Sáu Tội Ác Không Có Hung Thủ

CHƯƠNG 12



Một chiếc taxi đưa chúng tôi về khu phố Malesherbes. Dọc đường, Brunei không thốt ra lời nào. Anh ngồi lả đi, hai tay ôm mặt. Tôi như thấy lại hình ảnh của Roland khi từ Ville d’Avray quay về.
Chúng tôi đi vào cái khách sạn nhỏ không một tiếng động, như những trên trộm để không làm Prosper trung thành thức giấc. Chúng tôi đi ngay đến phòng làm việc. Khi tôi giơ tay về phía công tắc đèn, Brunei ngăn tôi lại:
– Anh cần ánh sáng à?
Tôi không muốn nữa. Vả lại ánh trăng đủ soi sáng căn phòng. Tôi ngồi xuống một chiếc ghế và Brunei đổ phịch xuống chiếc ghê phô tơi trước mặt.
Im lặng một lúc lâu và tôi không ngừng tự nhủ:
“Anh ta biết sự thật… Anh ta đợi gì?… Tại sao anh ta không giải thích cho mình?…”
Vì tất nhiên là tôi không thể tự mình tìm hiểu được.
Một gian phòng, hai cửa ra vào; tôi không tính đến cửa sổ. Không một ai có thể đi vào, không ai đi ra, ấy vậy mà Roland lại chết, bị giết. Tôi chưa từng nhúng sâu vào thảm kịch nào trong loạt thảm kịch kinh dị này, nhưng chính vào vụ sẽ được đưa tin ngày mai “điều bí ẩn ở phố Guynemer”. Tôi đã đứng ngay sau cửa, tôi đã nghe thấy tất cả những gì xảy ra trong phòng. Tôi gần anh, có thể nói là tôi “có mặt” vào tội ác thứ sáu này. Vậy mà tại sao vụ án bí ẩn này đối với tôi, lại làm cho tôi hoảng hốt hơn các vụ trước, càng làm tăng thêm sức mạnh của kẻ tội phạm. Tôi cảm thấy bây giờ tôi thậm chí không thể suy nghĩ như tôi đã từng làm sau vụ thảm sát trên phố Greuze, vụ giết người ở Mans hoặc ở Ville-d’Avray.
Đột nhiên, như gắng sức Brunei có vẻ như theo dõi mạch suy nghĩ của tôi, thì thầm:
– Giá như chỉ có một cái chết cuối cùng này!… Giá như không có năm vụ giết người trước.
Sự ngạc nhiên của tôi cũng không bằng niềm vui sướng khi thấy bạn tôi nhớ tới sự có mặt của tôi.
– Sao cơ! Anh muốn nói gì?
– Tôi muốn nói: Anh sẽ phản ứng thế nào trước thảm kịch tối nay nếu không có các vụ trước? Nếu anh cho phép, tôi muốn anh tự giải phóng đầu óc ra khỏi sự tin tưởng vào một người có năng lực siêu nhiên, người ám ảnh suy nghĩ của anh, làm anh nhìn nhận mọi việc theo bề ngoài và mất khả năng lập ỉuận.
– Nhìn nhận mọi việc theo bề ngoài ư? A! Như vậy thì cái chết của Roland cũng chỉ là bề ngoài, cũng như của Rupart hay Julien Blanchot!
Brunei ngắt lời tôi bằng một cái khoát tay và chợt hứng lên:
– Anh không hiểu… Ôi! Thế càng tốt càng tốt… Không bao giờ người khác hiểu được, không bao giờ… Nhưng lúc này, không nói đến những người khác mà là bạn, bạn thân mến, bạn chần phải biết – Giọng anh chợt trở nên ngọt ngào – Roland đang ở trong phòng. Chúng ta canh gác hai cửa ra vào. Không một ai có thể đi vào. Một tiếng rú, chúng ta thấy Roland đã chết, một viên đạn trong tim… Kết luận?
– Anh muốn tôi kết luận thế nào? Ở Mans cũng không…
– Vẫn bị ám ảnh! Tôi không nói với anh về vụ ở Mans. Liệu một tên giết người có thể đi vào phòng Roland được không?
– Không, nhưng…
– Không nhưng gì cả. Bởi vì không một tên giết người nào có thể đi vào phòng, nên Roland không thể bị giết.
Tôi nhỏm lên.
– Không đúng, Brunei, anh không định nói là Roland tự… vả lại khẩu súng đã biến mất.
– Tôi đã nói là hãy lập luận theo sự kiện chứ đừng theo vẻ bên ngoài. Anh vừa nói về vụ ở Mans. Được rồi! Ở Mans, sự biến mất của khẩu súng là một sự kiện. Khẩu súng không có trong phòng. Từ đó, chúng ta có thể khẳng định: đấy là một tội ác! Còn ở đây..
– Nhưng ở đây cũng vậy.
Brunei nhìn tôi hồi lâu.
– Là bề ngoài. Chúng ta đã cùng nhau đi vào phòng của Roland đúng không?
Tôi phát điên nhìn vào Brunei. Qua câu hỏi đơn giản này anh vừa xé rách tấm màn bí mật. Tuy vậy tôi vẫn chưa thể tin vào lời giải thích tàn nhẫn.
– Không thể thế được… còn khẩu súng?
Brunei lục trong túi và đặt lên bàn một vật bằng thép lấp lánh dưới ánh trăng.
– Anh ta không còn giết ai được nữa.
Người khác, không dính sâu vào vụ phiêu lưu này như tôi, hẳn không thể hiểu ngay ý nghĩa những lời nói của Brunei. Tôi cần một lúc để hiểu. Rồi, bằng toàn bộ sức lực, tôi chống lại phát hiện kinh khủng này.
Ôi! Bằng những lời nói quanh co, vụng về, không dám hỏi thẳng Brunei, tôi thử đưa anh một lời giải thích khác, để anh cải chính lời đã nói.
– Mặc dù tên giết người đã đạt được mục đích, hắn vẫn không giữ lời hứa.
– Tại sao?
– Nhẽ ra hắn phải giết Roland.
– Thế à? Sao nữa?
– Thì bởi vì Roland đã tự…
– Chính thế đấy! Tên giết người đã giữ lời hứa.
Tôi chạy trốn sự thật. Nó bao vây tôi. Tôi không thể lùi lại được nữa. Tôi thì thào
– Là Roland à? Roland?
Rất nhanh, Brunei trả lời
– Phải, Roland là tên giết người.
Brunei như trút được gánh nặng. Anh đứng dậy, đi lại ngang dọc phòng và bằng giọng rõ ràng, không còn chút xúc động nào, anh đột ngột bắt đầu lời giải thích của mình.
Người bạn bất hạnh, chiến binh kiệt sức đã biến mất, nhường chỗ cho một nhà phân tích lạnh lùng, đầy tham vọng:
– Phương pháp sử dụng tôi vừa chỉ ra cho anh biết. Hãy suy nghĩ và đừng giả vờ làm ra suy nghĩ. Lập luận theo các sự kiện, chỉ theo các sự kiện thôi, đừng nhầm lẫn giữa bằng chứng và xác suất. Tuy nhiên điều đó, không ai làm, không ai đã có thể làm, và chính tôi cũng vậy trước sự sát hại Alfred Rupart ở Ville-d’Avray…
Tại sao lại không từ trước? Bởi vì cho đến lúc đó, và mặc dù có lời khai của các nhân chứng và các sự việc, tôi đã không thể tin vào cách giải thích về các tội ác đến mức nó hoàn toàn tách rời khỏi những lời khai. Bởi vì, trong những điều kiện mà các tội ác diễn ra, thì có vẻ như chúng không thể thực hiện được vậy có thể là các nhân chứng nhầm, các sự kiện không có thật hoặc là các điều kiện hoàn toàn khác.
Thế là tôi có cảm giác là đang tính toán với các con số giả, là định giải một phương trình không đúng cách. Và điều chắc chắn là sẽ tìm ra nghiệm số sai đã ngăn cản tôi tiếp tục tìm tòi và lập luận. Tin chắc vào sự hão huyền, vô ích của công sức của mình thì làm sao tôi thành công được?
Thảm kịch ở Ville-d’Avray, nơi tôi trực tiếp tham gia, đã như một tia lửa. Sự phát hiện đáng kinh ngạc là dù có vẻ như không thể giải được, thì vấn đề vẫn có vẻ có một giải pháp.
Nếu như tôi không có mặt ở nơi xảy ra tội ác thì tôi lại một lần nữa tưởng rằng các nhân chứng nhầm lẫn, rằng mọi việc là không có thật, tôi nhắc đi nhắc lại là: bởi vì trong các điều kiện mà tội ác được gây ra thì có vẻ là không thể thực hiện được, vậy có nghĩa là các điều kiện ấy là hoàn toàn khác.
Vậy là bây giờ tôi “biết” là các điều kiện đó chính là những điều mà lý trí từ chối chấp nhận. Tóm lại những dữ kiện mà tôi tưởng chừng chưa đủ lại đã là đủ và rằng các con số không là số ảo nữa, rằng vấn đề đã được đặt ra một cách đúng đắn.
Cho đến khi vụ sát hại Alfred Rupart xảy ra, tôi suy nghĩ mà cứ tưởng rằng mọi dự định của tôi đều vô vọng. Sau khi từ Ville-d’Avray về, tôi suynghĩ và biết rằng tôi có thể tìm ra đáp số. Anh có thấy sự khác biệt không?
Ngay khi lý trí tìm lại được quyền lực, tất cả đều trở nên rõ ràng. Mọi sự kiện xâu chuỗi lại với một lôgic hiển nhiên. Lời giải thích khủng khiếp xuất hiện.
Theo sau điều bí hiểm ở Ville-d’Avray, các vấn đề khác đều tìm ra được đáp số với cùng một phương pháp khắc nghiệt, và tôi giải thích được vụ án ở phố Greuze và ở Mans.
Sự kiện nào thực sự là không thể xảy ra? Phải. Vậy mà nó vẫn xảy ra. Sự kiện kia cũng không thể thực hiện được? Không. Lần này chỉ có vẻ bên ngoài là không thể xảy ra. Vậy là nó che đậy một phần hoặc tất cả sự thật.
Nhẽ ra tôi phải chỉ ra cho anh các bước của sự lập luận của tôi, bắt đầu từ thảm kịch ở Ville- d’Avray, nhưng tôi lại muốn anh theo dõi các sự kiện theo thứ tự thời gian. Nghe nhé!
Giọng nói của Brunei trở nên dứt khoát, ngắn gọn:
– Chúng ta có thể gọi cách lập luận của tôi là: phương pháp “vậy thì”. “Trong căn hộ trên phố Greuze có ba người: Marcel Vignerày, vợ ông ta, kẻ lạ mặt. Simone Vigneray mở cửa sổ, kêu cứu rồi bị thương ngã xuống. Những người hàng xóm đổ xô vào hành lang. Những người khác nhìn vào cửa sổ. Vào thời điểm đó, kẻ lạ mặt vẫn ở trong căn hộ bởi vì các nhân chứng nghe thấy tiếng đánh nhau, sau đó là hai tiếng súng, Marcel Vigneray bị giết. Thế là khi các nhân chứng đi vào trong căn hộ, hung thủ đã biến mất.
Vậy mà hung thủ không có khả năng tàng hình, đó là điều không thể làm được về mặt vật chất. Mặt khác, hắn ta cũng không thể đi xuyên qua tường, lại một điều không thể thứ hai. Vậy là hắn đã sử dụng một trong ba lối ra. Lối nào?
Cửa sổ phòng ăn ư? Không được. Căn hộ ở tầng ba, hơn nữa lối này bị canh chừng. Cửa ra vào chính ư? Không thể được. Các người hàng xóm đứng trước cửa.
Chỉ có mỗi cánh cửa đi ra cầu thang phụ không bị canh gác. Vậy là hung thủ đã ra đi theo lối đó.
Ồ! Tôi biết lời phản đối. Cánh cửa đó lại được cài từ phía trong. Nhưng lần này sự vô lý đó chỉ là bề ngoài. Cái chốt không thể cài được từ bên ngoài, đấy là điều không thể làm được duy nhất về mặt vật chất. Vậy là cánh cửa đã được đóng bởi một người ở trong căn hộ. Ai vậy?
Marcel Vigneray đã chết. Không thể là ông ta.
Simone Vigneray bịt chặt vết thương để cho máu không rơi ra, để lại dấu vết làm lộ hành động của bà ta, men theo tường để không bị nhìn thấy từ bên ngoài, lẽ ra đến bếp và đóng cửa lại sau lưng kẻ trốn chạy để không một ai nghĩ đến việc đuổi theo hắn theo hướng đó, rồi bà ta quay lại phòng ăn, kiệt sức và ngã xuống, ngất đi.
Nhưng tại sao Simone lại cứu hung thủ sau khi suýt giết chết hắn? Vì rằng những tiếng kêu cứu của bà ta đã dựng cả phố dậy. Ở đó có điều gì phi lý. Hãy suy nghĩ xem sao.
Bởi vì Simone cứu kẻ lạ mặt, như vậy bà ta đã không muốn mất hắn. Vậy là khi bà ta kêu cứu là lúc chính kẻ lạ mặt đang gặp nguy hiểm.
Tôi thấy là anh bắt đầu hiểu.
Ở đây có sự thay đổi vai diễn. Kẻ tấn công, kẻ thù, không phải là kẻ lạ mặt… mà chính là ông chồng.
Chính ông chồng là kẻ thứ ba đi vào căn hộ, ông chồng người không ai chờ đợi, người đã về sớm hơn dự định để bắt quả tang bà vợ không chung thuỷ và người bạn phản bội ông ta. Hai bộ đồ ăn mà chúng ta thấy trên bàn là của cặp tình nhân và cô hầu không có mặt ở bữa tối, bởi vì, những lí do tế nhị, khi Simone tiếp ngưòi mà bà ta yêu, bà cho cô hầu nghỉ việc.
Vậy là người chồng bị lừa dối đã có bằng chứng của sự phản bội. Làm sao ông ta biết được? Ai đã cho ông ta thông tin về cuộc hẹn này? Điều đó chúng ta sẽ thấy sau, cũng như chúng ta sẽ thấy tại sao tôi có thể gọi tên kẻ lạ mặt.
Marcel Vigneray chĩa súng vào cặp tình nhân. Roland chồm lên ông ta… và vì vào lúc đó, tình nhân không có vũ khí, gặp nguy hiểm, Simone mở cửa sổ và kêu cứu.
Bỗng nhiên, Marcel vùng ra được khỏi vòng tay của địch thủ. Ông ta bắn vào vợ, bà này gục xuống. Tội ác này làm tăng sức mạnh cho Roland, sau vài phút vật lộn, đã cướp được súng từ tay kẻ thù và đến lượt ông ta bóp cò.
Rồi đến cuộc trốn chạy mà tôi vừa giải thích với anh lúc nãy.
Nhưng tại sao phải chạy trốn? Ông Charasse hiểu hơn ai hết sự khoan dung của toà án đối với các vụ giết người vì tình, vả lại ông ta có thể đưa ra lý do phòng vệ chính đáng. Vậy là Roland không sợ bị trừng phạt.
Hay là anh ta muốn cứu vãn danh dự của người đàn bà mà anh ta yêu và danh dự của chính anh ta? Không phải, vì lúc đó, lý do này có thể giải thích cho sự chạy trốn, nhưng ngược lại nó không thể biện minh cho sự tiếp diễn của vụ việc, một loạt sự kiện khủng khiếp và bí ẩn mà tôi sẽ nói tiếp ngay sau đây.
Vậy là còn một việc khác. Việc gì?
Một danh dự khác cần phải cứu vãn. Danh dự khác, anh hiểu chứ?
Tôi do dự không trả lời. Tuy nhiên, cuối cùng, bằng giọng gần như không nghe thấy, tôi thì thầm:
– Janine à?
– Phải, Janine. Không bao giờ đứa trẻ bất hạnh được biết ai là bố thật của nó.
– Bố thật của nó ư?
– Phải, chỉ có cách giải thích duy nhất đó cho phép chúng ta hiểu được bước tiếp theo của cuộc phiêu lưu đáng sợ này. Sự sợ hãi một vụ ầm ĩ chưa chắc đã đưa Roland đến chỗ gây tội ác. Phải có một cái gì đấy mạnh hơn lớn hơn. Điều đó phải là: con đẻ anh ta không bao giờ được biết về đức hạnh của mẹ nó… rằng nó không phải là con gái của một kẻ tội phạm.
Hẳn Brunei đọc được một chút nghi ngờ trên mặt tôi vì anh nói tiếp rất nhanh:
– Anh vẫn còn chưa tin hẳn. Anh sẽ thấy khi tôi giải thích cho anh tất cả diễn biến của vụ án này, khi chúng ta cùng theo chân hung thủ trong suốt các hành động của hắn, anh sẽ thấy là sự nghi ngờ không có chỗ đứng.
Vậy là tên giết người ở trên hành lang. Ý nghĩ duy nhất của hắn nhẽ ra phải là sự trốn chạy. Tất cả khu nhà chẳng đang náo loạn đó sao?
Nhưng không, có điều gì đó giữ hắn lại. Không thể để người khác biết. Vậy mà có một nhân chứng biết thân nhân của người đàn ông ở trong căn hộ, người biết tên diễn viên thứ ba của bi kịch. Đó là Adèle Blanchot, cô hầu.
Hãy nhớ là vợ chồng Blanchot đã theo hầu Simone từ trước khi bà ta lấy chồng. Họ biết mối quan hệ của bà chủ. Rất tận tuỵ với bà chủ, họ sẽ không bao giờ phản bội bà, thậm chí họ đã tạo điều kiện thuận lợi cho những mối tình tội lỗi của bà ta. Thế nhưng, hiển nhiên là khi đối mặt với một vụ án, họ sẽ nói.
Roland trèo lên cầu thang phụ vắng tanh vì các tiếng động không thể vang đến khu này được Anh ta đến trước cửa phòng. Chìa khoá ở ổ khoá trên cửa. Anh ta đi vào.
Vì vào thời điểm đó tất cả những người hầu đều đang làm việc, tầng sau không có một ai. Không một ai nghe thấy tiếng súng.
Tôi biết anh muốn nói gì. Vô ích, đừng ngắt lời tôi.
Anh muốn nói là khi ông cảnh sát trưởng đến, căn phòng trống rỗng. Tôi không quên điều đó.
Tại sao căn phòng lại trống rỗng nhỉ? Tại sao nói đúng hơn căn phòng lại có vẻ trống rỗng?
Bỏi vì ông cảnh sát trưởng đi tìm một người còn sống, và không hề có ý định nhìn xuống gầm giường. Vậy mà dưới gầm giường có một xác chết.
Làm sao mà tôi biết được?
Đơn giản thôi. Khi rời khỏi phòng, ông cảnh sát trưởng của chúng ta cho một cảnh sát gác ở hành lang. Bởi vì từ thời điểm đó, không thể nào mang một cái xác vào phòng được, vậy là cái xác phải ở đó từ trước.
Khi Roland nhìn thấy Adèle bất hạnh gục xuống chết, anh ta đã muốn thủ tiêu cái xác, giấu nó đi. Đấy là một hiện tượng tâm lý thường gặp. Làm sao để người ta tìm thấy cái xác của nạn nhân càng muộn càng tốt là một suy nghĩ chung của rất nhiều hung thủ, “càng muộn” có nghĩa là chỉ sau vài phút.
Roland đã đẩy cái xác vào gầm giường và chạy trốn.
Nói thì dễ…
Đám đông đang tụ tập ngoài cổng. Lôi ra đã bị chặn. Roland phải trốn vào hầm rượu nằm ở chân cầu thang phụ.
Kẻ khốn nạn có định bỏ đi không?
Tôi không nghĩ thế. Roland nghĩ về người phụ nữ mà anh ta yêu. Simone có chết vì vết thương không? Anh ta muốn biết.
Anh ta sửa sang lại áo quần, làm mất đi mọi dấu vết của cuộc vật lộn với Marcel Vigneray, rồi đi qua vòm cửa bây giờ đã vắng tanh vì cảnh sát đã giải tán đám đông và đi lên căn hộ qua cầu thang chính. Để giải thích cho cuộc đến thăm không đúng lúc này anh ta tuyên bố với ông cảnh sát trưởng rằng anh ta đã được mời đến uống cà phê với các em họ của anh ta.
Hãy nghĩ rằng, việc phát hiện ra sự thật phụ thuộc về một câu hỏi đơn giản của ông cảnh sát trưởng với viên cảnh sát đứng trước cửa. Nếu viên cảnh sát này tuyên bố là anh ta đã không nhìn thấy ông Charasse đi vào toà nhà, thì tên giết người đã bị lột mặt nạ.
Nhưng làm sao mà ông cảnh sát trưởng lại cho phép mình nghi ngờ lời nói của Roland được? Ai có thể nghi ngờ nguyên nhân thật sự của nỗi xúc động của anh ta?
Ai mà không nhầm lẫn, như chúng ta đã lầm, về bản chất nỗi đau của anh ta? Vả lại chính nỗi đau này là rất chân thành.
Roland khóc. Anh ta khóc người phụ nữ yêu quý đang hấp hối. Chúng ta khó mà hiểu được nỗi đau ấy, tất cả là ở đó… Trong suốt quá trình xảy ra vụ việc, chúng ta luôn hiểu sai những tình cảm của Roland.
Anh đừng ngạc nhiên, tôi nghĩ là chính kẻ khốn khổ ấy đã gọi tôi. Vì là bạn bè, anh ta không thể hành động khác. Anh ta biết rõ là nếu anh ta không báo cho tôi biết thì thanh tra Girard sẽ làm việc đó.
Nói tóm lại, thế là Roland đã tham gia vào cuộc điều tra. Lúc trước, anh ta hành động trong khi đang hăng, không suy nghĩ, nhưng bấy giờ, anh ta sợ. Sự biến mất không thể có thật của hung thủ liệu có đánh lừa lâu được mọi người?
Ai biết được cuổỉ cùng chúng ta sẽ hiểu nếu chúng ta giải thích điều bí ẩn của cái chốt được cài và qua đó phát hiện ra sự đồng loã của người phụ nữ bị thương, nguyên nhân chính của bi kịch? Tôi đã báo cho anh qua những lời phản đối của Roland khi có ai đó nói bóng gió đến một bi kịch từ bên trong, giả thiết có thể đưa chúng ta theo dấu vết đúng.
Vậy mà đột nhiên sự ngẫu nhiên đã ban tặng cho kẻ khốn nạn cơ hội để củng cố thêm truyền thuyết về một hung thủ ma. Dựng nên một điều bí ẩn thứ hai, cũng khó giải thích như vụ biến mất của hắn khỏi căn hộ, tên giết người sẽ có thể làm trệch hướng cuộc điều tra, làm rối tung mọi lập luận, làm chúng ta đi đến kết luận rằng điều xảy ra trong căn hộ không chỉ bắt nguồn từ sự có mặt của người nào đó trong căn hộ ấy, cũng không phải từ việc có hay không của một số lối ra vào căn hộ, mà là kết quả của một số khả năng siêu phàm của hung thủ và hắn có thể làm bất cứ ở đâu.
Dịp may do sự ngẫu nhiên mang đến như sau:
Muốn khám xét phòng ở của Adèle, chúng ta trèo lên tầng sáu. Anh nhớ cảnh đó chứ?
Chúng ta dừng lại ở đầu hành lang để nói chuyện với viên cảnh sát đứng gác. Trong lúc đó, Roland đi tiếp một mình. Anh ta mở cánh cửa.
Tôi cá rằng chính vào giây phút đó, một sáng kiến tài tình nảy ra trong đầu anh ta.
Tất nhiên là Roland thấy gian phòng đúng như khi ông cảnh sát trưởng đã thấy khi đến đây lần đầu, nghĩa là cái xác vẫn ở dưới gầm giường, không trông thấy được. Thế là anh ta rú lên, chìa hai hay ra trước mặt như là nhìn thấy một cảnh đáng sợ và lảo đảo đi vào phòng.
Ngay khi sau đó anh ta cúi xuống, nâng vải phủ giường lên, lôi xác nạn nhân ra và đặt lên giường.
Khi chúng ta đi đến ngưỡng cửa căn phòng đó, chúng ta thấy anh bạn của chúng ta nghiêng mình trên cái xác. Sự thật là anh ta đã không có đủ thời gian để đứng thẳng lên.
Nhưng làm sao mà chúng ta không nhầm lẫn cho được?
Ai có thể tưởng tượng là việc đó xảy ra sau khi Roland đi vào phòng? Thái độ của anh ta khi mở cửa phòng, trong khi cái xác vẫn ở chỗ không trông thấy được, đã nhường chỗ cho thao tác khủng khiếp, dựng nên điều bí ẩn.
Truyền thuyết về một hung thủ ma đã hình thành.
Brunei im lặng vài giây, tập trung suy nghĩ rồi nói tiếp:
Trước thi thể của Adèle, ngay lập tức, nỗi sợ xâm chiếm chúng ta.
Nếu như hung thủ giết cô hầu là bởi vì cô gái bất hạnh biết bí mật của hắn, vì cô ta là mối nguy hiểm đối với hắn. Nhưng rõ ràng là cả Julien Blanchot cũng biết bí mật ấy. Vậy là tính mạng anh ta cũng bị đe doạ.
Ngay lập tức chúng ta gọi điện cho Julien để báo cho anh ta phải cẩn trọng. Chúng ta khuyên anh ta làm theo mọi biện pháp phòng thủ mà chúng ta cho là cần thiết và thông báo là chúng ta sẽ đến vào sáng hôm sau.
Ngay sau cuộc nói chuyện này, Roland rời khỏi chúng ta. Tôi là người đầu tiên khuyên anh ta đi nghỉ.
Nghỉ? Không. Anh ta tiếp tục theo đuổi chuỗi tội ác đẫm máu. Anh ta đã bị dính vào mối quan hệ chằng chịt, không thể lùi lại được nữa.
Lúc trước, anh ta chỉ là người hùng đau buồn trong một thảm kịch tình ái. Bây giờ, anh ta là một tên giết người.
Vì chúng ta không biết rằng Roland đã giết Adèle, chúng ta cũng không thể biết chính hắn sẽ giết chồng cô ta.
Hiển nhiên là khi biết thảm kịch, người hầu già sẽ đoán ra sự thật, rằng ông ta sẽ hiểu tại sao ông chủ quay về nhà sớm hơn dự định và những điều tiếp theo sau.
Sau khi đi qua phố Guýnemer để đánh lạc hướng, Roland đi về phòng làm việc. Anh ta cố tình để cho người gác cổng nhìn thấy. Vài phút sau, anh ta lén ra, không ai trông thấy.
Đại lộ Saint-Germain chỉ cách ga Móntparriasse vài bước chân. Tên giết người đi chuyến tàu tốc hành lúc 22h30. Vào lúc 1h45, hắn đến Mans.
Để hiểu phần tiếp theo của điều bí ẩn trong phòng làm việc, chúng ta lại áp dụng phương pháp lập luận đã giúp chúng ta giải thích hai điều bí ẩn ở phố Greuze.
Chúng ta đã tìm thấy thi thể của Julien Blanchot trong một căn phòng đóng kín mít.
Không thể có chuyện:
1. Rằng hung thủ đột nhập vào phòng làm việc.
2. Rằng hắn bắn từ bên ngoài vào bên trong phòng này.
Kết luận: tội ác đã không diễn ra trong căn phòng, nơi chúng ta tìm thấy cái xác.
Sau 2h sáng một chút – đừng quên là biệt thự ở cách thành phố hai kilômét – Julien nghe tiếng ông Charasse gọi.
Làm sao mà ông lão bất hạnh nghi ngờ cho được? Ông chỉ đơn giản nghĩ rằng chúng ta đã đến sớm hơn dự định. Ông ta rời nơi ẩn nấp và mở cửa nhà.
Nhưng nhìn thấy người đến chỉ có một mình, ông hầu già sợ hãi. Quay người lại, ông chạy vào nơi trú ẩn.
Roland rút súng ra, bắn và làm bị thương ông ta đúng lúc ông này chạm vào ngưỡng cửa phòng làm việc.
Một bước chân nữa và Julien đã đi vào phòng. Ông ta chốt cửa và thu hết lực tàn đẩy lại cái bàn viết mà ông đã đẩy dịch ra để đi ra.
Cẩn thận vô ích! Hiển nhiên là kẻ thù không chạm được đến ông già nữa, nhưng vết thương quá nặng, gây chết người. Julien Blanchot đã chết sau một giờ bị mất máu, giải phẫu tử thi đã cho chúng ta biết vậy.
Chắc anh hiểu được nỗi sợ hãi của Roland khi thấy ông hầu già ở ngoài tầm tay của hắn. Sau khi cắt dây điện thoại để ngăn cản nạn nhân kêu cứu, hắn phá cửa. Hẳn phải kết liễu đời ông hầu già. Nhưng chướng ngại vật chống lại mọi cố gắng của hắn.
Chúng ta dễ dàng hình dung nỗi tuyệt vọng của tên khốn nạn khi hiểu rằng có cố gắng cũng bằng thừa, hắn phải bỏ vị trí. Roland nghĩ rằng chúng ta sẽ thấy nạn nhân còn sống và hắn sẽ chết.
Âm mưu giết người bị thất bại này làm cho vụ sát hại Adèle trở nên vô ích. Kẻ giết người chỉ còn cách đền tội.
Hắn đi chuyến tàu đầu tiên lúc 3h11 và đến 6h30 đã đến phòng làm việc của hắn. Hiển nhiên là những suy nghĩ đầu tiên của hắn hướng tới người phụ nữ bất hạnh đang hấp hối ở bệnh viện và cháu bé Janine, con gái hắn.
Lại một điều ngẫu nhiên nữa! Nếu như chỉ còn một viên đạn trong súng thôi thì điều bí ẩn đã được nhanh chóng làm rõ. Nhưng khẩu súng chỉ có năm viên đạn và cả năm đã được bắn ra. Khẩu súng trống rỗng. Roland buộc phải dùng thuốc độc.
Nghỉ một lúc, Brunei lại nói tiếp.
– Trong trạng thái tinh thần của chúng ta, làm sao mà chúng ta lại không nghĩ đến một tội ác cho được?… Và chúng ta chạy vội đến Mans, phát hiện ra cái xác trong căn phòng “nơi không một ai có thể đi vào”.
Chú ý là vấn đề vũ khí cũng đặt ra ở đây. Nếu Roland có trong tay một khẩu súng lục tự động thì chúng ta sẽ dễ dàng tìm thấy vỏ đạn trong tiền sảnh và dựng lại thảm kịch. Nhưng khẩu súng lục có ổ đạn thì không có bộ phận đẩy vỏ đạn ra.
Từ đó rút ra: một thành tích mới của hung thủ ma.
Tuy vậy, được cứu chữa kịp thời, Roland đã thoát chết.
Hắn đã hồi hộp đến thế nào khi thấy chúng ta đến và hắn vui sướng biết bao khi biết về số phận của Julien Blanchot. “Cơn ác mộng đã chấm đứt, tên tội phạm nghĩ. Sẽ chẳng bao giờ có ai biết được”. Và hiển nhiên là hắn bắt đầu hy vọng.
Simone có thể bình phục. Hắn sẽ làm cho nàng quên hết mọi sự và họ sẽ sống hạnh phúc với con gái của họ.
Nhưng một nhân vật mới xuất hiện làm rối loạn dự định về tương lai của tên khốn nạn.
Không! Nhiệm vụ kinh khủng của Roland chưa chấm dứt. Rất sớm,máu lại đổ.
Tôi quay lại một chi tiết mà tôi đã cố tình bỏ quên trong bóng tối khi tôi giải thích thảm kịch trên phố Greuze.
Làm thế nào mà Marcel Vigneray có bằng chứng về nỗi bất hạnh của anh ta? Làm sao anh ta quay về nhà đúng lúc được?
Chính ở đây xuất hiện gương mặt thiện cảm của Alfred Rupart, thám tử tư, nạn nhân duy nhất của chuỗi bi kịch hãi hùng, người không ai thương tiếc.
Nghi ngờ về đức hạnh của vợ mình, Marcel Vigneray liên hệ với Rupart và viên “cảnh sát” này ra tay. Những thông tin của anh ta được trả tiền qua thư đảm bảo: ba hoá đơn gửi năm trăm quan, một lần hai ngàn quan, lần trả tiền cuối cùng là lần chót, kết thúc dịch vụ.
Marcel tội nghiệp giờ đây có trong tay bằng chứng về nỗi bất hạnh của anh ta. Trong những bằng chứng đó, hẳn là có ảnh của cặp tình nhân, chụp trộm bởi tên gián điệp và chắc là có cả thư mà Rupart kiếm được không hiểu bằng cách nào. Anh sẽ hiểu ngay tại sao tôi tin là có tài liệu đó.
Những tin tức cuối cùng, Marcel Vigneray nhận được khi ông đi công cán ở Normandie. Điên dại vì đau đớn và căm giận, ông ta bỏ chuyến đi và quay về Paris.
Kẻ bất hạnh biết rằng trong khi ông ta vắng mặt, anh họ ông ta không do dự đến ăn uống ở phố Greuze. Ông ta đợi đến lúc cặp tình nhân gặp nhau. Trong lúc chờ đợi, ông gửi đến Rupart hai ngàn quan cuối cùng, khoá sổ vụ việc, trả công cho sự tận tuỵ của hắn.
Đến 7h, súng lục đút túi, Marcel Vigneray chạy đi báo thù, chạy đến cái chết.
Anh biết phần cuối rồi. Chúng ta có thể thêm vào một lời giải thích nhanh gọn trước thảm kịch. Ông chồng bị phản bội đã đưa ra những bằng chứng cho kẻ có tội xem dù chúng cố chối cãi. Ông đưa ra những tấm ảnh, những lá thư mà hẳn là Roland đã mang đi sau khi gây tội ác. Hãy nhớ lại việc cái ví của người chết đã biến mất…. Nhưng hãy quay lại với Rupart. Sự tồn tại của chỗ ở tạm thời làm chúng ta nghi ngờ hắn thuộc loại người nào. Và chúng ta không nhầm. Thám tử tư của chúng ta đồng thời là một kẻ tống tiền, và rõ ràng là sợ bị trả thù nên mỗi khi có công việc mới hắn lại thay đổi chỗ ở. Vụ việc kết thúc, hắn đổi tên và biến mất. Tên quỷ quyệt đó giấu dấu vết rất tài.
Hẳn một người như Rupart rất quan tâm đến báo chí sau khi kết thúc một vụ việc như vậy. Liệu có bao nhiêu vụ án tình ái mà một người như hắn phải chịu trách nhiệm?
Rupart sửng sốt đọc trên báo bản tường thuật tấn thảm kịch. Hắn hiểu ngay ra sự thật. Hung thủ ma chính là gã tình nhân… và vụ giết hại Adèle và Julieri Blanchot cũng như mưu toan đầu độc mà hắn đoán ra nguyên nhân thật sự chỉ ra.
Roland muốn sự im lặng bằng bất cứ giá nào. Đấy chính là nguồn thu lời của tên khốn kiếp.
Và ngay khi Roland bình phục, vụ tống tiền bắt đầu.
Bậc thầy về tống tiền đó đã không quên lưu lại một bản sao của ảnh và thư từ mà hắn đã đưa cho thân chủ. Hắn viết thư cho Roland để báo là có tài liệu đó, rất cần thiết cho công lý và hắn sẵn sàng trao lại cho Roland có điều kiện, và hắn ấn định cuộc hẹn với tên giết người vào thứ bảy ở số 49bis phố Commerce, địa chỉ dùng cho vụ Vigneray.
Roland sợ hãi khi nhận được lá thư như vậy. Nỗi sợ càng tăng thêm khi hắn biết ngôi nhà đó bị theo dõi. Chính anh là người canh gác hôm đó phải không?
Roland gọi điện cho Rupart để báo về hiểm hoạ và xin một cuộc hẹn khác. Chính đoạn cuối của cuộc nói chuyện anh đã nghe thấy. Linh cảm của anh đã không lầm. Chính kẻ giết người ở đầu kia giây nói. Nhưng làm sao mà anh biết về nhân thân của hắn được?… Và đến lúc chúng ta nói tới điều bí ẩn ở Ville-d’Avray.
Hãy chú ý đến sự bình thản kỳ lạ của Roland khi hắn nhìn thấy chúng ta trước căn nhà ấy. Vì hiển nhiên là hắn không nhận được lời nhắn của anh mà chỉ đơn giản đi đến điểm hẹn với tên tống tiền kia. Một người như Charasse không bao giờ thiếu thận trọng đến mức gọi điện từ nhà. Hắn đã ở trong một chiếc taxi có điện thoại và không quay về phòng làm việc của hắn. Và chúng ta lại nghĩ rằng, hắn đáp lại lời nhắn cũng như chính tôi đã làm.
Nói tóm lại, mỗi người trong chúng ta đứng trước một cái cổng. Anh trong công trường xây dựng, tôi trên đưòng đi Versaille và Roland ở vị trí mà anh ta đã chọn, trước ga ra ô tô, góc có cái ao.
Góc ao đó là nơi vắng vẻ, điểm hẹn lý tưởng. Tôi nghĩ là bây giờ anh đã rõ.
Rupart đến, hắn thấy Roland trước cửa và hai người cùng đi vào nhà. Cuộc thương lượng xảy ra trong phòng làm việc… Rupart muốn bao nhiêu để im lặng? Chúng ta không biết và cũng không quan trọng.
Nhưng Roland biết rõ loại người mà anh ta dính vào. Anh ta mua tấm ảnh và sau một thời gian sẽ lại nhận được lá thư thứ hai mà kẻ tống tiền báo lá lại tìm thấy, một bằng chứng mới.
Alfrede Rupart mà còn sống là nỗi đe dọa thường trực, là thanh gươm Damoclès…
Roland giả vờ chấp nhận những điều kiện của Rupart. Tên này đưa giấy tờ ra.
Thế là kẻ giết người bắn hai phát – nạp lại đạn – chộp lấy cái ví và chạy đi.
Nghe thấy tiếng súng, chúng ta lao đến, mỗi người vào một cửa. Hãy nhớ lại sơ đồ của ngôi nhà và vị trí của nó ở trong vườn. Roland không đủ thời gian để tới gara ô tô. Hắn chạy độ hai mươi mét rồi quay lại chĩa khẩu súng mà hắn vừa bắn nạn nhân ra phía trước.
Tôi không thể thấy hắn vì tôi ở phía kia ngôi nhà và cuối cùng khi anh ta mở cái cửa mà ổ khóa rất chắc, anh có cảm giác là Roland đến từ phía bên ngoài, bị tiếng nổ kéo đến cũng như chúng ta…. Và cả ba chúng ta cùng đi vào nhà nơi mà tên giết người không thể chạy ra được, tuy vậy chúng ta cũng không thấy hắn ở đó. Lại thêm một chiến công của hung thủ ma. Lại một tội ác thứ năm…không có hung thủ.
Như tôi đã nói khi bắt đầu, đây là thảm kịch duy nhất mà tôi tham gia trực tiếp nên tôi giải thích nó đầu tiên.
Ngôi nhà trống không khi chúng ta bao vây nó, tôi tự nhủ, và nó không có lối đi bí mật. Vậy là nạn nhân và tên giết người đi vào qua một trong những cái cổng. Cổng nào?
Tôi chỉ có một điều chắc chắn duy nhất là chúng không đi vào từ phía mà tôi canh gác. Xin lỗi nhé, tôi phải bắt đầu bằng phương pháp loại trừ để dẫn đến kết quả. Chúng ta tiếp tục.
Khoảng thời gian giữa tiếng súng và khi tôi đến đi vào vườn có đủ để tên giết người đi ra khỏi ngôi nhà không?
Không!
Vậy là hắn vẫn còn trong nhà.
Vậy mà anh, tôi đã nhận thấy là anh không ở trong nhà. Anh đang ở bên ngoài, đang mở cổng. Kết luận:
Tôi chỉ việc áp dụng vẫn phương pháp “vậy thì” ấy, chỉ phương pháp này là thích hợp, tôi nhắc lại, bởi vì tôi biết vấn đề đã được đặt ra đúng cách để cho sự thật khủng khiếp hiện ra toàn bộ trước mắt tôi. Chính với những cái “vậy thì” ấy và sự xâu chuỗi của chúng mà tôi đã có thể phát hiện ra làm thế nào, ai và tại sao.
Tôi tóm tắt lại đoạn kết.
Đúng là chẳng có những nhân chứng nguy hiểm. Lần này, Roland đã hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ của hắn.
Nhưng giấc mơ về tương lai của kẻ khốn nạn lụi tàn. Khi chúng ta quay về Paris, chúng ta được tin Simone Vigneray đã chết.
Cùng với người yêu dấu, Roland mất lý do để tồn tại. Làm sao mà hắn có thể mang theo một mình gánh nặng của quá khứ khủng khiếp? Cuối cùng, hung thủ nghĩ rằng tôi có đủ khả năng để giải mã điều bí ẩn.
Nhưng kẻ khốn nạn ấy không sử dụng thuốc độc nữa. Cách ấy, Roland đã thấy không chắc chắn, và việc dùng đi dùng lại biện pháp ấy có thể làm cho công lý tìm ra sự thật. Vậy mà tên giết người chỉ có một ý nghĩ duy nhất: cứu vãn danh dự của con gái hắn.
Bây giờ anh hiểu ý nghĩ thật của chuyến viếng thăm của Roland khi hắn mang đến cho tôi bản ánh tử hình của hắn mà chính hắn đã viết cho hắn. Hắn yêu cầu ở tôi một đặc ân, tránh cho hắn phải lên đoạn đầu đài, và làm cho các tội ác mà hắn gây ra không đến nỗi là vô ích.
Đối với tất cả mọi người, hắn sẽ là nạn nhân thứ sáu của sát thủ vô hình. Cái chết của hắn khép lại vòng tròn và điều bí ẩn ngự trị mãi mãi trên thảm kịch.
Nhưng để cho việc tự sát mang bóng dáng của vụ giết người, thì không thể để người ta tìm ra khẩu súng. Cũng cần có các nhân chứng có mặt ở đó khai báo về tội ác thứ sáu… không có hung thủ.
Còn ai ngoài tôi nghe thấy lời khẩn cầu của kẻ khốn nạn? Liệu có ai muốn phá hoại cuộc sống của Janine vô tội?
Tội nghiệp cô bé! Nó sẽ trân trọng kỷ niệm về mẹ nó!
Anh hiểu tất cả sự trớ trêu của tình thế, của Roland và của tôi trong buổi chiều và trong một đêm canh gác khủng khiếp này. Anh tưởng tượng được nỗi lo lắng của chúng tôi khi các anh ngạc nhiên, Girard hoặc anh, về phản ứng của kẻ tội phạm, và nhất là khi viên thanh tra đưa ra kế hoạch của anh ta rất hợp lý, nhưng lại phá vỡ kế hoạch của chúng tôi.
Một chi tiết cuối cùng mà chắc là anh đã để tuột mất. Trong việc theo dõi các cửa ra vào của căn phòng, tôi đã giao cho Armand và anh canh chừng cái cửa có một cánh, nghĩa là cái cửa chắc chắn nhất, khó phá nhất và tôi dành cho tôi cái cửa có hai cánh dễ phá và nó cho phép tôi là người đầu tiên đi vào chỗ đó.
Tôi đã nói hết rồi, anh bạn ạ, cầu trời đừng bao giờ để cho ai áp dụng phương pháp “vậy thì” để nghiên cứu điều bí ẩn đẫm máu này.
Brunei dừng lại một giây và thấp giọng nói:
– Dù có phải mãi mãi mang nỗi xấu hổ vì sự thất bại ê chề này…, tôi vẫn coi nó là chiến công đẹp đẽ nhất của tôi.
Tôi hiểu sự khiêm tốn của bạn tôi, tuy vậy tôi vẫn đoán ra sự cay đắng của bạn. Nếu tôi không biết rằng anh không thích biểu lộ tình cảm một cách lộ liễu quá thì tôi đã lao vào vòng tay bạn tôi.
– Thôi nào! Anh sẽ phục thù được. Bọn giết người đầy rẫy. Lại sắp có những cuộc chiến đấu mới và những chiến công vang dội!
Brunei âu yếm đặt tay lên vai tôi. Nhưng rất nhanh, anh tự chủ được và lại trở thành nhà triết lý, nói tiếp:
– Một câu cuốỉ cùng về vụ án này là sau đây chúng ta sẽ không bao giờ nói về nó nữa. Một lời giải thích cuối cùng về mặt tâm lý học, đó là:
Có thể anh tự hỏi làm thế nào mà sống chung hàng ngày với tên giết người, chúng ta lại không đoán ra gì cả? Làm sao mà chúng ta lại để bị lôi vào vở hài kịch khủng khiếp của hắn?
Roland có phải là một diễn viên đại tài không?
Câu trả lời thật đơn giản. Chả có vở hài kịch nào cả. Roland không diễn trò. Anh ta rất chân thành.
Tôi có thể lột mặt nạ một trên cướp giết hai, ba hoặc bốn nhân mạng vì tiền, một người như vậy có một khiếm khuyết, một kẻ không cân bằng. Nhưng Roland không phải là một tên giết người bẩm sinh. Anh ta là, nếu như tôi có thể nói vậy, một tên giết người cơ hội. Anh ta là người bình thường.
Giết người đối với Roland là một sự cần thiết đáng sợ. Anh ta giết các nạn nhân một cách tuyệt vọng. Anh ta đau khổ. Anh ta là người bất hạnh nhất trên đời. Vì thế anh ta không thể bị nghi ngờ.
Đừng quên rằng tội ác đầu tiên của anh ta không phải là tội ác. Roland bắn để bảo vệ mạng sống của mình. Tôi có thể thề rằng nếu sau khi Marcel Vigneray chết, Roland biết trước là anh ta cần phải gây thêm ba tội ác nữa để thoát khỏi vòng công lý, thì anh ta đã nộp mình. Nhưng kẻ khốn nạn đó đã hành động trong cơn điên. Đấy là một khẩu súng tự động đã giết cô hầu xấu số. Sau đó thì đã quá muộn, hắn cần phải đi tới cùng, đã rơi vào mê cung rồi…
Không, Roland không nói dối. Đấy không phải là môt diễn viên đại tài, cũng không phải là một kẻ đạo đức giả. Nỗi đau đớn của anh ta là vô tận.
Anh ta say đắm Simone…, anh ta yêu Marcel như em…
Và nỗi lo lắng của anh ta anh có hiểu? Liệu anh ta có hoàn thành nhiệm vụ khủng khiếp này không? Liệu anh ta có bị phát hiện không? Hãy nhớ lại sự suy sụp của anh ta ở Ville-d’Avray.
Tôi nói thêm là Roland không nói dối khi nhắc đến hung thủ vô hình, đến quái vật, khi anh ta bộc lộ sự căm ghét bản thân.
Quái vật đối với anh ta là số mệnh, số mệnh không thể thay đổi mà anh ta là nạn nhân đầu tiên.
Tôi cảm thấy anh không đồng tình. Cố hiểu tôi đi, anh bạn. Trước khi phán xử, hãy suy nghĩ đi.
Brunei im lặng, nặng nề ngồi xuống ghế phô tơi. Trời đã sáng tỏ. Thành phố thức dậy.
Cửa sổ và cửa ra vào mở tung.
Một chiếc ô tô buýt chạy trên phố Martyrs… Cuộc sống lại bắt đầu…
1939

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.