Tài chính dành cho nhà quản lý không chuyên

15. Hãy sử dụng các tỷ suất then chốt



HÃY SỬ DỤNG CÁC TỶ SUẤT THEN CHỐT

Sau khi đọc xong các báo cáo tài chính, bạn có thể nghĩ: “Những con số này có ý nghĩa gì? Công ty có thanh toán được các hóa đơn của nó hay không? Nó lời lỗ như thế nào?”

Để tìm ra những câu trả lời cho những câu hỏi này, bạn có thể sử dụng những con số từ các báo cáo tài chính để tạo nên các tỷ suất đo lường điều kiện tài chính và khả năng sinh lợi của công ty. Các nhà đầu tư tiềm năng, các chủ ngân hàng, ban quản trị công ty đều dùng các số đo để đánh giá thành quả hoạt động của công ty cũng như điểm mạnh, điểm yếu tài chính của nó.

Có những tỷ suất để đo lường mọi thứ. Những tỷ suất đúng đắn nhất là những tỷ lệ mang lại cho bạn những thông tin mà bạn muốn biết. Ví dụ, bạn có thể tập trung vào những số đo thể hiện sự lớn lên của công ty, hoặc công ty quản lý tài sản và nợ hiệu quả như thế nào.

Có lẽ phương pháp được sử dụng phổ biến nhất là tỷ suất giữa giá cả và lợi nhuận, cũng được biết với cái tên là tỷ suất P/E. Tỷ suất này được tính bằng cách chia giá trị thường của một chứng khoán (stock) cho lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (share). Kết quả thể hiện mối liên hệ giữa giá của một chứng khoán và lợi nhuận mà cổ phiếu của chứng khoán đó mang lại cho nhà đầu tư. Con số này cũng thể hiện lợi nhuận mà các cổ đông nhận được trên mức đầu tư của họ. Tuy nhiên, con số này khi đứng một mình không có ý nghĩa lắm mà phải được so sánh với tỷ lệ P/E của những công ty khác.

Ngoài tỷ suất này ra, còn có bốn số đo phổ biến khác.

– Tỷ suất khả năng thanh toán (Current ratio): Tài sản vãng lai/Nợ ngắn hạn. Số đo này được thể hiện dưới dạng 3:1. Nó nói cho bạn biết khả năng công ty tạo ra tiền mặt bằng việc bán tài sản để thanh toán nợ như thế nào. Khi mới nhìn vào, có vẻ như tỷ lệ 1:1 là thích hợp, nhưng các công ty cố gắng đạt lớn hơn tỷ lệ một:một này bởi vì có thể có những sự chậm trễ đáng kể trong việc thu tiền trong tương lai. Nói chung, các công ty đều cố gắng để đạt được tỷ lệ 2:1.

– Tỷ suất về khả năng thanh toán nhanh (Quick ratio): (Tiền mặt + Khoản phải thu)/Nợ ngắn hạn. Số đo này được thể hiện theo tỷ lệ 1.4:1. Tỷ suất này cũng tương tự như tỷ suất khả năng thanh toán, chỉ khác ở chỗ nó không tính hàng lưu kho bởi vì những rắc rối có thể xảy ra khi bán hàng lưu kho, chẳng hạn như hàng hư hỏng hay lỗi thời. Không có một con số vàng ở đây, vì nó thay đổi từ ngành này qua ngành khác.

– Tỷ suất lãi gộp (Gross profit margin): Tổng lợi nhuận/Tổng doanh số. Con số này thể hiện dưới dạng một tỷ lệ phần trăm, chẳng hạn 1%. Số phần trăm này cho biết lợi nhuận mà công ty thu được trên những gì mà nó bán ra, sau khi chi phí sản xuất được trừ đi, nhưng trước khi trừ các chi phí khác, chẳng hạn như chi phí chung và chi phí quản lý.

– Tỷ suất lãi ròng (Net profit margin): Lợi nhuận ròng/Tổng doanh số. Giống như tỷ suất lãi gộp, tỷ suất lãi ròng cũng được thể hiện bằng một tỷ lệ phần trăm, chẳng hạn 2%. Tỷ suất lãi ròng cho biết lợi nhuận công ty làm được trên sản phẩm mà công ty bán ra sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí.

Không cần biết bạn đang sử dụng số đo nào, sau đây là những hướng dẫn mà bạn có thể theo để hiểu rõ hơn về những con số:

Hãy theo dõi lâu dài: Không nên chỉ tính toán một lần rồi quên mất nó.

So sánh với các tiêu chuẩn của ngành: Hãy tạo ra một dấu mốc.

Thực hiện các số đo trên mỗi dòng sản phẩm: Điều này có thể xác định chính xác những trung tâm giám định chi phí có thể tạo nên nhiều lợi nhuận hơn.

Các phép đo đạc về tài chính là các thẻ báo cáo trong thế giới kinh doanh.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.