Sherlock Holmes Toàn Tập

Chương 3: Tấn bi kịch ở Birlstone



Làng Brirlstone là một nơi thưa thớt những căn nhà nhỏ bé nửa gỗ, nửa gạch ở bìa phía bắc Sussex. Trong hàng thế kỷ trước, ngôi làng vẫn giữ nguyên phong cách cổ xưa, nhưng vào khoảng vài năm gần đây, đã có nhiều địa chủ giàu có đến dựng những biệt thự ở chung quanh. Trong các cánh rừng bọc theo bờ của khu rừng lớn Weald chạy dài mãi đến tận chân những ngọn đồi đá vôi ở bờ biển.

Lâu đài nằm cách làng khoảng nửa dặm, trong một khu vườn cũ nổi tiếng về những cây giẻ gai cực lớn. Một phần của tòa lâu đài này đã được dựng lên từ thời Thập tự chinh lần thứ nhất. Năm 1534, một trận hỏa tai đã thiêu trụi tất cả. Một số gạch đá ám khói còn sót lại, đến triều vua James I, đã được dùng để xây nên một tòa lâu đài khác trên nền của tòa lâu đài cu. Tòa lâu đài mới này với những đầu hồi chi chít và những khuôn cửa sổ có lắp những mảnh kính hình quả trám, gợi lại hình ảnh của nền kiến trúc vào thế kỷ thứ XVII. Về hai đường hào trước đây thì nay chỉ còn lại đường bên trong. Đường hào ngoài đã được tát khô, và bây giờ trở thành một mảnh vườn trồng rau. Đường hào còn lại bao quanh cả tòa lâu đài dài, rộng đến 40 feet nhưng sâu chỉ vài feet. Nước trong hào là từ một dòng sông nhỏ chảy vào, nên không hôi thối. Những cửa sổ của tầng dưới cũng chỉ cao hơn mặt nước khoảng 1 foot. Lối đi duy nhất để vào lâu đài là một cây cầu rút, đã hư hỏng từ lâu. Nhưng người chủ lâu đài hiện nay cho sửa chữa lại để buổi sáng thì hạ xuống, đến chiều tối lại rút lên: sự phục hồi lại truyền thống của thời phong kiến đã biến tòa nhà ban đêm thành một hòn đảo.

Khi gia đình Douglas đến làm chủ tòa lâu đài này thì nó đang sắp đổ nát. Gia đình chỉ gồm hai người: John Douglas và vợ ông ta.

John Douglas khoảng 50 tuổi, có một cái quai hàm thật khỏe, nét mặt rắn rỏi, một bộ râu hoa râm, một đôi mắt xám rất sắc, vóc người lực lưỡng, dáng điệu cứng cỏi. Những gia đình lân cận có học thức hơn, đã tiếp đãi ông với một sự tò mò và có phần dè dặt, nhưng ông thì lại rất được lòng người dân ở trong làng. Ông tham gia đóng góp rất rộng rãi vào tất cả mọi hoạt động ở địa phương, phụ trách các buổi hòa nhạc, và vốn có một giọng nam trầm, bao giờ ông cũng sẵn sàng giúp vui bằng một bài hát thật hay. Hình như ông có khá nhiều tiền, và người ta đồn rằng ông đã làm giàu trong các mỏ vàng ở xứ Californiafornia. Điều đó thì không biết có đúng không, nhưng chỉ cần nghe ông nói chuyện cũng biết ông đã sống cả một phần đời ở bên Mỹ, người ta lại càng kính trọng ông hơn vì ông hoàn toàn coi thường sự nguy hiểm. Mặc dù cưỡi ngựa rất tồi, nhưng mỗi khi có những cuộc thi ngựa là thế nào ông cũng tham dự, và cái tính bướng bỉnh đó đã đem lại cho ông mấy lần ngã ngựa đến kinh hồn. Khi bên nhà thờ bị cháy, lính cứu hỏa địa phương đã bó tay, ông một mình xông vào cứu những đồ đạc ra. Cứ như thế, trong vòng năm năm trời, Douglas trở thành một nhân vật nổi tiếng ở Birlstone.

Vợ ông ta cũng được bạn bè kính nể, ở đây, bà ít đi lại chơi bời. Nhưng số ít bạn bè này là đã quá đủ cho một bà chủ nhà vốn có tính dè dặt, và hình như chỉ để hết thời gian chú ý, săn sóc chồng. Người ta biết rằng bà phu nhân người Anh này thuộc tầng lớp xã hội thượng lưu, và đã làm bạn với ông ở London khi ông này góa vợ. Bà rất đẹp, vóc người cao lớn, thanh mảnh, tóc màu nâu, trẻ hơn chồng đến 20 tuổi, bà thường tỏ ra rất kín đáo về quá khứ của chồng mình. Hình như bà ta không hiểu biết gì nhiều lắm về ông ta. Một vài người còn thấy bà vợ có vẻ bồn chồn, lo lắng mỗi khi ông chồng về trễ. Trong một vùng nông thôn thanh bình như thế này, người ta rất thích thú bàn tán về những câu chuyện mách lẻo, và khi vụ án xảy ra thì dư luận càng xôn xao và cho rằng đúng là những điều nhận xét ấy có một ý nghĩa rất đặc biệt.

Trong lâu đài còn có một nhân vật nữa, tuy không sống ở đó một cách thường xuyên. Đó là ông Cecil James Barker, ở biệt thự Hales, Hampstead. Cái dáng cao lênh khênh rất quen thuộc trong làng, vì ông ta hay đến lâu đài, và được người ở đó quý mến lắm. Người ta nói rằng ông là người nhân chứng duy nhất biết về quá khứ của ông Douglas. Barker chắc chắn là một người Anh rồi, nhưng qua những câu chuyện của ông ta, thì có thể hiểu được rằng, ông ta quen biết Douglas trước đây là ở bên Mỹ và lúc đó hai người sống với nhau thân thiết lắm. Hình như ông ta cũng giàu có lớn thì phải và hiện vẫn chưa lập gia đình. Ông ta trẻ hơn ông Douglas, chỉ trạc độ 45 tuổi là hết mức, người cao lớn, lưng thằng, thân hình nở nang, mặt mũi nhẵn nhụi, không để râu. Ông ta có hai hàng lông mày đen nhánh và nhất là đôi mắt đen áp đảo người khác.

Ông ta không đi săn, không cuỡi ngựa, suốt ngày cứ ngậm cái tẩu thuốc đi dạo chung quanh làng. Nếu không thì lại dong xe đi vào các vùng nông thôn với ông chủ nhà, và khi nào ông này vắng, thì với bà chủ nhà. Người đầu bếp Ames trong lâu đài nói “Đó là một vị thượng lưu vô tư hào phóng”. Nhưng cũng bổ xung thêm “Nhưng thực tình, tôi không bao giờ lại dại dột muốn cãi lại ông ta. Ông ta rất nhiệt tình với ông Douglas, và cũng không kém phần nhiệt tình với vợ ông Douglas”.

Còn đối với những người khác cùng ở trong lâu đài, thì tôi chỉ cần kể đến anh đầu bếp Ames, nhanh nhẹn, đứng đắn đáng kính; bà Allen tươi tắn phốp pháp, một tay giúp việc đắc lực cho bà chủ nhà. Còn sáu người gia nhân khác thì không dính dáng gì đến những sự kiện xảy ra trong đêm đó.

Đồn cảnh sát địa phương được báo tin vào 12 giờ kém 15 phút đêm. Lúc đó là buổi trực của Trung sĩ Wilson thuộc cảnh sát Sussex. Ông Barker, đã đến đập cửa và kéo chuông ầm ầm, báo tin rằng ông Dougla đã bị ám sát. Báo xong, ông lại vội vã trở về lâu đài. Sau khi đã báo lên thượng cấp, Trung sĩ Wilson đến ngay hiện trường. Khi đến nơi, Wilson thấy chiếc cầu đã được hạ xuống, các cửa sổ đều sáng đèn; và toàn thể lâu đài ở trong một tình trạng rối loạn. Các gia nhân, mặt mũi xám ngoét, đứng sát vào nhau ở phòng ngoài, còn anh đầu bếp, cứ vặn hai bàn tay vào nhau trên bực cửa, chỉ một mình ông là có vẻ tự chủ và kìm được nỗi xúc động. Ông mở cửa ở phòng ngoài, và mời Trung sĩ đi theo ông. Cùng lúc đó bác sĩ Wood ở trong làng, cũng đến. Cả ba người bước vào căn phòng đã xảy ra tấn thảm kịch. Anh đầu bếp theo vào, đóng cửa lại.

Nạn nhân nằm ngửa, chân tay duỗi thẳng ở giữa buồng, trên người chỉ có một cái áo choàng màu hồng, phủ ra ngoài bộ quần áo ngủ, chân đi giày vải. Vị bác sĩ cầm cây đèn đặt lên bàn và quỳ xuống bên cạnh xác chết; thoáng nhìn qua ông lắc đầu. Douglas đã chết. Một thứ vũ khí kỳ lạ được đặt tréo ngực ông ta: Đó là một khẩu súng ngắn mà nóng đã được cưa ngắn đi, chỉ cách cò súng khoảng 1 foot. Trông rõ ràng là ông ta đã bị bắn rất gần, và bị trúng đạn vào ngay giữa mặt. Cả hai cò súng đã được

nối liền với nhau bằng một sợi dây thép, để lúc bắn thì cả hai nòng đều bắn một lượt làm cho sức công phá càng ghê gớm.

Viên cảnh sát nói thất thanh :

Không ai được sờ mó vào một tý gì ở đây, trước khi cấp trên của tôi đến. Ông Barker nói dứt khoát :

Chưa có ai đụng vào đây cả, tất cả mọi vật đều vẫn y nguyên như lúc đầu.

Vào lúc mấy giờ?

Viên Trung sĩ đã rút cuốn sổ tay ra.

Vào lúc 11 giờ rưỡi. Lúc đó tôi vẫn ngồi trước lò sưởi ở trong phòng tôi, thì nghe thấy tiếng nổ. Nổ không to lắm. Hình như có cái gì bịt kín lại vậy. Tôi vội đâm bổ xuống dưới nhà. Tôi nghĩ rằng từ trên đó xuống đến đây không quá 30 giây đồng hồ.

Lúc đó cửa có mở không?

Cửa mở, ông Douglas thì nằm đúng như thế này. Ngọn nến trong buồng vẫn cháy sáng ở trên bàn làm việc. Sau đó một chút thì chính tối đã thắp cây đèn lên.

Ông có trông thấy ai không?

Không. Tôi nghe thấy tiếng bà Douglas ở trên lầu chạy xuống sau tôi, và tôi đã ngăn bà lại để cho bà khỏi trông thấy cảnh thương tâm này. Bà hầu phòng Allen cũng chạy đến và đã dìu bà chủ đi lên. Rồi anh đầu bếp Ames đến, và tôi với ông ta cùng đi vào trong phòng.

Tôi tưởng rằng cây cầu rút đêm nào cũng kéo lên kia mà.

– Đúng thế. Nhưng chính tôi đã hạ nó xuống để đi báo cho ông.

Nhưng vậy thì tên sát nhân làm sao trốn ra được. Phải đặt vấn đề khác đi thôi: Có thể là ông Douglas tự tử chăng?

Chúng tôi cũng đã có nghĩ đến điều đó. Nhưng ông xem đây này….

Ông Barker kéo tấm rèm để lộ một khuôn cửa sổ cao mở toang.

– Và mời ông xem cái này nữa.

Ông Barker đưa cái đèn lại gần thành cửa sổ, nơi đó có một vết máu giống hệt như hình đế của một chiếc giầy.

Rõ ràng là có người đã trèo qua đây.

Có phải ông muốn nói rằng có người đã chạy trốn bằng cách vượt qua con hào này, phải không? Nhưng mà nếu chưa đầy nửa phút sau vụ án, ông đã có mặt ở đây, thì người ấy lúc đó còn phải đang lội nước.

Chắc chắn là như vậy. Ôi tiếc quá, không hiểu sao lúc đó tôi không nhảy bổ ngay qua cửa sổ. Bị cái rèm cửa này che khuất, thành ra tôi không nghĩ ra nữa.

Vị bác sĩ cũng lẩm bẩm nói khẽ :

Tôi chưa bao giờ trông thấy một vết thương nát bấy ra như vậy. Viên Trung sĩ vẫn cứ ngắm mãi khuôn cửa sổ mở rộng.

Nhưng mà này, câu chuyện có người lội nước qua khe hào nghe thú vị thật, nhưng hắn làm cách nào để vào được lâu đài, vì chiếc cầu rút đã bị kéo lên rồi mà.

À vâng. Đó, tất cả vấn đề là ở chỗ đó. – Ông Barker nói.

Thế mấy giờ thì người ta kéo cầu lên?

– Lúc đó là gần 6 giờ chiều. – Ông Ames trả lời.

Tôi nghe nói là ở đây vẫn thường rút câu lên vào lúc mặt trời lặn. Như thế vào mùa này thì gần 4 giờ rưỡi hơn là gần 6 giờ chứ. – Viên Trung sĩ lại nhấn mạnh

Hôm nay bà chủ tiếp khách. Tôi không thể đụng đến cây cầu khi các vị khách chưa ra về. Chính tay tôi đã rút cây cầu lên. – Anh Ames giải thích

Nếu như có những người từ bên ngoài vào lâu đài thì họ phải đi qua cầu trước sau giờ, rồi trốn ở trong này, vì ông chủ mãi sau 11 giờ đêm mới bước vào căn buồng này.

Đúng như thế. Đêm nào, trước khi đi ngủ, ông Douglas cũng đi một vòng quanh lâu đài để xem đã tắt hết đèn chưa? Chính trong khi đi vòng như vậy, ông đã vào căn buồng này. Tên sát nhân đã đợi ông ta ở đây, và bắn thẳng vào ông ta. Rồi hắn trốn bằng cách leo qua cửa sổ, bỏ lại cây súng. – Barker giải thích.

Viên Trung sĩ cúi xuống nhặt một mẩu bìa cứng ở bên cạnh xác chết trên có ghi 2 chữ “V. V.” và một con số 341, chữ viết rất thô kệch. Ông ta giờ mẩu bìa lên hỏi :

– Cái gì thế này?

Ông Barker nhìn mẩu bìa một cách tò mò :

Tôi cũng không để ý thấy nó. Có lẽ tên hung thủ lúc chạy trốn đã bỏ rơi lại.

V.V. 341. Tôi chẳng hiểu gì cả.

Viên Trung sĩ cứ xoay đi xoay lại mãi mẩu bìa.

V.V.? Có lẽ là những chữ đầu tiên của một người nào đây chăng. Bác sĩ Wood, bác sĩ có cái gì đó.

Ông bác sĩ đã nhặt được một chiếc búa khá to trước lò sưởi. Ông Barker chỉ vào một hộp dính dầu bằng đồng trên mặt lò sưởi, giải thích :

– Ngày hôm qua, ông Douglas có thay đổi chỗ treo mấy bức tranh. Tôi thấy ông ta

đứng trên chiếc ghế này để treo bức tranh lớn bên trên. Việc đó cắt nghĩa tại sao lại có chiếc búa trên đây.

Viên Trung sĩ gãi đầu ra vẻ khó nghĩ :

Có lẽ chúng ta nên để lại chiếc búa ở nơi tìm thấy nó thì hơn. Phải những cái đầu giỏi nhất ở Scotland Yard mới hiểu thấu đáo được mọi việc.

Rồi ông ta cầm lấy chiếc đèn từ từ đi quanh căn phòng.

– Có người đã trốn ở đây, chắc chắn là như thế…..

Viên Trung sĩ hạ cây đèn thấp xuống: ở một góc, thấy những vết giầy có dính bùn rất rõ.

Việc phát hiện này là phù hợp với gỉa thiết của ông, ông Barker ạ. Có thể là tên hung thủ đã vào lâu đài sau 4 giờ chiều khi những tấm rèm cửa sổ đã được buông xuống; và trước 6 giờ, khi cây cầu được rút lên. Nó lẩn ngay vào đây, trốn đằng sau bức rèm này. Rất có thể ý định của nó là vào ăn trộm, nhưng chẳng may ông Douglas lại bắt gặp nó, thế là nó giết ông ta và chạy trốn.

Tôi cũng nghĩ gần giống như vậy. Nhưng ông có thấy rằng chúng ta đã mất bao nhiêu thời giờ quý báu rồi không? Tại sao chúng ta không kéo cả mọi người ra đi lùng sục khám xét khắp xung quanh, trước khi hung thủ có thể trốn thoát được. – Barker đề nghị.

Viên Trung sĩ cắn môi suy nghĩ một lát :

Không có chuyến tàu nào chạy trước 6 giờ sáng. Vậy nó không thế trốn thoát đi bằng đường tàu hỏa. Nếu nó đi đường bộ thì với cái quần ướt sung, thế nào nó cũng bị người ta để ý. Nhưng dù sao tôi cũng không thể rời khỏi đây được trước khi có người đến thay tôi.

Vị bác sĩ lại cầm lấy cây đèn để khám lại tử thi một lần nữa. Ông bỗng hỏi :

– Cái vết này là cái gì đây. Nó có liên quan gì đến vụ án này không?

Cánh tay áo bên phải của người chết đã được kéo lên khuỷu tay, ở giữa cánh tay thấy nổi lên trên da hình màu nâu của một tam giác nằm trong một vòng tròn.

Bác sĩ Wood nói :

“Đây không phải là một vết xăm. Tôi coi bộ như ngưòi này đã bị đánh dấu bằng một cái khuôn nung đỏ, giống như người ta đánh dấu đàn gia súc vậy” – Bác sĩ nói thêm – “Thế này là thế nào?”

Tôi không hiểu được. Có điều là từ 10 năm nay, tôi đã nhiều lần nhìn thấy cái dấu này trên tay ông Douglas. – Ông Barker nói.

Tôi cũng thấy nhiều lần khi ông chủ xắn tay áo lên. – Anh đầu bếp nói

Nếu như vậy thì nó không có dính dáng gì đến vụ án mạng này rồi. Nhưng dù sao thì nó cũng thật kỳ lạ. Trong vụ này không có cái gì là bình thường cả. Tôi cũng không hiểu bây giờ còn xảy ra những gì nữa đây – Viên Trung sĩ kết luận.

Anh đầu bếp vừa thốt kêu lên kinh ngạc và chỉ vào bàn tay duỗi thẳng của người chết, nói lắp bắp :

Nó tháo mất chiếc nhẫn cưới của ông rồi.

Cái gì?

Ông chủ tôi đeo chiếc nhẫn bằng vàng ở bên trong một chiếc nhẫn khác có gắn một hạt ngọc, chiếc nhẫn có hạt ngọc còn đây nhưng chiếc nhẫn cưới thì biến mất.

Anh ấy nói đúng đấy. – Barker lên tiếng

Ông vừa khai là chiếc nhẫn cưới đeo ở trong chiếc nhẫn có gắn ngọc? – Viên Trung sĩ hỏi lại.

Thưa vâng.

Thế thì hung thủ đã tháo chiếc nhẫn có ngọc ra, rồi sau đó nó mới đoạt lấy chiếc nhẫn cưới, rồi lại đeo lại chiếc nhẫn có hạt ngọc vào tay người chết.

Như vậy đó.

Viên Trung sĩ lắc đầu lia lịa :

Chúng ta hãy báo cáo tất cả về London. Ông Mason là một tay cừ khôi. Chưa bao giờ có một vụ án nào làm ông phải lúng túng cả. Còn về phần tôi, tôi xin thú nhận là vụ này vượt quá sức hiểu biết của tôi.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.