Sáng thứ tư Julia cho xoa nắn lại mặt và uốn lại mái tóc. Nàng chưa thể quyết định là sẽ mặc chiếc áo nào vào buổi tối khi đi ăn, chiếc áo hoa vải mỏng rất đẹp và rất xuân với cảnh hoa bướm phỏng theo họa phẩm Sang xuân của Bolticelli, hay chiếc áo vải sa tanh trắng cắt thật khéo để làm nổi bật đường nét cơ thể trẻ trung và thanh tú, màu trắng nguyên trinh, nhưng trong lúc tắm nàng quyết định chọn chiếc áo sa-tanh trắng, màu đó ám chỉ một cách tinh tế sự hy sinh mà nàng lựa chọn mang bản chất một lễ chuộc lại sự bội bạc quá lâu đối với Charles. Nàng không đeo trang sức quí mà chỉ có một chuỗi ngọc và một chiếc vòng kim cương; bên cạnh chiếc nhẫn cưới chỉ có chiếc nhẫn gắn viên kim cương cắt vuông. Nàng muốn thoa một lớp phấn nâu lên người để ra dáng gái-ngoài-trời rất thích hợp với da thịt nàng nhưng suy nghĩ về việc làm trước mắt, nàng lại dằn lại. Nàng không thể có mầu cháy nắng đều như nam diễn viên bôi đen khắp người để đóng vai Othello. Là một người đàn bà đúng giờ, khi nàng xuống thang cũng là lúc cửa trước mở để đón Charles. Nàng chào đón ông với cái nhìn gởi gắm sự hiền dịu, duyên dáng lẳng lơ và sự thân thiết. Lúc này Charles để mái tóc thưa điểm sương khá dài, và với thời gian những nét trí thức và thanh lịch đã có phần giảm xúc; ông hơi gù và quần áo trong như nàng được ủi lại.
“Chúng ta sống trong một thế giới lạ lùng”, Julia nghĩ, “diễn viên thì làm hết mình để ra vẻ dân phong lưu cốt cách và những người cốt cách phong lưu cố gắng cho ra vẻ diễn viên”.
Không phải nghi ngờ gì là nàng gây được ấn tượng đối với ông. Ông đã mở màn một, cách thuận lợi:
– Sao đêm nay trong em đẹp thế?
– Vì em mong được đi ăn với anh.
Với đôi mắt đẹp, truyền cảm nàng nhìn sâu vào mắt ông. Nàng hé cặp môi theo cách mà nàng thấy là khiêu gợi trong những bức chân dung Hamilton phu nhân của họa sư Romney.
Họ ăn ở nhà hàng Savoy. Người bồi chánh dành cho họ một bàn ở ngay giữa phòng để ai cũng nhìn rõ. Mặc dù lúc này mọi người kéo nhau đi nghỉ hè hết, phòng ăn thịt nướng này vẫn đông khách. Julia cúi đầu và mỉm cười với những người quen mà nàng nhìn thấy Charles có nhiều chuyện kể với nàng; nàng lắng nghe chăm chú để lấy lòng ông.
Đi với anh thì không còn gì thú vị hơn? – nàng nói với ông Họ đến muộn, ăn uống ngon lành, và vào lúc mà Charles uống cạn ly rượu người ta kéo vào ăn khuya.
– Trời, vãn hát rồi hay sao? – Ông hỏi, đưa mắt ngó đồng hồ. – Ngồi với em sao thời gian qua nhanh đến thế?. Em có nghĩ nhà hàng muốn chúng ta về cho rồi hay không?
– Em chưa cảm thấy muốn đi ngủ chút nào cả.!
– Anh đoán là Michael đang trên đường về nhà phải không?
– Em cũng đoán vậy.
– Tại sao em lại không theo anh về, ta nói chuyện tiếp.
Đó là câu nói mà nàng cho là ông gọi chuyện nọ kia.
– Thế còn gì bằng nữa. – Nàng trả lời, cố tình để vào giọng nói vẻ hơi bẽn lẽn mà nàng cảm thấy đang làm hồng đôi má.
Hai người lên xe riêng của ông chạy về đường Hill Street. Ông dẫn nàng vào thư phòng. Phòng này ở tầng dưới trông ra mảnh vườn nhỏ. Những cánh cửa sổ xiên mở rộng. Họ ngồi chung trên ghế nệm dài.
– “Tắt đèn đi mời đêm khuya tràn vào phòng”. – Nàng trích đọc kịch thơ Người lái buôn thành Venice – “Một đêm thôi khi gió nhẹ hôn cây”.
Charles tắt hết đèn chỉ trừ một ngọn đèn mờ. Và khi ông trở lại ngồi bên nàng nàng nép mình vào ông, Ông vòng tay ôm eo nàng còn nàng ngả đầu lên vai ông.
– Đa đây là thiên thai – Mấy tháng nay anh nhớ em quá.
– Thế anh có làm bậy không?
– Có, anh mua một bức hoạ của Ingres và phải trả số tiền lớn quá. Anh phải mời em xem trước khi em về.
– Đừng quên nhé. Anh để ở đâu.?
Nàng đã băn khoăn từ lúc vào nhà là việc quyến rũ nên diễn ra ở đâu, trong thư phòng, hay ở lầu trên.
Trong phòng anh ngủ, – ông đáp.
“Ở trên đó ấm cúng hơn nhiều” – nàng thoáng nghĩ.
Nàng cười thầm khi nghĩ đến việc ông già Charles tội nghiệp bày ra cái mánh nhỏ đơn giản như thế để lôi nàng vào phòng ông ngủ. Mấy thằng đàn ông dễ lừa thật! Nhát, đó là vấn đề của họ. Tim nàng bỗng nhói lên khi nàng chợt nghĩ tới Tom. Thằng Tom chết tiệt. Charies thật là hiền và nàng quyết định sau cùng phải thưởng ông về sự chung tình lâu dài của ông.
– Anh là người bạn tuyệt vời của em, anh Charles ạ – Nàng nói bằng giọng trầm trầm khàn khàn của nàng. Nàng quay đi một chút để mặt nàng thật sát mặt ông, môi nàng một lần nữa lại hé mở giống Hamilton phu nhân. “Em nghĩ em đã đối xử tệ với anh đấy”.
Trông nàng nhượng bộ, một cách ngon lành, một trái đào mong chờ hái; việc ông hôn nàng là chuyện khó tránh. Rồi nàng lại đan những ngón tay trên đôi cánh tay mềm mại trắng ngần ôm lấy cổ ông. Nhưng ông chỉ mỉm cười. – Em đừng nói thế. Lúc nào em cũng thánh thiện. “Anh ấy sợ, tội nghiệp chú cừu”.
– Em chưa thấy ai yêu em tha thiết như anh.
Ông khẽ siết nàng.
– Anh vẫn yêu. Em biết mà. Anh không có một người phụ nữ nào ngoài em trên cỏi đời này.
Tuy nhiên bởi vì ông không nhận đôi môi mời dâng, nàng nhẹ quay đi. Nàng đăm chiêu nhìn lò suởi điện. đáng tiếc là không cháy. Màn này dời phải có ánh lủa.
– Nếu lần này mà chúng ta bỏ lỡ cơ hội thì sự thể sẽ khác hẳn. Hai-lô.”.
Nàng cũng chưa hiểu hẳn “hai-hô” nghĩa. là gì nhưng trong giới kịch nghệ Anh người ta dùng từ hai- lô nhiều lần trên bục diễn, và từ này được hô lên kèm với tiếng thở dài nghe não ruột.
Nước Anh có thể mất đi nữ diễn viên lớn nhất của mình. Ta bây giờ mới biết ta ích kỷ dễ sợ khi đề ra chuyện này.
Thành công không phải là tất cả. Ta đôi khi tự hỏi hoặc giả để thỏa mãn tham vọng nhỏ nhoi của mình, ta đã chẳng để mất cái lớn lao nhất trên đời. Cuối cùng chỉ có tình yêu là quan trọng. Và lúc này nàng lại nhìn ông bằng đôi mắt đẹp hơn bao giờ hết với sự trìu mến đến mủi lòng.
– Anh có biết không, luc này em nghĩ, nếu em có lại thời gian đã qua, Em sẽ nói:
đem em đi.
Nàng thả bàn tay xuống để cầm bàn tay ông. Ông dịu dàng nắm bàn tay ấy.
– Ôi! Em ơi!.
– Em thường nghĩ đến ngôi biệt thự trong mơ của chúng mình. Những gốc ôliu, những bụi trúc đào và vùng biển xanh. An bình.Đôi khi em ghê sợ cái buồn nản tầm thường của đời em. Điều mà anh hiến dâng đẹp tuyệt trần. Bây giờ thì muộn quá rồi, em biết vậy; hồi đó em không biết em quan tâm tới anh đến mức nào, em không ngờ và với năm tháng trôi qua càng ngày anh càng có ý nghĩa cho dời em.
– Thật là thần tiên khi nghe em nói! Nó đền bù lại rất nhiều.
– Em sẽ làm bất kỳ điều gì cho anh Charles. Em đã ích kỷ. Em đã hại đời anh. Em không biết những điều em làm.
Giọng nàng trầm trầm run run. Nàng ngả đầu ra phía sau để lộ cái cổ trắng ngần. Chiếc cổ áo trũng thấp cho thấy một phần đôi gò vú nhỏ và rắn chắc, với đôi bàn tay, nàng đẩy chúng nhô ra một chút.
– Em không được nói thế, em không được nghĩ thế. – Ông nhẹ nhàng đáp. – Em khi nào cũng hoàn hảo. Anh không muốn em khác. Ồ, em ơi, cuộc đời ngắn ngủi, tình yêu phù du. Bi kich của cuộc đời là đôi khi chúng ta không được cái mà chúng ta mong muốn. Bây giờ nhắc lại quãng thời gian dài mà chúng ta quen nhau anh biết là em khôn ngoan hơn anh.
– Lất chi mà đày đoạ tâm hồn – Em có nhớ thơ thế nào không nhỉ?
Đừng, xin đừng, xin đừng nhé môi hôn.
Dù đã đến, đã kề bên người mộng Buồn chi anh? tình thắm không phai nhạt Hạnh phúc dù chới với trong tầm tay.
Để có thể vĩnh viển, còn yêu Em, em tôi, em mãi mãi yêu kiều.
“Ngu xuẩn.”.
– những lời thơ đẹp quá – nàng thở dài – có lẽ anh đúng, Hai-hô.
Ông tiếp tục đọc thơ. Đó là thứ mánh lới của ông mà Julia luôn luôn thấy là nó làm cho nàng mệt mỏi.
Những cành cây!
Ôi những cành cây tươi tốt Lá xanh không rời khỏi cành Là không tiễn biệt mùa xuân Lá reo, lá reo Lời ca, ca mãi Tiếng nhạc ân tình Không ngừng, không nghỉ Tấu khúc trường xuân.
Có dịp để Juha suy nghĩ. Nàng đăm đăm nhìn vào lò sưởi không đốt, cái nhìn đăm chiêu, dường như nàng mê man trong cái đẹp ý nhị của những lời thơ. Rõ ràng là ông ta không hiểu, không hiểu thật. Nàng đã làm ngơ giả điếc trước những lời năn nỉ của ông trong suôt hai mươi năm dài, và rất tự nhiên ông đành thôi van xin, coi như vô vọng. Giống như ngọn núi Everes. Nếu những người leo núi can trường này đã cố gắng vô ích lâu như thế để leo lên đỉnh, cuối cùng thấy một dốc lên dễ dàng thì đơn giản là họ không tin nơi mắt họ; họ nghĩ là có cạm bẫy gì trong đó. Julia cảm thấy là nàng có bổn phận làm cho mình bình dị hơn; nàng phải, như thể là, đưa tay dắt dìu người lữ bành mệt mỏi.
Khuya lắm rồi, – nàng nhẹ nhàng nói, – cho em xem tranh đi để em còn về.
Ông ta đứng lên và nàng đưa cả hai bàn tay để ông đỡ nàng đứng dậy. Hai người lên lầu. Quần áo ngủ, áo khoác của ông xếp ngay ngắa trên một chiếc ghế.
Những người độc thân các anh giỏi thật. Một căn phòng ngủ thật ngăn nắp, tề chỉnh, mấ áp.
Ông gở bức tranh lồng khuôn xuống khỏi đinh treo và đưa ngắm dưới ánh sáng. Đó là bức chân dung họa bằng chì vẽ một phụ nữ hơi mập mạp đội nón vải diềm độn cao phía trước, trong chiếc áo cổ trũng với những tay áo phồng, Julia nghĩ là bà ta tầm thường và xiêm áo kỳ cục.
– Ồ, đẹp quá. – nàng reo lên.
– Anh biết là em thích. Bức tranh đẹp, Có phải không?
– Tuyệt tác.
Charler mang bức tranh để lại chổ củ. đến khi ông quay người lại nàng đứng sát mé giường với đôi tay phía sau lưng, hơi giống như gái tôi đòi được viên quan hoạn đem trình diện trước thượng quan để ngài quyết định, với giáng khúm núm, bẻn lẻn và đồng thời háo hức của giới trinh nữ sắp vào cung cấm.
julia buông tiếng thở dài khêuu gơi.
– Anh ơi, đêm nay đẹp quá, chưa bao giờ em cảm thấy gần anh như thế này.
Nàng từ từ nâng hai bàn tay từ sau lưng và tới sự căn đúng lúc, khéo léo một cách tự nhiên đối với nàng, nàng đưa tay ra, mở rộng vòng tay, cho lòng bàn tay ngửa lên dường như trên đó đặt sẳn một cái đĩa ngọc vô hình, trong đĩa ấy là một trái tim dâng hiến. Đôi mắt đẹp của nàng hiền dịu, phục tùng và trên môi nở một nụ cười bẻn lèn đầu hàng.
Nàng nhìn thấynụ cười của Charles đông lạnh trên khuôn mặt. ông đã hiểu ra.
“Lạy chúa tôi, nó không thèm mình. Thế ra chỉ là trò bịp cả.” Sự phát hiện này làm nàng lão đão một chốc lát. “Trời ơi! Làm sao thoát khỏi tình cảnh này đây? Trông mình như con mẹ điên”.
Nàng gần như mất hết bình tĩnh. Nàng phải nghĩ nhanh như chớp. ông ta đứng đó nhình nàng với vẽ lúng túng mà ông khó giẩu nổi kinh hoàng. Nàng không thể nghĩ ra là phải làm gì với hai bàn tay bưng chiếc đĩa ngọc, đôi bàn tay đó nhỏ bé, ai mà chẳng biết, nhưng lúc đó, nàng cảm thấy đó là hai cái đùi thịt cừu treo lủng lẵng. Nàng không biết nói gì. Mỗi một giây qua đi lại khiến tư thế và hoàn cảnh của nàng không chịu đựng nổi.
“con chồn, con chồn hôi. O bế mình biết bao nhiêu năm”.
Nàng chỉ còn lạl một cách. Nàng tiếp tục cử chỉ. Tính toán để đừng có lẹ quá, nàng đưa hai bàn tay lại gần nhau, tới lúc hai tay chắp lại, và rồi đưa đầu về phía sau, nâng hai tay lên, rất từ từ và sang một bên má, và chính tư thế này gợi cho nàng phải nói gì. Thanh âm trầm, sung mãn rung lên đôi chút vì xúc động.
– Em vui mừng khi nhìn lại và suy nghĩ rằng chúng mình chẳng có gì để tự trách. sự đắng cay của cuộc đời không phải là sự chết. Sự cay đắng của cuộc đời là cái chết của tình yêu. (Nàng đã nghe một câu tương tự như thế trong một, vở kịch). Nếu chúng ta là bây giờ là nhân tình thì anh đã chán em từ lâu rồi, và bây giờ nhìn lại thì chúng ta có được gì ngoài sự tiếc hận về sự yếu hèn của chúng ta. Câu thơ của Shelley về tình nhạt phai mà anh vừa đọc thế nào nhỉ.
– Của Keats. – Ông cải chính – Tình thắm không phai nhạt – Hạnh phúc, dù chới với trong tầm tay.
– Đúng rồi anh đọc tiếp đi.
Nàng câu thời giờ.
Để có thể vĩnh viễn sẽ còn yêu.
Em, em tôi, em mãi mãi yêu kiều.
Nàng giang rộng cánh tay trông một cử chỉ khoáng đạt lắc lư mái tóc quăn.
Nàng thoát hiể,.
Đúng, đúng nhỉ. Tình anh mãi mãi còn và em mãi yêu kiều. Chúng mình khùng nếu vì một vài lần điên dại vứt đi niềm hạnh phúc tuyệt vời mà tình bạn đã đem lại. Chúng mình chẳng có gì để hổ thẹn. Chúng mình trong sạch. Chúng mình có thể cất đầu lên nhìn thẳng vào mặt mọi người.
Theo bản năng nàng cảm thấy đây là câu văn hát, và tăng cường lời ca bằng những cử chỉ nàng cất đầu cao đi lùi về phía cửa mở tung ra. Cơn hăng còn cao độ nàng cảm thấy khí thế của cảnh diễn còn suốt dọc cầu thang cho tới cửa. Rồi nàng nguôi cơn một cách đơn giãn, quay lại Charles lẽo đẽo theo sau:
– Áo em?
– Xe kìa. – Ông vừa nói vừa khoác áo cho nàng – Để anh điưa em về.
– Không, để em về một mình. Em muốn đóng dấu ấn giờ phút này vào tim.
Hôn em đi trước khi em ra về.
Nàng đưa môi lên cho ông. Ông hôn. Nhưng nàng dứt ra, và nói tiếng khóc nức kiềm chế, nàng giật tung cửa chạy ra xe.
Khi về đến nhà, đứng trước phòng ngủ riêng nàng thở phào thoát nạn.
“Gã khùng. Mình mà kẹt như thế thì còn mặt mũi nào. Nhờ trời mình thoát nạn được, Y là con lừa, mình không dám nghĩ là y đã hiểu ra cái thâm ý của mình”. Nhưng nụ cười lạnh như nước đá của Charles làm nàng chột dạ. “Có thể là y cũng nghi nghi, y không dám tin chắc, và sau đó y tin khá chắc là y đoán lầm. Trời ơi! Mình nói dở quá, huỵch toẹt vấn đề Phải nhận là vậy. Cũng may mà còn gở được chỉ chút xíu nữa tô hô ra thì hết đường cười trừ”.
Julia bắt đầu cười gượng. Lẽ dĩ nhiên hoàn cảnh quả thực trớ trêu, y làm cho nàng quê quá, nhưng nếu có một chút đầu óc hài hước bạn không thể không nhìn ra mặt khôi hài của câu chuyện. Nàng tiếc không có ai dể nàng có. thể đem câu chuyện ra kể, mặc dù bất lợi cho nàng nhưng vẫn là truyện hay. Có một điều nàng vẫn hậm hực là nàng đã bị lôi cuốn vào hài kịch tình yêu bất tử mà y đóng từ bao nhiêu năm nay; bởi vì rõ ràng là đóng kịch; y muốn tự mình nhận mình là kẻ ngưỡng mộ chung thuỷ và cái điều cuối cùng y muốn nhận, hình như là thấy sự chung thuỷ của mình được tưởng thưởng.
“Lừa bịp mình, hoàn toàn chỉ có lừa bịp mình”.
Nhưng nàng chợt có một ý nghĩ và nàng thôi cười. Khi những cuộc tấn công ái tình của một phụ nữ bị một người đàn ông từ khước, người ấy thường dễ có khuynh hướng rút ra một trong hai kết luận sau:
một là y mắc chứng đồng tính luyến ái, hai là y bị bất lực. Julia trầm tư châm một điếu thuốc. Julia tự hỏi liệu Charles có dùng sự ngưỡng mộ của y đối với nàng làm cái bình phong che đậy để đừng ai để ý đến cái xu hướng thật của y không. Nhưng nàng lắc đầu. Nếu y mắc chứng đồng tính luyến ái thì nàng chắc chắn đã cho thấy vài dấu hiệu, dù sao, ngoài xã hội từ hồi chiến tranh người ta không bàn chuyện gì khác ngoài cái thứ đó, lẽ dĩ nhiên rất có thể là y bất lực. Nàng tính đến tuổi ông. Charles tội nghiệp. Nàng lại mỉm cười. Và nếu trường hợp này đúng không phải là nàng, mà chính ông mới là kẻ lâm vào tình huống lúng túng và tức cười. Ông ta hoảng sợ cứng người, tội nghiệp chú cừu. Hiển nhiên đây không phải là thứ chuyện mà một người đàn ông thích kể chuyện vớí một người đàn bà, nhất là khi người đó lại đắm đuối yêu bà ta; càng nghĩ, nàng càng thấy có vẻ như đó là lời giải thích.
Nàng bắt đầu cảm thấy thương ông, với một thứ tình thương giống như tình mẫu tử.
“Mình biết sẽ phải làm gì”, nàng nói và bắt đầu cởi áo. “Ngày mai mình sẽ gửi tặng ông một bó huệ trắng thật lớn”.