Hai Số Phận

Chương kết: 1963 – 1967



Albel rất ngạc nhiên thấy thắng lợi cuối cùng chẳng đem lại được cho ông mấy chút thỏa mãn.

George cố thuyết phục ông đi Warsaw đề tìm địa điểm cho việc xây dựng một khách sạn Nam tước mới, nhưng Abel không muốn đi. Càng nhiều tuổi lên, ông Càng sợ bị chết ở nước ngoài mà không bao giờ thấy được Florentyna nữa. Đã nhiều tháng nay, Abel không tỏ ra quan tâm gì đến những hoạt động của công ty.

Khi John F. Kennedy bị ám sát vào ngày 22 tháng 11 nărtl 1963, Abel càng cảm thấy thất vọng và lo sợ hơn cho nước Mỹ. Nhưng rồi George cũng thuyết phục được ông làm một chuyến đi ra nước ngoài, bảo ông là sẽ là chẳng có hại gì mà đến khi ông trở về thì có lẽ tình hình sẽ dễ chịu hơn.

Abel đi sang Warsaw. Ở đày ông đã đạt được một sự thỏa thuận rất bí mật là sẽ xây một khách sạn Nam tước đầu tiên trong khu vực này. Sự thông thạo của ông trong ngôn ngữ đã khiến những người Wacsava rất cảm động, và ông lấy làm hài lòng đã có thể đánh bại những công ty khách sạn khác như Hohday Inn và Intercontinental ở phía sau bức màn sắt. Ông không thể không nghĩ rằng…. mà quả nhiên khi Lyndon Johnson cử John Gronowski làm đại sứ người Mỹ gốc Ba lan đầu tiên ở Warsaw cũng vẫn chẳng giải quyết được gì. Nhưng bây giờ thì chẳng có gì làm cho ông hài lòng được nữa. Ông đã đánh bại Kane, đã mất đứa con gái, và ông không biết người kia cũng có nghĩ như vậy về đứa con trai của mình không.

Sau Warsaw, ông đi vòng quanh thế giới, ở lại những khách sạn cũ của ông và xem họ xây dựng tiếp những khách sạn mới. Ông khai mạc một khách sạn Nam tước đầu tiên ở Cape Toán, Nam Phi, rồi sau đó lại bay về Đức để khai mạc một khách sạn mới ở Dusseldorf.

Abel ở liền sáu tháng trong khách sạn Nam tước Pan, nơi ông thích nhất. Ban ngày đi la cà các phố, tối đi xem ở nhà hát nhạc kịch, mong được sống lại những kỷ niệm sung sướng với Florentyna.

Rồi ông rời Paris để về Mỹ sau một thời gian lưu vong. Lúc bước xuống cầu thang sắt của chiếc máy bay Hàng Không Pháp 707 ở sân bay quốc tế Kennedy, lưng ông gù xuống và ông chụp chiếc mũ đen lên cái đầu hói nên không ai nhận ra ông. George, con người trung thành và lương thiện, đã có mặt ở đó đón ông. bây giờ George cũng đã già đi khá nhiều.

Trên đường về khách sạn Nam tước New York, như thường lệ, George báo lại cho ông biết về những tin mới nhất của công ty. Xem ra lợi nhuận đã thu được cao hơn trước rất nhiều do công ty đã tung ra những người quán lý trẻ ở hầu hết các thành phố lớn trên thế giới. Tất cả có bảy mươi khách sạn và bộ máy nhần viên là 22.000 người.

Abel có vẻ như không nghe gì. Ông chỉ muốn được biết tin về Florentyna.

Nó khỏe, – George nói. – Đầu năm tới nó sẽ về New York.

– Sao ? – Abel hỏi, chợt thấy phấn khởi lên.

Nó khai trương một trong những cửa hàng mới trên Đại lộ Năm.

– Đại lộ Năm ư?

Cửa hàng Florentyna thứ mười một, – George nói.

Anh đã gặp nó chưa, George?

Rồi, – Ông nhận ngay.

Nó có khỏe không, có hạnh phúc không Cả hai đứa đều rất khỏe và rất hạnh phúc. Lại làm ăn rất thành công nữa. – Abel, anh phải lấy làm tự hào về chúng nó. Cháu trai rất kháu, và cháu gái rất xinh. Đúng là hình ảnh Florentyna vào cái tuổi ấy.

Nó có về thăm tôi không ?

Anh có gặp chồng nó không ?

Không đâu, George. Tôi không bao giờ có thể gặp mặt thằng đó, chừng nào mà bố nó còn sống.

Nếu anh chết trước thì sao?

Anh không nên tin ở mọi điều đã nói trong kinh Thánh.

Abel và George lặng lẽ ngồi trên xe cho đến lúc về khách sạn. Đêm đó, Abel ngồi ăn một mình trong căn phòng đặc biệt của ông.

Suốt sáu tháng tiếp đó, ông không hề bước chân ra khỏi căn phòng ở tầng thượng.

***

Khi Florèntyna Kane mở ngôi hàng mới của cô trên Đại lộ Năm vào tháng ba năm 1967, hầu như mọi người ở New York đều có mặt tại đó trừ William Kane và Abel Rosnovski.

Kate và Lucy để William nằm một mình trên giường tự lẩm nhẩm gì đó, còn hai mẹ con bỏ đi dự khai mạc cửa hàng Florentyna.

George cũng để Abel ngồi lại trong phòng để đi dự lễ. Ông đã cố nài Abel cùng đi, nhưng Abel càu nhàu nói rằng con gái ông đã mở đến mười cửa hàng mà không có ông dự, bây giờ thêm một nữa cũng vậy thôi.

George bảo ông là một anh già ngang bướng rồi bỏ mặc ông tại đó và đi ra Đại lộ Năm. Đến nơi ông mới thấy đó là một cửa hàng hiện đại tuyệt đẹp với những chiếc thảm rất dày và bàn ghế Thụy Điển vào loại mới nhất. Ông nhớ là Abel cũng thường hay làm như vậy ông thấy Florentyna mặc chiếc áo xanh dài trên cổ thêu chữ F bây giờ đã nổi tiếng. Cô mời George một cốc sâm banh và giới thiệu ông với Kate và Lucy Kane lúc này đang nói chuyện với Zaphia. Kate và Lucy tỏ ra sung sướng. George lấy làm ngạc nhiên thấy họ hỏi thăm Abel Rosnovski.

Tôi bảo ông ta là một anh già ngang bướng đã bỏ phí một cơ hội tốt như thế này. Ông Kane có đây không ? – Ông hỏi.

Georg ngạc nhiên về câu trả lời của Kate Kane.

William vẫn còn đang bực mình với tờ Thời báo New York nói lảm nhảm gì đó về chuyện Johnson tránh né chưa tung lực lượng ra ở Việt Nam. Ông gập tờ báo lại rồi bước ra khỏi giường. Ông chậm chạp mặc quần áo vào người rồi ra ngắm mình trong gương Trông ông vẫn như một nhà ngân hàng. Ông nhăn mặt. Chẳng lẽ không phải thế sao ông khoác lên người chiếc áo ngoài đen và nặng, đội lên đầu chiếc mũ Homburg cũ, cầm cáy gậy đen có bịt bạc ở đầu tay, cầm cây gậy mà Rupert Cork – Smith đã đề lại tặng ông, rồi lẳng lặng đi ra phố. Đã ba năm nay, kể từ sau vụ đau tim nghiêm trọng, ông nghĩ có lẽ đây là lần đầu ông bước ra ngoài một mình, cô phục vụ trong nhà rất ngạc nhiên thấy ông bỏ ra ngoài một mình mà không có ai đi kèm.

Đó là một buổi tối mùa xuân ám áp khác thường, nhưng William cảm thấy lạnh vì đã ở trong nhà quá lâu ông mất một thời gian khá lâu mới ra đến Đại lộ Năm và đường 56. Lúc đến nơi ông thấy bên ngoài nhà hàng Florentyna đông người đến mức ông nghĩ mình chả có đủ sức mà chen vào được. Ông đứng ở góc đường nhìn mọi người vui vẻ. Đám trẻ chen chúc nhau kéo vào cửa hàng lộng lẫy của Florentyna. Một số cô gái mặc váy ngắn kiểu mới của Lon don. Rồi còn gì nữa nhỉ, William nghĩ bụng. Rồi ông trông thấy con mình nói chuyện với Kate. Nó đã trở thành một chàng trai cao lớn, tự tin và thoải mái. Trông nó có một vẻ oai vệ khiến William nghĩ đến bố mình xưa kia. Tuy nhiên trong số người đi lại và chen chúc nhau ấy, ông không thể nhìn ra ai là Florentyna, ông đứng đó gần một giờ xem họ ra ra vào vào, hối tiếc những tháng sôi nổi mà ông đã vứt bỏ đi.

Gió đã bắt đầu cuốn dọc Đại lộ Năm. Ông đã quên mất là gió tháng ba có thể rất lạnh. Ông kéo cổ áo lên. Ông phải về nhà thôi, vì tối nay tất cả họ sẽ kéo về nhà cùng ăn, và ông sẽ gặp Florentyna cùng các cháu lần đầu tiên. Cháu trai với con nhỏ Annabel và bố chúng, con trai yêu quý của ông. Ông đã nói với Kate rằng ông thật là điên và mong bà tha lỗi cho õng. Ông chỉ nhớ bà đã nói là:

Em sẽ mãi mãi yêu anh, Florentyna cũng đã có viết thư cho ông. Thư của nó thật có tình. Nó rất thông cảm và rất rộng lượng đối với chuyện quá khứ. Cuối thư nó còn viết:

Con sốt ruột muốn được về gặp ông.

Ông phải về nhà thôi. Kate sẽ giận ông nếu biết là ông đã một mình đi ra ngoài gió lạnh. Nhưng ông phải xem ngôi hàng khai trương thế nào và dù sao đêm nay ông cũng gặp mặt tất cả. Bây giờ ông phải về trước để cho họ tiếp tục vui với lễ khai mạc. Họ sẽ có thể kể cho ông nghe mọi chuyện về tối khai mạc này, nhưng ông không nói cho họ biết là ông đã có mặt ở đó. Ông sẽ giữ kín mãi chuyện này.

Ông quay người để về nhà thì thấy một ông già đứng cách đó mấy thước, mặc chiếc áo choàng đen, chiếc mũ kéo sụp xuống đầu và quấn chiếc khăn quanh cổ. Ông ta cũng có vẻ thấm lạnh. Đây không phải là một đêm cho những ông già, Wilham nghĩ bụng và bước đến gần người đó. Ông bỗng trông thấy chiếc vòng bạc trên cổ tay ông ta, ngay phía dưới tay áo Chỉ trong một thoáng, mọi thứ đều tuần tự hiện ra trong óc ông và lần đầu tiên ông thấy nó khớp vào với nhau. Trước hết là ở khách sạn Plaza, rồi đến Boston, rồi ở Đức và bây giờ ở Đại lộ Năm. Người đó cũng quay lại và bước về phía ông. Có lẽ ông ta đứng đây đã lâu mặt ông tím lại vì gió lạnh. Ông ta nhìn william bằng đôi mắt xanh không thể lẫn với ai được.

Hai người chỉ còn cách nhau vài bước. Lúc bước qua mặt, William giơ mũ lên chào ông ta. Ông ta chào lại rồi hai người cứ thế đi tiếp mỗi người một hướng, không ai nói một lời nào.

Mình phải về nhà thôi kẻo họ sắp về hết, William nghĩ bụng. Niềm vui được thấy Richard và hai cháu sẽ khiến cho mọi thứ lại đâu vào đấy. Ông sẽ phải làm quen với Florentyna, sẽ yêu cầu cô tha lỗi cho ông, và ông tin rằng cô sẽ hiểu được những gì mà bản thân ông bây giờ hầu như không hiểu nổi. Mọi người đều bảo với ông rằng cô thật là một cô gái dễ thương.

Về đến đường 68, ông lần tìm chìa khoá trong túi rồi mở cửa trước. Ông bảo cô phục vụ, bật hết các đèn lên, đốt lửa trong lò sưởi đề mọi người thấy được đón tiếp vui vẻ ông rất hài lòng, nhưng cũng thấy rất mệt.

Kéo hết màn ra, – Ông nói. – Thắp nến lên bàn trong phòng ăn. Có nhiều chuyện để liên hoan lắm.

William sốt ruột chờ mọi người trở về. Ông ngồi vào chiếc nghề da đỏ cũ bên ngọn lửa cháy hừng hực trong lò và nghĩ đến buổi tối vui sắp đến. Các cháu nhỏ xúm quanh ông. Những năm tháng ông đã vắng chúng. Bao giờ thì thằng cháu trai này nói được con số “ba” nhỉ? Đây là dịp để chôn quá khứ và giành lấy tha thứ cho tương lai. Căn phòng sao mà xinh xắn và ấm cúng sau cơn gió lạnh thế chứ. Nhưng có đi ra đó cũng là tốt rồi.

Vài phút sau dưới nhà xôn xao có tiếng người, và cô phục vụ chạy lên bảo với William là con trai ông đã về đây rồi. Anh đang ở dưới nhà sảnh với mẹ và vợ và hai đứa trẻ cực kỳ xinh đẹp mà cô phục vụ chưa từng thấy. Rồi cô phục vụ vội chạy đi xem bữa ăn tối đã được chuẩn bị cho kịp giờ chưa. Ông muốn rằng tối nay mọi thứ phải được hết sức hoàn hảo để đón mọi người.

Khi Richard bước vào trong phòng thì Florentyna đã đứng sẵn bên cạnh anh.

Trông cô thật lộng lẫy.

– Thưa bố, – Anh nói, – Đây là vợ con.

William Lowell Kane đáng lẽ đã quay ra để chào mừng vợ chồng anh, nhưng ông không quay ra được.

Ông đã chết rồi.

***

Abel để chiếc phong bì lên bàn bên cạnh giường. Ông chưa mặc quần áo. Hồi này ông ít khi dậy trước mười hai giờ trưa. Ông cố bỏ cái khay thức ăn sáng ra khỏi đầu gối để đặt xuống sàn nhưng làm như thế thì phải cúi mà người ông thì bây giờ đây cứng nên khó có thể làm được động tác ấy.

Lúng túng mãi không được ông đành để rơi cái khay xuống đánh rầm một tiếng. Hôm nay cũng chẳng hơn gì hôm qua, nhưng ông không còn quan tâm nữa. Ông nhặt chiếc phong bì lên lần nữa và đọc lại những chữ viết ngoài bì:

“Chúng tôi được ông Curtis Fenton – Nay đã qua đời trước kia đã từng là người quản lý ngân hàng tín dụng Continental ở phố Lasalle – Dặn lại rằng khi nào có một số trường hợp đã xảy ra thì gửi bức thư kèm đây đến ông. Xin ông ký nhận cho bức thư rồi trả phiếu nhận về cho chúng tôi bằng phong bì đã có tem và địa chỉ sẵn gửi kèm theo”.

Đám luật sư chết tiệt, – Abel nói và mở thư ra xem. ông Rosnovski thân mến:

Bức thư này đã được các luật sư của tôi giữ cho đến tận hôm nay vì nhưng lý do mà ông đọc sẽ rõ.

Năm 1951, khi ông đóng những tài khoản của ông ở Ngân hàng Tín dụng Continental sau hơn hai mươi năm quan hệ với Ngân hàng, cố nhiên tôi rất không bằng lòng và rất lo ngại. Nỗi lo của tôi không phải vì mất đi một trong những khách hàng có giá trị, dù cho điều đó là đáng buồn, nhưng vì tôi biết rằng ông cảm thấy như tôi đã hành động một cách đáng xâú hổ. Có điều lúc đó ông không thể biết được là tôi đã nhận lệnh đặc biệt của người ủng hộ Ông, không được cho ông biết một số sự thật.

Năm 1929 khi ông đến thăm Ngân hàng tôi lần đầu ông có yêu cầu được giúp đỡ về tài chính để trả cho khoản nợ của ông Davis Leroy và để ông có thể giành lại những khách sạn khi đó là của công ty Richmond. Tôi không sao kiếm được người ủng hộ Ông, mặc dầu đã đích thân thăm dò nhiều nhà tài chính có hạng lúc đó. Cá nhân tôi quan tâm đến việc này, vì tôi tin rằng ông cũng có những năng khiếu đặc biệt cho sự nghiệp mà ông đã chọn. Tôi hết sức hài lòng khi đã về già thấy rằng điều mình đặt lòng tin vào đó là đúng. Ở đây, tôi cũng phải nói thêm rằng tôi cảm thấy có phần trách nhiệm khi đã khuyên ông mua hai mươi lăm phần trăm công ty Richmond ơù người khách hàng của tôi là cô Amy Leroy, trong khi đó thì tôi không hề được biết gì về tình hình tài chính sa sút mà ông Leroy đang gặp phải Nhưng thôi, tôi đã nói ra ngoài đề.

Tôi không thành công trong việc tìm người ủng hộ cho ông và tôi cũng đã hết hy vọng khi ông đến thăm tôi vào cái buổi sáng thứ hai đó. Không biết ông có còn nhớ ngày ấy không. Chỉ ba mươi phút trước lúc tôi hẹn ông. thì tôi nhận được điện thoại của một nhà tài chính muốn bỏ ra số tiền cần thiết đó, vì, cũng như tôi người này rất tin ở con người ông. Người đó chỉ quy định có một điều như tôi đã nói cho ông biết lúc ấy lã nhất định phải được giấu tên vì điều này có mâu thuẫn không thể nói ra được giữa lợi ích nghề nghiệp với lợi ích cá nhân của người đó. Những điều kiện người đó đưa ra cho phép ông giành lại được sự kiểm soát hoàn toàn đối với công ty Richmond. Lúc ấy tôi đã cho là cực kỳ rộng rãi và ông cũng đã hoàn toàn lợi dụng được những điều kiện ấy. Thực ra, người ủng hộ Ông cũng hài lòng thấy rằng, bằng sự Cần Cù Của chính ông, ông đã có thể trả lại được khoản nợ gốc.

Sau năm 1951 thì tôi không còn liên lạc được với ông nữa nhưng không bao lâu sau đó tôi về nghỉ hưu và rút khỏi ngân hàng. Tôi đọc báo nghe thấy chuyện đáng buồn xảy ra đối với người ủng hộ Ông, khiến tôi phải viết ngay thư này cho ông, đề phòng tôi có thể chết trước người đó hoặc chết trước ông.

Tôi viết thư này không phải để chứng tỏ tôi có những ý tốt trong tất cả vụ này đâu. nhưng cũng để cho ông khỏi tiếp tục sống trong cái ảo tưởng cứ cho rằng người ủng hộ Ông và làm ơn cho ông ấy là ông David Maton của khách sạn Stevens. Ông Maton là một người rất khâm phục ông, nhưng ông ấy chưa hề bao giờ thăm dò ngân hàng để hỏi về chuyện đó. Con người cao nghĩa đã giúp cho công ty Nam tước ra đời được con người biết nhìn xa và có độ lượng ấy chính là William Lowell Kane, chủ tịch của ngân hàng Lester, New York.

Tôi đã khẩn thiết yêu cầ u ông Kane báo cho ông biết là cá nhân ông ấy đã có nghĩa cử ấy. nhưng ông ấy từ chối nhất định không phá vỡ luật lệ đã được quy định là không cho ai biết về những khoản đầu tư riêng của gia đình. Sau khi ông đã trả hết khoản nợ và ông ấy được biết rằng Henry osborne có dính đến công ty Nam tước, ông ấy lại càng kiên quyết không cho tôi tiết lộ về sự thật trên đây.

Tôi cũng dặn lại là nếu ông chết trước ông Kane thì thư này phải được hủy đi. Trong trường hợp ấy, ông Kane sẽ nhận được một lá thư giải thích rằng ông đã hoàn toàn không biết gì về việc ông ấy đã làm.

Dù là ai trong hai ông nhận được thư của tôi, thì tôi cũng lấy làm vinh dự đã được phục vụ cả hai người.

Với tất cả lòng trung thành, Curtis Fen ton Abel nhấc điện thoại ở đầu giường lên.

Tìm George lên đây cho tôi, – Ông nói. – Tôi cần được mặc quần áo chỉnh tề ngay bây giờ.

***

Đám tang William Lowell Kane có đông người dự. Richard và Florentyna đứng một bên Kate, còn Virginia và Lucy đứng một bên. Bà nội Kane nếu còn sống chắc sẽ bằng lòng. Ba Thượng nghị sĩ, năm hạ nghị sĩ, hai giám mục, hầu hết chủ tịch những ngân hàng lớn và ông chủ tờ Nhật báo phố Wall đã tới dự. Jake Thomas và các giám đốc ngân hàng Lester cũng có mặt. Họ cúi đầu cầu nguyện một ông Chúa mà William chẳng bao giờ thật sự cần đến.

Không ai để ý đến hai ông già đứng phía sau đám đông. Họ cũng cúi đầu nhưng trông như không liên quan gì đến những người khác trong đám tang này.

Họ đến chậm ít phút và sau khi làm lễ xong đã nhanh chóng ra về. Florentyna nhận ra ông già thấp hơn và có một bên chân hơi thọt đó bỏ đi một cách vội vã. Cô nói với Richard. Hai người không nhắc lại chuyện ấy cho Kate Kane biết.

Mấy ngày sau, người cao lớn hơn trong hai ông già ấy đến gặp Florentyna tại cửa hàng của cô trên Đại lộ Năm. Ông ta nghe nói cô sắp trở về San Francisco nên có cần sự giúp đỡ của cô trước khi cô đi. Cô chăm chú nghe điều ông ta nói và vui lòng đáp ứng ngay yêu cầu của ông.

Chiều hôm sau Richard và Florentyna đến khách sạn Nam tước. George Novak đã đứng đó đón và đưa họ lên tầng bốn mươi hai. Sau mười năm Florentyna hầu như không nhận ra được bố cô, lúc này đang ngồi thẳng trên giường, chưa phải dựa vào gối, đeo đôi mắt kính bán nguyệt ở đầu mũi và còn cười một cách ngang tàng. hai bố con nói về những ngày hạnh phúc đã qua. cười thì ít nhưng khóc thì nhiều.

Anh phải tha thứ cho chúng tôi, Richard, – Abel nói. – Người Ba lan vốn là một giống tình cảm.

Con biết. Mấy đứa trẻ của con có một nửa là Ba lan. – Richard nói.

Tối hôm đó họ cùng ăn với nhau, nếm món thịt bê quay rất ngon. Abel bảo như thế mới xứng với sự trở về của cô con gái hoang tàng.

Ông nói về tương lai, dự kiến về những phát triển của công ty.

Mỗi khách sạn đều phải có một cửa hàng Florentyna, – Ông nói. Cô cười và đồng ý.

Ông nói với Richard về nỗi ân hận của ông đối với bố anh. Ông kể lại chi tiết những lỗi lầm của ông trong bao nhiêu năm qua. Hóa ra ông chưa hề có một lúc nào nghĩ được rằng William Kane chính là người đã làm ơn cho ông, và bây giờ thì không còn có dịp nào cảm ơn ông ấy được nữa.

Chắc ông cũng đã hiểu, – Richard nói.

Anh chị biết không, chúng tôi đã gặp nhau, cái ngày ông qua đời ấy, – Abel nói. Florentyna và Richard nhìn ông kinh ngạc.

Đúng đấy, – Abel nói. – Chúng tôi qua mặt nhau trên Đại lộ Năm. Ông ấy có đến xem khai mạc cửa hàng của anh chị. Ông ấy trông thấy tôi và có nhấc mũ lên chào.

Như. thế là đã quá đủ rồi.

Abel chỉ có một yêu cầu đối với Florentyna. Tức là cô và Richard cùng đi với ông, trong vòng chín tháng nữa, sang Warsaw để khai mạc khách sạn mà chỉ có chủ tịch công ty Nam tước mới khai mạc được.

Mấy tháng sau đó vợ chồng Kane về thăm Aabel luôn và Florentyna lại gần gũi bố như trước. Abel tỏ ra khâm phục Richard và ý kiến sáng suốt của anh đã biết kiềm chế những tham vọng của con gái ông ông rất quý cháu ngoại. Annabel rồi sẽ rất ra gì cho mà coi. Abel ít khi thấy cuộc đời mình hạnh phúc như vậy ông chuẩn bị kế hoạch cho một cuộc hồi hương vui vẻ để khai mạc khách sạn Nam tước Warsaw.

Chủ tịch công ty Nam tước khai mạc khách sạn Nam tước Warsaw chậm hơn sáu tháng so với dự kiến. những hợp đồng xây dựng ở Warsaw cũng chậm chạp như bất cứ nơi nào khác trên thế giới.

Trong bài diễn văn đầu tiên của mình với tư cách chủ tịch công ty, cô nói với khách tham dự rằng niềm tự hào của cô về khách sạn rất đẹp này cùng pha lẫn với niềm thương tiếc là cha cô đã qua đời không thể có thêm một lần đích thân khai mạc Nam tước Warsaw. trong chúc thư, Abel để lại tất cả cho Florentyna trừ có một vật nhỏ là quà tặng: chiếc vòng bạc chạm trổ, rất hiếm, vô giá, có khắc chữ “Nam tước Abel Rosnovski”.

Người được hưởng chiếc vòng ấy là cháu của ông, William Abel Kane.

Hết


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.