôi thôi với họ, bởi vì người càng tự ti thì càng muốn che dấu sự tự ti của mình nên tìm cách tranh cãi dài dòng với người khác để giữ một chút thể diện còn lại. Điều đó không có lợi cho người có quan hệ với họ.

Lúc này anh nên chấp nhận quan điểm của họ một cách khoan dung rộng lượng thì họ lại cảm thấy anh khoan dung đại độ, như vậy sẽ có hiệu quả bất ngờ cho anh.

3. Người thích quần áo mốt, thường có cảm giác cô độc tình cảm thường dao động.

Một số người không chú ý đến sở thích của mình, thậm chí họ không biết mình thích cái gì. Họ chỉ thích mốt thời thượng, đua đòi thời trang. Loại người này lòng thường có cảm giác cô độc, tình cảm thường dao động không ổn định.

4. Người không đếm xỉa đến thời thượng thường lấy mình làm trung tâm, lập di.

Một số người không quan tâm đến thời thượng đang lưu hành, có thể nói cá tính loại người này đặc biệt mạnh. Nhưng cũng có một số người không dám đối mặt với thế giới bên ngoài muôn hồng nghìn tía, chỉ ru rú rúc vào trong phòng tối. Loại người này cho rằng nếu như đồng điệu với ngươi khác chẳng phải đánh mất bản thân hay sao? Họ thường lấy mình làm trung tâm, thường làm cho người ta cảm thấy vô vị.

5. Người hay thay đối sở thích, trang phục là người luôn thay đổi phương thức sinh hoạt và cũng có người luôn trôn tránh hiện thực.

Cậu Trương nhân viên một công ty nọ vẫn hay mặc một bộ âu phục cổ điển. Nhưng có một hôm, anh bỗng mặc áo jacket, quần dài lòe loẹt, thắt cà vạt nhiều màu đến công ty làm việc. Về phương diện hình thức hay tinh thần, nội tâm cậu Trương nhất định bị một kích thích nào đó khiến cho tư tưởng thay đổi. Trong đáy lòng những người như cậu Trương thường mang một ý nghĩ mới. Đồng sự suy đoán một cách hiếu kỳ: “Hôm nay cậu ta có việc gì chăng ?” “Cậu ta gặp vấn đề gì đó chăng?”. Đối với loại người đột nhiên thay đổi sở thích trang phục nếu anh muốn giữ quan hệ tốt với họ, nên tỏ ra vẻ không xem việc đó đáng kể hay là khen ăn mặc đẹp, như vậy chắc chắn lòng cậu ta rộng mở cho anh. Thái độ chấp nhận của anh hay hơn thái độ nghi ngờ của người khác. Anh sẽ được người ta khen chơi đẹp .

6. Có một số người vừa không nồng nhiệt với thời thượng lại vừa không bỏ mặc mà cải tiến ăn mặc từ từ.

Loại người này xử sự trung dung, tình cảm ổn định, nói chung không làm gì nổi bật. Đa số họ có lý tính, không buông theo dục vọng, cũng không nhắm mặt theo thời thượng. Loại người này tương đối đáng tin cậy, đáng kết giao.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.