Kẻ Phụng Sự Thầm Lặng

PHẦN 1: CÁI CHẾT CỦA NHÀ TIÊN TRI – CHƯƠNG 1: AMSTERDAM



Giáo sư Solomon Rosner là người bị cảnh cáo đầu tiên, dù ông được cho là không có liên quan đến vụ này, trừ những người bên trong văn phòng an toàn màu nâu xám ở trung tâm Tel Aviv. Gabriel Allon, người con huyền thoại nhưng ngang bướng của Tình báo Israel sau này thường nhận xét: Rosner là tài sản quý giá đầu tiên trong lịch sử của văn phòng, tuy nhiên, khi đã chết, ông hữu dụng hơn so với khi còn sống. Người ta không thấy lời nhận xét này nhẫn tâm, mà nó khiến họ có cảm giác trống trải nhiều hơn.
Bối cảnh diễn ra cái chết của Rosner không phải ở nơi thường xuyên xảy ra thảm sát do bạo lực, mà là ở một khu phố yên tĩnh ở Amsterdam mà người ta thường gọi là Phố Cổ. Hôm đó là ngày thứ Sáu đầu tiên trong tháng 12, và thời tiết giống như đang vào thời điểm đầu xuân hơn là cuối thu. Đó là một ngày mà người Hà Lan trìu mến gọi là gezelligheid, là ngày để họ thưởng thức những thú vui nho nhỏ: đi tản bộ loanh quanh dọc những bồn hoa của khu Bloemenmarkt, hoặc phiêu diêu cùng một ít cần sa loại tốt trong những quán cà phê ở khu Haarlemmerstraat với những người có cùng sở thích. Hãy để những phiền toái và tranh chấp lại sau lưng để tận hưởng một ngày đẹp trời như thế này. Một Amsterdam cổ, uy nghi thì thầm lên tiếng vào buổi chiều vàng cuối thu đẹp đẽ. Với một ngày như hôm nay, có lẽ tất cả mọi người đều biết ơn vì đã được sinh ra trên đất nước Hà Lan.
Solomon Rosner đã không chia sẻ cảm xúc đó với những người đồng hương của mình, ông có những khác biệt với họ. Mặc dù là Giáo sư xã hội học tại trường đại học Amsterdam nhưng ông lại dành phần lớn thời gian ở trung tâm nghiên cứu an ninh Tây Âu của mình. Phe chỉ trích cho rằng nơi này chỉ là tấm bình phong của Giáo sư, vì Rosner không chỉ làm Giám đốc trung tâm mà ông còn là một học giả. Trung tâm này đã tìm cách cho ra đời hàng loạt những báo cáo và bài viết đề cập chi tiết đến mối đe doạ đối với Hà Lan do cuộc nổi dậy của người Hồi giáo bên trong biên giới nước này. Quyển sách cuối cùng của Rosner, cuộc chinh phục phương Tây của Hồi giáo, đã lập luận rằng Hà Lan hiện đang phải hứng chịu một cuộc tấn công có hệ thống của Hồi giáo thánh chiến. Ông cho rằng, mục đích cuộc tấn công này là nhằm thuộc địa hoá Hà Lan và biến nước này thành một nhà nước Hồi giáo, nơi mà trong một tương lai không quá xa, luật Hồi giáo sẽ chiếm thế thượng phong. Ông cảnh báo rằng khủng bố và thực dân hoá là hai mặt trong một vấn đề, và, nếu như chính quyền không có hành động mạnh mẽ và ngay lập tức thì những gì mà người Hà Lan đang tôn thờ với tư tưởng tự do sẽ mau chóng bị quét sạch.
Báo chí Hà Lan đã rất sợ hãi khi cuốn sách này xuất hiện. Một nhà phê bình gọi đây là sự hoảng loạn. Một bài báo khác gọi đó là sự lừa dối có tính phân biệt chủng tộc. Nhiều người đau đớn viết rằng những quan điểm trình bày trong quyển sách này còn kinh khủng hơn sự thật rằng ông bà của Rosner bị bắt cùng với hàng trăm ngàn người Do Thái khác và bị đưa vào phòng hơi ngạt tại trại Auschwitz. Tất cả đều đồng ý là hiên jtại họ không cần những lời hoa mỹ đầy hận thù của Rosner mà là sự nhẫn nhịn và đối thoại. Rosner đã rất vững vàng trước những lời chỉ trích khinh miệt ấy, ông thừa nhận những gì mà một nhà bình luận đã mô tả về mình, là hình ảnh một người bị kẹt ngón tay vào khe đá. Rosner trả lời, với sự nhẫn nhịn và đối thoại, là bằng mọi giá không được đầu hàng. Ông phát biểu trong một cuộc phỏng vấn trêntruyền hình. “Người Hà Lan chúng ta cần phải bỏ bia Heineken với xiên thịt xuống và tỉnh lại. Bằng không, chúng ta sẽ mất nước”.
Quyển sách và những tranh cãi có liên quan đã biến Rosner thành nười bị phỉ báng nhiều nhất ở khắp nơi, ông trở nên nổi tiếng nhất Hà Lan. Sự kiện trên còn đuaw thẳng ông vào tầm ngắm của những kẻ Hồi giáo quá khích trong nội địa Hà Lan. Những website thánh chiến Hồi giáo mà Rosner theo dõi chặt chẽ còn hơn cả cảnh sát Hà Lan, đã bùng lên những cơn thịnh nộ cuồng tín về quyển sách trên, và nhiều người còn dự báo ông sắp bị xử tử. Một thầy tế Hồi giáo ở giáp khu vực gọi là Oud West đã ra lệnh cho các tín đồ là “Gã Rosner Do Thái này phải bị hành xử bằng biện pháp mạnh” và cho một kẻ liều chết đứng ra thực hiện việc này. Bộ trưởng Bộ nội vụ Hà Lan thể hiện sự vô trách nhiệm qua việc đề nghị Rosner lẩn trốn, Rosner đã cực lực phản đối lời đề nghị này. Khi đó Rosner đã cung cấp cho ông Bộ trưởng này một danh sách mười phần tử cực đoan mà ông cho là có khả năng ám sát mình. Ông Bộ trưởng đã thừa nhận danh sách này ngay mà không thắc mắc. Ông ta biết rằng những nguồn tin của Rosner, trong hầu hết trường hợp còn chính xác hơn những nguồn tin của cơ quan an ninh ở Hà Lan.
Buổi trưa ngày thứ Sáu tháng 12 đó, Rosner đang cặm cụi trước máy tính trong văn phòng ở tầng hai của ngôi nhà cạnh kênh đào tại địa chỉ số 2A, Groenburgwal. Ngôi nhà này, giống như Rosner, cũng thấp và rộng, nghiêng về phía trước, mà theo một số người hàng xóm, dáng nghiêng rất hợp với quan điểm chính trị của chủ nhân ngôi nhà. Nếu có một nhược điểm nghiêm trọng thì đó là vị trí của ngôi nhà, nó chỉ nằm cách tháp chuông nhà thờ Zuiderkerk chưa đầy 50 thước Anh. Tiếng chuông vang lên mỗi ngày, bắt đầu vào buổi trưa và chỉ chấm dứt 45 phút sau đó. Rosner, rất mẫn cảm với những tiếng ồn khó chịu, cũng làm một cuộc thánh chiến của riêng mình để chống lại tiếng chuông đó trong nhiều năm qua.
Nhạc cổ điển, máy lọc âm, bộ tai nghe cách âm – tất cả đều không có tác dụng trong cuộc chiến này. Có lúc ông tự hỏi tại sao chuông lại cứ phải rung lên kia chứ? Trước đó rất lâu, ngôi nhà thờ cở đã được cải tạo thành toà nhà làm việc của chính quyền, một chuyện mà Rosner, một người có đức tin rất lớn, đã cho là rất phù hợp cho mảnh đất đầm lầy của Hà Lan. Rosner nghĩ đó là một nhà thờ không đức tin ở một thành phố không có Chúa.
Lúc 12 giờ 10 phút, ông nghe tiếng gõ cửa yếu ớt và thấy Sophie Vanderhaus đang đứng dựa cửa với một chồng hồ sơ trước ngực. Từng là học trò của Rosner, cô đến làm việc cho ông sau khi hoàn thành luận án tốt nghiệp với đề tài “Ảnh hưởng của vụ diệt chủng người Do Thái đối với xã hội Hà Lan thời hậu chiến”. Cô vừa là thư ký, là trợ lý nghiên cứu, lại vừa là người giúp việc và con gái nuôi của Rosner. Cô sắp xếp văn phòng và đánh máy bản thảo cho những báo cáo và bài viết của ông. Cô lên lịch làm việc dày đặc cho ông và chăm lo về những khoản chi tiêu tài chính cá nhân vô cùng tốn kém của ông. Cô thậm chí còn lo chuyện giặt giũ và nhắc nhở ông ăn uống. Sáng sớm hôm đó, cô dự định đi nghỉ một tuần ở Saint Maarten, nhân dịp năm mới. Khi nghe tin đó, Rosner buồn kinh khủng.
Cô nói.” Một tiếng nữa thầy sẽ có một cuộc phỏng vấn với tờ Điện tón. Có lẽ thầy nên ăn chút gì đó rồi tập trung suy nghĩ để trả lời”.
“Sophie, con muốn nói là suy nghĩ của thầy thiếu tập trung sao?”
“Ý con không phải vậy. Có điều, thầy đã viết bài ấy từ lúc 5 giờ 30 sáng. Thầy cần ăn gì thêm chứ không nên chỉ uống cà phê”.
“Không phải là ả phóng viên đáng chết năm ngoái gọi thầy là Đức Quốc xã chứ?”
“Thầy nghĩ là con để cho ả đó đến gần thầy lần nữa sao?”, cô bước vào văn phòng và bắt đầu sửa lại bàn làm việc của ông cho ngay ngắn. ”Sau cuộc phỏng vấn với tờ Điện tín, thầy sẽ đến văn phòng để xuất hiện trong chương trình Radio One. Đây là chương trình trả lời trực tiếp qua điện thoại nên sẽ rất lý thú. Cố gắng đừng tạo thêm kẻ thù nào nữa nhé, Giáo sư Rosner. Theo dõi hết bọn chúng là nhiệm vụ ngày càng khó khăn đấy ạ”.
“Thầy sẽ cố gắng giữ ý tứ, tuy nhiên thầy e là mình không còn sự độ lượng nào nữa”.
Cô nhìn kỹ vào tách cà phê của ông và ra vẻ nghiêm túc.
“Sao lúc nào thầy cũng cố bỏ thuốc lá vào cà phê vậy?”.
“Gạt tàn của thầy đầy rồi”.
“Phải đổ gạt tàn đã đầy đi chứ”, cô đổ tàn thuốc trong gạt tàn vào thùng rác tồi lấy túi rác đem đi. “Đừng quên là tối nay thầy có hội thảo ở trường đại học nhé”.
Rosner cau mày. Ông không muốn đến hội thảo. Một trong những ngừoi tham gia thuyết trình trong hội thảo là lãnh đạo của Hiệp hội Hồi giáo Châu Âu, một tổ chức cổ xuý việc áp dụng luật Hồi giáo ở Châu Âu và huỷ diệt nhà nước Israel. Điều đó hứa hẹn một buổi tối không thoải mái chút nào.
“Thầy sẽ nói là thầy bị ốm đột xuất”.
“Mọi người đều yêu cầu thầy có mặt tại đó. Thầy là nhân vật chính mà”.
Ông đứng dậy vươn vai. “Thầy nghĩ mình sẽ đến quán cà phê De Doelen để uống cà phê rồi ăn cái gì đó. Sao con không bảo phóng viên tờ Điện tín gặp thầy ở đó?”
“Thưa Giáo sư, thầy có nghĩ như thế là thượng sách không?”
Ai ở Amsterdam cũng biết quán cà phê nổi tiếng trên đường Stalstraat chính là nơi ông thích lui tới nhất. Rosner không phải là người kín đáo. Với bộ tóc trắng và bộ quần áo bằng len cũ nhàu, ông là một trong những người dễ nhận diện nhất ở Hà Lan. Những thiên tài trong ngành cảnh sát hà Lan có lần đề nghị ông nên cải trang một chút khi đến chỗ đông người, rằng ông nên đội mũ và dán ria mép kiểu hà mã để người ta nghĩ ông là người Hà Lan.
“Mấy tháng nay thầy chưa ra quán Doelen”.
“Như thế đâu có nghĩa là sẽ an toàn hơn”.
“Sophie, thầy không thể nào sống như bị cầm tù mãi”, ông bước đén cửa sổ. “Đặc biệt là vào một ngày như hôm nay. Đợi đến phút cuối con hãy nói cho phóng viên tờ Điện tín biết chỗ thầy đến. Điều đó sẽ đánh lạc hướng những tên thánh chiến”.
“Thưa Giáo sư, con vẫn không cảm thấy yên tâm”. Cô nhận thấy không thể nào thuyết phục ông được. Cô đưa điện thoại di động cho ông. “Ít nhất thầy cũng nên cầm cái này để gọi cho con trong trường hợp khẩn cấp”.
Rosner nhét điện thoại vào túi rồi đi xuống cầu thang. Ở hiên nhà, ông mặc áo khoác, quàng khăn lụa rồi bước ra ngoài. Bên trái ông là ngọn tháp Zuiderkerk, bên phải ông, cách 50 thước Anh (1) dọc theo con kênh hẹp với nhiều thuyền nhỏ có một chiếc cầu kéo hai tần bằng gỗ. Groenburgwal là con phố yên tĩnh của khu phố cổ, không có bar hay quán cà phê, chỉ có một khách sạn nhỏ nhưng hình như chưa bao giờ có tới hơn chục người khách. Đói diện nhà ông là khu chung cư được sơn màu hoa oải hương và vàng chanh, đây là công trình xây dựng duy nhất án ngữ tầm nhìn của ông. Ba người thợ sơn nhà mặc những bộ đồ áo liền quần màu trắng đã bị vấy bẩn đang ngồi trong ánh nắng vàng bên ngoài toà nhà.
Rosner liếc nhìn ba gương mặt, ghi nhớ từng người, trước khi bước đi theo hướng cầu kéo. Chợt một cơn gió làm xao động hàng cây dọc bờ kênh, ông dừng lại một tí để thắt lại khăn quàng cổ và ngắm nhìn một đám mây dày đaẹc trôi chầm chậm trên đầu. chính lúc đó ông cũng thấy một trong những tay thợ sơn đang bước cùng hướng với ông ở phía bờ kênh bên kia. Tóc đen, cất ngắn, trán cao, lông mày rậm trên đôi mắt nhỏ xíu – những đặc điểm vốn rất rõ của những người dân nhập cư, Rosner đoán anh ta có thể là người Marốc từ vùng núi Rif tới. Họ đến cầu kéo cùng một lúc. Rosner đứng lại để đốt điếu thuốc. Ông không định hút, nhưng ông cố tình làm thế để xem anh ta có đứng lại theo mình không? Ông thở phào nhìn theo khi người đàn ông hướng sang trái. Cho đến khi anh ta mất hút ở góc đường kế tiếp, Rosner mới bước theo hướng đôis diện về phía quán Doelen.
Ông dành chút thời gian tản bộ xuống phố Staalstraat, la cà bên cửa sổ cửa hàng bán bánh để ngắm những món bày bán của hôm đó, rồi bước qua một bên để tránh bị một cô gái xinh đẹp đi xe đạp húc vào. Ông dừng lại để lắng nghe những lời tán dương của một người hâm mộ rằng ông có khuôn mặt hồng hào. Ông định bước qua lối vào quán cà phê thì thấy tay áo khoác của mình bị giật mạnh. Trong những giây cuối cùng của cuộc đời, ông bị dằn vặt bởi suy nghĩ ngớ ngẩn, rằng mình có thể đã ngăn được kẻ giết người nếu như cưỡng lại được sự thôi thúc phải quay người lại. Nhưng ông vẫn quay lại, bởi vì đó là phản xạ tự nhiên mà người ta sẽ làm vào một buổi chiều tháng 12 rực rỡ ở Amsterdam nếu có ai đó gọi tên mình.
Ông nhìn thấy một họng súng. Trên con phố hẹp, tiếng súng vang lên như tiếng gầm đại bác. Ông ngã xuống đám sỏi lát đường và mắt ngước nhìn vô vọng khi tên sát thủ rút một con dao từ trong lớp áo đồng phục công nhân. Vụ ám sát đúng như nghi lễ, như được các thầy tế sắp xếp từ trước. Không có một ai can thiệp – Rosner nghĩ chuyện này không có gì khó hiểu, bởi vì can thiệp là điều không chấp nhận được trong tôn giáo – và không ai nghĩ phải giúp đỡ khi ông đang nằm hấp hối. Chỉ có tiếng chuông nhà thờ vang. Tiếng chuông hình như đang nói “một nhà thờ không có đức tin ở một thành phố không có Chúa”.
 
Chú thích
(1): 1 thước Anh (Yard) = 0,914 mét

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.