Hai Số Phận
Chương 5: 1931 – 1952
Albel đang chú ý xem một mẩu tin nói về ngân hàng Lester, Kane và Công ty trong trang tài chính của tờ Diễn đàn Chicago.
Phần lớn trên trang báo là những bài dự đoán về hậu quả của việc Nhật tiến công vào Trân Châu Cảng Giá như mẩu tin ngắn kia không kèm theo một bức ảnh nhỏ chụp William Kane từ xưa, tức là hồi Abel đến gặp anh ta ở Boston cách đây hơn mười năm, thì có lẽ Abel cũng bỏ qua không để ý đến. Rõ ràng trong tấm ảnh này Kane còn quá trẻ, không tương xứng với nội dung tin mô tả anh ta như một chủ tịch xuất sắc của ngân hàng Lester, Kane và Công ty mới thành lập Trong bài còn dự đoán:
Ngân hàng mới này, sáp nhập Lester ở New York với Kane và Cabot ở Boston là hai ngân hàng đã có lịch sử lâu đời, rất có thể sẽ trở thành một trong những thể chế tài chính quan trọng nhất ở Mỹ. Theo bán báo cáo được biết, chứng khoán sẽ nằm cả trong tay khoảng hai chục người có liên quan hoặc có dính dáng chặt chẽ với hai gia đình nói trên.
Abel lấy làm hài lòng với mẩu tin này. Anh tin chắc là bây giờ Kane không còn kiểm soát được toàn bộ. Anh đọc lại mẩu tin. Vậy là từ hồi hai người so kiếm với
nhau đến giờ, William Kane rõ ràng đã leo cao hơn nữa rồi. Nhưng Abel đâu có kém. Và bây giờ anh biết là mình còn món nợ cũ phải thanh toán với con người mới làm chủ tịch ngân hàng Lester này đã.
Trong hơn mười năm qua, Công ty Nam tước đã làm ăn rất khám khá. Abel đã trả xong các khoản tiền vay của người ủng hộ mình trước đây, thực hiện đúng những điều đã ký kết, tức là chỉ trong mười năm trả hết nợ và hoàn toàn làm chủ các tài sản của công ty.
Vào cuối quý của năm 1939, không những Abel đã trả hết nợ mà lợi nhuận của năm 1940 xem ra còn vượt cả mức dự kiến đến hơn nửa triệu đô la. Thành tích này trùng hợp với việc mở thêm hai khách sạn Nam tước, một ở Washington và một ở San Francisco.
Mặc dầu trong thời kỳ này Abel không còn là một anh chồng tận tụy như trước, mà phần lớn là do Zaphia không thích đuổi theo những tham vọng của chồng, nhưng anh vẫn rất nâng niu cô con gái của mình. Zaphia muốn có đứa con thú hai để đỡ cám thấy quá rảnh rỗi, đã giục anh cứ thử đi khám bác sĩ xem sao. Nhưng đến khi Abel được cho biết là tinh trùng của anh quá yếu, có lẽ do ốm đau và ăn uống quá kham khổ từ hồi bị quân Đức và quân Nga chiếm đóng trước kia, anh đành coi chỉ có Florentyna là đứa con duy nhất, từ bỏ hy vọng có thêm con trai và từ nay dành hết mọi thứ cho cô con gái vậy.
Danh tiếng của Abel bây giờ đã lan ra khắp nước Mỹ. Báo chí thường chỉ nhắc đến tên anh như “Nam tước Chicago” thôi. Anh không còn bận tâm đến những lời chế giễu sau lưng. Bây giờ Wladek Koskiewicz đã thành đạt, và điều quan trọng là anh sẽ đứng vững với sự nghiệp ở đây. Lợi nhuận của mười ba khách sạn trong năm tài chính vừa qua đã suýt soát một triệu đô la, nếu cộng với vốn cũ dôi ra nữa là bây giờ anh có thể quyết định về một chính sách bành trướng được rồi.
Bất ngờ, Nhật tiến công Trân Châu Cảng.
Kể từ ngày 1 tháng 9 khủng khiếp của năm 1939 khi quân đội Quốc xã tiến đánh Ba lan rồi sau đó chạm trán với quân Nga ở Brest Litovsk và một lần nữa đất nước của anh lại bị chia cắt, Abel đã gửi rất nhiều tiền cho Hội Chữ thập đỏ Anh để cứu trợ quê hương. Anh đã tiến hành một cuộc đấu tranh quyết liệt cả với đảng Dân chủ và với báo chí, để đẩy nước Mỹ lừng khừng phải tham gia vào cuộc chiến, dù cho sau đó họ có đứng về phía quân Nga đi nữa. Nhưng mọi cố gắng của anh cho đến lúc này đều vô hiệu. Rồi vào cái ngày chủ nhật của tháng Chạp ấy, với các trạm đài ở khắp nước đều tường thuật ầm ĩ về cuộc tiến công bất ngờ của Nhật, Abel biết chắc là đến bây giờ thì Mỹ phải nhảy vào cuộc chiến rồi. Ngày 11 tháng Chạp, anh nghe Tổng thống Roosevelt thông báo với quốc dân rằng Đức và Ý đã tuyên chiến với Mỹ. Abel rất muốn vào quân đội đi chiến đấu. Nhưng trước hết anh phải có lời tuyên bố chiến tranh riêng của mình đã, vì vậy anh gọi đến cho Curtis Fenton ở Ngân hàng
Continental. Nhiều năm qua, Abel đã dần dần tin ở những điều dự đoán của Fenton, và bây giờ anh vẫn còn giữ ông ta trong ban giám đốc của Công ty Nam tước mặc dầu tự anh đã hoàn toàn kiểm soát được tình hình. Anh làm như vậy đề duy trì mối quan hệ chặt giữa Công ty Nam tước với Ngân hàng Continental mà thôi.
Curtis Fenton ra nghe máy, giọng nói vẫn rất lễ độ.
Nhờ ông xem giùm tiền dự trữ của công ty ngoài tài khoản là bao nhiêu, – Abel
nói.
Curtis Fenton lấy ra một hồ sơ ngoài bìa đề “Tài khoản số 6”. Trước nay ông vẫn đề tất cả những gì liên quan đến Rosnovski vào cùng một hồ sơ. Ông liếc nhìn qua vài con số.
Khoảng dưới hai triệu đô-la, – Ông nói.
Tốt, Abel nói. – Tôi muốn ông xem giùm cái ngân hàng mới thành lập có tên là Lester, Kane và Công ty ông tìm giúp tên tuổi từng cổ đông trong đó, xem mỗi cổ đông chiếm tỷ lệ bao nhiêu và xem họ muốn bán những cổ phiếu ấy không. Nhưng ông không được để cho chủ tịch ngân hàng là William Kane được biết chuyện này, và cũng không nhắc gì đến tên tôi cả.
Curtis Fenton nín thở, không nói gì. Ông tỏ ra rất ngạc nhiên. May mà nói chuyện điện thoại nên Abel Rosnovski không thấy được vẻ mặt của ông. Tại sao Abel Rosnovski lại muốn đổ tiền vào đây, và chuyện đó liên quan gì đến William Kane? Fenton cũng đã đọc Nhật báo phố Wall có bài nói về việc sáp nhập hai ngân hàng tư nhân nổi tiếng đó rồi. Ông đang còn lo về chuyện Trân Châu Cảng và việc vợ Ông nhức đầu, giá như Ronovski không gọi điện thoại yêu cầu về chuyện này thì ông đã quên khuấy đi mất, lẽ ra phải có bức điện mừng gửi cho William Kane rồi. Ông lấy bút chỉ ghi vài chữ vào dưới hồ sơ Công ty Nam tước trong khi vẫn nghe Abel dặn.
Sau khi ông đã có đủ các chi tiết rồi, tôi muốn được ông thông báo lại bằng miệng chứ không nên viết trên giấy.
Vâng, thưa ông Rosnovski.
Hẳn là giữa hai người này có chuyện gì với nhau rồi, Curtis Fenton nghĩ bụng.
Nhưng mình cũng chẳng cần biết làm gì.
Abel nói tiếp :
Tôi cũng muốn được ông thêm vào báo cáo hàng quý những chi tiết về tất cả những gì ngân hàng Lester công bố, và cả những công ty liên quan đến họ nữa.
Tất nhiên rồi, ông Rosnovski.
Xin cảm ơn ông, ông Fenton. Nhân đây tôi xin nói để ông biết bộ phận nghiên cứu thị trường của tôi có khuyên tôi nên mở thêm một khách sạn Nam tước ở Montreal.
ông không lo là có chiến tranh sao, ông Rosnovski?
Trời ơi, việc gì phải lo. Nếu bọn Đức đến được Montreal thì ai cũng phải đóng
cửa hết, kể cả ngân hàng Continental của ông. Dù sao, lần trước chúng ta đã đánh bại bọn khốn kiếp ấy rồi, lần này tất nhiên sẽ đánh bại nữa. Chỉ có điều khác là lần này thì tôi có thể tham gia hành động được. Thôi chào ông, ông Fenton.
Mình chẳng hiểu được đầu óc Abel Rosnovski đang nghĩ gì, Curtis Fenton bỏ máy xuống tự hỏi. Ông chợt nghĩ về những yêu cầu của Abel với chi tiết các chứng khoán trong ngân hàng Lester. Điều này khiến ông lo ngại. Mặc dầu William Kane không còn gì liên quan đến Rosnovski nữa, nhưng Fenton vẫn sợ rằng nếu khách hàng của mình nắm giữ được tình hình cổ phiếu của ngân hàng Lester thì không biết rồi sẽ ra sao? ông quyết định không nói cho Rosnovski biết về nỗi lo ngại đó của mình. Ông tính rồi thế nào cũng có ngày một trong hai người đó sẽ giải thích cho ông biết là họ đang tính toán chuyện gì.
Abel cũng nghĩ không biết mình có nên nói cho Curtis Fenton biết tại sao mua chứng khoán của Lester không. Nhưng rồi anh nghĩ càng ít người biết về kế hoạch của mình càng tốt.
Anh tạm gạt bỏ William Kane sang một bên, không nghĩ đến nữa. Anh bảo thư ký đi tìm George, mới đây cũng được cử làm phó chủ tịch công ty Nam tước. Anh ta đã cùng khấm khá lên với Abel và hiện nay là người được Abel tin cậy nhất. Ngồi trong phòng làm việc trên tầng thứ bốn mươi hai của khách sạn Nam tước Chicago, Abel nhìn xuống hồ Michigan, nơi được người ta mệnh danh là Bờ biển Vàng. Lúc này đầu óc anh đang nghĩ về đất nước Ba lan. Anh tự hỏi không biết mình sẽ còn sống được để thấy lại tòa lâu đài nữa không. Abel biết sẽ không bao giờ còn về sống ở Ba lan được nữa, nhưng vẫn muốn tòa lâu đài ấy được trả về cho mình. Cái ý nghĩ về quân Đức hoặc quân Nga lại một lần nữa chiếm đóng quê hương tươi đẹp của mình khiến anh muốn… Đang nghĩ thế thì George bước vào.
– Muốn tìm tôi ư, Abel?
George là người duy nhất trong công ty dám gọi Nam tước Chicago bằng tên tục. Ừ, Liệu anh có thể quản được tất cả các khách sạn trong ít tháng nếu tôi phải đi
vắng xa không – Được chứ, – George nói. – Sao, anh đi nghỉ à?
Không, – Abel đáp. Ra trận.
Sao? – George hỏi. – Sao?
Sáng mai tôi đi New York đăng lính.
Anh điên à? Có thể chết đấy – Chết sao được, – Abel đáp. – Nhưng mình sẽ phải giết mấy tên Đức. Bọn khốn kiếp ấy trước kia đã không tóm được mình thì lần này cũng chẳng tóm được đâu George vẫn phản đối. Anh ta bảo không có Abel thì nước Mỹ vẫn chiến thắng được. Zaphia cũng phản đối.
Cứ nói đến chiến tranh là chị ta ghét rồi. Florentyna, lúc này đã gần tám tuổi, không hiểu chiến tranh là thế nào, nhưng biết lần này bố đi xa và đi lâu Lên cô bé khóc váng lên.
Mặc dầu nhiều người phản đối, Abel vẫn nhảy lên chuyến máy bay đầu tiên đi New York vào ngày hôm sau. Cả nước Mỹ như đang kéo nhau đi khắp ngả.
Anh đến thành phố chỉ thấy toàn những thanh niên mặc quần áo ka-ki màu xanh nước biển đang từ biệt cha mẹ vợ con và người yêu. Ai cũng nói với nhau – Tuy trong bụng không tin – Rằng chiến tranh chỉ trong mấy tuần nữa là kết thúc.
Abel đến khách sạn Nam tước New York vừa gặp lúc ăn tối. Phòng ăn đầy chặt những thanh niên. Các cô gái bíu chặt lấy những chàng trai, hoặc là lính bộ, lính thủy, hoặc là không quân, trong khi đó vang lên tiếng hát của Frank Sinatra và kèn trống của dàn nhạc Tommy Dorsey. Abel nhìn những người trẻ tuổi trên sàn nhẩy ấy, trong bụng nghĩ không biết trong số họ sẽ còn bao nhiêu người được dịp hưởng một tối vui như thế này nữa. Anh không thể không nhớ đến lời giải thích của Sammy trước đây khi ông ta trở thành người phụ trách nhà ăn ở khách sạn Plaza như thế nào. Ba người đi trước ông ta từ mặt trận phía Tây trở về mỗi người chỉ còn một chân. Trong lớp người trẻ tuổi đang nhảy ở đây, không ai hiểu được chiến tranh thực sự là thế nào. Anh không thể nào cùng chia vui với họ được. Anh trở về phòng.
Sáng hôm sau anh mặc vào người một bộ đồ sẫm và đi xuống phòng tuyển quân ở Quảng trường Thời đại Anh đã phải xuống New York đê đăng linh vì sợ Ở Chicago sẽ có người nhận ra anh mà không cho. Ở đây còn đông người hơn cả ở sàn nhảy đêm trước, nhưng không có ai bíu lấy ai cả. Anh không thể không nhận thấy mọi người khác đều có vẻ khỏe mạnh hơn anh nhiều. Gần hết buổi sáng Abel mới được đưa cho một tờ khai. Anh nghĩ bụng việc này nếu là ở chỗ mình thì chỉ mất mấy phút. Rồi sau đó anh lại phải xếp hàng hơn hai tiếng đồng hồ nữa, chờ đến lượt một viên thượng sĩ hỏi anh làm nghề gì:
Quản lý khách sạn, – Abel nói, rồi liền đó kể cho ông ta nghe kinh nghiệm anh đã trải qua trong cuộc chiến tranh lần trước. Viên thượng sĩ yên lặng nghe một anh chàng vừa béo vừa lùn đứng trước mặt mình nói những điều ông ta không tin được. Giá như Abel xưng mình là Nam tước Chicago thì có thể ông kia không nghi ngờ gì lắm về chuyện tù tội và bỏ trốn của anh.
Nhưng Abel lại không nói gì về điều đó, vì anh không muốn được ưu đãi gì hết. Sáng mai anh sẽ kiểm tra sức khỏe, – Viên thượng sĩ tuyển quân chỉ nói thế sau khi
Abel độc thoại một hồi. Rồi, như để nói thêm cho ‘đủ phận sự, ông ta bảo: Cảm ơn anh đã tình nguyện.
Hôm sau Abel lại phải chờ mấy tiếng đồng hồ nữa mới được khám sức khỏe. Bác sĩ nói thẳng là tình hình của Abel không ra gì. Từ nhiều năm nay, do địa vị và thành công của anh, không ai dám bình luận gì về con người của anh cả. Bây giờ bỗng bác sĩ liệt anh vào loại 4, tức là loại bị loại, khiến anh sửng sốt.
Anh quá cân, mắt kém và lại thọt Nói thật nhé, Rosnovski, anh không thể vào quân đội được. Chúng tôi không thể lấy những người lính mà chưa trông thấy địch đã
có thể bị đau tim rồi. Nhưng như thế không có nghĩa là chúng- Tôi không thể dùng đến những năng lực của anh, nếu anh quan tâm thì có rất nhiều những việc liên quan đến giấy tờ để làm trong chiến tranh đấy.
Abel chỉ muốn đấm cho ông ta một cái, nhưng anh biết làm thế cũng chả được vào lính.
Không cảm ơn ông, – Anh nói. – Tôi muốn chiến đấu chống bọn Đức chứ không phải là viết thư cho chúng.
Anh thất vọng quay trở về khách sạn, nhưng rồi đến tối anh lại nghĩ mình vẫn còn có cơ hội. Hôm sau, anh đến một trạm tuyển quân khác, nhưng kết quả vẫn như trước và lại quay về khách sạn. Ông bác sĩ khác có lễ độ hơn một chút, nhưng ông ta vẫn kiên quyết như bác sĩ trước vậy, và Abel lại bị liệt xuống loại 4. Abel thấy rõ nếu cứ trong tình trạng sức khỏe như hiện nay thì người ta chẳng cho anh đi chiến đấu chống bất cứ ai.
Sáng hôm sau, anh tìm đến một nhà thể dục ở phía Tây đường 57, thuê một huấn luyện viên làm như thế nào đó để thay đổi được tình trạng sức khỏe của anh.
Ba tháng liền, anh tập luyện đủ các môn, đánh bốc, đánh vật, chạy, nhảy, cử tạ, và cả nhịn đói nữa. Đến một lúc, huấn luyện viên bảo anh là không thể nào khỏe hơn và gầy hơn thế được nữa. Abel trở lại phòng tuyển quân làm lại bản khai dưới cái tên Wladek Koskiewicz. Lần này là một viên thượng sĩ khác có vẻ hy vọng hơn, còn bác sĩ khám thì thử đi thử lại nhiều lần, cuối cùng cho anh vào danh sách dự bị, chờ khi nào cần sẽ gọi.
Nhưng tôi muốn ra trận ngay bây giờ, – Abel nói.- Tôi muốn diệt cái bọn khốn kiếp ấy.
Chúng tôi sẽ liên hệ với anh, Koskiewicz, – Viên thượng sĩ nói. – Anh hãy giữ sức khỏe cho đầy đủ, sẵn sàng. Chưa thể biết lúc nào chúng tôi sẽ cần đến anh.
Abel bực mình bỏ ra ngoài. Anh nhìn nhiều người Mỹ khác trẻ hơn, gầy hơn, đang được nhận vào lính ngay. Anh đang bước qua cửa chưa biết sẽ làm gì tiếp thì đụng ngay phải một người cao lớn dữ tợn mặc quân phục và trên vai có nhiều sao.
Tôi xin lỗi, Abel nhìn lên nói và lùi lại.
Này anh, – Ông tướng nói.
Abel vẫn cứ đi, nghĩ bụng không phải ông ta nói với mình, vả lại chả có ai còn gọi mình như thế nữa, mặc dầu đến bây giờ anh cũng chỉ mới ba mươi lăm tuổi ông tướng kia lại gọi.
Này anh, – Ông ta nói to hơn Lần này Abel quay lại.
Tôi à? – Anh hỏi.
Phải, anh.
Abel bước đến chỗ ông tướng.
– Xin mời ông đến chỗ tôi, ông Rosnovski.
Chết cha, Abel nghĩ bụng. Ông ta biết mình là ai rồi, thế là bây giờ không ai cho mình ra trận nữa.
Phòng làm việc tạm thời của ông tướng đó ở ngay sau ngôi nhà. Đó chỉ là một căn phòng nhỏ có chiếc bàn với hai ghế gỗ, tường sơn xanh đã tróc đi một ít và cửa luôn luôn để mở. Đến một nhân viên xoàng nhất của khách sạn Nam tước anh cũng không để cho phải ngồi làm việc trong một căn phòng như thế này được.
Ông Rosnovski, – Ông tướng nói bằng một giọng sang sảng, – Tôi là Mark Clark, chỉ huy quân đoàn 5 của Mỹ. Tôi ở đảo Govemon vừa về đây một ngày để kiểm tra tình hình, bỗng thế nào lại gặp ông ở đây, thật là thú vị. Từ lâu tôi vẫn khâm phục ông lắm.
Chuyện của ông làm bất cứ người Mỹ nào cũng phải lấy làm hài lòng. Xin cho biết, ông ở trạm tuyển quân này làm gì thế?
Thế ông tưởng tôi làm gì? – Abel nói. – Tôi xin lỗi, tôi thật là vô lễ, nhưng không có ai nhận cho tôi tham gia làm gì trong cuộc chiến tranh khốn kiếp này cả.
Thế ông muốn làm gì trong cuộc chiến tranh khốn kiếp này? – Viên tướng hỏi.
Vào quân đội và đi đánh bọn Đức.
Làm lính bộ binh ư? – Viên tướng không tin hỏi lại – Vâng, – Abel đáp. – Ông chả cần đến từng người một đó sao?
Tất nhiên rồi, – Viên tướng nói. – Nhưng tôi có thể dùng tài năng đặc biệt của ông vào những việc tốt hơn là lính bộ binh nhiều chứ.
Tôi sẽ làm bất cứ gì, – Abel nói. – Bất cứ gì.
ông có làm ngay bây giờ được không? – Viên tướng nói. – Và bất cứ gì chứ Nếu như tôi yêu cầu ông nhường khách sạn ở New York cho quân đội dùng làm sở chỉ huy
đây, thì ông nghĩ sao? Vì, nói thật với ông, ông Rosnovski ạ, như vậy còn có ích cho chúng tôi nhiều hơn là đích thân ông giết được hơn chục thằng Đức.
Cho ông toàn quyền dùng khách sạn Nam tước, – Abel nói. – Vậy bây giờ ông có cho tôi ra trận không ?
Thế là ông điên đấy, ông biết không? – Tướng Clark nói.
Tôi là người Ba lan, – Abel nói, và hai người cùng cười Abel nói tiếp bằng một giọng nghiêm túc. – Ông nên biết tôi sinh ra gần Slonim, ở Ba lan. Tôi đã chứng kiến bọn Đức đến chiếm nhà tôi, bọn Nga hiếp chị tôi. Sau đó tôi trốn khỏi được trại khổ sai của Nga và may mắn mà chạy sang được đến Mỹ. Tôi có điên đâu Đây là đất nước duy nhất trên thế giới anh có thể đến mà trong tay không có gì và trở thành triệu phú nếu chịu làm việc vất vả, không kể quá khứ của anh là thế nào. Bây giờ bọn khốn kiếp ấy lại muốn một cuộc chiến tranh nữa. Tôi đâu có điên, hả ông. Tôi rất con người đấy chứ.
Thôi được, nếu ông rất muốn vào quân đội, ông Rosnovski, thì tới có thể sử dụng ông được, nhưng không phải theo cách như ông nghĩ. Tướng Demers đang cần
có người đứng phụ trách hậu cần cho quân đoàn 5 trong khi họ chiến đấu ngoài tiền tuyến. Nếu ông tin rằng điều Napoleon nói là đúng khi ông ta bảo quân đội hành quân bằng cái dạ dày của mình, thì ông có thể đóng một vai trò quyết định đấy. Công việc này cần một người ở cấp thiếu tá. Đó là một cách ông có thể giúp nước Mỹ thắng cuộc chiến tranh này được.
ông thấy sao nào?
Tôi sẽ làm việc đó, thưa ông..
Cảm ơn ông Rosnovski.
Viên tướng bấm một nút chuông trên bàn. Một viên trung uý trẻ bước vào đứng nghiêm chào.
Trung uý, anh đưa Thiếu tá Rosnovski đến phòng nhân sự rồi lại đưa ông trở lại đây nhé.
Thưa vâng. – Viên trung úy quay sang Abel. – Xin mời Thiếu tá đi lối này.
Abel bước theo anh ta và quay lại nói:
Cảm ơn Ngài.
Cuối tuần, Abel về Chicago với Zaphia và Florentyna.
Zaphia hỏi anh bây giờ chị biết làm thế nào với mười lăm bộ quần áo của anh đây. Thì cứ để đấy, – Anh đáp và không hiểu tại sao chị lại hỏi thế. – Anh có ra trận để
chết đâu.
Chắc là anh không chết rồi, Abel, – Chị nói. – Em không lo điều đó. Chỉ có cái là tất cả những quần áo đó bây giờ đều quá rộng đối với anh rồi.
Abel cười và đem tất cả những quần áo ấy đến cho trung tâm tị nạn người Ba lan. Rồi anh quay lại New York, đến khách sạn Nam tước, hủy bỏ danh sách những khách đặt phòng, và mười hai ngày sau giao lại tòa nhà cho Quân đoàn 5. Báo chí ca tụng quyết định của Abel như một cử chỉ quên mình của một người đã từng là dân tị nạn trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Lại mất ba tháng nữa Abel mới được gọi ra làm việc thường trực. Trước đó anh giúp cho Tướng Clark điều khiển các hoạt động trong khách sạn Nam tước New York. Rồi anh đến doanh trại Benning trình diện và học một lớp huấn luyện sĩ quan. Cuối cùng khi nhận được lệnh đến với Tướng Denness của Quân đoàn 5, anh mới biết là mình phải sang Bắc Phi. Anh nghĩ bụng không biết bao giờ mới sang đến Đức.
Trước ngày lên đường ra nước ngoài, anh thảo một chúc thư dặn lại những người thừa hành nhường toàn bộ Công ty Nam tước cho David Maxton với giá rẻ nếu anh bị chết trong chiến tranh, tài sản còn lại chia cho Zaphia và Florentyna. Đây là lần đầu tiên từ gần hai mươi năm nay anh nghĩ đến cái chết, mặc dầu anh nghĩ là nếu mình cứ
hậu cần trung đoàn thì làm sao chết được.
Trong khi con tàu chở quân rời cảng New York, Abel ngắm nhìn bức tượng Thần Tự Do. Anh rất nhớ cái cảm giác của mình lần đầu trông thấy pho tượng ấy gần hai
mươi năm trước đây. Tàu đi qua tượng đài rồi, anh không quay lại nhìn nữa mà nói to lên một mình:
Sẽ gặp lại cô nàng Pháp nhé, sau khi Mỹ đã thắng cuộc chiến tranh này rồi.
Tàu qua Đại Tây Dương. Abel đem theo mình hai người bếp trưởng với năm nhân viên khác cũng đã vào quân đội lượt này. Tàu dừng lại ở Algiers ngày 1 tháng 2 năm 1943. Abel phải sống gần một năm trong nắng nóng và cát bụi cua sa mạc, đảm bảo cho mọi người trong sư đoàn được ăn uống tử tế.
Chúng ta ăn xoàng thôi, nhưng còn hơn bất cứ ai khác, – Tướng Clark bình thản. Abel giành một khách sạn duy nhất tốt ở Algiers và biến nó thành sở chỉ huy của
tướng Clark. Mặc dầu Abel có thể thấy mình đang đóng một vai trò đáng kể trong chiến tranh, nhưng anh vẫn cứ ngứa ngáy muốn đi chiến đấu thực sự. Tuy nhiên, một thiếu tá phụ trách hậu cần thì chẳng bao giờ người ta cho ra trận, mà chỉ có nhiệm vụ nuôi quân thôi.
Anh viết thư về cho Zaphia và George. Xem ảnh, thấy con gái yêu quý Florentyna của anh đã lớn lên nhiều. Anh còn nhận được cả thư của Curtis Fenton thỉnh thoảng gửi đến báo cho biết Công ty Nam tước ngày càng kiếm được lãi to, và tất cả các khách sạn ở Mỹ đều luôn luôn đầy chặt vì quân đội và thường dân đi lại rất nhiều. Abel rất tiếc không có mặt ở nhà để khánh thành khách sạn mới ở Montreal, chỉ có George đại diện cho anh thôi. Đây cũng là lần đầu tiên anh vắng mặt ở một cuộc khánh thành khách sạn Nam tước nhưng George viết thư đảm bảo với anh là khách sạn mới này sẽ rất thành công. Abel nghĩ bụng như vậy là mình đã xây dựng được khá nhiều ở Mỹ.
Anh rất muốn trở về với vùng đất mà bây giờ anh đã coi như quê hương của mình
rồi.
Chẳng mấy chốc anh đã thấy chán với cảnh sống ở châu Phi. Ngoài sa mạc phía Tây thỉnh thoảng có vài trận đánh nhau lẻ tẻ gì đó. Anh chỉ nghe ngươi ta về thuật lại chứ chưa tận mắt trông thấy đánh nhau bao giờ Đôi khi đưa lương thực ra tiền tuyến anh cũng có nghe thấy tiếng súng, nhưng điều đó chỉ càng làm anh tức giận thêm. Một hôm anh rất vui mừng được tin Quân đoàn 5 của Tướng Clark sẽ sang đóng ở miền Nam châu âu. Abel hy vọng đây là cơ hội sẽ được thấy lại Ba lan.
Vì quân đoàn 5 là của Mỹ nên đổ bộ vào vùng bờ biển nước Ý bằng xe lội nước. Không quân yểm hộ chiến thuật. Việc đổ bộ quân gặp phải sự chống cự khá mạnh, trước hết là ở Anzio rồi sau đó ở Monte Cassino. Tuy nhiên, chẳng có cuộc nào Abel được tham gia cả. Anh bắt đầu lo ngại rằng có thể chiến tranh chấm dứt mà mình không được đánh đấm gì hết. Anh cũng không làm cách nào để mình có thể trực tiếp chiến đấu được. Anh được phong trung tá và phái sang Lon don để chờ lệnh mới, thế là anh không còn cơ hội nào khác ra trận nữa.
Đến ngày N, cuộc đại tiến công vào châu âu bắt đầu Quân đồng minh tiến vào
Pháp và giải phóng Paris ngày 25 tháng 8 năm 1944. Abel cùng đi diễn binh với lính Mỹ và lính Pháp tự do dọc Đại lộ Elysée ở phía sau tướng De Gau le được chào mừng như một anh hùng, anh để ý nhìn thành phố rất tráng lệ và xem đâu là chỗ anh có thể xây khách sạn Nam tước đầu tiên của mình trên đất Pháp được.
Quân đồng minh tiếp tục tiến qua miền Bắc nước Pháp, qua biên giới Đức và cuối cùng tiến quân về phía Berlin. Abel được điều lên quân đoàn Một dưới quyền chỉ huy của Tướng omar Bradley. Lương thực chủ yếu đem từ Anh sang. Nguồn tiếp tế địa phương hầu như không có, vì quân đồng minh hễ vào được thành phố hay thị trấn nào thì nơi đó đều đã bị quân Đức phá hết khi họ rút lui. Khi Abel đến một thành phố mới. Anh chỉ mất vài tiếng đồng hồ là có thể thu được toàn bộ lương thực còn lại cho quân của mình, trong khi các sĩ quan hậu cần khác còn tìm chưa ra.
Các sĩ quan Anh Mỹ rất sung sướng được cùng ăn với Sư đoàn thiết giáp số 9 và họ không hiểu Sư đoàn này kiếm đâu ra ? S Patton cùng đến ăn với tướng Bradley, Abel được dẫn ra giới thiệu với tướng Patton nổi tiếng, vì ông này bao giờ ra trận cũng vung tay trong khẩu súng có cán bằng ngà.
– Đây là bữa ăn ngon nhất của tôi trong suốt cuộc chiến tranh khốn kiếp này, – Patton nói.
Đến tháng hai năm 1945, Abel đã mặc quân phục được gần ba năm, và anh biết là chiến tranh sẽ chỉ trong mấy tháng nữa là kết thúc. Tướng Bradley vẫn gửi thư khen và cho anh những huân chương rất vô nghĩa để anh đeo lên ngực bộ áo mỗi ngày một rộng thùng thình. Nhưng anh chả yên tâm tí nào. Abel vẫn cứ xin tướng Bradley cho anh được tham gia chỉ một trận đánh thôi, nhưng ông không nghe.
Mặc dầu việc chở những xe lương thực ra tiền tuyến và kiểm tra việc phân phối cho quân lính là nhiệm vụ của sĩ quan dưới quyền, nhưng Abel thường tự mình lĩnh trách nhiệm ấy. Giống như việc quản lý các khách sạn, anh không bao giờ cho nhân viên dưới quyền mình biết trước sẽ làm gì và ở đâu.
Vào một ngày tháng ba, chính là do thấy có nhiều cáng phủ chăn ùn ùn khiêng về trại nên Abel muốn tự mình ra mặt trận xem thế nào. Đến một lúc không thể chịu được cái cảnh chỉ thấy có xác người chở về thôi, Abel bèn tập hợp người của mình và đích thân tổ chức một chuyến mười bốn xe lương thực ra trận.
Anh đem theo một trung uý, một thượng sĩ, hai hạ sĩ và hai mươi tám lính.
Sáng hôm đó, chuyến đi ra mặt trận mặc dầu chỉ có hai chục dặm thôi nhưng đi rất ì ạch. Abel cầm lái chiếc xe đầu – Anh có cảm tưởng như mình cũng hơi giống tướng Patton – Qua mưa to và đường rất lầy lội.
Nhiều lần anh phải cho xe tránh sang bên đường để xe cứu thương ở mặt trận về được nhanh.
Thương binh còn quan trọng hơn bụng đói. Những đám người được chở về ấy không chỉ là bị thương mà thôi, họ gần như không còn dấu hiệu gì là sống nữa.
Mỗi dặm đường bùn lầy đến gần mặt trận, Abel lại cảm thấy rõ hơn là đang có đánh nhau ác liệt ở Renmagen. Tim anh đập rộn lên, và biết là lần này anh được dính đến chiến tranh thật rồi.
Đến sở chỉ huy tiền phương, anh đã có thể nghe thấy tiếng súng của địch ở cách đó không xa. Anh dậm chân tức giận khi nhìn thấy những chiếc cáng lại tiếp tục khiêng những bạn chết và bị thương không biết từ đâu về. Abel đã chán với việc mình chẳng hiểu biết gì về chiến tranh thật sự, và chỉ khi nó đã kết thúc và đi vào lịch sử rồi mới biết. Anh nghĩ có lẽ bất cứ độc giả nào của Thời báo New York cũng đều có thể biết hơn anh về điều đó.
Abel đưa đoàn xe của mình đến một chỗ gọi là bếp dã chiến rồi dừng xe lại. Mưa vẫn nặng hạt. Anh trú mưa ở đây mà thấy xấu hổ vì cách đây chỉ vài dặm các bạn đồng ngũ không chỉ trú mưa mà còn trú bom đạn nữa kia. Anh cho gỡ một trăm thùng súp, một tấn thịt bò ướp muối, hai trăm con gà, nửa tấn bơ, ba tấn khoai và một trăm hộp đậu mỗi hộp mười cân, ngoài ra còn những suất đặc biệt cho những ai sắp ra trận hoặc ở mặt trận về. Bước vào lều làm nhà ăn, Abel chỉ thấy toàn những bàn ghế dài trống không. Anh để hai bếp trưởng ở lại chuẩn bị bữa ăn và đám lính ngồi gọt một ngàn củ khoai, còn anh đi tìm sĩ quan chỉ huy ở đây Abel đi thẳng đến lều của tướng John Leonard xem tình hình thế nào. Trên đường anh vẫn gặp những chiếc cáng khiêng lính chết và gần chết. Nếu là bình thường trông thấy những cảnh ấy không ai chịu nổi, nhưng đây là Remagen nên người bị thương là chuyện quá phổ biến. Abel vừa sắp bước vào trong lều tướng Leonard cùng người trợ lý của ông ta cũng ở trong đó ra. Ông ta vừa đi vừa nói với Abel.
Tôi làm gì được cho ông đây, Trung tá?
Tôi đã bắt đầu chuẩn bị lương thực cho tiểu đoàn của ngài theo yêu cầu của lệnh đã phát trong đêm. Và bây giờ…
Bây giờ ông không phải lo chuyện lương thực nữa, Trung tá. Sáng sớm nay Trung uý Bụrrows của Sư đoàn 9 phát hiện ra một chiếc cầu có đường sắt ở phía lắc Remagen chưa bị phá hoại, đó là cầu Ludendorff, tôi đã ra lệnh phải vượt qua chiếc cầu đó ngay và phải tìm mọi cách thiết lập được đầu cầu ở bên kia bờ sông. Cho đến nay, bọn Đức đã phá được mọi chiếc cầu qua sông Rhine trước khi chúng ta đến. Vì vậy không thể ngồi đó chờ ăn trưa để chúng. phá nốt chiếc cầu nàỵ.
Đoàn 9 đã qua cầu được chưa ạ? – Abel hỏi.
Qua rồi chứ, – Viên tướng đáp, – Nhưng sang đến bìa rừng bên kia thì họ gặp sức chống cự ghê gớm.
Những trung đội đầu tiên bị phục kích. Chỉ có Chúa mới biết chúng ta đã mất bao nhiêu người. Bây giờ thì ông hãy cất số lượng thực ấy đi, ông Trung tá, vì tôi chỉ quan tâm đến chuyện còn bao nhiêu người sống sót trở về thôi.
Tôi có thể làm gì giúp vào đây được không – Abel hỏi.
Viên tư lệnh đứng lại rồi nhìn anh trung tá béo lùn một lát.
Ông có bao nhiêu người trong tay lúc này?
Một trung uý, một thượng sĩ, hai hạ sĩ quan, hai mươi tám lính. Tất cả ba mươi ba người, kể cả tôi, thưa ngài.
Tốt. Đi báo cho bệnh viện dã chiến rồi dùng người của ông mang về được bao nhiêu người bị chết với bị thương thì tuỳ.
Tuân lệnh, – Abel nói rồi chạy một mạch về bếp dã chiến.
Phần lớn những người của anh còn đang ngồi trong góc lều hút thuốc. Không ai để ý thấy Abel bước vào trong lều.
Đứng dậy đi, đồ lười ở đâu. Chúng ta có việc khác để làm đây.
Cả ba mươi hai người vùng dậy đứng nghiêm.
Theo tôi? – Abel quát. – Mau lên?
Anh quay ngoắt người và lại chạy, lần này chạy về hướng bệnh viện dã chiến. Một bác sĩ trẻ đang nói với mười sáu người trong đội y tế. Abel và những người của anh thở hồng hộc chạy đến trước cửa lều.
Tôi giúp gì được ông đây? – Bác sĩ hỏi.
Không, chúng tôi hy vọng giúp ông được, – Abel đáp – Tôi có ở đây ba mươi hai người do Tướng Leonard ra lệnh đến đây giúp ông. – Đám người theo anh bây giờ mới nghe nói thế.
Bác sĩ nhìn Trung tá kinh ngạc.
Vâng thưa ông.
Đừng thưa ông với tôi, – Abel nói. – Chúng tôi đến đây xem có thể giúp ông được gì không.
Vâng, thưa ông, – Bác sĩ lại nói.
Bác sĩ đưa cho anh một hộp băng có dấu Chữ thập đỏ Mấy anh bếp trưởng và đám gọt khoai lúc này cầm lấy băng đeo lên tay mình trong khi tai nghe bác sĩ dặn dò. Bác sĩ cũng nói chi tiết trận chiến vừa rồi ở trong rừng bên kia cầu Ludendorff.
Đoàn 9 bị thương vong rất nặng, – Bác sĩ nói tiếp.
Những người có chuyên môn về y tế này sẽ ở lại trong khu vực tác chiến, còn những người của ông cố gắng đưa về đây được càng nhiều người bị thương càng tốt.
Abel lấy làm mừng bây giờ được hoạt động rồi. Bác sĩ lúc này chỉ huy cả một đội bốn mươi chín người, đưa ra mười tám chiếc cáng và mỗi người được nhận một túi cứu thương. Ông ta dẫn đoàn người ô hợp đi về phía cầu Ludendorff. Abel đi theo sau ông ta chỉ cách một thước. Đi trong mưa và qua đám bùn lầy, họ lên tiếng hát, nhưng gần đến cầu họ không hát nữa.
Trước mắt họ có những chiếc cáng có người nằm trên nhưng đều là bất động. Họ lặng lẽ men theo đường tàu đi qua bên kia cầu. Bọn Đức có dùng chất nổ nhưng không phá được trụ cầu. Gần về phía rừng có tiếng súng. Abel thấy xúc động vì đã
gần địch nhưng anh lại lo sợ không biết quân địch có thể làm gì đối với các bạn đồng ngũ của mình. Từ các phía vang lên những tiếng kêu đau của các bạn anh, những người bạn cho đến hôm nay vẫn còn tin là chiến tranh đã sắp kết thúc….
Anh thấy bác sĩ thỉnh thoảng dừng lại xem những người bị thương. Đôi khi, nếu thấy không còn tí hy vọng nào cứu được một người bị thương nữa, bác sĩ giúp cho họ chết được nhanh hơn. Abel đi từ người này đến người khác giúp một tay cho những người khiêng cáng đưa thương binh về phía cầu Ludendorff.
Tới lúc đến được bìa rừng thì chỉ còn có bác sĩ, một người gọt khoai lúc trước và Abel. Mọi người khác đã khiêng người chết và người bị thương về bệnh viện.
Ba người chạy vụt vào trong rừng. Họ nghe tiếng súng địch nổ rất gần. Abel trông thấy rõ một khẩu pháo dưới lùm cây chĩa nòng về phía cầu, nhưng bây giờ đã hỏng không còn dùng được nữa. Rồi anh nghe thấy một loạt đạn nổ rất to và biết quân địch
phía trước chỉ cách mình có vài trăm thước. Abel vội quỳ một đầu gối xuống, lắng nghe kỹ. Bỗng một đám lửa bắn tóe lên trước mặt. Abel nhảy chồm lên và chạy về phía trước, bác sĩ và anh gọt khoai buột phải chạy theo sau. Họ chạy tiếp vài trăm thước nữa rồi đến một bụi cây rậm rạp trong đó nằm rải rác những xác lính Mỹ. Abel và ông bác sĩ xem từng xác một.
Chúng nó tàn sát thế này đây, – Abel tức giận hét lên. Anh nghe tiếng súng xa dần. Bác sĩ không nói gì, ba năm trước đây ông ta đã kêu hét nhiều rồi.
Đừng lo đến người chết nữa, – Bác sĩ nói. – Xem có tìm được ai còn sống không.
Ở đây này, Abel kêu lên rồi quỳ xuống bên cạnh một thượng sĩ nằm trong đống bùn. Hai mắt người đó trợn trừng chỉ còn lòng trắng:
Abel đặt hai miếng gạc lên tròng mắt anh ta và chờ.
Anh ta chết rồi, Trung tá, – Bác sĩ nói và cũng không nhìn lại nữa. Abel lại đến xác sau, rồi xác sau nữa, nhưng cái nào cũng vậy. Chỉ đến lúc trông thấy một cái đầu đã bị chặt đứt khỏi thân người và đặt đúng giữa đống bùn Abel mới sững người lại. Anh cứ nhìn mãi vào đó, tưởng như cái tượng của một ông thần La Mã nào. Abel bỗng đọc lên một loạt những lời xưa kia được Nam tước dạy cho:
Máu, tàn phá và những điều khủng khiếp trở thành quen thuộc đến nỗi các bà mẹ chỉ còn biết cười mà ôm trong tay mình những đứa trẻ do chiến tranh vứt lại. Anh điên tiết, quát lên:
Không có gì thay đổi được sao?
Chỉ có chiến trường thôi, – Bác sĩ nói.
Khi Abel đã xem được ba chục người – Hay bốn chục, anh cũng không biết nữa – Anh quay lại chỗ bác sĩ lúc này đang tìm cách cứu sống một viên đại uý đầu quấn đầy băng thấm máu chỉ còn chừa lại một mắt nhắm nghiền và cái miệng. Abel đứng sau bác sĩ nhìn vào viên đại uý một cách tuyệt vọng, anh để ý nhìn thấy cầu vai của anh ta có quân hiệu – Đoàn thiết giáp số 9 – Và chợt nhớ lại câu nói của Tướng Leonard lúc
trước:
Có Chúa mới biết được chúng ta mất bao nhiêu người.
Bọn Đức hèn mạt, – Abel thốt lên.
Đúng đấy, – Bác sĩ nói.
Anh ta chết chưa? – Abel hỏi.
Rất có thể, – Bác sĩ đáp lại như cái máy. – Anh ta mất nhiều máu quá. Vấn đề chỉ còn là thời gian thôi.
Bác sĩ ngửng lên. – Ở đây không còn gì cho ông làm nữa đâu, Trung tá. Sao ông không cố đem được người này về bệnh viện dã chiến. May ra anh ta có thể sống được Và nhờ ông nói với tư lệnh là tôi còn đi lên phía trên nữa, và tôi cần bất cứ người nào ông có thể cho được Đồng ý, – Abel đáp. Rồi anh cùng bác sĩ nhẹ tay đỡ viên đại uý nằm lên cáng. Abel với anh linh gọt khoai từ từ khiêng cáng về trại. Bác sĩ đã dặn anh trước là phải rất cẩn thận vì bất cứ một động tác bất ngờ nào đụng đến cáng sẽ chỉ làm cho người đó mất thêm máu. Trong suốt chặng đường dài hai dặm về đến bệnh viện, Abel không cho anh gọt khoai được nghỉ một tí nào. Anh muốn cho viên đại uý này có cơ hội sống được. Rồi sau đó anh sẽ trở lại khu rừng với bác sĩ.
Trong hơn một giờ họ bì bõm trong bùn và trong mưa. Abel cảm thấy viên đại uý chắc là chết rồi. Cuối cùng, về được đến bệnh viện thì hai người mệt lử và giao chiếc cáng lại cho một tổ y tế.
Lúc người ta đưa lên xe đẩy đi, viên đại uý mở một bên mắt không bị băng nhìn xoáy vào Abel. Anh ta tính giơ cánh tay lên. Abel chào, thấy anh ta mở mắt và định giơ tay mà mừng quá. Anh cầu nguyện cho người đó sống được.
Anh chạy ra ngoài bệnh viện, định trở lại rừng với tốp người của mình thì một sĩ quan trực đến giữ anh lại – Trung tá, – Anh ta nói, – Tôi đi tìm ông khắp nơi. Hiện có ba trăm người đang cần ăn. Trời ơi, ông đi đâu thế Đi làm một việc khác có ý nghĩa vậy thôi.
Abel từ từ quay trở về nơi có bếp dã chiến và suy nghĩ về viên đại uý trẻ vừa rồi. Đối với cả hai người, chiến tranh thế là đã kết thúc.
***
Những người khiêng cáng đưa viên đại uý vào trong lều rồi khẽ đặt lên bàn mổ. Đại uý William Kane của Sư đoàn thiết giáp số 9 có thề trông thấy cô y tá nhìn mình một cách thất vọng nhưng anh không thể nghe rõ cô ta nói gì. Anh không biết đó là do đầu mình bị băng quá nhiều hay anh đã bị điếc rồi. Anh thấy môi cô ta động đậy nhưng không nghe gì hết. Anh nhắm mắt lại suy nghĩ.
Anh suy nghĩ rất nhiều về quá khứ, suy nghĩ một chút về tương lai, và chợt nghĩ nếu mình chết thì sao.
Anh biết rằng nếu anh sống Kate đang ở New York. Cô y tá
thì sẽ có nhiều thời gian để suy nghĩ. Anh nghĩ về có thể thấy một giọt nước mắt của anh chẩy xuống
mặt.
Kate đã nhất định không chịu để anh vào quân đội mặc dầu anh tỏ ra rất quyết tâm. Anh biết là chị sẽ chẳng bao giờ hiểu được, và anh cũng không thể nào chứng minh được cho chị, vì vậy anh đã không nói gì.
Bây giờ anh chỉ thấy có vẻ mặt thất vọng của chị ám ảnh. Anh chưa bao giờ nghĩ đến cái chết thật sự – Có ai nghĩ đến điều đó đâu – Và bây giờ anh chỉ muốn sống để trở về với gia đình.
William đã để ngân hàng Lester lại cho Ted Leach và Tony Simmons cùng quản lý cho đến khi nào anh về Phải, cho đến khi nào anh về…. Anh không dặn lại nếu anh
không về thì sao. Cả hai người đều yêu cầu anh đừng đi. Lại thêm hai người đàn ông nữa không hiểu anh. Cuối cùng, sau khi anh đã đăng lính rồi, anh cũng không dám gặp con nữa. Richard, lúc đó đã bẩy tuổi, đòi đi theo bố đánh bọn Đức, nhưng bố không cho đi theo nên chú khóc.
Trước hết họ cho anh đi theo học trường sĩ quan dự bị Ở Vermont. Trước đây anh đã đến vermont rồi, đi trượt tuyết với Matthew, lên đồi thì chậm mà xuống thì rất nhanh. Lớp học sĩ quan kéo dài ba tháng. Sau lớp học, anh thấy mình khỏe lên như cũ. Từ sau Harvard đến giờ mới lại thấy được như vậy.
Nhiệm vụ đầu tiên của anh là sang Lon don làm sĩ quan liên lạc giữa quân Mỹ với quân Anh. Anh được đến ở Dorchester, nơi đã bị Bộ Quốc phòng Anh tiếp quản và giành cho quân đội Mỹ. William đã đọc báo ở đâu đó nói Abel Rosnovski cũng đã giành khách sạn Nam tước ở New York cho quân đội và anh rất hoan nghênh cử chỉ ấy. Những chuyện tắt đèn với còi báo động máy bay khiến anh có cảm giác mình đang dính đến chiến tranh thật, nhưng anh thấy lạ, tưởng mình như ở xa tận đâu đâu phía nam công viên Hy de. Suốt đời làm gì anh cũng chủ động được. Anh không hề là người đứng ngoài cuộc bao giờ. Việc đi lại giữa sở chỉ huy của Eisenhower ở Si. James với phòng Tác chiến của Churchill ở Storey không phải là thứ việc mà William chủ động được. Anh cảm thấy như suốt cả cuộc chiến tranh này anh sẽ chẳng bao giờ được đối diện với một tên Đức trừ phi Hitler đem quân sang xâm chiếm Quảng trường Trafalgar.
Khi một phần của Quân đoàn Một được đưa lên vùng Scotland để tập luyện cùng với trung đoàn bộ binh nổi tiếng của Anh được mệnh danh là Cảnh Giới Đen, William cũng được phái lên đó quan sát để về báo cáo xem phát hiện được những gì. Trong suốt cuộc hành trình bằng xe lửa vừa chậm vừa dài lên Scotland, anh bắt đầu tưởng như mình chỉ là một anh liên lạc được đề cao lên thế thôi, và anh tự hỏi sao mình lại vào quân đội làm gì chứ. Nhưng đến Scotland rồi, anh thấy mọi thứ đều rất khác. ít ra
đây cũng có không khí chuẩn bị chiến tranh rất sôi nối, và khi trở về Lon don, anh lập tức làm đơn xin chuyển sang Quân đoàn Một. Viên sĩ quan chỉ huy của anh không thích giữ một người ưng hành động ngồi ở bàn giấy, nên chấp nhận cho anh đi luôn.
Ba ngày sau William trở lại Scotland, nhập vào trung đoàn mới và bắt đầu tập luyện với quân Mỹ ở Inveraray để chuẩn bị cho cuộc đổ bộ sắp tới. Tập luyện rất vất vả, căng thẳng. Những đêm đánh trận giả trên đồi ở Scotland với trung đoàn Cảnh Giới Đen thật khác hẳn với những tối ngồi viết báo cáo ở Dorchester.
Ba tháng sau họ nhẩy dù xuống miền Bắc nước Pháp đề nhập với cánh quân của omar N. Bradley tiến sâu vào lục địa châu âu. Không khí thắng lợi đã lởn vởn trước mặt và William muốn mình là người lính đầu tiên vào Berlin.
Quân đoàn Một tiến về phía sông Rhine, quyết tâm vượt qua mọi chiếc cầu. Đại úy Kane sáng hôm đó được lệnh là cánh quân của anh phải vượt qua cầu Ludendorff trước để giao chiến với địch đóng trong một khu rừng phía bờ bắc Remagen cách đó chừng một dặm. Khu vực này nằm sâu phía trong sông.
Anh đứng trên đỉnh đồi quan sát binh đoàn thiết giáp số 9 vượt qua cầu, chỉ lo không biết nó sẽ bị nổ tung bất cứ lúc nào.
Viên đại tá đưa sư đoàn của ông ta vào theo.
William cùng một trăm hai mươi người do anh chỉ huy đến tiếp. Phần lớn trong số những người này, cũng như William, bây giờ mới ra trận là lần đầu. Ở đây không còn là chuyện tập dượt với quân Scotland và bắn đạn giả nữa, và không còn chuyện tập xong thì cùng ăn nữa. Ở đây, trái lại, là quân Đức, là đạn thật, là chết và sau đó cũng không có ăn nữa.
Vào đến bìa rừng, William và các bạn không thấy có chống cự, thế là họ quyết định vào sâu trong rừng hơn nữa. Họ từ từ tiến quân, không thấy có chuyện gì và William đã bắt đầu nghĩ rằng binh đoàn số 9 đã giải quyết xong công việc và cánh quân của anh chỉ còn có việc đi theo. Đang nghĩ thế thì một loạt đạn phục kích ào ào bắn ra, có cả đạn súng cối. Họ bị hoàn toàn bất ngờ. Những người của William phục ngay xuống đất và tìm cách nấp vào sau các gốc cây. Chỉ trong vài giây đồng hồ anh đã mất quá nửa trung đội.
Trận đánh. nếu như có thể gọi đó là trận đánh, chỉ không đầy một phút, mà anh thì chưa trông thấy mặt mũi một tên Đức nào. William nằm bò xuống đất ướt và anh hoảng hồn trông thấy một đợt quân của Sư đoàn 9 tiếp tục kéo vào rừng. Anh nhẩy từ chỗ nấp ra phía sau một cái cây báo cho họ biết là có phục kích.
Viên đạn đầu tiên trúng vào đầu anh. Anh ngã khuỵu xuống bùn nhưng vẫn giơ tay vẫy hét bảo đồng đội đừng tiến lên nữa. Viên đạn thứ hai trong vào cổ anh, và viên thứ ba vào ngực. Anh nằm lặng trong vũng bùn, chờ chết mà vẫn chưa trông thấy địch, một cái chết không vinh dự mà cũng chẳng anh hùng tí nào.
Rồi sau đó William biết là mình được nằm trên cáng và người ta khiêng đi. Anh không nghe, không thấy gì hết. Anh không biết đó là đêm tối hay chính anh bị mù.
Hình như người ta khiêng anh đi xa lắm. Rồi anh mở được mắt, trông thấy một viên trung tá đi khập khiễng từ trong lều ra. Trông ông ta quen quen, nhưng anh
không thể nghĩ ra ai. Những người khiêng cáng đem anh vào trong lều mổ và đặt anh lên bàn. Anh cố không ngủ thiếp đi, vì sợ ngủ có thể chết luôn.
William tỉnh dậy. Anh biết là có hai người đang đỡ mình. Họ khẽ lật người anh lại và cắm một mũi kim vào người anh. William mơ gặp Kate, rồi mẹ anh, rồi Matthew đang chơi với Richard con anh. Anh ngủ thiếp đi.
Anh lại tỉnh dậy. Anh biết là họ đã chuyển anh sang một chiếc giường khác. Một chút hy vọng mỏng manh thay thế cho ý nghĩ không tránh khỏi chết. Anh nằm bất động, một bên mắt nhìn lên mái lều bạt. Đầu anh không cựa quậy được. Một cô y tá bước đến xem bảng theo dõi bệnh rồi nhìn anh. Anh lại ngủ thiếp.
Anh lại tỉnh dậy. Không biết đã bao lâu rồi? Lại một cô y tá khác. Lần này, anh có thể nhìn được rõ hơn một chút. Ôi, mừng quá! Anh đã cựa quậy được cái đầu nhưng đau vô cùng. Anh cố thức được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Anh muốn sống rồi. Rồi anh lại ngủ.
Anh lại tỉnh dậy. Bốn bác sĩ đang chăm chú nhìn anh. Họ quyết định gì đây? Anh không nghe được họ nói gì nên không thể biết. Họ lại chuyển anh đi nữa.
Anh có thể thấy họ đặt anh vào một chiếc xe cứu thương. Cánh cửa xe khép lại, tiếng động cơ rì rì rồi chiếc xe bắt đầu lăn trên đường gập ghềnh. Một cô y tá ngồi bên giữ chặt lấy người anh. Hình như xe đi hơn một giờ đồng hồ , nhưng anh không biết thời gian ngắn dài như thế nào nữa. Xe đến một chỗ êm hơn rồi dừng lại. Họ lại khiêng anh nữa. Lần này họ đi trên chỗ thẳng, rồi lên gác, đưa anh vào một căn phòng tối. Họ lại chờ, rồi thấy căn buồng di chuyển, có lẽ là một cái xe khác. Căn buồng đó bay lên. Cô y tá chích cho anh một mũi tiêm nữa. Anh không còn nhớ được gì hết. Cho đến lúc anh cảm thấy như máy bay hạ xuống rồi lăn bánh lên một chỗ nào đó mới đứng lại. Họ lại di chuyển anh nữa. Lại một xe cứu thương khác, một cô y tá khác, một mùi vị khác, một thành phố khác. New York chăng, hoặc ít nhất đây cũng là nước Mỹ chăng. Chẳng nơi nào trên thế giới có mùi vị như thế cả. Chiếc xe cứu thương đưa anh đến một nơi khác êm hơn, xe đứng lại rồi đi tiếp, cuối cùng đến một nơi như cố định. Họ lại khiêng anh một lần nữa, lên cầu thang gác và đưa vào một căn phòng nhỏ chung quanh có tường trắng. Họ đặt anh vào một chiếc giường êm và dễ chịu hơn. Anh cảm thấy đầu mình đã đặt xuống gối, và đến lúc anh tỉnh lại, anh tưởng như chỉ còn một mình mình. Nhưng rồi anh thấy mắt mình vẫn nhìn được và tưởng như Kate đang đứng trước mặt anh. Anh định giơ tay sờ vào người chị, định nói, nhưng không thốt được thành lời.
Chị mỉn cười, nhưng anh biết chị không thấy được anh cũng mỉm cười. Anh lại tỉnh. Kate vẫn còn đó nhưng mặc chiếc áo khác. Hay là chị đã đi rồi lại đến nhiều lần? Chị lại cười với anh. Không biết đã bao lâu rồi nhỉ? Anh cố nghiêng đầu đi một. chút, trông thấy Richard con trai anh, nó đã cao lớn và đẹp trai rồi.
Anh muốn nhìn các con gái nhưng không nghiêng được đầu thêm nữa. Chúng đã
bước gần đến bên anh để anh nhìn thấy được. Virginia, lẽ nào nó đã lớn bằng này rồi? Và Lucy nữa kia, không thể thế được.
Những năm tháng sao đã trôi đi nhanh thế? Anh ngủ thiếp đi.
Anh lại tỉnh dậy. Không có ai ở đây, nhưng bây giờ anh đã cựa quậy được cái đầu. Người ta đã tháo đi một số băng và bây giờ anh có thể nhìn rõ hơn. Anh định nói điều gì đó, nhưng không nói thành lời được.
Kate chỉ đứng nhìn. Mớ tóc vàng của chị đã dài hơn, trùm xuống vai. Đôi mắt nâu hiền dịu và nụ cười không sao quên được của chị bây giờ thật đẹp, rất đẹp Anh gọi tên chị. Chị cười. Rồi anh lại ngủ thiếp.
Anh lại tỉnh dậy nữa. ít băng quấn hơn trước. Lần này con trai anh nói.
– Chào bố, – Richard nói.
Anh nghe tiếng nói của con và đáp. – “Chào Richard”, nhưng không nhận ra tiếng của chính mình.
Cô y tá đỡ anh ngồi dậy, sẵn sàng chào đón cả gia đình. Anh cảm ơn cô. Một bác sĩ sờ vào vai anh.
Cái đáng lo nhất đã qua rồi, ông Kane. Ít hôm nữa ông sẽ khỏe và về nhà được. anh mỉm cười nhìn Kate bước vào phòng, có virginia và Lucy đi theo sau. Anh
muốn hỏi mẹ con rất nhiều điều. Bắt đầu từ đâu nhỉ? Trí nhớ của anh có nhiều khoảng trống phải lấp đã. Kate cho anh biết là anh đã gần chết. Anh biết như thế, nhưng không thể ngờ được là từ lúc binh đoàn của anh bị phục kích trong rừng Remagen đến giờ đã hơn một năm trôi qua rồi.
Những năm tháng hôn mê bất tỉnh đã đi đâu cả, những tháng mà sự sống đã mất đi chẳng khác gì như đã chết? Richard bây giờ đã gần mười hai tuổi, đã đang chuẩn bị vào trường Si. Paul rồi. Virginia đã lên chín và Lucy gần lên bẩy. Hình như áo chúng nó mặc đã ngắn hơn trước. Anh lại phải tìm hiểu các con từ đầu Kate có vẻ như đẹp hơn là William nhớ lại. Chị bảo với William là không bao giờ chị chấp nhận việc anh có thể chết, chị kề cho anh nghe Richard học ở Buckley rất khá và Viginia chừng như Lucy đều rất nhớ bố. Chị nén đau nói với anh rằng những vết sẹo trên mặt và trên ngực rồi sẽ lành. Chị cảm ơn Chúa khi nghe các bác sĩ đảm bảo với chị rằng óc anh không hề gì và mai kia anh sẽ có thể nhìn được như thường. Chị chỉ mong mình có thể làm được gì giúp cho anh phục hồi mau chóng.
Mỗi thành viên trong gia đình đóng một phần vào quá trình phục hồi ấy. Richard giúp bố đi lại cho đến lúc không cần đến nạng nữa. Lucy giúp bố ăn đến lúc nào bố tự ăn được. Virginia đọc sách của Mark Twain cho bố nghe. William không biết là nó đọc vì nó hay vì anh, vì cả hai bố con đều rất thích. Đêm nào William không ngủ được, thì Kate đến ngồi bên cạnh.
Rồi cuối cùng sau lễ Giáng sinh là bệnh viện cho anh được về nhà.
Một khi đã về đến căn nhà ở Đường 68 rồi, William phục hồi càng nhanh chóng.
Các bác sĩ dự đoán chỉ trong sáu tháng nữa là anh có thể trở về ngân hàng làm việc.
Tuy người có sứt sẹo đấy nhưng rất linh hoạt. Anh được phép tiếp khách đến thăm.
Người đầu tiên đến thăm là Ted Leach. Ông ta ngạc nhiên với vẻ bề ngoài khác hẳn của anh. Theo Ted nói lại, William được biết là trong năm qua ngân hàng Lester làm ăn đã khá hơn, và các bạn đồng nghiệp mong chờ anh về với tư cách là chủ tịch của họ. Tony Simmons đến thăm với những tin tức khiến anh đau buồn. Lan Lloyd và Rupert Cork-smith đều qua đời. Như thế là anh không còn được nghe những lời khuyên của họ nữa. Rồi Thomas Chen có gọi đến nói ông ta rất hài lòng được tin William đã bình phục, đồng thời cũng cho anh biết rằng ông ta đã về hưu nửa vời, chuyển rất nhiều khách hàng sang cho anh con trai của ông là Thađeus hiện nay đang có văn phòng ở New York. William nhận xét là cả hai bố con cùng mang tên của các thánh tông đồ. Thomas Chen cười và nói ông hy vọng Wilham vẫn sẽ tiếp tục sử dụng đến công ty của ông. William đảm bảo với ông như vậy.
– Nhân đây, tôi có một mẩu tin này mà có lẽ ông cũng cần biết.
William yên lặng nghe ông luật sư già nói và anh bỗng trở nên giận dữ, rất giận dữ.
***
Tướng Alfred Jodl ký bản tuyên bố đầu hàng không điều kiện tại Reims ngày 7 tháng 5, 1945 trong khi Abel trở về New York lúc này đang chuẩn bị lễ chiến thắng và kết thúc chiến tranh. Một lần nữa, đường phố lại đầy chặt những người trẻ tuổi mặc quân phục, nhưng lần này vẻ mặt của họ là vui mừng thật sự chứ không phải vui gượng như trước. Abel lấy làm buồn thấy có quá nhiều người cụt chân, cụt tay, mù hoặc sứt sẹo đầy mình. Đối với họ, chiến tranh không bao giờ là kết thúc, dù cho người ta có ký kết những tờ giấy gì đi nữa ở cách xa đây bốn nghìn dặm.
Khi Abel bước vào khách sạn Nam tước trong bộ đồ trung tá thì chẳng ai nhận ra được anh. Ba năm trước đây, lần cuối cùng họ thấy anh trong quần áo bình thường thì vẻ mặt anh lúc đó còn trẻ chứ có đâu sứt sẹo thế này. Khuôn mặt họ trông thấy bây giờ còn già hơn cái tuổi ba mươi chín của anh. Những nét nhăn trên trán chứng tỏ chiến tranh còn để lại dấu vết trên người anh. Anh đi thang máy lên tầng bốn mươi hai là văn phòng của mình, một người bảo vệ cứ khăng khăng là anh lên nhầm tầng.
George Novak đâu? – Abel hỏi.
Ông ấy ở Chicago, thưa Trung tá, – Người bảo vệ đáp – Gọi ông ấy ra nghe điện thoại, – Abel nói – Tôi sẽ bảo là ai gọi?
Abel Rosnovski.
Anh bảo vệ vội chạy đi.
Giọng quen thuộc của George lạch cạch trên điện thoại chào mừng khiến Abel cảm thấy trở về nhà thật là dễ chịu. Anh đã mong mãi mới có hôm nay. Anh quyết định đêm đó không ở lại New York và lên máy bay đi ngay tám trăm dặm về Chicago. Anh đem theo báo cáo mới nhất của George để đọc trên máy bay.
Anh xem kỹ từng chi tiết những tiến bộ của Công ty Nam tước trong những năm cuối cùng của chiến tranh, vui mừng thấy George đã làm ăn khá và trong những năm anh đi vắng vẫn giữ được cho công ty ở cái thế vững vàng. Abel không có điều gì phải phàn nàn về sự thận trọng của George trong việc dùng người. Lợi nhuận vẫn cao vì trong chiến tranh nhiều nhân viên làm việc đã đi quân dịch nhưng khách sạn vẫn đông người vì khắp nước người ta đi lại nhiều.
Abel quyết định dùng ngay nhân viên mới nếu không các khách sạn khác sẽ chọn lấy những người tốt nhất mới trở về.
Đến sân bay Midway, cửa vào 11c, anh đã thấy có George đứng sẵn đó chờ anh. George hầu như không thay đồi gì, chỉ có béo hơn một chút, tóc rụng đi một ít thôi. Họ nói chuyện với nhau đến một giờ về tất cả những chuyện gì đã xảy ra trong ba năm qua mà Abel tưởng như mình chưa hề đi vắng xa. Abel thầm cảm ơn con tàu Mũi Tên Đen đã giới thiệu cho anh một người làm phó chủ tịch công ty như vậy.
Tuy nhiên George thì khổ tâm về chuyện thấy Abel có vẻ như khập khiễng hơn cả hồi đi.
Ông Thọt của ngành khách sạn đó, – Anh ta nói đùa. “Bây giờ anh không còn chân mà đứng nữa nhé” – Chỉ có anh Ba lan mới đùa ngốc thế, – Abel đáp.
George cười và có vẻ ngượng như vừa bị chủ mắng.
Cảm ơn Chúa là tôi đã có được một anh Ba lan ngốc trông nom cho mọi thứ trong khi tôi đi tìm bọn Đức Abel không cưỡng lại được chuyện đi quanh một tua xem khách sạn Nam tước Chicago đã rồi mới lên xe về nhà. Trong những năm chiến tranh thiếu thốn, khách sạn không còn giữ được vẻ lộng lẫy như xưa nữa. Anh thấy có nhiều thứ cần được đổi mới. Nhưng thôi, hãy để đấy đã. Ngay lúc này đây, tất cả những gì anh cần là gặp lại vợ con. Bỗng anh như bị choáng.
ở George thì ba năm qua không thay đổi gì mấy nhưng Florentyna thì khác hẳn. Cô bé bây giờ đã mười một tuổi và đã biến thành một thiếu nữ rất xinh đẹp trong khi đó thì Zaphia, mặc dầu chỉ mới ba mươi tám, trông đã như một bà trung niên béo ụt ịt xấu xí.
Đầu tiên là Zaphia và Abel không biết phải đối xử với nhau như thế nào và vài tuần sau đó thì Abel hiểu ra là quan hệ giữa hai người với nhau không còn có thể như trước kia được nữa. Zaphia không làm gì để kích thích Abel và cũng chẳng tỏ ra hứng thú gì với những cố gắng của anh. Anh lấy làm buồn thấy vợ không quan tâm. Anh định cho chị ta chú ý đến công việc của anh hơn, nhưng chị không thiết. Chị ta chỉ hài lòng với việc ở nhà và không muốn dính dáng gì đến Công ty Nam tước. Anh đành cứ để chị như vậy, và không biết mình còn có thể trung thành với vợ được bao lâu nữa. Trông thấy Florentyna anh mừng rỡ bao nhiêu thì thấy Zaphia anh lại lạnh lùng bấy nhiêu. Cùng ngủ với nhau nhưng anh tránh không làm tình với chị. Đôi khi có làm thì anh lại nghĩ đến những người đàn bà khác. Lâu dần, anh kiếm cớ đi vắng khỏi
Chicago và để tránh cái nhìn như lặng lẽ trách móc và rầu rĩ của Zaphia.
Anh bắt đầu đi những chuyến xa về các khách sạn khác đem Florentyna đi theo vào những kỳ cô nghỉ hè. Sau khi trở về Mỹ, anh bỏ ra sáu tháng đầu đi thăm các khách sạn của công ty Nam tước như anh đã làm hồi tiếp quản Công ty Rich Mong sau khi Davis Loroy qua đời. Trong năm, khách sạn nào cũng trở lại được với những tiêu chuẩn anh mong đợi.
Nhưng Abel muốn tiến lên hơn nữa. Anh báo cho Curtis Fenton biết trong một cuộc họp của công ty là tổ nghiên cứu thị trường của anh đã khuyên anh nên cho xây một khách sạn ở Mexico và một nứa ở Brazil, trong khi đó họ vẫn đang tìm những vùng đất mới để xây khách sạn Nam tước.
Nam tước Mexico City và Nam tước Rio de Janeiro, – Abel nói. Anh thích nghe những cái tên đó vì nó âm vang.
Ông có đủ kinh phí để xây được những cái đó, – Curtis Fenton nói. trong khi ông đi vắng thì tiền đã tích luỹ được nhiều đấy. Ông có thể xây Nam tước ở bất cứ nơi nào ông muốn. Có Trời mà biết được đến bao giờ thì ông mới thôi không xây nữa, hả ông Rosnovski”.
Một ngày kia, ông Fenton ạ, tôi sẽ xây một Nam tước ở ngay Warsaw, rồi sau đó tôi sẽ thôi, – Abel nói. – Có thể là tôi đã góp phần đánh bại được bọn Đức rồi, nhưng tôi vẫn còn có món nợ phải thanh toán với bọn Nga nữa.
Curtis Fenton cười. (Chỉ mãi đến tối, khi kể lại chuyện cho vợ nghe, ông ta mới hiểu được là Abel Rosnovski đã quyết tâm xây cho được một Nam tước ở Warsaw).
Còn đối với ngân hàng của Kane thì sao rồi?
Abel bỗng đổi giọng làm Curtis Fenton chột dạ.
ông lo ngại thấy Abel Rosnovski vẫn còn cho là William Kane phải chịu trách nhiệm về cái chết quá sớm của Davis Loroy. Ông mở hồ sơ đặc biệt ra xem lại ông đọc:
Lester, Kane và công ty có chứng khoán chia ra cho mười bốn thành viên của gia đình Lester cùng với sáu người làm việc trước kia và hiện nay, trong khi đó bản thân ông Kane là cổ đông lớn nhất với tám phần trăm của quỹ ủy thác gia đình.
Có người nào của gia đình Lester muốn bán cổ phiếu không? Abel hỏi.
Nếu chúng ta trả giá cao thì mua được. Cô Susan Lester, con gái của Chales Lester trước đây, đã cho chúng tôi biết là cô có thể xét đến bỏ phần chứng khoán của cô, và ông Peter Parfitt, một cựu phó chủ tịch của Lester, cũng tỏ ra quan tâm đến việc chúng ta muốn mua lại.
Họ chiếm tỷ lệ bao nhiêu?
Susan Lester có sáu phần trăm. Peter Parfitt chỉ có hai phần trăm.
Họ muốn bao nhiêu?
Curtis Fenton lại nhìn vào hồ sơ trong khi Abel cũng liếc nhìn vào báo cáo hàng
năm mới nhất của Lester. Anh dừng lại ở Điều thứ bảy.
Cô Susan muốn hai triệu đô la cho chỗ sáu phần trăm của cô, còn ông Parfitt đòi một triệu đô la cho chỗ hai phần trăm.
Ông Parfitt tham quá đấy, Abel nói. “Vậy chúng ta chờ cho đến khi nào ông ta thật đói. Ông hãy mua ngay chứng khoán của cô Susan Lester mà không cần nói ông đại diện cho ai, còn khi nào ông Parfitt thay đổi ý kiến thì ông báo cho biết”.
Curtis Fenton lên tiếng ho.
Ông có thấy phiền điều gì không, ông Fenton. – Abel hỏi.
Curtis Fenton ngập ngừng. “Không, không có gì, – Ông dè dặt đáp.
Thế thì tốt, vì tôi sẽ để cho một người nhận tài khoản đó, một người chắc là ông biết rồi, Henry osbome.
Nghị sĩ osborne ấy ư – Curtis Fenton hỏi.
Phải, ông có quen ông ta không ?
Tôi chỉ biết tiếng – Fenton nói với một giọng như không thích lắm va ông cúi đầu xuống.
Abel không để ý Anh biết tiếng Henry đã đành, nhưng anh còn biết ông ta có khả năng vượt qua những bọn quan liêu trung gian và có được những quyết định chính trị nhanh chóng, do đó Abel xét có thể mạo hiểm với ông ta được. Ngoài ra, hai người đều có mối căm thù chung đối với ông Kane.
Tôi cũng mời ông osborue làm giám đốc của Công ty Nam tước đặc trách về tài khoản Kane. Điều này phải được coi là hết sức mật, vậy xin ông giữ kín cho.
Vâng, tuỳ ông, – Fenton buồn bã nói. Ông nghĩ bụng không biết mình có nên nói ra điều hoài nghi của mình cho Abel Rosnovski biết không.
Giải quyết xong với cô Susan Lester thì ông cho tôi biết ngay nhé.
Vâng, thưa ông Rosnovski, – Curtis Fenton đáp nhưng không ngửng đầu lên.
Abel quay về khách sạn Nam tước ăn trưa. Henry osborne đang ở đó đợi anh.
Ngài nghị sĩ, – Abel lên tiếng chào ông ta trong nhà sảnh.
Nam tước, – Henry đáp lại, rồi hai người khoác tay nhau đi vào nhà ăn, ngồi ở một chiếc bàn trong góc. Abel mắng thậm tệ một anh phục vụ vì áo anh ta để thiếu một khuy Vợ Ông khỏe không, Abel?
Khỏe lắm, còn vợ Ông, Henry.
Rất cừ, – Cả hai người cùng nói dối.
Có tin gì hay không?
Có đấy Cái miếng đất ở Atlanta mà ông cần đã được trông coi cẩn thận, – Henry nói bằng một giọng kín đáo. “Giấy tờ cần thiết trong vài ngày nữa xong.
ông có thể bắt đầu xây Nam tước Atlanta vào khoảng đầu tháng.” – Chúng ta không làm cái gì bất hợp pháp đấy chứ?
Không có gì để những người cạnh tranh với ông có thể mó đến được, điều đó tôi
đảm bảo, Abel. – Henry osborue cười.
Thế thì tốt, Henry. Tôi không muốn rắc rối với pháp luật.
Không, không, – Henry nói. “Chỉ có ông với tôi biết về chuyện này thôi”.
Tốt, – Abel nói. “Trong những năm qua ông đã giúp tôi được nhiều lắm, Henry, và tôi có chút quà này cho ông về những cái ông đã làm. Ông có muốn trở thành một trong những giám đốc của Công ty Nam tước không?
Vậy thì vinh dự cho tôi lắm, Abel.
Ông đừng nói thế. Ông đã giúp cho tôi có được biết bao nhiêu giấy phép xây dựng, quý hoá biết chừng nào. Tôi thì tôi chẳng bao giờ có thời gian đi giao thiệp với những nhà chính trị và đám quan liêu cả Thế mà họ thì họ lại cứ muốn giao thiệp với những người tốt nghiệp Hazward kia, mà ngược lại đám này lại rất coi thường họ chứ.
Ông đối với tôi thế là rộng rãi lắm, Abel.
Chẳng qua là đáp nghĩa đối với ông thôi. Bây giờ thì tôi muốn ông làm việc này lớn hơn mà lại thiết thân đến chúng ta nữa, nhưng phải rất bí mật mới được Việc này không tốn thì giờ của ông lắm nhưng lại giúp cho chúng ta có thể trả thù được cái ông bạn chung của chúng ta ở Boston ấy, ông William Kane.
Người quản lý nhà ăn đưa đến hai đĩa bít-tết thịt bò thật ngon. Henry chăm chú nghe Abel trình bày kế hoạch của anh ta về William Kane.
**** Mấy ngày sau, vào mùng 8 tháng 5, 1946, Abel đi New York để dự lễ kỷ niệm chiến thắng. Anh tổ chức một bữa tiệc cho hơn một nghìn cựu binh Ba lan ở khách sạn Nam tước, mời tướng Kasimierz Sosnkowski là tổng chỉ huy các lực lượng Ba lan ở Pháp sau năm 1943, làm khách tham dự. Abel đã chờ đợi sự kiện này từ mấy tuần trước, và anh đem theo Florentyna về New York, Zaphia ở lại Chicago.
Đêm liên hoan, phòng tiệc của khách sạn Nam tước New York được trang hoàng lộng lẫy, tất cả 120 bàn tiệc đều cờ sao vạch của Mỹ và cờ trắng đỏ của Ba lan. Chung quanh tường đều có ảnh của các tướng lĩnh Eisenhower, Patton, Bradley, Clark, Paderewski và Sikorsky. Abel ngồi ở giữa bàn đầu, viên tướng ngồi phía bên phải anh và Florentyna, bên trái.
Tướng Sosnkowski đứng lên phát biểu và tuyên bố Trung tá Rosnovski đã được bầu làm chủ tịch suốt đời của Hội cựu binh Ba Lan vì những hy sinh to lớn của ông cho sự nghiệp chung Ba lan – Mỹ, nhất là việc ông đã dành khách sạn Nam tước New York cho quân đội suốt thời kỳ chiến tranh. Một người ở cuối phòng, có lẽ uống nhiều rượu đã hơi say, lên tiếng hét to:
Chúng ta sống sót được với bọn Đức thì cũng sống sót được với bữa tiệc này của Abel.
Hàng nghìn cựu binh cùng cười lên vui vẻ, chúc Abel bằng rượu vốt ka của Danzig. Rồi họ yên lặng nghe viên tướng nói về tình cảnh Ba lan sau chiến tranh vẫn còn bị nước ngoài xâm chiếm, kêu gọi mọi người hãy tiếp tục đấu tranh để giành lại
chủ quyền cho quê hương đất nước. Abel tin rằng một ngày kia Ba lan sẽ được tự do và anh sẽ còn sống để được thấy tòa lâu đài trả về cho anh. Tuy nhiên, anh vẫn còn nghi ngại, không biết rồi có thực hiện được ý nguyện đó không Viên tướng tiếp tục nhắc nhở mọi người rằng những người Mỹ gốc Ba lan, nếu tính theo đầu người, còn hy sinh nhiều nhân mạng và tiền của hơn bất cứ nhóm ngoại kiều nào khác ở Mỹ. “Thử hỏi có bao nhiêu người Mỹ tin rằng Ba lan đã mất sáu triệu người .trong khi đó Tiệp Khắc chỉ mất có mười vạn?
Một số người bảo là chúng ta ngốc không chịu đầu hàng ngay khi biết là thế nào mình cũng bị đánh bại.
Một dân tộc đã biết dùng ky binh để chống lại xe tăng của bọn Quốc xã thì sao có thể bị đánh bại được? Các bạn thấy đó, rõ ràng là bây giờ chúng ta không bị bại”.
Abel lấy làm buồn thấy rằng phần lớn người Mỹ vẫn còn cười khi họ nghe nói đến cố gắng chiến tranh của Ba lan, nhất là khi nghe nói đến anh hùng chiến đấu của Ba lan. Viên tướng kia lại thuật lại cho cử tọa nghe về câu chuyện Abel dẫn một đoàn người đi cứu đồng ngũ bị chết và bị thương trong trận Remagen. Viên tướng nói xong và ngồi xuống rồi, các cựu binh đều đứng dậy hoan hô hai người mãi.
Florentyna rất lấy làm tự hào về cha mình.
Abel rất ngạc nhiên thấy sáng hôm sau báo chí đều đăng lại chuyện đó. Trước nay, những thành tích của Ba lan ít khi được tưa lên báo chí xuất hiện trong tờ báo riêng của họ thôi. Anh nghĩ bụng giá như mình không phải là Nam tước Chicago thì báo chí cũng chẳng nhắc đến chuyện này làm gì đâu. Tự nhiên Abel được hưởng cái vinh dự như một anh hùng Mỹ chưa được ca tụng, và suốt ngày hôm đó anh phải đứng cho người ta chụp ảnh và phỏng vấn.
Đến tối thì Abel mới cảm thấy thất vọng. Viên tướng đã lên máy bay đi Los Angeles làm việc khác, Florentyna trở về trường ở La ke Forest, George ở Chicago, còn Henry osborne đã đi Washington. Khách sạn Nam tước New York bỗng trở nên quá rộng và trống vắng đối với Abel. Tuy nhiên, anh không có ý muốn trở về Chicago với Zaphia.
Anh quyết định ăn sớm ở dưới nhà rồi xem lại một loạt những báo cáo hàng tuần của các khách sạn khác trong công ty, sau đó lên căn phòng ở gác thượng, cạnh phòng làm việc. Anh ít khi ăn một mình trong phòng riêng, trái lại muốn được ăn ở phòng ăn chung của khách sạn để tiện quan sát các hoạt động. Càng có thêm nhiều khách sạn mới, anh càng lo sợ mất đi mối quan hệ chặt chẽ với các nhân viên ở dưới.
Abel đi thang máy xuống nhà, dừng lại ở quầy tiếp tân hỏi xem tối nay có bao nhiêu người thuê phòng, nhưng anh chợt nhìn thấy một người đàn bà khá đẹp đang đứng đó ghi tên. Anh tin chắc là mình có quen biết người đàn bà này, nhưng ở chỗ anh đứng khó nhận ra được. Khoảng ngoài ba mươi, anh nghĩ bụng.
Viết xong, cô ta quay ra nhìn anh.
Abel, – Cô ta nói. “Gặp anh tuyệt quá”.
Trời đất ơi, Melaniel Tôi không nhận được ra cô nữa. Còn anh thì ai cũng nhận ra được, Abel.
Tôi không biết là cô đang ở New York.
Cô là nhà báo à? – Abel hỏi có vẻ không tin.
Không, tôi là cố vấn kinh tế cho một số tờ báo có trụ sở ở Dallas. Tôi đến đây nghiên cứu về thị trường.
Hay đấy nhỉ.
Không hay lắm đâu, – Melanie nói, nhưng có việc làm cho đỡ hư thôi.
Cô có thì giờ ăn tối với tôi được không?
Ý kiến hay đấy, Abel. Nhưng tôi cần đi tắm thay quần áo cái đã, anh chờ được
chứ.
Tất nhiên, tôi chờ được. Hẹn gặp cô ở nhà ăn chính nhé. Cô đến chỗ bàn tôi, khoảng một tiếng đồng hồ thôi.
Cô mỉm cười rồi đi theo chú nhỏ ra thang máy. Abel ngửi thấy mùi nước hoa lúc cô bước qua. Abel vào nhà ăn xem bàn của anh có hoa tươi không, rồi vào bếp chọn thức ăn sẽ gọi cho Melanie.
Cuối cùng không còn gì để làm nữa, anh ngồi vào đó chờ. Anh luôn luôn liếc nhìn đồng hồ rồi lại nhìn ra cửa nhà ăn xem Melanie có đến không. Cô ta sửa soạn đến hơn một tiếng mới xong, nhưng cũng bõ cho anh chờ. Lúc cô ta xuất hiện ở cửa vào trong tấm áo dài bó sát người và long lanh dưới ánh đèn nhà ăn, trông cô thật đẹp và lịch sự. Người phụ trách nhà ăn vội đưa cô đến bàn Abel ngồi. Anh đứng dậy đón, trong khi một người hầu bàn mở chai rượu Krug và rót ra hai cốc.
Hoan nghênh cô, Melanie. – Abel rót và nâng cốc.
“Rất mừng gặp lại cô ở Nam tước”.
Rất mừng được gặp lại Nam tước, – Cô nói, “nhất là trong ngày kỷ niệm chiến thắng”.
Cô nói thế là sao? – Abel hỏi.
Tôi đọc báo thấy nói về bữa tiệc lớn của anh, lại được biết anh mạo hiểm cứu những đồng đội bị thương ở Remagen. Chuyện hấp dẫn lắm. Hóa ra anh là một chiến sĩ vô danh nhưng nổi tiếng.
Họ nói quá lên đó thôi, – Abel nói.
Tôi chưa hề thấy anh khiêm tốn bao giờ, Abel, vì vậy tôi tin rằng những điều họ thuật lại là đúng.
Anh rót cho cô ta cốc sâm banh thứ hai.
Sự thật là trước nay tôi chỉ sợ có cô thôi, Melanie.
Nam tước mà còn biết sợ ai nữa? Tôi không tin.
Đúng đấy, tôi không phải một anh chàng quý tộc ở miền Nam, như cô đã có lần nhận xét như thế rồi đấy – Anh luôn luôn nhắc đến những chuyện cũ. – Cô mỉm cười rồi hỏi đùa:
“Thế anh có lấy cô gái Ba lan xinh đẹp không – Có tôi có lấy – Có hạnh phúc không?.
Không hay lắm. Cô ta bây giờ béo tròn, đã bốn mươi rồi, và chẳng còn hấp dẫn gì đối với tôi nữa.
Rồi sau đó anh sẽ bảo là cô ta không hiểu được anh chứ gì, – Melanie nói, giọng cô có vẻ thích thú vừa nghe Abel nói.
Thế cô có kiếm được chồng cho mình không? – Abel hỏi.
Ồ có chứ, – Melanie đáp. “Tôi lấy một anh chàng thực sự quý tộc ở miền Nam, với đủ những tiêu chuẩn của nó”.
Thế thì rất mừng cho cô, – Abel nói.
Năm ngoái tôi ly dị anh ta rồi, với một khoản tiền lớn – Ồ tiếc quá nhỉ, – Abel nói, nhưng trong bụng lại thích. “Cô uống thêm sâm banh nữa chứ Anh có định tìm cách quyến rũ tôi không đấy, Abel?
Chờ cô ăn xong đã chứ, Melanie. Mặc dầu thế hệ đầu tiên của những người Ba lan nhập cư có một số tiêu chuẩn đấy, nhưng tôi phải thừa nhận nếu có quyến rũ thì bây giờ là đến lượt tôi.
Vậy tôi phải cảnh cáo anh trước, Abel, là từ khi ly dị chồng tới giờ tôi chưa ngủ với một người đàn ông nào khác. Chả thiếu gì đâu, nhưng không có ai ra hồn cả Sờ soạng thì nhiều đấy, nhưng yêu thì quá ít.
Họ ăn cá hun khói, kem trứng và phó mát Rothshild. Họ kể lại cho nhau nghe về đời mình từ cuộc gặp lần trước đến nay.
Lên tầng thượng uống cà-phê chứ. Melanie?
Sau một bữa ăn thịnh soạn thế này, còn có cách chọn lựa nào khác nữa đâu? – Cô ta nói.
Abel cười và khoác tay cô ra khỏi nhà ăn rồi vào thang máy. Cô ta hơi loạng choạng với đôi giày gót cao khi bước vào thang máy. Abel bấm vào nút số 42.
Melanie nhìn những con số chạy, mỗi khi qua một tầng. “Tại sao không có tầng mười bẩy” cô ngây thơ hỏi. Abel không biết trả lời thế nào.
Lần trước tôi uống cà phê trong phòng anh…. – Melame định nói nữa.
Thôi đừng nhắc lại, – Abel nói, sợ cô ta nhắc đến chuyện đau thương cũ. Họ bước ra ngoài thang máy vào tầng 42 và chú nhỏ chạy đến mở cửa phòng.
Trời ơi – Melani nhìn căn phòng thốt lên. abel, phải nói là anh đã học được cách sống của một đại triệu phú rồi đấy. Tôi chưa từng thấy những gì quá đáng đến như thế này”.
Abel đang sắp giơ tay ra ôm lấy cô thì có tiếng gõ cửa. Một nhân viên phục vụ trẻ
đưa cà phê với một chai Remy Martin đến.
Cám ơn chú, Mike, – Abel nói. “Tối nay chỉ có thế thôi là hết”.
Thế là hết ư? – Melanie cười nói.
Chú phục vụ nghe thấy thế đỏ mặt, nhưng vì chú là da đen nên không rõ. Chú nhanh chóng bước ra ngoài.
Abel rótc cà phê và rượu brandy. Cô ta từ từ nhấp rượu, ngồi bắt tréo hai chân. Abel cũng muốn ngồi bắt tréo hai chân nhưng anh chưa biết xoay thế nào. Lúng túng một lát, anh nằm ngay xuống bên cạnh cô. Cô ta xoa tóc anh. Anh đưa tay lần lần lên đùi cô. Họ bắt đầu hôn nhau thì Melanie đưa chân hất chiếc giầy của cô bắn ra, vô ý thế nào làm đổ luôn cả cà phê lên tấm thảm Ba Tư.
Ôi thôi chết? – Cô nói. “Làm hỏng cái thảm đẹp của anh rồi”.
Mặc kệ nó đấy. – Abel nói và kéo cô lại gần mình, đưa tay mở khóa kéo sau áo. Melanie cung cởi khuy áo sơ-mi của anh. Abel vừa hôn vừa định cởi áo nhưng vướng khuy ở tay áo, anh đành tập trung vào cởi áo cho cô ta trước. Thân hình của cô chưa hề mất đi chút nào cái đẹp của nó và vẫn đúng như anh hình dung, chỉ có khác là bây giờ đầy đặn hơn. Bộ ngực căng phồng và đôi chân dài thon thả. Anh chịu không cởi được khuy tay áo nữa, đành buông cô để cởi cho xong, và anh biết rằng thân thể của mình chẳng ra thế nào so với cô ta thật đẹp. Anh chợt nghĩ đến tất cả những gì anh đã được học về phụ nữ thường bị hút vào những người đàn ông có quyền lực thì bây giờ anh thấy đúng là như vậy. Cô ta không nhăn nhó như đã có lần trông thấy anh trước đây. Anh từ từ vuốt ve ngực cô và thân hình cô. Chiếc thảm Ba tư xem ra còn tiện hơn cả giường nữa. Cô ta cũng vừa hôn anh vừa cởi hết những gì còn lại trên người.
Nghe tiếng cô ta rên rỉ, anh chợt hiểu ra đã lâu lắm mình không có được cảm giác đê mê như vậy.
Nhưng bây giờ cảm giác ấy trôi qua cũng rất nhanh. Cả hai người chẳng ai nói gì, họ nằm thở dốc một lúc lâu Bỗng Abel cười khẩy.
anh cười gì thế – Melanie hỏi.
Không – Abel nói – Anh nhớ đến đoạn trong cuốn sách của bác sĩ Johnson mô tả cái tư thế quái gở của con người ta và cái sung sướng chỉ có trong chốc lát.
Abel nằm lại và Melanie gối đầu lên vai anh. Abel lấy làm lạ thấy mình không còn thèm muốn gì cô ta nữa. Anh đang nghĩ xem tìm cách gì để cho cô đi khỏi đây mà không tỏ ra thô bạo, thì cô bỗng nói. “Em không ở lại đây cả đêm được đâu, Abel. Em có cuộc hẹn sáng sớm mai nên phải đi ngủ một lúc. Em không muốn để người ta tưởng cả đêm em nằm trên cái thảm Ba tư này của anh”.
Em phải đi à? – Abel nói, ra vẻ thất vọng nhưng thực tình không thất vọng lắm.
Em rất tiếc, anh ạ. – Cô đứng dậy vào buồng tắm.
Abel nhìn cô mặc áo và kéo giúp cho cô chiếc khóa kéo trên áo. Anh thấy cô mặc quần áo và có vẻ nhanh chóng và dễ dàng hơn lúc vội vã cởi ra. Anh hôn lên bàn tay
chào cô.
Anh hy vọng chúng ta sẽ lại sớm gặp nhau, – Anh nói dối.
Em cũng hy vọng thế. – Cô ta nói, và cô cũng biết rằng anh ta không nói thật. Anh khép cửa lại rồi bước đến điện thoại ở bên giường – Cô Melanie Leroy ở
phòng nào thế – Anh hỏi.
dưới nhà chưa trả lời ngay được. Anh nghe rõ cả tiếng giở sổ đăng ký. Abel sốt ruột gõ ngón tay lên bàn.
– Không có ai đăng ký tên đó, thưa ông, – Dưới nhà trả lời. Ở đây chỉ có bà
Malanie Seaton từ Dallas, Texas đến lúc chiều và sáng mai sẽ đi luôn”.
Đúng bà đó đấy, – Abel nói. “Hóa đơn của bà ta tính vào tôi nhé”.
– Thưa vâng.
Abel bỏ máy xuống, đi tắm nước lạnh một lúc lâu trước khi đi ngủ. Anh cảm thấy thoải mái, bước đến bên lò sưởi, rồi lên giường, tắt ngọn đèn đã chứng kiến hành động gian dâm đầu tiên của anh và để ý thấy vết loang cà phê trên thảm lúc này đã khô rồi.
Anh vừa giơ tay tắt đèn vừa nói to, “Con đĩ ngu ngốc”.
Sau cái đêm đó, Abel còn thấy rất nhiều vết loang cà phê trên chiếc thảm Ba tư vào những tháng tiếp theo, vết do những cô phục vụ ngoan ngoãn gây ra, vết do những người khách không mất tiền gây ra, vì anh với Zaphia mỗi lúc một xa nhau hơn. Điều Abel không tính trước được là vợ anh đã thuê thám tử điều tra về anh và sau đó kiện đòi ly dị. Ly dị là chuyện hầu như không có trong cộng đồng những bạn bè Ba lan, phần lớn chỉ là cách ly hoặc lặng lẽ bỏ nhau. Abel cố thuyết phục Zaphia đừng làm thế, vì như vậy sẽ có ảnh hương đến chỗ đứng của anh trong cộng đồng người Ba lan, không những thế sẽ còn ngăn cản những hoạt động chính trị xã hội của anh sau này.
Nhưng Zaphia nhất quyết ly dị, dù muốn đi đến đâu thì đi. Abel ngạc nhiên, không ngờ cái người đàn bà rất giản dị trong bước đường thắng lợi của anh mà lại hóa ra, như George nói, một con qủy trong cuộc trả thù của cô ta như vậy.
Lúc Abel hỏi luật gia của anh xem đối phó thế nào, mới biết trong năm qua đã có không biết bao nhiêu cô phục vụ và những khách trọ không mất tiền đến đây với anh rồi. Anh đành chịu thua kiện, và điều duy nhất anh còn đấu tranh được là giữ lấy Florentyna lúc này đã mười ba tuổi và là niềm yêu thực sự của đời anh. Zaphia, sau một hồi gay go, chấp nhận số tiền bồi thường 500.000 đô la cộng với ngôi nhà ở Chicago và quyền được gặp Florentyna vào ngày cuối tuần của mỗi tháng.
Abel chuyển trụ sở và nhà riêng xuống New York. George gọi anh là “Nam nước Chicago lưu vong, vì anh đi khắp nơi trên đất Mỹ xây khách sạn mới và chỉ khi nào cần gặp Curtis Fenton anh mới trở về Chicago mà thôi.
***
Bức thư để mở nằm trên bàn trong phòng khách, bên chiếc ghế William đang ngồi. Anh mặc áo ngủ và đã đọc bức thư ấy đến lần thứ ba, cố hình dung xem tại sao Abel Rosnovski lại muốn mua nhiều cổ phiếu của ngân hàng Lester như vậy, và tại sao ông ta lại cử Henry osbome làm giám đốc của công ty Nam tước. William cảm thấy có lẽ không nên cứ đoán mò nữa. Anh nhấc điện thoại lên.
Cái ông Chen mới này thật là giống bố. Khi anh ta đến căn nhà phía Đông đường 68 thì không cần phải tự giới thiệu nữa. Tóc anh ta bắt đầu chớm bạc ở đúng chỗ như bố anh ta trước kia, thân người tròn trặn trong một bộ quần áo cũng như của bố nữa.
Có lẽ cùng là bộ quần áo ấy chưa biết chừng. Wilham chăm chăm nhìn anh ta, cảm thấy anh không chỉ có giống bố mà thôi.
ông không nhớ tôi đâu, ông William- Nhà luật gia nói.
Trời ơi – William thốt lên. cuộc tranh luận lớn ở trường Harvard. Năm một ngàn chín trăm hai mươị… ?
Hai mươi tám. Ông thắng cuộc tranh luận đó và hy sinh vai trò hội viên Porcell của ông.
William bật cười. “Có lẽ chúng ta ở cùng một tổ thì hơn vì cái nhãn hiệu xã hội chủ nghĩa của ông sẽ cho phép ông hành động Như một nhà tư bản không có gì đáng phải xấu hổ”.
Anh đứng dậy bắt tay Thađeus Cohen. Hai người tưởng như mình hãy còn đang là sinh viên chưa tốt nghiệp.
William mỉm cười. “Hồi ở Câu lạc bộ Porcell, ông đã không được uống gì. Bây giờ thì sao?”.
Thađeus Cohen lắc đầu. “Tôi không uống gì”, và nháy mắt một cái khiến William rất nhớ lại hồi đó.
Tôi e rằng bây giờ tôi cũng đã trở thành một nhà tư bản chính hiệu rồi”.
Anh ta có cái đầu giống hệt như bố. Rõ ràng anh ta đã được thông báo đầy đủ hồ sơ về Rosnovski – Osborne và bây giờ sẵn sàng gặp William. William đã giải thích lại sự việc đúng như anh ta yêu cầu.
Như trước kia, họ có báo cáo trước mắt và báo cáo ba tháng một lần. Nội dung hết sức bí mật, nhưng tôi muốn ông tìm ra bất cứ gì, – Wllliam nói. tại sao Abel Rosnovski lại mua chứng khoán Lester? Liệu ông ta còn cảm thấy tôi là người chịu trách nhiệm về cái chết của Davis Leroy không? Liệu ông ta còn tiếp tục đấu tranh với Kane và Cabot mặc dầu bây giờ nó đã nhập vào với Lester không? Trong tất cả những chuyện này, vai trò của Henry osborne là gì? Liệu một cuộc gặp giữa tôi và Rosnovski có giải quyết gì không, nhất là nếu tôi nói ngân hàng, chứ không phải tôi đã từ chối không chịu ủng hộ Công ty Richmond”?. Ngòi bút của Thađeus Cohen chạy lẹt xẹt trên giấy đúng như trước kia bố anh đã làm.
Tất cả những câu hỏi này cần được trả lời càng nhanh càng tốt đề tôi có thể quyết định xem có phải thông báo cho ban giám đốc của tôi không.
Thađeus Cohen mỉm cười dè dặt, một cái cười giống như của bố anh trước kia, và đóng cặp lại. “Tôi rất tiếc là ông đang dưỡng bệnh mà phải bận tâm như thế này. Tôi sẽ tìm hiểu ngay những sự việc này rồi trở lại với ông”. Ra cửa, anh ta dừng lại một chút. “Tôi rất khâm phục điều ông đã làm ở Remagen”.
Mấy tháng sau đó, William đã nhanh chóng phục hồi sức khỏe, những vết sẹo trên mặt và trên ngực hầu như đã mất hẳn. Đêm đêm, Kate cùng thức với anh cho đến lúc nào anh buồn ngủ. Chị thầm nói, ‘tạ Ơn Chúa, anh không sao cả” .dần dần anh không
còn nhức đầu ghê gớm và mất ngủ nữa, cánh tay phải đã trở lại bình thường. Kate nhất đinh chưa cho anh trở lại làm việc nếu chưa đi nghỉ ít lâu ở vùng biển Tây Đại tây dương. Trên biển, William nghỉ với Kate còn nhiều hơn thời gian trước đây họ cùng ở Lon don. Kate lấy làm mừng là trên tàu không có ngân hàng cho William hoạt động, mặc dầu chị vẫn lo là nếu hai vợ chồng còn ở trên tàu thêm một tuần nữa thì chắc thế nào William cũng tìm cách mua lại con tàu này cho Lester và tổ chức lại hoàn toàn bộ máy với chương trình hoạt động của nó, biến nó thành một đường hàng hải khác. Trở về đến New York, anh đã là một con người cháy nắng và đứng ngồi không yên, do đó Kate không thể ngăn anh trở lại ngân hàng được.
William đã lại lao vào những vấn đề của ngân hàng Lester. Bộ máy bây giờ là một loạt những người mới, được chiến tranh rèn luyện, hoạt động nhanh nhẹn và có hiệu quả, quản lý những ngân hàng hiện đại của Mỹ. Tổng thống Truman giành thắng lợi bất ngờ một nhiệm kỳ nữa ở Nhà Trắng sau khi tờ Diễn đàn Chicago đã đưa lên những dòng tít rất lớn là Thomas E. Dewey thắng cử. William biết rất ít về vị cựu thượng sĩ nhỏ bé của bang Missouri kia, anh chỉ đọc báo và biết rằng đó là một đảng viên Cộng hòa rất trung thành, tin chắc đảng của ông sẽ tìm được người xứng đáng đưa họ lên trong cuộc vận động bầu cử năm 1952.
Báo cáo đầu tiên của Thađeus Cohen cho biết Abel Rosnovski vẫn còn tìm cách mua chứng khoán của Lester. Anh ta đã tìm gặp tất cả những người được hưởng di chúc của Charles Lester nhưng chỉ có một người nhận lời. Susan Lester thì từ chối không chịu gặp luật sư của William, vì vậy anh ta không làm sao biết được nguyên nhân việc cô ta bán đi sáu phần trăm cổ đông của mình. Anh chỉ đoán chắc là cô ta không có lý do tài chính nào để làm như vậy.
Tài liệu báo cáo của Cohen rất hoàn chỉnh.
Hình như Henry osborne được chỉ định làm giám đốc Công ty Nam tước tháng 5-1946 với trách nhiệm đặc biệt về tài khoản trong ngân hàng Lester. Quan trọng hơn nữa là Abel Rosnovski đã đảm bảo cho chứng khoán của Susan Lester chỉ có về tay ông ta hoặc osbome mà thôi. Hiện nay Rosnovski làm chủ sáu phần trăm ngân hàng Lester và có vẻ sẵn sàng trả ít nhất 750.000 đô la nữa để mua số hai phần trăm của Peter Parfit. William biết rất rõ là một khi đã chiếm được 8 phần trăm rồi thì Rosnovski có thể làm gì. William còn thấy lo là tỷ lệ lãi suất của Lester không thuận lợi bằng Công ty Nam tước bây giờ đã đang cạnh tranh với những đối thủ như Hilton và Sheraton William nghĩ không biết có nên thông báo cho ban giám đốc về những đlều anh mới được biết này không, và còn nghĩ không biết có nên trực tiếp nói chuyện với Abel Rosnovski không. Mất mấy đêm không ngủ, anh quay sang hỏi ý kiến Kate.
Anh đừng làm gì hết, – Kate nói. “Để xem có đúng những ý đồ của ông ta là như vậy không đã chứ. Có khi lại là cơn bão trong tách nước trà đó thôi”.
Với Henry osborne làm tay sai thì có thể biết chắc là cơn bão còn ra ngoài cả tách
trà nữa. Anh không thể cứ ngồi đó mà chờ tìm hiểu xem âm mưu của họ đối với mình là thế nào.
Ông ta có thể thay đổi chứ, William. Chuyện giao dịch cá nhân với ông ta đến nay cũng đã hơn hai chục năm rồi còn gì.
Kate không nói gì thêm, nhưng William đành cứ cho là như vậy. Anh không làm gì khác, chỉ chờ báo cáo hàng quý của Chen, và mong rằng linh cảm của Kate là đúng.
***
Công ty nam tước kiếm được rất nhiều lợi nhuận trong tình hình kinh tế bùng nổ sau chiến tranh ở Mỹ. Từ những năm hai mươi đến giờ, chưa có khi nào kiếm tiền được nhanh chóng và dễ dàng như vậy. Vào những năm đầu của thập kỷ năm mươi, người ta bắt đầu tin rằng lần này thì sẽ bền lâu hơn. Nhưng Abel không bằng lòng với những thành công của mình chỉ về mặt tài chính mà thôi. Bây giờ nhiều tuổi hơn, anh bắt đầu lo nghĩ đến số phận của Ba lan trong thế giới sau chiến tranh.
Anh cảm thấy thành công nói trên không cho phép mình là kẻ đứng ngoài cách xa những bốn ngàn dặm như vậy được. Anh còn nhớ Pawel Za]eski, ông lãnh sự Ba lan ở Thổ Nhĩ Kỳ, đã nói với anh rằng có lẽ đến đời anh thì nước Ba lan sẽ lại đứng lên được.
Abel làm bất cứ gì để có thể tác động và thuyết phục Quốc hội Mỹ có thái độ cứng rắn hơn trước việc người Nga kiểm soát những vệ tinh Dông âu của họ.
Cứ thấy mỗi chính phủ cộng sản liên tiếp ra đời ở đây, Abel lại cho rằng mình hy sinh vô ích. Anh bắt đầu vận động các chính khách ở Washington, nói với các nhà báo và tổ chức tiệc tùng cho những người Mỹ gốc Ba lan, cho đến khi bản thân sự nghiệp của Ba lan cùng đồng nghĩa với “Nam tước Chicagó’ Tiến sĩ Teodor Szymanowski, trước kia là giáo sư ở trường đại học Cracow, viết một bài xã luận trên báo Tự do về cuộc đấu tranh của Abel để được thừa nhận”, Abel lập tức tìm đến ông ta ngay. Giáo sư bây giờ đã già lắm rồi. Anh không ngờ ông gầy gò ốm yếu đến như vậy, chỉ có ý kiến của ông là rất mạnh mẽ.
ông nhiệt tình đón tiếp Abel, róc rượu vốt-ka Danzig mời anh uống, mà không cần hỏi anh có thích hay không.
Nam tước Rosnovski này, – Ông nói và đưa cốc rượu cho anh. – Từ lâu tôi đã khâm phục anh và cái cách anh đang làm cho sự nghiệp của chúng ta. Mặc dầu chưa có kết quả gì lắm, nhưng xem ra tình hình thì hình như anh không mất lòng tin bao giờ.
Tôi mất sao được? Xưa nay tôi vẫn tin là bất cứ gì cũng có thể có được ở Mỹ.
Nhưng Nam tước này, tôi e rằng những người hiện nay anh đang tìm cách tác động lại cũng chính là những người đã để cho xảy ra chuyện đó. Họ sẽ chẳng bao giờ làm gì tích cực cho nhân dân ta được tự do đâu.
Tôi không hiểu ý giáo sư muốn nói gì. Tại sao họ lại không giúp đỡ chúng ta –
Abel hỏi.
Giáo sư ngả người ra ghế.
Nam tước, chắc anh biết rằng các quân đoàn Mỹ đã được lệnh đặc biệt là tiến chậm thôi để cho người Nga có thì giờ chiếm được vùng Trung âu càng nhiều càng tốt. Lẽ ra tướng Patton đã đến Berlin trước quân Nga từ lâu kia, nhưng Eisenhower bảo ông ta hãy từ từ Chính là những người lãnh đạo của chúng ta ở Washington – Những người mà anh định thuyết phục họ đem quân linh súng ống của Mỹ trở lại Châu âu ấy đã ra lệnh cho Eisenhower như thế đấy.
Nhưng lúc đó họ chưa thể biết được Liên Xô sẽ thành ra thế nào. Người Nga cũng là đồng minh của chúng ta. Tôi thừa nhận là năm 1945 chúng ta quá yếu và quá thiện chí với họ, nhưng dù sao thì cũng không phải là người Mỹ đã phản bội nhân dân Ba lan.
Szymanovski chưa nói tiếp. Ông ngả thêm ra sau ghế và lim dim con mắt.
Nam tước Rosnovski, tôi ước gì anh được biết đến ông em của tôi. Mãi đến tuần trước tôi mới được tin là nó đã chết cách đây sáu tháng trong một trại giam xô viết có lẽ không khác gì lắm với cái trại anh đã trốn ra được.
Abel dướn người tới như muốn chia buồn nhưng Szymanovski giơ tay ngăn lại Không, anh đừng nói gì hết Tự anh đã biết những trại giam đó rồi. Anh phải là người đầu tiên hiểu ra rằng tình cảm bây giờ không còn quan trọng nữa. Chúng ta phải thay đổi thế giới trong khi những người khác còn đang ngủ – Szymanovski ngừng lại. – Thằng em tôi chính là đã bị người Mỹ giao cho người Nga.
Abel ngạc nhiên nhìn ông.
Người Mỹ ư? Sao có thể thế được? Nếu như em của ông bị quân Nga bắt ở Ba lan
thì….
Em tôi không bị bắt ở Ba lan bao giờ. Nó được thoát ra khỏi trại giam của Đức gần Frankfurt. Người Mỹ giữ nó lại một tháng trong một. trại giam của những người không có nhà cửa, rồi sau đó giao nó lại cho người Nga.
Không thể thế được. Có lý gì họ lại làm thế – Người Nga muốn rằng tất cả những ai là dân Xlavơ được trả về quê quán. Trả về quê quán để họ có thể thủ tiêu hoặc bắt làm khổ sai. Cái gì Đức không làm được thì Nga làm. Tôi có thể chứng minh rằng em tôi đã sống trong khu vực Mỹ chiếm đóng hơn một tháng.
Nhưng, – Abel nói, – Đó là trường hợp cá biệt hay có nhiều người khác cũng như
vậy?
Ồ, có chứ, nhiều người khác nữa chứ, – Szymanovski thản nhiên nói- Hàng trăm ngàn người ấy chứ. Có lẽ đến một triệu. có lẽ chả bao giờ chúng ta có được con số chính xác. Rất có thể là giới cầm quyền Mỹ giữ kín về chiến dịch Kee Chanl.
Chiến dịch Kee Chanl là cái gì, sao tôi không nghe thấy ai nói bao giờ? Chắc chắn là nếu mọi người biết rằng những người Mỹ chúng ta thả những tù nhân đã được
giải phóng cho họ chết ở Nga, thì họ sẽ phải khủng khiếp lắm chứ.
– Chẳng có tài liệu chứng cớ gì về Chiến dịch đó cả.
Mark Clark, Chúa phù hộ cho ông ta, đã không tuân lệnh ấy và đã báo trước cho một số tù nhân biết, rồi lính Mỹ giúp cho họ trốn được trước khi đưa vào trại bên kia. Nhưng những người này vẫn còn đang lẩn lút và chả bao giờ dám công nhận chuyện đó. Một trong những người bất hạnh ấy là thằng em tôi. – Giáo sư dừng lại một chút. – Dù sao bây giờ cũng đã quá muộn rồi.
Nhưng phải nói cho dân Mỹ biết chứ. Tôi sẽ thành lập một ủy ban, đi nói chuyện. Chắc chắn là Quốc hội sẽ nghe nếu chúng ta nói lên sự thật.
Nam tước Rosnovski, tôi nghĩ điều này quá lớn đối với anh.
Abel đứng vụt dậy.
– Không, không, tôi không bao giờ đánh giá anh quá thấp đâu, – Giáo sư nói. – Nhưng anh còn chưa hiểu được cái tâm địa của những nhà lãnh tụ thế giới.
Nước Mỹ bằng lòng giao lại nhưng người tội nghiệp ấy cho Nga chỉ vì yêu cầu thế thôi. Tôi chắc họ không bao giờ nghĩ rằng sẽ có những chuyện đem ra xử hoặc tống giam. Nhưng cho đến bây giờ, sắp bước sang thập kỷ 50 rồi, vẫn chưa có ai thừa nhận rằng mình gián tiếp chịu trách nhiệm về chuyện đó. Không, họ sẽ chẳng bao giờ thừa nhận đâu. Đến một trăm năm nữa cũng chẳng có ai thừa nhận. Rồi đến lúc đó, sẽ chẳng có ai khác ngoài các nhà sử học sẽ quên mất rằng Ba lan mất nhiều sinh mạng trong chiến tranh hơn bất cứ quốc gia nào khác trên trái đất này, kể cả nước Đức. Tôi đã tưởng kết luận duy nhất anh có được ở đây là anh phải đóng một vai trò trực tiếp hơn trong chính trị kia chứ.
Tôi đã có suy nghĩ về điều đó nhưng chưa thể quyết định được là làm như thế nào, bằng cách nào.
Tôi có quan điểm riêng của mình về vấn đề này, Nam tước, vậy anh cứ liên lạc với tôi nhé. – Ông già từ từ đứng dậy và ôm lấy Abel. – Trong khi chờ đợi, anh làm gì được cho sự nghiệp của chúng ta thì cứ làm, nhưng anh đừng có ngạc nhiên mỗi khi người ta không chịu đến với anh nhé.
Về đến khách sạn Nam tước là Abel gọi ngay điện thoại và bảo tổng đài cho anh nói chuyện với văn phòng thượng nghị sĩ paull Douglas. paull Douglas là thượng nghị sĩ phái tư do của đảng Dân chủ ở Illinois, được bầu lên do bộ máy cua chicago giúp đỡ, ông ta thường sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu cua Abel vì biết rằng cử tri của ông gồm số người đông nhất trong cộng đồng Ba lan. Người trợ lý của ông là Adam Tomaszewiczl, chuyên giao dịch với cử tri Ba lan.
Chào ông, Adam, Abel Rosnovski đây. Tôi có điều này hơi rắc rối muốn bàn với ngài Thượng nghị sĩ. Ông có thể thu xếp cho tôi gặp sớm được không?
Hôm nay ông ấy lại đi vắng, thưa ông Rosnovski. Tôi biết là ông ấy sẽ vui lòng nói chuyện với ông và thứ năm này ông ấy mới về. Tôi sẽ yêu cầu ông ấy gọi trực tiếp
cho ông. Tôi có thể nói lại với ông ấy là về chuyện gì được không?
Được chứ. Là người Ba lan, chắc ông cũng quan tâm chuyện này. Tôi nghe từ những nguồn tin đáng tin cậy là các nhà đương cục Mỹ ở Đức có giúp vào việc đưa những người công dân Ba lan lưu vong trở về vùng đất do Liên Xô chiếm đóng và rất nhiều những công dân Ba lan ấy bị đưa vào các trại lao tù của người Nga, và rồi từ đó đến nay không có tin tức gì của họ nữa.
Đầu dây đằng kia im lặng một lát.
ông thượng nghị sĩ về tôi sẽ nói ngay, thưa ông Rosnovski. Xin cảm ơn ông đã gọi đến.
Ngày thứ năm, ông thượng nhhl sĩ không liên lạc với Abel. Ngày thứ sáu và cuối tuần cũng không thấy gì Sáng thứ hai, Abel lại gọi đến lần nữa. Lần này, vẫn là Dam Tomaszewicz trả lời điện thoại.
A thưa vâng, ông Rosnovski, – Abel tưởng như có thể nghe thấy ông ta ngượng ngập. – Ngài thượng nghị sĩ có dặn lại để nói với ông. Lúc này, ngài đang rất bận, chắc ông cũng biết là có rất nhiều dự án phải thông qua trước khi Quốc hội nghỉ. Nghị sĩ có dặn tôi nói lại với ông là khi nào rỗi được là sẽ gọi đến cho ông ngay.
Ông có nói với nghị sĩ những gì tôi đã nói không?
Có chứ ạ. Nghị sĩ bảo tôi nói lại để ông yên tâm vì những điều đó chỉ là một thứ tuyên truyền chống Mỹ thôi. Nghị sĩ có cho ông biết đã nghe chính một người trong Bộ tham mưu liên quân nói quân đội Mỹ được lệnh không đưa đi bất cứ người nào lưu vong đang ở trong vùng Mỹ kiểm soát.
Tomaszewicz nói như kiểu ông ta đọc một bản tuyên bố đã chuẩn bị sẵn, và Abel cảm thấy như mình bị bưng bít và đây là lần đầu. Trước đây, Thượng nghị sĩ Douglas chưa bao giờ né tránh như vậy.
Abel bỏ máy xuống và bảo cô thư ký liên lạc với một thượng nghị sĩ khác, mà ông này thì đang nổi tiếng và không sợ có ý kiến về bất cứ ai.
văn phòng thượng nghỉ sĩ Mccarthy hỏi ai gọi đến.
Tôi sẽ cố tìm ngài thương nghị sĩ, – Một giọng nói trẻ đáp.
Mccarthy đang là một nhân vật rất có quyền thế và Abel biết là may mắn lắm mới gọi nói chuyện được với ông ta một lúc.
– Ông Rosenevski, – Mccarthy nói.
Abel tự hỏi không biết ông ta cố tình đọc sai tên mình đi hay đó là do liên lạc tồi.
Vấn đề cấp bách ông muốn bàn với tôi là gì thế- Thượng nghị sĩ hỏi. Abel ngập ngừng. Anh hơi chột dạ vì biết là mình đang nói chuyện thẳng với ông ta.
Ông có điều gì bí mật cũng không ngại – Anh nghe thượng nghị sĩ nói thế, có lẽ vì ông ta cảm thấy anh ngập ngừng.
Vâng, tất nhiên, – Abel nói rồi lại ngừng để suy nghĩ. “Ngài thượng nghị sĩ đúng là một người nói lên nguyện vọng của chúng tôi muốn được thấy Đông âu giải phóng
khỏi ách đô hộ….”.
– Phải, phải. Tôi cũng mừng thấy ông hoan nghênh điều đó ông Rosenevski.
Lần này thì Abel yên trí là ông ta đã đọc sai tên mình rồi, nhưng anh không nhắc đến chuyện đó làm gì Còn về Đông âu, – Nghị sĩ nói tiếp, – Chắc ông biết là chỉ khi nào bọn phản bội bị đẩy ra khỏi chính phủ chúng ta thì lúc đó mới có hành động thực sự để giải phóng đất nước đang bị giam hãm của ông được.
Vâng, chính đó là điều tôi muốn nói với ngài Thượng nghị sĩ. Ngài đã rất thành công trong việc tố cáo sự lừa dối trong chính phủ chúng ta. Nhưng cho đến nay, một trong những tội lớn của họ vẫn chưa bị tố giác – Ông nói đến tội lớn nào thế, ông Rosenevski? Từ khi đến Washington tôi đã thấy được rất nhiều rồi.
Tôi muốn nói đến… – Abel ngồi thẳng lại trên ghế,-…. việc các nhà cầm quyền Mỹ buộc hàng ngàn công dân Ba lan phải hồi cư sau khi chiến tranh kết thúc. Họ vô tội nhưng bị trả về Ba lan rồi đưa sang Liên Xô để làm khổ sai, và đôi khi còn bị giết nữa. – Abel chờ trả lời, nhưng anh không thấy nói gì. Anh nghe thấy cạch một tiếng, không biết có ai nghe câu chuyện này không.
Làm sao ông có thể ngu ngốc đến như vậy được, ông Rosenevski? – Thượng nghị sĩ nói, hoàn toàn với một giọng khác trước.
Ông dám gọi điện thoại cho tôi để nói rằng những người Mỹ- Những nhân vật rất trung thành của Mỹ – Đã đưa hàng ngàn người Ba lan về Nga rồi không ai được biết tin tức gì về họ nữa? ông muốn tôi tin được điều đó sao? Ngay đến một người nông dân Ba lan cũng không thể ngu ngốc như thế được. không hiểu tại sao có hạng người có thể chấp nhận được điều đó mà không có chứng cớ gì? Vậy ông cũng muốn tôi tin rằng những người lính Mỹ đó là không trung thành hay sao? Có phải ông muốn thế không ông Rosenevski, ông cho tôi biết tại sao ông lại nghĩ như vậy? Chẳng lẽ ông ngốc đến mức tin ở tuyên truyền của địch như vậy sao? Tại sao ông làm mất thì giờ của một thượng nghị sĩ Mỹ đang bận bao nhiêu thứ việc chỉ vì một lời bịa đặt của người ta cố tình gây hoang mang trong cộng đồng những người nhập cư ở Mỹ thế Abel ngồi im không động đậy, sững người về chuyện ông thượng nghị sĩ mắng mỏ. Trước khi ông ta chấm dứt một loạt những lời lẽ như vậy, Abel đã biết là có cãi lại cũng vô ích. Anh lấy làm mừng là vì nói điện thoại nên vị thượng nghị sĩ không trông thấy vẻ mặt ngạc nhiên quái lạ của anh.
Thượng nghị sĩ, tôi chắc ngài nói đúng và tôi xin lỗi đã làm mất thì giờ của ngài,
Abel bình tĩnh đáp lại – Tôi không nghĩ được như vậy.
Phải, cũng để cho ông thấy rằng bọn khốn kiếp chúng lừa dối người ta ghê lắm, – Mccarthy nói, giọng đã mềm hơn, – Ông phải luôn luôn đề phòng bọn chúng. Dù sao, tôi cũng hy vọng từ nay trở đi ông thấy rõ hơn mối nguy mà nhân dân Mỹ luôn luôn gặp phải.
Vâng, tôi thấy rõ, Thượng nghị sĩ. Một lần nữa cảm ơn ngài đã bỏ thì giờ nói
chuyện riêng với tôi. Xin chào ngài Thượng nghị sĩ.
Chào ông Rosenevski.
Abel nghe tiếng điện thoại cạch một cái. Anh biết rằng tiếng cạch ấy chẳng khác gì đóng cửa.
***
William biết là mình đã già đi nhiều khi Kate nói đùa với ông về chuyện tóc bạc, những sợi tóc trước đây còn đếm được nhưng đến bây giờ thì chịu, và nhất là khi Richard bắt đầu đưa bạn gái về nhà. William vẫn thường khen Richard là khéo chọn bạn gái, những cô mà ông gọi là “phu nhân trẻ” vì tất cả những cô đó đều có vẻ hao hao như Kate, loại người ông cho là càng bước vào tuổi trung niên càng đẹp. Những cô con gái của ông, Virginia và Lucy, bây giờ cũng đã trở thành những thiếu phụ và mang những hình ảnh như của mẹ khiến ông cảm thấy rất hạnh phúc. Virginia đã gần như một nghệ sĩ. Mọi nơi trên tường, trong bếp và phòng ngủ của mấy anh em, đều có tranh của cô. Richard chế cô và bảo đó là những tác phẩm của thiên tài. Virginia trả thù chế lại bằng những lời bình luận ác hơn khi Richard bắt đầu học đàn xe-lô. Lukcy thì quý cả hai anh chị, cô không có thành kiến gì với ai hết, coi Virginia như một Picasso mới và Richard, một Casals mới. William thì chỉ lo không biết đến khi mình không còn đó để kiểm soát cuộc sống của con nữa thì tương lai ba đứa sẽ ra sao.
Trong con mắt của Kate thì cả ba đứa đều lớn lên đâu ra đấy. Richard, bây giờ đang học trường St.Paul, kéo đàn xe-lô đã khá nên được chọn vào chơi trong buổi hòa nhạc ở trường, còn Virginia thì vẽ giỏi đến mức đã có tranh được treo ở phòng ngoài nhà.
Tuy vậy cả nhà ai cũng thấy Lucy sẽ trở thành hoa khôi của gia đình này. Mới mười một tuổi, cô đã bắt đầu nhận được thư tình của những cậu con trai xưa nay chỉ quan tâm đến dã cầu.
Năm 1951, Richard được nhận vào học trường Harvard. Tuy anh không giành được học bổng về chuyên toán, nhưng Kate đã cho William thấy ngay là con ông đã từng chơi dã cầu và kéo đàn xe-lô ở trường St Paul, hai thứ thành tích mà William trước kia không bao giờ có được. William thầm tự hào về thành tích của con, nhưng cũng lẩm bẩm nói lại với Kate rằng ông chẳng thấy có nhà ngân hàng nào biết chơi dã cầu hay kéo đàn xe-lô.
Công việc ngân hàng đang đi vào thời kỳ mở rộng vì người Mỹ bắt đầu tin rằng lần này thi có hòa bình lâu dài. William hết sức bận rộn với công việc. Trong một thời gian không lâu, ông không còn cảm thấy mối đe dọa của Abel Rosnovski và những vấn đề liên quan nữa. Ông hầu như đã quên đi.
Những báo cáo ba tháng của Thađeus Chen tiếp tục gửi đến cho thấy Rosnovski dứt khoát không từ bỏ con đường ông ta đã chọn. Thông qua một thành phần thứ ba, ông ta đã tỏ ý cho mọi cổ đông, trừ William, biết rằng ông chú ý đến chứng khoán
Lester. William ngại rằng cứ như thế này sẽ có ‘lúc dẫn đến có sự đụng chạm trực tiếp giữa ông và người Ba lan kia.
ông bắt đầu cảm thấy đã sắp đến lúc ông phải thông báo cho ban giám đốc ngân hàng Lester biết về những hành động của Rosnovski, và nếu ngân hàng bị kiềm chế thật sự thì có lẽ ông sẽ xin từ chức, và điều đó sẽ có nghĩa là Abel Rosnovski đã hoàn toàn thắng lợi, và William thì trước nay không hề có khi nào ngờ được như vậy. Ông quyết định nếu cần phải đấu thì ông sẽ đấu chứ không chịu. Nếu như một trong hai người phải chịu thua thì ông sẽ làm mọi cách để đảm bảo rằng người thua ấy không phải là William Kate.
Nhưng vấn đề làm như thế nào về chương trình đầu tư của Abel Rosnovski thì cuối cùng đã tuột ra khỏi bàn tay William.
Đầu năm 1951, ngân hàng được mời ra đại diện cho một trong những công ty hàng không mới của Mỹ, gọi là Hàng không liên Mỹ. Cơ quan hàng không liên bang cho công ty này được quyền bay giữa hai bờ biển từ Đông sang Tây. Công ty đó đề nghị với ngân hàng Lester cấp vốn cho 30 triệu đô la, tức là khoản tiền cần thiết do chính phủ quy định.
Wilham nghiên cứu kỹ thấy công ty hàng không này và toàn bộ kế hoạch của họ là rất đáng ủng hộ.
ông tập trung thì giờ vào việc kêu gọi dư luận đóng góp để có được số tiền 30 triệu đô la. Ngân hàng, với tư cách người đỡ đầu cho chương trình này, bỏ cả vốn liếng của mình vào đó. Đối với William, đây là chuyện lớn nhất kể từ khi ông về Lester, và khi đưa ra thị trường để kêu gọi 30 triệu đô la, ông biết rằng đây là chuyện uy tín cá nhân của mình sẽ còn hay mất.
Tháng bảy, khi những chi tiết của việc đóng góp được công bố, chỉ trong vài ngày người ta đã mua chứng khoán rất nhiều. Wilham được các giới ca ngợi về cách ông đã giải quyết thành công chương trình ấy. Ông cũng rất sung sướng về kết quả ấy, cho đến một hôm đọc báo cáo của Thađeus Chen thì được biết rằng mười phần trăm chứng khoán của công ty hàng không này đã do một trong những công ty giả danh của Abel Rosnovski mua rồi.
William biết là đã đến lúc phải cho Ted Leach và Tony Simmons được biết về điều mà ông vẫn lo sợ từ trước đến nay. Ông mời Tony về New York và kể lại cho hai phó chủ tịch về câu chuyện ly kỳ của Abel Rosnovski và Henry osborne.
Tại sao trước đây ông không cho chúng tôi biết? – Phản ứng đầu tiên của Tony Simmons là như vậy.
Hồi ở Kane và Cabot, tôi đã giao dịch với hàng trăm công ty cỡ như công ty Richmond, và lúc đó tôi đâu có ngờ là họ cố tình trả thù như vậy. Chỉ đến khi Rosnovski mua mười phần trăm vốn của công ty hàng không liên Mỹ, thì tôi mới tin chắc là ông ta vẫn theo đuổi ý đồ ấy mà thôi.
Tôi thì lại cho rằng rất có thể ông cường điệu quá chăng, – Tel Leach nói. – Có một điều tôi chắc chắn là không nên thông báo chuyện này cho toàn bộ ban giám đốc được biết. Vì nếu không chỉ được vài ngày sau khi công ty ra đời sẽ có ngay chuyện hoảng loạn và người ta đem bán hết chứng khoán.
Điều đó là chắc chắn, – Tony Simmons nói.- Vậy sao ông không đi gặp cái lão Rosnovski ấy mà nói thẳng ra với ông ta đi?
Đó chính là điều ông ta muốn tôi làm, – William đáp – Và ông ta sẽ tin chắc là ngân hàng chúng ta đang bị bao vây.
Nếu như ông tìm cách giải thích cho ông ta biết là trước đây ông đã tìm mọi cách thuyết phục ngân hàng ủng hộ công ty Richmond nhưng họ không nghe, thì như thế có thể thái độ Ông ta sẽ thay đổi được chăng – Tôi tin rằng sẽ chẳng ăn thua gì.
Vậy ông bảo ngân hàng phải làm thế nào? – Ted Leach hỏi. – Chắc chắn là chúng ta không thể ngăn nổi Rosnovski mua chứng khoán Lester nếu ông ta tìm được người muốn bán. Nếu chúng ta tự mua chứng khoán của mình thì cũng vẫn không ngăn ông ta được, trái lại càng rơi vào bẫy của ông ta vì sẽ đẩy giá lên và càng làm tăng giá cổ phiếu của ông ta, như thế thì vị trí tài chính của chúng ta sẽ bị nguy ngay.
Tôi nghĩ có lẽ ông ta sẽ khoái mà nhìn thấy chúng ta chết dở với chuyện đó. Chúng ta đang ở cái thế được Harry Truman trông cậy, mà bây giờ sắp đến ngày bầu cử rồi, nếu có chuyện bê bối gì về ngân hàng thì hẳn là đảng Dân chủ sẽ tha hồ mà thích:
Tôi nghĩ chả làm thế nào được. – William nói. – Tuy nhiên tôi cũng cần nói để các vị biết là Rosnovski sẽ có thể như thế nào trong trường hợp ông ta lại chơi chúng ta một cú bất ngờ nữa.
Tôi đoán là vẫn còn có cơ hội may mắn cho chúng ta, – Tony Simmons nói. – Cả chuyện này thực ra có tội gì đâu và ông ta chỉ tỏ rõ khâm phục cái tài đầu tư của ông thôi.
Sao ông có thể nói thế được, Tony, khi ông biết là trong chuyện này có ông bố dượng của tôi dính líu vào đó? Dễ ông tưởng Rosnovski dùng Henry osbome để ủng hộ sự nghiệp của tôi sao? Như thế thì ông rõ ràng là không hiểu được Rosnovski. Tôi đã quan sát ông ta làm ăn cho đến nay đã hơn hai chục năm rồi. Ông ta không quen chịu thua đâu. Ông ta sẽ cứ ném con súc sắc cho đến khi nào được thì thôi. Giá như ông ta là một thành viên của gia đình thì….
ông đừng có bi tâm thần thế, William. Tôi cho rằng…
ông bảo tôi đừng bị tâm thần ư, Tony? ông hãy nhớ những điều khoản của công ty chúng ta giao quyền cho bất cứ ai nắm được tám phần trăm chứng khoán của ngân hàng đấy, một điều khoản mà chính tôi trước kia đã đưa vào để đề phòng bị gạt ra. Hiện nay ông ta chiếm sáu phần trăm rồi, và nếu như điều đó không phải là triển vọng khá nguy hiểm cho tương lai, thì ông cũng cần nhớ rằng chỉ trong một đêm là
Rosnovski có thể giết chết công ty hàng không Liên Mỹ nếu ông ta quẳng toàn bộ chứng khoán ra thị trường.
Nhưng như thế ông ta chẳng được gì, – Ted Leach nói. – Trái lại, chỉ mất rất nhiều tiền mà thôi.
Ông chưa hiểu được đầu óc Abel Rosnovski như thế nào đâu, – William nói. – Ông ta có cái liều lĩnh của một con sư tử, thua thiệt đối với ông ta chả có nghĩa gì. Tôi đã nhanh chóng hiểu ngay rằng ông ta chỉ muốn ăn thua với tôi. Nếu rút chứng khoán trong công ty Liên Mỹ thì cố nhiên ông ta mất tiền, nhưng ông ta vẫn còn cả một loạt những khách sạn gỡ lại.
ông biết không, hiện nay ông ta có đến hai chục khách sạn, và ông ta biết rằng nếu công ty Liên Mỹ sập tiệm thì chúng ta cũng sẽ bị đánh ngã ngửa liền.
Là những nhà ngân hàng, cái mạng của chúng ta tùy thuộc nhiều vào lòng tin của công chúng, mà lòng tin ấy thì luôn thay đổi. Bây giờ, cái lòng tin ấy có thể bị Abel Rosnovski làm cho tan tác bất cứ lúc nào ông ta thấy cần.
Hãy bình tĩnh lại đi, Wilham, – Tony Simmons nói. – Chưa đến nỗi như vậy đâu. Bây giờ chúng ta đã biết Rosnovski định làm gì, chúng ta có thể theo dõi sát được. Chúng ta có thể đối phó lại được với những thủ đoạn của ông ta nếu cần. Điều đầu tiên chúng ta nắm chắc là không ai được bán chứng khoán của mình ở Lester trước khi thăm dò ông đã. Ngân hàng sẽ hoàn toàn ủng hộ các chủ trương của ông. Riêng tôi vẫn nghĩ rằng ông nên nói chuyện trực tiếp với Rosnovski và hai người cứ nói thẳng vẫn nhau. Như vậy ít ra chúng ta cũng thể hiểu được ý đồ thật sự của ông ta là thế nào, và chúng ta có thể tự chuẩn bị cho mình một cách thích hợp.
Ý kiến của ông cũng là như vậy chứ, Ted?
Vâng, đúng thế. Tôi đồng ý với Tony. Tôi nghĩ ông nên liên hệ trực tiếp với ông ta. Cũng chỉ là vì lợi ích cao nhất của ngân hàng nếu chúng ta hiểu được những ý đồ thực sự của ông ta là tốt hay không tốt.
William ngồi im lặng một lát.
Nếu hai ông đều thấy như vậy thì để tôi thử xem,- Ông nói. – Tôi cũng phải nói thêm là tôi không đồng ý với các ông, nhưng có thể do cá nhân mình dính líu đến chuyện này nên xét đoán không được vô tư chăng. Các ông hãy cho tôi vài ngày để nghĩ xem gặp ông ta như thế nào là tốt nhất, và kết quả ra sao sẽ nói lại để các ông biết.
Sau khi hai ông phó chủ tịch bước ra rồi, William ngồi lại một mình, suy nghĩ về hành động mà ông đã đồng ý tiến hành, và trong bụng tin chắc là sẽ ít có hy vọng thành công với Abel Rosnovski chừng nào Henry osborne còn dính vào đó.
Bốn ngày sau, William ngồi một mình trong phòng làm việc và dặn lại những người dưới quyền là trong bất cứ trường hợp nào cũng không ai được vào làm ngắt quãng. Ông biết rằng Abel Rosnovski cũng đang ngồi trong phòng làm việc của ông
ta ở khách sạn Nam tước New York. Ông đã đặt sẵn một người đứng suốt buổi sáng ở khách sạn và chỉ có mỗi nhiệm vụ là khi nào thấy Rosnovski xuất hiện thì báo về. Người đứng chờ ấy đã điện thoại về. Anh ta báo Abel Rosnovski đã đến lúc tám giờ hai mươi bảy phút, đã lên thẳng chỗ làm việc của ông ta ở tầng bốn mươi hai và từ đó không thấy đi đâu nữa. Wilham nhấc điện thoại lên, bảo tổng đài gọi cho khách sạn Nam tước.
Nam tước New York đâỵ.
Xin cho gặp ông Rosnovski, – William hơi cảm động nói với một cô thư ký.
Xin cho gặp ông Rosnovski, – Ông nhắc lại. Lần này giọng hơi cứng cỏi hơn một chút.
Xin cho biết ai gọi? – Cô thư ký hỏi lại.
Tên tôi là William Kane.
Tôi không chắc ông ấy có nhà không, thưa ông Kane. Để tôi hỏi xem. Lại yên lặng một lúc lâu.
Ông Kane phải không ạ?
Ông Rosnovski phải không ạ?
Tôi làm gì cho ông được đây, ông Kane? – Một giọng nói rất bình tĩnh và hơi cường điệu hỏi.
Mặc dầu William đã chuẩn bị rất kỹ những lời nói đầu tiên của mình, ông vẫn cảm thấy giọng nói của mình hơi có vẻ lo lắng.
Tôi hơi lấy làm lo ngại về những cồ phần của ông trong ngân hàng Lester, ông Rosnovski, – Ông nói. – Và do cái thế mạnh của ông đã có được ở một trong những công ty chúng tôi đại diện, nên tôi nghĩ có lẽ đã đến lúc chúng ta nên gặp nhau để thảo luận xem ông định như thế nào. Ngoài ra cũng có một chuyện riêng tôi muốn để ông biết.
Yên lặng một lúc lâu. Người ta đã cắt rồi chăng?
Chẳng có gì đòi hỏi chúng ta phải gặp nhau cả, ông Kane. Tôi đã quá biết về ông rồi nên không cần phải nghe ông thanh minh những gì cho quá khứ. Ông hãy cứ luôn luôn mở mắt ra xem, rồi ông sẽ thấy rõ những ý đồ của tôi là thế nào. Nó rất khác với những gì đã nói trong Kinh Thánh đấy, ông Kane ạ. Một ngày kia ông sẽ nhảy ra ngoài cửa sổ tầng mười bảy của một trong những khách sạn của tôi, vì ông sẽ rất khó khăn với những cổ phần của ông trong ngân hàng Lester. Tôi chỉ cần hai phần trăm nữa là có thể dùng đến Điều khoản số Bảy, và cả hai chúng ta đều biết điều khoản đó là gì, phải không? Rồi có lẽ lần đầu tiên ông sẽ thấy được là trước kia Davis Leroy nghĩ thế nào sau khi mất hàng tháng lo nghĩ về chuyện ngân hàng đối xử với mình. Bây giờ ông hãy cứ ngồi đó mà tự hỏi xem một khi tôi đã có tám phần trăm cổ phần rồi, tôi sẽ đối đãi với ông thế nào nhé.
Những lời của Abel Rosnovski khiến William rợn người, nhưng ông cố giữ bình tĩnh trong khi đấm tay lên mặt bàn.
Tôi có thể hiểu được ông nghĩ thế nào, ông Rosnovski, nhưng tôi nghĩ có lẽ hai chúng ta nên gặp nhau nói rõ chuyện này thì hơn. Trong chuyện này có một vài chỗ mà tôi cho rằng ông chưa hiểu hết.
Tỷ dụ như ông đánh lừa Henry osborne về chuyện năm trăm ngàn đô la chứ gì, phải không ông Kane?
William bỗng chốc như cứng lưỡi ra không nói được anh muốn nổi khùng lên nhưng lại một lần nữa lại cố giữ bình tĩnh.
Không, ông Rosnovski ạ. Điều tôi muốn nói với ông không liên quan gì đến ông osbome. Đây là chuyện riêng và chỉ liên quan đến ông thôi. Tuy nhiên tôi cũng phải đảm bảo với ông rằng tôi chưa hề lừa dối Henry osborne về một đồng xu nào hết.
Đó không phải là ý kiến của Henry. Ông ta bảo ông chịu trách nhiệm về cái chết của chính mẹ Ông để khỏi phải trả nợ gì ông ta cả. Sau khi ông đã đối xử với David Leroy như thế, tôi cho rằng có thể tin được điều Henry nói.
Chưa bao giờ William phải cố kiềm chế mình như bây giờ. Con người kia cho ông là người như thế nào mới được chứ. Ông lặng đi đến mấy giây mới nói lại được – Tôi đề nghị chúng ta có thể thanh toán chuyện hiểu lầm này bằng một cuộc gặp gỡ ở chỗ nào đó tùy ông chọn, một chỗ mà không ai nhận ra được chúng ta. Được không ạ?
Chỉ có một chỗ mà không ai nhận ra được ông thôi, ông Kane.
Ở đâu thế? – William hỏi.
trên thiên đường ấy, – Abel đáp, rồi bỏ máy xuống.
***
Gọi cho tôi Henry osborne ngay, – Ông ta bảo cô thư ký.
ông ta gõ ngón tay lên mặt bàn đến gần mười lăm phút chờ cô thư ký tìm ra Nghị
sĩ osborne lúc này đang dẫn một số những cử tri của mình đi thăm nhà Quốc hội.
Abel, ông đấy à?
Phải, Henry. Tôi nghĩ có lẽ ông là người đầu tiên nghe nói rằng Kane đã biết hết mọi thứ. Như vậy là bây giờ cuộc chiến ra ngoài công khai rồi.
Ông nói thế nào? Hắn ta biết hết mọi thứ ư? ông có nghĩ là hắn biết tôi cũng có dính vào đấy không – Henry lo lắng hỏi.
Biết quá đi chứ, và hình như hắn còn biết rõ cả những tài khoản đặc biệt của công ty, cổ phần của tôi trong ngân hàng Lester và trong công ty hàng không Liên Mỹ nữa.
Làm sao hắn có thể biết hết được nhỉ? Chỉ có ông với tôi là biết về những điều khoản đặc biệt thôi mà.
Còn Curtis Fenton nữa, – Abel ngắt lời.
Phải. Nhưng ông ta chả bao giờ báo cho Kane biết được – Chắc là ông ta rồi.
Không còn ai khác vào đó. Ông đừng quên rằng Kane giao thiệp trực tiếp vơi Curtis Fenton khi tôi mua công ty Richmond của hắn ta. Tôi đoán họ vẫn duy trì một kiều liên lạc nào đó.
Lạy Chúa?
Ông có vẻ lo lắm hả, Henry? – – Nếu William Kane biết mọi thứ thì chuyện hoàn toàn khác hẳn rồi. Tôi báo cho ông biết nhé, Abel, hắn không có chịu thua đâu.
Thì tôi cũng vậy, – Abel nói. – William Kane không dọa tôi được, nhất là trong khi tôi nắm các chủ bài trong tay. Cổ phần mới đây nhất của ta trong chứng khoán ở chỗ Kane là thế nào?
Tôi không nhớ rõ lắm, ông có sáu phần trăm ở Lester và mười phần trăm ở công ty hàng không Liên Mỹ, cộng với những khoản phụ Ở các công ty khác liên quan ông chỉ cần hai phần trăm nữa của Lester là vận dụng Điều khoản Bẩy được rồi, còn Peter Parfitt thì chưa dứt khoát.
Thế thì tốt, – Abel nói. – Tôi thấy tình hình không thể tốt hơn được. Ông cứ tiếp tục nói chuyện với Parfitt, bảo ông ta là tôi không vội, trong khi đó thì Kane lại không thể quan hệ với ông ta. Nhưng ông đừng làm gì vội, chờ tôi đi Châu âu về đã nhé. Sau cuộc nói chuyện bằng điện thoại của tôi với ông Kane sáng nay, tôi có thể đảm bảo với ông là hắn ta đang toát mồ hôi, nói theo cách của những người lịch sự.
Nhưng, Henry này, tôi cho ông biết một điều bí mật nhé:
tôi chẳng lo gì hết. Cứ để hắn tiếp tục như thế đã vì tôi chưa có ý gì muốn hành động vội. Để bao giờ thuận tiện và sẵn sàng đã.
Tốt thôi, – Henry nói. – Nếu có chuyện gì xẩy ra đáng phải lo, tôi sẽ báo cho ông biết.
Ông phải nhớ kỹ trong đầu nhé, Henry, rằng chúng ta hoàn toàn không có gì đáng phải lo hết.
Chúng ta đã nắm được dái ông bạn Kane của ông rồi, và bây giờ thì tôi cứ từ từ bóp lại thôi.
Thế thì hay đấy, – Henry nói, giọng khoái trá.
Đôi khi tôi nghĩ có lẽ ông căm ghét Kane hơn cả tôi đấy – Chúc ông đi Châu âu vui vẻ nhé. – Henry cười một cách khó chịu.
Abel bỏ máy xuống rồi ngồi nhìn vào khoảng không một lúc xem sẽ làm gì tiếp. Ông văn gõ ngón tay lên bàn. Cô thư ký bước vào.
Cho tôi nói chuyện với ông Curtis Fenton ở Ngân hàng Tín dụng Continental, – Ông nói nhưng không nhìn lên cô ta. Lại vẫn gõ ngón tay lên bàn. Vẫn chăm chăm nhìn vào khoảng không. Lát sau, chuông điện thoại reo.
Fenton hả?
Chào ông Rosnovski, ông khỏe không?
Tôi muốn đóng tất cả tài khoản của tôi ở ngân hàng ông.
Đầu dây đằng kia không có trả lời.
– Ông nghe rõ tôi không, Fenton?
Có- Nhà ngân hàng hết sức ngạc nhiên. – Tôi xin hỏi tại sao thế, ông Rosnovski?
Vì Judas chưa bao giờ là tông đồ được tôi ưa thích cả, có vậy thôi. Từ lúc này trở
đi, ông không còn trong ban giám đốc Công ty Nam tước nữa. Ông sẽ nhận được văn bản tử tế về cuộc nói chuyện này trong đó yêu cầu ông chuyển tài khoản sang ngân hàng nào.
Nhưng tôi không hiểu tại sao, ông Rosnovski. Tôi có làm gì để ông….
Abel bỏ máy xuống nhìn con gái đang bước vào.
– Nghe có vẻ không vui lắm, hả bố.
Đó không phải là chuyện vui, nhưng chẳng có liên quan gì đến con đâu, con gái yêu. Abel nói và đổi giọng ngay. – Con có kiếm được đủ những thứ trang phục con cần không?
Có cảm ơn bố. Nhưng con không chắc chắn là ở London và Paris họ mặc những gì. Chỉ mong là con mua được những thứ hợp với họ thôi. Con không muốn bị lạc lõng.
Con sẽ nổi bật cho mà coi, con yêu quý. Bất cứ ai có được khẩu vị như con cũng sẽ nồi bật. Con sẽ là người đẹp nhất mà từ nhiều năm nay bây giờ Châu âu mới có được. Họ sẽ biết quần áo của con không phải là thứ được phân phát. Bọn trẻ Châu âu sẽ tranh nhau mà giành lấy con, nhưng đã có bố ở đó ngăn chúng lại. Bây giờ bố con mình hãy đi ăn đã, rồi bàn xem ở London chúng ta làm gì.
Mười ngày sau khi Florentyna đã ở cả một thời gian cuối tuần với mẹ – Abel không bao giờ hỏi đến mẹ cô nữa – Hai bố con lên máy bay đi từ Idlewild ở New York đến sân bay Heathrow ở London. Chuyến bay trên chiếc Boeỉng 377 mất gần mười bốn giờ. Mặc dầu họ đã có khoang riêng trên máy bay, vậy mà khi đến Claridge ở phố Brook, hai bố con vẫn thấy cần được ngủ thêm một giấc nữa.
Abel đi chuyến này có ba lý do:
một là, xác định lại những hợp đồng xây dựng khách sạn Nam tước mới ở London, Paris, và có thể cả ở Rome; hai là, cho Florentyna có dịp được thấy Châu âu lần đầu tiên trước khi cô đi Radcliffe để học ngôn ngữ hiện đại; và ba là, và điều này là quan trọng nhất, để ông thăm lại tòa lâu đài ở Ba lan xem còn có cơ hội nào chứng minh được rằng ông là chủ của tòa lâu đài đó không.
London đối với cả hai bố con đều đạt yêu cầu. Những cố vấn của Abel đã tìm được một chỗ ở góc Công viên Hyde, ông đề nghị những người của ông bắt đầu thương thảo ngay đề có đất cùng những giấy phép cần thiết cho một Nam tước ra mắt
thủ đô nước Anh. Florentyna thấy cảnh London sau chiến tranh thật kham khổ, rất khác với cảnh xa hoa của cô ở nhà, nhưng những người dân London hình như không lấy thế làm buồn mà vẫn tự coi mình như một cường quốc trên thế giới. Cô được mời
đến các bữa tiệc và vũ hội. Bố cô đã đoán đúng khi ông nói là quần áo cô mặc rất hợp thời và rất được những thanh niên Châu âu để ý Mỗi đêm đi về cô lại phấn khởi kể lại cho bố nghe mình đã chinh phục được những ai nhưng rồi đến sáng hôm sau lại quên đi. Nhưng cô không thể không nhắc đến những anh chàng đã tỏ ra rất lịch sự với cô nhất là những người có vai vế trong Hoàng cung và trong Quốc hội.
Paris, hai bố con vẫn tiếp tục hoạt động sôi nổi, vì hai bố con đều thông thạo tiếng Pháp nên quan hệ với người Paris cũng thoải mái như với người Anh vậy. Thường cứ đến cuối tuần thứ hai là Abel bắt đầu thấy chán và chỉ muốn trở về nhà làm việc ngay.
Nhưng lần này có Florentyna đi theo nên ông không sốt ruột Từ khi chia tay với Zaphia, con gái là trung tâm của cuộc đời ông và cũng là người duy nhất thừa hưởng những gì ông để lại.
Đến lúc phải rời Paris thì cả hai bố con không ai muốn đi. Họ Ở lại thêm vài ngày, lấy cớ là Abel còn phải thương lượng để mua lại một khách sạn đã ọp ẹp ở đường Raspail. Người chủ ngôi nhà này là một ông có tên là Neuffe, trông còn ọp ẹp hơn cả ngôi nhà nữa.
Abel không báo cho ông ta biết là sau khi mua, ông sẽ cho phá đi hoàn toàn và làm lại mới nguyên. Mấy ngày sau khi ông Neuffe ký giấy bán rồi, Abel ra lệnh cho san phẳng chỗ đó. Rồi hai bố con đi Rome, trong bụng vẫn còn tiếc rẻ Paris.
Sau cái không khí hữu nghị của đất Anh và cái vui của thủ đô Pháp, thì cái thành phố gọi là vĩnh cửu này lại quá tối tăm nhếch nhác khiến cho hai bố con chán ngay từ đầu. Người La mã chẳng có gì để mà vui cả Hai người khách du lịch này cảm thấy tiếc những giờ phút ở London và Paris. Ơ London họ đi la cà trong công viên Hoàng cung, ngắm nhìn những tòa nhà lịch sử, và Florentyna còn được nhảy đến tận khuya.
Pari, họ được đi xem ca kịch, ăn trưa trên bờ sông Siene, đi thuyền dưới sông qua nhà thờ Đức Bà rồi ăn tối ở Khu phố La tinh. Còn ở Rome, Abel chỉ thấy có cảm giác tài chính không ổn định, do đó ông quyết định có lẽ sẽ thôi không xây dựng khách sạn Nam tước ở cái thủ đô Ý này nữa. Florentyna cảm thấy bố ngày càng sốt ruột muốn về thăm tòa lâu đài của ông ở Ba lan một lần nữa, vì vậy cô đề nghị rời nước Ý sớm một ngày.
Abel thấy rằng xin được thị thực của bộ máy quan liêu cho bố con ông vào qua được Bức màn sắt còn khó hơn là xin giấy phép xây khách sạn 500 phòng ở London. Nếu là người không kiên trì thì đã bỏ đi rồi, Abel và Florentyna thuê một chiếc xe đi Slonim. Họ phải đứng chờ hàng giờ ở đồn biên phòng Ba lan.
Cũng may mà Abel thông thạo tiếng Ba lan nên rất đỡ Giá như những người lính biên phòng kia biết trước rằng tiếng Ba lan của ông giỏi như vậy thì có lẽ họ đã có thái độ khác đối với ông rồi. Abel đổi 500 đô la ra tiền zloty – Người Ba lan thấy thế có vẻ hài lòng – Rồi cho xe đi tiếp. Càng đến gần Slonim, Florentyna càng hiểu được chuyến
đi này đối với cha con cô có ý nghĩa biết chừng nào.
Bố này, con chưa thấy bố phấn khởi như thế bao giờ.
Đây là nơi bố ra đời, – Abel giải thích. – Sau một thời gian dài ở Mỹ như vậy, mà ở đó thì sự vật thay đồi hàng ngày, bây giờ về đây bố cảm thấy như từ khi bố đi đến nay chưa có gì thay đổi hết, thành ra bố tưởng như không có thật.
Xe càng gần đến Slonim, những cảm giác của Abel rộn hẳn lên vì sắp trông thấy nơi sinh ra mình. Ông tưởng như còn nghe lại được tiếng nói con trẻ của mình trước đây gần bốn mươi năm hỏi Nam tước xem có phải đã đến lúc các dân tộc Châu âu bị chìm đắm sẽ tỉnh dậy và mình sẽ có thể đóng vai trò của mình được chưa. Nghĩ đến giờ phút xa xưa ấy và nghĩ đến vai trò nhỏ bé của mình, ông rơi nước mắt.
Cuối cùng họ đi vòng con đường dẫn vào khu đất của Nam tước và trông thấy chiếc cổng sắt ở phía ngoài lâu đài. Abel phấn khởi cười to và dừng xe lại.
Tất cả đúng như tôi đã nhớ lại. Không có gì thay đổi hết. Vào đây con, vào đây xem căn lều bố đa ở cho đến lúc lên năm tuổi. Chắc không còn ai sống ở đây đâu Rồi sau đó ta sẽ đi xem tòa lâu đài của bố.
Florentyna theo bố đi xuống một con đường nhỏ vào rừng đầy những cây sồi và cây phong mốc thếch những rêu và có lẽ đến một trăm năm nữa cũng vẫn thế. Đi chừng vài chục phút thì hai bố con đến trước một ngôi nhà lụp xụp của người thợ săn. Abel đứng nhìn. Ông quên mất rằng căn lều là ngôi nhà đầu tiên của ông rất bé, thế mà chín mạng người đã sống trong đó được Cái mái ra. đã hỏng chưa chữa, tường đá đã lở đi một ít, cửa sồ xiêu vẹo. Mảnh vườn ương rau trước kia bây giờ không nhận ra được vì cỏ đã mọc đầy Mọi người đã bỏ nơi này đi cả rồi chăng ?
Florentyna cầm lấy tay bố tử từ bước đến trước cửa. Abel đứng im không động đậy, Florentyna gõ cửa. Họ im lặng chờ đợi. Florentyna lại gõ, lần này gõ to hơn, và họ nghe thấy trong nhà như có ai đi ra.
Được rồi, được rồi. – Một giọng Ba lan hơi gay gắt vọng ra, rồi cánh cửa từ từ mở. Một người đàn bà già, gầy guộc và người đã gập xuống, mặc toàn đồ đen, ngẩng lên nhìn hai người. Chiếc khăn quấn trên đầu để lộ mớ tóc trắng phau bù xù. Đôi mắt xám lờ đờ ngơ ngác.
Không thể như thế này được, – Abel khẽ nói bằng tiếng Anh.
Các người muốn gì? – Người đàn bà hỏi với giọng ngờ vực. Bà cụ không còn răng nữa, mũi miệng với cằm lõm vào thành một vòng cung.
Chúng tôi vào trong nhà nói chuyện với cụ được không? – Abel trả lời bằng tiếng Ba lan.
Bà cụ nhìn từ người nọ sang người kia với vẻ sợ hãi. – Bà cụ làu bàu.- Bà già Helena này có làm gì đâu?
Vâng, tôi biết, – Abel ôn tồn nói. – Tôi đem tin mừng đến cho cụ đây.
Bà cụ có vẻ miễn cưỡng để hai người bước vào trong căn phòng trống trải lạnh
lẽo, nhưng không mời ai ngồi. Căn phòng vẫn như xưa, hai chiếc ghế, một chiếc bàn với một cái thảm mà ngày xưa lúc ra đi ông không nhớ nó bằng gì. Florentyna rùng mình.
Tôi không đốt lửa được – Bà cụ đưa chiếc gậy chọc vào lò Gộc củi đã tàn không còn cháy được nữa. Bà cụ gại tay vào túi. – Phải có giấy mới được. – Chợt bà nhìn lên Abel, tỏ vẻ chú ý hơn, và hỏi. – Ông có giấy không?
Abel vẫn cứ chăm chú nhìn bà cụ. Ông nói.
Bà không nhớ tôi à?
Không tôi không biết ông là ai.
Có bà có biết đấy, Helena. Tên tôi là…. Wladek.
Ông biết thằng Wladek nhà tôi à?
Ồ không đâu, – Bà nói với một giọng xa xôi, buồn thảm. – Nó tốt với tôi lắm….
người nó có vết của Chúa để lại, Ngài Nam tước mang nó đi cho nó làm thiên thần. Phải, ông ấy đã mang nó đi, thằng bé nhỏ nhất của tôị..
Giọng bà cụ đứt quãng và nhỏ dần. Bà ngồi xuống, thủ hai bàn tay gầy guộc vào lòng.
Tôi đã về đây, – Abel nói dằn giọng hơn nữa, nhưng bà cụ không để ý gì đến ông, rồi lại run run vang lên trong phòng như chỉ có mình bà cụ Ở đây thôi.
Chúng nó giết chồng tôi, giết Jasio của tôi, rồi tất cả những đứa con yêu quý của tôi bị bắt vào trại giam. Trừ có con nhỏ Sophia thôi. Tôi giấu nó vào một chỗ kín, rồi chúng nó bỏ đi. – Giọng bà đều đều, mệt nhọc.
Còn Sophia rồi ra sao? – Abel hỏi.
Cuộc chiến tranh sau, bọn Nga lại bắt nó đi nữa,- Bà buồn bã nói.
Ông muốn gì? Tại sao ông lại hỏi tôi thế? – Bà nói.
Đây là con gái tôi, – Florentyna.
Tôi cũng có đứa con gái tên là Florentyna đấy, nhưng bây giờ chỉ còn một mình
tôi.
Nhưng tôị… – Abel nói và định cởi khuya áo sơ-mi: Florentyna ngăn ông lại.
Chúng tôi biết, – Cô nói và cười với bà cụ.
Cô làm sao biết được? Đó là chuyện từ lâu trước khi cô ra đời kia mà.
Trong làng họ bảo thế mà. – Florentyna nói.
Các người có giấy không? – Bà cụ hỏi. – Tôi cần có giấy để đốt lửa lên.
Abel nhìn sang Florentyna không biết làm thế nào.
Không ạ. Rất tiếc là chúng tôi chẳng có giấy gì mang theo.
Vậy các người muốn gì? – Bà cụ hỏi lại với giọng gắt gỏng như trước.
– Không ạ. – Abel nói, biết là bà cụ không thể nào nhận ra mình được nữa. – Chúng tôi chỉ muốn đến chào bà thôi. – Ông rút ví ra, lấy hết cả tiền zloty mới đã đổi
biên giới và đưa cho bà cụ.
Cảm ơn ông, cảm ơn ông, – Bà cụ cầm lấy từng tờ bạc, mắt long lanh vui sướng. Abel cúi xuống hôn người mẹ nuôi của mình, nhưng bà cụ lui lại.
Florentyna cầm tay bố dắt ông ra ngoài và đi theo con đường trở về chỗ xe đỗ.
Bà cụ đứng trong cửa sổ nhìn ra cho đến lúc hai người đi khuất. Rồi bà lấy những
tờ bạc mới ấy vo rúm cả lại từ từ bỏ vào trong lò. Lửa bén ngay. Bà cụ lại nhặt những thanh củi nhỏ đặt lên trên đống tiền zloty đang cháy rồi ngồi xuống tiên đống lửa. Đã mấy tuần nay bây giờ bà mới được ngồi xoa tay hướng cái ấm áp này đây.
Trên đường trở ra xe, Abel không nói gì. Đến tận chiếc cổng sắt ông mới cố quên đi căn lều nhỏ vừa rồi và bảo Florentyna:
Con sắp được thấy tòa lâu đài đẹp nhất thế giới. Bố đừng nói quá đáng nhé.
Nhất thế giới đấy, – Abel khẽ nhắc lại. Florentyna cười.
Rồi con sẽ bảo nó như thế nào nếu so với Versailles.
Hai bố con lại ngồi lên xe. Abel lái qua cổng. Ông nhớ lại chiếc xe ông đã được ngồi ngày xưa trên đường đi đến lâu đài. Bao nhiêu ký ức diễn ra trong đầu.
Những ngày còn nhỏ được ở với Nam tước và Lion thật sung sướng, những ngày đen tối trong nhà hầm do bọn Đức canh gác, những ngày đau khổ bị buộc phải rời tòa lâu đài yêu quý và bị quân Nga bắt đi, biết là sẽ chẳng bao giờ được thấy lại ngôi nhà này nữa. Thế mà nay, chính ông, Wladek Koskiewicz, đã trở lại đây, trở lại trong chiến thắng để đòi lại những gì là của mình.
Chiếc xe đi lên con đường gồ ghề ngoằn ngoèo. Cả hai bố con đều im lặng, nghĩ bụng đến chỗ rẽ kia thế nào cũng trông thấy ngôi nhà của Nam tước Rosnovski. Abel đỗ xe lại nhìn tòa lâu đài. Không ai nói một lời – Vì có gì đâu để nói? – Mà chỉ biết nhìn cảnh tàn phá trước mắt và không tin được ở mắt mình, như những gì còn lại của một giấc mơ.
Abel và Florentyna chậm chạp bước ra ngoài xe. Vẫn không ai nói gì. Florentyna nắm chặt lấy tay bố.
Những giọt nước mắt của ông chảy ròng xuống má. Tất cả tòa lâu đài chỉ còn lại một bức tường đứng sững như muốn khoe lại cái vinh quang xưa, còn đều là gạch vụn và đá đỏ. Ông rất muốn kể lại cho cô nghe đâu là những đại sảnh, đâu là nhà ngủ, nhà ăn.
Abel bước đến ba nấm đất bây giờ cỏ xanh đã mọc dầy phủ kín và bảo cô đó là những ngôi mộ của Nam tước, của con ông là Leon, và của chị Florentyna. Đến mỗi
nấm đất, ông dừng lại và chỉ nghĩ ước gì đến bây giờ Leon và Florentyna vẫn còn sống. Ông qùy xuống chân mộ. Những cảnh trong giây phút khủng khiếp cuối cùng điền lại trong óc ông rất rõ nét. Con gái ông đứng bên, để tay lên vai ông mà không nói gì. Một lúc sau Abel mới đứng dậy. Hai bố con đi vào giữa đống gạch vụn và những viên đá vỡ phủ lên nơi trước kia đã từng là những căn phòng lộng lẫy vang vọng tiếng cười. Abel vẫn không nói gì. Bố con cầm tay nhau đi xuống những căn hầm. Xuống đến đây, Abel ngồi phệt xuống nền đất ẩm gần chiếc khung cổng sắt, chỉ còn lại vài thanh. Ông xoay xoay chiếc vòng bạc trên tay mình.
Đây là chỗ bố của con đã phải sống bốn năm của đời mình đây.
Chả có thể thế được, – Florentyna nói. Cô không chịu ngồi xuống với bố.
Bây giờ còn hơn lúc đó nhiều, – Abel nói. – Ít ra bây giờ còn có không khí tươi mát, có chim chóc, có ánh nắng mặt trời và có cảm giác tự do. Còn trước kia thì không có gì hết, chỉ là tăm tối, chết chóc, mùi hôi thối của tử thần và nhất là người ta chỉ mong được chết.
Thôi, bố, chúng ta ra khỏi chỗ này đi. Cứ ở đây bố chỉ càng thấy khó chịu thêm thôi.
Florentyna đưa bố ra xe và cô từ từ lái xe xuống con đường dài phía chân đồi. Abel không ngoái lại nhìn tòa lâu đài đổ nát khi chiếc xe lăn bánh ra khỏi cổng sắt một lần cuối.
Trên đường trở về Warsaw, Abel hầu như không nói gì, còn Florentyna cũng không muốn tỏ ra sôi nổi nữa. Đến lúc bố cô nói:
Chỉ còn lại một điều bố phải thực hiện được trên đời này thôi, thì Florentyna không hiểu ông định nói gì. Tuy nhiên, cô không ép ông giải thích. Cô đã cố thuyết phục ông ở lại thêm một tuần nữa ở Lon don trước khi về hẳn. Cô tin rằng như vậy bố cô sẽ vui lên và có lẽ sẽ giúp ông quên đi bà mẹ nuôi già dở điên cũng như đống gạch vụn của tòa lâu đài bị đạn bom tàn phá.
Ngày hôm sau họ bay về London. Abel lấy làm mừng trở về một đất nước có thề liên lạc nhanh chóng với Mỹ. Về đến khách sạn Claridge, Florentyna đã lập tức đi thăm những bạn cũ và có thêm bạn mới. Abel bỏ thì giờ ra đọc những số báo cũ đã tích luỹ lại được trong khách sạn. Ông không thích biết đến những gì có thể xẩy ra trong khi ông đi vắng, vì như vậy chỉ càng khiến ông nghĩ rằng không có ông thì trái đất vẫn quay. Một bài bên trang trọng của tờ Thời báo hôm đó bỗng làm ông để ý. Đúng là trong khi ông đi vắng thì có chuyện xây ra thật. Một chiếc máy bay chở khách của hãng hàng không Liên Mỹ đã rơi ngay từ sau lúc cất cánh ở sân bay Mexico City sáng hôm trước. Cả mười bẩy hành khách và phi đoàn đều chết.
Các nhà cầm quyền Mexico đã đổ tội ngay cho hãng hàng không này là không chuẩn bị chu đáo cho các máy bay của mình. Abel nhấc điện thoại lên và yêu cầu tổng đài cho nói chuyện đường dài.
Thứ bẩy này có lẽ ông đã về đến Chicago rồi, Abel nghĩ bụng. Ông giở sổ địa chỉ tìm số điện thoại trong nước.
Sẽ bị muộn khoảng ba mươi phút, – Một giọng Anh rất gọn báo cho ông biết.
Cảm ơn cô, – Abel nói rồi nằm ra giường nghĩ ngợi, với chiếc máy điện thoại để bên cạnh. Hai mươi phút sau có tiếng chuông reo.
Đường dây hải ngoại đã thông, thưa ông, – Vẫn giọng gọn gàng khi nãy nói.
Abel, có phải ông đấy không’ ông đang ở đâu đấy?
Tôi đây, tôi đang ở London.
Ông xong chưa? – Tiếng cô gái hỏi.
Tôi đã bắt đầu nói đâu? – Abel nói.
Tôi xin lỗi, thưa ông, tôi muốn hỏi ông có nói được với bên Mỹ không.
Ồ có chứ. Cảm ơn cô. Lạy Chúa, Henry ạ, ở đây họ nói một thứ ngôn ngữ khác. Henry osborne cười.
Này, ông có nghe về chiếc máy bay chở khách của hãng Liên Mỹ rơi ở Mexico City không thế?
Có tôi có nghe, – Henry đáp – Nhưng ông không có gì phải lo cả đâu. Chiếc máy bay này được bảo hiểm cẩn thận, công ty hoàn toàn bồi thường, vì vậy họ không thiệt thòi gì, và chứng khoán vẫn vững vàng như trước.
Tôi không quan tâm đến chuyện bảo hiểm, – Abel nói. – Đây có thể là cơ hội tốt nhất cho chúng ta thí nghiệm xem cái quy chế của ông Kane kia mạnh đến chừng nào.
Tôi không hiểu, Abel. Ông nói vậy là thế nào?
Ông hãy nghe kỹ đây nhé. Rồi tôi sẽ giải thích cặn kẽ cho ông biết là tôi sẽ làm thế nào khi Thị trường chứng khoán mở vào sáng thứ hai. Tôi sẽ về New York vào thứ ba để phối hợp đoạn kết thúc của dàn nhạc này.
Henry nghe những lời căn dặn của Abel Rosnovski rất kỹ. Hai mươi phút sau, Abel bỏ máy.
Thế là xong.
***
Buổi sáng hôm Curtis Fenton gọi điện thoại báo cho William biết là Nam tước Chicago đã đóng hết tài khoản ở ngân hàng tín dụng Continental, còn buộc tội Fenton không trung thực và không biết tôn trọng nguyên tắc nghề nghiệp, thì ông biết rồi thế nào cũng sẽ còn rắc rối với Abel Rosnovski.
Tôi nghĩ là mình đã làm đúng khi viết báo cáo cho ông rằng ông Rosnovski có mua được những chứng khoán của Lester, – Nhà ngân hàng nói một cách buồn bã, – Thế mà hóa ra tôi bị mất đi một trong những khách hàng lớn nhất. Tôi không biết rồi ban giám đốc của tôi sẽ còn nói gì đây.
William nói cho Fenton yên tâm là ông sẽ nói với cấp trên của ông ta. Tuy nhiên điều ông bận tâm nhiều hơn cả là không biết rồi Abel Rosnovski sắp tới sẽ làm gì.
Gần một tháng sau thì ông hiểu ra. Ông đang xem những thư từ gửi đến ngân hàng sáng thứ hai thì bỗng có điện thoại của đại lý gọi đến cho ông biết là có ai đó đã tung ra thị trường một phần chứng khoán của công ty hàng không Liên Mỹ tương đương với một triệu đô la. William buộc phải quyết định ngay lập tức là mua những cổ phần ấy về. Đến hai giờ chiều hôm đó William chưa kịp mua thì giá thị trường bắt đầu tụt xuống. Vào lúc thị trường chứng khoán New York đóng cửa, tức vào ba giờ, thì giá cổ phiếu của Công ty hàng không Liên Mỹ đã giảm đi một phần ba.
Vào mười giờ mười phút sáng hôm sau, William lại nhận được điện thoại của đại lý lúc này đã cuống lên.
Lại một triệu đô la cổ phiếu Liên Mỹ nữa đưa ra thị trường vào đầu giờ làm việc. Đại lý kêu rằng việc bán phá giá cổ phiếu này có hậu quả rất tai hại. Đâu đâu cũng rao bán cổ phiếu Liên Mỹ đến nỗi giá tụt hẳn xuống đến mức không thể tưởng tượng nổi. Hai mươi bốn giờ trước đây giá mỗi cổ phiếu còn là bốn đô la rưỡi, thế mà bây giờ người ta chỉ còn bán lấy mấy xu thôi.
William bảo Alfred Rodgers là thư ký công ty triệu tập cuộc họp ban giám đốc vào ngày thứ hai tuần sau đó ông cần có thời gian để tìm ra xem ai là người chịu trách nhiệm về vụ phá giá này, mặc dầu trong thâm tâm ông không hoài nghi gì lắm. Đến thứ tư, ông đành bỏ hết mọi ý nghĩ tăng giá cổ phiếu Liên Mỹ bằng cách đi vét thị trường nữa. Cuối ngày hôm đó ủy .ban phụ trách về an ninh hối đoái tuyên bố sẽ tiến hành điều tra về những hoạt động giao dịch chung quanh các cổ phiếu Liên Mỹ. William biết đã đến lúc Ban giám đốc ngân hàng Lester phải quyết định xem có ủng hộ công ty hàng không này một thời gian từ ba đến sáu tháng nữa để ủy ban nói trên hoàn thành công việc điều tra của họ hay là cứ để cho công ty phá sản. Đằng nào thì cũng đều rất nguy hiểm, cả cho túi tiền của William cũng như cho uy tín của ngân hàng.
Hôm sau William không lấy làm ngạc nhiên thấy Thađeus Chen phát hiện cho biết công ty đã phá giá ba triệu đô la cổ phiếu của Liên Mỹ chính là một trong những công ty đứng ra làm vỏ cho Abel Rosnovski, có tên là Công ty bảo hành đầu tư. Người phát ngôn cho công ty đưa ra một bản tuyên bố báo chí giải thích lý do bán cổ phiếu của họ:
họ rất lo về tương lai của công ty sau khi đã có tuyên bố rất ‘trách nhiệm” của Chính phủ Mexieo về phương tiện dịch vụ không chu đáo và những thủ tục của công ty hàng không Liên Mỹ.
Tuyên bố có trách nhiệm, – William tức giận thốt lên, – Chính phủ Mexico chưa hề có tuyên bố nào có trách nhiệm từ khi họ rêu rao rằng Speedy Gonzales sẽ thắng trong cuộc chạy đua 100 mét ở Thế vận Heisilki.
Báo chí đã làm ầm lên về lời giải thích của Công ty bảo hành đầu tư, và đến thứ sáu thì Cơ quan Hàng không Liên bang buộc hãng đó phải ngừng hoạt động cho đến khi nào điều tra được rõ ràng về các phương tiện dịch vụ và thủ tục của họ.
William tin chắc rằng công ty Liên Mỹ không có gì đáng sợ cuộc điều tra nói trên, nhưng buộc họ phải ngừng hoạt động thì rất tai hại cho những hành khách đã mua vé ngắn hạn. Không có công ty hàng không nào lại chịu để cho máy bay của mình nằm yên dưới đất được, chỉ có bay lên thì mới đẻ ra tiền.
Một số những công ty khác được ngân hàng Lester đại diện cũng xét lại những cam kết của họ trong tương lai, khiến cho những vấn đề của William càng thêm phức tạp. Báo chí cũng nhanh chóng chỉ ra rằng ngân hàng Lester là người bảo đảm cho công ty hàng không Liên Mỹ. Đáng ngạc nhiên là đến chiều thứ sáu những cổ phiếu của Liên Mỹ lại bắt đầu tăng lên, và William không cần phải đoán lâu cũng có thể biết tại sao. Sau đó, điều dự đoán của ông được Thađeus Chen khẳng định:
người mua chính là Abel Rosnovski. Ông ta đã bán ào đi tất cả cổ phiếu của Liên Mỹ rồi bây giờ dần dần mua lai từng ít một trong khi giá cổ phiếu vẫn con rất thấp. William lắc đầu bực mình nhưng cũng rất khâm phục ông ta.
Rosnovski đã kiếm được một khoản tiền lớn cho mình trong khi làm cho William phá sản cả về uy tín và tiền nong.
William tính ra mặc dầu Công ty Nam tước mạo hiểm bỏ ra trên 3 triệu đô la nhưng rồi kết cục sẽ kiếm được khoản lợi nhuận khổng lồ. Hơn nữa, rõ ràng là Rosnovski không quan tâm đến việc tạm thời bị mất mát và dù sao cũng chỉ coi đó như mất vào thuế má thôi. Điều duy nhất ông ta quan tâm là sự sụp đổ hoàn toàn uy tín của Lester.
Hôm ban giám đốc họp vào thứ hai, William giải thích đầu đuôi câu chuyện cho mọi người biết là có liên quan đến cuộc xung đột giữa Rosnovski với ông, và nhân đây xin từ chức luôn. Đề nghị đó của ông không được chấp thuận. Không có chuyện bỏ phiếu, nhưng ai nấy rì rầm nói với nhau. Wilham biết rằng Rosnovski lại tiến công một lần nữa thì các bạn đồng nghiệp của ông sẽ không thể có thái độ rộng lượng như lần này được nữa.
Ban giám đốc tiếp tục bàn xét xem ngân hàng có nên ủng hộ công ty hàng không Liên Mỹ nữa không.
Tony Simmons thuyết phục mọi người tin rằng những kết quả điều tra của Cơ quan hàng không Liên bang sẽ có lợi cho Công ty này, và rồi chả bao lâu cả ngân hàng cũng như William sẽ thu hồi được tiền của mình về Sau cuộc họp, Tonyg phải thừa nhận với William rằng quyết định trên đây của họ, về lâu về dài chỉ có lợi cho Rosnovski thôi, nhưng ngân hàng không có cách nào khác là phải bảo vệ lấy uy tín của mình.
Điều dự đoán của ông ta là đúng. ủy ban phụ trách về an ninh hối đoái công bố kết quả điều tra của họ. Ngân hàng Lester “hoàn toàn không có gì đáng trách”, còn Công ty bảo hành đầu tư thì bị phê phán kịch liệt.
Sáng hôm đó, khi thị trường giao dịch về cổ phiếu Liên Mỹ, William rất ngạc nhiên thấy chứng khoán đã tăng lên rất mạnh. Chả mấy chốc nó trở lại bốn đô la rưỡi như cũ.
Thađeus Cohen cho William biết người mua chính lại vẫn là Abel Rosnovski.
Lúc này tôi chỉ cần biết thế, – William nói. – Không những ông ta kiếm được khoản lãi to trong toàn bộ vụ này, mà đến khi nào thấy thuận tiện ông ta có thể tái diễn nữa.
Thực ra, – Đó chính là cái ông cần đấy. – Thađeus Cohen nói.
Tùy ông nghĩ, Thađeus ạ, – Wilham nói. – Nhưng san ông nói khó hiểu vậy?
Ông Abel Rosnovski đã mắc sai lầm đầu tiên của ông ta trong việc nhận định, vì ông ta đã làm trái với pháp luật. Bây giờ đến lượt ông kiện lại đi.
Có lẽ ông ta không biết rằng điều ông ta vừa làm là phi pháp, và vì những lý do sai lầm mà ông ta đã làm như vậy.
Ông nói sao? – William hỏi lại.
Đơn giản thôi, – Thađeus Cohen nói. – Vì ông bị ám ảnh về Rosnovski, và ông ta cũng bị ám ảnh về ông, cho nên cả hai người điều bỏ qua cái điều rất hiển nhiên là:
nếu anh bán cổ phiếu chỉ nhằm mục đích làm cho giá thị trường tụt xuống để rồi lại mua những cổ phiếu ấy ở giá thấp nhất và kiếm lãi vào đó, thì như thế là anh vi phạm Điều 10b-5 của ủy ban hối đoái và là phạm tội lừa đảo. Tôi chắc là ý đồ lúc đầu của ông Rosnovski không phải kiếm lợi nhuận nhanh chóng. Thực ra, chúng tôi rất biết ông ta chỉ muốn gây khó khăn cho cá nhân ông thôi. Nhưng ai mà tin được nếu ông ta giải thích rằng phá giá cổ phiếu vì thấy không thể trông cậy được vào công ty, rồi chính ông ta lại mua những cổ phiếu ấy khi giá hạ xuống đến cùng tịt. Dứt khoát là không ai tin được, và ủy ban an ninh hối đoái lại càng không tin được. Ngày mai tôi sẽ có báo cáo viết đầy đủ gửi cho ông, William, và giải thích ý nghĩa pháp luật của chuyện đó.
Cảm ơn ông, – William nói, rất phấn khởi về tin vừa rồi.
Chín giờ sáng hôm sau, bản báo cáo của Cohen đã nằm trên bàn làm việc của William. Sau khi xem xét kỹ nội dung, ông bèn triệu tập một cuộc họp nữa. Các giám đốc đều đồng ý với chủ trương của William.
Thađeus Chen được yêu cầu thảo một thông cáo báo chí viết rất cẩn thận và tối hôm đó gửi đi luôn. Sáng hôm sau, tờ Nhật báo phố Wall có bài đăng trên trang nhất như sau:
William Kane, chủ tịch ngân hàng Lester, có đầy đủ lý do để tin rằng việc Công ty bảo hành đầu tư bán các cổ phiếu của Công ty hàng không Liên Mỹ tháng 11 năm 1952, một công ty được Lester ủng hộ, chỉ nhằm kiếm lợi nhuận một cách phi pháp. Mọi người đều biết Công ty bảo hành đầu tư chịu trách nhiệm về việc đưa ra thị trường một triệu đô la cổ phiếu khi thị trường mở vào ngày thứ hai, 12 tháng 5 năm 1952. Năm giờ đồng hồ sau, một triệu đô la nữa lại tung ra thị trường. Rồi đến khi thị
trường hối đoái mở lại vào ngày thứ ba 13-5-1952 thì Công ty bảo hành đầu tư trên đây lại bỏ ra một triệu đô la nữa. Điều đó khiến cho chứng khoán tụt xuống đến mức kỷ lục. Sau cuộc điểu tra của ủy ban an ninh hối đoái thì người ta được biết giữa Ngân hàng Lester với Công ty hàng không Liên Mỹ không hề có chuyện giao dịch phi pháp, vì sau đó giá cổ phiếu đang ở mức rất thấp lại vọt lên. Công ty bảo hành đầu tư đã nhanh chóng trở lại thị trường mua các cổ phiếu với giá rất thấp. Họ tiếp tục mua cho đến khi bù lại được số ba triệu đô la chứng khoán mà họ đã bỏ ra trước đây.
Chủ tịch và các giám đốc ngân hàng Lester đã gửi một bản sao những tài liệu liên quan đến bộ phận chuyên về những vụ lừa đảo của ủy ban an ninh hối đoái và yêu cầu họ tiến hành điều tra kỹ lưỡng.
Dưới bản thông báo là toàn văn điều 10b-5, và bài báo lại bình luận thêm rằng đây đúng là trường hợp thí nghiệm mà Tổng thống Truman đang muốn có. Rồi một bức tranh châm biếm phía dưới vẽ Harry S Truman đang bắt quả tang một nhà kinh doanh thọc tay vào lọ kẹo.
William mỉm cười sau khi đọc hết bài báo. Ông tin rằng từ nay trở đi không nghe nói đến Abel Rosnovski nữa.
Abel Rosnovski nhăn mặt không nói gì trong khi Henry osbome đọc lại thông báo trên đây cho ông ta nghe lần nữa. Abel nhìn lên, ngón tay sốt ruột gõ trên mặt bàn.
– Các giới ở Washington nhất quyết làm cho ra vụ này, – Osborne nói.
– Nhưng Henry, ông rất biết là tôi không có bán Liên Mỹ để kiếm chác nhanh chóng trên thị trường, – Abel nói. – Lợi nhuận đã kiếm được ấy đối với tôi vô nghĩa.
Tôi biết thế, – Henry nói. – Nhưng nếu ông định thuyết phục ủy ban tài chính Thượng viện rằng Nam tước Chicago không quan tâm đến chuyện tiền mà thực ra đó chỉ là để thanh toán một mối thù riêng với william Kane, thì họ sẽ cười cho thối óc, ở Thượng viện hay ra tòa cũng vậy.
– Mẹ kiếp, Abel nói. – Vậy tôi làm thế quái nào bây giờ – Trước hết, ông phải im thin thít để cho việc này qua đi đã. Ông nên bắt đầu cầu nguyện xem có chuyện bê bối nào to hơn nổ ra để Truman phải lo vào đó, hoặc để các nhà chính trị phải dính vào chuyện bầu cử nên không có thời gian điều tra nữa. May ra, một chính quyền mới sẽ bỏ quách chuyện này đi.
Nhưng dù ông làm gì đi nữa, Abel, thì ông cũng đừng mua thêm chứng khoán liên quan đến ngân hàng Lester, nếu không ông sẽ bị phạt một khoản vô cùng lớn đấy Còn tôi thì cứ để tôi xoay với những người của đảng Dân chủ ở Washington xem thế nào.
– Ông nhắc cho văn phòng Harry Truman biết là tôi đã hiến 50 ngàn đô la cho quỹ vận động bầu cử lần trước, và lần này tôi cũng sẽ làm như vậy cho Adlai.
– Tôi đã nói rồi, – Henry nói. – Thực ra, tôi cũng muốn khuyên ông hiến 50 ngàn cho cả đảng Cộng hòa nữạ.
Họ thì chỉ bé xé ra to, – Abel nói. – To đến mức Kane có thể lợi dụng để làm ầm lên nữa mà thôi.
ông lại tiếp tục gõ ngón tay lẽn mặt bàn.
***
Báo cáo quý sau đó của Thađeus Cohen cho biết Abel Rosnovski đã thôi không mua bán chứng khoán gì của các công ty trong ngân hàng Lester nữa. Hình như lúc này ông ta tập trung sức lực vào xây thêm nhiều khách sạn ở Châu âu. Ý kiến của Cohen cho rằng Rosnovski chẳng qua chỉ im tiếng để chờ cho đến khi nào có quyết định của ủy ban an ninh Hối đoái về vụ Liên Mỹ đó thôi.
Đại diện của ủy ban này đã đến ngân hàng gặp William nhiều lần. Ông đã nói hết với họ một cách rất thẳng thắn, nhưng họ không bao giờ cho biết cuộc điều tra đã tiến hành đến đâu và cũng không nói đã gây ra vụ cổ phiếu sụt giá.
Cuối cùng ủy ban đó đã kết thúc công việc điều tra -và cảm ơn William về sự hợp tác của ông. Từ đó trở đi, ông không nghe nói gì đến họ nữa.
Gần đến ngày bầu cử Tổng thống và Truman thì hình như đang tập trung vào việc giải thể tổ hợp công nghiệp Du Pont, William bắt đầu lo rằng Abel Rosnovski rất có thể sẽ thoát được vụ này. Ông không thể nghĩ rằng Henry osbome giật dây được một số người trong Quốc hội. Ông nhớ rằng Cohen đã có lần nhắc đến việc Công ty Nam tước hiến 50.000 đô la cho quỹ vận động bầu cử của Harry Truman, và bây giờ ông lại ngạc nhiên thấy trong báo cáo của Cohen nói đến chuyện Rosnovski lại cũng hiến một khoản tiền như vậy cho Adlai Stevenson, người của đảng Dân chủ ra ứng cử Tổng thống, ngoài ra lại cũng hiến 50.000 đô la cho quỹ vận động của Eisenhower nữa. Báo cáo của Cohen nhấn mạnh vào điểm này.
Trước nay không bao giờ William nghĩ đến ủng hộ ai vào chính quyền nếu người đó không thuộc đảng Cộng hòa, bây giờ rất muốn cho tướng Eisenhower, một ứng cử viên đột xuất đã nổi lên hàng đầu ngay từ Đại hội Chicago, sẽ đánh bại Adlai Stevenson, mặc dầu ông biết rằng chính quyền Cộng hòa ít có khả năng tiến hành điều tra vụ âm mưu mua bán cổ phiếu này so với một chính quyền Dân chủ.
Khi tướng Dwight D.Eisenhower (xem ra nước Mỹ có yêu mến Ike thật) được bầu làm Tổng thống thứ 34 của Hoa Kỳ ngày 4 tháng 11, 1952, Wilham cho rằng Abel Rosnovski đã thoát được tội, và ông chỉ mong sao Rosnovski rút kinh nghiệm để ìần sau đừng có gây sự với ngân hàng Lester nữa. Chỉ có điều nhỏ bù cho William là trong cuộc bầu cử này nghị sĩ Quốc hội Henry osbome đã mất ghế vào tay một ứng cử viên Cộng hòa. Cái áo choàng bên ngoài của Eisenhower có nhiều đuôi nên đối thủ của osborue đã biết nắm vào đó. Thađeus Cohen nghiêng về phần nghĩ rằng Henry osborne sẽ không còn có ảnh hưởng đối với Abel Rosnovski như trước kia nữa. Dư luận ở Chicago đồn rằng từ sau khi ly dị với cô vợ giàu có của ông ta, osborne nợ Rosnovski rất nhiều tiền và lại chơi bời cờ bạc rất ghê.
William cảm thấy sung sướng và thoải mái dễ chịu hơn trước đây nhiều. Ông mong có thể bước vào thời kỳ hòa bình thịnh vượng như Eisenhower đã hứa trong bài diễn văn khai mạc của ông ta.
Qua vài năm đầu của chính quyền Tổng thống mới, Wilìiam đã dần quên đi những lời đe dọa của Rosnovski, cho đó chỉ là chuyện quá khứ. Ông báo cho Thađeus Cohen biết ông tin rằng Abel Rosnovski sẽ không làm gì nữa đâu. Nhà luật gia không bình luận gì ông ta có được yêu cầu phải bình luận đâu.
William dồn sức vào việc xây dựng ngân hàng Lester cho có quy mô và uy tín lớn hơn, và bây giờ ông càng có ý thức rằng làm như thế vì con mình cũng như bản thân mình nữa. Một số nhân viên trong ngân hàng đã bắt đầu mỗi khi nhắc đến ông thì dùng chữ “ông già”.
Thì cũng phải thế thôi, – Kate nói.
Vậy tại sao người ta không gọi em- Là “bà già”? – William dịu dàng hỏi. Kate nhìn lên cười.
Bây giờ thì em biết được cái bí quyết tại sao anh không thích quan hệ với những người đàn ông vô nghĩa rồi.
William cười.
Vì có một người đàn bà đẹp, – Ông đáp.
Chỉ còn một năm nữa là đến sinh nhật thứ hai mươi mốt của Richard. Wiỉliam xem lại những điều khoản trong di chúc của mình. Ông để riêng ra 5 triệu đô la cho Kate, 2 triệu đô la cho mỗi cô con gái, còn toàn bộ tài sản của gia đình cho Richard, trong đó ông không quên sẽ mất một khoản lớn vào thuế thừa kế.
Ngoài ra, ông cũng để một triệu đô la cho trường Harvard.
Richard cũng đã tranh thủ làm được rất nhiều trong bốn năm học ở trường Harvard. Vào đầu năm cuối, không những anh tỏ ra là một sinh viên xuất sắc nhất mà anh còn chơi cả xe-lô trong dàn nhạc của trường và là một tay ném bóng giỏi trong đội tuyển dã cầu của trường nữa. Đến William cũng phải khen ngợi anh về chỗ đó. Còn Kate thì chỉ hỏi cho biết là có bao nhiêu sinh viên bỏ chiều thứ bảy chơi dã cầu cho trường Harvard đấu với trường Yale, và tối chủ nhật thì có bao nhiêu người chơi đàn xe-lô trong đội tứ tấu của trường và biểu diễn ở phòng hòa nhạc Lowell?
Năm cuối cùng trôi qua rất nhanh, và khi Richard rời trường Harvard, trong tay có sẵn bằng tú tài về toán với cây đàn xe-lô và cây gậy dã cầu, anh chỉ yêu cầu được nghỉ giải trí cho sướng trước khi vào học trường Kinh doanh ở bên kia sông Charles. Anh lên máy bay đi Barbados với một cô gái có tên là May Bigelow, mà cô gái này thì bố mẹ anh không hề biết đến. Cô Bigelow là người theo học ở trường Vassar và cũng có học nhạc. Hai tháng sau khi đi nghỉ và người đã bị cháy đen gần như thổ dân ở đây, Richard đưa cô gái về nhà gặp bố mẹ. William thấy cô Bigelow cũng bằng lòng, vì dù sao cô ta cũng là cháu gái của Lan Lloyd.
Ngày 1 tháng Mười, 1955, Richard đến trình diện ở trường Kinh doanh của Đại học Harvard để bắt đầu công việc chuẩn bị tốt nghiệp, và anh về ở ngôi nhà của bố mẹ. Anh vứt tất cả những bàn ghế bằng mây tre của William và tháo gỡ những mảnh giấy hoa hoét dán lên tường mà trước đây Matthew Lester cho là rất hiện đại, anh trải thảm kín phòng khách, đặt một cái bàn gỗ sồi giữa phòng ăn, một cái máy rửa đĩa bát trong bếp, và rất nhiều khi còn đặt cả Cô Bigelow vào phòng ngủ nữa.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.