Em phải đến Harvard học kinh tế
CHƯƠNG 11 (Hết)
VỀ THI GRE
Nếu bạn là một tốt nghiệp sinh đại học chính quy, chuẩn bị ghi tên dự thi vào Viện nghiên cứu sinh Hoa Kỳ hoặc Canada, phần lớn đều phải dự cuộc thi GRE (Graduate Record Examination tức là Thi thành tích nghiên cứu sinh). Có một số trường đại học đối với học sinh nước ngoài xin học chính quy đều nói rõ “Hoan nghênh các bạn cung cấp thành tích thi GRE”.
Nói chung đa số Viện nghiên cứu sinh đại học ở Hoa Kỳ đều lấy thành tích GRE làm căn cứ quan trọng để nhận nghiên cứu sinh. Thi GRE cũng là một loại thi tiêu chuẩn hóa do Trung tâm thi ETS của Hoa Kỳ thiết lập ra. Trong nước, mỗi năm tổ chức 5 lần thi GRE, đặc điểm ghi tên và đặc điểm thi giống như TOEFL. Số lần tham gia thi không hạn chế, do đó số thí sinh có thể tham gia nhiều lần thi cho đến khi đạt được thành tích vừa ý mới thôi.
Thời gian cho mỗi lần thi GRE là một ngày. Buổi sáng là trắc nghiệm học lực, bao gồm tiếng Anh và hai môn Toán học và Lô-gíc học. Nội dung thi buổi chiều là trắc nghiệm chuyên ngành, tổ chức chia thành 20 ngành nghề chuyên môn.
Trong đó có 9 chuyên ngành còn chia thành bộ môn để khảo sát. Mỗi thí sinh đều phải tham gia trắc nghiệm năng lực là trắc nghiệm chuyên ngành mà người đó định xin vào học.
Nhìn chung nội dung trắc nghiệm năng lực không khó lắm. Các học sinh thuộc tất cả các bộ môn đều phải kiểm tra như nhau. Nhưng thành tích của môn Toán học hay Lô-gíc học tốt hay xấu đối với thí sinh về khoa học tự nhiên và xây dựng là rất quan trọng. Còn thành tích môn tiếng Anh giỏi hay kém đối với thí sinh khoa học xã hội cũng có giá trị cao.
Nội dung chủ yếu của các trắc nghiệm chuyên ngành là kiến thức cơ bản có liên quan đến chuyên ngành đó, cho nên thành tích này tốt hay xấu sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng nhận vào hay không. Là vì quyền lực nhận nghiên cứu sinh của các trường đại học ở Hoa Kỳ không phải thuộc về nhà trường mà nằm trong tay các giáo sư chuyên ngành và các khoa hữu quan. Mỗi giáo sư chuyên ngành đều đặc biệt coi trọng chuyên môn của mình, cho nên thí sinh đối với trắc nghiệm chuyên ngành cũng không thể đại khái được.
VỀ THI SAT VÀ ACT
Học sinh Trung Quốc khi điền vào đơn học đại học ở Hoa Kỳ thường gặp một vấn đề, hầu như học viện, trường đại học nào của Hoa Kỳ cũng đều yêu cầu người làm đơn cung cấp “thành tích thi Tiêu chuẩn hóa như SAT I, ACT, SAT II”.
Những thành tích thi tiêu chuẩn hóa là gì?
Các học viện, trường đại học Hoa Kỳ khi chiêu sinh, trừ những trường chuyên ngành đặc thù như Mỹ thuật, Âm nhạc, Kiến trúc có kỳ thi được tổ chức trực tiếp với người học ra, nói chung không tiến hành kỳ thi vào đại học. Ở Hoa Kỳ cũng không có kỳ thi chung thống nhất toàn thành phố hay toàn tỉnh do chính phủ tổ chức, cũng không giống như Trung Quốc tổ chức thi đại quy mô thống nhất trên toàn quốc mỗi năm một lần để lấy vào các trường đại học, cao đẳng. Ngoài ra, các trường đại học Hoa Kỳ nhận và thông báo sớm hơn Trung Quốc rất nhiều. Có khi học sinh còn đang học lớp 12 trung học (tương đương năm thứ ba cao trung của Trung Quốc) thành tích tốt nghiệp phổ thông trung học chưa có, thông báo nhận vào đại học đã gửi đến tay. Trong tình hình đó, trường đại học đương nhiên không thể kiểm tra thành tích tốt nghiệp phổ thông trung học của thí sinh. Nhưng ở Hoa Kỳ vẫn có một số biện pháp khảo sát tri thức văn hóa và trình độ kĩ năng của học sinh. Đó là thành tích tiêu chuẩn hoá.
Danh mục thi tiêu chuẩn hóa rất nhiều, trong đó SAT I (Scholastic aptitute Test – Thi về tư chất học sinh) phổ biến trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ, nhưng không giống thi đại học của Trung Quốc. Thi đại học của Trung Quốc là cùng một thời gian tiến hành thống nhất trong cả nước, còn thi SAT của Hoa Kỳ căn cứ vào múi giờ khác nhau, từ Đông sang Tây lần lượt tổ chức thi. Do Hoa Kỳ chia thành 4 múi giờ, bắt đầu thi sớm nhất là các khu vực miền đông, so với khu vực miền tây sớm hơn 3 giờ. Các môn thi cũng chỉ có hai môn: Tiếng Anh và Toán học. Thi SAT I mỗi năm được tham gia nhiều lần, có thể chọn lần đạt thành tích tốt nhất để điền vào đơn. Thi đại học ở Trung Quốc mỗi năm chỉ thi một lần (hiện nay đang thí điểm mỗi năm thi hai lần), nhưng ở Hoa Kỳ mỗi năm có 5 lần, thí sinh có thể tham dự thi nhiều lần, nhưng chọn một lần tốt nhất trong đó làm thành tích chính của mình. Nhưng có trường đại học không lấy lần thi có thành tích tốt nhất làm tiêu chuẩn chung mà lấy thành tích bình quân tất cả các cuộc thi làm thành tích của học sinh.
Thi ACT (Anerucab College Test – Thi vào trường đại học Hoa Kỳ). Loại thi này không phổ biến như SAT I, chủ yếu phát triển ở miền Nam và khu vực miền Trung – Tây Hoa Kỳ. Nội dung thi cũng gồm hai môn tiếng Anh và Toán học.
Ngoài ra, còn có một loại thi tiêu chuẩn hóa thường thấy nữa gọi là SAT II (Achievement Test – Thi về thành tựu). Lần thi này khó hơn hai lần trên, liên quan đến các môn toán học, Hóa học, Vật lý và Tiếng Anh. Học sinh có thể căn cứ vào yêu cầu đề xuất trong đơn xin học đại học chọn một môn cần phải thi. Nhưng tuyệt đại đa số trường đại học Hoa Kỳ đều không dùng SAT II làm căn cứ nhận vào học hay không mà sử dụng sau khi học sinh đã được vào học để xét miễn phải học một số môn cơ bản.
Đối với yêu cầu thành tích SAT I, ACT, SAT II đề xuất trong đơn xin vào học các trường đại học Hoa Kỳ, học sinh Trung Quốc làm như thế nào?
Thật ra biện pháp rất đơn giản, bạn có thể nói thẳng tình hình với các trường đại học mình xin vào học, nêu rõ là vì Trung Quốc không mở các kỳ thi tiêu chuẩn hóa như trên, cho nên học sinh Trung Quốc không thể nộp được các thành tích đó. Nhiều trường đại học sau khi tìm hiểu tình hình (đương nhiên họ không thể tìm hiểu được hết mọi chế độ giáo dục trên thế giới), nói chung họ đều thông cảm và cho phép học sinh Trung Quốc không phải nộp các bảng thành tích trên, đồng thời họ sẽ thông qua những phương pháp khác khảo sát trình độ thực của người làm đơn.
QUY LUẬT CHUNG VỀ XIN HỌC BỔNG
Đối với rất nhiều học sinh Trung Quốc, đi học ở một nước giàu có vẫn phải gắn bó chặt chẽ với việc xin tài trợ kinh tế. Dùng thu nhập của người Trung Quốc để đánh giá, tự chi phí để đi học rõ ràng rất đáng quý, nhưng nếu không xin trợ cấp kinh tế, nhiều người sẽ không đi học nổi.
Các trường đại học Hoa Kỳ, bao gồm cả các Viện Nghiên cứu sinh, cung cấp tài trợ kinh tế học sinh nước ngoài đại thể có những quy luật sau.
Giai đoạn chính quy tài trợ cho học sinh nước ngoài rất ít, tài trợ học bổng toàn phần lại càng ít hơn, cho nên cuộc cạnh tranh rất quyết liệt. Ngoài những học sinh rất ưu tú ra, nói chung người làm đơn không dễ dàng nhận được học bổng. Nhưng đây chỉ là đối với học sinh nước ngoài. Còn nếu là công dân Hoa Kỳ thì lại khác. Lấy ví dụ như trường Princeton, dù có những gia đình thu nhập hàng năm cao đến 15 vạn đô-la, vốn tài sản gia đình lên tới 40 vạn đô-la vẫn được coi như 2/3 học sinh hiện đang ở trường có mức vay dài hạn với lãi xuất thấp. Học xong đại học có thể dần dần trả hết trong vòng 10 năm. Một số gia đình học sinh Hoa Kỳ có thu nhập thấp hơn 4 vạn đô-la, cơ bản không phải đóng góp gì, có thể yên tâm học ở trường nổi tiếng cho đến khi tốt nghiệp. Các loại tài trợ đều không ghi thành khoản vay nhằm miễn cho học sinh phải chịu gánh nặng sau này. Tiền đề là bạn phải là học sinh ưu tú.
Nhưng khi sang giai đoạn nghiên cứu sinh, cơ hội cho học sinh nước ngoài được tài trợ tăng lên rõ rệt. Lý do là tổng số vốn do chính phủ Hoa Kỳ, các xí nghiệp và các tổ chức có nguồn vốn tài trợ khác hẳn với giai đoạn học đại học chính quy. Các giáo sư thường nắm quyền sử dụng kinh phí. Đối với nhiều chuyên ngành, học sinh Trung Quốc chỉ cần được nhận vào học nghiên cứu sinh là có thể nhận được tài trợ kinh tế với mức học bổng khác nhau.
Nhưng có những chuyên ngành không như thế. Ví như các ngành máy tính, y khoa, pháp luật dù là công dân Hoa Kỳ cũng không kiếm được tài trợ kinh tế, là vì nhà trường cho rằng sau khi tốt nghiệp, họ có cơ hội kiếm được nhiều tiền, do đó lúc học phải trả giá là một việc đương nhiên.
Căn cứ vào quy luật trên, đối sách của chúng ta phải như thế nào?
Đối với các gia đình Trung Quốc có đủ thực lực kinh tế đương nhiên có thể không nhận sự tài trợ kinh tế hạn hẹp, chỉ cần các điều kiện khác thích hợp dù giai đoạn học chính quy hay giai đoạn học nghiên cứu sinh đều có thể du học. Nhưng đối với học sinh Trung Quốc có nhiều hoàn cảnh khác nhau, phải dựa vào học bổng nhưng do giai đoạn chính quy, số học bổng lại rất ít thì không thể chuẩn bị cả hai tay. Trường hợp nếu nhận được học bổng rõ ràng thì quá tốt rồi, còn nếu không thì nên hoàn thành bài vở chính quy trong nước trước, sau đó lại ra nước ngoài xin học bổng nghiên cứu sinh, vẫn là một con đường hết sức rộng rãi.
Cho nên đối với nhiều học sinh Trung Quốc, sau khi vừa tốt nghiệp cao trung đã vội vàng ra nước ngoài du học, thì xin lưu ý, đồng thời với việc tích cực tranh thủ xuất ngoại, dù thế nào cũng không nên dễ dàng vứt bỏ cơ hội thi vào đại học trong nước.
CÁC LOẠI HỌC BỔNG
Học bổng các trường đại học Hoa Kỳ, nói chính xác là “Tài trợ kinh tế” (Financial Aid) tức là trường chấp nhận cho bạn miễn phải nộp một số loại phí sinh hoạt, cho nên từ nguồn gốc học bổng có thể chia làm ba loại.
Một loại là do bản thân nhà trường cấp, chủ yếu là xem xét về thành tích học tập.
Một loại khác là học bổng từ các xí nghiệp, các tổ chức nguồn vốn, hoặc tư nhân cung cấp hoặc chính phủ tài trợ, thường có điều kiện tiên quyết, như chỉ cung cấp cho công dân Hoa Kỳ hoặc được chỉ định về chủng tộc, tuổi tác hoặc giới tính… Tiêu chuẩn được chấp nhận học bổng cũng không chỉ giới hạn trong học tập, có thể nhấn mạnh đến tài năng lãnh đạo, tinh thần phục vụ vùng, người có tư chất đặc thù (thiên phú)… Tất cả đều theo bên xuất tiền quy định. Đối với các loại học bổng này, điều kiện đã được xác định, nhà trường cứ theo đó mà làm.
Học sinh Trung Quốc đi Hoa Kỳ du học thường xin tài trợ theo 4 hình thức dưới đây.
Đầu tiên là “miễn học phí” (Tuition – Waiver), có trường xem đó là một loại học bổng, có trường để riêng ra. “Miễn đóng học phí” dễ xin được nhưng học phí chỉ là một phần trong tổng số phải chi phí ở Hoa Kỳ.
Loại thứ hai là học bổng tài trợ (Fellowship). Ngoài việc miễn đóng các tạp phí như ăn ở, phí sách vở ra, nó còn giúp người được học bổng một số tiền tiêu vặt. Nhưng loại học bổng này tương đối quý. Cạnh tranh để nhận được học bổng này rất quyết liệt. Ngoài yêu cầu người xin học bổng phải có thành tích cao về thi TOEFL, còn phải có thành tích cao trong học tập ở trong nước, thư giới thiệu có giá trị mạnh.
Thứ ba là học bổng (Scholarship). Thành tích học tập là căn cứ chủ yếu để cấp học bổng này. Cùng một trường học nhưng lại đặt ra vài loại hoặc nhiều học bổng khác nhau. Số tiền cụ thể của học bổng tùy theo các loại tạp phí quy định của từng trường mà không giống nhau. Mức học bổng nói chung ít hơn học bổng tài trợ, nhưng tỷ lệ nhận được học bổng lại cao hơn.
Cuối cùng là học bổng hỗ trợ nghiên cứu và hỗ trợ giảng dạy (Research Assistantship and Teaching Assistantship). Tuyệt đại đa số Viện nghiên cứu của các trường đại học Hoa Kỳ đều có hai loại tài trợ kinh tế này. Người làm đơn có thể trực tiếp liên hệ tới Viện, Khoa các trường đại học có liên quan để được nhận tài liệu thuyết minh về loại học bổng trên. Trong tài liệu sẽ nói rõ về tư cách người làm đơn, thủ tục xin cấp và số tiền được hưởng.
THỦ TỤC XIN CẤP HỌC BỔNG
Trình tự xin cấp học bổng không có gì phức tạp, chỉ cần xem các bảng thành tích có liên quan, các biểu mẫu đơn xin học, thư giới thiệu gửi đến Văn phòng Tài trợ kinh tế (Financial Aid Office) của nhà trường là được. Cũng có trường do Văn phòng Chiêu sinh (Admisson Office) giải quyết. Bạn cũng có thể gửi thư trực tiếp cho các Khoa, Ban nghiên cứu của nhà trường, càng có thêm thuyết minh rõ ràng hơn về bạn.
Sau khi đã tập trung đầy đủ các tư liệu của người làm đơn xin học, các nhân viên công tác hữu quan sẽ bắt đầu tiến hành sơ thẩm, xem xét các thành tích học tập về trước của người làm đơn, thành tích thi tiêu chuẩn hóa như TOEFL, GRE có đạt giới hạn đề ra của trường hay không, nếu thấp dưới tiêu chuẩn thì loại ra ngay. Khi hồ sơ phù hợp với tiêu chuẩn tối thiểu sẽ trình các tài liệu của bạn lên Hội đồng xem xét. Đơn xin học bổng của bạn sẽ được quyết định theo kết quả bỏ phiếu của Hội đồng. Một số trường đại học nổi tiếng của Hoa Kỳ, học sinh muốn xin vào học đều phải trải qua một cuộc cạnh tranh rất kịch liệt. Do đó, mỗi khi đã được nhận vào học, nhà trường nói chung với mức độ khác nhau đều dành cho bạn học bổng. Hơn nữa một số Viện hoặc Khoa do có kinh phí dồi dào, những người xin làm nghiên cứu sinh hầu như người nào cũng được học bổng.
Mấy vấn đề cần lưu ý khi điền vào biểu xin tài trợ kinh tế.
Khi bạn điền vào các biểu mẫu có liên quan đến đơn xin học thì không nên chỉ điền vào “Biểu mẫu tài trợ kinh tế” (Financial Aid Form) mà trong đơn xin học phải điền rõ ràng ý định yêu cầu xin tài trợ kinh tế. Có trường còn quy định rõ ràng bằng văn bản: những học sinh khi nhập học không có đơn xin tài trợ kinh tế, về sau chỉ có trong trường hợp gia đình phát sinh tình hình đột biến rất lớn mới có đủ tư cách xin tài trợ kinh tế. Có trường hợp còn quy định cụ thể hơn: những học sinh khi vào học không có đơn xin tài trợ kinh tế, trong thời gian 4 năm học đại học đều không được xin trợ cấp học bổng.
Nhân viên công tác chiêu sinh sau khi xem trong đơn xin học có ý định xin tài trợ kinh tế, nhiều trường đại học đều gửi đến cho bạn một số biểu mẫu CSS để điền vào nộp cho họ tìm hiểu tình hình kinh tế của bạn.
Biểu mẫu CSS là một loại biểu mẫu có tính chất pháp định do Trung tâm về Học bổng của Hoa Kỳ đặt ra. Tên cụ thể của biểu mẫu này là “Đơn xin tài trợ kinh tế của học sinh nước ngoài” (Foreign Student Financial Aid Application). Ngoài một số rất ít ngoại lệ, học sinh nước ngoài cần làm đơn xin tài trợ kinh tế của trường đại học Hoa Kỳ đều phải điền vào biểu mẫu này. Nội dung cần điền gồm 6 phần:
1. Tình hình cơ bản của bản thân người làm đơn
2. Tình hình cơ bản của bố mẹ người làm đơn
3. Tình hình kinh tế của cá nhân người làm đơn
4. Tình hình tài sản của bố mẹ người làm đơn
5. Tình hình chi tiêu của gia đình người làm đơn
6. Tình hình nhu cầu phí tổn giáo dục…
Tất cả 30 vấn đề cụ thể, là một dịp tìm hiểu toàn diện tình hình kinh tế và tình hình chung về gia đình của người làm đơn và đó cũng là một trong những căn cứ quan trọng để có được hưởng học bổng hay không.
Các bạn độc giả thân mến, khi kết thúc toàn bộ cuốn sách chúng tôi rất chân thành hi vọng cuốn sách này có được ít hoặc nhiều sự giúp đỡ đối với các bạn hoặc con cái các bạn. Chúng tôi cũng rất hoan nghênh bạn gửi thư và cho chúng tôi biết cảm nghĩ và ý kiến của bạn đối với quyển sách.
Địa chỉ e-mail của chúng tôi: [email protected]
JAIST Ngày 18 tháng 2 năm 2011
Tặng vợ và con yêu
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.