Rivière đón anh:
– Chuyến bay vừa rồi anh đã giở trò chơi khăm tôi. Anh đã cho máy bay quay lại khi tình hình khí tượng tốt: lúc đó anh có thể đi được. Anh sợ hử?
Bị bất ngờ, người phi công im lặng. Anh chậm rãi xoa hai bàn tay vào nhau. Rồi anh ngẩng đâu lên, nhìn thằng vào mặt Rivière:
– Vâng.
Trong đáy lòng, Rivière thấy thương hại chàng trai dũng cảm đến thế mà lại đã phát hoảng. Người phi công tìm cách biện bạch.
– Lúc đó tôi chẳng còn nhìn thấy gì nữa. Dĩ nhiên, bay xa nữa… rất có thể.. Vô tuyên điện cho biết… Nhưng đèn trên khoang tàu yếu đi, tôi chẳng còn nom thấy bàn tay mình nữa. Tôi định thắp đèn hiệu để ít ra cũng nhìn thấy cánh máy bay: vẫn mù mịt. Tôi thấy như mình ở đáy một hố sâu khó mà leo lên nổi. Lúc đó động cơ lại rung lên.
– Không đúng.
– Không đúng?
– Không đúng. Liền đó chúng tôi đã xem lại động cơ. Hoàn toàn tốt. Nhưng bao giờ cũng thế, đã phát hoảng là thấy động cơ rung ngay.
– Ai mà chẳng sợ! Núi sừng sững. Định lấy độ cao thì gặp những luồng khí xoáy. Ông biết đó, khi mặt mù tịt… các luồng khí xoáy… Đáng lẽ bốc lên thì trái lại bị tụt xuống trăm mét. Không nhìn thấy cả máy đo hồi chuyển, cả các máy đo áp lực. Tôi cảm thấy chế độ động cơ bị giảm, nóng lên, áp lực dần tụt xuống… Mọi điều đó diễn ra trong bóng tối, như một cơn bệnh. Được thấy lại một thành phố sáng đèn, tôi thật sự hài lòng.
– Anh giàu tưởng tượng quá. Xong rồi.
Và người lái bước ra.
Rivière ngồi tụt trong ghế bành, đưa tay lùa vào bộ tóc đã hoa râm.
“Đó là con người dũng cảm nhất trong đám quân của ta. Thành tích của anh ta đêm đó rất đẹp, nhưng ta cứu hắn khỏi nỗi sợ…”
Sau đó, khi thấy mình sắp bị một cơn yếu đuối:
“Để được người khác yêu mình, chỉ cần vỗ về. Mình thì không vỗ về, hoặc mình che giấu cái đó đi. Tuy vậy ta những muốn quanh ta là tình bạn và sự hiền dịu mang tính người. Một viên thầy thuốc khi hành nghề bắt gặp được những điều đó. Nhưng ta lại chỉ phục vụ biến cố. Ta phải rèn luyện con người để họ phục vụ các biến cố. Hàng ngày khi chiều tối, ngồi trong văn phòng trước các tờ lộ trình, sao mà ta cảm nhận rõ ràng cái quy luật tối om ấy đến thế. Nếu ta tự buông thả, nếu ta bỏ mặc các biến cố sắp đặt kỹ càng được buông trôi thả lỏng, khi ấy các tai họa sẽ nảy sinh, bí ẩn. Tựa hồ như riêng ý chí của ta đủ sức ngăn máy bay khỏi vỡ tan trên đường bay, hoặc làm cho cơn bão không kìm chậm được con tàu đang tiến bước. Đôi khi ta ngạc nghiên trước quyền lực của mình”.
Ông lại ngẫm nghĩ:
“Điều đó có lẽ cũng rõ ràng dễ hiểu. Nó giống cuộc đấu tranh muôn đời của người làm vườn trên thảm cỏ. Sức nặng của bàn tay trần ép cánh rừng nguyên thủy lúc nào cũng được đất hẩu đẩy ngoi lên phải chúi sâu vào lòng đất”.
Ông nghĩ tới người phi công.
“Ta đã cứu hắn khỏi nỗi sợ hãi. Ta không đánh vào con người ấy, mà qua đó hắn ta đánh vào cái sức chống đỡ làm con người bị tê liệt khi gặp điều chưa biết. Nếu ta lắng nghe hắn biện hộ, nếu ta thương hại hắn, nếu ta coi cuộc phiêu lưu của hắn là quan trọng, hắn sẽ ngỡ rằng hắn từ xứ sở huyền bí mới trở về, và điều con người sợ hãi chính là cái huyền bí. Cần phải cho con người xuống giếng sâu ấy rồi ngoi lên và nói rằng họ chẳng bắt gặp điều gì hết. Cần phải cho con người ấy đi vào tận sâu thẳm, tận đen đặc bóng đêm, thâm chí trong tay không có cả ngọn đen thợ mỏ bé xíu chỉ đủ soi đôi tay hoặc cánh máy bay, mà chỉ dùng đôi vai trần hích đẩy vào cái vô định”.
Tuy nhiên, trong cuộc đấu tranh, một tình thân hữu thầm lặng từ sâu trong lòng họ đã gắn bó Rivière với các phi công. Đó là những con người trên cùng một con tàu, cùng có một nguyện ước là chiến thắng. Song Rivière cũng nhớ tới các trận đánh khác anh đã tiến hành để chinh phục đêm tối.
Trong các giới chính thức, người ta kiêng sợ cái lãnh thổ tối tăm đó như kiêng sợ rừng rậm không vết chân người. Tung ra một tổ bay với tốc độ hai trăm kilomoet một giờ hướng tới dông tố, sương mù và những chướng ngại vật chất chứa đựng kín đáo trong bóng đêm, họ quan niệm hành động phiêu lưu đó có thể chấp nhận đối với ngành hàng không quân sự: bốc khỏi bãi bay vào đêm trời trong, ném bom xong rồi trở về đúng bãi bay ấy. Nhưng các công vụ đều đặn về đêm hẳn sẽ bị thất bại. “Đối với chúng tôi đây bị thua phương tiện xe lửa và tàu thủy đoạn đường họ vượt suốt ban ngày”.
Lòng ngao ngán Rivière đã để tai nghe nó về các thống kê, về bảo hiểm, nhất là về công luận: “Dư luận công chúng… Rivière đập lại, ta phải điều khiển nó!” Ông nghĩ bụng: “Phí phạm bao nhiêu thời giờ! Còn có cái gì đó… cái gì đó cao hơn tất cả nhũng thứ ấy. Cái gì đang sống thực xô lấn tất cả để sống và tạo ra những quy luật của riêng mình để sống. Đó là điều không gì cưỡng lại nổi”. Rivière không biết vào lúc nào và bằng cách nào ngành hàng không thương mại sẽ bắt đầu bay đêm, nhưng cần phải chuẩn bị cho giải pháp tất yếu đó.
Ông nhớ lại những tấm thảm trải bàn xanh lục, ông ngồi trước, nắm tay tì đỡ lấy cái cằm, tai lắng nghe đủ điều phản đối, và trong lòng ông là một cảm giác kỳ lạ về sức mạnh. Ông thấy những điều phản đối ấy thật vô tích sự vì cuộc sống đã kế án chúng sẵn rồi. Và ông thấy sức mạnh của chính mình dồn lại trong người như một quả tạ: “Lý lẽ của ta có sức nặng, ta sẽ thắng, Rivière nghĩ bụng. Đó là xu hướng tự nhiên của các biến cố”. Khi người ta đòi ông đưa ra những giải pháp hoàn chỉnh khả dĩ ngăn ngừa được mọi nguy biến: “Thực nghiệm sẽ làm lộ ra các quy luật, ông đáp lại, không khi nào nhận ra các quy luật trước khi có thực nghiệm”.
Sau một năm phấn đấu dai dẳng Rivière đã thắng. Người này nói: “Đó là nhờ vào niềm tin của ông ta”, người khác: “Đó là nhờ ông ta kiên trì, nhờ sức mạnh của con gấu đang tiến bước”, nhưng theo ông, đơn giản hơn nhiều, đó là vì ông đi đúng hướng.
Nhưng lúc ban đầu biết bao là thận trọng! Máy bay chỉ cất cánh một tiếng đồng hồ trước khi trời sáng, chỉ hạ cánh một tiếng đồng hồ sau khi mặt trời lặn. Khi Rivière tự coi mình đã có kinh nghiệm vững vàng hơn, chỉ khi ấy ông mới dám đẩy các con tàu thư vào những miền sâu đêm tối. Mới được mọi người đi theo thôi, và hầu như không ai công khai thú nhận, giờ đây ông vẫn còn đang chiến đầu đơn độc.
Rivière bấm chuông đòi xem những bức điện mới nhất gửi từ các máy bay đang bay.