HAI VẠN DẶM DƯỚI BIỂN
Chương 29: Đường Ngầm A-ra-bi-a
Ngay hôm đó tôi kể lại cho Công-xây và Nét Len về cuộc nói chuyện giữa tôi và thuyền trưởng Nê-mô mà tôi chắc họ sẽ thích thú. Khi tôi nói hai ngày nữa tàu sẽ tới Địa Trung Hải thì Công-xây vỗ tay, còn Nét nhún vai nói:
-Đường ngầm à? Đường nối liền hai biển à? Chưa nghe ai nói bao giờ!
-Anh bạn Nét ơi, -Công-xây trả lời, -thế trước kia anh bạn có được nghe nói về tàu Nau-ti-lúx không? Không! Thế mà nó vẫn tồn tại. Vậy anh đừng nhún vai làm chi vô ích và đừng viện cớ chưa nghe thấy ai nói mà phủ nhận tồn tại của sự vật.
-Được, rồi xem!
-Nét lắc đầu phản đối.
-Mà nếu con đường ngầm mà Nê-mô nói là có thật thì còn gì bằng nữa. Cầu trời phù hộ cho Nê-mô đưa được chúng ta sang Địa Trung Hải! Chiều tối hôm đó, tàu Nau-ti-lúx nổi lên mặt nước gần bờ biển A-ra-bi-a. Phía xa là thành phố Gít-đa, một trung tâm buôn bán quan trọng của nhiều nước như Ai Cập, Xi-ri, Thổ Nhĩ Kỳ và ấn Độ. Một lát sau, bóng tối trùm lên thành phố và tàu Nau-ti-lúx vội lặn xuống làn nước lấp lánh như lân tinh. Hôm sau, mùng mười tháng hai, xuất hiện những chiếc tàu chạy ngược chiều. Tàu Nau-ti-lúx lại lặn xuống. Nhưng đến giữa trưa, lúc cần xác định tọa độ, biển vắng lặng, tàu lại nổi lên mặt nước. Tôi cùng Nét và Công-xây lên boong. Dải bờ biển ẩn hiện trong sương mù phía đông. Chúng tôi đang tựa vào đáy xuồng và nói chuyện phiếm thì Nét bỗng chỉ vào một chấm đen trên mặt biển rồi hỏi:
-Giáo sư có nhìn thấy gì không?
-Chẳng thấy gì cả! ông cũng biết mắt tôi chẳng lấy gì làm tinh lắm.
-Giáo sư hãy nhìn kỹ xem. Phía trước mặt chúng ta đấy. Tôi chăm chú nhìn rồi nói:
-Đúng là trên mặt biển có một vật gì đen và dài đang chuyển động.
-Lại một tàu Nau-ti-lúx nữa!
-Công-xây nói.
-Đâu phải!
-Nét phản đối.
-Nếu tôi không lầm thì đó là một động vật. Chẳng lẽ ở biển Đỏ lại có cá voi?
-Công-xây hỏi.
-Có, anh bạn ạ, -Tôi trả lời.
-Thỉnh thoảng người ta cũng gặp cá voi ở vùng biển này.
-Nhưng đây không phải là cá voi, -Nét vẫn không rời mắt khỏi chấm đen.
-Cá voi thì tôi quen thuộc lắm. Tôi nhận ra chúng từ xa.
-Chúng ta hãy kiên nhẫn.
-Công-xây nói.
-Tàu đang chạy về phía đó. Chỉ một lát nữa ta sẽ biết nó là cái gì. Tàu còn cách vật đen đen đó một hải lý. Vật đó giống phần trên của một dải đá ngầm. Nhưng nó là cái gì thì tôi chưa thể xác định được. Công-xây bỗng reo lên:
-A! Bò nước! Một chú bò nước thực sự! Bò nước! Đúng là chúng ta đã gặp một con thuộc họ bò nước mà truyền thuyết đã biến thành một động vật biển hoang đường nửa cá nửa phụ nữ.
-Không phải bò nước đâu mà là một động vật khác thỉnh thoảng còn thấy ở biển Đỏ. Đó là con đuy-gông, thuộc họ bò nước. Nét Len sẵn sàng chiến đấu. Mắt anh ta rực lửa. Anh thợ săn cá voi này đang đợi thời cơ để nhảy xuống biển quyết chiến với con vật! Anh ta nói giọng run run vì xúc động:
-ại, tôi chưa từng được “đánh” những con như thế này bao giờ! Cả con người Nét thể hiện trong câu nói đó. Vừa lúc ấy, thuyền trưởng Nê-mô lên boong. ông ta nhìn thấy ngay con đuy-gông, thông cảm với sự xúc động của Nét và hỏi anh ta:
-Nếu trong tay ông có súng thì có lẽ ông chẳng chịu để yên đâu nhỉ?
-Thưa thuyền trưởng đúng vậy.
-Và có lẽ ông không từ chối nếu được trở lại làm thợ săn cá voi trong một ngày đâu nhỉ?
-Vâng, sao lại từ chối ạ!
-Thế thì được, ông hãy cố gắng nhé!
-Xin cảm ơn thuyền trưởng!
-Mắt Nét Len sáng ngời.
-Nhưng ông chớ bắn trượt nhé! Nếu trượt thì thiệt cho ông đó!
-Chẳng lẽ đuy-gông lại nguy hiểm đến thế cơ ạ?
-Tôi hỏi Nê-mô mà chẳng chú ý tới Nét đang nhún vai.
-Trong vài trường hợp, nó khá nguy hiểm.
-Nê-mô trả lời.
-Đôi khi nó xông thẳng tới kẻ thù rồi lật úp thuyền. Nhưng ông Nét thì chẳng có gì phải sợ nó vì có đôi mắt rất tinh và hai cánh tay vững chắc. Tôi chỉ mong ông đừng để nó thoát vì thịt nó rất ngon. Nê-mô vừa dứt lời thì bảy thủy thủ đã lặng lẽ lên boong. Một người mang chiếc lao buộc vào sợi dây, giống như loại lao vẫn dùng bắn cá voi. Họ tháo xuống rồi hạ xuống nước. Sáu người chèo, một người cầm lái. Nét, Công-xây và tôi ngồi ở phía sau.
-Thuyền trưởng có cùng đi không ạ?
-Tôi hỏi.
-Thưa ngài, không. Xin chúc các ngài thành công!
Xuồng bơi về phía con đuy-gông đang ở cách chúng tôi hai hải lý. Khi còn cách mấy trăm mét thì xuồng đi chậm lại. Nét Len cầm lao đứng ở mũi. Như ta đã biết, lao săn cá voi thường được buộc dây rất dài và dễ tháo ra khi con cá lặn xuống sâu. Nhưng ở đây sợi dây chỉ dài không quá hai chục mét, đầu kia buộc vào một chiếc thùng rỗng để báo hiệu con cá bị thương đang nằm ở chỗ nào dưới biển. Tôi nhỏm dậy và chăm chú nhìn đối thủ của Nét. Con đuy-gông này thật đồ sộ: nó dài ít nhất bảy mét và nằm im không nhúc nhích. Hình như nó đang ngủ. Chiếc xuồng lặng lẽ tới cách con cá chừng sáu mét. Tôi bật dậy. Nét Len hơi ngả người ra phía sau rồi phóng lao. Lao bay vút đi. Con đuy-gông biến mất. Mũi lao này phóng đi rất mạnh nhưng rơi xuống nước.
-Khổ quá! Trượt rồi!
-Nét phát điên.
-Trượt đâu?
-Tôi nói.
-Nó bị thương rồi, có vệt máu trên mặt nước kia.
Con đuy-gông thỉnh thoảng lại nổi lên để thở. Rõ ràng vết thương chưa làm nó kiệt sức, vì nó còn bơi rất nhanh. Chiếc xuồng lướt theo vết con cá. Đôi lúc chúng tôi đuổi gần kịp và Nét đã chuẩn bị phóng lao nhưng nó lại lặn xuống ngay. Các bạn có thể hình dung được rằng Nét đã cáu kỉnh, giận dữ đến mức nào! Còn tôi thì thất vọng vì con đuy-gông đã phá vỡ mưu kế của chúng tôi. Chúng tôi rượt theo nó suốt một tiếng đồng hồ. Bỗng nó có ý định trả thù những người đuổi bắt, nó quay lại và xông thẳng tới chiếc xuồng. Hành động của con đuy-gông không lọt qua mắt Nét Len. Anh ta hô lên:
-Coi chừng! Người cầm lái nói mấy lời bằng thổ ngữ khó hiểu chắc là ra lệnh cho các thủy thủ khác cảnh giác. Tới cách xuồng chừng hơn mười mét, con cá hít không khí vào qua hai lỗ mũi rất rộng rồi lại tiếp tục lao tới. Chúng tôi không kịp tránh đòn. Chiếc xuồng tròng trành. Nước ùa vào, chúng tôi phải tát ngay ra, nhưng nhờ sự khéo léo của người lái mà xuồng không bị lật úp. Nét Len phóng lao liên tiếp vào con vật khổng lồ. Nó bèn đội thuyền lên khỏi mặt biển tựa như con sư tử tung con dê lên trời. Chúng tôi xô vào nhau. Tôi không biết sự thể sẽ diễn ra thế nào nếu như Nét không phóng lao trúng tim con cá. Con đuy-gông lặn xuống nhưng chỉ một lát sau xác nó bị lật ngửa, nổi bềnh lên mặt biển. Chúng tôi liền lôi nó về tàu Nau-ti-lúx. Con đuy-gông nặng năm tấn. Việc mổ cá được tiến hành dưới sự hướng dẫn của Nét. Hôm ấy, người phục vụ dọn cho chúng tôi món cá đuy-gông được đầu bếp trên tàu nấu rất khéo. Theo tôi, cá này ăn ngon hơn thịt bò. Hôm sau, 11 tháng 2, tàu từ từ chạy vào vùng Xuy-ê. Tôi thấy càng gần Xuy-ê nước biển Đỏ càng bớt mặn.
Tàu vượt qua eo Gu-ban rồi vào vịnh Xuy-ê. Đến sáu giờ, tàu chạy ngang qua thành phố To-rơ nằm sâu trong vũng biển có sắc nước đo đỏ như thuyền trưởng Nê-mô đã quan sát. Đêm đã tới. Cảnh tịch mịch chỉ thỉnh thoảng bị phá vỡ bởi tiếng kêu của bồ nông hay một loài chim đêm nào khác, bởi tiếng sóng vỗ bờ hay tiếng còi tàu phía xa. Từ tám đến chín giờ, tàu chạy dưới mặt biển chừng vài mét. Theo sự tính toán của tôi, tàu đang ở gần eo đất Xuy-ê. Qua ô cửa phòng khách, tôi nhìn thấy chân các mỏm đá gần bờ được đèn pha trên tàu rọi sáng. Tôi cảm thấy eo biển hẹp dần lại. Chín giờ mười lăm phút, tàu nổi lên mặt nước. Tôi vội chạy lên boong vì nóng lòng muốn được vào ngay con đường ngầm của thuyền trưởng Nê-mô. Tôi tranh thủ hít thở không khí trong lành ban đêm. Một lúc sau, cách chúng tôi một hải lý, có ánh lửa thấp thoáng sau làn sương đêm.
-Đó là hải đăng nổi, -có tiếng người nói sau lưng tôi. Tôi quay lại thì thấy thuyền trưởng. Nê-mô nói tiếp:
-Đó là hải đăng nổi Xuy-ê. Chúng ta sắp tới cửa đường ngầm.
-Thưa thuyền trưởng, có lẽ vào đường ngầm cũng không dễ?
-Tôi hỏi.
-Vâng, tất nhiên không dễ. Vì vậy tôi phải lên phòng hoa tiêu để tự tay lái tàu. Và bây giờ xin mời giáo sư xuống phòng vì tàu sắp lặn và sẽ chỉ nổi lên khi vượt qua hết đường ngầm. Tôi đi theo thuyền trưởng. Các ô cửa đóng lại. Các bể chứa được bơm đầy nước. Tàu lặn xuống sâu mười mét. Tôi định về phòng riêng thì Nê-mô ngăn lại:
-Giáo sư có muốn lên phòng hoa tiêu với tôi không?
-Thế thì còn gì bằng nữa ạ!
-Ta đi thôi! ở đó ngài sẽ được thấy tất cả những gì có thể thấy được trong chặng đường ngầm dưới biển và dưới mặt đất này. Phòng hoa tiêu của tàu Nau-ti-lúx hình vuông mỗi bề gần hai mét. ở chính giữa là tay lái, xung quanh lắp kính cho phép người lái nhìn được cả bốn phía. Trong phòng tối om, nhưng một phút sau tôi nhận ra bóng người hoa tiêu hai tay đang cầm lái. Biển được chiếu đèn pha ở phía sau rọi sáng trưng.
-Nào, bây giờ ta hãy tìm cửa vào đường ngầm. Phòng hoa tiêu được nối với buồng lái bằng dây điện, giúp thuyền trưởng có thể vừa trực tiếp lái tàu, vừa điều khiển tốc độ của tàu. Nê-mô ấn nút, chân vịt liền quay chậm lại. Tôi lặng nhìn bức tường đá hoa cương dựng đứng. Tàu chạy dọc bức tường đó suốt một tiếng đồng hồ. Thuyền trưởng Nê-mô không rời mắt khỏi chiếc địa bàn. Theo hiệu của thuyền trưởng, người lái tàu thay đổi hướng tàu chạy từng phút. Đúng mười giờ mười lăm phút, thuyền trưởng bắt đầu đích thân cầm lái. Một hành lang rộng, sâu thẳm và ngoằn ngoèo đang hiện ra trước mắt chúng tôi. Tàu Nau-ti-lúx dũng cảm đi vào dưới vòm cuốn tối đen của hành lang đó. ở mạn tàu bên kia, có tiếng ào ào khác thường. Đó là nước biển Đỏ đang theo đường ngầm đổ vào Địa Trung Hải. Con tàu theo dòng nước lao đi như mũi tên, mặc dù máy móc trên tàu đã làm việc hết sức để giảm tốc độ bằng cách cho chân vịt quay ngược lại. Tim tôi đập thình thịch. Bất giác tôi đưa tay lên ngực. Đến mười giờ ba mươi lăm phút, thuyền trưởng Nê-mô trao tay lái cho hoa tiêu rồi bảo tôi:
-Địa Trung Hải rồi đó! Tàu Nau-ti-lúx bị nước cuốn qua eo Xuy-ê mất không đầy hai mươi phút.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.