Vui Chơi Để Kiếm Sống
Phần 3 : Em sẽ thua
VỊ TRÍ QUAN TRỌNG NHẤT CHÍNH LÀ: VỊ TRÍ TRONG LÒNG NGƯỜI KHÁC
Chuyện xảy ra vào ngay đêm chung kết Bước Nhảy Hoàn Vũ 2014.
Cũng vì là đêm chung kết nên số lượng khách mời đến xem trực tiếp tại trường quay Nhà thi đấu Nguyễn Du rất đông. Tôi cũng có mặt trong đêm này cùng Nguyên Khang cũng là MC của chương trình. Vì là “người nhà” nên tôi được ưu ái ngồi khu vực khách VIP thay vì hàng ghế khán đài, nhưng tôi không lên hàng ghế đầu, mà chọn cho mình hàng ghế thứ hai.
Vừa đặt vòng ba xuống không lâu thì xuất hiện một cô gái, ăn vận sang trọng, vòng một đẫy đà, tay lăm le túi xách hàng hiệu. Cô tiến thẳng vào khu vực VIP rồi thả “xe trái cây” xuống hàng ghế đầu, ngay trước mặt tôi.
Khoảng năm phút sau, một số khách mời là người nổi tiếng được ban tổ chức mời vào hàng ghế đầu nhưng do không đủ chỗ nên đành nhỏ nhẹ mời cô gái hàng hiệu ấy xuống vị trí hàng ghế thứ hai. Nhưng mắc cười là, cô ấy rất kiên quyết, cô không chịu nhường ghế. Không thuyết phục được cô gái hàng hiệu, nhân viên Cát Tiên Sa phải lần lượt nhờ các vị trí cao cấp hơn đến “đàm phán” với cô nhưng đều vô vọng. Cô vẫn khẳng định, cô phải ngồi vị trí này, phải là vị trí hàng đầu, cô đã bắt đầu to tiếng hơn.
Đến giờ tôi quan sát kỹ mới nhận ra, cô gái hàng hiệu này từng là trưởng phòng marketing của một nhãn hàng thời trang, nhưng đã thôi việc. Chắc đó là lý do cô buộc người ta phải tôn trọng cô và dành cho cô một vị trí… xứng tầm.
Sau bao “nỗ lực” gìn giữ, những tưởng chiếc ghế kia sẽ thuộc về cô vậy mà chẳng lâu sau đó, phó tổng giám đốc của nhà sản xuất chương trình bước đến cùng một số bảo vệ chính thức yêu cầu:
– Mời chị di chuyển lên hàng ghế khán đài.
Đến lúc này thì cô buộc phải đứng lên và bước đi với vẻ sân hận lộ rõ trên gương mặt. Thấy thế, tôi đứng dậy và mời cô ngồi vào chiếc ghế của mình, sau đó tôi ra cánh gà xem hết đêm chung kết mà trong lòng vẫn vui phơi phới. Mà cũng nhờ vậy, tôi được tự do ra vào hậu trường, được chứng kiến cảnh Angela Phương Trinh cầm bó nhang lầm rầm khấn vái đến cả nửa tiếng trước khi bước ra sàn diễn. Và còn nhiều chuyện vui nữa mà những người ngồi hàng đầu chẳng bao giờ có cơ hội biết được.
Các bạn thân mến, trong cuộc sống hàng ngày, chắc các bạn đã từng gặp những mẫu người như cô gái trong câu chuyện trên. Đó là những người luôn cố gắng giành giật cho được cái vị trí không thuộc về mình. Họ luôn nghĩ, mình phải được mọi người tôn trọng, mình phải ăn trên ngồi trước nhiều người khác. Không đâu, cái vị trí đó chỉ là một vị trí sai lầm. Đừng bao giờ bắt người khác phải tôn trọng mình khi họ thấy bạn chẳng đáng để tôn trọng.
Bản thân tôi, tôi cũng sẽ theo đuổi những vị trí, nhưng đó là:
VỊ TRÍ TRONG LÒNG NGƯỜI KHÁC.
Tôi cũng khuyên bạn, hãy cố gắng giành lấy một VỊ TRÍ thật đẹp TRONG LÒNG NGƯỜI KHÁC, vì đó mới là vị trí bền vững nhất, hạnh phúc nhất các bạn nhé!
HÃY CHỨNG THỰC
Trò: Em chào thầy, thầy siêu nhơn.
Thầy: À, em đang tưởng tượng tui mặc bộ bikini đỏ, mang đôi cánh thiên thần phải không?
Trò: Hì hì, đúng đúng. Mà em đang có chuyện này muốn khoe với thầy.
Thầy: Chuyện gì?
Trò: Số là em chuẩn bị đăng ký thi đại học. Nhưng em phải đăng ký theo ýcủa mẹ, mẹ chỉ muốn em ổn định nên bắt phải thi vào trường Đại học Kinh tế, ngành kế toán. Mà em thì không thích. Em chỉ thích hát nên em muốn thi vô nhạc viện. Em ghét mấy con số kinh khủng khiếp. Mà mẹ em thì nhất quyết không cho. Mẹ bảo hát hò chơi thôi chứ khó kiếm ra tiền lắm, con gái phải học cái gì có nghề nghiệp ổn định.
Thầy: Thì em giải thích cho mẹ hiểu, học là học cho em, nên em phải là người quyết định chứ.
Trò: Thì em cũng giải thích, nhưng giải thích mãi mẹ cũng không nghe. Nhưng mà rất may thầy ạ, hôm bữa em nghe thầy giảng về năm chiến lược nói để chinh phục, em áp dụng liền. Ghê chưa…
Thầy: Áp dụng sao, kể tui nghe?
Trò: Em không thèm thuyết phục giải thích gì nữa mà áp dụng chiến lược số năm của thầy chỉ, đó là: kể chuyện. Mà em không giỏi kể chuyện nên em đã copy mấy câu chuyện của thầy đăng trên facebook, rồi mỗi câu chuyện em in trên một tờ giấy A4. Cứ hễ khi nào thấy mẹ em vui vui thì em lôi ra một tờ đưa cho mẹ rồi bảo mẹ ơi, con vừa đọc được cái này hay quá, mẹ xem thử đi.
Thầy: Sáng tạo quá hen, rồi mẹ có đọc không?
Trò: Hì, lúc đầu mẹ nhìn em nghi ngờ lắm. Nhưng sau đó thì cũng tò mò xem thử, rồi mẹ đọc một hơi xong lăn ra cười khanh khách. Đó là lần đầu, đến lần thứ ba, vừa đọc xong câu chuyện Hãy sống theo cách của bạn, mẹ em có vẻ thay đổi hẳn. Mẹ nhìn em mặt hơi căng bảo: “Con nè, đến giờ thì mẹ hiểu tại sao con cho mẹ đọc những câu chuyện này rồi. Thôi con cứ làm gì con thích nhé! Thầy Thuận nói đúng đó, ai cũng chỉ sống một lần, chỉ có một đời, hãy làm gì mình thích.” Thầy không biết em vui mừng như thế nào đâu. Cả đêm qua em không ngủ được chỉ mong trời sáng để kể thầy nghe đó.
Thầy: Hì, thầy chúc mừng em, hy vọng em sẽ hạnh phúc khi được sống với niềm đam mê của mình.
Trò: Nhưng em muốn làm gì đó để cảm ơn thầy, mà không biết làm gì?
Thầy: À, không cần đâu, em kể thầy nghe câu chuyện của em là thầy vui rồi.
Trò: Nhưng em muốn gặp thầy để cảm ơn được không?
Thầy: Không cần, thật sự không cần đâu. À, có một cách này, em chỉ cần chia sẻ câu chuyện của mình trên Facebook, hoặc viết vài dòng cảm ơn thầy vậy là ok rồi. Cách này người ta gọi là “Lời Chứng Thực”. Ở nước ngoài lời chứng thực rất được coi trọng. Khi một người học trò học được điều gì hay từ một người thầy và áp dụng hiệu quả cho cuộc sống của mình, người học trò ấy thường sẽ viết vài dòng cảm ơn, hoặc kể lại câu chuyện mình trên blog, Facebook, hay twitter, có thể kèm hình ảnh người thầy đó. Một người thầy, một diễn giả có uy tín sẽ nhận được rất nhiều những lời chứng thực như vậy. Nó không chỉ là tình cảm, là lời động viên của học trò dành cho người thầy mà còn giúp tăng uy tín của thầy để những gì thầy chia sẻ đến được với nhiều người hơn, giúp ích cho nhiều người hơn.
Trò: Dạ, vậy thầy chứng thực trước cho em, em sẽ chứng thực cho thầy nha.
Bó tay con nhỏ.
NGHÈO LÀ BẠN THÂN CỦA KHỔ
Thời gian còn đi học phổ thông, tôi kiếm sống bằng nghề đánh trống thuê cho một ban nhạc ở tỉnh Bình Dương quê tôi. Ban nhạc này chơi cho các sự kiện và nhất là đánh cho các đám cưới.
Điều đặc biệt mà tôi quan sát được tại khá nhiều các đám cưới là rất nhiều lần bắt gặp một người đàn ông. Lạ ở đây là, ông ta xuất hiện ở nhiều đám cưới khác nhau mặc dù chẳng ai mời. Nếu người bên nhà trai có hỏi, ông nói: Tôi bên nhà gái. Nếu người nhà gái hỏi thì ông bảo: Tôi
- bên nhà trai. Nếu cô dâu chú rể hỏi thì ông lại bảo: Tôi bên nhà hàng. Cứ như thế, ông đến dự hết đám cưới này đến đám cưới khác không cần thiệp mời nên cũng chẳng tốn đồng nào.
Nhờ quan sát nên tôi biết tỏng cái chiêu trò này của ông. Một lần nọ, thấy ông xuất hiện, tôi cầm ly rượu lại cụng cái cốp rồi đợi ông nốc một hơi xong tôi hỏi:
- Ông làm nghề gì?
- Nghề ăn chực
Đó lần đầu tiên tôi biết ông trả lời thật lòng. Phải, vì cái nghèo mà nhiều người dân quê tôi phải dẹp bỏ sĩ diện của mình để kiếm ăn.
Nhưng thỉnh thoảng họ cũng gặp… tai nạn nghề nghiệp khi bị chủ nhà phát hiện. Họ bị xua đuổi hoặc tệ hơn nữa là bị đánh đập.
- Ông mang theo cái bọc nilon này để làm gì?
- Để bỏ thức ăn?
- Cho ai?
- Cho vợ con tôi ở nhà?
Nói xong ông tranh thủ gom những đĩa thức ăn còn thừa thãi trên bàn tiệc vào bọc rồi lặng lẽ bước đi.
Tôi nhìn theo ông mà khóe mắt cay cay. Chứng kiến những chuyện như vậy nên ngay từ nhỏ tôi đã ghét cái nghèo. Vì NGHÈO và KHỔ là hai thằng bạn thân, vừa thấy thằng này là thằng kia lại xuất hiện.
Vì vậy sau này có con, tôi sẽ không quan trọng nó học trường công hay trường tư, giỏi toán hay giỏi văn, tốt nghiệp đại học hay không đại học.
Tôi chỉ yêu cầu nó phải học giỏi hai môn:
HỌC LÀM NGƯỜI và HỌC LÀM GIÀU!
BẰNG ĐẠI HỌC CÓ QUAN TRỌNG KHÔNG?
Hỏi:
Chào thầy Thuận và các độc giả! Em là một sinh viên trường đại học Kinh Tế TP.HCM, thật vinh hạnh khi được thầy dạy mặc dù là vài buổi, thầy có cách dạy rất thú vị, vui tính, từng trải và đẹp trai.
Em có một vài khúc mắc từ lúc bước chân vào giảng đường đại học, vẫn chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng và em nghĩ thầy có thể giúp em.
Bằng đại học có thật sự quan trọng không và nếu có thì nó quan trọng bao lâu khi chúng ta ra trường?
Nếu được chọn học theo đam mê và những kiến thức mới mẻ dễ vào đầu, gần với thực tế đang biến động nhưng bằng cấp của chúng ta không bằng người khác hay học chăm chỉ, đưa vào đầu hàng loạt kiến thức nhưng thực tế vận dụng và dùng đến chẳng là bao, minh chứng cụ thể có mấy ai còn nhớ lại sơ đồ hoocne (toán), chức năng của ti thể (sinh) hay gần hơn nữa là phương pháp Gauss trong đại số tuyến tính mà chúng ta mới học đây và nó để làm gì?
Có những tiết học nặng nề và không ít bạn cảm thấy rất mệt mỏi xem nó như là một nghĩa vụ qua cho nhanh! Có những môi trường học bên phương tây thật sự không gò bó nhiều ở sinh viên và có lẽ chương trình học cũng không nặng nề như thế, có một đánh giá mà em đã đọc qua là số lượng học sinh giỏi của các nước phương đông cao hơn các nước phương tây, nhưng thiên tài, những người giàu, những người danh tiếng bậc nhất thế giới phần lớn lại ở phương tây! Giáo dục của họ có gì khác biệt? Và chúng ta cần học như thế nào???
Mong thầy có thể giải đáp khúc mắc không chỉ của riêng em! Cảm ơn thầy ạ!
Đáp:
Chào em, trước tiên cảm ơn em vì đã tin tưởng mà đặt câu hỏi này với thầy. Về câu hỏi của em, đó không còn là của riêng em mà là của đông đảo rất nhiều sinh viên, và cũng là vấn đề đau đầu của xã hội. Nhưng mỗi người sẽ tìm ra cách giải quyết của riêng mình, thầy chia sẻ
- đây với em vài điều hy vọng sẽ giúp em sẽ có được một quyết định đúng.
- Vào cửa chính hay vượt rào?
Hãy tưởng tượng em đang muốn đến một rạp hát để xem hát. Sẽ có hai cách để vào rạp, một là mua vé và đi thẳng vào cửa soát vé, hai là tìm một cách khác như: Nhờ người quen trong ban tổ chức đưa vào, xem hàng rào có chỗ nào thủng một lỗ thì chui vào, hoặc một cách nào khác… Vậy vào bằng vé hay bằng một cách không dùng vé đều không quan trọng bằng em thật sự muốn vào xem hát. Tuy nhiên, nếu đã có vé trong tay thì hãy đường đường chính chính mà bước vào.
Xã hội chúng ta trọng bằng cấp, cái bằng chính là tấm vé để em dễ dàng tiến thân trên con đường sự nghiệp. Tuy nhiên, nếu một người nào đó không có điều kiện có được tấm vé như em, nhưng họ vẫn khao khát thành công (họ muốn xem hát) thì họ vẫn có thể thành công. Vậy, em nên quý trọng tấm vé đó.
Em hỏi, kiến thức đại học có còn đúng nữa không khi ra trường? Không may là còn đúng nhưng rất ít và phụ thuộc vào ngành học nữa. Nếu là marketing thì nó thay đổi rất nhiều, trong khi giảng đường đại học chỉ dừng lại ở những lý thuyết của Philip Kotler thì ngoài xã hội marketing đã chạy ào ào với các công cụ như: Story Marketing, Social Media, SEO, Facebook Marketing, Viral Marketing,…
Ngược lại, nếu học ra để làm kế toán thì chuyên ngành kế toán ở trường đại học trang bị khá tốt và kế toán cũng không thay đổi nhiều ở thực tế khi em ra trường.
- Trường Đời hay Trường Học?
Chúng ta lớn lên phần lớn sẽ được đi học, ở trường học và được các thầy cô dạy bảo. Nhưng những người không có điều kiện thì họ vẫn học, họ học ở trường đời, người thầy của họ chính là cuộc sống. Để đánh giá trường nào tốt hơn thì rất khó, nhưng an toàn hơn thì là Trường Học.
Còn nếu muốn tự do hơn, nhiều thử thách hơn, trải nghiệm thực tế nhiều hơn, rủi ro hơn thì Trường Đời sẽ là lựa chọn tốt. Quan trọng hơn nữa, khi ta học ở Trường Học thì ta chỉ học được lý thuyết, sau thời gian đi làm thì mớ lý thuyết đó nếu được dùng thường xuyên thì mới trở thành kinh nghiệm. Còn Trường Đời lại không dạy lý thuyết, mà đi thẳng vào kinh nghiệm, đó là cách đi ngắn hơn. Mà lý thuyết và kinh nghiệm, cái nào quan trọng hơn thì em cứ hỏi bất kỳ nhà tuyển dụng nào sẽ rõ.
Tuy nhiên, xã hội không quy định người ta chỉ được học ở một trường. Vậy hãy chọn cả hai, học tốt ở Trường Đời và hoàn thành nhiệm vụ ở Trường Học.
Riêng với con thầy sau này, thầy cũng sẽ không ép nó vào đại học mà chỉ khuyến khích nó học thật giỏi hai môn: HỌC LÀM NGƯỜI và HỌC LÀM GIÀU!
- Thực trạng ở các trường đại học.
Mười năm trước thầy cũng từng có những suy nghĩ như em. Thầy cảm thấy quá chán ngán với các ông thầy ru ngủ, mà hầu như các giảng viên đại học thời của thầy rất giỏi ru ngủ, giờ thì thầy không rõ.
Chán thầy chưa đủ, thầy chán luôn các môn học máy móc, khô khan, không tác dụng, lý thuyết hàn lâm. Thầy còn nhớ rất rõ, giờ học Triết học Mac thì thầy lôi sách Think And Grow Rich ra đọc. Có lúc thầy nghĩ, tại sao trường đại học không đưa Triết học Bill (Bill Gate) hiện đại và thực tế để thay triết học Mac lạc hậu, khô nhàm.
Lúc đó thầy cũng có một ước mơ là sẽ trở thành một giảng viên, nhưng thầy không thích chỉ nói lý thuyết, thầy không muốn hành hạ sinh viên chỉ vì đam mê của mình. Vậy là thầy quyết định sẽ không ở lại làm giảng viên mà lao vào thực tiễn với các công việc PR – Marketing từ thấp đến cao tại các công ty, rồi quay về trường đại học, mạng lại những kiến thức thực tiễn cho sinh viên. Một lần nữa, thầy đã có chiến lược lựa chọn CẢ HAI. Thầy mang TRƯỜNG ĐỜI vào TRƯỜNG HỌC.
Hiện tại, để thay đổi môi trường giáo dục là rất khó, nhưng may là một số trường đại học đã dần cải thiện. Ví dụ Đại học Mở họ có khóa đào tạo đặc biệt, họ bắt buộc phải đưa các Diễn giả đến từ các doanh nghiệp về chia sẻ, huấn luyện. Một số trường khác cũng vừa khởi động mô hình này. Nhưng nếu ngành học em đang học chưa có sự thay đổi, thì em cứ thay đổi.
- Tại sao trường đại học lại dạy nhiều môn vô bổ, và sau này không dùng được?
Lý do là trường đại học không thể biết được môn nào là vô bổ hay rất tốt với mỗi người. Vì mỗi người khi ra trường sẽ có định hướng khác nhau nên sẽ sử dụng những kiến thức cũng khác nhau.
Ví dụ: Các sinh viên như những người thợ săn, nhà trường sẽ trang bị cho các em các vật dụng đi săn tốt nhất như: cung tên, dao, súng, bẫy, dây thừng… Nhưng khi ra trường, em chỉ đi săn chuột, nên em chỉ sử dụng cái bẫy chuột là đủ rồi, các thứ kia không dùng nữa.
Tóm lại, em đang có một tấm vé quan trọng, đừng vội ném nó đi. Hãy thực hiện chiến lược CẢ HAI, tức là vẫn cố gắng học ở trường và tìm thêm những cách khác để tiếp cận được thực tế ví dụ làm thêm, học hỏi từ những người có kinh nghiệm thực tế, tham gia khóa học ngoài trường học… Và chắc chắn, em gặp tình trạng là nhiều môn em thấy quá chán và không muốn học. Nếu vậy, thì cũng đừng ép mình, chỉ cần đủ điểm qua là được. Khi em đi làm, các doanh nghiệp cũng không muốn kiểm tra xem triết học em được mấy điểm đâu.
LÀM SAO ĐỂ GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI LẠ
- Chào anh, em rất thích chị Trang Cherry, nhưng em không biết làm sao để được như chị ấy?
- Em cũng muốn trở thành một nhà thiết kế nổi tiếng à?
- Dạ, em biết chị Cherry qua báo chí, chị ấy trẻ, đẹp lại là một nhà thiết kế giỏ Em muốn được như vậy mà không biết nên bắt đầu từ đâu?
- Muốn được như ai đó thì cách hay nhất là em nên hỏi chính người đó. Sao em không vô pm(1) chị Cherry đi, chị ấy dễ thương cực kỳ.
- Nhưng em không quen chị ấy, sợ chị ấy không trả lời ạ.
- Ok, được rồi, để anh truyền cho em một tuyệt chiêu nhé.
Thường thì chúng ta đều gặp khó khăn giống nhau khi tiếp xúc với một người lạ. Nhất là những người ở đẳng cấp cao hơn mình. Và khó nhất chính là lần tiếp xúc đầu tiên. Có thể thành hay bại phụ thuộc vào những câu chữ đầu tiên mà bạn nói với họ.
Vì vậy, có một cách để đảm bảo thành công cao nhất đó là: Bạn hãy tìm ngay một người có tầm ảnh hưởng với họ và ngay câu đầu tiên khi bạn mở lời phải lập tức đưa cái tên đó vào. Cụ thể cú pháp như sau:
“Chào chị Cherry, em là đệ tử của Bầu Thuận, em rất mến chị và cũng nghe Bầu Thuận kể nhiều về chị rồi. Hôm nay em muốn nghe chị chia sẻ vài điều. Em cũng đam mê thiết kế, và để được như chị thì chị có thể cho em biết em nên bắt đầu từ đâu không? và cần chuẩn bị những gì ạ?”
Về mặt tâm lý mà phân tích thì khi người ta nghe nhắc đến một cái tên quen thuộc, một người có vị trí nhất định trong lòng họ thì họ tự dưng sẽ cảm thấy có trách nhiệm với cuộc trò chuyện này.
- Dạ ok anh, để em thử. (2 phút trôi qua)
- Kết quả thế nào?
- Chị ấy đã xem (seen) nhưng không trả lời anh ạ.
- Đợi tý đi, chắc chị ấy đang tắm, sao mà trả lời ngay đượ
– Dạ.
( 1 phút sau )
- Chị ấy trả lời rồi ạ. Chị ấy chia sẻ chân tình lắ Cám ơn anh, bí quyết của anh thật hiệu quả.
Các bạn thân mến, đây là một bí quyết nhỏ nhưng vô cùng hiệu quả. Những nhà đàm phán chuyên nghiệp chắc chắn rất thông thạo nó. Bí quyết này cũng từng được đề cập trong cuốn sách Đừng Bao Giờ Đi Ăn Một Mình của tác giả Keith Ferrazzi mà tôi được đọc cách đây 3 năm trước và từng dùng nó để chinh phục nhiều nhân vật tiếng tăm trong giới showbiz.
Nhưng nếu bạn không quen biết ai có tầm ảnh hưởng với người bạn muốn tiếp xúc thì sao? Câu trả lời là: Bạn cũng chẳng cần quen người nào luôn. Miễn bạn phải biết chắc ai là người có tầm ảnh hưởng với họ. Bạn chỉ cần nói như thể bạn rất thân với họ. Thời gian rất ngắn, họ cũng không đủ để kiểm chứng thông tin đâu.
Nhưng nhớ là, sau khi đã xây dựng được mối quan hệ rồi thì bạn nên khai thật “thủ đoạn” này với họ nha.
Vậy bây giờ, thử đi:
Gọi cho anh Thanh Bạch, bảo em quen với anh Hoài Linh… Thân lắm… Thân lắm…
KHI TIẾNG ANH CỦA BẠN HƠI BỊ Ẹ?
Rất nhiều người tài hoa nhưng vẫn đứng bên ngoài cổng các công ty quốc tế, không lọt được vào trong.
Vì ngoại ngữ.
Nhiều bạn sinh viên Kiến trúc, Mỹ thuật, Marketing,… lẫn các bạn làm lâu năm, tay nghề rất cứng ở các công ty Việt Nam đều mang một nỗi mặc cảm do tiếng Anh hơi bị ẹ. Thế là ráng phấn đấu lết từ trung tâm Anh ngữ này đến trung tâm Anh ngữ khác và chờ thời…
Nỗi sợ đó đúng, và cũng không đúng.
ĐÚNG:
Đa số các sếp to, sếp vừa, sếp nhỏ và đồng nghiệp là người nước ngoài. Cùng một đội nhóm, bạn phải tương tác với họ rất nhiều, nhất là những khi họp hành, tranh luận tìm ý tưởng. Nếu sinh ngữ không tốt thì sẽ… nản! Mạnh ai nói, mạnh ai hiểu, năng suất sáng tạo không tốt.
Công ty lớn thì sẽ có khách hàng lớn và hầu hết các giám đốc, giám đốc truyền thông lẫn các bạn điều phối đều là người nước ngoài, Việt Kiều… Trong các văn bản qua lại và các buổi đàm phán 100% đều sử dụng tiếng Anh, dẫu bàn họp 9 nước mình, 1 nước bạn, hiếu khách mà! Bạn sẽ lúng túng khi hai phe bắn giết qua lại, muốn phản công lắm mà khi tìm được đúng từ, ráp đúng câu vô thì bà con… xách mông lên và đi hết rồi!
KHÔNG ĐÚNG:
Đa số các sếp to, sếp vừa, sếp nhỏ và đồng nghiệp là người nước ngoài. Cùng một đội nhóm, bạn phải tương tác với họ rất nhiều, nhất là những khi tìm ýtưởng. Nhưng nếu ýcủa bạn hay, trình bày rõ ràng và logic thì mọi người vẫn có thể hiểu được. Chưa rõ thì có thể tìm hình, dùng ngôn ngữ hình thể và trăm phương ngàn cách khác. Dùng thì hiện tại pha quá khứ trộn tương lai gì cũng ổn, miễn sao nói có lớp lang là phe địch vẫn hiểu. Nhúng mình vào môi trường tiếng Anh là cách học tiếng Anh tốt nhất. Nghe sếp nói chuyện, chửi, tán gái, kể chuyện tiếu lâm mặn, lè nhè khi say xỉn… đều là cách học tiếng Anh dễ dàng và tự nhiên nhất. Chưa kể vốn từ bạn xây dựng ở các trung tâm sẽ không ăn nhập gì với các thuật ngữ dùng trong công việc, ráng học mỗi ngày năm từ mới thì cũng vô dụng!
Công ty lớn thì sẽ có khách hàng lớn và hầu hết các giám đốc Marketing, giám đốc truyền thông lẫn các bạn chuyên viên Marketing đều là người nước ngoài, Việt Kiều… Tương tự như trên, đi họp vài lần rồi sẽ quen, có gan cất tiếng thì sẽ có cơ hội được lắng nghe. Chỉ cần bạn nói đúng. Ngoại ngữ là thói quen, ngày mười hai tiếng dùng nó thì sẽ lên trình, nhanh thấy rõ luôn!
Vì vậy, lời khuyên cho các bạn đang không tự tin với tiếng Anh của mình là:
Cứ tiếp tục học thêm tiếng Anh nhưng đừng đến khi bạn giỏi. Từ từ môi trường sẽ mài sắc Inh Lích cho bạn, có thể không nói vèo vèo như người bản địa nhưng đủ xài trong công việc. Xà quần trong văn phòng, tiếp xúc nhiều với các bạn người nước ngoài, thấy họ dễ chịu thoải mái, cũng là con người như mình thì khi giao tiếp sẽ bớt căng thẳng, chữ tự nhiên sẽ bật ra. Cách nhanh nhất để học một kỹ năng đó chính là dùng nó mỗi ngày, đó là chân lý!
Túm lại là đừng chờ giỏi tiếng Anh rồi mới đâm đầu vào, muộn lắm!
Cứ nói đi, dù bạn nói có chọt choẹt thì người nước ngoài cũng lấy làm thích thú lắm, thích như kiểu ta nghe người người nước ngoài nói tiếng Việt thế thôi(1).
LÀM SAO HẾT RUN KHI ĐỨNG NÓI TRƯỚC CÔNG CHÚNG?
Hỏi:
Thầy ơi!!! Em muốn mình năng động và tự tin hơn. Thầy có cách nào giúp em hết run khi đứng trước đông người không ạ? Em thử hoài mà hông được. Cả lên trả bài mà em cũng run đến nỗi đứng không vững mặt tái mét lun hix…
- Cún Xù – Đáp:
Chào bạn Cún Xù, mỗi người sẽ có một bí quyết riêng để có thể đứng nói tự tin mà không run, riêng tui thì thường dùng một số thủ thuật sau, bạn thử áp dụng nhé:
- Đi qua đi lại theo phương ngang khi nói:
Khi nói, không nên đứng một chỗ, điều này sẽ làm mình bị run hơn và khán giả cũng nhanh buồn ngủ. Nếu vừa nói vừa đi qua đi lại thì cơ thể mình sẽ linh hoạt hơn, giọng nói cũng nhờ vậy mà lưu loát, còn khán giả do nhìn thấy mình đi qua đi lại, tròng mắt họ cũng phải chạy qua chạy lại nhờ vậy mà hết buồn ngủ.
- Tiếng chào đầu tiên phải thật to và cao:
Khi vừa bước lên sâu khấu, câu đầu tiên sẽ quyết định tất cả. Vậy câu đầu là gì? Ví dụ: Xin chào tất cả các bạn đã có mặt tại khán phòng ngày hôm nay. Câu này bạn phải nói thật to, với giọng cao, tốt nhất là ở tone LA… Nếu vừa bước lên mà bạn nói giọng ỉu xìu thì ngay lập tức, bạn cũng mất luôn tự tin để bắt đầu bài nói chuyện.
- Diễn tập trước trong đầu:
Trước khi bắt đầu buổi diễn thuyết, bạn hãy dành thời gian tưởng tượng trong đầu mình, hình dung về hình ảnh buổi diễn thuyết. Bạn hãy tập tưởng tượng một buổi diễn thuyết thật thành công, bạn nói thật lôi cuốn, khán giả vỗ tay rần rần. Hình dung được như vậy thì đến khi bạn bước lên diễn thuyết thật kết quả sẽ cải thiện rất đáng kể, bạn cứ thử đi.
Ngoài những cách trên, còn rất nhiều bí quyết khác nữa. Ví dụ có người khuyên rằng khi bước lên sân khấu, hãy tưởng tượng là tất cả khán giả bên dưới đều… khỏa thân, bạn sẽ thấy tự tin hơn rất nhiều.
Chiêu này thì tui chưa dùng nên cũng không biết hiệu quả đến đâu, biết đâu lại hợp với bạn.
EM SẼ THUA
Vào một buổi sáng nọ, tại sân cầu lông Phú Thọ, tôi đang ngồi nghỉ uống nước giữa hiệp thì có một cậu thanh niên, mặc một bộ đồ vàng, xách một cây vợt cũng màu vàng tiến thẳng lại bảo:
- Anh là anh Thuận?
- Đúng rồi, em là ai sao biết anh?
- Em đánh sân sát bên công ty anh nè, em nghe mấy đứa bạn em nói anh đánh cũng giỏi lắm, và từng vô địch cầu lông VNG.
(Đây là một trong những niềm vui của những người nổi tiếng, rất nhiều người biết bạn dù bạn không biết họ)
- Đúng rồi, nhưng em tìm anh có gì không?
- Dạ, em muốn thách đấu với anh, được chứ?
Đến đây thì tôi mới cẩn thận quan sát cậu thanh niên này từ trên xuống dưới rồi trả lời:
- Anh nghĩ không cần đâu?
- Tại sao anh?
- Vì anh biết, EM SẼ
- Chưa đánh sao anh biết, hay anh sợ đấ
Tới đây thì tôi nghĩ phải chứng minh bằng hành động thì cậu thanh niên này mới buông tha cho mình. Vừa đứng lên tôi vừa nói:
- Được rồi, một hiệp thôi nhé.
- Ok anh.
Và hiệp đấu diễn ra và kết thúc khá nhanh, tỷ số 21 – 9.
- Em thấy không, anh nói mà không tin.
- Em chấp nhận, nhưng có thể do anh may mắn một phầ Anh có thể đánh thêm một set nữa không?
Cậu thanh niên này còn khá trẻ, và có thể nói trẻ hơn tôi rất nhiều, vì vậy cậu tin rằng tôi sẽ gặp bất lợi về mặt thể lực nếu kéo sang hiệp thi đấu thứ hai. Nhưng tôi nghĩ, đến lúc này thì cũng khó từ chối, và tôi cũng muốn tặng cậu ấy một thứ.
- Thôi được, anh sẽ đánh tiếp, nhưng anh nói trước là… EM SẼ
Hiệp đấu thứ hai có phần gay cấn hơn, tôi cũng hạn chế thực hiện các pha đập cầu. Nhưng rồi trận đấu cũng kết thúc với tỷ số 21 – 14. Đến lúc này cậu ấy mới chịu lên lưới bắt tay tôi, và cậu nói trong cơn thở dốc:
- Anh phải nói cho em biết, tại sao anh luôn chắc chắn rằng em sẽ
Tôi cầm chai uống một một ngụm nước rồi quay sang nói:
- Có 3 lý do để em phải thua. Thứ nhất, khi em cầm vợt sang anh đã nhìn thấy cách cầm của em, đó là một cách cầm sai. Người ta hay gọi cách cầm vợt này là cầm búa. Bởi cầm vợt thì rất khác với cầm búa, tuy nhiên, những người đánh cầu lông mà không được học bài bản hay phạm lỗi này. Và cũng nhờ vậy, anh biết em có thể mạnh về mặt thể lực nhưng yếu về kỹ thuật và không được học qua trường lớ
Thứ hai, những ai cầm vợt theo cách này, thì điểm yếu lớn nhất của họ chính là cú đánh trái tay. Tức là, nếu cầu rơi vào góc trái sân thì em sẽ khó xoay sở. Chính vì vậy, anh liên tục đánh cầu vào góc trái sân.
Đánh vào điểm yếu của đối thủ là một chiến lược quan trọng để thắng bất kỳ trò chơi gì.
Thứ ba, chưa đánh nhưng anh liên tục nói EM SẼ THUA. Đó là chiến lược tâm lý.Ở đây, em sẽ bị một niềm tin chi phối rằng mình sẽ thua nên em sẽ ra sân trong trạng thái chuẩn bị thua và đánh như người sắp thua. Cụ thể, theo tâm lý học, nó gọi là phép Ám Thị, người ta có thể làm cho đối tượng tin vào một điều gì đó bằng cách lặp đi lặp lại một thông điệp. Các huấn luyện viên vẫn thường dùng cách này để huấn luyện các đệ tử của mình. Và khi cảm giác là mình sẽ thua, em sẽ càng mất bình tĩnh. Mà với môn cầu lông, hơn nhau sự bình tĩnh là đã chiếm ưu thế rất nhiều rồi. Em cũng thấy đó, vì mất bình tĩnh mà tự em đánh hỏng rất nhiều quả chứ anh đâu cần tấn công em đâu.
Nói đến đây thì gương mặt cậu thanh niên bừng sáng như vừa ngộ ra một điều gì đó. Tôi cũng cảm thấy rất vui vì đã tặng cho cậu ấy một bài học, không chỉ là bài học về cách chơi cầu lông, mà còn là cách sống.
TUYỆT CHIÊU MARKETING
Marketing cũng như tán tỉnh một cô gái, bạn đừng dại mà hỏi cô ấy: Cho anh hôn cái nha. Chẳng đời nào cô ấy trả lời: Ok anh hôn đi. Con gái thích sự lãng mạn và họ cần cái hôn đến một cách tự nhiên hơn. Thay vì làm vậy, bạn hãy tạo đủ mọi điều kiện để cái hôn diễn ra. Và chiến lược cho bạn là:
Hãy xuất hiện bất ngờ và ấn tượng (Quảng cáo).
Nhắn tin cho cô ấy vào một giờ cố định trong ngày cho đến khi cô ấy sẽ cảm thấy thiếu thiếu nếu một ngày bạn không nhắn nữa (Tạo thói quen tiêu dùng).
Lâu lâu mua quà tặng cô ấy vào những dịp đặc biệt (Khuyến mãi).
Thỉnh thoảng giúp đỡ ba mẹ, bạn bè, người thân của cô ấy một việc gì đó để họ kể tốt về bạn cho cô ấy nghe. Ví dụ: Mẹ cô ấy sẽ bảo ôi cái thằng thiệt là chu đáo, nó biết mẹ thích áo dài màu xanh nước biển nên mua tặng mẹ đấy. (Chiến lược PR của bạn đã thành công).
Mời cô ấy ăn một buổi tối lãng mạn và nói những lời có cánh (tạo event).
Trong tất cả những hoạt động ấy, hãy thật sự chú ýnhững dấu hiệu tích cực như: Cô ấy chủ động nhắn tin hỏi thăm bạn, khi đi xe máy cô ấy bắt đầu ngồi gần hơn, sát hơn, một tay, rồi hai tay để lên đùi bạn… (Nghiên cứu Marketing).
Đến lúc này bạn hãy chọn một thời điểm chín muồi để thực hiện một nụ hôn nồng cháy và khả năng thành công là rất cao rồi đấy (Chốt Sales).
CUỘC CHIẾN GIÀNH HOA HẬU
Hôm nay, tôi sẽ kể cho bạn nghe câu chuyện xảy ra cách đây nhiều năm trước. Đó là thời điểm đầu tháng Sáu năm 2009, khi tôi đang chuẩn bị cho kế hoạch ra mắt Thuận Thiên Kiếm, một sản phẩm game dã sử đầu tiên của Việt Nam do công ty VinaGame (nay là VNG) phát triển.
Ngày mùng Hai tháng Sáu
Khi mọi khâu chuẩn bị cho buổi họp báo ra mắt xem như khá ổn thì tôi đứng trước một bài toán, đó là lựa chọn đại sứ cho sản phẩm con cưng này. Việc chọn đại sứ cho game thời điểm đó gần như là điều bắt buộc. Những cái tên như Hoàng Thùy Linh, Thủy Top, Vân NaVy và một số hot girl khác nữa lần lượt lướt qua trong đầu tôi.
Nhưng liệu các cô gái ấy có phù hợp với Thuận Thiên Kiếm, một sản phẩm mang đầy yếu tố lịch sử văn hóa dân tộc không? Khi tôi vẫn chưa tìm ra câu trả lời thì tôi nhận được gợi ý của giám đốc đối ngoại:
– Theo em thì Mai Phương Thúy được không?
Tôi ậm ừ rồi cũng gật đầu và không muốn nghĩ nữa nhưng cái tên Mai Phương Thúy thì vẫn còn hiện rõ mồn một trong đầu tôi. Suốt ngày hôm đó tôi không thoát khỏi suy nghĩ về cô hoa hậu hai mươi tuổi này. Tối về, tôi tiếp tục tham khảo ý kiến một người mà tôi tin tưởng sẽ có câu trả lời chính xác nhất, người yêu tôi (giờ đã là vợ).
- Theo em thì Mai Phương Thúy làm đại sứ cho game Thuận Thiên Kiếm có phù hợp không? – Tôi hỏ
- Còn gì bằng, Mai Phương Thúy là một hoa hậu trẻ, đẹp, thích làm từ thiện, tính tình tốt lại không scandal. Nhưng em không tin là VinaGame sẽ mời được Mai Phương Thúy. – Cô ấy quả quyế
Chỉ cần có vậy, tôi không nói gì thêm và suy nghĩ về những phương án để “cưa đổ” Mai Phương Thúy về tay Thuận Thiên Kiếm. Tôi phải bắt đầu từ đâu đây?
Một tuần trôi qua, tôi vẫn không sao quên được tham vọng mời hoa hậu về làm đại sứ cho game. Ngày hôm đó, giám đốc marketing của Thuận Thiên Kiếm cung cấp một thông tin làm tôi hơi sững sờ: “Chị cho em biết, Mai Phương Thúy mà làm đại sứ thì mức giá phải là 60.000 USD trở lên, nhưng em cứ thử đi.”
Tôi biết với mức chi phí như vậy, team Thuận Thiên Kiếm chắc chắn không thể nào đáp ứng được để biến ước mơ của tôi thành hiện thực. Nhưng tôi vẫn không từ bỏ được ýđịnh của mình. Ngoài giờ làm, tôi liên tục tìm kiếm những thông tin, hình ảnh của Mai Phương Thúy và cả người quản lý của cô.
Tất cả thông tin được tôi ghi chép lại cẩn thận như: Mai Phương Thúy, sinh ngày mùng Sáu tháng Tám năm 1988, nhà ở Hà Nội, sống trong một gia đình gồm hai chị em gái, Thúy là chị cả… Hay, anh Việt Hùng (quản lý của hoa hậu), là một nhà thiết kế áo dài có tiếng ở Việt Nam, anh Hùng thường mặc quần shorts, áo thun, mang dép kẹp, ghét ăn món Nhật, thích ăn món Thái, không ăn được cá… Những chi tiết tưởng chừng không có gì quan trọng nhưng chính nó đã giúp tôi rất nhiều về sau.
Ngày mùng Mười tháng Sáu
Đó là một ngày đẹp trời, sau khi có đầy đủ thông tin về Mai Phương Thúy, cũng như một số thông tin về các đại sứ thương hiệu khác, tôi chợt nghĩ ra ýtưởng “Đưa hoa hậu vào game”. Lúc này tôi cũng không dám chắc là team develop GSS có thể thực thi được điều đó. Không đợi lâu, tôi gặp ngay anh Đặng Hồng Quang, giám đốc sản phẩm game Thuận Thiên Kiếm cũng là trưởng nhóm GSS.
- Liệu mình có thể đưa người thật vào game không anh? – Tôi hỏi
- Ồ, một ý tưởng hay, có thể được lắm chứ. – Câu trả lời của anh Đặng Hồng Quang làm tôi phấn chấ
- Nhưng em muốn đưa ai?
- Hoa hậu Mai Phương Thúy. Nếu anh đồng ý,em sẽ thử.
- Ok, em cứ thử
Đoạn đối thoại này cũng là dấu mốc quan trọng trong quá trình chinh phục hoa hậu về cho VinaGame.
Tôi bắt đầu nghĩ cách để tiếp xúc với hoa hậu và việc đầu tiên cần làm là phải tìm ra contact của Mai Phương Thúy. Gọi điện hỏi một vòng những người quen trong và ngoài công ty nhưng cũng không ai có. Tôi lên google gõ 3 chữ “Mai Phương Thúy”, mất hơn mười lăm phút bơi trong đám kết quả phản hồi, tôi cũng tìm ra được một số điện thoại quan trọng, số cô Phương Lan – mẹ Mai Phương Thúy. Tôi bấm số và gọi, người nghe máy có chất giọng miền Bắc, cô ấy tỏ ra rất lịch sự và ôn hòa.
- Cháu là ai, sao biết số điện thoại cô?
- Dạ cháu là Thuận, người của công ty VinaGame. Cháu muốn mời em Thúy tham gia một chương trình của bên cháu ạ.
- Vậy à, được rồi, cô sẽ cho cháu số Thúy. Nhưng Thúy thường bận nên ít nghe số điện thoại lạ, cháu nên làm việc với chú Việt Hùng. Số chú Hùng đây.
Vậy là trong tay tôi đã có hai contact quan trọng, của anh Việt Hùng và cả số của Mai Phương Thúy. Khi có nhiều lựa chọn người ta lại càng khó hành động hơn. Tôi cũng vậy, giờ tôi cũng không biết nên gọi ai đây. Nhớ lại kỹ năng đàm phán foot in the door đọc được từ một cuộc sách, tôi quyết định sẽ gọi cho anh Việt Hùng.
Ngày Mười hai tháng Sáu
Tôi quyết tâm gọi cho anh Việt Hùng. Mười rưỡi sáng, đứng tại công viên trung tâm công ty, hít một hơi thật sâu, tôi bấm máy.
- Chào anh, có phải anh là anh Việt Hùng không?
- Đúng rồi, em là ai?
- Em là Thuận, gọi từ công ty VinaGame. Em có một ýtưởng dành cho hoa hậu Mai Phương Thúy, hoa hậu sẽ được hóa thân thành tiên trong game online, một game lịch sử lần đầu có mặt tại Việt Nam. Vậy nếu được em xin anh một cuộc hẹn để trình bày rõ hơn ý tưởng này.
- Nói thật với em, trước giờ Mai Phương Thúy cũng nhận được những lời mời làm đại sứ game cho các công ty như FPT, VTC, Quang Minh DEC và hầu hết anh đều từ chối ngay từ đầu. Nhưng nghe ý tưởng của em cũng hay đó. Ok, anh sẽ gặp em.
- Dạ, vậy em có thể gặp anh ở đâu?
- Em qua quán Trầm, 100 trên đường Trần Huy Liệu nha.
- Ok, hẹn gặp anh lúc mười giờ sáng mai.
Vậy là xem như thành công bước đầu. Một cuộc hẹn luôn cần thiết cho mọi dự án lớn nhỏ. Để thực hiện một cuộc hẹn với người quan trọng, bí quyết là phải có gì hấp dẫn để họ chịu bỏ một chút thời gian ra gặp gỡ.
Ngày Mười ba tháng Sáu
Tôi có mặt tại điểm hẹn sớm hơn mười lăm phút để sẵn sàng mọi thứ. Đợi không lâu thì anh Việt Hùng xuất hiện. Do đã tìm hiểu kỹ qua hình ảnh, thông tin nên khi gặp anh Hùng trong trang phục quần shorts, áo thun, dép kẹp tôi đã có cảm giác rất quen thuộc mặc dù chưa lần nào nói chuyện trực tiếp.
Cuộc nói chuyện cũng nhờ đó mà trở nên thân mật hơn. Đối diện với anh Việt Hùng, tôi nói hết tất cả về game Thuận Thiên Kiếm, về y tưởng đưa hoa hậu vào game, về tác động của dư luận như thế nào nếu ýtưởng thực thi.
- đây có thể nói thêm, nhờ có nhiều năm giảng dạy nên việc “hùng biện” là lợi thế lớn của tôi. Anh Hùng như bị cuốn vào những câu chuyện tôi kể. Tôi còn giới thiệu với anh Hùng những bài báo, phóng sự, video clip giới thiệu về Thuận Thiên Kiế Nhưng những thứ đó đều vô hiệu nếu như tôi không chuẩn bị kỹ một điều, là tìm hiểu đối tượng mình đang tiếp xúc là ai. Anh Việt Hùng rất bất ngờ khi tôi ngồi kể vanh vách cả tiểu sử, thói quen, sở thích, nghề nghiệp, thành tích của anh ấy và hoa hậu Mai Phương Thúy. Ngay cả những tật xấu của anh Hùng tôi cũng nắm trong lòng bàn tay. Và sự chuẩn bị ấy đã phát huy tác dụng trong trường hợp này.
Sau vài giây im lặng anh Việt Hùng trả lời:
- Anh đồng ý lời đề nghị của em. Mai Phương Thúy sẽ là đại sứ Thuận Thiên Kiếm mà không cần bất cứ khoản thù lao nào.
Chắc bạn cũng đoán được, tôi như ngất đi trong sung sướng. Nhưng tôi cũng kịp trấn tĩnh sau vài giây thăng hoa. Tôi bắt đầu nghĩ ngay đến một vấn đề, trong bất kỳ sự hợp tác nào, không thể chỉ có một bên là có lợi. Bởi nếu vậy thì việc hợp tác ấy rất khó thực thi. Vì vậy, tôi đề xuất ngay việc VinaGame sẽ cam kết thực hiện các hoạt động từ thiện với sự tham gia trực tiếp của hoa hậu Mai Phương Thúy theo định kỳ. Tuy nhiên, cụ thể thế nào tôi hứa sẽ bàn lại vào lần gặp sau. Tôi tạm biệt anh Việt Hùng và ra về trong niềm vui như một chiến binh vừa thắng trận.
Ngày Mười bốn tháng Sáu
Tôi bắt đầu loan tin mừng cho các sếp của mình và hội ývới mọi người về giải pháp để có tiền thực hiện các hoạt động từ thiện cùng hoa hậu sao cho hiệu quả nhất. Một ýtưởng mới cũng kịp thời xuất hiện trong đầu tôi. Giải pháp là: “biến tiền thật thành tiền ảo và biến tiền ảo thành tiền thật”. Cụ thể, Thuận Thiên Kiếm sẽ kêu gọi các game thủ tham gia vào các hoạt động từ thiện trong game. Để tham gia, các game thủ sẽ nạp tiền vào game (biến tiền thật thành tiền ảo), sau đó game thủ chỉ cần đến gặp Mai Phương Thúy trong game, click chuột và thực hiện một vài thao tác thì có thể đóng góp một khoảng tiền ingame của mình cho hoạt động từ thiện, tất cả số tiền quyên góp được sẽ được VinaGame quy đổi thành tiền thật để tổ chức các hoạt động từ thiện cùng hoa hậu. Với ý tưởng này, tôi ngay lập tức nhận được sự đồng ý từ các sếp của mình. Và cái tên Nàng Tiên Nhân Ái – Mai Phương Thúy cũng ra đời từ đây.
Ngày Mười lăm tháng Sáu
Sau khi đã thống nhất mọi thứ, tôi bắt tay vào việc lên một bản hợp đồng. Các bộ phận như pháp chế, kế toán, marketing và ngay cả anh Lê Hồng Minh (CEO) cũng… vào cuộc. Tuy nhiên, khó khăn gặp phải là hợp đồng dạng này chưa từng có ở công ty. Kế toán lại không đồng ýký bởi kế hoạch marketing chưa được duyệt. Vậy là tôi bắt đầu một cuộc việt dã giữa các phòng ban trong công ty để hợp thức hóa bản hợp đồng. Khi hoàn tất mọi thứ, chữ ký của anh Đặng Hồng Quang cũng nằm ngay ngắn trên mặt giấy thì Trưởng phòng kế toán (anh Nguyễn Nam Hiệp) cho biết, cái này phải là anh Lê Hồng Minh ký mới được. Vậy là tôi lại chỉnh sửa bản hợp đồng, nhờ pháp chế đóng lại cái mộc hợp thức hóa, chạy tìm anh Lê Hồng Minh xin gấp một chữ ký.Đến lúc này thì bên pháp chế lại cho tôi biết một thông tin không hay. Theo đó, anh Việt Hùng phải có sự ủy quyền của Mai Phương Thúy mới có thể đại diện ký thay trong bản hợp đồng này. Tôi lại tiếp tục chạy. Nhưng cuối cùng thì bản hợp đồng cũng hoàn thành.
Ngày Mười sáu tháng Sáu
Chưa kịp vui mừng sau khi hoàn thành bản hợp đồng tại công ty thì tôi thật sự hoảng hốt khi nhận được hung tin “VTC game đang mời Mai Phương Thúy về làm đại sứ cho Alantica online”. Tin này được đăng rõ trên một bài báo. Tôi gọi ngay số điện thoại anh Việt Hùng và được anh cho biết:
- Việc VTC game có mời Mai Phương Thúy làm đại sứ là có thật, vì bên đó bà con với hoa hậu Anh cũng chưa rõ lắm ý định của Thúy như thế nào, để anh hỏi lại rồi báo cho em sau nha.
Có thể nói, tôi như rơi từ trên mây xuống mặt đất, trong đầu tôi giờ không còn có được một ý tưởng nào hay ho. Tôi chỉ còn biết mặc cho số phận, và trông chờ vào cái “uy tín” của lời hứa từ anh Việt Hùng…
Ngày Mười tám tháng Sáu
Tôi nhận được điện thoại của anh Việt Hùng. Anh Hùng cho biết Hùng đã từ chối phía VTC game, vì game của họ không thuần Việt, mà Thúy lại thích những gì thuần Việt Nam. Với lại Hùng đã hứa với Thuận rồi nên không thay đổi đâu.
Vậy là tôi đã không uổng công. Bản hợp đồng được ký kết ngay sau đó vài ngày. Đó là lần thứ tư tôi gặp anh Việt Hùng. Một thông tin thêm là cho đến lúc đó, tôi vẫn chưa được diện kiến dung nhan hoa hậu.
Nhưng đó là điều sớm muộn, tôi cũng không quá nao núng.
Tôi mang bản hợp đồng đã ký về cho công ty như mang một chiến lợi phẩm. GSS cũng bắt đầu triển khai các hoạt động chuẩn bị cho việc đưa đại sứ vào game. Công tác đầu tiền là chụp hình hoa hậu. Nhờ vậy mà tôi có cơ hội gặp “bé” Thúy. Anh Đặng Hồng Quang là người trực tiếp chụp những tấm hình đầu tiên để tạo hình 3D cho nhân vật. Sau khi chụp hình xong, tôi và Thúy còn có cơ hội nói chuyện với nhau nhiều hơn tại một quán cafe đối diện công ty.
Ấn tượng để lại trong tôi đó là một hoa hậu thực sự sâu sắc. Mai Phương Thúy là một cô gái thông minh, dí dỏm, có kiến thức rất uyên thâm. Cuộc trò chuyện với cô hoa hậu cao nhất Việt Nam kéo dài đến tận chiều tối. Những tin đồn không tốt về Mai Phương Thúy từ đó cũng không còn trong suy nghĩ của tôi.
Ngày Hai mươi tám tháng Bảy
Đến lúc này thì GSS đã gần như hoàn thành những bức ảnh mô phỏng 3D của Nàng Tiên Nhân Ái – Mai Phương Thúy. Tuy nhiên, theo kế hoạch PR thì tôi chưa hề đưa bất kỳ tin tức gì ra ngoài. Nhưng một sự cố đã đến khiến kế hoạch PR của tôi phải thay đổi. Tôi nhận được một thông tin, FPT đang tiến hành đàm phán với Mai Phương Thúy và ý tưởng của họ bê nguyên xi ý tưởng của VinaGame. FPT cũng sẽ có một game online thuần Việt, nhưng sẽ phát hành vào năm sau.
Tôi cũng không hiểu tại sao ý tưởng của tôi lại bị đánh cắp. Nhưng tôi không truy cứu mà tiếp tục theo dõi thông tin. Tôi cũng không quá lo lắng bởi hợp đồng đại sứ đang nằm trong tay VinaGame. Nhưng trớ trêu là sự thật đôi khi ngoài dự đoán của con người.
Một thông tin chính xác mà tôi nhận được từ anh Việt Hùng “FPT online tuyên bố sẽ đền bù toàn bộ hợp đồng của VinaGame và trả Mai Phương Thúy 80.000 USD cho hợp đồng đại sứ cùng FPT”. Đến lúc này thì tôi như… ngồi trên đống lửa đang rực cháy. Cố gắng lấy hết lại bình tĩnh, tôi vừa gọi điện, viết mail cho anh Hùng để đánh tâm lý, vừa yêu cầu tổ chức một buổi họp gấp cùng giám đốc sản phẩm và giám đốc marketing của Thuận Thiên Kiếm.
Chiến lược tôi đề nghị là lập tức công bố thông tin Mai Phương Thúy trở thành đại sứ cho Thuận Thiên Kiếm. Việc công bố này phải được tiến hành càng sớm càng tốt. Bởi khi đó, đông đảo giới truyền thông, báo chí, công chúng đều biết tin nên việc thay đổi từ phía Mai Phương Thúy cũng sẽ khó khăn hơn. Đề xuất này được tất cả chấp thuận. Tôi trực tiếp chắp bút cho thông cáo báo chí, một thông cáo báo chí tôi cho là quan
trọng nhất trong những ngày đầu làm PR của mình. (Bạn có thể Google Search cụm từ khóa Mai Phương Thúy – Thuận Thiên Kiếm để đọc lại thông cáo báo chí này).
Ngày Hai mươi chín tháng Bảy
Thông cáo báo chí công bố đại sứ được gửi đi trên năm mươi đầu báo lớn nhỏ trong cả nước. Và tất cả đồng loạt lên tin như một cuộc đổ bộ chưa từng có. Nhiều bài viết, phóng sự, phỏng vấn… xoay quanh sự kiện này. Các tờ báo lớn trước đây rất hiếm hoi đưa tin về game online như: Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Vietnamnet, Pháp Luật, Đất Việt,… nay ồ ạt lên trang. Các báo điện tử chuyên game cũng không bỏ sót một tin bài nào. Nhiều phóng viên, nhà báo còn nhận định: “Đây là một sự kiện chưa từng có trong lịch sử đại sứ thương hiệu; Mai Phương Thúy trở thành đại sứ Thuận Thiên Kiếm – lịch sử đại sứ đã sang trang hay đây là một tình huống PR kinh điển, các nhà phát hành khác nên cân nhắc lại việc chọn đại sứ của mình…” Đến đây, cuộc chiến giành hoa hậu Mai Phương Thúy giữa các đại gia VinaGame, VTC game, FPT online cũng tạm thời… kết thúc.
Lời kết:
Câu chuyện đã cũ nhưng những bài học thì vẫn còn mới.
Cho đến lúc này tôi có thể tạm bằng lòng với những gì mình đã làm vì Thuận Thiên Kiếm, vì VinaGame. Thành công trong việc đưa Hoa hậu Mai Phương Thúy vào game Thuận Thiên Kiếm không phải là một thành tích quá lớn để khoa trương. Nhưng qua những gì đã làm tôi nhận ra một điều, để thành công trong bất kỳ nghề nghiệp nào thì tố chất cần có là:
Chu đáo, sáng tạo và dám liều!
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.