Dạy Con Làm Giàu – Tập 10

CHƯƠNG 5



Đồng tiền biết nối

THÀNH CÔNG?

“Chúng con chỉ giàu được sáu tháng,” tôi nói. “Tiền vào như nước và rồi mọi thứ như trời sập.”

“Chậc, ít ra các con cũng nếm mùi triệu phú dù chỉ vỏn vẹn sáu tháng” người cha giàu cười nói. “Nhiều người cả đời có biết giàu là gì đâu.”

“Vâng, nhưng giờ thì con trắng tay” tôi khóc lóc. “Sáu tháng thành công và bao nhiêu năm trả giá.”

“Nhưng ít ra thì con cũng biết thế nào là sung sướng.” Người cha giàu lại cười, cố gắng làm tôi vui lên. “Nhiều người chẳng bao giờ biết xây dựng một công ty quốc tế và một thành công quốc tế. Có mấy ai biết thế nào là tiền vào như nước đâu hả con.”

“Và cũng có mấy ai hiểu được thất bại quốc tế là sao và tiền đổ ngược ra cửa là sao” tôi nói và bắt đầu cười.

“Vậy tại sao con cười?” người cha giàu hỏi.

“Con cũng không biết nữa,” tôi trả lời. “Con nghĩ con cười vì cho dù bây giờ đang rất đau, con vẫn không đổi kinh nghiệm này lấy bất cứ thứ gì. Như cha nói, con đã chớm thấy một thế giới khác, một thế giới có rất ít người nhìn thấy, một. thế giới con muốn lại nhìn thấy nữa. Ít nhiều đó cũng là một điều thú vị.”

Người cha giàu ngồi tựa vào ghế. Ông lặng yên một lúc lâu, dường như đang ngẫm lại đời mình, những trận chiến được mất đã qua. Cuối cùng ông bứt ra khỏi luồng suy nghĩ và nói, “Nhiều người đi làm nhằm tìm sự an toàn trong thế giới này. Với nhiều người, công việc và nhà là những nơi họ trốn mình khỏi thực tại khắc nghiệt của thế giới cạnh tranh. Tất cả những gì họ muốn là lương tháng trả đủ và một nơi ấm áp như ở nhà.” Người cha giàu lại ngưng lời rồi nói tiếp, “Nhưng có những người lại đi tìm cái gì đó khác.”

“Ỷ cha nói còn có gì đó hơn cả sự an toàn và tiền?” tôi hỏi.

Với ánh mắt thoáng buồn, người cha giàu đáp, “Phải. Nếu tất cả những gì cha muốn là một công việc ổn định, lương tháng đều đặn và một chỗ làm ấm cúng, cha chẳng bao giờ trở thành một chủ doanh nghiệp.”

“Vậy cha tìm gì?” tôi hỏi. “Ngoài sự an toàn và tiền?”

“Một thế giới khác… một cách sống khác. Con biết đấy, cha xuất thân từ một gia đình nghèo. Cha không chỉ muốn có thật nhiều tiền. Cha không chỉ muốn một căn nhà đẹp và những chiếc xe hơi sang trọng. Cha còn muốn một cuộc sống ít người từng trải qua. Cha biết sẽ phải đối mặt với cơ hội thất bại nhiều hơn thành công. Cha biết có những lúc thăng trầm trong đời một chủ doanh nghiệp. Và cũng như người khác, cha lo lắng những thăng trầm đó. Nhưng ước mơ về một cách sống khác khiến cho những rủi ro đó trở nên đáng giá. Đó không phải chỉ là chuyện kiếm tiền mà còn là cuộc phiêu lưu trong đời.” Người cha giàu lại ngưng và chìm vào dòng suy nghĩ của riêng mình.

Cuối cùng ông nói tiếp, “Khi về cuối đời thì cha cũng đã biết những thăng trầm đó chỉ là kỷ niệm của một cuộc phiêu lưu vĩ đại, của những vụ làm ăn được mất, của những người bạn được mất, và của những đồng tiền được mất. Đó sẽ là kỷ niệm về những người lạ bước vào cửa, sánh bước cùng con trong chuyến phiêu lưu và lại ra đi khi hành trình kết thúc. Và dọc đường, hy vọng con sẽ tìm được một chỗ, một nơi có chất lượng và vẻ đẹp cuộc sống mà tự sâu tận trong tim con biết nó tồn tại; con biết giấc mơ của con đã trở thành sự thật.”

“Và cha đã tìm thấy nơi đó?” tôi hỏi.

Người cha giàu nhẹ nhàng gật đầu và cười mãn nguyện.

THOÁNG THẤY TƯƠNG LAI
Đến đó thì thực sự tôi chẳng còn gì để nói. Tôi biết mình phải làm gì. Tôi còn phải nói chuyện với các chủ nợ, sửa sang và xây mới một công ty. Tôi vẫn còn nhiều điều phải học nên tôi biết đã đến lúc quay lại công việc. Xốc lại đồ đạc, tôi bắt tay người cha giàu và bước ra cửa.

“Còn một điều nữa,” người cha giàu nói với theo.

Tôi quay đầu lại nơi bậc cửa hỏi, “Còn gì nữa hả cha?”

“Con biết sáu tháng trên đỉnh vinh quang là gì không?”

“Là gì hả cha?”

“Là một thoáng tương lai của con đấy.”

“Một thoáng?” tôi lặp lại. “Ý cha là sao? Một thoáng tương lai?”

“Năm 1974, khi con quyết định nghe theo lời khuyên của cha thay vì cha ruột con, con bắt đầu một quá trình. Quá trình đó có bắt đầu và kết thúc. Có thể sẽ mất nhiều năm nhưng nó có kết thúc. Con sẽ thắng nếu con chung thủy với quá trình đó. Trong chặng đường hiện tại, con sẽ có thêm nhiều thử thách và còn phải học nhiều thứ. Quá trình đó vừa thử thách con vừa huấn luyện con. Nếu con vượt qua được bài kiểm tra và rút ra được bài học, con sẽ tiếp tục được hành trình. Nếu con không vượt qua được bài kiểm tra và bỏ cuộc thay vì làm lại, quá trình đó sẽ đào thải con. Và sáu tháng vinh quang đó đã cho con thấy thoáng qua tương lai mình, thấy thoáng qua thế giới mà con tìm kiếm, thế giới đang chờ đợi con. Một thoáng của tương lai và một cách để nói với con rằng ‘Hãy cố gắng đi. Bạn đang đi đúng đường đấy. Nó cho con lòng can đảm tiếp bước quá trình, động lực để con tiếp tục cố gắng và không ngừng học hỏi.”

“Làm sao cha hiểu được chuyện đó?” tôi hỏi. “Cha cũng từng nhìn thấy thoáng qua tương lai mình khi cần sao?”

Một lần nữa, người cha giàu lại gật đầu và cười mãn nguyện.

QUÁ TRÌNH MƯỜI NĂM

Bài học của người cha giàu về quá trình rõ là một bài học vô cùng quan trọng trong đời tôi. Nhìn lại, có lẽ quá trình của tôi là những chu kỳ mười năm, cứ mười năm lại là một chặng đường mới. Ví dụ:

1. 1974 – 1984: Quá trình học hỏi. Đây là quãng thời gian tôi học những kỹ năng trong thế giới thực của một chủ doanh nghiệp. Không còn những ngày ngồi trong lớp học, trường kinh doanh đường phố đã dạy dỗ tôi. Tôi mắc nhiều sai lầm lớn đơn giản vì tôi còn nhiều điều phải học. Trong thời gian đó, tôi thực tập những kỹ năng của chủ doanh nghiệp bằng cách xây dựng công ty sản xuất ví nylon ở vùng Viễn Đông và tiếp thị với cả thế giới. Chúng tôi cũng thiết kế các sản phẩm trưng bày cho các ban nhạc rock như Duran Duran, Van Halen, Judas Priest, Pink Floyd, và Boy George. Lúc đó, tôi cố hết sức học tất cả các lĩnh vực trong Tam giác C-Đ. Đó là trường học của thế giới thực mà tôi từng nói đến ở phần đầu cuốn sách.

2. 1984 – 1994: Quá trình kiếm tiền. Trong thời gian này, tôi bắt đầu kiếm được nhiều tiền cũng như xây dựng nền móng cho sự giàu có. Bài học lĩnh hội từ những sai lầm bắt đầu hữu ích qua số tiền kiếm về. Đầu tư tiền đó vào địa ốc mang lại cho Kim và tôi không chỉ tài sản lớn có thể tạo thu nhập mà còn cho chúng tôi kinh nghiệm đầu tư địa ốc. Cũng thời gian này tôi theo đuổi đam mê của mình là dạy làm chủ doanh nghiệp và đầu tư. Công ty chúng tôi mở các khóa có tên Trường kinh doanh cho Chủ doanh nghiệp và Trường kinh doanh cho Nhà đầu tư. Vào lúc đó, tôi kết hợp kỹ năng và cách dạy của người cha nghèo với các bài học về kinh doanh và đầu tư của người cha giàu. Đó cũng là lúc tôi nâng cao kỹ năng truyền thông trong Tam giác C-Đ qua việc học cách dạy khác xa với các phương pháp giảng dạy truyền thống. Như đã đề cập ở một chương trước, tôi phải quyết định mình muốn trở thành chuyên gia ở lĩnh vực nào. Sau khi nắm căn bản các lĩnh vực, tôi quyết định cơ hội lớn nhất của mình là phát triển kỹ năng truyền thông. Nếu giỏi truyền thông, tôi có cơ hội lớn hơn trong việc thu hút những người có năng lực cao tạo thành ê-kíp gồm các lĩnh vực còn lại.
3. 1994 đến 2004: Quá trình đền đáp. Sau khi Kim và tôi có đủ tiền mà không cần phải nai lưng làm việc, tôi biết đã đến lúc phải cho đi. Trong quá trình điều hành doanh nghiệp giáo dục, tôi dành thời gian thiết kế một chương trình dạy các bài học của người cha giàu ở một mức phí thấp hơn. Đó là ý tưởng hình thành Công ty Người cha giàu. Thay vì dạy thông qua hội thảo mất đến 5000 đôla học phí, tôi quyết định tạo ra trò chơi CASHFLOW. Trong suốt thời gian đó, sự tập trung của tôi chuyển từ kiếm tiền sang trả lời câu hỏi, “Làm sao tôi có thể phục vụ nhiều người hơn?” Nhưng ngạc nhiên là từ khi tập trung phục vụ nhiều người hơn, tôi lại kiếm được nhiều tiền hơn lúc chuyên tâm vào đồng tiền. Năm 2004, Kim, Sharon và tôi quyết định đã đến thời điểm cần có thêm người quản lý để nâng công ty lên tầm mới – và công việc cần phải tiến xa hơn. Vai trò làm chủ doanh nghiệp của chúng tôi xem như đã hoàn thành.

Những chu kỳ mười năm đó không hề được hoạch định trước. Chỉ đến khi nhìn lại tôi mới nhận ra hình thái mười năm dó.
AI MUỐN LÀ TRIỆU PHÚ?
BÀI HỌC SỐ 5: Quá trình quan trọng hơn mục tiêu.

Phần lớn chúng ta đều nghe đặt ra mục tiêu là quan trọng. Tuy nhiên, người cha giàu lại suy nghĩ khác về mục tiêu. Ông nói, “Mục tiêu quan trọng, nhưng quá trình đạt đến mục tiêu còn quan trọng hơn rất nhiều.” Ông giải thích, “Nếu con hỏi người ta ‘Ai muốn thành triệu phú?’ ai cũng sẽ giơ tay. Có nghĩa họ có mục tiêu trở thành triệu phú, nhưng sau đó họ cần chọn quá trình để đạt được mục tiêu đó. Có nhiều cách để người ta đạt đến mục tiêu trở thành triệu phú.”
NHỮNG CON ĐƯỜNG KHÁC NHAU ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT TRIỆU PHÚ

Người cha giàu nói, “Lý do quá trình quan trọng hơn mục tiêu là vì quá trình xác định con trở thành ai để đạt được mục tiêu. Có một số ví dụ:

1. Con có thể giàu có nhờ thừa kế. Nhưng hầu hết đều hiểu liệu chúng ta có chờ được đến khi thừa kế, và tìm người giàu sẵn sàng nhận nuôi con nghe bộ khó quá.

2. Con có thể giàu có bằng cách kết hôn. Vấn đề là ai cũng biết con sẽ là người như thế nào trong quá trình đó. Đó là chuyện xưa như trái đất.

3. Con có thể giàu có theo cách hà tiện. Nhưng vấn đề là nếu con giàu theo cách này, cuối cùng, con vẫn là một kẻ hà tiện và thế giới này ghét những kẻ giàu hà tiện. Thực tế là những người giàu hà tiện trên thế giới mang lại tiếng xấu cho người giàu.

4. Con có thể giàu có bằng cách lừa đảo. Nhưng cuối cùng con sẽ là một tên lừa đảo giàu có với những đứa bạn không trung thực bên cạnh. Người giàu chân chính không thích người giàu lừa đảo.

5. Con giàu có nhờ may mắn. Có nhiều kiểu may mắn để giàu có. Con có thể có tài

năng bẩm sinh, giống như các ngôi sao điện ảnh hay thể thao; con có thể trúng số; con có thể sinh ra đã giàu có; hay đơn giản con gặp thiên thời địa lợi. Nhưng nếu con mất tiền, con phải dựa vào may mắn để lại có tiền.

6. Con có thể giàu có bằng cách trở thành một chủ doanh nghiệp khôn ngoan. Để trở thành một ông chủ giàu, con cần phải là một ông chủ khôn ngoan. Lý do cha thích con đường giàu có này vì nó đòi hỏi con phải trở nên khôn ngoan mà khôn ngoan thì quan trọng hơn chuyện kiếm nhiều tiền. Nếu con mất tiền, quá trình này sẽ dạy con làm thế nào để lấy lại những gì đã mất và thậm chí sau đó còn khôn ngoan hơn.
TIỀN KHÔNG LÀM BẠN GIÀU

Vé số có giải thưởng rất cao đơn giản vì có hàng triệu người muốn giàu nhờ may mắn. Tôi thấy buồn cười là cách làm giàu này không chỉ nhiều rủi ro nhất mà đến khi trúng giải cũng lắm chuyện kỳ khôi nhất; đó là cách không hề làm bạn thông minh hơn chút nào. Thật sự trúng số thường phản ánh sự thông minh tài chính của người ta thấp đến mức nào.
NẾU BẠN MẤT MỘT TỈ ĐÔLA?

Có một nhà báo hỏi tỉ phú Henry Ford, lúc đó một tỉ đôla có giá trị gấp nhiều lần bây giờ, “Nếu ông mất hết mọi thứ thì sẽ ra sao?”
Câu trả lời của Ford là, “Tôi sẽ lấy lại sau không đầy năm năm.”

Khi bạn so sánh câu trả lời của Henry Ford với những người trúng số, tôi tin bạn sẽ hiểu được sự khác biệt giữa hai con đường trở thành triệu phú nhờ may mắn và trở thành tỉ phú bằng con đường làm chủ doanh nghiệp.
MỘT CÂU HỎI ĐỂ SUY NGHĨ

Sau khí đọc câu trả lời của Henry Ford, tôi vẫn tự hỏi mình, “Nếu mình mất tất cả, mình sẽ lấy lại được gì sau năm năm?” Nhìn lại quá khứ, cứ mỗi lần thất bại – và tôi đã thất bại rất nhiều lần – tôi lại vùng lên và kiếm được nhiều hơn số tiền đã mất đi. Tôi không kiếm được hàng tỉ đô như Henry Ford nhưng thu nhập của tôi cũng ở con số vài trăm triệu. Vì thế, theo ý kiến tôi, con đường làm chủ doanh nghiệp là con đường làm giàu tốt nhất vì nó còn là quá trình đào tạo để được giàu có tột đỉnh, miễn là bạn dồn trí tuệ và tâm huyết cho việc đó.

ĐỔ NỀN

Quá trình đào tạo trở thành chủ doanh nghiệp đòi hỏi bạn phải học và thu thập kinh nghiệm trong các lĩnh vực của Tam giác C-Đ. Khi một người đã thạo cả năm thì cuộc sống thật tuyệt. Như đã nói, tôi mất chừng mười năm làm sinh viên của trường kinh doanh đường phố để đạt được mức thành thạo cơ bản. Có ai có thể đạt được mức thành thục ở cả năm lĩnh vực nhanh hơn không? Hẳn nhiên rồi. Một trong những lý do tôi viết cuốn sách này đơn giản là để chỉ rõ cho bạn các yếu tố trong Tam gỉác C- Đ. Khi biết trước được các yếu tố này thì bạn dễ tập trung các hoạt động đào tạo và phát triển cá nhân hơn.
VÌ SAO LƯU LƯỢNG TIỀN MẶT IÀ YỂU TỐ CĂN BẢN

Hầu hết những ai muốn làm chủ doanh nghiệp đều tập trung vào sản phẩm, yếu tố trên cùng của Tam giác C-Đ. Biết sản phẩm là quan trọng theo như bạn thấy trong Tam giác C -Đ nhưng bạn để ý rằng lưu lượng tiền mặt lại là yếu tố căn bản, chiếm nhiều diện tích nhất trong Tam giác C-Đ.

Khi lần đầu khởi nghiệp, tôi thường thích thú quan tâm đến sản phẩm hay ý tưởng mới. Và vì thế mà tôi dính vào việc kinh doanh ví nylon. Ví nylon chỉ là một trong khoảng năm mươi ý tưởng sản phẩm mà chúng tôi có. Một số ý tưởng khác là ghép hình bằng gỗ, túi đường bằng vải bố với các bức ảnh Hawaii, một tạp chí, và cả các viên kẹo hình viên đạn đóng gói trong một hộp ghi “Cắn viên đạn.” Bạn thấy đấy, khả năng sáng tạo của chúng tôi dường như vô tận.
Ngay khi chúng tôi quyết định chọn ví nylon làm sản phẩm, cả ba bắt đầu thiết

kế bao bì. Phần này cũng đòi hỏi kỹ năng sáng tạo, điều cả ba chúng tôi cùng thích. Không lâu sau đó chúng tôi đổ đi tìm người đầu tư. Hầu hết các nhà đầu tư tiềm năng đều lịch sự và dành thời gian xem qua sản phẩm và bao bì. Sau đó, nếu họ quan tâm, họ có cùng một câu hỏi, “Tôi có thể xem các số liệu tài chính? Định hướng của các anh?” Vì chúng tôi không hề tính đến chuyện đó nên bị từ chối ngay lập tức.

Cả người cha giàu cũng từ chối chúng tôi nhưng ông không hề lịch sự như những người khác. Ông nổi điên lên, tống cổ hai đồng sự của tôi ra khỏi văn phòng, đóng sầm cửa lại và cho tôi một trận lôi đình. Tôi đã viết chuyện này trong các cuốn khác nên sẽ không kể lại chi tiết câu chuyện, nhưng bài học thì rất đáng được nhắc lại. Bài học là đối với các chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư thành công, con số rất quan trọng.

Giờ đây, khi đã già dặn hơn, thông minh và giàu có hơn, bất cứ khi nào tôi được yêu cầu đánh giá một sản phẩm hay một kế hoạch kinh doanh gì mới, tôi cũng làm điều tương tự như các nhà đầu tư từng làm với tôi: tôi hỏi về các con số.

Điều này không có nghĩa là tôi đọc hay lập các con số tài giỏi hơn những năm 1978. Điểm khác là tôi hỏi về nó và yêu cầu một người được đào tạo chuyện số má xem qua các số liệu cho tôi. Tôi giỏi truyền thông nên tôi kiểm tra phần kế hoạch kinh doanh rất cẩn thận. Việc tôi thạo truyền thông và không rành lắm về lưu lượng tiền mặt không phải là lý do để tôi bỏ lơ lưu lượng tiền mặt hay các yếu tố khác. Là một chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư, tôi cần biết tất cả các mặt của công việc chứ không chỉ riêng phần tôi thích thú.

Nếu có người muốn trở thành chủ doanh nghiệp đề nghị tôi xem một sản phẩm mới, câu hỏi đầu tiên của tôi là “Anh có các đề án về tài chính chưa?” Hay nếu đó là một công ty đã đâu vào đó, tôi sẽ hỏi “Các anh có báo cáo tài chính không?” Xin nhắc lại tôi hỏi những câu này không phải vì tôi rành về số liệu mà tôi hỏi chỉ để kiểm tra kiến thức của một chủ doanh nghiệp tương lai xem anh ta có thể trở thành một ông chủ thật sự.

Nếu người chủ tương lai đó có các số liệu hay đề án thực sự, tôi sẽ nhờ người nào đó, như cộng sự Sharon của tôi, người đã có CPA và là một chủ doanh nghiệp xuất sắc, đi cùng tôi để điều nghiên các số liệu. Các con số biết nói và tôi cần ai đó đọc được rồi kể lại câu chuyện cho tôi nghe. Là một chủ doanh nghiệp, tôi tin rằng việc đọc câu chuyện của bạn qua những con số rất quan trọng.

TRƯỚC KHI BẠN THÔI VIỆC

Nếu bạn thực sự mong muốn trở thành chủ doanh nghiệp, một bài tập thú vị là thuê một kế toán có kinh nghiệm giúp bạn hiểu ngân sách được đề nghị và phân tích lưu lượng tiền mặt. Điều này quan trọng vì nó sẽ cho bạn ý niệm về những khoản phải chi để khởi nghiệp và điều hành một công ty. Khi biết được ngân sách bạn sẽ hiểu bạn cần phải bán bao nhiêu, mức độ truyền thông như thế nào, để hỗ trợ cho việc kinh doanh. Người kế toán kinh nghiệm cũng có thể chỉ ra những chi phí mà chưa chắc bạn đã biết. Tôi ước mình có cơ hội làm bài tập đó trước khi khởi nghiệp kinh doanh ví nylon. Có lẽ tôi đã không mất nhiều tiền đến thế. Chi phí thuê một kế toán kinh nghiệm để hướng dẫn tôi có lẽ chỉ vài xu lẻ so với số tiền tôi mất. Quan trọng hơn, tiền bạn bỏ ra cho một kế toán sẽ vô giá trong quá trình học hỏi trở thành chủ doanh nghiệp.

Nếu bạn hỏi các kế toán, tôi chắc họ sẽ nói với bạn rằng hầu hết các chủ doanh nghiệp thiếu kiến thức về thực hành kế toán và luật kế toán và thật kinh hoàng khi đụng đến việc theo dõi số liệu tài chính. Sự thiếu chính xác về số liệu có thể gây rắc rối cho họ không ít. Chính sự thiếu kiến thức này làm họ mất không ít tiền. Nói cách khác, thà trả trước mà ít còn hơn phải trả nhiều sau này.
VÌ SAO TÔI SÁNG TẠO RA TRÒ CHƠI

Một trong những lý do chính tôi tạo ra trò chơi CASHFLOW là trận lôi đình của người cha giàu vào những năm 1970 đó. Suốt cả đời tôi, người cha giàu liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng của những con số và tôi thật sự nghĩ mình hiểu chúng. Cho đến khi ông muốn nhai tươi nuốt sống tôi khi tôi mất quá nhiều tiền thì lúc đó tôi mới bắt đầu vỡ ra vì sao ông lại đánh giá chúng cao đến thế. Bây giờ tôi đã hiểu.

Trò chơi như nhịp cầu nối giữa bạn và kế toán. Nó không biến bạn thành một kế toán. Trò chơi sẽ cho bạn cơ hội quen với lập luận nhóm kỹ năng K và P của nghề kế toán.

Nếu bạn giống tôi, yếu kế toán và số liệu, tôi đề nghị bạn nhất thiết dùng trò CASHFLOW làm công cụ giáo dục. Mời bạn vào trang web www.richdad.com tìm hiểu thêm về trò chơi CASHFLOW và các câu lạc bộ CASHFLOW trên thế giới.

Một lần nữa, trước khi thôi việc để khởi nghiệp, tôi đề nghị bạn ngồi với một kế toán giàu kinh nghiệm và xem qua ngân sách về những khoản cần chi để bắt đầu và duy trì một công ty. Nếu con số có làm bạn bật ngửa thì hãy hít một hơi thật sâu rồi đi ngủ một hai đêm gì đó. Hãy dành thời gian nghiền ngẫm từng loại chi phí. Chi phí ban đầu, xây dựng, hay phát triển công ty thường nhiều hơn những gì bạn tưởng.

ĐỪNG BỎ VIỆC
Nếu các chi phí làm bạn hốt hoảng thì có lẽ chủ doanh nghiệp không phải là con đường dành cho bạn. Chi phí cao là thử thách thường ngày của việc kinh doanh. Chấp nhận thử thách đó là một trong những việc quan trọng nhất của chủ doanh nghiệp. Nó cần rất nhiều sức mạnh tư duy của cả bốn nhóm kỹ năng P, K, S, L để giải quyết những khó khăn này. Cá nhân tôi không thích thử thách nhưng cứ mỗi lần chấp nhận, tôi lại khá hơn, thông minh hơn và tự tin hơn trong vai trò làm chủ.
CHO TÔI XEM SỐ LIỆU

Khi có người muốn làm chủ kêu gọi tìm đầu tư, họ chia thành hai nhóm:

1. Những người có kế hoạch kinh doanh và đề án tài chính
2. Những người chẳng có gì cả

Nếu người đó đến tay không có nghĩa là họ chỉ mới bước những bước đầu tiên của cuộc hành trình hoặc họ chẳng có khái niệm mình đang làm gì hoặc cả hai. Nói về sản phẩm mà không có đề án tài chính cho thấy những người này chưa nghĩ thấu đáo về quá trình. Nếu tôi quan tâm, tôi có thể đề nghị họ quay lại bản vẽ, dùng Tam giác C- Đ làm kim chỉ nam, và thuê một kế toán cùng nhau lên kế hoạch kinh doanh với đầy đủ số liệu.

(Bạn có thể tham khảo thêm cuốn sách The ABƠS of mriting business plans, Garret Sutton, Wamer Books.)
MỘT BƯỚC HUY ĐỘNG VỐN

Khi có ai hỏi tôi “Làm sao tôi huy động vốn cho công ty mình?” tôi đáp rằng “Anh có kế hoạch kinh doanh không?” Một kế hoạch kinh doanh tốt được trình bày rõ ràng có thể huy động được số tiền bạn cần. Kế hoạch kinh doanh tệ kết hợp với trình bày tệ có thể làm bạn không được đồng nào cả.

Nhưng điều đó không có nghĩa con số trong kế hoạch kinh doanh là bất di bất dịch. Kết quả tài chính của hầu hết các công ty mới thường không theo như kế hoạch hoặc chính xác với đề án. Quá trình viết ra kế hoạch kinh doanh với các số liệu là quá trình tư duy kỹ năng P và K mà chủ doanh nghiệp suy nghĩ một cách chi tiết và đặt xuống giấy. Như đã nói ở chương một, một công ty thành công xuất hiện trước khi công ty đó thực sự ra đời. Đó là quá trình sáng tạo được viết ra giấy.

Kế hoạch không cần phải bóng bẩy. Có thể nó rất đơn giản. Một kế hoạch đơn giản cho nhà đầu tư thấy được những suy nghĩ trong đầu của chủ doanh nghiệp. Nó cũng cho phép chủ đầu tư biết rằng người đó nghiêm túc trong việc kinh doanh họ đang giới thiệu.

Cho nên dù công ty chưa thành hình, quá trình suy nghĩ sáng tạo kinh doanh, viết ra giấy, cân đối với các số liệu cũng nói lên một câu chuyện là một quá trình đào tạo tuyệt vời và thực tiễn. Nó bắt đầu cân bằng giữa giỏi ở trường và giỏi ngoài đời thực.
KỂ TÔI NGHE MỘT CÂU CHUYỆN

Nhiều năm trước, có một chàng trai gọi điện xin hẹn gặp tôi. Khi tôi hỏi mục đích, anh ta nói, “Tôi có một dự án kinh doanh muốn trình bày với ông.”

“Anh đang cần người đầu tư?” tôi hỏi thẳng.

Anh ta bất ngờ nên ngập ngừng nói “Vâng.”

Thường tôi không bàn chuyện kinh doanh lúc còn mới chớm như thế nhưng vì tò mò nên tôi đồng ý hẹn anh ta ăn trưa bàn chuyện.

Một tuần sau, tôi gặp anh ta trong một nhà hàng nhỏ. Anh ta ăn mặc rất đẹp và có một kế hoạch kinh doanh nhìn khá ấn tượng. Như đã nói, tôi không giỏi chuyện các con số lắm nhưng tôi cố gắng lắng nghe câu chuyện của những con số và kế hoạch. Điều đầu tiên tôi nhìn vào là lương bổng trong đề án tài chính. Với tôi, đó là nơi câu chuyện bắt đầu.

Chàng trai trẻ đặt khoản lương 120 ngàn đôla một năm cho mình trong đó. Câu hỏi đầu tiên của tôi là, “Tại sao anh cần lương cao đến vậy từ một công ty còn chưa ra đời?”

“Thì đó là mức mà tôi hiện đang được trả” anh ta đáp, hơi kiêu ngạo một chút. “Ngoài ra, tôi còn có vợ và ba đứa nhóc đang đi học. Đó là mức thấp nhất mà tôi có thể sống được.”

“Vậy à,” tôi trả lời rồi tiếp tục xem qua kế hoạch kinh doanh. Như tôi nói, kế hoạch kinh doanh và đề án tài chính cho bạn biết mọi thứ. Mục lương giới thiệu cho tôi nhân vật chính, người hùng của câu chuyện. Tôi đã hiểu phần nào những gì đang diễn ra trong não bộ anh ta, cách suy nghĩ của anh ta, cách anh ta tiêu tiền và những ưu tiên cho đời sống cá nhân của anh ta.

Nhìn vào yêu cầu mức lương và hiểu những gì trong đầu anh ta, tôi cảm thấy anh chàng vẫn suy nghĩ không khác gì người làm công đi tìm việc làm lương cao. Và tôi chỉ còn trông cho bữa ăn trưa kết thúc càng sớm càng tốt. Qua đó cũng quá đủ để tôi quyết định không đầu tư vào kế hoạch của anh ta chút nào.
MỐI QUAN HỆ GIỮA BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ TAM GIÁC C-Đ

Vì chưa gọi món và vẫn phải lịch sự, tôi tiếp tục xem các mục chi phí khác, đánh giá chúng trong mối quan hệ với Tam giác C- Đ. Nói cách khác, bước đầu tiên tôi sử dụng tư duy nhóm L. Tôi cần hiểu phần nào người đối diện mình. Bước thứ hai là tư duy nhóm S, P, và K rồi đưa ra mối liên hệ giữa báo cáo tài chính và năm yếu tố cơ bản trong Tam giác C-Đ. Biểu đồ trong đầu tôi trông giống thế này.

Câu hỏi tiếp theo của tôi là, “Hiện giờ anh đang làm gì cho ông chủ? Nghề của anh là gì?”

“Tôi là kỹ sư cơ khí” anh ta đáp. “Tôi làm ở bộ phận phục vụ khách hàng – theo dõi đơn đặt hàng của khách hàng qua hệ thống. Đó là chỗ tôi phát triển sản phẩm của mình. Để tôi kể cho ông nghe nhé.”

“Hượm đã,” tôi nói. “Tôi có vài câu hỏi về đề án.” Chỉ vào dòng Quảng cáo và Khuyến mại, tôi hỏi, “10.000 đôla này chi như thế nào? Kế hoạch tiếp thị của anh là gì?”

“Ơ, tôi chưa nghĩ nhiều về chuyện đó. Kế hoạch của tôi là thuê một công ty lo phần tiếp thị.”

“Thế anh đã có kinh nghiệm gì về bán hàng và tiếp thị?” tôi hỏi.

“Tôi chưa có gì cả,” anh ta trả lời. “Phần lớn thời gian làm việc của tôi dành cho các hệ thống nội bộ công ty. Từ đó tôi có ý tưởng cho sản phẩm mới. Nó sẽ đổi mới cách đặt hàng ”

“Anh đã nói chuyện với một luật sư về quyền sở hữu để bảo vệ ý tưởng của mình chưa?”

“Tôi có tìm nhưng chưa được người nào.”

“Trong kế hoạch, anh chỉ dành 4000 đôla cho phí luật sư. Tại sao vậy?”

“Tôi muốn giữ chi phí thấp. Sau này, khi có tiền, tôi sẽ thuê thêm luật sư. Còn bây giờ thì tôi nghĩ 4000 đôla là đủ để bắt đầu.”

“Vậy còn ai sẽ giúp anh các đề án này?” tôi hỏi. “Tôi không thấy một dòng nào cho chi phí kế toán.”

“Ô, ông nói đúng. Tôi quên mất mục này. Ông nghĩ nên dành bao nhiêu cho chi phí kế toán?”

“Tôi không biết,” tôi trả lời. “Tôi không phải là kế toán. Nếu anh thực sự muốn biết anh nên hỏi kế toán.”

“Làm thế nào tôi tìm được một người giỏi nhỉ?”

“Anh có thể gọi cho kế toán của tôi nhưng anh ta tính phí đắt và hơi phí cho anh vào lúc này.”

“Ồ,” chàng trai trẻ trả lời. “Tôi đang cố giữ chi phí ở mức thấp nhất. Tôi sẽ tìm một kế toán rẻ hơn.”
ĐÃ NGHE ĐỦ CÂU CHUYỆN

Dù như thế chưa thể gọi là đã nghiên cứu sâu vào bản kế hoạch kinh doanh nhưng tôi nghe như vậy đã đủ. Cuối cùng tôi cũng nhìn vào sản phẩm mới của anh ta, một việc không nên để xảy ra nếu anh ta nghe lời khuyên của một luật sư về bảo vệ tài sản trí tuệ. Anh ta không yêu cầu tôi ký bất cứ giấy tờ nào yêu cầu tôi giữ bí mật về sản phẩm – một bằng chứng rành rành rằng anh chàng muốn làm chủ doanh nghiệp này còn thiếu lắm kinh nghiệm ở đời.
BÀI HỌC ĐỂ ĐỜI
Nếu tôi thích sản phẩm đó, có thể tôi đã chôm ý tưởng của anh ta và đưa vào thị trường. Làm sao tôi biết chuyện này? Đau đớn là vì tôi cũng mắc sai lầm tương tự như anh chàng nọ. Năm 1977, lẽ ra tôi nên đăng ký bản quyền sản phẩm ví nylon nhưng tôi quyết định tiết kiệm vài đôla đó và không thuê một luật sư lo bằng sáng chế.

Vì thế mà khi nảy ra ý tưởng trò chơi CASHFLOW 101, tôi không nói với ai trừ Kim và người kỹ sư cùng thực hiện. Người đầu tiên tôi tìm gặp là một luật sư bảo vệ sáng chế. Người tôi thuê là Michael Letcher, một trong những luật sư bảo vệ sáng chế tên tuổi nhất thế giới. Và anh cũng là chồng của Sharon Letcher, người mà như bạn biết đã trở thành đồng tác giả của tất cả các cuốn Dạy con làm giàu, đồng sự của tôi và Kim trong Công ty Người cha giàu.

Đây là một ví dụ nữa về chuyển cái rủi thành cái may. Cái rủi bởi thiếu kinh nghiệm và tằn tiện khi không lấy bằng sáng chế cho ví nylon, gây thiệt hại hàng triệu đôla đã chuyển thành cái may khi tôi học từ sai lầm đó. Kim và tôi đã trúng số khi gặp Mike và sau đó là Sharon và có cô tham gia bắt đầu cho cuộc kinh doanh mới. Nếu không có sai lầm năm 1977 đó thì quan hệ hợp tác của Kim, Sharon, và tôi đâu có xảy ra vào năm 1997.

Michael Letcher là một luật sư tài ba nhưng anh ta lại tính phí rất cao. Anh là bằng chứng của cái gọi là tiền nào của nấy. Vì thế chúng tôi yêu cầu anh viết cuốn Protecting Your #1 Asset (Wamer Books) . Trong cuốn sách đó, bạn sẽ học được cách làm thế nào bảo vệ ý tưởng, sản phẩm, nhãn hiệu và logo của mình khỏi những tay “đạo tặc” nhan nhản trong thế giới này. Bạn sẽ cần tìm luật sư bảo vệ sáng chế cho mình. Nhưng học hỏi qua sách của Michael và chuẩn bị cho việc gặp mặt luật sư, bạn có thể tiết kiệm hàng ngàn đôla. Cuốn thứ hai của anh OPM, Other People’s Money (Wamer Books) chia sẻ các chiến lược khởi nghiệp và phát triển công ty của bạn bằng tiền và nguồn lực của người khác. Nếu không có tài năng và nhiều năm kinh nghiệm của Michael, công ty của tôi đã không có giá trị như ngày nay.

Một lý do nữa vì sao luật nằm ngay dưới sản phẩm trong Tam giác C -Đ là vì ý tưởng thường là tài sản quan trọng nhất của công ty. Công việc của luật sư là phải bảo vệ công ty, sản phẩm và tài sản trí tuệ – trước cả khi có sản phẩm hay việc kinh doanh. Nếu bạn là người có tư duy nhóm S, bạn cần sách của Michael Letcher và bảo vệ ý tưởng của mình, tài sản quan trọng nhất của bạn. Sách của anh nên có trong tủ sách của bất kỳ chủ doanh nghiệp nào. Mỗi khi có ý tưởng mới, hãy nói chuyện với luật sư hoặc xem qua sách của Michael trước khi chia sẻ hay kể nó với ai khác.
NÓI “KHÔNG”

Chàng kỹ sư trẻ nhìn có vẻ tốt. Anh ta cũng có dáng dấp của một nhà lãnh đạo doanh nghiệp thành công. Sản phẩm mới của anh ta cũng nhiều triển vọng. Thế nhưng tôi nói “Không, tôi nghĩ là sẽ không đầu tư vào chuyện làm ăn này.” Lưu lượng tiền mặt trong Tam giác C- Đ đã thể hiện điểm mạnh và điểm yếu của anh khi làm chủ doanh nghiệp. Tôi không nói “không” với sản phẩm hay ý tưởng của anh ta. Tôi nói “không” với anh ta. Anh ta vẫn còn phải làm thêm nhiều bài tập.

KHÔNG CÓ ĐẦU TƯ DỞ

Người cha giàu thường nói, “Không có đầu tư dở nhưng có rất nhiều nhà đầu tư dở.” Ông còn nói, “Không có cơ hội kinh doanh dở nhưng có rất nhiều chủ doanh nghiệp dở.” Theo ý tôi, chàng kỹ sư trẻ này có một ý tưởng hay cho một sản phẩm mới. Tuy nhiên, ý tưởng kinh doanh của anh ta lại không hay như thế.

Điều người cha giàu muốn gieo vào đầu chúng tôi là thế giới này đầy những cơ hội hàng triệu đôla. Vấn đề là số cơ hội hàng triệu đôla nhiều hơn số chủ doanh nghiệp triệu đôla. Vì thế mà lưu lượng tiền mặt lại quan trọng đến vậy. Nó không phải là chuyện của cơ hội mà là của chủ doanh nghiệp. Điều này đặc biệt đúng trong giai đoạn sáng tạo của công ty, khi công ty còn chưa nên hình nên dáng.
VÙNG BÁO ĐỘNG

Một lý do vì sao nhân viên ngân hàng không hỏi bạn bảng điểm ở trường, điểm trung bình hay bạn học ngành gì là vì anh ta không quan tâm đến trình độ học vấn của bạn. Anh ta chỉ quan tâm đến trình độ tài chính của bạn, điều này cho thấy mức độ trách nhiệm tài chính, bạn kiếm được bao nhiêu tiền, bạn tiêu tiền vào đâu, và bạn giữ lại được bao nhiêu mà thôi. Khi nhìn vào đề án tài chính, hoặc tốt hơn, các số liệu tài chính thật của một công ty đang tồn tại, tôi đã học cách tìm những chỉ số tương tự như thế. Khi nhìn vào số liệu, cả dự báo lẫn thực tế, có một số mục là vùng báo động cho tôi. Chúng là:

Không chỉ là lương tháng. Bạn có để ý là tôi nhìn vào mục này trước không. Nó nói với tôi nhiều điều về chủ doanh nghiệp. Nó cho tôi biết chủ doanh nghiệp quan tâm điều gì hơn: công ty hay đời sống riêng. Rất nhiều lần tôi thấy những ông chủ cưỡng bức, bỏ đói và hành hạ công ty của họ hơn là cho ăn và nuôi dưỡng nó. Một người bạn của tôi tư vấn cho một công ty bảo trì nhà cửa đang gặp khó khăn tài chính ở Denver. Công ty có những hợp đồng rất hời với các văn phòng và chung cư để giữ các bãi đậu xe sạch sẽ vào mùa hè và không đọng tuyết vào mùa đông. Chi phí thấp, mức lời cao, lẽ ra công ty phải ăn nên làm ra. Nhưng ngược lại công ty luôn bị thiếu tiền.

Điều tra kỹ, bạn tôi phát hiện ông chủ có những nhà nghỉ trượt tuyết đắt tiền ở Vail và Aspen với trăm thứ phải chi. Ngoài ra, công ty còn có xe hơi xịn và những bữa tiệc linh đình, tất cả đều tính vào chi phí của công ty. Tệ hại hơn, ông ta còn nói dối Sở thuế của bang và hành động của ông ta bắt đầu có xu hướng trốn thuế chứ không còn là tránh thuế nữa.

Khi bạn tôi đề nghị ông bán nhà và xe, cắt giảm chi phí và thuê một công ty kế toán tiếng tăm để làm êm chuyện thuế, bạn tôi bị sa thải. Ông chủ vẫn nghĩ công việc kinh doanh có chỗ sai gì đây. Đó là ví dụ rất rõ cho thấy một chủ doanh nghiệp đặt nhu cầu của mình lên trên nhu cầu của công ty. Những con số nói lên được cả về công ty và người chủ.

Chi phí tốt và đủ phí xấu. Đây là một trong những bài học quan trọng nhất của ngưởi cha giàu. Ông nói, “Lý do có quá nhiều người nghèo là vì họ tiêu pha nghèo. Hay nói cách khác, có chi phí tốt và chi phí xấu.” Ông giải thích, “Người giàu giàu lên là nhờ họ có những khoản chi làm họ thêm giàu. Người nghèo nghèo đi vì họ có những khoản chi làm họ thêm nghèo.” Nếu xét về chủ doanh nghiệp thì ông cho rằng, “Hầu hết đều không phải là những ông chủ giỏi vì họ lo tiết kiệm hơn là biết cách chi tiêu khôn ngoan.”

Một trong số lý do làm đổ sập công ty ví nylon của tôi là ý muốn tiết kiệm tiền thay vì chi 7.000 đôla cho phí luật sư cầu chứng. Khoản tiết kiệm vài ngàn đô đó hủy hoại công ty triệu đôla. Bài học cho tôi là học cách tiêu tiền để kiếm thêm tiền.

Một người bạn của tôi lúc nào cũng gặp khó khăn trong chuyện kinh doanh. Một lần ăn trưa, cô kể cho tôi là vừa mới chi 50.000 đôla trang trí lại căn hộ. Khi tôi hỏi đó có phải là căn hộ của cô thì cô mới nói, “Không. Mình làm gì có tiền trả trước một khoản lớn thế nên mình thuê thôi.” Khi tôi gặng hỏi tại sao cô lại tiêu chừng đó tiền cho một tài sản mà cô không sở hữu, cô nàng nổi đóa lên, “Thì tôi cần một nơi thật đẹp để sống chứ.” Đến lúc đó thì tôi tin mình hiểu được phần nào vì sao việc kinh doanh của cô luôn gặp khó khăn. Đơn giản là cô ta tiêu tiền một cách không khôn ngoan.

Một trong những lý do Tam giác C -Đ được đặt tên theo nhóm C và Đ trong Kim tứ đồ là vì một cá nhân ở phía bên phải của Kim tứ đồ phải biết cách tiêu tiền như thế nào và lấy lại tiền đó một cách có lợi. Một trong những nguyên do vì sao những người trong nhóm L và T của Kim tứ đồ khi làm chủ rất khó khăn đơn giản vì họ biết cách làm ra tiền nhưng lại không biết cách tiêu tiền và cách lấy lại số tiền nhiều hơn số đã tiêu. Khả năng tiêu tiền và lấy lại nhiều hơn rất quan trọng cho các chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư trong nhóm C và Đ của Kim tứ đồ.

Từ năm 1977 đến 2005, thị trường địa ốc “sốt”. Dù thị trường phát triển như thế, tôi vẫn gặp nhiều nhà đầu tư địa ốc không kiếm được tiền hay bất kỳ thu nhập thụ động nào. Với tôi, đó là dấu hiệu cho thấy người đó không biết cách tiêu tiền và lấy lại nhiều tiền hơn. Những người này khó mà là chủ doanh nghiệp giỏi hoặc họ cần học thêm các kỹ năng kinh doanh. Khi nhìn vào số liệu của một công ty, tôi tìm kiếm khả năng này, khả năng tiêu tiền và lấy lại nhiều hơn. Đây là một kỹ năng vô cùng quan trọng.

Bạo vì tiền. Người cha giàu nói, “Kinh doanh và bận rộn là hai thứ hoàn toàn khác nhau. Lý do nhiều người không làm chủ doanh nghiệp giỏi được là vì họ cứ bận suốt, làm việc vất vả mà chẳng kiếm được nhiều tiền. Một chủ doanh nghiệp phải làm ra tiền và tiền đó phải thể hiện ở lưu lượng tiền mặt trong Tam giác C-Đ.”

Cách đây vài năm, tôi có đọc bài báo về một cặp vợ chồng bị sa thải sau ngày 11 tháng 9. Cả hai đều là nhân viên tiếp thị lương cao, tổng thu nhập đến 250.000 đôla ở một công ty lớn tại New York. Sau một năm họ tự mở công ty chuyên về tiếp thị, công ty kiếm chưa được 26.000 đôla. Tại sao vậy? Tôi nghĩ nguyên nhân vì khi còn là những nhân viên lương cao vọi, họ không phải lo đến phần tài chính của công ty. Bây giờ là chủ doanh nghiệp, họ phải lo tất. Họ chợt nhận ra kỹ năng tiếp thị trong thế giới làm công không đảm bảo thành công về mặt tài chính khi ra đời.

Đột nhiên họ hiểu rằng làm chủ công ty không chỉ đơn giản là làm việc vất vả bận rộn, mà là các hoạt động của bạn được phản ánh trực tiếp ở tiền vào và tiền ra. Người cha giàu thường nói, “Một người làm công có thể được trả lương vì bận rộn. Còn một ông chủ được trả tiền vì kết quả.” Kết quả vẫn thường được biết đến như là phần cốt lõi. Vì thế mà lưu lượng tiền mặt là nền tảng của Tam giác C-Đ. Như người cha giàu nói, “Con không cần một két an toàn cho những cái cớ.”

Đối với tôi, vùng báo động chỉ ra chủ doanh nghiệp đang bị rối trong một phần nào đó của quá trình phát triển. Liệu chủ doanh nghiệp có học từ quá trình và tiến bộ lên hay tiếp tục bị kẹt?

Dấu hiệu cảnh báo vẫn là chuyện thường xảy ra trong cả cuộc sống lẫn kinh doanh. Bất cứ khi nào ai đó có dấu hiệu cảnh báo trong quá trình của họ, tôi lại lưu ý là cuộc sống cũng bị ảnh hưởng theo. Có thể là sức khỏe kém, xui xẻo, hay quan hệ xấu đi. Người cha giàu nói, “Chúng ta có thể chọn cách lắng nghe cảnh báo đó và học hỏi hoặc lờ nó đi. Nếu con chấp nhận dấu hiệu, quá trình có thể đổi hướng và một quá trình mới có thể bắt đầu.”

Cha ruột tôi hút từ hai đến ba gói thuốc mỗi ngày. Dấu hiện cảnh báo kéo dài gần hết cả đời ông. Nhưng ông không thèm chú ý đến nó và cuối cùng bị chẩn đoán ung thư phổi. Cuối cùng ông bỏ thuốc nhưng đã quá trễ. Một quá trình, kết thúc và một quá trình mới bắt đầu. Chặng đường tiếp theo đó là cuộc chiến vì sự sống và ông đã bại trận khoảng một năm sau.
TRƯỚC KHI BẠN THÔI VIỆC

Có một câu cũ rích rằng, “Đồng tiền biết nói còn báo cáo tài chính biết đi.” Đồng tiền “có trọng lượng” là trong báo cáo tài chính, ở dòng cuối cùng. Là chủ doanh nghiệp, bạn không cần phải là kế toán viên nhưng bạn phải hiểu kế toán. Trước khi bạn thôi việc, xin hãy nhớ hai điều:

1. Người làm công và những nhà tư vấn không chịu trách nhiệm chuyện tiền bạc, chủ doanh nghiệp lo chuyện đó.
2. Khi nhìn vào Kim tứ đồ, những người trong nhóm L và T

không được yêu cầu phải có báo cáo tài chính. Nhưng những người trong nhóm C và Đ bắt buộc phải có báo cáo tài chính. Tại sao? Vì đồng tiền biết nói và câu chuyện của nó thể hiện sự nhạy bén tài chính của những người trong nhóm C và Đ. Những cá nhân đó được đánh giá bởi thành công tài chính trong nhóm C và Đ.
SUY NGHĨ NHƯ MỘT CFO (GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH)
Nếu bạn muốn nâng cao kỹ năng tài chính ở lưu lượng tiền mặt trong Tam giác C-Đ, tôi đề nghị bạn hãy làm quen với trò chơi CASHFLOW và chơi thường xuyên. Trò chơi dạy bạn suy nghĩ như một CFO, một giám đốc tài chính, thành viên quan trọng trong bất kỳ ê-kíp lãnh đạo nào.
CHỦ DOANH NGHIỆP ĐỔ LỖI

Một giám đốc điều hành (CEO) hay chủ doanh nghiệp không thể đổ lỗi cho ai được. Cớ này cớ nọ hay đổ tội cho cấp dưới không bao giờ là chuyện nên làm. Đồng tiền nằm trong tay chủ doanh nghiệp hay CEO. Vì thế mà lưu lượng tiền mặt là nền tảng trong Tam giác C-Đ. Đó là chỗ đồng tiền nằm lại. Là chủ doanh nghiệp, bạn là người chịu trách nhiệm với cả Tam giác C-Đ. Vì thế, trước khi bạn thôi việc, luôn nhớ nơi nào đồng tiền nằm lại và nhớ rằng đồng tiền biết nói.

Bài học 4: Quá trình quan trọng hơn mục tiêu.

HIỆN TẠI BẠN ĐANG Ở ĐÂU?

Cha ruột tôi nói rằng bạn có thể có một tấm bản đồ tuyệt vời và điểm đến được ghi chú rõ trên đó, nhưng nếu bạn không biết bắt đầu từ đâu thì tấm bản đồ không giúp được gì cho bạn.

Để trở thành chủ doanh nghiệp, bạn cần trung thực với chính mình khi đánh giá bạn đang ở đâu. Như tôi đã nói trong chương trước, xác định vị trí của bạn ở từng kỹ năng trong năm yếu tố của Tam giác C-Đ và tạo một ê-kíp quanh bạn để khỏa lấp những điểm yếu của bạn.
TIỀN MẶT LÀ VUA

Hiểu lưu lượng tiền mặt và quản lý tiền mặt là việc hoàn toàn bắt buộc cho bất kỳ chủ doanh nghiệp nào. Chủ doanh nghiệp vẫn là người chịu trách nhiệm cho mọi lời lỗ. Mở công ty gần như luôn tốn kém hơn mức các chủ doanh nghiệp trù tính.
HIỂU VÒNG QUAY TIỀN MẶT ĐẶC TRƯNG TRONG
NGÀNH KINH DOANH CỦA BẠN

Nguồn tiền cùa bạn từ đâu?

• Bạn đang đầu tư bao nhiêu tiền?
• Bạn cần thu hút bao nhiêu vốn đầu tư?
• Bạn có mượn tiền để khởi nghiệp?

•Bạn có người hợp tác sẵn sàng sản xuất sản phẩm bằng tiền và những
nguồn lực của họ để hưởng một phần lợi nhuận.

• Khách hàng cửa bạn có trả ngay lúc mua không. Hay bạn cần gia hạn nợ?

• Nếu bạn cần gia hạn nợ cho khách hàng, mất bao lâu để thu lại nợ?

• Mức nợ xấu mà bạn có thể chấp nhận từ khách hàng?

• Mất bao nhiêu vòng sản phẩm để lưu lượng tiền đạt mức dương?

• Bạn có thể cấp phép sản xuất cho các công ty trong các ngành khác để thu phí bản quyền và để họ không cạnh tranh với bạn

• Bạn có thể cấp phép sản phẩm cho các công ty nằm ở những vùng lãnh thổ khác để thu phí bản quyền và để họ không cạnh tranh với bạn.

Bạn sử dụng tiền mặt làm gì?

• Bạn có ý tưởng cho sản phẩm?
• Bạn có bảo vệ sản phẩm của mình?

• Bạn có kế hoạch kinh doanh từ ý tưởng hay sản phẩm đó không?

• Bạn có cần trả tiền cho nhà tư vấn khi xin ý kiến của họ không?

• Bạn có cần làm hàng mẫu?

• Bạn có cần tìm nguồn hàng và nguồn cung cấp tốt?

• Bạn có thể đàm phán phương thức thanh toán và nhà cung cấp không?

• Bạn có cần văn phòng? Nhà kho? Xe cộ?

• Bạn cần nguồn cung cấp văn phòng loại gì?
• Bạn cần thiết bị văn phòng gì? Máy vi tính? Máy photocopy?
• Bạn cần bao lâu để sản xuất ra sản phẩm?

• Bạn cần bao nhiêu nhân công, ở mức lương nào, ở giai đoạn phát triển nào?

• Bạn và ê-kíp cần bao nhiêu lương trong giai đoạn đầu kinh doanh?
• Bạn cần bao nhiều tiền và khi nào cần để sản xuất ra sản phẩm?

• Bạn sẽ đóng gói sản phẩm như thế nào? Chi phí là bao nhiêu? Bạn tiếp thị sản phẩm như thế nào?

• Bạn có lập website không?

• Bạn có thiết lập hệ thống đặt hàng thanh toán bằng thẻ tín dụng không?

• Các tài liệu tiếp thị tốn hết bao nhiêu?

• Bạn sẽ lưu kho ở đâu?

• Chi phí vận chuyển hàng đến kho sẽ là bao nhiêu?

• Vòng sản phẩm để bảo đảm đủ hàng là bao nhiêu?

• Bạn nhận lệnh đặt hàng như thế nào?

• Bạn chuyển hàng theo đơn như thế nào?
• Bạn cần loại hình bảo hiểm nào? Chi phí bao nhiêu?
• Bạn giải quyết sản phẩm trả về như thế nào?

• Bạn thực hiện chăm sóc khách hàng như thế nào?

• Nếu bạn có nợ, lãi suất sẽ là bao nhiêu?

• Bạn sẽ qua bao nhiêu vòng sản phẩm cho đến lúc bắt đầu thu lời từ bán hàng?

Lên kế hoạch vòng tiền mặt

Tôi biết những câu hỏi này có vẻ đáng sợ nhưng chúng thật sự cần thiết cho những ai nghiêm túc muốn làm chủ doanh nghiệp. Một nhà đầu tư tiềm năng sẽ muốn những câu hỏi này được xem xét và có kế hoạch cụ thể, đảm bảo việc đáp ứng nhu cầu vốn của công ty là một phần không tách rời khỏi kế hoạch kinh doanh. Đây là lúc mà kỹ năng của một kế toán giỏi trở nên vô giá trong việc giúp bạn lên kế hoạch cho các yêu cầu về tiền mặt.

Tôi từng chứng kiến nhiều công ty thành công rơi vào khủng hoảng chỉ vì không lên kế hoạch chu đáo cho khoảng thời gian từ lúc chi tiền sản xuất sản phẩm đến khi thu được tiền từ khách hàng.

Ở một trong những công ty sách điện tử cho trẻ em do tôi điều hành, khoảng thời gian này là 14 tháng, vì chúng tôi phải trả tiền sản xuất trong 6 tháng cho thiết bị điện tử trước. Thêm hai tháng nữa để vận chuyển nó từ châu Á sang Hoa Kỳ và thêm sáu tháng nữa để bán và thu tiền về. Vòng tiền mặt mười bốn tháng quả là một thử thách to lớn và chu kỳ tiền mặt đó phải được theo dõi chặt chẽ. Chậm trễ ở vòng nào cũng có thể dẫn đến khủng hoảng tiền bạc. Chúng tôi làm việc chặt chẽ với các nhà cung cấp và rút ngắn được bước nào tốt bước đó.

Cả ngành hàng có thể thay đổi trong một khoảng thời gian ngắn hơn thởi gian để sản xuất sản phẩm, bán và thu hồi vốn.
Khi tiền mặt trở nên khó khăn
Khi tiền mặt trở nên khó khăn, chủ doanh nghiệp không còn tập trung kinh doanh và bắt đầu quan tâm đến cách để tồn tại.

1. “Thứ Sáu rồi mà mình vẫn không thể trả lương.”

2. “Tôi phải trả cho nhà cung cấp trước khi ông ta giao hàng mà giờ lại không có đủ tiền.”
3. “Tôi có nhiều khoản tiền sẽ nhận nhưng hiện tại trong tài khoản lại chẳng có đồng nào.”
4. “Ngân hàng vừa mới khóa khoản ký quỹ thẻ tín dụng của chúng tôi.”

5. Hay vợ bạn gọi đến nói, “Chúng ta cần tiền lương.”

Khi tôi bắt đầu nghe những câu này trong công ty, chúng là dấu hiệu báo động mà người cha giàu đã nói với Robert. Chủ doanh nghiệp sẽ bước vào thời kỳ khó khăn nếu anh ta không thể ngăn những kiểu nguy cấp tiền bạc này khỏi việc làm mất tập trung vào kinh doanh.
Thời gian là tiền bạc

Là một chủ doanh nghiệp, bạn hãy tự hỏi bạn sử dụng thời gian như thế nào. Lúc đầu, toàn bộ thời gian của bạn tập trung cho tương lai – phát triển sản phẩm và các hệ thống rồi mới bước vào kinh doanh. Đó là khoảng thời gian đầy hưng phấn, kích thích các chủ doanh nghiệp.

Khi công ty phát triển, nhu cầu về thời gian của chủ doanh nghiệp sẽ tự động thay đổi. Nhưng điều đó có nên chăng? Công việc hàng ngày trở nên quan trọng. Các vấn đề pháp lý và kế toán cần phải được quan tâm. Cho đến một ngày, anh ta chợt nhận ra mình mất tập trung cho tương lai của công ty. Nhất thiết phải có một ê-kíp những người giỏi có thể hỗ trợ bạn trong những nhu cầu của công ty.

Có một bài tập nhỏ rất tuyệt tôi học từ một người bạn mà anh ta cũng học nó trong một khóa học nào đó. Tôi rất muốn chỉ cho bạn nguồn nhưng mà thật tình tôi cũng không biết ở đâu. Bạn hãy tự trả lời những câu hỏi này…
…vì chúng liên quan đến việc kinh doanh của bạn

Bạn đang dành bao nhiêu thời gian cho tương lai? %
Bạn đang dành bao nhiêu thời gian cho hiện tại? %
Bạn đang dành bao nhiêu thời gian cho quá khứ? %
Tổng thời gian 100 %

Để phân tích thời gian của bạn, tôi phân loại như sau:

Tương lai – tiếp thị, quan hệ công chúng, nghiên cứu và phát triển, các mối hợp tác chiến lược, giấy phép, các hợp đồng mới, các phương án và yêu cầu tiền, các vấn đề pháp lý tốt. (Xem thêm phần chi phí pháp luật tốt và chi phí pháp luật xấu.)

Hiện tại – nhận đơn đặt hàng, chuyển vận và giao nhận, chăm sóc khách hàng, các yêu cầu về tiền.

Quá khứ – kế toán, các vấn đề pháp luật xấu, các yêu cầu thủ tục với chính quyền địa phương và trung ương hay các cơ quan quản lý, đánh giá nhân viên.

Đâu là câu trả lời đúng?

Là một sinh viên hạng A, tôi nhận thức được khao khát có câu trả lời “đúng” ngay lập tức. Không may là câu trả lời đúng cho trường hợp của bạn lại chưa hẳn giống với câu trả lời đúng cho trường hợp của tôi. Vì thế tôi khuyến khích các chủ doanh nghiệp dành hơn nửa thời gian của mình làm việc cho tương lai công ty và xây dựng một ê- kíp mạnh để họ tập trung giải quyết các vấn đề hiện tại và quá khứ. Có lúc, chủ doanh nghiệp phải dành đến hơn 80% thời gian cho tương lai. Khi khó khăn nảy sinh, người chủ cần tập trung vào vấn đề của hiện tại hay quá khứ, cần có cách cho phép những người khác trong ê-kíp của bạn tập trung cho tương lai.
Chi phí pháp luật tốt và chi phí pháp luật xấu

Robert nói không gì phí tiền cho bằng kiện tụng. Tuy nhiên, cần thấy rõ ranh giới giữa tiền tiêu phí cho chuyện kiện tụng không đáng với chi phí pháp luật trong Tam giác C-Đ.

Cũng giống như sự khác biệt giữa “nợ tốt” và “nợ xấu,” các hóa đơn pháp lý cũng có sự khác nhau.

Một khoản nợ giúp bạn mua một tài sản kiếm ra nhiều tiền hơn thì đó là nợ tốt. Cũng như vậy, chi phí pháp luật giúp bạn xây dựng nền tảng công ty, lập công ty, viết những hợp đồng cẩn thận, chính xác, không mù mờ, đăng ký hay duy trì quyền sở hữu trí tuệ và tạo ra các mối hợp tác kinh doanh vững chắc là các khoản phí “tốt.” Khoản tiền đó sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền hay có thể mang lại cho bạn tiền trong tương lai.

Vay tiền chỉ để thỏa mãn nhu cầu mua một thứ vớ vẩn gì đó thì là nợ xấu. Cũng như thế, số tiền cho các dịch vụ pháp luật làm cho bạn tốn kém hay không giúp bạn kiếm được tiền trong tương lai thì đó là chi phí pháp luật “xấu”. Ví dụ, tiền cho kiện tụng thường là chi phí “xấu” vì hiếm khi kiện tụng mang lại tiền cho bạn.

Dĩ nhiên vẫn có những trường hợp chi tiền kiện tụng là chuyện hoàn toàn hợp lý và thực tế là đôi lúc nhất thiết vì sự sống còn của công ty. Ví dụ có những lúc cần kiện để giữ được những quyền lợi giá trị (và giữ để khỏi mất doanh thu từ những quyền đó), và khi đó thì nó lại là chi phí “tốt.” Tuy nhiên, chuyện kiện tụng không phải là việc đơn giản, đặc biệt khi bạn hiểu rằng thường tiền chi ra coi như mất, không đem lại xu nào cho công ty. Đi kiện cực kỳ tốn kém và một khi đã khởi kiện bạn không đơn giản rút chân ra nếu tiến trình trở nên khó khăn. Sau một năm làm luật sư tranh chấp, tôi có thể nói rằng “kiện là trò thể thao của các vua” và “kiện giống như đi máy bay, một khi cất cánh bạn phải chấp nhận trả tiền cho cả chặng.”

Chúng ta hãy quay lại với so sánh giữa nợ và chi phí pháp luật. Có những trường hợp vay nợ để mua hay duy trì các tài sản không sinh lợi – “nợ xấu” theo định nghĩa của chúng tôi – lại hoàn toàn cần thiết. Ví dụ vay tiền để mua nhà cho bạn và gia đình có một chỗ ở là hoàn toàn hợp lý dù khoản vay này theo định nghĩa chúng tôi là nợ xấu. Vay nợ ngắn hạn để mua thuốc hay chữa bệnh khi bạn không đủ khả năng lo cho một thành viên trong gia đình cũng là chuyện phải làm. Hay giả sử bạn có con nhỏ và bạn cần vay tiền để làm một hàng rào quanh vườn ngăn cho chúng không đi ra đường. Dù khoản vay đó không phải là nợ tốt theo định nghĩa nhưng rõ ràng khoản nợ đó hoàn toàn cần thiết để bảo vệ con cái bạn. Nhận biết được loại nợ nào bạn đang vay thực sự quan trọng.

Các chi phí pháp luật không dáp ứng định nghĩa phí “tốt” của chúng tôi cũng tương tự như thế. Có những lúc bạn phải củng cố quyền lợi của mình vượt nguyên tắc hoặc như một sự cần thiết chiến lược. Ví dụ, có lúc cách duy nhất để giải quyết không bị xâm phạm là chiến đấu mà thôi. Nếu bạn không mặt đối mặt với kẻ xâm phạm thì bạn còn tiếp tục bị quấy nhiễu. Vì thế khởi kiện là cách duy nhất để ngăn các đối thủ “chôm chỉa.”
QUÁ TRÌNH LÀ GÌ?
Quay lại với bài học số 5 của Người cha giàu: Quá trình quan trọng hơn mục tiêu: Quá trình mà tôi đề cập trong phần này là quá trình quản lý tiền và quá trình quản lý thời gian của bạn. Quản lý chúng và tập trung vào tương lai rồi việc kinh doanh của bạn sẽ cứ thế tiến đến mục tiêu.
Bạn có nghiêm túc?
Nếu bạn thực sự muốn trở thành một chủ doanh nghiệp thành công, chúng tôi đề nghị bạn nghiên cứu kỹ Tam giác C- Đ. Trong cuốn Rich Dad’s You Can Choose To Be Rich, chúng tôi phân tích kỹ hơn nhiều về Tam giác C- Đ. Chúng tôi phân biệt suy nghĩ của người giàu, người nghèo và người trung lưu… và nhường phần chọn lựa con đường đi cho bạn. Cuốn sách này là cẩm nang cho những ai muốn trở thành chủ doanh nghiệp thành công. Để biết thêm thổng tin, xin xem ở trang: www.richdad.com/choosetoberich

Câu trả lời đúng nhất nằm trong tim bạn… không phải trong đầu


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.