Sherlock Holmes Toàn Tập

D.12 – The Adventure of the Abbey Grange 1904 (Vụ án tại Abbey Grange)



Vào một buổi sáng lạnh lẽo và buốt giá của mùa đông năm 1897, tôi bỗng thức giấc vì có ai lay mạnh vai tôi. Hóa ra là Holmes. Ngọn nến trên tay anh soi rõ gương mặt hăm hở, mà chỉ thoáng nhìn qua cũng biết ngay là có chuyện vừa xảy ra.

Đi thôi, Watson, đi thôi! – anh giục – Đừng hỏi han gì cả! Mặc ngay quần áo vào, rồi lên đường !

Mười phút sau, hai chúng tôi đã ngồi trên một chiếc xe ngựa và lóc cóc băng qua những đường phố yên tĩnh đến ga Charing Cross. Ánh bình minh yếu ớt của một ngày đông bắt đầu ửng lên, nên thỉnh thoảng chúng tôi có thể thấy được bóng dáng lờ mờ của một người thợ đi làm sớm. Sau khi chúng tôi uống mấy chén trà nóng ngoài ga và được yên vị trên chuyến tàu đi Kent, anh mới thấy đủ ấm người lên để nói, còn tôi thì mới đủ tỉnh trí để nghe được câu chuyện. Holmes rút trong túi ra một mảnh giấy và đọc to lên:

“Abbey Grange, Marsham, Kent, 3.30 sáng.

Ông Holmes thân mến.

Tôi sẽ rất lấy làm sung sướng, nếu ông vui lòng trợ lực cho tôi ngay lập tức trong việc điều tra một vụ án nhiều điều thú vị. Vụ này rất hợp với sở thích của ông. Ông sẽ thấy tôi vẫn giữ nguyên hiện trường, đúng như lúc tôi được mời đến. Chỉ xin ông đừng bỏ lỡ thời gian.

Người bạn trung thành của ông.

Stanley Hopkins“.

Hopkins đã bảy lần mời tôi và lần nào cũng rất thích đáng, Holmes nói. Tôi nghĩ chúng ta sẽ có một buổi sáng thú vị. Vụ án mạng xảy ra lúc mười hai giờ đêm qua.

Căn cứ vào đâu mà anh có thể nói chắc như thế?

Vào giờ tàu và cách tính thời gian. Đầu tiên họ phải mời cảnh sát địa phương. Tiếp đó mới trình báo với Scotland Yard. Rồi Hopkins phải đến tận hiện trường, sau đó mới có thể đánh điện cho tôi. Phải mất trọn một đêm mới làm dược chừng đó việc. À, ga Chislehurst kia rồi. Mọi chuyện rồi sẽ sớm ngã ngũ thôi.

Vượt qua quãng đường vài dặm trên một hương lộ hẹp, chúng tôi đến trước cổng một khu vườn. Người gác cổng già vội mở cổng cho chúng tôi. Một lối đi rộng vắt ngang khu vườn, chạy giữa hai hàng cổ thụ, dẫn đến trước một tòa nhà rộng và thấp. Phần chính toà nhà rất cổ kính, ẩn mình dưới những dây trường xuân sum suê, nhưng những khung cửa sổ rộng cho thấy chủ nhân đã cho sửa sang lại theo kiểu dáng hiện đại. Một bên trái xem ra mới làm thêm. Đón chúng tôi trước cánh cửa mở rộng là viên thanh tra Stanley Hopkins, dáng trẻ trung, gương mặt lộ rõ vẻ nôn nóng.

Ông Holmes, rất mừng là ông đã đến. Và cả ông nữa, bác sĩ Watson. Thực ra giá được biết sớm, chắc tôi chẳng dám làm phiền ông. Từ khi tỉnh lại, phu nhân đã cho chúng tôi biết về vụ này một cách rành rọt đến nỗi chúng ta có lẽ chẳng còn bao nhiêu công việc để làm nữa. Ông chắc còn nhớ băng trộm ở Lewisham?

Sao? Băng ba cha con nhà Randall phải không?

Đúng vậy. Ông bố với hai thằng con. Rõ ràng là bàn tay của chúng. Tôi không còn hồ nghi chút nào. Chúng mới ra tay ở Sydenham cách đây hai tuần. Người nhà ở đấy đã nhận diện được chúng. Thật kỳ lạ là chúng lại dám tiến hành một vụ nữa sớm như vậy. Nhưng đây chính là băng đó, chẳng còn nghi ngờ gì nữa. Lần này thì nhất định chúng khó lòng thoát khỏi giá treo cổ. Ngài Eustace Brackenstall, một trong những người giàu có nhất ở Kent, đã bị sát hại. Chúng đã dùng chính thanh cời than trong phòng đập vỡ sọ ông. Phu nhân Brackenstall hiện đang nằm trong phòng tiếp khách buổi sáng. Tội nghiệp cho phu nhân, bà đã phải một phen hãi hùng. Bà gần như chết khiếp khi tôi vừa đặt chân đến đây. Tôi nghĩ, hai ông nên gặp phu nhân, để được nghe chính bà kể lại đầu đuổi vụ này. Sau đó, chúng ta sẽ cùng xem xét phòng ăn.

Phu nhân Brackenstall quả là một người phụ nữ phi thường. Mái tóc bà vàng óng, mắt xanh, dáng người thanh tú, dung nhan thật diễm lệ. Ngay phía trên một bên mắt là một vết bầm tím, sưng vù, trông chẳng đẹp chút nào. Bà hầu của phu nhân đang dùng nước chườm vết thương. Còn phu nhân thì mệt mỏi nằm dài trên đi – văng, người khoác một chiếc áo choàng rộng màu xanh điểm ngân tuyến.

Ông Hopkins, toi đã kể hết mọi chuyện với ông rồi – bà nói, giọng mệt nhọc. Ông không thể thay tôi thuật lại được sao? Ấy, nếu ông thấy cần, tôi đành kể lại lần nữa với các quí ông mới tới này. Hai vị ấy đã vào phòng ăn chưa?

Tôi nghĩ tốt hơn cả là nên để hai ông đây nghe phu nhân kể trước đã.

Tôi hy vọng các ông có thể dàn xếp được mọi việc. Thật khủng khiếp khi nghĩ đến cảnh nhà tôi vẫn còn nằm nguyên đó. – Phu nhân rùng mình, đưa tay che mặt một lát. Khi bà đưa tay lên, ống tay áo rộng hạ xuống tận khuỷu. Holmes thốt lên:

Ồ, thưa phu nhân, phu nhân còn bị mấy vết thương trên tay nữa kìa! Sao thế này? – Hai vệt đỏ ửng nổi bật trên cánh tay trắng muốt tròn trĩnh của phu nhân. Bà vội kéo ống tay áo xuống che đi.

Ồ, không có gì đâu. Mấy cái vệt này chẳng dính dáng gì đến vụ đêm qua cả. Nếu ông và các bạn ông chịu phiền ngồi xuống, tôi xin kể hết những gì tôi biết được.

Tôi là vợ huân tước Eustace Brackenstall. Chúng tôi kết hôn với nhau được gần một năm nay. Cuộc hôn nhân chẳng lấy gì làm êm thấm. Có lẽ một phần là tại tôi. Tôi lớn lên trong khung cảnh của miền nam nước Úc, vốn tự do hơn và ít lễ nghi hơn, nên tôi không thích lối sống ở Anh quốc. Nhưng lý do chính mà ai cũng biết là ông Eustace nhà tôi là một người nghiện rượu thâm căn cố đế. Sống với một con người như vậy thì dù chỉ một giờ cũng đủ được thế nào là tình cảnh tôi, một phụ nữ nhạy cảm, lại bị trói chặt cả ngày lẫn đêm với một người như thế?

Tôi xin kể với các ông chuyện đêm qua. Tất cả người hầu kẻ hạ trong nhà này đều ở trong dãy nhà dọc mới xây. Toàn bộ tòa nhà chính được phân thành những phòng khách; còn sau lưng là nhà bếp. Ông nhà tôi cho bố trí phòng ngủ của hai chúng tôi trên lầu. Người hầu gái của tôi, bà Theresa, thì ngủ trong một căn phòng ngay bên trên phòng chúng tôi. Ngoài bà ta ra trên lầu không còn một ai; nên không một tiếng động nào có thể vọng xuống đám gia nhân ở dưới kia. Bọn kẻ trộm chắc hẳn biết rõ điều đó; nếu không, nhất định chúng đã không dám hành động như thế.

Tối qua, ông Eustace nhà tôi về phòng riêng lúc mười rưỡi. Đám gia nhân cũng đều lui về phòng của họ. Chỉ còn một mình bà Theresa vẫn thức trên phòng mình, ở tầng trên cùng toà nhà, chờ xem tôi có cần sai bảo gì không. Tôi ngồi tại căn phòng này đến quá mười một giờ, mê mải đọc sách. Rồi tôi đảo một vòng quanh nhà, để xem mọi thức đã ngăn nắp chưa, trước lúc lên gác. Tôi luôn tự mình cáng đáng việc này, vì như tôi đã nói, không phải lúc nào tôi cũng có thể cậy vào nhà tôi. Tôi xuống nhà bếp, ghé phòng viên quản gia, lên phòng khách, rồi cuối cùng là phòng ăn. Vừa đến gần khung cửa sổ có che một tấm màn dày, tôi hiểu rằng cửa sổ để ngỏ. Tôi kéo tấm rèm sang một bên thì thấy mình đang đứng đối mặt với một gã đàn ông to ngang, đứng tuổi, vừa đặt chân vào phòng. Cái cửa sổ đó là thứ cửa sổ cao, kiểu Pháp, có thể dùng như một cửa ra vào thông ra vườn. Nhờ ánh nến từ phòng ngủ tôi hắt ra, tôi thấy còn có hai tên nữa theo vào sau lưng gã kia. Tôi lùi lại, nhưng gã đàn ông xông vào tôi ngay. Mới đầu gã chộp cổ tay tôi, tiếp đến chẹn chặt cổ. Tôi mở miệng định kêu, nhưng hắn đã đánh rất mạnh vào trán tôi ngay bên trên mắt, khiến tôi khuỵu xuống. Tôi ngất đi, chắc phải một lát sau mới tỉnh lại, lúc bấy giờ tôi thấy bọn chúng đã giật đứt một sợi dây kéo chuông và trói tôi vào chiếc ghế đến mức không thể cựa quậy được, rồi một chiếc khăn tay bịt quanh miệng tôi làm cho tôi không còn cách nào kêu la. Đúng lúc đó, người chồng bất hạnh của tôi bước vào phòng. Chắc ông ấy nghe thấy những tiếng động khả nghi nên đã chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó. Ông ấy mặc sơ -mi và quần dài, tay cầm chiếc gậy ưa thích. Ông ấy lao đến một gã trong băng trộm, nhưng một gã khác, gã đứng tuổi, đã kịp cúi xuống nhặt cái thanh cời than trong lò sưởi ra, và giáng mạnh một vồ khi ông ấy đi ngang qua trước mặt gã. Nhà tôi gục ngã, không còn rên nổi một tiếng, và nằm bất động không bao giờ còn dậy nữa. Tôi lại ngất đi, nhưng cũng chỉ trong vài phút. Lúc tỉnh lại, tôi thấy bọn chúng đã vơ hết từ trong tủ buýp phê ra mấy bộ đồ dọn ăn bằng bạc, mở một chai rượu cũng lôi từ đó ra.

Mỗi tên cầm một cốc. Như tôi đã nói, một gã trong bọn đã đứng tuổi, có râu; hai đứa kia còn trẻ măng. Chắc chúng là ba bố con. Chúng trò chuyện với nhau khe khẽ. Xong, chúng tới chỗ tôi, xem tôi đã bị trói chặt chưa. Cuối cùng, chúng chuồn ra ngoài, không quên đóng chặt cửa sổ. Mười lăm phút, tôi mới gỡ được chiếc khăn khỏi miệng. Nhờ thế, tôi mới la lên được, gọi bà hầu gái tới giúp mình. Chúng tôi cho người đến báo cho cảnh sát địa phương. Họ lập tức báo lên Luân đôn. Đó là tất cả những gì tôi có thể kể cùng quí ông, và tôi hy vọng sẽ không phải nhắc lại câu chuyện đau lòng này nữa.

Ông có hỏi gì không, ông Holmes? – Hopkins hỏi.

Tôi không muốn lạm dụng lòng kiên nhẫn và thời giờ của phu nhân Brakenstall nữa

Holmes nói. Rồi anh đưa mắt về phía bà hầu gái – Trước lúc sang phòng ăn, tôi muốn được nghe câu chuyện của bà.

Tôi đã trông thấy bọn chúng trước lúc chúng vào nhà – bà nói. Khi ngồi bên cửa sổ trong phòng ngủ, tôi thấy ba người đàn ông hiện ra bên cổng dưới ánh trăng, nhưng lúc đó tôi không nghĩ bọn chúng là kẻ trộm. Hơn một tiếng sau, tôi bỗng nghe thấy tiếng bà chủ kêu, tôi mới chạy xuống và thấy bà chủ lâm vào tình cảnh đúng như bà ấy vừa kể; còn ông chủ thì nằm dưới sàn. Cảnh đó quá đủ dể làm cho một người phụ nữ mất vía, nhất là khi bị trói chặt. Nhưng phu nhân tôi không bao giờ thiếu can đảm cả. Quý ông hỏi bà chủ tôi lâu quá rồi đó ạ, nên bây giờ xin quý ông cho tôi đưa bà chủ về phòng nghỉ vì mệt mỏi quá rồi.

Như một người mẹ hiền, bà hầu phòng vòng tay qua lưng chủ, đỡ bà về phòng.

Bà ta quấn quít với phu nhân từ nhỏ tới giờ – Hopkins nói- chăm chút phu nhân từ khi còn là một hài nhi. Sang Anh – họ lần đầu rời Úc cách đây một năm rưỡi. Tên bà ấy là Theresa Wright. Ông Holmes, mời ông đi lối này.

Vẻ hào hứng biến mất trên gương mặt sinh động của Holmes, và tôi hiểu ra rằng vụ này chẳng còn lôi cuốn anh chút nào nữa vì đã hết tính chất bí ẩn ly kỳ. Một người thầy thuốc từng trải được mời tới chữa một ca cảm lạnh thông thường cũng sẽ có cảm giác giống hệt như vậy thôi. Nhưng cảnh tượng trong phòng ăn tại Abbey Grange đủ kỳ lạ để khơi dậy sự chú ý của anh.

Phòng này rất rộng, trần cao, ghép bằng những tấm gỗ sồi có chạm trổ, trên bốn vách tường trưng bày la liệt cả một bộ sưu tập tuyệt vời những gạc nai và vũ khí kiểu cổ. Trong góc xa nhất của căn phòng kể từ cửa ra vào là cánh cửa sổ kiểu Pháp mà chúng tôi đã được nghe kể. Ba khung cửa sổ nhỏ hơn bên tay phải làm cho căn phòng tràn ngập ánh nắng lạnh lẽo của mùa đông. Phía bên trái là một cái lò sưởi rộng, xây sâu vào tường, với những súc gỗ sồi nguyên khối viền quanh. Cạnh lò sưởi có đặt một chiếc ghế bành gỗ sồi dáng nặng nề. Luồn qua một lỗ nhỏ trên những hoa văn chạm trổ trên chiếc ghế bành ấy là một sợi thừng đỏ, được cột chặt ở cả hai bên. Khi cởi trói cho phu nhân, người ta nới rộng sợi dây, nhưng những chỗ thắt nút vẫn chưa được tháo hẳn. Tuy vậy tâm trí chúng tôi bị thu hút hoàn toàn vào các vật khủng khiếp, đang nằm dài trước mặt lò sưởi: xác của ông chủ nhà.

Nạn nhân là một người đàn ông cao lớn, thân hình cân đối, tuổi trạc tứ tuần. Ông ta nằm ngửa, cằm nghếch lên, hàm răng trắng lộ rõ phía dưới hai mép hơi nhếch lên sau bộ râu đen xén ngắn. Hai bàn tay nắm chặt đang ở tư thế còn giơ cao quá đầu. Một chiếc gậy nặng trịch nằm vắt ngang qua giữa hai bàn tay. Trên gương mặt đẹp trai, ngăm đen hằn rõ một vẻ căm thù ghê gớm. Chắc ông đang ngả lưng trên giường khi nghe tiếng động, vì trên người vẫn còn mặc nguyên áo ngủ, và phía dưới gấu quần còn thấy rõ đôi chân đi đất. Đầu ông bị một vết thương khủng khiếp.Cạnh đó nằm chơ chỏng chiếc thanh cời than bị cong lại vì cú giáng mạnh vào đầu. Holmes xem kỹ thanh sắt và xác nạn nhân.

Lão kia hẳn phải có sức lực phi thường, lão Randall bố ấy – anh nhận xét.

Đúng thế – Hopkins đáp – chúng tôi đã thu thập được một vài thông tin về lão và biết rõ lão là kẻ hết sức cộc cằn.

– Tóm cổ lão ta, chắc đối với ông sẽ chẳng có gì khó khăn.

Không khó chút nào. Chúng tôi đã theo dõi lão từ lâu, vì lão đã tính chuồn sang Mỹ. Bây giờ, biết bọn chúng còn ở đây, tôi nghĩ bọn chúng chỉ còn cách mọc cánh mới hy vọng trốn thoát. Chúng tôi đã cho yết thị nhân dạng bọn chúng tại tất cả các hải cảng, và định chiều nay thì công bố giải thưởng cho ai tóm được. Tôi thật không thể hiểu nổi tại sao bọn chúng lại làm một chuyên điên rồ như vậy, vì chúng thừa biết sẽ bị phu nhân tả lại diện mạo, và nhất định chúng tôi sẽ nhận ra chúng.

Đúng vậy. Tôi rất lấy làm lạ sao chúng không bắt phu nhân vĩnh viễn im lặng một thể.

Tôi tôi dự đoán có lẽ chúng không biết là phu nhân đã tỉnh lại – tôi nói.

Có lẽ thế. Vì phu nhân xem ra đã bị ngất xỉu, nên chúng không thấy cần giết. Thế còn ông chủ tội nghiệp này thì sao, ông Hopkins? Tôi nhớ hình như có nghe đồn một số chuyện kỳ quặc về ông ta.

Khi tỉnh rượu, ông ta là người tốt bụng, nhưng hễ quá chén rồi, thì hoá thành một con quỉ dữ. Vào những lúc như vậy, ông ta có thể làm đủ mọi chuyện. Có lần, ông ta đã gây nên một chuyện rắc rối: ông ta tẩm dầu hoả khắp người một con chó rồi châm lửa đốt – mà đó lại chính là con chó của phu nhân, mới lôi thôi chứ, và người ta phải chật vật lắm mới giữ kín được vụ này. Về sau, ông ta còn ném cả một cái chai vào bà hầu phòng Theresa Wright. Chuyện này lại gây nên rắc rối. Nhìn chung, cái này tôi nói riêng với ông thôi, giá không có ông ấy thì cả nhà sẽ thấy dễ chịu hơn nhiều . Ông đang nhìn gì vậy?

Holmes đang quì gối xuống sàn hết sức chăm chú xem xét những nút thắt trên sợi thừng đỏ dùng để trói phu nhân. Tiếp đến, anh xem kỹ chỗ đầu dây sờn bị đứt ra khi bọn trộm giật sợi thừng xuống.

Khi chúng giật sợi dây này, cái chuông dưới bếp hẳn phải vang lên rất to – anh nhận xét.

– Không một ai nghe thấy cả. Nhà bếp nằm ngay sau nhà.

Do đâu mà kẻ trộm biết được là sẽ không có ai nghe thấy tiếng chuông? Sao hắn lại dám liều lĩnh giật sợi dây như vậy nhỉ?

Đúng thế, ông Holmes, đúng thế. Ông nêu lên chính câu hỏi mà tôi vẫn tự hỏi đi hỏi lại nhiều lần. Không còn ngờ vực gì nữa, kẻ đó phải biết rõ nhà này và thói quen sinh hoạt của những người đang ở đây. Chúng phải hiểu cặn kẽ tất cả gia nhân đều đang ngủ và không một ai ở dưới bếp để có thể nghe được tiếng chuông cả. Như vậy là hắn phải quen biết rõ ai đó trong đám gia nhân. Chuyện này không còn gì phải nghi ngờ nữa. Nhưng trong nhà chỉ có tám gia nhân, và hạnh kiểm của họ đều rất tốt.

Bình thường ra – Holmes nói – Người mà tôi nghi sẽ chính là kẻ bị ông Eustace ném vỏ chai rượu vào mặt: bà Theresa Wringt. Tuy nhiên, nếu thế thì bà lại là kẻ phản chủ, người chủ mà bà ta hình như đã hầu hạ hết sức tận tụy. Thôi được, đó chỉ là chuyện nhỏ nhặt. Câu chuyện phu nhân kể rõ ràng là rất chính xác, nếu căn cứ vào những gì mà chúng ta đang thấy trước mắt – Anh tiến về phía khung cửa sổ kiểu Pháp, và đẩy cả hai cánh ra – Chỗ này chẳng có dấu vết gì, vả lại mặt đất lại cứng như sắt nên tôi không có hy vọng tìm thấy dấu vết. Theo tôi, những ngọn nến trên mặt lò sưởi lúc đó đã được thắp sáng.

Đúng thế, chính nhờ những ngọn nến đó và mấy ngọn nến trong phòng ngủ của phu nhân mà bọn trộm thấy đường.

Thế bọn chúng đã lấy đi những gì?

Chẳng bao nhiêu. Mấy bộ đồ để trong tủ buýp – phê. Phu nhân Brackenstall nghĩ rằng chắc bọn chúng đã hốt hoảng với cái chết của Sir Eustace. Nếu không, chắc chúng đã sục sạo khắp nhà.

Đúng thế thật. Nhưng tôi thấy chúng đã ung dung uống rượu.

Chắc để tự trấn tĩnh thôi.

– Đúng thế. Ba chiếc cốc trong gụ chắc chưa ai động tới thì phải.

Chưa. Cả chai rượu vẫn để nguyên như khi bọn chúng bỏ lại.

Nào, để ta xem thử. Ồ, cái gì thế này?

Ổn cả rồi, Watson ạ – anh nói. Chúng ta đã khám phá được một trong những vụ án thú vị nhất trong bộ sưu tập của chúng ta. Nhưng tôi thật tối dạ, vì suýt nữa phạm phải một sai lầm tệ hại nhất đời mình! Bây giờ tôi nghĩ chỉ còn thiếu vài khâu bị mất nữa là tôi đã có trong tay hầu như toàn bộ chuỗi sự kiện.

Anh đã dò ra được các hung thủ?

Chỉ một thôi, Watson, một hung thủ thôi. Một thôi, nhưng là một kẻ đáng gờm. Hắn khoẻ như gấu – cái thanh cời than bị bẻ cong kia là một minh chứng. Cao lớn, nhanh như sóc, khéo tay kinh khủng. Ngoài ra, còn tinh khôn rất mực, vì chính hắn đã dàn dựng nên toàn bộ vở kịch tài tình này. Có điều trên sợi dây kéo chuông kia, chính hắn đã để lại dấu vết của riêng mình, giúp chúng ta có được một đầu mối để loại bỏ hết mọi ngờ vực.

Thế cái đầu mối đó nằm ở đâu?

Thế thì anh nghe đây, Watson. Nếu anh giật sợi dây chuông thì anh thử liệu xem nó sẽ đứt ở đoạn nào? Rõ ràng nó sẽ đứt ở chỗ nối với sợi dây thép. Vậy thì sao nó lại đứt ở cách chỗ ấy tám phân như anh đã thấy?

Vì chỗ đó bị sờn?

Đúng. Đầu dây này, như chúng ta đã xem xét, quả có bị sờn thật. Và gã nọ quả đã đủ tinh quái, nên hắn mới dùng dao để làm cho sợi dây có vẻ như bị sờn. Nhưng đầu ở trên kia thì không. Đứng đây, anh không thể thấy được đâu, nhưng nếu anh trèo lên lò sưởi, anh sẽ thấy rõ nó đã bị cắt, chứ chẳng có dấu hiệu nào cho thấy là bị sờn cả. Bây giờ, anh có thể tự mình tái lập được mọi diễn tiến. Hung thủ cần một sợi dây. Hắn không thể giật xuống vì sợ chuông rung, đánh động mọi người. Hắn phải làm gì? Trèo lên lò sưởi, nhưng vẫn không với tới, nên phải tỳ đầu gối vào đầu rầm chìa, anh sẽ

thấy dấu vết in lại trên lớp bụi ngoài đó, vì còn thấy hơn ít nhất tám phân nữa. Bởi vậy, hắn phải cao hơn tôi ít nhất tám phân. Này bây giờ anh thử nhìn xem vết gì trên mặt chiếc ghế bành gỗ sồi? Vết gì?

Vết máu.

Đúng là vết máu. Chỉ riêng chi tiết này thôi cũng đủ cho thấy: câu chuyện của phu nhân Brackenstall là chuyện bịa. Nếu bà ta đã bị trói vào đó trước lúc hung thủ giết ông chồng. Ước gì tôi được trò chuyện ngay bây giờ với bà vú nuôi Theresa. Chúng ta phải thật thận trọng, nếu chúng ta muốn thu thập được những thông tin mình muốn.

Bà ta, bà vú nuôi người Úc nghiêm nghị ấy, quả là một nhân vật đáng chú ý. Bà ta đa nghi và ít thiện ý, nên thái độ hòa nhã của Holmes phải mất một thời gian mới chiếm được thiện cảm của bà. Bà chẳng hề giấu giếm lòng căm ghét của bà đối với ông chủ quá cố.

Vâng, thưa ngài, quả tình ông ấy có ném cái vỏ chai vào tôi được. Tôi thấy ông ấy lăng mạ bà chủ tôi, nên tôi bảo thẳng với ông ta rằng giá anh trai bà chủ có mặt ở đây thì ông ta đừng hòng ăn nói như thế. Vậy là tôi bị ông ấy ném thẳng cái vỏ chai vào mặt.

Ông ấy thường xử tệ với phu nhân Brakenstall, mà bà chủ tôi vốn kiêu hãnh, không bao giờ than phiền. Bà ấy thậm chí cũng không kể cho tôi nghe những cách hành hạ của ông ta đối với bà. Ngay cả những vết bầm trên tay mà ông thấy sáng nay cũng vậy, như tôi biết rõ chính là vết đinh ghim mũ. Ông ấy tỏ ra hết sức dịu dàng hồi chúng tôi gặp nhau lần đầu chỉ mới cách đây có mười tám tháng. Nhưng cả hai chúng tôi lại cảm thấy mười tám tháng ấy dài chẳng khác nào mười tám năm. Hồi đó, bà chủ tôi vừa chân ướt chân ráo tới Luân Đôn. Vâng, đó là lần xa nhà đầu tiên, chứ trước đó phu nhân chưa bao giờ đi đâu cả. Ông ấy đã dùng tước vị, tiền bạc và cả thủ đoạn giả dối để chiếm đoạt bà chủ. Lấy ông ta, bà ấy đã phạm một sai lầm, và bà ấy đã trả giá xong cho sự sai lầm ấy. Ông hỏi: chúng tôi gặp ông ấy hồi tháng nào, đúng không ạ? Thế thì xin thưa là chúng tôi gặp ông ta ngay sau ngày đến: chúng tôi sang hồi tháng Sáu, và gặp ông ta hồi tháng Bảy. Ông ấy cưới bà chủ tôi vào tháng Giêng năm ngoái. Vâng bà chủ vẫn đang nằm nghỉ dưới phòng khách, và dĩ nhiên sẽ vui lòng gặp ngài. Nhưng xin ngài đừng gạn hỏi bà ấy nhiều, vì bà ấy vừa phải chịu đựng hết thảy những gì ít người phàm trần đủ sức kham nổi.

Phu nhân Brakenstall vẫn nằm trên chính chiếc đi văng đó, nhưng trông đã đỡ thất sắc hơn hồi sáng, bà hầu phòng cũng theo vào cùng chúng tôi; và bắt tay vào thay tấm khăn chườm lên trán cô chủ.

Tôi hy vọng – phu nhân lên tiếng – rằng ông đến đây không phải để thẩm vấn tôi lần nữa?

Ồ, không, Holmes đáp, giọng hết sức lịch sự. Tôi sẽ không quấy rầy bà thêm nữa đâu, thưa phu nhân Brakenstall. Tôi chỉ muốn cất đỡ gánh nặng cho phu nhân thôi.

Vậy ông muốn tôi phải làm gì?

Kể hết sự thật.

Ông Holms!

Ồ, không, không, phu nhân Brakenstall làm như vậy hoàn toàn vô ích. Tôi biết chắc rằng câu chuyện của phu nhân kể là hoàn toàn sai sự thật.

Cả phu nhân Brakenstall lẫn bà hầu phòng đều chằm chằm nhìn Holmes, mặt tái đi, ánh mắt lộ vẻ sợ hãi.

Ông thật là thô lỗ! – bà Theresa kêu lên – Ông muốn ám chỉ bà chủ tôi đã nói dối? Holmes đứng ngay dậy.

Phu nhân không có gì để kể với tôi sao?

– Tôi kể hết với ông rồi còn gì.

– Mong phu nhân nghĩ lại, phu nhân Brakenstall. Chân thật, tôi nghĩ, sẽ tốt hơn nhiều.

Một thoáng lưỡng lự lướt qua gương mặt kiều diễm của phu nhân. Nhưng rồi một quyết định mới khiến khuôn mặt ấy cứng lại như thể đeo mặt nạ.

Tôi đã kể hết với ông những gì mình biết. Holmes cầm lấy mũ, nhún vai.

Tôi rất lấy làm tiếc – anh nói. Rồi không thốt thêm một lời nào nữa, chúng tôi rời khỏi phòng, ra về. Trong khu vườn có một cái ao, và bạn tôi lôi tôi đi về phía đó. Mặt ao đóng băng gần hết, và chỉ còn chừa một khoảnh nhỏ dành làm nơi trú đông cho một con thiên nga cô độc. Holmes nhìn chòng chọc vào vũng nước nhỏ đó một lúc, rồi đi tiếp về phía cổng vườn. Dừng chân bên cổng, Holmes ngệch ngoạc một mấu giấy ngắn, trao cho người gác cổng, nhờ chuyển lại cho ngài Stanley Hopkins.

Chúng ta có thể hoặc trúng đích, hoặc chệnh mục tiêu, nhưng đằng nào cũng phải làm được một chút gì giúp ông bạn Hopkins, dù chỉ để thanh minh cho chuyến viếng thăm thứ hai – anh nói. Tuy vậy tôi vẫn chưa dám tiết lộ hết bí mật với ông ấy. Tôi nghĩ, bây giờ nơi kế theo mà ta cần đến để điều tra vụ này là văn phòng của hãng hàng hải Adelaide – Southampton.

Qua viên Giám đốc, Holmes nhanh chóng thu thập được mọi thông tin mà anh cần biết. Vào tháng sáu năm 1895, hãng chỉ có duy nhất một con tàu cập bến Anh quốc. Đó là chiếc Rock of Gibraltar, con tàu lớn và đẹp nhất hãng. Bản danh sách hành khách cho thấy: cô Fraser xứ Adelaide cùng bà hầu của cô đã đi chuyến này. Hiện thời con tàu đang chạy ngang qua một nơi thuộc mạn nam kênh Suez, trên hải trình sang Úc như lệ thường. Thành phần sĩ quan trên con tàu vẫn giống hệt như hồi năm 1895, ngoại trừ một điều: viên phó thuyền trưởng, ông Jack Croker, đã được đề bạt lên cấp thuyền trưởng và chuyển sang chỉ huy con tàu mới của hãng, chiếc Bass Rock, hai ngày nữa sẽ rời Southampton. Viên sĩ quan này hiện sống tại Sydenham, nhưng sáng nay anh ta có lẽ sẽ đến đây, và nếu chúng tôi muốn thì có thể chờ gặp anh ta.

Không, thưa ông. Chúng tôi không định gặp, nhưng rất lấy làm sung sướng nếu được biết thêm về lý lịch và hạnh kiểm của anh ta.

Lý lịch của anh ta tuyệt hảo. Trong hạm đoàn, không một sĩ quan nào được đánh giá cao như thế. Còn về hạnh kiểm, tuy anh ta là một người ngông cuồng, liều lĩnh khi lên bờ, nóng nảy, dễ bị kích động, nhưng lại la một sĩ quan đáng tin cậy lúc thi hành phận sự, cương trực, chân thành và tốt bụng. Nắm được những thông tin dó, chúng tôi rời văn phòng hãng Adelaide – Southamton, và vòng tới sở điện tín Charing Cross. Holmes gửi một bức điện, rồi chúng tôi lại quay về Baker Street.

Ba chiếc cốc trong tủ để cạnh nhau. Một chiếc vẫn còn ít cặn dưới đáy. Chai rượu đặt bên cạnh, chỉ vơi hết một phần ba, và nằm bên cạnh là cái nút chai dài ngấm rượu rất sâu. Thái độ của Holmes bỗng đổi khác, và tôi lại thấy cặp mắt sâu và tinh của anh ánh lên vì hào hứng. Anh giơ cao cái nút chai lên ngắm nghía rất kỹ.

– Bọn chúng mở nút chai rượu bằng cách nào nhỉ? – anh hỏi.

Hopkins chỉ vào cái ngăn kéo đang mở nửa chừng, bên trong có vài chiếc khăn trải bàn vải lanh và một cái mở nút chai.

Phu nhân Brackenstall có nói tới chuyện chúng dùng cái mở nút chai này không?

Không. Ông không nhớ à, phu nhân đã bị ngất xỉu khi chúng mở chai rượu.

Nhớ chứ. Thực ra cái mở nút chai này đã không được dùng đến. Chúng mở chai rượu bằng một cái mở nút loại bỏ túi, có lẽ nằm trong một con dao nhíp, và không dài quá ba phân. Nếu ông quan sát phần trên của cái nút thì ông sẽ thấy ngay rằng cái nút chai của bọn chúng đã phải xoáy vào ba lần mới mở được chai rượu. Còn nếu dùng cái trong ngăn kéo kia thì chỉ cần một lần xoáy là được. Khi tóm được gã nọ, các ông sẽ phát hiện được rằng hắn có một con dao nhíp.

Tuyệt! – Hopkins nói – Nhưng, thú thực, ba cái cốc này lại khiến tôi băn khoăn. Phu nhân Brackenstall đã từng tận mắt ba gã nọ uống rượu phải không.

Có. Phu nhân đã kể rõ rồi còn gì.

Vậy là câu chuyện đã kết thúc. Còn biết nói gì nữa kia chứ? Nhưng ông phải thừa nhận rằng ba cái cốc này rất đáng để ý, thưa ông Hopkins. Sao, ông không nhận thấy gì sao? Thôi được, không sao cả. Dĩ nhiên, mấy cái cốc này chỉ là chuyện ngẫu nhiên thôi. Thôi, chào ông Hopkins. Tôi không nghĩ rằng tôi có thể giúp ông được gì, vì với ông, vụ này coi như đã rõ cả rồi. Khi nào ông bắt được Randall, ông nhớ báo cho tôi biết, và cũng xin ông cho biết những gì có thể xảy ra sau đó nữa. Tôi hy vọng sẽ sớm được chúc mừng ông kết thúc vụ án thắng lợi.

Trên đường về, qua nét mặt của Holmes, tôi có thể thấy rõ là anh vẫn bị dằn vặt vì một điều gì đó mà chính mình vừa quan sát được. Cứ mỗi lần như vậy anh lại cố gạt bỏ những ý nghĩ ấy đi và trò chuyện như thể vụ án đã rõ cả rồi. Nhưng sau đó, mối người vực lại ám ảnh anh, và vẻ mặt anh cho thấy anh lại đang mải nghĩ về căn phòng ăn lớn rộng tại Abbey Grange. Cuối cùng, đúng vào lúc sắp sửa rời ga, anh bỗng nhảy phắt xuống và kéo tôi xuống theo.

Anh Watson thân mến ạ, anh thứ lỗi cho tôi nhé, – anh nói trong khi chúng tôi nhìn theo những toa cuối cùng của đoàn tàu khuất sau một khúc quanh. Tôi rất lấy làm tiếc là gây phiền phức cho anh, nhưng thực tình tôi không thể để yên vụ án trong tình trạng như thế này. Mọi bản năng trời cho ở trong tôi đều lên tiếng phản đối việc đó: không ổn rồi, sai to rồi. Tôi dám quả quyết rằng mình đã đi chệch hướng, xác nhận của bà hầu phòng cũng rất đầy đủ. Mọi chi tiết đều rất chính xác. Vậy tôi lấy gì để bác lại? Ba cái cốc, chỉ có vậy thôi. Nhưng sự thể ra sao, nếu ta không tin hoàn toàn vào những chuyện ấy? Nếu ta cứ tự xem xét sự việc một cách thận trọng, như lẽ ra ta phải làm trong trường hợp phu nhân Brackenstall không nói gì hết? Lúc bấy giờ, chẳng lẽ ta không tìm được một cái gì cụ thể hơn để điều tra tiếp hay sao? Dĩ nhiên là được. Ngồi xuống đi, Watson! Trong lúc chờ chuyến tàu quay lại Chislehurst tôi sẽ trình bày cho anh thấy những bằng chứng. Chúng ta không nên tin vào bất cứ điều gì mà bà hầu phòng hoặc cô chủ ba ta đã nói. Đừng để cho cái nhân cách khả ái của phu nhân Brackenstall tác động đến những nhận định của chúng ta.

Chắc chắn là trong câu chuyện của phu nhân có những chi tiết mà nếu xem xét lại, ta sẽ thấy rất đáng nghi. Băng trộm này vừa làm một vụ gây xôn xao cách đây hai tuần. Một số hành tung và diện mạo của bọ chúng đã được báo chí đăng tải, nên bất cứ ai muốn dựng lên một câu chuyện trộm cắp tưởng tượng cũng đều nghĩ đến chúng. Thực ra, những bọn kẻ trọm vừa được một vố béo bở thì thường chỉ thích ngồi yên tận hưởng món ”chiến lợi phẩm“ nọ, chứ không dại gì lại tiến hành một vụ mạo hiểm mới. Việc chúng đánh một người đàn bà để buộc bà ta câm miệng cũng thật lạ đời, bởi lẽ theo tôi nghĩ, đó chính là cách chắc chắn nhất để khiến bà ta kêu ầm lên. Cũng lạ đời và việc gì chúng phải giết một mạng người trong khi bọn chúng thừa sức bắt ông ta ngồi im mà không cần gây án mạng. Cũng lạ đời là tại sao bọn chúng lại mãn nguyện chỉ với vài món dọn đồ ăn bằng bạc, trong khi chúng có thể vơ vét được nhiều hơn thế nhiều. Và điều lạ đời cuối cùng là tại sao bọn chúng lại chịu vứt lại chai rượu mới uống có một ít. Tất cả những điều vừa nói đó không khiến anh ngạc nhiên sao, Watson thân mến?

Toàn bộ, những điều đó gộp lại thì rõ ràng là rất đáng lưu ý, nhưng nếu xét từng điểm một thì thấy chẳng có gì là lạ.

Và bây giờ ta nói đến điều đáng chú ý nhất: mấy cái cốc uống rượu.

Mấy cái cốc đó thì có gì là lạ?

Người ta khai với chúng ta là cả ba đều đã uống rượu. Anh có tin lời khai đó không?

Sao lại không? Vết rượu vẫn còn nguyên trong cả ba.

Đúng. Nhưng chỉ một là còn thấy cặn rượu dưới đáy. Anh nên để ý chi tiết đó. Anh giải thích thế nào về chi tiết này?

Chiếc cốc có cặn là chiết rót sau cùng.

Ồ, không, không. Chai rượu còn đầy, nên không thể có chuyện rượu ở hai cốc đầu thì trong, còn cốc thì ba thì không. Có hai khả năng giải thích, và chỉ có thể có hai thôi. Khả năng thứ nhất: rót xong hai cốc đầu, bọn chúng đã lắc mạnh chai, rồi mới rót cốc thứ ba, nên cặn chỉ lắng xuống cốc thứ ba. Nhưng khó có chuyện đó lắm. Phải, phải. Tôi tin chắc mình hoàn toàn đúng.

Vậy thì anh lý giải thế nào?

Họ chỉ dùng có hai chiếc cốc, và đổ những giọt cuối cùng trong hai cốc này sang cốc thứ ba để tạo cho người ngoài cái ấn tượng là đã có ba người cùng uống với nhau. Chính vì vậy, nên cặn rượu chỉ thấy có ở đáy chiếc cốc cuối cùng, đúng không? Phải, tôi quả quyết sự việc đã diễn ra đúng như thế. Nhưng nếu quả như vậy được, thì có nghĩa là phu nhân Brakenstall và bà hầu phòng của phu nhân cố tình nói dối chúng ta. Không một lời nào trong câu chuyện họ kể còn có thể tin cậy được cả. Họ phải có những lý do hết sức nghiêm trọng để che giấu kẻ thủ phạm đích thực, và chúng ta chỉ còn cách phải tự mình dựng lại vụ án, chứ đừng hy vọng vào bất cứ sự giúp đỡ nào từ phía họ. Đó chính là sứ mạng mà ta phải gánh vác kể từ giờ phút này, và kìa, Watson tàu đi Chislehurst đã tới kia rồi.

Những người sống ở Abbey Grange rất sửng sốt khi thấy chúng tôi quay lại. Stanlay Hopkins đã về gặp thượng cấp để báo cáo kết quả, nên Sherlock Holmes chiếm ngay lấy phòng ăn, khoá trái cửa lại và dành trọn hai giờ đồng hồ để khám xét cẩn thận mọi thứ. Tôi thì ngồi xuống một chiếc ghế kê ở góc phòng, hệt như một sinh viên chăm chỉ theo dõi thầy giáo thao diễn, và cố theo sát từng bước một tiến trình của cuộc khám phá thú vị kia. Khung cửa sổ, mấy tấm rèm, chiếc thảm, chiếc ghế, rồi sợi dây – tất cả đều lần lượt được xem xét tỉ mỉ. Thi thể huân tước Eustace đã được mang đi rồi, nhưng mọi thứ vẫn còn được giữ nguyên như chúng tôi đã thấy sáng nay. Thế rồi, trước sự ngạc nhiên của tôi, Sherlock Holmes trèo lên mặt cái lò sưởi rộng. Trên đầu anh lủng lẳng một đoạn dây giật chuông màu đỏ, dài chừng vài phân, vẫn còn buộc chặt vào sợi dây thép nối liền với cái chuông treo dưới nhà bếp. Sherlock Holmes ngắm nó hồi lâu, rồi để vươn người lên cho gần thêm chút nữa, anh tì hẳn gối vào một đường gờ bằng gỗ áp trên tường. Nhờ vậy tay anh chỉ còn cách đầu sợi dây thừng vài phân, nhưng việc đó không khiến anh chú ý bằng cái rầm chìa trên tường. Xong xuôi, anh nhảy xuống, miệng khẽ reo lên một tiếng tỏ ý mãn nguyện.

Lần tới viên thanh tra Staley Hopkins ghé thăm chúng tôi. Công việc của ông rõ ràng chẳng mấy suôn sẻ.

Ông Holmes, ông quả là một pháp sư. Thỉnh thoảng tôi nghĩ thầm ông có một sức mạnh siêu phàm. Này, nhờ đây mà ông biết được những bộ đồ bằng bạc bị đánh cắp đó chúng đã vứt xuống đáy ao?

Thật vậy sao? Thế mà tôi không biết đấy.

Nếu vậy thì tại sao ông lại dặn tôi thử mò đáy ao?

Ông đã vớt lên được rồi chứ gì?

Phải, đúng thế.

Tôi rất lấy làm mừng là đã giúp được ông.

Nhưng ông có giúp gì tôi đâu! Ông làm cho vụ án rắc rối thêm thì có. Làm gì có thứ kẻ trộm cố vơ vét đồ đạc bằng bạc, lại đem vứt xuống cái ao gần nhất?

Quả là một hành vi khá kỳ quặc. Tôi chỉ có ý là chỗ đồ bạc lấy đi chỉ để đánh lạc hướng chúng ta. Vì thế, dĩ nhiên, bọn chúng chỉ muốn vứt bỏ nó đi cho nhanh.

Nhưng tại sao ông lại đi đến ý nghĩ đó?

Ồ, tôi nghĩ đó là chuyện có thể có được. Khi chúng tẩu thoát qua cái cửa sổ kiểu Pháp, ngay trước mặt chúng đã hiện ra một cái ao. Trên mặt ao lại có một chỗ nước chưa đóng băng đầy sức quyến rũ. Tìm đâu ra một nơi cất giấu tốt hơn thế?

À, một nơi cất giấu! Hay quá – Stanley Hopkins reo lên. Vâng, vâng, giờ thì tôi hiểu hết cả rồi! Dọc đường sẽ có người, chúng sợ chạm trán với họ giữa lúc đang mang mấy bộ đồ ăn bằng bạc, nên chúng vội tẩu tán tang vật xuống ao, chờ dịp thuận tiện sẽ quay lại lấy lên. Tuyệt quá, ông Holmes ạ. Ý tưởng này đắc địa hơn ý tưởng lúc đầu. Nhưng tôi vẫn vướng phải một trở ngại lớn.

Trở ngại?

Đúng thế, ông Holmes ạ. Băng Randall vừa bị bắt sáng nay tại New york.

Trời ơi, ông Hopkins! Vậy thì rõ ràng giả thuyết của ông về việc bọn này gây ra vụ án mạng tại Kent tối qua đã hoàn toàn đổ vỡ.

Ông Holmes, đó quả là một đòn chết người, thực sự chết người. Tuy vậy, chắc là còn có nhiều băng trộm khác, ngoài bọn Randall, cũng gồm ba tên, hoặc có một băng mới nào đó nữa, mà cảnh sát chưa hề nghe nói.

Có lẽ thế. Rất có thể là đúng thế thật. Nếu vậy thì ông còn phải điều tra tiếp?

Vâng, ông Holmes. Tôi còn chưa được nghỉ ngơi chừng nào vẫn chưa làm sáng tỏ ngọn ngành vụ này. Tôi hy vọng ông sẽ vui lòng gợi cho tôi một ý tưởng nào hay hay?

Thì tôi đã mách cho ông rồi đấy thôi.

Mách gì kia?

Phải, tôi đã nói với ông là bọn chúng cố đánh lạc hướng.

Nhưng để làm gì, ông Holmes, để làm gì?

À, dĩ nhiên, đó chính là vấn đề. Nhưng ông có thể thấy là có một cái gì trong đó. Ông không thể ở lại dùng cơm với chúng tôi à? Vậy thì xin tạm biệt ông, và nhớ cho chúng tôi biết kết quả cuộc điều tra.

Ăn tối xong, Holmes châm một tẩu thuốc, rồi đưa chân lại gần ánh lửa đang reo vui trong lò sưởi. Thình lình anh liếc nhìn đồng hồ.

Tôi đang chờ một sự việc nữa xảy ra, Watson ạ.

Bao giờ?

Chỉ vài phút nữa thôi. Chắc lúc này anh đang nghĩ rằng tôi đã đối xử không phải với Stanley Hopkins đúng không?

Tôi tin vào sự phán đoán của anh.

Một lời đáp thật tế nhị. Watson, anh phải nhìn sự việc theo cách sau đây: những gì tôi biết chỉ mang tính chất riêng tư, còn những gì ông ta biết lại là chuyện công vụ. Tôi có quyền phán đoán theo cách của riêng tôi; còn ông ta thì không thể. Ông ta phải phơi bày hết thảy mọi chuyện, nếu không sẽ bị xem là không làm tròn công vụ. Trong một vụ còn nhiều ngờ vực, tôi không thích đẩy ông ta vào một tình thế khó xử, và vì vậy, tôi phải giữ kín mọi thông tin cho tới lúc nội vụ đã được làm sáng tỏ.

Nhưng đến bao giờ thì mới sáng tỏ?

Sắp rồi. Anh sắp được chứng kiến màn chót của một vở kịch nhỏ đặc sắc.

Có tiếng chân lên cầu thang, rồi cửa mở và một người đàn ông trẻ tuổi, cao lớn xuất hiện. Khách là một chàng trai để ria vàng, mắt xanh, da rám nắng. Anh đóng cửa lại, rồi đứng yên, hai tay nắm chặt lại như đang cố nén một cảm xúc mãnh liệt nào đó.

Mời ông ngồi, thuyển trưởng Croker. Chắc ông đã nhận được bức điện?

Khách gieo phịch người xuống chiếc ghế bành, rồi đưa cặp mắt dò xét hết nhìn tôi lại nhìn Holmes.

Tôi vừa nhận được bức điện, và đến đúng giờ ông đã chỉ định trong bức điện. Tôi nghe nói ông có đến đằng văn phòng. Thật chẳng có cách nào lẩn tránh được ông. Tôi sẵn sàng nghe những lời phán xử tồi tệ nhất. Ông định xử lý với tôi thế nào đây? Bắt tôi? Ông nói đi! Chứ đừng ngồi đó mà đùa giỡn với tôi như mèo vờn chuột.

Tôi sẽ không ngồi đây phì phèo tẩu thuốc trước mặt ông nếu tôi cho ông là một tên tôi phạm, ông có thể tin chắc như vậy – Holmes nói. Hãy thành thực với tôi, thì ông và tôi sẽ có thể làm một việc gì tốt đẹp. Còn nếu ông định giở trò lừa gạt tôi, thì tôi sẽ triệt hạ ông ngay.

Xin ông cho biết: ông muốn tôi làm gì?

Thuật lại một cách trung thực cho tôi nghe những gì đã diễn ra tại Abbey Grange tối qua, không thêm, không bớt. Tôi đã biết đủ tới mức nếu ông kể sai sự thật dù chỉ một chút, là tôi sẽ gọi cảnh sát, và thế là vụ này sẽ vĩnh viễn vuột khỏi tầm tay tôi đấy.

Chàng thuyền trưởng đăm chiêu một lúc, rồi nắm chặt bàn tay to, rám nắng giáng mạnh một cái xuống đùi.

Thôi, đành liều vậy – anh thốt lên. Tôi tin ông là người trọng lời hứa, nên xin kể cho ông nghe hết câu chuyện. Nhưng trước tiên, tôi phải nói điều này. Tôi chẳng ân hận, mà cũng chẳng sợ hãi bất cứ điều gì. Ví thử phải làm lại từ đâu, tôi cũng sẽ làm đúng như vậy, sẽ lấy làm tự hào vì đã làm như thế. Nhưng hễ nghĩ tới chuyện mình sẽ gây rắc rối cho Mary Fraser, là lòng tôi lập tức thấy hãi hùng. Tôi sẵn sàng đổi mạng sống của mình để được nhìn thấy gương mặt thân yêu của nàng một nụ cười tươi vui.

Tôi phải kể lùi câu chuyện lại một chút. Ông hình như đã biết hết mọi chuyện; vì vậy, tôi nghĩ ông đã biết tôi gặp nàng khi nàng là một hành khách, còn tôi là phó thuyền trưởng trên tàu Rock of Gibraltar. Ngay từ lần đầu gặp nàng, nàng đã trở thành người phụ nữ duy nhất của đời tôi. Và càng ngày, tôi càng yêu thương nàng hơn trong suốt cuộc hành trình đó. Tôi thường quì trong bóng tối và hôn lên boong tàu, vì tôi biết rằng chân nàng đã đi qua đó. Nàng chẳng bao giờ có tình cảm đặc biệt với tôi. Nàng cư xử với tôi tử tế, như bất cứ người đàn bà nào cũng có thể đối xử với một người đàn ông. Tôi không có điều gì phải trách cứ nàng. Về phía tôi là một tình yêu toàn tâm, còn về phía nàng chỉ là thiện cảm và tình bằng hữu. Khi chúng tôi chia tay nhau, nàng vẫn là một cô gái tự do; còn tôi thì không bao giờ còn có thể thấy mình tự do được nữa.

Sau ngày trở về từ chuyến đi kế tiếp, tôi được tin nàng đã lấy chồng. Ồ, sao nàng lại không được quyền lấy người nàng yêu kia chứ? Tôi chẳng đau buồn gì về cuộc hôn nhân đó. Tôi không phải là một kẻ vị kỷ. Tôi chỉ mừng vì hạnh phúc đã mỉm cười với nàng, và khỏi chứng kiến cảnh nàng phải gắn bó đời mình với anh chàng thuỷ thủ nghèo khổ. Tôi yêu Mary Fraser say đắm đến thế đấy!

Ồ, tôi không bao giờ nghĩ là mình sẽ được gặp lại nàng. Nhưng rồi tôi bỗng được thăng chức sau chuyến đi mới đây. Con tàu mới chưa được hạ thuỷ; vì vậy, tôi phải về nhà ở Sydenham vài tháng trong lúc chờ đợi. Một hôm, đang đi dạo trên đường làng, tôi bỗng gặp Theresa Wright, bà hầu già của nàng. Bà ta kể cho tôi nghe về nàng, về lão ta, về mọi chuyện. Thưa quí ngài, tôi phải cho quí ngài hay rằng tôi suýt phát điên, khi biết gã chó chết nghiện ngập đó đã dám đánh nàng, thiên thần của tôi! Tôi gặp lại bà Theresa. Rồi gặp chính Mary, rồi lại gặp nàng lần thứ hai. Sau đó, nàng không cho tôi gặp nữa. Nhưng gần đây tôi có nhận được một thông báo: một tuần nữa tôi sẽ phải lên đường. Vì thế, tôi quyết định phải gặp lại nàng lần nữa, trước khi rời Anh quốc. Tôi bao giờ cũng coi bà Theresa như bạn, vì bà cũng yêu Mary và cũng căm ghét cái lão hung ác nọ chẳng thua kém gì tôi. Qua bà ấy, tôi biết rõ đường đi lối lại trong nhà. Mary thường ngồi đọc sách trong căn phòng nhỏ của nàng ở tầng trệt. Tối qua, tôi đi vòng qua đó, rồi cào vào cửa sổ ra hiệu. Thoạt tiên nàng không mở cửa. Nhưng tôi biết bây giờ nàng đã thầm yêu tôi và không nỡ để tôi phải đứng trong bóng tối giá rét. Nàng thầm bảo tôi hãy vòng ra cánh cửa sổ lớn ở phía trước. Tôi thấy cửa đã mở sẵn, để tôi có thể trèo vào phòng ăn. Vâng, thưa quí ngài, tôi đang đứng với nàng bên cửa sổ thì lão ta lao vào, như một thằng điên. Lão chửi nàng một câu thậm tệ, rồi giơ cao chiếc gậy đang lăm lăm trong tay, lão vụt vào mặt nàng. Tôi chồm tới, vớ lấy thanh cời than và giữa hai chúng tôi đã nổ ra một cuộc đọ sức sòng phẳng. Ông nhìn đây, trên tay tôi vẫn còn nguyên dấu vết chiếc gậy của lão, vì lão ra đòn trước. Tôi không chút ân hận. Bởi lẽ đây là chuyện một mất một còn; hoặc là lão, hoặc là tôi. Và hơn thế nữa: hoặc là tính mạng của lão ấy, hoặc là tính mạng của nàng, vì làm sao tôi có thể phó mặc nàng cho cái lão điên rồ ấy? Tôi đã giết lão như vậy đấy. Tôi có sai trái không? Ấy, thử hỏi hai ông thì hai ông sẽ làm gì, nếu ở vào địa vị tôi?

Nàng đã thét lên khi bị lão đánh, nên bà Theresa nghe thấy vội chạy xuống. Thấy trong tủ buýp – phê có một chai rượu, tôi liền lấy ra, mở nút, đổ vài giọt vào miệng Mary, vì nàng đang bất tỉnh do bị choáng. Rồi cũng uống một hợp. Bà Theresa thì bình tĩnh như không, và cách khai báo với cảnh sát chính là do tôi và bà ta nghĩ ra. Chúng tôi buộc phải làm cho người ta tưởng vụ án mạng do bọn trộm gây nên. Trong lúc tôi trèo lên cắt sợi dây chuông, thì bà Theresa cứ nhắc đi nhắc lại cho Mary thuộc lòng câu chuyện bịa đặt kia. Sau đó, tôi trói nàng vào chiếc ghế, làm xơ dầu dây cho có vẻ tự nhiên. Nếu không người ta sẽ phải tự hỏi: làm cách nào mà tên trộm có thể leo lên tận đó? Rồi tôi vơ vội một vài bộ ấm chén, thìa đĩa bằng bạc, làm ra vẻ đây là một vụ trộm. Tôi để Mary và bà Theresa ở lại, dặn họ chỉ hô hoán sau khi tôi đã rời khỏi nhà mười lăm phút. Tôi vứt những bộ đồ ăn bằng bạc xuống ao và về lại Sydenham, lòng mãn nguyện vì đã làm một việc tốt thật sự. Đó là sự thật, ông Holmes ạ, dù tôi có phải trả giá cho nó bằng tính mạng của tôi chăng nữa.

Holmes trầm ngâm hút thuốc và im lặng hồi lâu. Rồi anh tiến đến bắt tay viên thuyền trưởng.

Tôi biết mỗi lời ông nói ra đều đúng sự thật, – anh nói – vì ông không cho tôi biết thêm một điều gì mới lạ cả. Ngoài trừ một thuỷ thủ không một ai có thể thắt được những nút buộc chặt đến thế khi trói phu nhân Brackenstall vào chiếc ghế bành. Mà phu nhân thì chỉ mới gặp dân thuỷ thủ đúng một lần hồi bà đáp tàu sang Anh. Và người đó ắt phải cùng giai tầng với bà; vì bà đã cố che chở, và điều này cho thấy bà rất yêu con người đó. Ông thấy đấy, tôi đã dễ dàng tìm ra dấu vết ông, một khi tôi đã đi đúng đường.

Tôi nghĩ rằng cảnh sát sẽ không bao giờ phát hiện được sự thật qua câu chuyện chúng tôi bày ra.

Và quả nhiên họ đã không phát hiện được – và tôi không tin là họ sẽ phát hiện được. Thuyền trưởng Croker, vụ này rất nghiêm trọng, tuy tôi sẵn lòng thừa nhận ông đã hành động như một trang quân tử. Tôi rất có thiện cảm với ông, cho nên nếu ông chọn phương án là sẽ rời khỏi Anh quốc sau hai mươi bốn tiếng nữa, tôi xin hứa ông sẽ không bị một ai cản trở.

Sau đó ông sẽ báo cho cảnh sát?

Dĩ nhiên.

Sắc mặt viên thuyền trưởng vụt ửng đỏ vì phẫn nộ.

Sao ông lại đề nghị với tôi kỳ cục như vậy? Tôi biết rõ luật pháp nên thừa hiểu Mary sẽ bị bắt vì tội đồng loã. Ông tưởng tôi sẽ bỏ mặc nàng để tẩu thoát một mình sao? Ồ, không, thưa ông. Cứ để mặc họ muốn làm gì tôi thì làm, nhưng ông Holmes, xin ông vì Chúa, hãy nghĩ cách giúp Mary tội nghiệp của tôi khỏi phải ra tòa.

Holmes lại chìa tay lần nữa cho viên thuyền trưởng.

Tôi chỉ thử lòng ông vậy thôi. Được rồi, tôi xin nhận cái trọng trách ông trao cho tôi, nhưng tôi đã cho Hopkins một lời gợi ý rất đáng giá, và nếu ông ấy không biết khai thác cái ý đó, thì tôi không thể làm gì hơn. Nào, thuyền trưởng Croker, bây giờ chúng ta sẽ làm đúng thể thức của toà án. Ông là bị cáo, còn Watson, anh là bồi thẩm đoàn, tôi không thấy ai thích hợp hơn anh để đảm nhận vai này. Tôi là chánh án. Vâng, thưa các vị trong bồi thẩm đoàn, các vị đã nghe lời khai, các vị thấy bị cáo có tội hay vô tội?

Vô tội – tôi nói.

Vậy ông được trắng án, thyền trưởng Croker ạ. Và trong khi luật pháp chưa tìm được một con mồi nào khác, thì ông được hoàn toàn bình yên vô sự từ phía tôi.

Hết .


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.