Tập Trung - Sức Mạnh Của Tư Duy Có Mục Tiêu
PHẦN III. CÔNG CỤ ĐỂ TẬP TRUNG – 7. Một cái Tôi khác
Ở chương trước, bạn đã tìm ra cách tận dụng những điểm mạnh để tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng trước mắt. Những nhiệm vụ khác nhau đòi hỏi trạng thái tâm trí khác nhau, ví dụ, phân loại hóa đơn thuế khác với khi thảo luận đặt tên cho một sản phẩm mới. Tuy nhiên, tin tốt lành là dù bạn có biết hay không, thì bạn luôn có sẵn những trạng thái tâm trí đó trong đầu. Trong chương này, bạn sẽ tìm ra cách lựa chọn được trạng thái tâm trí và vận dụng sức mạnh này để thay đổi sự phân bổ thời gian, giúp bạn xử lý tất cả các nhiệm vụ bằng sự tập trung và hiệu quả cao nhất.
Có rất nhiều con người bên trong bạn
Quan điểm cho rằng mỗi người có một nhân cách cố định, không thay đổi trong mọi tình huống là một ảo tưởng sai lầm. Chúng ta hành xử khác nhau trong các tình huống khác nhau. Một người có thể rất hào phóng trong trường hợp này nhưng lại keo kiệt trong trường hợp khác, hiền lành trong tình huống này nhưng lại rất hiếu thắng trong tình huống khác.
“Chúng ta hành xử khác nhau trong các tình huống khác nhau.”
Đôi khi cách chúng ta hành xử lại phụ thuộc vào người đối diện. Ví dụ, ngay cả với những người trưởng thành, vẫn có rất nhiều người có xu hướng trở lại cách cư xử như trẻ con khi ở cạnh bố mẹ.
HAI QUAN ĐIỂM VỀ SỰ NHẤT QUáN
“Sự nhất quán đòi hỏi bạn phải là một gã ngây thơ như bạn đã từng một năm trước.”
Bernard Berenson, nhà sử học nghệ thuật, (1865-1959).
“Sự nhất quán là nơi ẩn náu cuối cùng của óc thiếu sáng tạo.”
Oscar Wilde, nhà văn, (1854-1900).
Đôi khi cách cư xử phụ thuộc vào tình trạng stress. Có thể một người đang hiền lành bỗng dưng chuyển sang giận dữ chỉ trong phút chốc. Có thể sau đó họ sẽ giải thích: “Xin lỗi, lúc đó tôi không còn là tôi nữa”. Tất nhiên họ vẫn là họ thôi, nhưng là một phiên bản khác.
Sự không nhất quán này chẳng có gì sai trái cả. Thực ra rất dễ hiểu tại sao hành vi của chúng ta lại thay đổi trong những tình huống khác nhau. Nhưng rất nhiều người lại không nhận thức được là chúng ta có thể lựa chọn cách cư xử, và những lựa chọn đó là dấu hiệu của rất nhiều giá trị tiềm năng lớn lao. Thay vào đó, mọi người có xu hướng đổ lỗi cho tâm trạng, thái độ và thậm chí cho những yếu tố bên ngoài, kiểu như:
“Anh ta làm mình phát điên”.
“Làm sao mình có thể từ chối khi cô ấy cứ nhìn mình chăm chăm như vậy?”
“Làm sao tôi không phát hoảng lên trước một danh sách việc cần làm dài dằng dặc như thế này?”
Bạn có quyền lựa chọn
Chiến thuật Một cái Tôi khác nói về việc quyết định nhân cách nào sẽ hữu dụng nhất trong một tình huống cụ thể và sẽ hành xử bằng nhân cách đó. Tôi gọi những nhân cách đó là Một cái Tôi khác của bạn. Bằng cách lựa chọn đúng nhân cách trong các tình huống để hành xử phù hợp, bạn sẽ làm mọi việc hiệu quả hơn, nhanh hơn, ít stress và hứng thú hơn.
Bạn có thể làm thế khi cần ứng phó với một tình huống, hay khi lập một kế hoạch cho nhiệm vụ nào đó. Đầu tiên, nếu bạn thường phản ứng theo cách thiếu chuẩn bị kỹ và quá bản năng, bạn cần dừng lại và thay đổi. Có thể lấy ví dụ phương pháp đếm đến mười khi nổi giận. Nó cho bạn thời gian cân nhắc liệu tức giận có giúp giải quyết tình hình không, và phải xử sự khác đi. Mặc dù “con người nóng nảy trong bạn” rất muốn chế ngự bạn, nhưng thay vào đó bạn vẫn có thể chọn để “con người quả quyết nhưng điềm tĩnh trong bạn” kiểm soát tình hình.
Việc này có hiệu quả ngay khi bạn chuẩn bị sẵn sàng để giải quyết một nhiệm vụ. Ví dụ, bạn phải dọn dẹp ga-ra trong khi bạn muốn nằm đọc cuốn tạp chí mới ra sáng nay. Bạn có thể trì hoãn dọn dẹp hoặc ép mình làm việc đó, nhưng trong đầu vẫn nghĩ sẽ thích thú hơn nhiều nếu được nằm đọc cuốn tạp chí mới. Khi đó nếu bạn đi dọn dẹp gara, công việc đó sẽ chiếm của bạn khá nhiều thời gian, và tất nhiên là rất buồn tẻ.
Sau đây là cách bạn có thể áp dụng chiến thuật đa nhân cách trong tình huống này:
Đầu tiên, giả vờ là bạn định thuê một người làm giúp bạn việc này. Bạn sẽ muốn người đó có thái độ như thế nào? Có thể là làm việc tập trung, không bị phân tán, biết quyết định giữ cái nào vứt đi cái nào, làm việc hiệu quả, có mục đích…
Thứ hai, hãy nhớ lại những lần chính bạn thể hiện những phẩm chất nói trên, không phải để làm nhiệm vụ trước mắt. Có thể bạn sẽ phải liên kết trí nhớ (ví dụ, nhớ lại khi nào bạn tập trung hoàn toàn, và khi nào bạn hiểu rõ cần phải làm gì. Hai điều đó có thể là hai phẩm chất khác biệt mà bạn không sử dụng đồng thời).
Thứ ba, đứng dậy và vận dụng trí nhớ để đi vào trạng thái đó. Mất khoảng vài phút để có thể nhập tâm. Hãy nhớ lại bạn đã cảm thấy, nghe thấy gì. Nếu bạn không có những kỷ niệm thì hãy vận dụng trí tưởng tượng. Bạn có thể tự gọi mình lúc này bằng một cái tên hài hước.
Bây giờ hãy chọn nhân cách mà bạn sẽ dùng để ứng xử và làm tất cả những gì bạn cần. Nếu bạn thấy mình không tập trung, hãy dừng lại và lấy lại tinh thần để có được sự nhập tâm. Ví dụ, trong khi dọn dẹp bạn nhìn thấy một số cuốn tạp chí cũ và sa đà ngồi nghiền ngẫm, hãy dừng lại, lấy lại tập trung và tiếp tục công việc.
Một số nhân cách điển hình
MỘT SỐ NHâN CáCH KHáC
Nếu bạn thấy khó khi tự tạo lập các nhân cách, hãy xem một bộ phim hoạt hình và tìm một nhân vật phù hợp nhất với cảm xúc bạn cần.
Có một vài nhân cách rất hữu ích đối với tôi và bạn cũng có thể thấy nó hữu ích hơn với bạn. Cũng có thể trong một vài trường hợp, ví dụ Cô Hài Hòa không phát huy tốt thì có thể đổi sang Attila. Nhưng tôi hi vọng bạn hiểu được mọi thứ sẽ như thế nào nếu bạn chọn sai nhân cách. Bạn không muốn Đứa trẻ to xác nộp thuế, hay Attila sẽ gặp mặt một khách hàng tiềm năng.
Từ giờ trở đi bạn có thể chọn nhân cách nên dùng trong tình huống nào. Dưới đây là tóm tắt lại toàn bộ quá trình.
1. Phân tích nhiệm vụ trước mắt. Bạn cần phẩm chất nào để giải quyết được nó?
2. Vận dụng trí nhớ hay trí tưởng tượng của bạn để nhớ lại hay tạo ra một nhân cách có phẩm chất này và đưa lên trạng thái mong muốn. Hãy đặt cho tính cách này một cái tên.
3. Hãy sử dụng tính cách này cho đến khi bạn hoàn thành nhiệm vụ, hoặc cho đến khi bạn cần dùng một nhân cách khác.
4. Hoàn thành nhiệm vụ. Hãy thêm nhân cách này vào tính cách điển hình của bạn, hay tính cách phù hợp nhất với những điều bạn muốn làm tiếp theo.
Thử một tính cách
Đã đến lúc bạn tự áp dụng những kỹ thuật này. Hãy viết ra ba nhiệm vụ mà bạn cảm thấy mình làm hiệu quả hơn, ví dụ như xử lý email, giải quyết các công việc tồn đọng, gọi cho các khách hàng tiềm năng, bắt đầu một dự án mới.
Nhiệm vụ 1: ________________________________________
Nhiệm vụ 2: ________________________________________
Nhiệm vụ 3: ________________________________________
Đặt tên cho nhân cách giúp bạn thực hiện tốt nhiệm vụ. Ví dụ, đôi khi tôi nhận thấy tôi để cho xử lý email, nghĩa là để cho mình bị thu hút bởi những đường link thú vị, không tập trung vào việc chính là xử lý email mà sa vào đọc tin tức… Một giờ sau tôi vẫn chưa xử lý xong email.
Nhân cách giúp bạn thực hiện nhiệm vụ 1: ________________________________________
Nhân cách giúp bạn thực hiện nhiệm vụ 2: ________________________________________
Nhân cách giúp bạn thực hiện nhiệm vụ 3: ________________________________________
Trong ba dòng trống tiếp theo, đặt tên cho những nhân cách mà bạn cho là có thể giúp bạn thực hiện những nhiệm vụ đó tốt hơn. Trong trường hợp của tôi, có thể Attila sẽ thích hợp hơn vì anh ta sẽ nhanh chóng loại bỏ những email không quan trọng.
Nhân cách thực hiện nhiệm vụ 1 tốt hơn: ________________________________________
Nhân cách thực hiện nhiệm vụ 2 tốt hơn: ________________________________________
Nhân cách thực hiện nhiệm vụ 3 tốt hơn: ________________________________________
Cuối cùng, liệt kê những điều mà bạn nghĩ nhân cách được chọn sẽ giúp giải quyết nhiệm vụ. Nếu nó phát huy tác dụng, hãy nhắm mắt trong một giây và nhập tâm vào nhân cách đó. Trong ví dụ của tôi, Attila sẽ ngay lập tức xóa thư rác, lưu riêng những thư khác để kiểm soát. Trước khi trả lời một thư nào, tôi có thể nên đổi sang một nhân cách khác.
Nhân cách mới sẽ giúp thực hiện nhiệm vụ 1 như thế nào?
________________________________________
________________________________________
________________________________________
Nhân cách mới sẽ giúp thực hiện nhiệm vụ 2 như thế nào?
________________________________________
________________________________________
________________________________________
Nhân cách mới sẽ giúp thực hiện nhiệm vụ 3 như thế nào?
________________________________________
________________________________________
________________________________________
Hỏi Ngài cố vấn trong gương
Một nhân cách có thể hữu ích trong rất nhiều tình huống đó chính là Ngài cố vấn. Bạn có thể tự tạo ra một viễn cảnh tươi sáng hơn cho cuộc sống của mình bằng cách tự giả vờ bạn là một cố vấn cao cấp của chính mình. Với một thái độ công bằng, hãy phân tích xem hiện bạn đang làm gì và đang làm thế nào, đâu là điểm liên kết, đâu là những chỗ cần thêm nguồn lực hay phải đầu tư cả nguồn lực mới.
Điều này có thể áp dụng trong tất cả những giai đoạn của cuộc đời bạn: kết quả có thể là bạn sẽ kiếm được một khoản tiền, có được mối quan hệ tốt với các con, giảm cân. Thường thì bạn nhìn cuộc đời bằng con mắt chủ quan. Nếu nhìn bằng con mắt khách quan, như thể bạn đang xem một bộ phim, bạn sẽ bỗng nhiên có một bức tranh toàn cảnh hoàn toàn khác. Để rõ hơn, bạn nên đứng dậy, nhắm mắt lại và tái hiện lại bằng tất cả các giác quan của mình xem người trong bức tranh đó sẽ như thế nào. Nếu bạn tưởng tượng Ngài cố vấn cao hơn bạn, bạn có thể chú ý đến sự thay đổi trong dáng điệu của mình.
Cũng giống như bất kỳ cố vấn nào, hãy ghi lại những gì phát huy tác dụng và những gì không, những gì cần và những gì phát huy với người khác, sau đó đưa ra những gợi ý.
LỜI KHUYêN
Lời khuyên là những gì chúng ta hỏi xin trong khi chính chúng ta đã biết câu trả lời, chỉ có điều chúng ta ước giá như chúng ta không biết.
Erica Jong – nhà văn
Bây giờ bạn trở lại trạng thái bình thường của mình và đọc lại những gì bạn vừa viết, hãy xem những gợi ý nào bạn cần áp dụng thì hãy áp dụng. Hãy làm Ngài cố vấn theo chu kỳ thường xuyên để xem xem mọi thứ đang hoạt động thế nào và cần thay đổi những gì. Bạn có thể gặp Ngài cố vấn đầu mỗi tháng.
Hãy nhận diện “kẻ thù không đội trời chung” của bạn
Thường thì suy nghĩ tích cực là một điều rất tốt, tuy nhiên đôi khi suy nghĩ tiêu cực có chủ đích cũng phát huy tác dụng không kém. Bạn có bao giờ để ý người ta sẽ cố gắng như thế nào khi phải chiến đấu chống lại kẻ thù? Kẻ thù càng rõ thì càng tốt. Bạn có thể áp dụng điều này với nhân cách cuối cùng: kẻ thù không đội trời chung, đại diện cho những thứ cản trở bạn trên con đường chinh phục mục tiêu.
Trên thực tế, kẻ thù này không phải ai xa lạ mà chính là một vài tính cách của bạn. Ví dụ, khi bạn muốn giảm cân và giữ phom người chuẩn, hầu hết các vấn đề về giữ chế độ ăn kiêng liên tục và tập thể dục là các vấn đề liên quan đến chính bản thân bạn. Bạn có thể nghĩ ra một kẻ thù, có thể là một nhân vật hoạt hình Blimpo béo ú và vụng về. Nhân vật ấy sẽ rất ghét khi bạn tập thể dục và từ chối ăn socola vì muốn bạn có thân hình như nó.
Khi bạn muốn lười biếng hay ăn món socola, hãy gọi Blimpo ra. Bạn hãy từ chối sự lôi cuốn đó và xem Blimpo thất vọng thế nào. Hãy tận hưởng sự thất vọng của kẻ thù. Không cần kể với ai về điều này, họ chỉ nhìn thấy bạn đang làm mọi việc tốt hơn bao giờ hết.
Bằng cách sử dụng các nhân cách khác nhau, bạn sẽ kiểm soát tốt hơn các hành động của mình. Tất nhiên trên đường đi bạn còn gặp rất nhiều người. Chương tiếp theo sẽ trang bị cho bạn cách để tìm và hợp tác với đồng minh của bạn và đàm phán, thương lượng như một chuyên gia.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.