Tài chính dành cho nhà quản lý không chuyên
05. Hãy hiểu được công việc của kiểm toán viên
HÃY HIỂU ĐƯỢC CÔNG VIỆC CỦA KIỂM TOÁN VIÊN
Khi bạn đọc báo cáo thường niên của một công ty, bạn sẽ thấy nó có phần nhận xét của kiểm toán viên về báo cáo tài chính của công ty. Trong nhiều trường hợp, người ta bị rối về vai trò của một kiểm toán viên độc lập.
Người ta thường nghĩ rằng nhiệm vụ của kiểm toán viên là kiểm tra tính chính xác của các báo cáo tài chính. Nhưng không phải như thế. Đó là một điều cực kỳ khó khăn cho một kiểm toán viên để biết chắc được rằng các báo cáo tài chính có chính xác hay không, trừ khi công ty kiểm toán chịu trách nhiệm ghi nhận các giao dịch và thực hiện báo cáo luôn. Và nếu thế thì kiểm toán viên đâu còn tính độc lập nữa?
Trong khả năng như người ngoài cuộc khách quan của họ, các kiểm toán viên đánh giá xem các báo cáo tài chính có phản ánh trung thực tình hình tài chính của công ty không, cũng như đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh và dòng lưu chuyển tiền mặt của nó. Họ sẽ thực hiện điều này bằng nhiều cách, bao gồm việc gửi thư cho các khách hàng, nhà cung cấp, và các đơn vị khác để yêu cầu họ xác nhận các thông tin về tài chính đã được ghi nhận trong sổ sách của công ty.
Các kiểm toán viên cũng kiểm tra các quy trình quản lý nội bộ công ty. Các công ty thường có các chế độ kiểm tra nhằm hạn chế đến mức tối thiểu khả năng sai sót và gian lận. Theo quan điểm của kiểm toán viên, một số những quy trình kiểm tra quan trọng nhất là theo dõi các tài khoản có liên quan đến tiền mặt, chẳng hạn như khoản phải trả.
Chẳng hạn ban quản trị có thể yêu cầu nhân viên quản lý các tài khoản phải trả chứng minh sự phù hợp giữa hóa đơn nhà cung cấp với khoản báo cáo tiếp nhận hàng và đơn đặt hàng để từ đó công ty chỉ trả những hóa đơn hợp lệ của nhà cung cấp thôi. Kiểm toán viên sẽ kiểm tra thử để xem các nhân viên quản lý tài khoản phải trả có thực hiện đúng quy trình quản lý hay không.
Kiểm toán viên sẽ kiểm tra xem các hóa đơn có ăn khớp đúng đắn với các chứng từ hay không. Việc kiểm tra thử này được thực hiện trên một mẫu hóa đơn lấy ngẫu nhiên. Dựa trên kết quả của mẫu, kiểm toán viên sẽ quyết định có tiếp tục kiểm tra thử thêm để bảo đảm không một sự sai sót nào về việc các hóa đơn không khớp có thể gây nên một kết luận sai trong phần các khoản phải trả hay không.
Tính trọng đại là một vấn đề rất quan trọng cho các kiểm toán viên. Trong suốt quá trình kiểm toán, các kiểm toán viên phải thường xuyên đánh giá xem liệu có bất cứ những lỗi nào có thể làm cho người sử dụng hiểu sai lệch các báo cáo tài chính hay không.
Ví dụ, trong khi kiểm toán, kiểm toán viên phát hiện một chương trình máy vi tính làm tròn những sai số mà hậu quả là tính tiền khách hàng nhiều hơn hay ít hơn vài xu, kiểm toán viên có lẽ sẽ coi đó là không quan trọng – nói cách khác, không gây hậu quả gì đối với những người sử dụng báo cáo tài chính. Tuy nhiên, nếu kết quả của sự sai số của chương trình máy tính có một ảnh hưởng tích lũy lớn, thì kiểm toán viên có thể quyết định sự tính toán sai này là quan trọng và sẽ yêu câu công ty xem lại các báo cáo.
Sau đây là một vài thông tin thêm về kiểm toán viên:
Ý kiến của kiểm toán: Các kiểm toán viên có thể đưa ra những ý kiến “sạch” (tức chấp nhận không hạn chế báo cáo tài chính của công ty) hay ý kiến “có chất lượng” về các báo cáo tài chính (tức chấp nhận có điều kiện, có phê phán).
Nội đối với ngoại: Kiểm toán viên nội bộ là những nhân viên của công ty, trong khi kiểm toán viên bên ngoài là các bên thứ ba độc lập.
Thay đổi kiểm toán viên: Việc một công ty thay đổi kiểm toán viên có thể có dấu hiệu báo động, và tình huống này đòi hỏi phải được tiếp tục xem xét.
Kiểm toán viên chỉ đưa ra một nhận xét về các báo cáo tài chính, không phải đưa ra một sự bảo đảm.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.