Quản Lý Thời Gian
4. Vượt qua những lúc thiếu động lực
Cố gắng nhận thức được lý do bạn lại thiếu động lực tại thời điểm đó. Học cách thách thức những suy nghĩ ngăn chặn hoặc khiến bạn phải dừng việc tiến lên và thực sự hoàn thành một nhiệm vụ.
Dưới đây là một số những suy nghĩ thường gặp khi thiếu động lực và gợi ý về cách xử lý chúng.
“Tôi không cảm thấy thích làm việc đó.” Hãy làm việc gì mà bạn biết là đúng và bỏ qua cảm giác của bạn. Ngày tôi rời văn phòng để thảo luận về cuốn sách đầu tiên của mình, tôi đã bỏ qua tất cả những suy nghĩ bên trong tâm trí về việc: “Tại sao bạn lại thấy lo lắng khi đến cuộc họp này?” Tôi đã hành động đúng, sau đó cuốn sách này đã bán được rất nhiều nghìn bản.
“Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu.” Hãy chia nhiệm vụ thành những phần nhỏ và dễ quản lý hơn.
“Tôi không cảm thấy thích làm việc.” Hãy lập những nhiệm vụ đơn giản để hoàn thành. Hãy tưởng tượng đó là một nhiệm vụ mà bạn thực sự muốn thực hiện. Hãy nghiêm khắc với bản thân, nhưng sau đó hãy tự trao cho bạn một phần thưởng khi hoàn thành nhiệm vụ đó.
“Nó thật là buồn tẻ!” Hãy lập giới hạn về thời gian hoàn thành một phần của nhiệm vụ, chẳng hạn như mười phút.
“Tôi chỉ có thể làm tốt ngay trước thời hạn phải hoàn thành.” Tốt thôi, đấy có thể là vấn đề, nhưng bạn vẫn có thể lập kế hoạch thời gian tốt hơn.
“Tôi sợ rằng tôi sẽ thất bại.” Hãy nhớ rằng người không bao giờ thất bại là người không bao giờ làm bất cứ việc gì. Đừng lo lắng; hãy nghĩ xem điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì? Học từ những sai lầm trong quá khứ của bạn. Dũng cảm lên! Nếu cần, hãy học một vài kỹ năng mới.
“Tôi đã luôn luôn làm việc đó theo cách này.” Hãy thử mạo hiểm. Làm một cái gì đó khác đi. Hãy vượt ra khỏi giới hạn hạn hẹp. Thay đổi quan điểm của bạn. Đổi mới là một cơ hội để nắm bắt, không phải là một thách thức. Hãy nắm lấy cơ hội.
Hãy làm điều mà bạn biết là đúng, bỏ qua cảm giác lãnh đạm của bạn.
Tình huống:
Marcus nhận ra anh đang ngồi cạnh vị giám đốc điều hành trong tổ chức của mình trên một chuyến bay. Thay vì có cảm giác lo lắng về việc phải nói chuyện với một ai đó ở vị trí rất cao trong công ty, anh thách thức suy nghĩ về thất bại và nỗi sợ hãi rằng anh có thể nói những điều sai lầm. Anh phác thảo, sơ lược nhưng rõ ràng, những điểm mạnh và điểm yếu mà anh nhìn thấy trong tổ chức và cách anh nhìn nhận về tương lai của công ty. Kết quả là, vài ngày sau, Marcus nhận được một cuộc gọi có liên quan trực tiếp đến việc anh được đề bạt. Nhờ nghiêm khắc với bản thân, Marcus giữ cảm giác sợ hãi của mình lại và không lo lắng. Anh lên tiếng, và anh được đền đáp.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.