Ông Bury ngồi phịch xuống ghế, than van:
– Ôi chuyện rắc rối! Nhưng phu nhân Chevenix-Gore thật tuyệt vời, tuyệt vời. Thật là một phụ nữ can đảm.
– Ông biết bà ấy lâu rồi thì phải? – Poirot nhẹ nhàng lại gần, nói.
– Vâng, tôi đã chứng kiến buổi khiêu vũ đầu tiên của bà lúc còn trê. Nàng cài bông hồng trên mái tóc, mặc bộ váy trắng toát… thật xinh đẹp!
Poirot chìa mẩu bút chì:
– Cái này của ông phải không?
– Gì thế? Ồ! Cám ơn, chiều nay tôi vừa dùng để ghi điểm bài bridge. Lần ấy tôi đỏ quá, được ba vÁn liền. Chưa bao giờ đỏ như thế.
– Các vị chơi bài bridge trước giờ dùng trà? Tâm trạng ngài Gervase thế nào lúc ngài ấy gặp ông?
– Ông ấy hoàn toàn như thường, không thể ngờ là sắp tự vẫn. Bây giờ nghĩ lại, có lẽ lúc bấy giờ, ông hơi có vẻ nôn nóng hơn thường lệ.
– Ông nhìn thấy ngài lần cuối lúc nào?
– Thì trong lúc dùng trà! Sau không gặp lại.
– Sau khi dùng trà, ông không vào văn phòng ông ấy?
– Không.
– Ông xuống ăn tối lúc nào?
– Sau tiếng cồng đầu tiên.
– Cùng một lúc với phu nhân?
– Không, chúng tôi… chúng tôi gặp nhau ngoài sảnh, lúc đó hình như bà vào phòng ăn để xem lại cách bố trí hoa.
Thiếu tá Riddle cất tiếng:
– Mong ông không phật ý, nếu tôi hỏi một câu có tính riêng tư. Ông và ngài Gervase có tranh luận gì với nhau về công ty Paragon?
Mặt đại tá đỏ ửng:
– Không, hoàn toàn không. Ông cụ Gervase này là người kỳ cục, ông biết rồi đấy, cứ nghĩ mình đụng vào cái gì thì cái ấy thành vàng. Không chịu hiểu là cả thế giới đang khủng hoảng và đo đó cổ phiếu phải giảm giá.
– Vậy là giữa hai người có sự trục trặc?
– Không phải trục trặc, mà là một vài phát biểu không đúng của Gervase.
– Ông ấy đổ lỗi cho ông gây ra thiệt hại?
– Gervase là người không bình thường! Bà Wanda biết rất rõ, nhưng chưa nói được với chồng. Tôi cứ để bà ấy làm.
Poirot khẽ ho một tiếng. Riddle nhìn ông, thay đổi đề tài.
– Ông là bạn lâu năm của gia đình. Ông có biết ngài Gervase dành quyền thừa kế cho ai?
– Tôi đoán phần chính sẽ thuộc về Ruth.
– Như thế có hơi bất công với Hugo Trent?
– Gervase không ưa Hugo. Ông ấy không chịu được cậu ta.
– Nhưng ông ấy có tinh thần gia tộc rất cao, và cô Ruth dù sao cũng chỉ là con nuôi…
Đại tá Bury rõ ràng tỏ ra lúng túng. Cuối cùng ông nói:
– Thôi thì tôi cũng nói để các ông biết, như thế có lẽ hơn… Nhưng chỉ cần ta biết với nhau thôi.
– Ông yên tâm.
– Ruth là đứa con hoang, nhưng thuộc dòng Chevenix-Gore thật. Cô ấy là con gái cửa Anthony, anh trai ông Gervase, chết trong chiến tranh. Hình như Anthony ăn nằm với cô thư ký. Anthony chết, cô này viết thư cho bà Wanda. Bà Wanda đến thăm… lúc đó cô thư ký có mang. Bà Wanda lúc đó đã biết mình không thể sinh nở, về bàn với Gervase, họ nhất trí nhận đứa bé về nuôi ngay lúc mới đẻ.
“Người mẹ trẻ đồng ý từ bỏ mọi quyền về đứa bé. Họ đã nuôi Ruth như con đẻ, các ông nhìn cô ấy thì biết là đúng dòng dõi Chevenix-Gore.
– A! – Poirot nói – Như vậy ta có thể hiểu thái độ của Gervase. Nhưng nếu không ưa Hugo, sao ông ấy lại muốn cho cậu ta lấy Ruth?
– Vì như thế là thuận tiện, hợp lẽ hơn cả.
– Dù chẳng cảm tình, tin cậy gì anh chàng?
Đại tá Bury cười gằn.
– Ông chưa hiểu ông lão Gervase. Ông ấy không coi người khác như con người, thích tuỳ tiện gán ghép người này người nọ như vua chúa thời xưa! Gervase thấy Hugo và Ruth lấy nhau là phù hợp và Hugo sẽ mang họ Chevenix-Gore. Còn người trong cuộc nghĩ gì không quan trọng.
– Và cô Ruth đồng ý với sự sắp đặt đó?
Đại tá Bury che miệng, cười:
– Ô, không! Cô này thì bất trị.
– Ông có biết rằng trước lúc chết ông Gervase đang dự thảo một di chúc mới, theo đó cô Ruth chỉ được thừa kế nếu lấy Hugo?
Đại tá Bury huýt một tiếng sáo dài:
– Hẳn ông ta đã mang máng biết chuyện Burrows…
Vừa nói đến cái tên này, ông ta biết đã lỡ mồm, nhưng không kịp. Poirot tóm ngay cơ hội, hỏi:
– Vậy đã có chuyện gì giữa Ruth và chàng Burrows’?
– Ô! Cũng không quan trọng…
Thiếu tá Riddle đằng hắng:
– Ông nên nói thật tất cả những gì ông biết. Như vậy ta sẽ hiểu rõ hơn tâm trạng của ngài Gervase.
– Có thể. Vậy thì thực ra, cậu Burrows này cũng khá… ít nhất là dưới con mắt phụ nữ! Ruth và anh ta có vẻ tâm đầu ý hợp ít lâu nay, điều đó không vừa lòng ông Gervase… Hoàn toàn không vừa lòng, song không dám đuổi Burrows, sợ đổ vỡ hết. Vì ông ấy biết tính Ruth không chịu sự can thiệp thô bạo. Cho nên tôi đoán ông ấy ra điều khoản mới, hòng tách họ ra. Ruth thích tiền bạc, xa hoa, không dễ hy sinh tất cả vì tình.
– Ý kiến riêng của ông về Burrows thế nào? – Riddle hỏi.
Đại tá đáp Godfrey Burrows như con gấu háu mồi, khiến thiếu tá bật cười.
Sau khi trả lời vài câu hỏi phụ, đại tá Bury rút lui. Riddle hỏi:
– Ông Poirot, ông thấy thế nào?
Nhà thám tử bé nhỏ giơ bàn tay:
– Tôi đã thấy lờ mờ hiện lên bức tranh.
– Khó đấy.
– Đúng, nhưng một số câu lỡ mồm có vẻ rất ý nghĩa.
– Ví dụ?
– Câu mà Hugo Trent vừa cười vừa nói: Vẫn có thể là có án mạng.
Riddle đáp luôn:
– Phải, tôi đã thấy ngay từ đầu là ông ngả theo giả thuyết đó.
– Ông có thấy không, càng hỏi nhiều biết nhiều, ta càng thấy lý do để tự tử là không thuyết phục? Ngược lại, ta bắt đầu thấy vô số động cơ có thể dẫn đến giết người.
– Nhưng ông nên nhớ lại: cửa đóng, chìa khóa nằm trong túi người chết. Ôi! Tôi biết các cách bố trí không thiếu: nào là lấy đinh ghim bẻ cong, nào là lấy giây giật… đủ các cách, song không dễ thành công.
– Bây giờ, ta thử bỏ chuyện tự tử sang một bên, mà xét vấn đề dưới khía cạnh: đây là vụ giết người.
– Đồng ý. Vì ông có mặt ở đây, tất phải là vụ giết người.
Poirot mỉm cười, đáp:
– Tôi không thích ông nói kháy.
Rồi nghiêm nét mặt, nói tiếp:
– Giả thử là giết người. Khi tiếng súng nổ, bốn người đang ở ngoài sảnh: cô Lingard, Hugo Trent, cô Cardwell và Snell. Những người khác ở đâu?
Burrows ở trong phòng sách, theo lời ông ta khai, không có ai làm chứng. Những người khác có lẽ đều ở trong phòng của họ, nhưng cũng không có gì kiểm chứng. Mỗi người hình như đều xuống riêng rẽ, phu nhân Chevenix-Gore và Bury cũng chỉ gặp nhau dưới sảnh. Phu nhân đi từ phòng ăn ra, nhưng Bury thì từ đâu xuống?
– Biết đâu hắn không từ trên gác xuống mà từ văn phòng đi ra?
– Đúng, cái bút chì rơi là đáng lưu ý. Hắn không mảy may xúc động khi tôi chìa nó ra, nhưng có thể là hắn chưa biết tôi nhặt nó ở đâu? Ta lại xem ai chơi ở bàn bridge lúc hắn dùng cái bút ấy? Hugo Trent và cô Cardwell đã vô can rồi; cô Lingard và anh bếp Snell thì đã chứng minh được là ngoại phạm. Người thứ tư là phu nhân Wanđa.
– Ông nghi cho bà ta à?
– Tại sao không? Tôi phải nghi tất cả mọi người! Biết đâu dù tỏ ra rất quý mến đức ông chồng, lão Bury mới là người bà ta say đắm thì sao?
– Hừm! – Riddle bật lên tiếng kêu – Hóa ra bao lâu nay là tình yêu tay ba à?
– Rồi lại còn trục trặc giữa Gervase và Bury về cái công ty nọ…
– Đúng là có vẻ ông Gervase có ý định phản ứng quyết liệt. Chúng ta không biết nội vụ câu chuyện ra sao. Có thể vì thế ông ta mới muốn nhờ ông. Giả thiết Gervase nghi ngờ Bury đánh lừa mình nhưng chưa muốn làm to chuyện, vì ngờ là vợ ông cũng dính líu? Có thể, có thể lắm. Thế là cả hai đều có động cơ khả dĩ. Rất lạ là phu nhân Chevenix-Gore rất bình tĩnh trước cái chết của chồng. Chuyện tin vào linh hồn này nọ chỉ là hỏa mù.
– Còn một chuyện rắc rối nữa – Poirot nói – cô Ruth và Burrows. Điều cốt tử với đôi trai gái này là không để cho ông già ký bản di chúc mới. Cứ để như cũ thì Ruth vẫn hưởng tất cả gia sản, miễn là chồng cô, dù là ai, chịu mang họ Chevenix-Gore.
– Phải, và những điều Burrows nói với chúng ta về thái độ của Gervase tối nay, là có vẻ gian. Bảo là ông lão có vẻ thích thú về chuyện nào đó. Không khớp với những gì người khác nói.
– Còn ông Forbes nữa, ông này nghiêm túc đấy, thuộc một công ty luật gia có tiếng đấy, nhưng ta đã từng thấy nhiều vị đàng hoàng đấy mà vẫn tìm cách biển thủ tiền của thân chủ như không.
– Ông thì cứ hay tìm ra những ngóc ngách ly kỳ.
– Ông tưởng những gợi ý của tôi giống như xi-nê à? Xin lỗi, cuộc đời đôi khi cũng hệt như trong phim ảnh.
– Chuyện ấy chưa xẩy ra ở xứ này – thanh tra nói – Có lẽ ta phải kết thúc các cuộc thẩm vấn thôi, phải không? Muộn rồi, mà ta còn chưa gặp cô Ruth Chevenix-Gore, có thể là nhân chứng thú vị nhất.
– Đồng ý. Còn cô Cardwell nữa, có lẽ ta nên gặp cô này trước. Ông thấy thế nào?
– Cũng được.