Vui Chơi Để Kiếm Sống

Phần 1 : Hãy sống theo cách của bạn



NGHỀ KIẾM CƠM

Tôi xuất thân từ một gia đình với đầy đủ cha mẹ như bao người. Nhưng có khác, cha tôi là một người không quan trọng chuyện giàu nghèo. Mỗi ngày ông chỉ cố gắng làm việc dăm ba đồng lo cho chúng tôi đủ ăn, đủ mặc. Lúc lên năm, sáu tuổi, tôi không nghĩ ngợi gì nhiều, cảm thấy như vậy cũng tốt.

Càng lớn, tôi càng phát triển một tính cách khác, như một âm bản đối với người cha của mình. Ông không hề buồn khi thấy người khác giàu hơn mình, ông cũng không cần quan tâm tài sản của gia đình có những gì và cố gắng đạt được những gì, ông thích sống một cuộc sống tự tại. Ngược lại, tôi thường mặc cảm với bạn bè, hàng xóm mỗi khi mặc cái quần cũ hơn, chạy chiếc xe xấu hơn, ở ngôi nhà bé hơn.

Tôi còn nhớ rất rõ, thời gian đó, tôi thường trốn không đến nhà thờ mỗi cuối tuần chỉ vì xấu hổ với chiếc xe của mình. Khi ấy quê tôi người ta đã đi xe máy rất nhiều nhưng nhà tôi thì chỉ có mỗi một chiếc xe đạp.

Đến năm tôi lên lớp sáu, hoàn cảnh gia đình ngày càng túng thiếu. Cha thường nặng nhẹ mỗi khi tôi cần xin tiền đóng học phí, hay chỉ là để ăn sáng trước khi tới trường. Cũng vì cái nghèo, cha mẹ tôi cũng thường cơm canh chẳng lành. Còn tôi ngày càng căm ghét cái nghèo của mình hơn.

May mắn, tôi luôn sống trong tình yêu thương, sự quan tâm của mẹ. Nhiều lần thấy tôi nản chí mẹ lại động viên tôi không bỏ học, tôi cũng xác định chỉ có con đường học tập mới có thể giải phóng mình thoát khỏi bần cùng. Nhưng, trước hết tôi cần tiền, tôi không thể ngửa tay xin tiền cha mình mãi được.

Vậy là tôi đi làm để kiếm tiền và bắt đầu con đường thoát nghèo khi tôi mười hai tuổi. Và cái nghề đầu tiên tôi đã “hái ra tiền” đó là đi chơi trống thuê cho một ban nhạc.

Nghề kiếm cơm đầu tiên của tôi

Đánh trống, cái nghề tưởng chỉ để vui chơi cho thỏa đam mê nghệ thuật vốn có sẵn trong máu. Vậy mà, nó đã nuôi tôi suốt quãng thời gian cắp sách trường làng ấy.

Đến năm học lớp mười, tôi buộc phải rời xa gia đình để đi học ở thị trấn và cũng là lúc tôi không còn được “hành nghề” cùng các chú, các anh trong ban nhạc nơi quê nhà. Thị trấn cách nhà tôi cũng chỉ vài chục kilomet nhưng ở đây mọi thứ trong đôi mắt hết tròn lại dẹt của một thằng nhóc như tôi thì như cả một New York lộng lẫy tráng lệ.

Mất vài ngày dò la cuối cùng tôi cũng tìm thuê cho mình được một căn “biệt thự” lợp bằng mái tôn và vách gỗ. (Đây cũng là thời gian bắt đầu cuộc sống độc lập, tự do và hạnh phúc của tôi).

Căn ‘biệt thự’ ngày đó của tôi

Ngôi nhà nhỏ này cũng là của một cô giáo dạy tôi cho thuê với giá rẻ.

Thời đi học, thường tôi được các thầy cô yêu mến. Mấy đứa bạn bảo do tôi dẻo miệng. Tôi thì không biết mình có tài gì, có điều, tôi hay “méc” thầy cô mỗi lần thấy thằng Tí nó trèo lên bàn hay con Tụt nhai kẹo trong giờ học. Ấy thế cái ghế lớp trưởng luôn thuộc về tôi trong suốt chín năm liền. Nhưng cái gì cũng có tính hai mặt. Với tính cách ấy tôi thường không được lòng bạn bè cho lắm. Lúc ấy tôi cũng chẳng quan tâm.

Những ngày xa nhà, tôi nhớ gia đình kinh khủng. Nhưng nhớ nhất vẫn là chú chó Mi Na. Ngay từ nhỏ tôi rất thích chó, nhất là những chú cún con. Mi Na không còn “trẻ” nhưng nó rất thông minh. Và cái mà tôi học được ở nó là thái độ thân thiện và ít khi nào thấy nó buồn. Mỗi lần tôi đi học về nó đều chọn ra tận đầu ngõ để ngóng tôi. Chỉ đơn giản có vậy mà “tình bạn” của tôi và nó thắm thiết lắm.

Thời gian dần trôi, tôi cũng lớn dần trong từng nỗi nhớ ấy… Và hơn tất cả, tôi đã ý thức được rằng, tôi có thể tự nuôi mình.

HÃY SỐNG THEO CÁCH CỦA BẠN

Ann là một cô bạn thân của tôi. Ở tuổi hai mươi chín, cô là một chuyên viên thành đạt trong lĩnh vực quảng cáo. Rồi đột nhiên, cô có một bước chuyển đổi bất ngờ. Cô nghỉ việc và không bao giờ xin việc khác nữa.

Cô tâm sự:

Một hôm, tôi ngồi lại và tự hỏi: Thực ra mình muốn làm gì với cuộc sống của bản thân? Câu trả lời thật rõ ràng, tôi muốn vẽ, nặn tượng, đọc sách, sáng tác nhạc, học chơi các loại nhạc cụ và theo đuổi các dự án riêng.

Tôi không muốn leo cao trong công ty, bị kẹt xe khi đi làm, làm việc cho một ông chủ, bon chen để giữ cái ghế. Tốt hơn là làm việc ở nhà, chủ động về thời gian, tự do dạo chơi dưới ánh mặt trời, thăm bạn bè. Trên hết là phát triển được những khả năng sáng tạo của mình, xem thử mình đi tới đâu.

Thế rồi tôi dọn ra khỏi nhà lớn, mua một phòng vẽ xinh xắn, với một gác lửng lộ thiên. Ba mẹ thì chưng hửng, đặc biệt là ba tôi. Họ hy sinh để tôi vào được đại học, rất tự hào về sự tiến bộ và cách sống của tôi. Nhưng họ không hiểu rằng, tôi phải lựa chọn cách sống cho mình, tôi không muốn chết trong tiền bạc và núi công việc mà muốn chết trong tiếng nhạc vẫn còn vang vọng trong tôi. Nhưng có người hỏi, tôi lấy tiền đâu để sống?

Một câu hỏi rất hay. Khi còn kiếm được nhiều thì tôi cũng tiêu nhiều hơn, nhưng tôi chẳng thấy hạnh phúc. Thế nhưng rồi tôi nhận ra, tôi chẳng cần phải tiêu quá nhiều tiền. Không cần tốn tiền đi lại, không cần chiếc xe thể thao sặc sỡ, quần áo đắt đỏ để gây ấn tượng với khách hàng. Không cần đi ăn ở những nhà hàng sang trọng. Năm đầu tiên sau khi thôi việc, tôi chỉ kiếm được bằng một phần ba trước đó. Nhưng tôi thấy mình vẫn sống được nhờ bán tranh vẽ chân dung và tượng cá nhân. Vấn đề ở chỗ, tôi chỉ làm những gì mình muốn và tôi hạnh phúc hơn nhiều.

Đến bây giờ, tôi đã thử qua nhiều cách kiếm tiền khác nhau, nhưng với một điều kiện: Tôi phải thích thú và đồng thời phải thể hiện được mình. Điều lạ là từ năm vừa rồi, tôi đã có thu nhập cao hơn rất nhiều trong khi vẫn tự làm một mình và làm đúng việc mình chọn.

“Hnh phúc là dám sng vi nim đam mê, thành công là biến đam mê thành thu nhp bn vng”

– Hãy bt đu vế th nht các bn nhé!

 

NGUYỆN VỌNG CỦA THẦY

Tôi có một người thầy, thầy ở quê, người đã dạy tôi môn văn từ cái thời tôi hay… thả rông đi học. Có điều ngoài giới tính ra thì thầy tôi không giống những ông thầy khác, bởi thầy rất là mình hạc xương mai, thầy cũng độc hơn những ông thầy khác là có thể xuất khẩu thành thơ và nói mà như hát. Nhưng với tất cả những thứ đó cũng chẳng làm tôi bận tâm, tôi chỉ nhớ đến thầy bởi một điều duy nhất là: Thầy rất thương tôi.

Lúc nhỏ tính tôi ấu trĩ lắm, ai thương tôi là tôi thương lại ghê gớm, ai ghét tôi, tôi hận suốt đời. Vậy mà nhiều lần, vì tội nhiều chuyện mà tôi cũng bị thầy lôi lên đánh. Nhưng trước khi thầy kịp xuống tay tôi lẩm bẩm liên tục và lặp đi lặp lại một câu:

  • Em biết thầy thương em, thầy không đánh em đâu, thầy không đánh em đâu.

Lúc khác tôi đổi câu thần chú khác:

– Đánh em thì thầy còn đau hơn đó…

Ấy vậy mà hiệu nghiệm, nghe tôi nói như thế kèm theo cái miệng cười toe toét, đôi mắt chớp chớp mi cong nên thầy đành cho nợ…

Mới đó mà đã gần hai mươi năm rồi, tôi chẳng về quê, nên chưa gặp lại thầy lần nào. Vậy mà hôm qua, vừa nhớ tới thầy, tôi đánh liều gọi điện về, rất may là thầy vẫn khỏe, vẫn còn nhớ và nhắc món nợ ba mươi lăm roi cộng dồn lãi kép mà tôi vẫn chưa trả xong dù thầy đã gần bảy mươi tuổi.

 

Rồi thầy hỏi đủ thứ, biết tôi hay tiếp xúc với người nổi tiếng tự nhiên thầy mừng hẳn lên. Trong điện thoại giọng thầy rè rè bảo:

  • Thầy giờ già rồi, cũng chẳng còn mong muốn gì nữ Thầy chỉ có một nguyện vọng này, không biết em giúp thầy được không?
  • Dạ, thầy cứ nói ạ.
  • Thầy hay xem trên truyền hình, thầy thích nhất hai người, đó là MC Thanh Bạch và danh hài Hoài Linh. Thầy ước trước khi nhắm mắt, thầy được nhìn thấy hai người ấy bằng xương bằng thịt một lần

Nghe thầy nói vậy, tự nhiên tôi im lặng một hồi với nhiều dòng suy nghĩ, rồi tôi quyết luôn:

– Dạ, em sẽ giúp thầy!

Cúp máy, tôi suy nghĩ rất nhiều về nguyện vọng của thầy, và tìm đủ cách. Rồi một ýtưởng lóe lên, tôi nhớ đến game show GƯƠNG MẶT THÂN QUEN.

Đây là game show truyền hình phát trên VTV3 với người dẫn chương trình là MC Thanh Bạch và ban giám khảo là nhạc sĩ Đức Huy, ca sĩ Mỹ Linh và… danh hài Hoài Linh.

Tôi lập tức nhắn tin cho nhạc sĩ Nguyễn Hà, cũng là giám đốc sản xuất chương trình để xin hai vé đưa thầy đến trường quay xem trực tiếp ghi hình đúng vào ngày mùng Một tháng Tư. Nhưng đợi mãi không thấy hồi âm. Không bỏ cuộc, tôi tiếp tục nhắn cho chị Minh Trang, cũng là vợ của nhạc sĩ Nguyễn Hà. Mà các bạn biết rồi đó, chân lý rằng mọi bà vợ đều có một thế lực rất lớn trong mỗi gia đình. Rất may chị Trang đã trả lời:

– Em lên fanpage của Gương Mặt Thân Quen nhận vé nhé.

Thế là tôi hớn hở lên fanpage xem thử, hóa ra để nhận vé ở đây cũng không dễ chút nào, phải vượt qua một số thử thách mà Admin của fanpage này đưa ra, và số lượng người nhận được vé cũng rất hạn chế. Tôi quyết định đổi phương án, tôi chuyển hướng nhắn tin cho anh Bryan Trang, cũng là quản lý của MC Thanh Bạch, anh ấy trả lời:

– Em ơi, rất tiếc là ngày ghi hình mùng Một tháng Tư… cháy vé rồi.

Ôi trời, sao mà số tui đen vậy không biết. Nhưng tôi không bỏ cuộc, tôi chắc chắn phải có một cách nào đó. Tôi cứ giữ cái niềm tin ấy suốt cả ngày hôm đó…

Đến tối muộn, tôi nhận được tin nhắn từ anh Bryan Trang:

  • May quá, có hai người không đi nên dư hai vé, ngày mai em đến gặp anh đưa cho nhé.

Không đợi chờ gì thêm, tôi lập tức gọi cho thầy, dặn thầy nhanh chóng bắt xe đò xuống Sài Gòn. 17 giờ ngày mùng Một tháng Tư, tôi ra bến xe Miền Đông đón thầy, rồi đưa thầy đến thẳng trường quay để xem ghi hình trực tiếp. Ngồi trong trường quay Gương Mặt Thân Quen, được chứng kiến những “thần tượng” của mình, trông thầy tôi hớn hở, toại nguyện lắm.

Thầy bảo:

– Anh Thanh Bạch ở ngoài trẻ thật, vui thật, ơ mà sao Hoài Linh ở ngoài ốm nhách vậy con?

  • Ơ, Hoài Linh thì phải ốm nhách mới là Hoài Linh, chứ ổng mà mập thì thành Minh Béo mất rồi thầy ơi

Thầy tôi ờ ờ như đã ngộ được điều gì đó.

Sáng hôm sau, tôi đưa thầy ra xe để về quê.

Lúc bước lên xe, thầy rưng rưng:

– Cám ơn trò của thầy nhiều lắm.

Vừa nói mà nước mắt thầy, một người không còn trẻ nữa lăn dài trên vai áo. Nhìn cái dáng hao gày khắc khổ của thầy mà nghe trong mắt cay cay. Tôi biết đây có thể là điều cuối cùng tôi làm cho thầy, hạnh phúc cuối cùng tôi mang đến cho thầy, chắc không bao giờ tôi được nhìn thấy thầy lần nữa…

Các bn thân mến, cách có được hnh phúc là làm cho

người khác được hnh phúc! Dù đó là nhng vic nh bé nht!

 

LỐI ĐI TẮT ĐỂ CÓ ĐƯỢC NHỮNG GÌ MÌNH MUỐN

Hãy để tôi cho các bạn biết một bí mật nho nhỏ. Một cách dễ dàng hơn để có được những điều mình muốn. Một lối đi tắt để tạo ra một cuộc sống như mong đợi. Nhưng với điều kiện, bạn phải áp dụng nó, được chứ?

Vâng, đó chính là:

“HÃY HẠNH PHÚC NGAY TỪ BÂY GIỜ”

Chỉ có thể thôi. Nếu ai đó đã từng nghiên cứu đủ những tài liệu khoa học, đọc đủ các loại sách vở về phát triển bản thân và có đủ thời gian để trải nghiệm thì chắc chắn sẽ đồng ýngay với tôi mà không suy nghĩ gì thêm.

Trong Tác Nhân Thu Hút của tác giả Joe Vitate ông viết: “Nếu bạn có thể hạnh phúc ngay từ bây giờ, tại thời điểm này, bạn sẽ thu hút được những gì bạn muốn, đó là một nguyên tắc tâm linh”.

Tại sao vậy, bởi vì dưới tất cả những gì mà bạn nói rằng bạn muốn chính là khát vọng hạnh phúc. Năm 1917, Ralph Parlette đã viết trong cuốn Đại Nghiệp Kinh Doanh Của Cuộc Đời(1) rằng: “Bất cứ điều gì chúng ta thực hiện, chúng ta đều làm cho nó trở nên hạnh phúc, cho dù chúng ta có nhận thức được điều đó hay không”.

Bạn có một chiếc xe mới, có nó bạn sẽ hạnh phúc.

Bạn có nhiều tiền hơn, có nó bạn sẽ hạnh phúc.

Bạn muốn sức khỏe tốt hơn, có nó bạn sẽ hạnh phúc.

Bạn muốn mọi người yêu mến, có nó bạn sẽ hạnh phúc.

Bạn muốn thăng chức, có nó bạn sẽ hạnh phúc…

Hạnh phúc và thành công chính là hai vế của một phương trình. Nhưng đa số chúng ta luôn nghĩ: Để hạnh phúc thì tôi phải thành công cái đã…

Điều đó đúng, nhưng không phải chiến lược hay và bạn phải vất vả với nó.

Hãy làm theo tôi, hãy lật ngược lại phương trình này: Hãy HẠNH PHÚC để THÀNH CÔNG!

Và đây là một bí mật nữa: Bạn không cần phải có bất cứ điều gì khác để hạnh phúc ngay từ bây giờ, bạn có thể chọn để hạnh phúc. Hạnh phúc đơn giản chỉ là một quyết định.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.