Chuyện Người Tuỳ Nữ

CHƯƠNG 14: CỨU CHUỘC



41
Tôi ước gì câu chuyện này khác đi. Tôi ước nó văn minh hơn. Tôi ước mình hiện ra trong đó tốt đẹp hơn, nếu không sung sưỏng, thì ít nhât cũng năng nổ hơn, bớt do dự, bớt phân tâm vào những điều nhỏ nhặt. Tôi ước nó có đầu có đuôi hơn. Tôi ước nó nói về tình yêu, hay những giác ngộ thình lình đánh dấu cả đời, hay thậm chí về hoàng hôn, chim chóc, bão táp, tuyết rơi, cũng được.
Cũng có thể nó kể về chính những điều ấy, cách nào đó; nhung hiện tại có quá nhiều thứ ngáng đường, quá nhiều thì thầm, quá nhiều đoán định về kẻ khác, quá nhiều đồn đại không tài nào kiểm chứng, quá nhiều lời chưa nói ra, quá nhiều lần mò và bí mật. Và lại quá nhiều thời gian cần chịu đụng, thời gian đặc quánh như thức rán hay sương dày, và rồi đùng một cái những sự kiện đó ấy, như bom nổ, giữa nhũng tuyến phố thường khi vẫn lịch thiệp mệnh phụ mộng du.
Thứ lỗi cho tôi vì chuyện này quá nhiều đau thương đến thế. Thứ lỗi cho tôi nó rời rạc từng mảnh vụn, như xác người kẹt giữa hỏa lực cánh sẻ hoặc ngũ mã phanh thây. Nhưng tôi nào có làm gì sửa được.
Tôi cũng đã cố đưa vào ít thứ tốt lành rồi đấy. Hoa chẳng hạn, bởi chúng ta sẽ ra sao nếu không có hoa?
42
Chuông đổ hồi; từ đằng xa chúng tôi cũng nghe thấy. Đang là buổi sáng, sáng nay chúng tôi không được ăn. Đến cổng chính chủng tôi sắp hàng qua, tửng cặp một. Cả một toán gác đông đúc, phân đội Thiên sứ đặc nhiệm, trang phục chống bạo động – mũ phòng hộ, kính chắn bằng nhựa acrylic đen căng phồng khiến họ thành một giống bọ cánh cứng, dùi cui dài, súng hơi – đứng chắn vòng ngoài Bức tường. Phòng ai phát cuồng. Các móc trên Bức tường đều trống.
Cứu chuộc hôm nay cấp quận, đến dự chỉ đàn bà. Cứu chuộc bao giờ cũng phân giới. Hôm qua vửa thông báo xong. Người ta chỉ thông báo trước một ngày. Không đủ thời gian, để quen với nó.
Theo tiếng chuông chúng tôi bước trên vệt đường tửng in dấu chân sinh viên, qua những khôi nhà từng là giảng đường và ký túc. Lại ở đây cảm giác thật lạ lùng. Nhìn ngoài không thể biết đã có gì thay đổi, trừ hầu hét các cửa sổ mành mành đã buông. Những nhà đó giờ thuộc về Con mắt.
Chúng tôi theo hàng vào bãi cỏ rộng trước tòa nhà tửng là thư viện. Những bậc thềm trắng dẫn lên vẫn còn nguyên, cửa chính chưa hề khác. Một bục sân khấu gỗ mọc lên trên cỏ, giông như vẫn xuất hiện mỗi mùa xuân, lễ trao bằng, thời trước. Tôi nhớ lại mũ, mũ màu nhạt trên đầu một vài bà mẹ, nhớ áo thụng đen cho các sinh viên mặc vào, áo đỏ nữa. Nhưng sân khấu này sau cùng cũng không như cũ, bởi thêm ba cột gỗ dựng trên, cùng nhũng vòng dây.
Phía trước sân khấu là cây micro, camera truyền hình khiêm nhường dạt sang bên cạnh.
Tôi mói chỉ một lần dự buổi này, từ hai năm trước. Cứu chuộc đàn bà không thường thấy lắm. Giờ ít cần đến hon. Dạo này chúng tôi ngoan thế cơ mà.
Tôi không muốn kể chuyện này.
Chúng tôi vào chỗ theo thứ tự thường khi: Phu nhân và con gái, ghế gỗ gập xếp sau cùng, Vợ cần kiệm và Martha quanh rìa cỏ và trên các bậc thềm, và Tùy nữ xếp hàng đầu, cho tất cả trông vào. Chúng tôi không có ghé, phải quỳ, và lần này có gối tựa, nhỏ xíu bằng nhung đỏ, và không viết gì, không cả Đức tin.
May là thời tiết khá đẹp: không nóng quá, nhiều mây nhưng sáng. Quỳ ở đây trong mưa sẽ thảm lắm. Có thể vì thế họ mói báo muộn vậy: đổ biết chắc thời tiết ra sao. Cũng hợp lý như mọi lý do khác.
Tôi quỳ lên gối nhung đỏ của mình. Tôi cô nghĩ tới đêm nay, tới yêu đương, trong bóng tôi, trong ánh phản chiếu trên tường vôi trắng. Tôi nhớ vòng tay ôm.
Một sợi thừng ngoằn ngoèo như rắn trước hàng gối trên cùng, chạy dọc hàng hai, ngược về sau qua các dãy ghé, uốn lượn như một dòng sông, rất xưa, rất chậm, từ máy bay nhìn xuống, mãi đến sau cùng. Sợi thừng màu nâu to xù, bốc mùi hắc ín. Đầu kia chạv lên tận sân khấu. Như dây cháy chậm, hay neo khinh khí cầu.
Trên bục, vè phía trái, những người được cứu chuộc hôm nay: hai Tùy nữ, một Phu nhân. Có Phu nhân là chuvện bất thường, và tôi không ngăn nổi mình tò mò nhìn lên. Tôi rất muốn biết bà ta đã làm gì.
Họ đã ở đây từ trước khi mở cổng. Cả ba ngồi trên ghế gập, như sinh viên tốt nghiệp chờ phát thưỏng. Tay buông trong lòng, trông như đang chắp lại an nhiên. Ngưòi hơi lắc lư, chắc đã bị tiêm hay cho uống thuốc, để không gây náo động. Mọi chuyện ổn thỏa thì vẫn hon. Họ có bị buộc vào ghế không? Chịu không đoán được, chửng ấy váy vóc lướt thướt.
Lúc này đoàn quan chức đang lên sân khấu, trèo từng bậc thang bên phải: ba người đàn bà, một dì đi trước, hai Cứu chuộc viên áo mũ đen một bước theo sau. Sau nữa là các dì còn lại. Tiếng rì rầm giữa chúng tôi tắt ngấm. Bộ ba sắp hàng, quay về phía chúng tôi, dì kẹp giữa hai thân hình đen thẫm.
Là dì Lvdia. Bao nhiêu năm rồi tôi mới thấy dì? Tôi đã bắt đầu cho dì chỉ tồn tại trong đầu mình, nhưng dì đây, có già đi chút. Từ đây nhìn rất rõ, tôi thấy cả những rãnh đang hằn xuống hai bên mũi dì, cái cau mày trổ vào mặt. Mắt dì chóp chóp, dì cười lo lắng, liếc trái rồi phải, đo lường đám khán giả, rồi đưa tay lên sờ sờ khăn trên đầu. Có tiếng nghèn nghẹt rất kỳ thoát ra qua hệ thống tăng âm: dì vừa lấy giọng.
Cả người tôi đã run lên. Căm ghét ngập đầy miệng như nước dãi.
Mặt tròi ló ra, sân khấu cùng ðám ngýời trên ðó sáng lên nhý hoạt cảnh Giáng sinh. Tôi thấy cả nếp nhăn dưới mắt dì Lydia, sắc da nhợt nhạt của ba ngưòi trên ghế, những sợi lông dây thừng trước mặt trên cỏ, thấy từng lá cỏ. Có một bông bồ công anh, ngay trước mặt tôi, màu vàng lòng trứng. Tôi thấy đói. Chuông ngửng kêu.
Dì Lydia đứng thẳng, dùng cả hai tay vuổt phẳng tà váy, và bước tới cây micro. “Chúc buổi chiều tốt đẹp thưa các quỷ bà,” dì nói, và lập tức hệ thống tăng âm rít lên xé tai đáp lại. Giữa chúng tôi, không kìm nổi, bật lên tiếng cưòi. Khỏ mà ngăn được, cứ xem sự căng thẳng, và vẻ mặt thịnh nộ của dì Lydia đang chỉnh lại âm thanh. Đây cần phải là một màn tôn nghiêm.
“Chúc buổi chiều tốt đẹp thưa các quỷ bà,” dì nhắc lại, giọng giờ đanh và xoèn xoẹt. Quỷ bà, thay cho cô bé, bởi có các Phu nhân. “Tôi tin chắc tất cả chúng ta đều biết rõ hoàn cảnh đáng buồn đã đưa chúng ta lại đây với nhau trong buổi sáng tuyệt đẹp này, giữa lúc tôi chắc rằng tất cả chúng ta đều nguyện được làm một việc khác thì hơn, ít nhất tôi nói cho mình, nhưng bổn phận là một gã đốc công khó tính, hoặc có lẽ tôi nên nói trong trường hợp này là một mụ đốc công khó tính, và chính vì nhân danh bổn phận mà chúng ta đều ỏ đây hôm nay.”
Dì cứ thé tiếp tục hàng phút, nhưng tôi không nghe. Tôi đã nghe vở này, hoặc những vở tương tự, quá nhiều rồi: vẫn sáo ngôn ấv, vẫn khấu hiệu ấy, vẫn từ ngữ ấy: ánh đuốc rọi tương lai, cái nôi nòi giống, nhiệm vụ trước mắt ta. Khó tin rằng sau bài nói này lại không có tiếng vỗ tay lễ độ, và trà với bánh quy dọn ra trên cỏ.
Đây mới là khúc dạo, tôi nghĩ. Giờ bà ta sẽ vào việc.
Dì Lydia lục túi, moi ra một mẩu giấy vò nhàu. Dì mất một lúc lâu đến vô lý mới mở được ra đọc lướt qua. Mẩu giấy đang được gí vào mủi chúng tôi, cho chúng tôi hiểu đích xác dì là ai, bắt chúng tôi nhìn trong lúc dì im lặng đọc, phô trương đặc quyền mình. Thô thiển, tôi nghĩ. Làm cho xong chuyện này đi.
“Trong những dịp trước,” dì Lvdia tiếp, “thông lệ là trước phần chính lễ Cửu chuộc sẽ trình bày chi tiết những tội danh cáo buộc cho các tù nhân đây. Tuy nhiên, chúng tôi đã kết luận rằng thông báo công khai như vậy, đặc biệt lại được phát sóng, nhất thiết sẽ kéo theo một chuỗi, nêu tôi có thể nói vậy, một đợt bùng nổ thì đúng hơn, những tội lỗi bắt chước y hệt. vì vậy chúng tôi đã quyết định vì quyền lợi của tất cả sẽ chấm dứt việc này. Lễ Cứu chuộc sẽ diễn tiến mà không vẽ vời gì thêm.”
Tiêng rì rầm tập thể lại dâng lên. Chúng tôi coi tội lỗi của kẻ khác là một ngôn ngữ chung bí mật. Qua đó chúng tôi tự cho mình thấy còn làm được gì, ít nhất. Loan báo nàv không được hưởng ứng gì. Nhưng chẳng ai biết được nếu chỉ nhìn dì Lydia, cười và hấp háy mắt như đang tắm giữa pháo tay. Giờ chúng tôi bị mặc cho mưu chước riêng, phỏng đoán riêng của mình. Người đầu tiên, họ đang lôi từ ghế dậy, những bàn tay găng đcn tóm tay cô: Đọc chăng? Không, thế chỉ chặt đứt một bàn tav, lần thứ ba vi phạm. Thất tiết, hay mưu toan kết liễu Chủ soái của mình? Hay là Phu nhân Chủ soái, có lỷ hơn. Ít ra chúng tôi nghĩ thế. Còn Phu nhân kia, hầu như chỉ có một việc đưa họ tới Cứu chuộc. Họ có thể đối đãi chúng tôi gần như mọi kiểu, nhưng không được phép giết chúng tôi. Theo luật thì không. Càng không được dùng kim đan hay kéo làm vườn, hay dao cuỗm từ bếp, và nhất là không được khi chúng tôi có bầu. Có thể là ngoại tình, đương nhiên. Luôn có khả năng đó.
Hoặc mưu toan bỏ trốn.
“Ofcharles,” dì Lydia xướng. Ngoài số người quen. Ngưòi đàn bà được mang ra, cô đi như chỉ chú tâm bước cho đúng, chân này, chân kia, trăm phần trăm ngấm thuốc. Mép cô lệch thành nụ cười đờ đẫn. Một bên mặt giần giật, nháy mắt không chủ ỷ, thẳng vào camera. Họ sẽ không chiếu cảnh này, tất nhiên, cái này không truyền trực tiếp. Hai Cứu chuộc viên trói tay cô ra sau.
Đằng sau tôi cỏ tiếng nôn ọe.
Không được ăn sáng là vì thế.
“Janine, còn ai vào đây,” Ofglen thì thầm.
Tôi đã thấy từ trưóc, túi trắng tròng qua đầu, thân người được đỡ lên ghế cao như đỡ lên bậc xe buýt, được giữ cho vững, thòng lọng chỉnh khéo léo quanh cổ, như tế phục, cái ghe đá văng đi. Tôi đã nghe thay tiếng thở dài dâng lên, từ bốn phía, như khí thoát ra tử đệm hơi, tôi đã nhìn thấy dì Lydia đặt tay che micro, giấu những âm thanh sau lưng vọng tới, tôi đã từng chồm tới chạm vào sợi thừng trước mặt, cùng lúc với mọi người, bằng cả hai tay, sợi thùng đầy lông, dinh dính hắc ín trong nắng nóng, đã đặt tay lên ngực trái tỏ mình là một với Cứu chuộc viên và ý chấp thuận, và sự đồng lõa trong cái chết của người này. Tôi đã nhìn thấy đôi chân khua đạp hai kẻ đồ đen đang tóm lấy mà ghì xuống hết sức mình. Tôi không muốn nhìn lần nữa. Tôi nhìn sang mặt cỏ. Tôi mô tả sợi thừng.
43
Ba cái thây treo đó, dù đầu đã trùm túi trông vần căng ra dị kỳ, như gà vặt lông buộc cổ ngẳng lên trong quầy hàng thịt, như chim bị xén cánh, như chim không biết bay, thiên thần mắc đọa. Không thể dứt mắt khỏi họ. Dưới gấu váy chân thò ra đung đưa, hai đôi giày đỏ, một đôi lam. Bỏ đi sợi dây và túi bọc đây có thể là một điệu vũ, vở ba lê, máy ảnh vừa chộp được: giữa đà rơi. Trông rất có hàng lối. Trông rất show biz. Hẳn chính dì Lydia đã xếp màu lam vào giữa.
“Lễ Cứu chuộc hôm nay tới đây là hết,” dì Lydia tuyên bố với micro. “Nhưng…”
Chúng tôi quay nhìn dì, nghe dì, chiêm ngưỡng dì. Dì lúc nào cũng biết canh giờ cho khoảng lặng. Cơn rúng động lan qua chúng tôi, xốn xáo. Còn điều gì khác, chắc vậy, sắp xảy ra.
“Những các cô có thể đứng dậy, xếp vòng tròn.” Dì cười với chúng tôi, rộng rãi, hào phóng. Dì có một thứ sắp trao cho chúng tôi. Ban phát. “Trật tự, nào.”
Dì đang nói với chúng tôi, đám Tùy nữ. Một số Phu nhân đã bỏ về, cả vài cô con gải. Phần lớn đứng lại, nhưng tuốt đằng sau, ngoài lề, họ chỉ việc xem. Họ không ở trong vòng.
Hai Vệ binh đã ra, giờ đang cuộn lại khúc thừng to, mang cất. Vài người thu đống gối tựa. Chúng tôi đang nhốn nháo di chuyển, trên khoảng cỏ trước sân khấu, vài người chen lấn cho được hàng đầu, ngay tâm, số khác xô đẩy không kém hung hăng ra khoảng giữa được bốn bề che chắn. Lủi lại quá lộ liễu ở những nhóm thế này là một sai lầm; sẽ bị xép vào đám hâm hẩm, thiêu nhiệt tâm mộ đạo. Nhiệt lượng đang tích tụ nơi đây, tiếng lào xào, cơn run rẩy chực chồm lên căm giận. Cơ thể căng ra, mắt rực lên, như rình rập.
Tôi không muốn lên đầu, cũng không xuống cuối. Tôi không rõ có gì sắp tới, tuy hiểu đó chẳng phải thứ mình muốn nhìn gần. Nhưng Ofglen đang nắm tay tôi, cô lôi tôi theo mình, và giờ đã lên tới hàng hai, trước mặt chỉ một rào người nhỏ. Tôi không muốn nhìn, nhưng cũng không giật lại. Tôi đã nghe nhiều tin đồn, tuy chỉ tin một nửa. Mặc cho mọi điều đã thấy, tôi vẫn tự nhủ: họ không đi xa thế đâu.
“Các cô biết quy định Dự xử đấy,” dì Lydia nói. “Các cô đợi đến lúc tôi tuýt còi. Sau đó, các cô muốn làm gì thì làm, tới khi tôi tuýt lần hai. Hiểu chưa?”
Có âm thanh từ chúng tôi đáp lại, ưng thuận không thành lời.
“Rồi đây,” dì Lydia nói. Dì gật. Hai Vệ binh, không phải những người vừa cất cuộn thừng từ sau sân khấu tiến ra. Họ nửa bê, nửa kéo theo lết xết một người ở giữa. Người này cũng mặc cảnh phục Vệ binh, nhưng đã mất mũ, áo rách lấm lem. Mặt đầy vết chém và bầm dập, những vết bầm sâu đã ngả màu nâu đỏ; thịt sưng lên từng cục, lởm chởm râu không cạo. Trông không giống mặt mà như một giống rau lạ, một thứ rễ hay thân củ sứt sẹo, đã hỏng khi đương kỳ lớn. Ngay từ đây tôi cũng ngửi thấv anh ta: mùi cứt và nôn mửa. Mái tóc vàng rũ xuống mặt, bết lại vì gì đây? Mồ hôi đã khô?
Tôi nhìn anh ta trừng trùng kinh tởm. Trông như thằng say. Trông như thằng say vừa đánh lộn. Người ta đem một thằng say đến làm gì?
“Gã đàn ông này,” dì Lydia nói, “bị kết tội cưỡng dâm.” Giọng dì rung lên vì điên giận, lại vì một vẻ đắc thắng. “Hắn ta từng là Vệ binh. Hắn đã bôi bẩn sắc phục của mình. Hắn đã xúc phạm vị thế được gửi gắm lòng tin. Đồng phạm của hắn trong tội tày trời này đã bị bắn bỏ. Hình phạt cho tội cưỡng dâm, như các cô đều biết, là xử tử. Đệ nhị luật chương 22, tiết 23 tới 29. Tôi nên nói thêm rằng tội ác này liên quan tới hai người các cô và có dùng súng uy hiếp. Như vậy nó còn dã man nữa. Tôi sẽ không kể thêm chi tiết làm bẩn tai các cô, trừ thông tin rằng một trong hai người đang mang thai và đứa con đã chết.”
Tiếng thở dài tù chúng tôi dâng lên; bất giác tôi siết chặt nắm đấm. Thật là quá thể, vụ cưỡng bức này. Đứa bé nữa chứ, sau mọi điều chúng tôi phải trải qua. Thật thế, cơn khát máu trảo lên; tôi muốn xé vụn, đập nát, giằng tơi tả.
Chúng tôi chen chúc nhau xô tới, đầu ngoặt hết bên này rồi bên kia, cánh mũi phập phồng, ngửi mùi chết chóc, chúng tôi nhìn khắp mặt nhau, thấy niềm căm giận. Bắn còn là nhân đạo. Đầu người kia đờ đẫn đảo một vňng: hắn có nghe đýợc dì ta không?
Dì Lydia chờ một lát, rồi mỉm cười nho nhỏ và đưa còi lên môi. Chúng tôi đều nghe, chói lói như bạc, vọng về từ một trận bóng chuyền năm nảo năm nào.
Hai Vệ binh buông người kia ra lùi lại. Hắn nghiêng ngả – ngấm thuốc chăng? – rồi ngã sụp xuống. Đôi mắt nhúm lại trong lóp thịt húp híp trên mặt, như bị lóa. Hắn đã bị giam trong bóng tối. Hắn đưa một tay lên má, như để nhận xem mình có còn đây. Tất cả diễn ra chóp nhoáng, nhưng dài như vô tận.
Không ai tiến tới. Đám đàn bà nhìn hắn ta hãi hùng, như con chuột cống dở chết đang lệt bệt lê qua sàn bếp. Hắn ta hờ mắt nhìn quanh, vòng tròn đỏ đàn bà. Một khóe môi nhếch lên, không tin nổi – cười ư?
Tôi cô nhìn ra sau, sau khuôn mặt nát bấy, hắn trông thực sự thê nào. Hắn ước chừng ba mươi tuổi. Không phải Luke.
Nhưng đã có thể là Luke, tôi biết. Đã có thể là Nick. Tôi hiểu mình không thể động vào bất kể anh ta đã làm gì.
Anh ta nói gì đó. Lời thoát ra đặc nghẹt, như cổ họng đã dập, lưỡi trong mồm sưng phù, nhưng tôi vẫn nghe ra. Anh ta nói, “Tôi không..”
Lũ người xối xả lên, như đám đông trong đêm nhạc rock thuở xa xưa, khi cửa mở ra, cơn bức thiết cồn qua chúng tôi như sóng. Không khí sôi lên vì máu, chúng tôi được phép làm mọi chuyện và dây là tự do, trong cả cơ thể mình, tôi đang xoay như lốc, sắc đỏ dồn lên tứ bề, nhưng cơn triều vải và thịt chưa đập vào anh thì Ofglen kia đã huých qua hàng người đằng trước, thúc khuỷu tay vọt lên, trái, phải, chạy xộc đến anh. Cô xô anh ngã, đổ nghiêng, rồi man rợ đá thang vào đầu, một, hai, ba lần, cú đạp thật mạnh, thật đau, nhát nào cũng đích xác. Tiếng động cất lên, tiếng ngạt, tiếng ri rỉ như tiếng rền, tiéng hú, và lớp ngưòi đỏ đổ sập về trước tôi không còn thấy được, anh khuất đi dưới những cẳng tay, nắm tay, bàn chân. Tiếng rú chót vót từ đâu đó, như con ngựa đang hoảng sợ.
Tôi ở lại sau, cố đứng cho vững. Có gì đập trúng vào lưng, tôi loạng choạng. Khi thăng bằng lại nhìn quanh, tôi thấy các Phu nhân và con gái trên ghế nhổm cả tới trước, các dì trên bục nhìn xuống khoái trá. Tù trên đó tất trông rõ hon.
Anh ta đã trả thành cái đó.
Ofglen đã trở lại bên tôi. Mặt cô ta khép kín, không cảm xúc.
“Tôi thấy hết rồi,” tôi bảo cô ta. Giờ cảm giác đang về lại: choáng váng, phan uất, lộn mửa. Bầy dã man. “Sao cô làm thế? Cô! Tôi cứ tưởng…”
“Đừng có nhìn tôi,” cô ta nói. “Chúng đang nhìn đây.”
“Tôi cóc cần,” tôi nói. Giọng tôi vút lên, tôi không đừng được.
“Tự chủ lại đi,” cô ta nói. Cô ta vờ phủi cho tôi, hết tay rồi vai, ghé lại sát tai tôi. “Đùng làm điều xuẩn. Anh ấy không hề là kẻ cưỡng dâm, anh ấy hoạt động chính trị. Anh ấy là ngưòi đồng hội. Tôi đá cho anh bất tỉnh. Giải phóng anh khỏi nỗi đày ải. Cô không thấy họ đang làm gì anh ư?”
Đồng hội, tôi nghĩ. Một Vệ binh. Dưừng như là chuyện trên giời.
Dì Lydia lại thổi còi, nhưng họ không dừng ngay. Hai Vệ binh chen vào, lôi cho họ buông, khỏi những gì còn lại. Một số nằm nguyên trên cỏ từ lúc chẳng may bị đánh hoặc đá nhầm. Một số đã xỉu. Họ khật khừ bỏ đi, từng nhóm hai hoặc ba hoặc lẻ loi. Tất cả như đều mụ mị.
“Các cô sẽ tìm lại cặp mình và chỉnh lại hàng đôi,” dì Lydia nói vào micro. Chẳng mấy ai để ỷ. Một người đi lại chỗ tôi, chân bước như đang dò dẫm đường, trong đêm tối: Janine. Một vết máu trên má cô, thêm nhiều máu nữa trên nền khăn trắng. Cô đang mỉm cười, một búp cười tuoi tắn. Mắt cô đã lạc thần.
“Hế lô,” cô nói. “Các cậu khỏe há?” Cô nắm gì đó, rất chặt, trong tay phải. Một búi tóc vàng. Cô cất tiếng cười khúc khích.
“Janine,” tôi nói. Nhưng cô đã buông xuôi, toàn bộ, cô đang rơi tự do, cô đã thoái lui.
“Chúc ngày tốt lành nhe,” cô nói, và bỏ lại chúng tôi, đi ra cổng.
Tôi nhìn theo cô. Thoát ra quá dễ, tôi nghĩ vậy. Tôi còn không động lòng thương, mà lẽ ra phải thế. Tôi nối giận. Tôi không tự hào về chuyện này, hay bất cứ chuyện gì hôm nay. Ồ nhưng, đấy là điều chính yếu.
Tay tôi ấm mùi hắc ín. Tôi muốn về lại ngôi nhà kia lên thẳng phòng tắm mà chà mà xát, lấy cả đá kỳ và xà phòng thô, tẩy bằng sạch cái mùi này khỏi da. Cái mùi làm tôi muốn ọe.
Nhưng tôi còn đói nữa. Thật gớm guốc, nhưng sự thực là thế. Cái chết làm tôi đói. Có thể vì tôi đã bị dốc cạn, hoặc có thể bằng cách này cơ thổ tôi chứng thực rằng nó còn sống, tiếp tục lặp lại lời cầu nguyện đưa nôi: tôi sống, tôi sống. Tôi, vẫn còn, sống.
Tôi muốn lên giường, làm tình, lập tức.
Tôi nghĩ đến từ ngon miệng.
Tôi có thể nuốt trôi cả một con voi.
44
Mọi thứ đã về như thường.
Cái này sao gọi là thường? Nhưng so với hồi sáng, như thế là rất thường.
Bữa trưa có bánh kẹp pho mát, bằng bánh mì nâu, một cốc sữa, cần tây cắt đoạn, lê đóng hộp. Bữa trưa cơm hộp ở trường. Tôi ăn bằng sạch, không hối hả, mà nếm náp từng thứ một, các mùi vị dậy lên trên lưỡi. Bây giờ thì đi mua sắm, như mọi khi. Tôi trông ngóng nữa là khác. Thói tục thường ngày trong chừng mực nào đó khá vỗ về.
Tôi ra cửa sau, theo lối xe vào. Nick đang rửa xe, mũ lệch một bên. Anh không nhìn tôi. Chúng tôi tránh nhìn nhau, hồi này. Nếu không chắc chắn sẽ để lộ, dù ngay đầy giữa khoảng trống, không ai nhìn vào.
Tôi tới góc đường chờ Ofglen. Hôm nay cô đến muộn. Cuối cùng tôi cũng thấy cô, hình thù bằng vải đỏ trắng, như cánh diều, bước đều đặn như chúng tôi đều đã học. Tôi nhìn cô, ban đầu không nhận thấy gì. Rồi, khi cô đen gần hơn, tôi nghĩ hình như cô có gì không ổn. Hình dáng cô không ổn. Cô biến đổi, theo một cách không gọi dưọc tên; cô không bị thương, không đi cà nhắc. Trông như cô đã thu nhỏ lại.
Rồi khi tới gần hơn tôi hiểu đó là gì. Cô ta không phải Ofglcn. Cô ta cũng cao bằng, nhung gầy hon, và mặt cô vàng hơn, không hồng hào. Cô ta đến chỗ tôi, dừng lại.
“Chúc phúc cho hoa trái,” cô nói. Nghiêm nghị và chính đính.
“Cầu Người ban xuất sanh,” tôi đáp. Tôi cô không tỏ ra ngạc nhiên.
“Chắc cô là Offred,” cô nói. Tôi nói phải, và chúng tôi bắt đầu đi.
Giờ sao đây, tôi nghĩ. Đầu tôi quay cuồng, chẳng phải điềm lành, cô đã ra sao, làm sao biết dipc085 mà không tỏ ra bận tâm quá đáng? Ngưài ta không mong đợi chúng tôi kết tình hữu ái, lòng trung thành. Tôi cô nhớ xem Ofglen còn bao lâu mới hết nhiệm kỳ hiện tại.
“Chúng ta đã được ban thời tiết đẹp,” tôi nói.
“Kiến tôi xiết bao cảm tạ.” Giọng nói bình thản, đều đều, nút kín.
Chúng tôi qua chốt thứ nhất mà không nói gì thêm. Cô ta kiệm lời, nhưng tôi cũng thế. Liệu có phải cô chờ tôi khởi đầu, lộ mặt, hay cô là một tín đồ, đắm chìm trong khấn nguyện?
“Ofglen đã chuyển đi rồi ư, sớm vậy?” tôi hỏi. Nhưng tôi biết không phải. Tôi vừa gặp cô sáng này. Nêu có cô đã nói.
“Tôi là Ofglen,” người kia nói. Chuẩn đến từng chữ. Và tất nhiên, đó là tên cô, còn Ofglen, dù đang ở đâu, không còn là Olglen nữa. Tôi chưa bao giờ biết tên thật của cô.
Người ta có thể mất tích như vậy đấy, giữa một biển tên. Chẳng còn dễ tìm được cô nữa.
Chúng tôi đến Sữa và mật, rồi Xương thịt, tôi mua gà và cô Ofglen mới lấy thịt băm viên, một cân rưỡi, vẫn những hàng dài như mọi lần. Tôi gặp vài người quen biết, trao đổi cái gật đầu tối giản ra dấu cho nhau mình vẫn được biết đến, ít nhất với một hai người, mình còn tồn tại. Ra khỏi Xương thịt tôi nói với Ofglen mói, “Chúng ta nên qua Bức tường.” Tôi không biết mình nói vậy làm gì; một lối thử phản ứng của cô, có lẽ. Tôi cần biết cô có đồng hội hay không. Nếu có, nêu tôi xác minh được, có lẽ cô ta có thể cho tôi biết thực sự Ofglen có chuyện gì.
“Tùy cô,” cô ta nói. Đấy là hững hờ, hay thận trọng?
Trên Bức tường bêu ba người đàn bà sáng nay, vẫn quần áo đó, vẫn giày, vẫn túi trắng trùm đầu. Tay họ đã cởi trói, buông cứng nhắc và đoan chính bên thân. Màu lam ở giữa, màu đỏ hai bên, dù không còn tươi nữa; hình như họ đã ngả màu, xỉn đi, như bướm chết, hay loài cá nhiệt đới khô kiệt trên cạn. Ánh bóng bẩy đã mất. Chúng tôi đứng nhìn lặng yên.
“Chúng ta hãy nhìn đó mà nhớ,” rốt cuộc cô Ofglen mới nói.
Ban đầu tôi không đáp, bởi chưa luận ra cô muốn nói gì. Có thể nghĩa là nhớ lấy sự bất công và tàn khốc của chính thể này. Nêu vậy tôi nên nói phải. Hoặc có thổ là ngược lại, cô nói chúng tôi cần nhớ tuân thủ điều răn bảo và không rước lấy phiền hà, bằng không sẽ bị trừng trị thích đáng. Nêu ý cô thế, tôi cần nói sáng danh. Giọng cô trơn tuột, không âm sắc, không manh mối.
Tôi đánh liều. “Phải,” tôi nói.
Không có lời đáp lại, dù tôi nhận thấy ánh trắng rung rinh trong khóe mắt, như là cô liếc nhanh sang.
Một lúc sau chúng tôi quay lại, bắt đầu con đường lẵng đẵng trở về, so bước chân theo quy cách, để tỏ ra đồng nhất.
Tôi nghĩ có lẽ nên đợi trước khi đi xa hơn. Giờ vẫn chưa tới lúc gạn hỏi, thẩm tra. Tôi cần bỏ ra một tuần, hai tuần, có khi lâu hơn, quan sát cô cấn trọng, nghe chừng giọng điệu cô, những lời sơ ý, như Ofglen nghe tôi trước kia. Giờ Ofglen đi rồi tôi cảnh giác trở lại, thói uể oải tan biến, cơ thể không còn phục vụ cho lạc thú nữa mà đánh hơi trong đó hiểm nghèo. Tôi không được hấp tấp, không được liều nếu không cần thiết. Nhung tôi phải biết. Tôi kiềm chế được qua chốt cuối cùng và chỉ còn vài dãy nữa, nhưng rồi không tự chủ nổi.
“Tôi không biết rõ Ofglen lắm,” tôi nói. “Ỷ tôi là cô lúc trước.”
“Thế à?”cô đáp. Cô đã mở miệng trả lời, dù che chắn cỡ nào, điều đó làm tôi mạnh dạn.
“Tôi mới gặp cô ấy từ tháng Năm,” tôi nói. Tôi cảm thấy được da mình nóng hửng, tim đập rộn lên. Chuyện nàv có phần khó nhằn. Thứ nhất, đấy là nói dối. Rỏi thì làm sao từ đó tới được cái từ cốt tử tiếp theo? “Khoảng mùng một tháng Năm, tôi nhớ vậy. Ngày xưa hay gọi là May Day.”
“Thật à?” cô nói, nhẹ không, dửng dưng, hăm dọa. “Tôi không nhớ có chữ đó. Cô nhớ được thật là ngạc nhiên đấy. Cô nên bỏ công cố gắng…” cô ngùng. “Lọc cho đầu sạch khỏi mọi loại…” Cô ngừng lần nữa. “Tiếng vọng.”
Cơn lạnh tới, tràn qua khắp da tôi như nước. Chính là cô đang cảnh cáo tôi.
Cô không đồng hội. Nhưng cô biết.
Tôi đi hct dãy nhà cuối trong kinh hãi. Tôi lại làm điều ngu xuẩn, lần nữa. Không chỉ là ngu xuẩn. Điều này tôi chưa từng nhận ra, nhưng giờ thì thấy: nếu Ofglen đã bị bắt, Ofglen có thể nói ra, về tôi cũng như những người khác. Cô sẽ nói. Cô sẽ không thể chịu được.
Nhưng tôi chưa làm gì hết, tôi tự nhủ, chưa có gì thực sự. Tất cả chỉ là tôi biết. Tất cả chỉ là tôi không nói.
Họ biết con tôi ở đâu. Nêu như họ mang con đến, đe dọa làm gì con, trước mặt tôi? Hay là làm thật. Tôi không dám nghĩ tiếp có thể là gì. Hoặc Luke, nếu như họ đã có Luke. Hoặc mẹ tôi hoặc Moira hoặc gần như bất kỳ ai. Chúa ơi, đừng bắt tôi chọn. Tôi sẽ không đương đầu được, tôi biết mà; Moira nghĩ về tôi thế là đúng. Tôi sẽ nói thứ gì họ muốn, tôi sẽ vu cho bất cứ ai. Quả vậy, chỉ cần một tiếng thét, tiếng khóc nức không chửng, tôi sẽ nhũn chi chi, tôi sẽ thú nhận mọi tội, tôi sẽ đi lên tòn teng trên móc Bức tường. Cúi đàu cho thấp, tôi thường nhủ mình, và chịu đến cùng. Chẳng tích sự gì.
Tôi cứ bàn luận với mình như thế, dọc đường về.
Tới góc đường chúng tôi quay sang nhau như thường lệ.
“Trong mắt Người,” Ofglen mới, Ofglen bất trắc kia nói.
“Trong mắt Người,” tôi nói, cô tỏ ra nồng nhiệt. Cứ như đóng kịch sẽ ăn thua, khi chúng tôi đã tới bước này.
Rồi cô làm một chuyện kỳ quái. Cô vươn tới, khiến đôi miếng bịt mắt cứng trên đầu chúng tôi gần như chạm nhau, khiến tôi nhìn thật sát đôi mắt vàng nhợt, những nép ngang dọc trên má, và thì thầm, thật nhanh, nhẹ như lá khô. “Cô ấy thắt cổ,” cô nói. “Sau buổi Cứu chuộc. Cô thấy xe thùng đang đến tìm mình. Như thế là hơn.”
Thoắt cái cô đã rời bước trên hè phố.
45
Tôi đứng một lát, đã xì hết hơi, như vừa bị đá.
Vậy là cô chết rồi, còn tôi an toàn, rốt cuộc. Cô làm thế trước khi chúng tới. Tôi thấy nhẹ mình kinh khủng. Tôi thấy thật biét ơn. Cô đã chết để tôi được sống. Khóc than để sau. Trừ khi người này nói dối. Luôn có khả năng.
Tôi hít vào, thật sâu, thở ra, nạp thêm dưỡng khí. Khoảng không trước mặt tôi sàm lại, sáng ra. Tôi nhìn được đường.
Tôi quay mình, mở cổng, vịn vào một giây để bình ổn lại, bước vào. Nick đó, đang rửa xe, huýt sáo nho nhỏ. Anh như ở rất xa.
Chúa ơi, tôi nghĩ, tôi sẽ làm mọi điều người muốn. Người đã buông tha tôi, tôi sẽ trừ bỏ chính mình, nếu thực sự người muốn thế; tôi sẽ dốc cạn mình, trọn vẹn, sẽ làm chén thánh. Tôi sẽ từ bỏ Nick, tôi sẽ quên những người kia, tôi sẽ ngửng than vãn. Tôi sẽ nhận phận mình. Tôi sẽ hiến mình. Tôi sẽ ăn năn. Tôi sẽ nhượng từ. Tôi sẽ thoái nguyện.
Tôi biết thế thật không phải nhưng tôi đã nghĩ vậy đấy. Mọi thứ đem dạy ở Trung tâm Đỏ, mọi thứ tôi vẫn cưỡng lại, ùn ùn đổ về. Tôi không muốn đâu. Tôi không muốn làm vũ nữ, chân đá lên tròi, đầu là mảnh vải trắng dài dài không mặt. Tôi không muốn làm búp bê bị gắn lên Bức tường, không muốn làm thiên thần gãy cánh. Tôi muốn sống tiếp, hình thức nào cũng được. Tôi giao nộp thân thể mình tự nguyện, để người ngoài sử dụng. Họ muốn làm gì với tôi cũng xong. Tôi là con sâu cái kiến.
Tôi cảm nhận được, lần đầu tiên, toàn bộ quyền năng họ.
 
Tôi tiến lên qua những luống hoa, cây liễu, nhắm tới cửa sau. Tôi sẽ đi vào, sẽ được an toàn. Tôi sẽ quỳ sụp xuống, trong phòng tôi, hít lấy hít để luồng không khí hôi hám phúc đức, thoảng mùi xi đồ gỗ.
Serena Joy đã ra khỏi cửa trước, giờ đang đứng trên bậc thềm. Bà ta gọi tôi. Bà ta muốn gì đây? Muốn tôi vào phòng nghỉ giúp cuộn len xám? Tôi sẽ không giữ vừng hai tay được, bà ta sẽ nhận ra. Nhưng tôi vẫn đi lại chỗ bà, bởi không có đường nào khác.
Ở bậc trên cùng bà đứng, lừng lững trùm lên tôi. Hai mắt tóe lửa, màu lam cháy rực bên màu trắng queo quắt trên da. Tôi rời mắt khỏi mặt bà, nhìn xuống đất; đôi bàn chân, mút cây can.
“Tôi đã tin cô,” bà nói. “Tôi đã cố giúp cô.”
Tôi vẫn không nhìn lên bà. Cảm giác tội lỗi xâm chiếm, tôi đã bị phát hiện, nhưng chuyện gì? Giữa vô vàn ác nghiệp của tôi điều nào bị đem cáo buộc? Cách duy nhất tìm ra là im lặng. Mở miệng thanh minh, chuyện này chuyện nọ, chỉ càng hớ thêm. Tôi có thể để lộ điều bà còn chưa đoán thấy.
Cũng có thể chẳng là gì. Có thể là que diêm giấu trong giường. Tôi để đầu gục xuống.
“Sao?” bà hỏi. “Không biện bạch chút nào ư?”
Tôi nhìn lên bà. “Về chuyện gì ạ?” tôi cố gắng lắp bắp. Vừa thoát khỏi miệng lời đó đã nghe như láo xược.
“Nhìn đây,” bà ta nói. Bà ta giơ tay kia sau lưng ra. Trong tay bà là tấm áo choàng, chiếc mùa đông. “Có vệt son trên đó,” bà ta nói. “Sao cô có thể tục tằn đến thế? Tôi đã bảo ngài…” Bà buông rơi cái áo, bà còn cầm gì nữa, tay những xương cùng xẩu. Bà quăng luôn cái đó xuống củng. Những vẩy cườm tía tung ra, trôi tuột xuống bậc thềm như da rắn, lấp lóa dưới nắng. “Ngay sau lưng tôi,” bà nói. “Cô cũng chừa lại được cho tôi gì chứ.” Bà ta có yêu ông ta không, rốt cuộc? Bà giơ can lên. Tôi nghĩ bà ta định đánh mình, nhưng không phải. “Nhặt cái thứ kinh tởm ấy lên và vào phòng ngay. Y như con trước. Quân đĩ rạc. Két cục rồi cũng thế mà thôi.”
Tôi cúi mình, nhặt lên. Sau lưng Nick đã ngửng huýt.
Tôi muốn quay mình, chạy đến anh, ôm chầm lấy anh. Thế sẽ là đần. Anh chẳng thể giúp gì được. Cả anh cũng sẽ chết chìm.
Tôi đi tới cửa sau, vào bếp, đặt giỏ, lên lầu. Tôi trật tự và điềm tĩnh.
Thế nhưng tôi vẫn đau đớn khi phải kể lại từ đầu, lần nữa. Một lần là quá đủ: chẳng phải một lần đã là đủ cho tôi sao, lúc ấy? Nhưng tôi vẫn tiếp tục câu chuyện buồn bã đói khát tồi tàn, câu chuyện khập khiễng và què quặt này, bởi suy cho cùng tôi muốn người nghe nó, cũng như tôi sẽ nghe chuyện của người nêu bao giờ có dịp, nếu tôi gặp người hay nếu người trốn thoát, trong tương lai, thiên đàng, trong tù hay hoạt động ngầm, một noi khác noi này. Chúng có chung một điểm là không phải ở đây. Kể cho người bất cứ gì là ít nhất tôi cũng tin có người, tôi tin người có đó, tôi tin người thành có đó. Bởi đem chuyện này kể cho người tôi định sự có mặt của người. Tôi kể, vì thế người tồn tại.
Thế nên tôi quyét định tiếp tục. Thế nên tôi quyết phải định mình tiếp tục. Tôi đang kể tới phần người sẽ không thích đâu, bởi trong đó tôi cư xử thật hư, nhưng dù sao tôi sẽ cố không lấp đi gì cả. Người đã đi hết từng ấy điều, người xứng đáng được mọi thứ tôi còn dành lại, không nhiều, nhưng gồm sự thực.
Vậy chuyện la thế này.
Tôi quay lại với Nick. Lần này rồi lần khác, tự mình,
Scrcna không biết. Không phải do mệnh lệnh, không có cớ nào. Không phải vì anh ta, hoàn toàn chỉ vì mình. Tôi còn không coi đó là hiến mình cho anh, vì tôi còn có cái gì mà cho? Tôi không thấy đang ban tặng, mà thấy hàm ơn, mồi lần anh để tôi vào. Anh đâu có gì bắt buộc.
Để làm được thế tôi trở thành khinh suất, tôi lao vào mỗi cơ hội ngu ngốc. Ở chỗ Chủ soái ra tôi lên lầu như thường lệ, nhưng rồi đi hết hành lang xuống cầu thang cho các chị Martha phía sau nhà rồi qua bếp. Mỗi lần tôi lại nghe cửa bếp đóng cái tách sau lưng và suýt quay trở lại, âm thanh kim loại lạnh lẽo, như tiếng bẫy chuột hoặc vũ khí, nhưng tôi không quay lại. Tôi sẽ hối hả chạy vài bước qua thảm cỏ sáng trưng – đèn pha đã có lại, trông chừng đạn cắm vào người bất cứ lúc nào trước cả nghe tiếng nổ. Tôi sẽ lần đường lên cầu thang tối và dựa người vào cửa thở, máu đập thình thình trong tai. Chẳng chất kích thích nào bằng nỗi sợ. Rồi tôi sẽ gõ rất nhẹ, như đứa ăn mày. Lần nào tôi cũng đề phòng anh không có đó, hoặc tệ hơn, anh sẽ bảo tôi không được vào. Anh có thể bảo không muôn phá luật thêm nữa, thò cổ vào tròng nữa, vì tôi. Hoặc tệ hơn, bảo không còn hứng thú với tôi nữa. Việc anh không làm nổi điều nào trong đó đối với tôi là thiện tâm cũng như vận may không tin nổi.
Tôi đã bảo là chuyện rất tệ mà.
 
Chuyện cụ thể như sau.
Anh mở cửa. Tay áo xắn lên, vạt áo không nhét, bỏ lòng thòng; tay cầm bàn chải, thuốc lá, hoặc cốc dựng chất gì đó. Anh cũng có kho của riêng trên đó, hàng chợ đen, tôi đoán vậy. Tay anh lúc nào cũng cầm một thứ đó, cứ như anh vẫn sinh hoạt bình thường, không đợi tôi, không chà đón. Có thế anh cũng không chờ đón, không đợi. Có thể anh không có ý niệm vê tương lai, hoặc không mất công hay dám tưởng tượng ra.
“Có muộn quá không?”
Anh lắc đau rằng không. Giờ chúng tôi hiểu ngầm với nhau không bao giờ là muộn, nhưng tôi vẫn lịch sự hỏi theo thủ tục. Nhờ thế tôi cảm giác đang làm chủ tình hình, đang có quyền lựa chọn, quyền quyết định đường này hoặc kia. Anh bước sang bên, tôi đi qua và anh đóng cửa. Rồi anh ra đầu kia phòng đóng cửa sổ lại. Sau đó anh tắt đèn. Giữa chúng tôi không còn lồi qua lại nữa, ở chặng này. Tôi đã kịp thoát y một nửa. Nói năng để dành sau.
Ở bên Chủ soái tôi nhắm mắt, cả khi hôn tạm biệt. Tôi không muốn nhìn ông ta quá gần. Nhưng bây giờ, ở đây, lần nào cũng vậy, mắt tôi mở to. Giá có nguồn sáng nào, nến chẳng hạn, cắm vào cổ chai, tiếng vọng thời đại học, nhưng như thế sẽ quá chừng mạo hiểm; tôi đành xoay xở với ánh đèn pha, từ dưới sân hắt lên, thấu qua đôi rèm trắng cùng loại với phòng tôi. Tôi muốn thấy rõ càng nhiều càng tốt, ở anh, thụ cảm anh, thuộc lòng anh, dành anh lại làm hình ảnh mà nhấm nháp, sau này: những đường nét thân mình, độ mịn của thịt, mồ hôi lóng lánh trên lông, khuôn mặt dài, cợt nhạo, kín bưng. Lẽ ra tôi phải làm thế với Luke trước kia, phải chú tâm hơn, đến từng chi tiết, nốt ruồi và sẹo, đến từng nép nhăn; tôi không biết và anh phai mất. Ngày lại ngày, đêm lại đêm anh rút dần, còn tôi càng thêm bất tín.
Vì người này tôi sẽ mặc lông chim hồng, cườm sao tía, giả thử anh đòi; gì cũng được, kể cả cái đuôi thỏ. Nhung anh không màng những hoa lá cành kiểu đó. Chúng tôi làm tình mỗi lần như không nghi ngờ một mảy rằng chẳng còn lần nữa, cho anh hay tôi, với một người nào, vĩnh viễn. Và khi lần tới đến, tự nó luôn là nỗi ngạc nhiên, tặng thêm, một món quà.
Ở đây với anh là bến an toàn, là hang tối, cho chúng tôi cuộn lấy nhau trong lúc ngoài trời bão nổi. Đây lại là tự mị, dĩ nhiên. Căn phòng này là chốn nguy hiểm nhất trên đời đối với tôi. Nếu bị bắt đùng mong chuyện mả lượng hải hà, nhưng giờ tôi bất chấp. Mà sao tôi lại thành ra tin anh đến thê này, ngay việc đó đã là ngu ngốc? Làm sao tôi tự cho rằng hiểu anh, hiểu tí xíu gì về anh cũng như hành tung anh thực sự?
Tôi xua đuổi những lời nhỏ to bồn chồn đó. Tôi nói quá nhiều. Tôi kể mọi điều không nên kể. Tôi kể về Moira, về Ofglen; tuy không nhắc Luke. Tôi muôn kể về người dàn bà trong phòng nữa, người tiền nhiệm của tôi, nhưng lại không. Tôi ghen với cô ta. Nếu cô ta cũng tiền nhiệm tôi ả đây, trên giường này, tôi không mong biết chuyện.
Tôi kể ra cả tên thật của mình, cảm thấv vì đó mình được biết. Tôi xử sự như khùng. Lẽ ra phải khôn ngoan hơn. Tôi biến anh thành tượng thần, thành tranh cắt bóng.
Ngược lại anh nói rất ít: không còn rào đón hay đùa cọt nữa. Hầu như không hỏi gì. Anh ra dáng thờ ơ trưóc phần lớn điều tôi nói, chỉ linh hoạt trước những tiềm năng của thân xác tôi, dù có quan sát khi tôi nói. Anh quan sát nét mặt tôi.
Không thể tưởng tượng một người mình biết on đén thế có thể phản bội mình.
Cả hai đều không nhắc đến chữ ỵêu, một làn cũng không. Sẽ là nhử đùa số mệnh; sẽ là chơi trò lãng mạn, vận đen.
Hôm nay cỏ những bông hoa khác, khô hon, sắc nét hon, hoa độ hè chín: cúc trắng, cúc chùy – nhũng cô Susan mắt đen, đánh dấu điểm bắt đầu con dốc dài đổ về thu. Tôi thấv qua các vườn, trong lúc bước bên Ofglen, đến rồi về. Tôi gần như không nghe cô, tôi không tin cậy cô nữa. Lời cô thì thầm hình như không thực. Chúng còn ích gì, với tôi, lúc này?
Cô có thể vào phòng ông ta ban đêm, cô nói. Lục kỹ cái bàn. Ắt phải có giấy tờ, ghi chép.
Cửa khóa rồi, tôi lẩm bẩm.
Chúng tôi kiếm chìa được, cô nói. Cô không muôn biết ông ta là ai, làm những gì ư?
Nhưng Chủ soái không còn được tôi quan tâm hàng đầu nữa. Tôi khó khăn lắm mới khỏi lộ ra mình không còn hứng thú với ông ta.
Cứ xử sự/hệt như trước, chuyện gì cũng vậy, Nick nói. Bừng thay đổi gì hết. Nếu không họ sẽ biết. Anh hôn tôi, từ đầu đến cuối vẫn nhìn tôi. Hứa đi? Không được sơ sẩy.
Tôi đặt tay anh lên bụng mình. Đã có rồi, tôi nói. Tôi cảm thấy. Vài tuần nữa thôi sẽ chắc.
Đây tôi biết chỉ là cố tin điều mình mong mỏi.
Ông ta sẽ yêu cô đến chết, anh nói. Bà ta cũng thế.
Nhưng nó là con anh, tôi nói. Nó sẽ là con anh, thật đấy. Tôi muốn thế.
Tuy nhiên chúng tôi không bàn xa hơn.
Tôi chịu, tôi bảo Ofglen. Tôi sợ lắm. Đằng nào tôi cũng không thạo chuyện này, sẽ bị tóm.
Tôi thậm chí không buồn đóng bộ hối tiếc nữa, đã lười biếng lắm rồi.
Chúng tôi sẽ cứu cô ra, cô nói. Chúng tôi có thể cứu được nếu bắt buộc phải làm, nếu có ai gặp nguy. Nguy cơ khẩn cấp ấy.
Thực tế là tôi không còn muốn rời đi, trốn thoát, vượt biên giới đến tự do. Tôi muốn ở đây, với Nick, ở nơi còn có anh bên mình.
Kể chuyện này ra tôi tự thấy xấu hổ. Nhưng không chỉ thế. Cho đến lúc này, tôi vẫn nhận ra thú nhận vậy cũng là một lối huênh hoang. Như vậy cũng là tự hào, bởi cho thấy mối liên hệ ấy nghiêm trọng và vì đó chính đáng đến đâu, với tôi. Đáng đánh đổi mức nào. Cũng như khi người ta kể về trận ốm gần chết, đã phục hồi; hay về chiến trận. Khắng định tính chất hệ trọng của tình hình.
Coi là hệ trọng đến thế, một người đàn ông, trước tôi chưa từng tuởng tượng ra sẽ có.
Có những ngày tôi lý trí hơn. Tôi không miêu tả, cho mình, trên phương diện yêu đương. Tôi nói, tôi đã tạo một cuộc đời cho mình, ở đây, gần như thế. Chắc ý nghĩ này từng đến với vợ dân khai khẩn, và đàn bà thoát khỏi chiến tranh, nếu kiếm được một người đàn ông. Nhân loại dễ thích nghi kinh, mẹ tôi ắt sẽ nói. Sửng sốt biết bao, khi thấy người ta tập quen được những gì, miễn là có tí bù đắp.
Không còn lâu đâu, Cora nói, hôm phát suất băng vệ sinh hàng tháng. Không lâu đâu, cười với tôi bẽn lẽn nhưng biết chuyện. Chị có biết không? Chị và Rita có biết tôi làm gì, hàng đêm vẫn mò theo cầu thang của họ? Tôi có để lộ mình, khi mơ mộng, khi cười vu vơ, khi chạm khẽ lên mặt môi lần nghĩ họ không nhìn?
Ofglen thả nổi tôi rồi. Cô bớt thì thầm, nói nhiều hơn về thời tiết. Tôi không thấy tiếc. Tôi thấy nhẹ mình.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.