Tác giả:
Haruki MurakamiThể loại:
Sách văn họcNhóm dịch:
Đang cập nhậtTrạng thái:
Hoàn thànhLượt xem:
1306Người Tình Sputnik
“Không chỉ là nhà văn lớn của Nhật Bản mà còn là một nhà văn lớn của thời đại."
- Los Angeles Times
"Huyền ảo và hấp dẫn... Murakami là một thiên tài."
- Chicago Tribune
"Người tình Sputnik đã khiến tôi xúc động và đẩy trí tưởng tượng của tôi đi xa hơn bất cứ cuốn sách nào tôi từng đọc suốt một quãng thời gian dài."
- Guardian
"Murakami có một tài năng không ai sánh kịp trong việc biến các ẩn dụ triết học thành những câu chuyện bí hiểm."
- The New York Times
"Một cuốn tiểu thuyết tuyệt vời, nhẹ tựa lông hồng nhưng cũng buồn đến nao lòng."
- Sunday Herald
"Siết chặt trái tim bạn ngay từ những dòng đầu tiên."
- Los Angeles Magazine
Mùa xuân năm hai mươi hai tuổi, Sumire yêu lần đầu tiên trong đời. Một tình yêu mãnh liệt, một cơn lốc xoáy thực sự quét qua các bình nguyên – san phẳng tất cả những gì nó gặp trên đường, tung mọi thứ lên trời, xé chúng ra từng mảnh, nghiền nát thành từng miếng. Cơn lốc không hề giảm cường độ khi băng qua đại dương, biến Ăngko Vat thành đồng hoang tàn, thiêu cháy rừng già Ấn Độ với hổ báo và muôn loài, rồi biến thành cơn bão cát sa mạc vùng vịnh Ba Tư, chôn vùi cả một thành phố pháo đài kỳ lạ dưới biển cát. Tóm lại, đó là một tình yêu thực sự vĩ đại. Người Sumire đem lòng si mê hoá ra lớn hơn cô mười bảy tuổi. Đã có gia đình. Và, phải nói thêm, là phụ nữ. Đây là nơi tất cả bắt đầu, và là nơi tất cả kết thúc. Gần như tất cả.
"Xót xa...vừa bí ẩn vừa lãng mạn... một câu chuyện thấm thía về tình yêu không được đền đáp... Nếu thích Rừng Na-uy, chắc chắn bạn cũng sẽ thích cuốn tiểu thuyết này."
- AsianWeek
Ngày 4 tháng Mười năm 1957, Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới, Sputnik I, từ Trung Tâm Vũ Trụ Baikonor thuộc nước cộng hòa Kazakhstan. Sputnik có đường kính 58cm, nặng 83,6 kg và bay vòng quanh Trái đất 96 phút 12 giây.
Ngày 3 tháng Mười một cùng năm, Sputnik II được phóng thành công, mang theo chú chó Laika. Laika trở thành sinh vật sống đầu tiên rời khí quyển Trái đất, nhưng vệ tinh này không bao giờ trở về, và Laika đã hiến thân cho mục đích nghiên cứu sinh học trong không gian.
Theo Tổng tập biên niên lịch sử thế giới.