Chiến Tranh Và Hòa Bình (Quyển 4)
Chương. – 9
Về đến trạm gác, Petya gặp Denixov đứng ở phòng ngoài.
Denixov đang đợi Petya về, lòng bồn chồn lo lắng và tự giận mình sao lại để Petya đi như vậy.
– Đội ơn chúa! – Chàng reo lên. – Chà, đội ơn chúa! – Chàng nhắc đi nhắc lại trong khi nghe Petya hân hoan kể lại chuyến đi vừa qua, – Quỷ bắt cậu đi, cậu làm cho tôi không chợp mắt được đấy.
– Thôi đội ơn chúa, bây giờ đi mà đi ngủ. Còn đủ thì giờ đánh một giấc từ giờ đến sáng.
– Ờ không, – Petya nói, – Tôi chưa buồn ngủ, tôi biết cái thói của tôi là hễ đã ngủ rồi thì thôi chẳng biết trời đất là gì nữa. Vả lại tôi đã quen thức trước khi ra trận.
Petya ngồi một lát trong ngôi nhà, lòng khấp khởi vui mừng nhớ lại những chi tiết trong chuyến đi vừa qua và hình dung rõ rệt những gì xảy ra trong ngày mai. Rồi nhận thấy Denixov ngủ thiếp đi cậu đứng dậy đi ra ngoài.
Ngoài sân hãy còn tối mịt. Cơn mưa nhỏ đã tạnh khi nước mưa đọng trên lá cây hãy còn nhỏ giọt xuống. Gần nơi trạm gác, thấp thoáng bóng những cái lán của lính cô-dắc và những con ngựa buộc chung một chỗ. Sau ngôi nhà có hai chiếc xe tải làm thành hai vệt đen sì, bên cạnh có mấy con ngựa đứng, và dưới hẻm núi bập bùng một ngọn lửa đỏ đang lụi đần trong số lính phiêu kỵ và lính cô dắc cũng có nhiều người không ngủ dây đó; xen lẫn với tiếng nước mưa rơi lộp bộp và tiếng ngựa nhai thóc rào rào gấn sát bên cạnh, còn nghe tiếng người nói khe khẽ, gần như thì thầm.
Petya từ phòng ngoài bước ra sân, đưa đôi mắt nhìn bóng tối ở chung quanh và đến gần hai cỗ xe tải. Dưới xe có ai đang ngáy “khò khò” và ở xung quanh xe có những con ngựa đóng yên đang nhai thóc. Trong bóng tối, Petya nhận ra con ngựa của cậu, được cậu đặt tên là Karabakh tuy nó là con ngựa vùng tiểu Nga, và lại gần nó.
– Nào, Karabakh, mai ta sẽ làm nên chuyện, – Petya vừa nói vừa ghé sát mũi vào mũi ngựa mà hôn.
– Kìa cậu không ngủ à? – Người cô-dắc ngổi dưới gầm xe nói.
– Không, này anh… Likhatxov, có phải tên anh là thế không nhỉ? Chả là tôi vừa mới về mà. Chúng tôi vừa đến trại quân Pháp xong. – Đoạn Petya kể tỉ mỉ cho người cô-dắc nghe đầu đuôi chuyến cậu ta đi trinh sát, lại còn giảng dải thêm cho anh ta rõ tại sao cậu ta cho rằng thà liều mạng như vậy còn hơn là làm ăn hú hoạ.
– Thôi cậu nên ngủ một chút, – Người cô-dắc nói.
– Không, tôi đã quen thức, – Petya đáp. – À, đá lửa trong súng tay của anh ta đã mòn hết chưa? Tôi có mang theo đây. Anh cần không? Lấy một ít mà dùng.
Người cô-dắc từ dưới gầm xe chui ra để nhìn Petya cho rõ.
– Chả là tôi vẫn quen làm việc gì cũng phải cho cẩn thận, – Petya nói, – Nhiều người có cái lối làm hú hoạ, không chuẩn bị gì cả rồi về sau lại ân hận. Tôi không thích thế.
– Đúng vậy, – Người cô-dắc nói.
– À còn cái này nữa, anh ạ anh mài hộ tôi thanh kiếm nhé; nó bị cùn… (nhưng Petya không dám nói dối là nó chưa được mài lần nào cả). Có được không anh?
– Được chứ.
Likhotsov đứng dậy lục lọi một lúc trong cái đẫy, và một lát sau Petya đã nghe thấy âm hưởng hùng tráng của chất thép đưa trên đá mài. Cậu leo lên chiếc xe tải và ngồi trên thành xe. Người cô-dắc ngồi mài gươm dưới gầm.
– Thế nào, anh em ngủ cả rồi à? – Petya hỏi.
– Cũng có người ngủ. Cũng có người thức như ta.
– Thế còn chú bé thì sao?
– Vexenny ấy à? Nó lăn kềnh ra ở cạnh cửa ấy. Suốt ngày nó lo sợ nên bây giờ ngủ say lắm. Bây giờ thì nó bằng lòng lắm rồi.
– Sau đó Petya im lặng hồi lâủ, lắng tai nghe những tiếng động ở chung quanh. Trong bóng tối có tiếng chân bước và một bóng đen hiện ra.
– Bác mài gì thế? Một người đến cạnh xe hỏi.
– À mày gươm cho công tử.
– Hay đấy, người kia nói (Petya thấy hình như hắn ta là một người lính phiêu kỵ) – Này, các bác ở đây có cầm cái chén không?
– Kia kìa cạnh bánh xe ấy. – Người lính phiêu kỵ đến lấy cái chén, – Hình như sắp sáng rồi thì phải, – Hắn ta ngáp dài nói, đoạn bỏ đi.
Lẽ ra Petya phải biết rằng mình đang ở trong rừng với đội du kích của Denixov, cách đường cái một dặm, rằng mình đang ngồi trên một cái xe tải cướp được của quân Pháp, bên cạnh có buộc mấy con ngựa, rằng ở phía dưới là bác cô-dắc Likhatsov đang mài gươm cho cậu, rằng cái vết đen ở bên phải là một trạm kiểm lâm, và cái vệt sáng đỏ ngàu ở bên trái là một bếp lửa đang lụi dần, rằng người vừa đến tìm cái chén là một anh lính phiêu kỵ đang khát nước; nhưng cậu chảng biết gì cả và cũng chẳng muốn biết. Cậu đang sống trong một xứ sở thần kỳ trong đó không có gì giống cõi thật hết. Cái vệt đen lớn có lẽ đúng là trạm kiểm lâm, nhưng cũng có thể là một cái hang lớn dẫn đến tận lòng đất sâu thẳm. Cái vệt dỏ kia có lẽ là ngọn lửa, nhưng cũng có thể là một con mắt của một con quái vật khổng lồ, có lẽ đúng là cậu đang ngồi trên chiếc xe tải nhưng cũng rất có thể không phải trên chiếc xe tải, mà trên một cái tháp cao ngất trời, cao đến nỗi nếu ngã xuống thì phải suốt một ngày, suốt một tháng mới đến mặt đất Cứ phải bay mãi, bay mãi mà không bao giờ chạm đất. Có lẽ người đang ngồi dưới gầm xe chỉ là bác cô-dắc Likhatsov thôi, nhưng cũng rất có thể đó chính là con người tốt nhất, can đảm nhất, kỳ diệu nhất, tuyệt vời nhất mà trên đời mà không ai biết đến. Có lẽ vừa rồi đúng là một anh lính phiêu kị đi tìm chén uống nước, rồi cầm chén đi xuống hẻm núi nhưng cũng có thể là hắn ta đã mất hút, biến hẳn đi và thật ra không hề tồn tại.
Bây giờ dù Petya có trông thấy gì chăng nữa cậu cũng sẽ không hề ngạc nhiên. Petya đang sống trong một xứ sở thần kỳ, trong đó cái gì cũng có thể xảy ra. Cậu nhìn lên trời. Cả bầu trời nữa, cũng thần kì như trên mặt đất Trời đang quang dần, và trên các ngọn cây mây lướt nhanh, như đang mở dần ra cho các vì sao xuất hiện. Đôi khi người ta có cảm tưởng là mây quang dần để lộ bầu trời trong trẻo đen kịt. Đôi khi những khoảng đen ấy lại trông như những đám mây. Đôi khi trời lại trông như cứ cao lên dần, cao lên mãi; đôi khi bầu trời lại trông như hạ thấp hẳn xuống, đến nỗi có thể với hẳn tay đến được.
Petya nhắm mắt lại và bắt đầu gật gà gật gù. Những giọt nước mưa rơi lộp bộp. Có tiếng nói chuyện rì rầm. Mấy con ngựa hí lên và quay ra đánh nhau. Đâu đấy có tiếng ai ngáy.
Xoẹt xoẹt xoẹt xoẹt tiếng gươm xiết trên đá mài đều đều và Petya chợt nghe những tiếng nhạc hài hòa đồng cử một điệu âu ca nào đấy, âm hưởng ngọt ngào và trang trọng. Petya có khiếu âm nhạc chẳng kém gì Natasa, và hơn cả Nikolai, nhưng cậu chưa bao giờ học âm nhạc, không hề nghĩ đến âm nhạc cho nên những âm thanh đột ngột vang lên trong tâm trí cậu có vẻ mới mẻ và hấp dẫn lạ thường. Tiếng nhạc mỗi lúc một rõ. Điệp khúc lớn dần lên, chuyển từ nhạc cụ này sang nhạc cụ khác. Đó chính là lối hành nhạc thường gọi là phú cách khúc tuy Petya không hề có một khái niệm gì về phú cách khúc. Tiếng các nhạc cụ đang cử khi thì giống như tiếng vĩ cầm, khi lại nghe như tiếng kèn đồng nhưng lại hay hơn và trong trẻo hơn tiếng vĩ cầm và tiếng kèn đóng. Mỗi nhạc cụ có một điệu riêng, và chưa hết một nét nhạc đã hòa với một nét nhạc khác mở đầu gần như thế, rồi thành một nét thứ ba, rồi một nét thứ tư, và tất cả những nét nhạc ấy hòa lại thành một, rồi lại tản mác ra, để rồi lại hòa làm một, khi thì thành một điệu nhạc thánh đường trang nghiêm, khi thì thành một khúc khải hoàn tưng bừng, chói lọi.
“Ồ phải rồi, ta đang nghe tiếng nhạc này trong giấc mơ, Petya tụ nhủ người gật về phía trước. – Nó ở trong tai ta đây mà. Và có lẽ đây là nhà của ta cũng nên. Nào, cử lại xem. Tiếng nhạc của ta ơi! Cử lên nào!”.
Petya nhắm mắt lại và từ khắp bốn phía, những âm thanh nghe như từ xa vẳng lại bắt đầu rung lên, hòa vào nhau tản mác ra, lẫn vào nhau rồi tất cả lại hòa thành điệu âu ca ngọt ngào và trang trọng ấy “ồ tuyệt quá đi mất! Muốn bao nhiêu cũng được và muốn như thế nào cũng được”. – Petya tự nhủ. Cậu thử chỉ huy dàn nhạc khổng lồ kia.
“Nào, khẽ bớt, khẽ bớt, bây giờ thì lắng hẳn xuống đi”, và các âm thanh liền tung theo. “Nào, bây giờ thì to hơn lên, vui hơn lên, vui hơn nữa, hơn nữa”. Và từ một nơi sâu thẳm mịt mùng đưa lên những âm thanh trang trọng mỗi lúc một thêm mạnh mẽ. “Nào, thanh nhạc bắt đầu hòa theo!” – Petya ra lệnh. Và từ xa xa, những đầu những giọng nam vang lên, rồi đến những giọng nữ. Tiếng hát to dần, to dần theo một tiến trình lên giọng đều đặn và trang nghiêm, Petya thấy sợ và vui trong khi lắng nghe những âm hưởng du dương lạ lùng ấy.
Điệu hát dâng lên thành một khúc khải hoàn trang trọng, những giọt nước rơi lộp bộp, thanh gươm xiết trên đá mài; xoẹt, xoẹt, xoẹt và mấy con ngựa lại hí lên, đánh lẫn nhau, nhưng không phá rối điệu đồng ca, mà lại nhập vào thành một bộ phận của nó.
Petya không biết những khúc nhạc ấy kéo dài bao lâu, cậu chỉ say sưa thưởng thức, luôn luôn lấy làm lạ về cái khoái cảm của mình và tiếc rằng không có ai để cùng chia sẻ. Tiếng nói dịu dàng của Likhatsov làm Petya bừng tỉnh.
– Thưa cậu, xong rồi đấy ạ, có thể chém đứt đôi thằng Pháp.
Petya mở bừng mắt.
– Sáng rồi, đúng là đã sáng rồi! – Cậu kêu lên.
Bây giờ đã trông thấy rõ mấy con ngựa trước đây chìm trong bóng tối cho đến đuôi ngựa trông cũng rõ, và qua những cành cây trụi lá đã hiện ra ánh sáng ướt át của buổi rạng đông. Petya rùng mình choàng dậy, móc túi lấy một đồng rúp đưa cho Likhatsov, vung gươm lên, thử lưỡi gươm rồi tra vào vỏ. Mấy người cô-dắc cởi dây buộc ngựa và thắt đai yên cho ngựa.
– Chỉ huy trưởng đây rồi, – Likhatsov nói.
Từ trạm gác rừng Denixov bước ra, cất tiếng gọi Petya và ra lệnh chuẩn bị xuất phát.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.