Đam Mê Bí Quyết Tạo Thành Công

THỬ THÁCH KHÔNG BAO GIỜ CHẤM DỨT



Trong kinh doanh, có thể chắc chắn một điều: vấn đề không bao giờ ngừng phát sinh. Do đó, cách duy nhất để bảo đảm cho tương lai là bạn phải trở thành người duy nhất có thể giải quyết những vấn đề nan giải mà nhà quản lý đang phải đối mặt. Nếu thiếu bạn, công việc sẽ không thể hoàn thành.

Sự biến động của thị trường việc làm không thể ảnh hưởng đến bạn.
Dù đang là giám đốc điều hành hay đầu bếp chế biến thức ăn nhanh, bạn đều có thể tìm ra những giải pháp độc đáo của riêng mình để khắc phục những rắc rối hàng ngày. Hãy đặt ra cho mình câu hỏi: “Khi tôi là người thực hiện công việc này, nó sẽ trở nên khác biệt như thế nào?”.

Hãy tưởng tượng bạn đang quản lý một nhà hàng nhưng những dịch vụ chăm sóc khách hàng ở đây luôn bị phàn nàn. Bạn nên tự hỏi: “Tôi có thể làm gì để làm hài lòng những khách hàng kế tiếp?”.

Hãy tưởng tượng bạn là giám đốc bộ phận chăm sóc khách hàng của một khách sạn đang phải đối mặt với vấn đề số lượng khách ngày càng giảm. Hãy tự hỏi: “Hôm nay tôi nên làm điều gì mới mẻ để khách hàng cảm thấy vui vẻ hơn và mong muốn quay trở lại?”. đHãy tưởng tượng bạn làm việc tại bộ phận bảo trì hệ thống mạng của công ty và thường bị phàn nàn rằng đường truyền hay bị tắc nghẽn.

Hãy tự hỏi, “Tôi phải làm gì để tăng vận tốc và chất lượng đường truyền của hệ thống mạng?”.

Khó khăn đang phải đối mặt có thể là cơ hội tuyệt vời để bạn chứng tỏ khả năng cống hiến của mình, bởi chỉ mình bạn có thể làm được điều đó. Những vấn đề và thách thức mới luôn xảy ra hàng ngày, hay thậm chí hàng giờ. Thực hiện được điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ trở thành một lao động tri thức. Dù bạn đang làm việc trong ngành nghề nào, điều đó không quan trọng. Điều quan trọng là bạn đã đóng góp những ý tưởng sáng tạo để giải quyết các khó khăn trong thực tế.

Đó là lý do vì sao thị trường việc làm không thể ảnh hưởng đến bạn. Nếu người sử dụng lao động nhận thấy bạn chính là giải pháp hấp dẫn cho vấn đề đang phải đối mặt, họ sẽ đánh giá cao bạn, bất chấp thị trường việc làm biến động thế nào. Hãy trang bị cho mình tầm nhìn của một nhà chiến lược, với tinh thần sẵn sàng chào đón những thách thức mới. Như chúng tôi đã lưu ý tại phần đầu của cuốn sách, nếu bạn chỉ giải quyết được một vấn đề rồi sau đó dùng thời gian còn lại trong ngày để thư giãn hay làm việc riêng, bạn sẽ không thể tạo được một sự nghiệp thành công. Theo Hermann Hesse(10), “Nếu bạn, tôi và một vài người khác nữa có làm điều gì đó để thay đổi thế giới, thì một ngày nào đó những vết tích này sẽ được tìm thấy, nhưng chúng ta cần phải làm mới mình hàng ngày”.

CÔNG CỤ “NHẬN BIẾT MỤC TIÊU CỦA BẠN”

Hãy điền vào bảng dưới đây để khám phá mục tiêu bạn muốn thực hiện trong sự nghiệp hay trong vai trò hiện tại:

1. CÔNG TY/NGÀNH CÔNG NGHIỆP MÀ BẠN QUAN TÂM:



2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH MÀ HỌ PHẢI ĐỐI MẶT:

a. Mức độ của vấn đề (chi phí, chất lượng, mối quan hệ)

b. Thời gian (khung thời gian của vấn đề)

3. GIẢI PHÁP MÀ BẠN ĐỀ NGHỊ:



KẾ HOẠCH TRÌNH BÀY BÀI THUYẾT TRÌNH “TÔI CẦN CƠ HỘI”

Hãy điền vào bảng dưới đây nội dung tóm lược của bài thuyết trình mà bạn sẽ trình bày với nhà tuyển dụng. Hãy sử dụng sơ đồ minh họa nếu cần.

MÔ TẢ PHẠM VI YÊU CẦU CỦA NHÀ TUYỂN DỤNG:

• Mức độ/thời gian thực hiện của vấn đề hay cơ hội.


TRONG QUÁ KHỨ, BẠN ĐÃ GÓP PHẦN GIẢI QUYẾT YÊU CẦU NÀY RA SAO:

• Ở đâu? Những con số minh họa cụ thể là gì?

(Mô tả những dự án mà bạn đã thực hiện khi còn học ở trường)

MÔ TẢ CÁCH BẠN SẼ ĐÓNG GÓP ĐỂ GIẢI QUYẾT YÊU CẦU CỦA
NHÀ TUYỂN DỤNG:

Lợi ích về mức độ/thời gian thực hiện mà bạn mang lại?

Bạn cần phương pháp, công cụ và nguồn lực nào?

CHO ĐI ĐỂ NHẬN LẠI

Cách tốt nhất để học được từ quyển sách này là hướng dẫn lại cho người khác nội dung mà bạn học được. Do đó, bạn hãy tìm một “ đối tác”, đó có thể là một đồng nghiệp, một người bạn, hay một thành viên trong gia đình, để truyền đạt lại những kiến thức bạn đã lĩnh hội. Bạn có thể áp dụng những chỉ dẫn trong phần “Cho đi để nhận lại” hoặc làm theo cách riêng của bạn.

Khi nào bạn chắc chắn mình là người mang lại giải pháp cho vấn đề mà công ty đang đối mặt? Hãy kể về nó.

Một trong những thông điệp chính của quyển sách này là hãy “trở thành người tình nguyện làm việc, đừng là người làm thuê”. Giải thích ý nghĩa của điều này.

Trong trường hợp nào bạn chính là một vấn đề chứ không phải là một giải pháp cho công ty của mình? Làm thế nào để thay đổi điều này?

Trong bài thuyết trình Tôi Cần Cơ Hội, bạn cần chuẩn bị những gì? Tại sao bài thuyết trình này lại giúp bạn đạt được công việc mong muốn hơn là một buổi phỏng vấn bình thường?

Từ khi bạn chính là người thực hiện nó, tình hình công việc đã trở nên khác biệt thế nào?

Cống hiến khả năng tốt nhất của bạn

Nếu biết thế mạnh của bản thân và khám phá ra mục tiêu mình muốn theo đuổi, bạn đã sẵn sàng để lập Bản mục tiêu phấn đấu. Hãy nhớ rằng bản mục tiêu này sẽ định hướng cho công việc hiện tại của bạn, thậm chí là cho cả sự nghiệp.

Trước khi viết Bản mục tiêu phấn đấu, chúng ta hãy bàn về cảm xúc của bạn.

Có thể bạn sẽ nghĩ mình không có nhiều khả năng để cống hiến.

Bạn đã cố gắng để tìm hết công việc này đến công việc khác và luôn bị từ chối. Trong công việc, có thể bạn sẽ cảm thấy không được đánh giá cao, hay nghĩ rằng mình quá trẻ hoặc quá già, quá tầm thường… do đó không thể đóng góp bất cứ điều gì. Có thể bạn cảm thấy mình bị cô lập, bị phản đối hay bị cản trở trên con đường sự nghiệp.

Trên thực tế, những cảm xúc trên hoàn toàn xuất phát từ cái nhìn chủ quan của bạn về bản thân chứ không phải từ cách nhìn của người khác. Với quan niệm của một người tìm việc, bạn sẽ thấy mình chẳng khác nào một sản phẩm đã được đóng gói sẵn đang được đẩy về phía người mua. CV của bạn chính là thông tin về sản phẩm của bạn. Mặt khác, nếu có quan điểm của một người cống hiến, bạn sẽ thấy mình là giải pháp cho những vấn đề quan trọng. Sự đóng góp của bạn sẽ làm nên điều khác biệt.

MẪU HÌNH CỦA NGƯỜI TÌM VIỆC MẪU HÌNH CỦA NGƯỜI CỐNG HIẾN
“Tôi là một sản phẩm.” “Tôi là một giải pháp.”
“Tôi đang cần một công việc, xin vui lòng tuyển dụng tôi.” “Phía quý vị có một vấn đề cần giải quyết, còn tôi tin những thế mạnh của mình phù hợp với yêu cầu dó.”
“Đây là CV của tôi.” “Đây là lời đề nghị được giúp đỡ.”

Giữa hình mẫu Người Tìm Việc và Người Cống Hiến tồn tại sự khác biệt cơ bản, đó là sự khác biệt giữa người tìm cách thanh toán lô hàng tồn kho và người tìm cách cung cấp một sản phẩm có tiềm năng tiêu thụ lớn. Thách thức quan trọng của bạn chính là biến mình từ một người tìm việc vô vọng thành người đem đến những đóng góp tích cực.

Hãy tưởng tượng mình chính là người điều khiển con tàu lớn đang tiến về phía trước với vận tốc cực lớn. Bạn là người cầm lái và kiểm soát hướng đi của con tàu. Vậy làm sao một người nhỏ bé, đơn độc có thể điều khiển vật to lớn như thế?

Để thay đổi hướng đi, bạn cần điều chỉnh bánh lái, từ đó có thể chuyển hướng cả con tàu. Nhưng kích thước của bánh lái rất lớn, đặc biệt là với những tàu viễn dương.

Vậy cái gì điều khiển bánh lái?

Đó là tấm bù lái hay còn được gọi là chiếc bánh lái nhỏ được gắn ở đuôi tàu.(11)


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.