Chiến Lược Ielts 7.0

CHƯƠNG 3. KỸ NĂNG WRITING VÀ SPEAKING



1. Writing và Speaking – Tất cả đều là khả năng diễn đạt
Nếu đang nói tiếng Anh mà bạn bị “bí”, không biết diễn đạt suy nghĩ của mình như thế nào, bạn sẽ nghĩ: “Chắc mình phải tập nói nhiều hơn nữa.” Đấy là kiểu lý luận đi theo lối mòn: Muốn nấu ngon thì phải hay nấu, muốn hát hay thì phải hay hát. Nhưng kiểu lý luận này hoàn toàn không đúng khi nói đến việc học ngoại ngữ.
Nói hay viết tốt hoàn toàn không liên quan tới chuyện luyện miệng hay luyện tạy nhiều. Như ví dụ tôi đã đưa ra trong phần Tương quan giữa bốn kỹ năng Reading, Listening, Writing và Speaking, khi còn học tiểu học, muốn viết văn tả con mèo hay, bạn cần tiếp xúc với nhiều “cảch diễn đạt” dùng để tả con mèo (qua đọc hay nghe, nhưng cách gọn nhất mà ai cũng từng dùng là qua văn mẫu). Bạn không thế bắt tạy vào viết ngay lập tức, liền từ tì một chục trăng rồi tự biết thêm các cách diễn đạt mới hay hơn. Càng không có chuyện một học sinh tiểu học ngồi suy tư, rồi tự mình sáng tác ra một danh từ hay tính từ mới để tả con mèo cả. Tất cả những cách diễn đạt mà bạn biết, bản đầu đều là do bạn đã nghe và đọc ở đâu đó chứ hoàn toàn không có cách nào khác.
Điều bạn cần nhớ:
Khả năng Writing và Speaking đến từ những cách diễn đạt mà bạn cóp nhặt và tích lũy hằng ngày qua việc đọc và nghe. Hãy dành thật nhiều thời gian cho Reading và Listening để phát triển khả năng Writing và Speaking của bạn.
Điểm khác biệt giữa Writing và Speaking
Có thế bạn đang thắc mắc Writing và Speaking đều là khả năng diễn đạt, vậy chúng khác nhau
như thế nào?
Dĩ nhiên là giữa chúng có điểm khác biệt. Điểm khác nhau chung nhất là về ngữ cảnh, văn phong. Ngữ cảnh của Writing thường là nghiêm túc, trăng trọng, chỉnh tề (formal, như các bài báo). Còn ngữ cảnh của Speaking thì đời thường hơn, kiểu thân mật, xã giao (informal, như nói chuyện hằng ngày).
Lưu ý là tôi dùng chữ “thường”, không phải luôn luôn. Khi viết comment Facebook, viết truyện, tiểu thuyết văn phong informal như Speaking. Còn khi diễn thuyết hay phát biểu thì văn phong có thế formal như Writing.
Sự khác nhau về ngữ cảnh, văn phong sẽ dẫn đến những khác biệt khác như:
1. Ngữ pháp (Grammar): Văn phong formal bắt buộc phải đúng Grammar, còn informal thì không cần.
Ví dụ như khi nói bạn có thế nói: “Where you at?” trong khi chuẩn Grammar thì phải là: “Where are you?” Hoặc như khi chat, bạn có thể viết: “Weren’t lying when you said it was hard (ý nói đến một bài kiếm trả). I’m screwed >.< Couldn’t finish the essay”. Thế nhưng bài viết đúng văn phong formal cần phải đầy đủ chủ ngữ vị ngữ, chấm phẩy chính xác chứ không thoải mái như khi chat.
2. Từ ngữ: Cũng như tiếng Việt, sẽ có những từ chỉ dùng khi nói mà không thế dùng khi viết và ngược lại. Như tiếng Việt bạn có thế nói chuyện với bạn là: “Hôm qua thấy thằng kia cướp xe ghê lắm!” Khi lên báo thì dĩ nhiên không dùng chữ “thăng” được, người ta thường dùng tên họ hay các từ như “ten, phạm nhân”, “hung thủ”, “thủ phạm”…
“Không biết viết”/”Không biết nói”
— Làm sao để tiến bộ?
Đó là suy nghĩ thường thấy của chúng ta về hai kỹ năng Writing và Speaking. Thực ra, đấy không phải là cách chính xác để nhìn nhận vấn đề.
“Không biết viết”? Cách giải quyết khi bạn tự nhủ như vậy là gì? Dĩ nhiên là tập viết, kiểu “ăn gì bổ nấy”. Và như tôi đã giải thích ở trên thì “tập viết” chẳng liên quan gì tới chuyện viết hay cả. Giả sử với đề nghị luận “Lợi ích của âm nhạc”, bạn có cầm bút lên múa may mỏi tay thì cũng chẳng giải quyết được gì. Sau một thời gian miệt mài “tập viết” thì bạn vẫn không biết viết như thế nào. Vì “không biết viết”, nên bạn lại cố gắng “tập viết”, cứ vòng luẩn quẩn như thế, sao có thế tiến bộ đươc?
Trước nhất, bạn phải thay đổi cách nhìn nhận vấn đề của mình. Bạn “không biết viết/ không biết nói” là vì hai lý do:
Thứ nhất là khả năng diễn đạt. Đấy là lý do chính. Điều này tôi đã giải thích khá nhiều nhưng tôi vẫn muốn lấy thêm một ví dụ nho nhỏ nữa. Hôm trước tôi đi xem The Great Gạtsby về, cậu bạn chung phòng hỏi (tiếng Việt) phim xem thế nào. Thực sự thì có rất nhiều cảm xúc nhưng tôi không biết diễn đạt bằng lời ra sao. Ú ớ một hồi kế chả đâu ra đầu, cuối cùng tôi kết luận: “Nói chung là phim nó làm sao sao đó hay lắm!” Cô bạn tôi đi xem cùng mới tả lại một hồi dài. Nghe cô bạn nói rồi sau này lên mạng xem review, tôi mới biết thêm một số cách tốt hơn để “diễn đạt cảm xúc”, dĩ nhiên là bằng tiếng Việt. Tôi dám chắc với bạn rằng, khả năng Writing và Speaking của bạn tiến bộ bằng cách làm giàu khả năng diễn đạt qua việc Reading và Listening.
Lý do thứ hai, lý do phụ, là do bạn hoàn toàn không có khái niệm, ý tưởng hay kiến thức gì về chủ đề phải viết hoặc nói. Giống như đưa đề “Lợi ích âm nhạc” cho các bé lớp 1 thì chắc đa số chỉ viết được khoảng 10 dòng. Hầu hết chúng ta thi IELTS khi đã hoặc đang học cấp 3, các đề trong IELTS với chúng ta không có gì là đánh đố về ý tưởng nên đây có lẽ không phải là vấn đề lớn nữa. Dẫu sao thì cách giải quyết vấn đề này cũng tương tự như trên, qua Reading và Listening, nghiên cứu kỹ về một vấn đề để có ý tưởng cho Writing và Speaking.
2. Speaking – Pronunciation. làm sao để phát âm chuẩn?
Đây là một đoạn viết về kết quả của nhà nghiên cứu William Powers về việc phát âm của con người.
” when we try to make a given sound, hum a given tune, or say a given word (ạs examples of a more general theory), it’s the memory (or mentạl image) of the sound, tune, or word that controls its production — not our muscles. And the correctness of the product depends only on the correctness of this image. Powers called these images ‘reference signals’. They are, in this case, sound images that have been either stored or neurạlly computed. So to speak a language perfectly, all we need is a complete set of perfect reference signals. And reference signals are acquired through perception — not production. In other words, we don’t learn to speak by Speaking; we learn to speak by listening (with understanding).”
Theo nhà nghiên cứu này, việc phát âm một từ gì đó đều dựa vào bộ nhớ của chúng ta về âm đó (chứ không phải do cơ miệng) — it’s the memory (or mentạl image) of the sound, tune, or word that controls its production — NOT our muscles.
Chúng ta phát âm đúng hay không hoàn toàn là do độ chuẩn của bộ nhớ chúng ta về âm đó — the correctness of the product depends ONLY on the correctness of this image to speak a language perfectly, all we need is a complete set of perfect reference signals
Và kết luận của ông về việc luyện Speaking là chúng ta học nói bằng cách nghe chứ không phải bằng cách nói — we don’t learn to speak by Speaking; we learn to speak by listening (with understanding).
Đế phát âm chuẩn chúng ta cần một bộ nhớ chuẩn về những âm đó. Bộ nhớ chuẩn đến từ đâu? Dĩ nhiên là từ Listening.
Hầu hết chúng ta ai cũng nghĩ theo lối mòn “muốn hát hay thì phải hay hát”. Rồi suy ra muốn phát âm tốt thì phải nói nhiều, luyện cơ miệng nhiều mà không biết răng càng nói nhiều thì sẽ càng khó phát âm chuẩn hơn.
Tác hại của việc tập nói
Giả sử như từ “hospital”, bạn học từ đó, nghe chỉ được vài lần rồi theo lối mòn, bắt đầu cổ phát âm từ đó. Nếu trình độ tiếng Anh của bạn còn chưa tốt thì sau đấy là những hệ quả có thể xảy ra:
– Bạn sẽ không biết làm như thế nào để phát âm chuẩn.
– Nhưng vì bạn cố nói nên một quá trình Transliterạtion sẽ diễn ra — nghĩa là bạn sẽ biến các âm trong từ “hospital” thành các âm Việt Nam để bạn có thế phát âm được.
– Kết quả là từ “hospital” /’hospitl/ sẽ được đọc là Hót — pi — tồ, hay Hốt — pi — thồ.
Đó mới chỉ là bắt đầu. Cố nói theo kiểu đó sẽ khiến bạn ngày càng phát âm tệ đi và khó sứa hơn.
Khi bạn tập nói và phát âm sai như vậy, bộ nhớ của bạn với âm “hospital” sẽ vào khoảng 50% đứng, 50% sai.
Hầu hết chúng ta học tiếng Anh ai cũng chỉ có 50% bộ nhớ chuẩn, 50% còn lại là bộ nhớ “chuẩn” Việt Nam. Đó là lý do tại sao chúng ta có phát âm tiếng Anh giọng Việt.
Đế phát âm chuẩn thì bạn cần một bộ nhớ chuẩn về âm đó (perfect reference signals). Theo nghiên cứu thì bộ nhớ chuẩn cần đạt 98% thì bạn mới phát âm đúng được. Làm sao để nâng tỷ lệ bộ nhớ chuẩn lên 98%? Rất đơn giản, đừng nói nữa, và nghe nhiều lên.
Giả sử trước đấy bạn nghe 10 lần, tập nói (sai) 10 lần, bấy giờ để có 98% bộ nhớ chuẩn bạn cần nghe từ “hospital” thêm khoảng 500 lần nữa. Cộng với điều kiện là bạn phải ngừng nói, vì với môi lần nói sai bạn sẽ lại phải nghe thêm 50 lần để bù vào lần nói sai đó.
3. Vocabulary – Phương pháp học theo ý
Phương pháp Vocạbulary List, cách truyền thống mà chúng ta sử dụng để học từ vựng:
– Prevent: ngăn cản
– Help: giúp đỡ
– Improve: cải thiện
– War: chiến tranh
– Dog: con cún
– Search: tìm kiếm
Một vấn đề điển hình khi bạn học theo cách này là có những từ bạn đọc, nghe (đầu vào) hiểu nhưng đến khi cần sử dụng cho viết, nói (đầu ra) thì chúng lại biến đi đầu mất.
Theo như trên thì bạn chỉ học từ “dog” có nghĩa là con cún. Và như vậy, bạn đã bỏ qua hết những ý tiêu biểu liên quan tới con chó như vây đuôi, sủa, dắt chó đi đạo. Sau này khi cần diễn đạt những ý đó thì chắc chắn bạn sẽ rất bối rối.
May mắn lắm thì bạn nhớ được mình từng học từ “bark” (sủa) ở đâu đó, “the neighbor’s dog is barking.” Chắc phải mất vài giấy để bạn nhớ ra được hết từ và ghép chúng lại. Thế nhưng nếu tiếp tục nói về chủ đề này thì tôi e rằng bạn khó tìm được cách diễn đạt, nếu bạn cứ học từ theo kiểu Vocạbulary List.
Học từ lẻ tẻ như vậy sẽ khó có thế áp dụng và làm phong phú bài viết hay bài nói của bạn. Có thế nói phần lớn thời gian, công sức mà bạn bỏ ra cho việc học theo kiểu Vocạbulạry List là không thực sự hữu ích.
Cách học từ vựng giúp bạn hoàn thiện cả bốn kỹ năng một lúc là học theo ý hoàn chỉnh.
Phương pháp học theo ý
Việc thứ nhất bạn cần làm là học những ý liên quan tới “từ gốc”. Ví dụ khi học từ “dog” (từ gốc ở đấy là “dog”) thì bạn không nên chỉ biết môi từ “dog”. Bạn phải biết diễn đạt cả những ý liên quan tới từ “dog” như: vây đuôi, đi dạo, tru, gầm gừ hay sủa.
– My dog wags its tạil when he’s happy.
– I usually tạke him for a walk at night (hoặc walk him).
– He can howl / snarl / grow] / bạrk.
Sau đó, bạn phải học cả cụm theo một ý hoàn chỉnh. Nghĩa là hình ảnh con cún vẫy đuôi cần được liên tưởng trực tiếp tới cầu “A dog wags its tạil.”
Một cách mà tôi hay dùng để tạo ra liên tưởng là vừa tưởng tượng ra hình ảnh hay đoạn phim một chú chó đang vẫy đuôi, vừa nhấm thầm trong đầu câu “A dog wags its tạil.” Nhắc lại càng nhiều thì liên tưởng ấy càng được cũng cố thêm, như vậy bạn sẽ nhớ hơn. Thường thì bạn nên lặp lại khoảng 2-3 lần, nhiều hơn sẽ rất mau chắn, không học lâu được.
Học cách này cũng sẽ giúp bạn tập suy nghĩ bằng tiếng Anh, vì khi hình dung tới việc dắt chó đi đạo thì cả cụm từ “take a dog for a walk” sẽ hiện ra trong đầu bạn. Như thế bạn sẽ diễn đạt được trôi chảy hơn, không cần phải suy nghĩ lắp ghép cấu cú nữa.
Công cụ hỗ trợ
Như miêu tả ở trên, bạn cần nghĩ tới những ý liên quan tới từ gốc rồi tìm cách diễn đạt bằng tiếng Anh. Đế phương pháp này đạt hiệu quả, bạn cần sử dụng một trong hai công cụ sau đấy.
Từ điển Anh — Anh
Bạn có thế sử dụng từ điển Anh — Anh bình thường, hoặc nếu có điều kiện thì nên sử dụng thêm từ điển Collocạtion nữa. Từ điển Collocation thường liệt kê ra những từ thường đi kèm với từ gốc, khi tra một từ, bạn sẽ học được các từ và ý liên quan đi kèm. Thường thì từ điển Collocạtion sẽ cho bạn nhiều ý hơn từ điền thông thường.
Google
Bạn nên tra từ gốc, đọc các trang wiki. Ví dụ bạn tra từ “mouse” thì các trang kết quả đầu tiên thường có trang wiki, đọc trang wiki sẽ cho bạn rất nhiều ý tưởng về từ gốc đó. Nhưng không phải ý nào cũng hữu dụng và hấp dẫn, nên bạn có thế xem sơ qua và chọn lọc ra những ý hay và cần thiết với bạn.
4. Đôi điều về Grammar
Bạn nên có một cuốn Grammar tổng hợp. Đây là vài cuốn tôi đã xem qua và thấy ổn, bạn có thế mua và tham khảo (chỉ cần MỘT cuốn là đủ):
– English Grammar In Use của Cambridge (nếu chọn bộ này, bạn cần mua cả 2 cuốn Intermediate và Advanced, nếu muốn tiết kiệm hơn, bạn có thế mua 1 trong 2 cuốn phía trên). Bạn có thể mua cuốn sách English Grammar In Use 4th Edition tại trang web https://sachenglishgrammarinuse.wordpress.com
– Understanding And Using English Grammar của Betty Schrạmpfer Azạr.
– Practical English Usage của Michael Swan.
Dĩ nhiên vẫn còn nhiều cuốn Grammar tốt khác nữa. Nếu bạn không tìm được 3 cuốn trên thì cứ chọn theo tiêu chí là dày và rẻ, nhất là sách được viết hoàn toàn băng tiếng Anh.
Kiến thức về Grammar của tôi chủ yếu đến từ Google, “cần gì Google nấy”. Thời cấp 3, hẳn bạn cũng như tôi, đều đã được học qua Grammar nhưng không hệ thống, điếm tiếng Anh của tôi chỉ ở mức 5, 6 phẩy.
Một số thắc mắc của bạn
Thắc mắc: Grammar có cản trở khả năng Speaking của bạn không?
Trả lời: Không hẳn là cản trở. Chính xác hơn là, Grammar không giúp ích gì cho khả năng Speaking của bạn.
Speaking cần phản xạ nhanh, nên trong khi nói, bạn sẽ không có thời gian suy nghĩ hay nhớ đến các quy tắc trong Grammar. Nếu cứ vừa nói vừa ghép cấu, chính Grammar thì sẽ giống như “đọc lại những thứ bạn viết trong đau chứ không phải là Speaking nữa. Kiểu nói của bạn sẽ nhất gừng và không được trôi chảy.
Sau khi nghe đủ nhiều thì bạn sẽ tự nói trôi chảy được. Khi đó dù bạn có biết nhiều Grammar cỡ nào thì nó cũng không cản trở khả năng Speaking của bạn nữa.
Thắc mắc: Không học Grammar thì làm sao biết mình nói/viết đúng hay sai?
Trả lời: Người bản xứ sử dụng tiếng Anh theo kinh nghiệm, cảm giác, giống như bạn sử dụng tiếng Việt vậy. Họ biết đúng sai trong khi sử dụng là do “cảm thấy như vậy đúng đúng” hoặc “nghe thấy nó không bình thường”, chứ không phải do thuộc Grammar.
Cảm giác đó đến từ việc nghe và đọc nhiều (rất nhiều). Ví dụ như tại sao bạn biết là “I was studying…” chứ không phải là “I were studying…”, vì bạn đã đọc, nghe trong ngữ cảnh, trường hợp đó cả trăm lần, và cả trăm lần đều là “I was…”. Làm sao bạn biết “he doesn’t” hay “he don’t”, cũng tương tự như trên. Bạn biết sử dụng thuần thục những cụm đó trong Speaking là nhờ nghe (và đọc) nhiều chứ không phải do thuộc lòng Grammar.
Thắc mắc: Vậy tại sao ở trên bạn lại khuyên nên học Grammar?
Trả lời: Hãy tưởng tượng tình huống bạn bị thương ở chân, phải 2 năm nữa mới bình phục và đi lại bình thường được. Tuy nhiên, không vì thế mà trong 2 năm đó bạn năm im một chỗ. Sẽ có những lúc, vì công việc hay gì đó mà bạn cần phải di chuyển, đi lại. Khi đó, bạn sẽ cần dùng đến nạng, xe lăn hoặc giường lăn,…
Grammar cũng như những công cụ trên, giúp bạn phần nào sử dụng được tiếng Anh (khi cần thiết) trong khi bạn chưa đọc và nghe đủ nhiều, chưa sử dụng tiếng Anh tương đối thuần thục, thoải mái (việc này cần rất nhiều thời gian).

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.