Thay đổi cuộc sống của bạn trong bảy ngày
NGÀY 2 : Sổ tay người vận dụng đầu óc
Hãy làm chủ những cảm xúc và giải phóng khả năng tiềm tàng
Trước khi bắt đầu hôm nay
– Lắng nghe bài học lên chương trình bộ não trên đĩa CD.
– Bỏ ra vài phút để kiểm tra bài tập lập trình lại sự tự nhận thức ở ngày 1.
1. Hãy có vài phút để thư giãn và thở sâu. Khi các cơ bắp thư giãn, nó trở nên ngày càng dễ dàng hơn để buông lỏng sự ảo tưởng của bạn.
2. Bây giờ hãy tưởng tượng một người khác đang đứng trước bạn. Điều này là hoành tráng nhất mà bạn có thể hình dung – bản chất thực của bạn.
3. Hãy có vài phút để cảm giác hoàn toàn hạnh phúc con người thực của bạn. Hãy nhìn vào cách mà bạn vẫn giữ vững niềm tin, thở ra, mỉm cười, đi bộ và nói chuyện. Hãy nhìn vào sự tin cậy mà bạn nói với người khác. Chú ý niềm tin đó như thế nào bạn giao tiếp và đi tới mục đích đó.
4. Bây giờ, bước vào và tổng hợp với sự tự tin của bạn. Mắt thấy tai nghe và cảm giác được con người thực của bạn tốt như thế cho cuộc sống như con người thực của bạn.
Để kết thúc chương trình học bằng một phút để mơ về cuộc sống của bạn sẽ khác như thế nào khi càng ngày bạn sống với con người thực của mình. Bạn cũng có thể hình dụng chính bạn đang sống một cách xác thật ở bất cứ những tình huống hiện thực nào từ quá khứ, hiện tại và tương lai.
Hai tu sĩ đang thẫn thờ băng ngang qua cánh rừng thì họ bắt gặp một gái làm tiền dễ thương đang đứng bên bờ của dòng suối lũ. Bởi vì họ đang mang trong người một lời nguyền của sự trong trắng, cho nên người tu sĩ trẻ đã phất lờ và băng qua dòng suối rất nhanh.
Thấy rằng người phụ nữ đó không thể tự băng qua suối an toàn, người tu sĩ già đã cõng cô ta qua suối. Khi qua đến bên kia bờ ông ta nhẹ nhàng đặt cô ta xuống đất. Cô ta mỉm cười cảm ơn và hai tu sĩ tiếp tục đi.
Người tu sĩ trẻ hoàn toàn dao động khi tái hiện lại sự tình cờ đó trong tâm trí.
Ông ta có thể thế sao? Người tu sĩ đó càng nghĩ về điều mà anh ta đã nhìn thấy thì càng giận cho bản thân hơn. Và rồi sự tranh cãi diễn ra trong đầu anh ta càng lớn hơn: tại sao tôi đã làm 1 điều như vậy, có lẽ tôi sẽ bị gạt ra khỏi dòng tu. Thật ghê tởm. Có thể tôi không tu lâu bằng ông ta nhưng tôi biết đúng sai.
Anh ta xem xét người tu sĩ già để ít nhất anh ta cũng bày tỏ được sự ăn năn về điều anh ta đã làm, nhưng người tu sĩ già im lặng và bình thản hơn bao giờ hết.
Cuối cùng người tu sĩ trẻ không thể chịu đựng lâu thêm nữa.
Làm sao ông có thể làm như thế? Anh ta gặng hỏi “Thậm chí làm sao ông có thể nhìn vào người phụ nữ đó và một mình cõng cô ấy?” Ông không nhớ là mình đang mang một lời nguyền cho sự trong trắng đó à?.
Người tu sĩ già nhìn một cách ngạc nhiên, rồi sau đó mỉm cười với đôi mắt đầy phúc hậu. “Tôi không còn cõng cô ta nữa, phải không người anh em?”
1000 thước đi bộ
Bạn có bao giờ tự hỏi những vận động viên hay những người biểu diễn trên sân khấu bất ngờ trở nên sống động khi đến thời gian hoàn thành nhiệm vụ?
Khi Elvis Presley đi tới một buổi hòa nhạc mới. Anh ta đậu xe trang điểm cách xa khu vực buổi diễn 1000 thước. Không có vấn đề gì về tâm trí, khi rời phòng thay đồ, anh ta đi bộ 1000 thước để hướng mình vào trạng thái tự tin nhằm thu hút sự chú ý của nhiều người, ý thức được sự có mặt của ta và chúc mừng ngay trước khi anh bước vào tòa nhà.
Hôm nay, tôi sẽ chia sẻ với bạn những bí quyết làm chủ những cảm xúc của mình, và hướng dẫn cho bạn qua hàng loạt các bài tập đủ mang đến cho bạn sự tự tin và uy tín với bất kì nỗ lực nào. Bạn sẽ biết đến những khối thiết lập cơ bản của bất kì trạng thái cảm xúc nào và luyện tập cảm xúc theo cách mà bạn muốn cảm nhận trong một lúc. Trước khi bắt đầu, tôi sẽ chia sẻ với bạn kỹ thuật đã giúp tôi đã quay lại với cuộc sống xung quanh khi lần đầu khởi hành con đường tự chủ.
Nhưng để làm chủ được cảm xúc, đầu tiên chúng ta phải hiểu chúng là gì và hoạt động ra sao…
Trạng thái cảm xúc là gì?
Bạn có bao giờ chứng kiến sự kiện tương tự khi một ai đó tìm ra sau đó và có kinh nghiệm về nó hoàn toàn khác với bạn? Nó có thể như thế nào khi cả hai ở cùng một nơi và cùng một thời điểm nhưng mọi kinh nghiệm thì khác hẳn?
Hãy lấy ví dụ về chiều cao – một số người sẽ không leo được thang trong khi những người khác lại thích leo lên những ngọn núi cao hay thả mình vào không trung với độ cao 3000 dặm.
Sự khác nhau của hai trường hợp trên xuất phát từ những trangj thái cảm xúc của bạn ở thời điểm dods. Tình yêu, giận dữ, tin tưởng, lo sợ, lãnh đạm và tò mò, tất cả đều là trạng thái cảm xúc. Suốt ngày, chúng ta luôn bước vào và bước ra những trạng thái khác nhau này và mỗi trạng thái cũng mang tính cá nhân và duy nhất như dấu vân tay của chúng ta.
Một trạng thái cảm xúc có thể được định nghĩa như “tổng số tất cả tiến trình thần kinh xuất hiện bên trong người nào đó tại bất kì một thời điểm”. Đơn giản hơn, một trạng thái cảm xúc là tâm trạng bạn có được tại bất cứ thời điểm nào đưa đến.
Tất cả chúng ta đều phải trải qua những trạng thái không linh hoạt, như sự phiền muộn, tức giận, và lo sợ. Tương tự, tất cả chúng ta cũng có những lần cảm thấy đầy ắp trạng thái linh hoạt như sự tự tin, lạc quan, vui đùa, và quyết đoán.
Điều này quan trọng bởi vì:
Tất cả những hành vi của con người là kết quả của trạng thái.
Bất cứ điều tuyệt diệu nào mà bạn từng làm hay chứng kiến bất cứ người khác làm là kết quả của trạng thái cảm xúc mà bạn hay họ có được vào thời điểm đó.
Hôm nay, bạn sẽ học cách lên chương trình cho tâm trí để trải qua nhiều trạng thái mà bạn muốn ở nhiều tình huống mà bạn muốn trải qua chúng.
Cảm giác xuất phát từ đâu?
Đầu tiên, nó xuất hiện ở chúng ta cảm giác như thế nào ở bất cứ lúc nào là kết quả của những sự kiện bên ngoài chúng ta. Vài điều xảy ra trên thế giới và chúng ta phản ứng bằng cách tự động thay đổi trạng thái cảm xúc. Ví dụ, hình dung một người nào đó khá thu hút đối với bạn. Bây giờ hãy tưởng tượng người đó vừa bước vào phòng và ở phía sau lưng bạn. Nếu bạn thích người đó, thì trạng thái của bạn vừa thay đổi.
Thực ra, thỉnh thoảng chúng ta không ý thức điều mà chúng ta đang làm và cảm giác như thế nào. Thực tế là có một tiến trình bên trong xảy ra ở khoảng trống giữa sự kiện và phản ứng của bạn với nó.
Sinh lý học
Một cách luôn tác động đến trạng thái chính là sử dụng cơ thể chúng ta. Những thay đổi tư thế, hơi thở, căng cơ và nét mặt, tất cả đều ảnh hưởng đến cảm giác và hành vi của chúng ta. Nếu bạn sử dụng cơ thể khác nhau thì bạn sẽ có những kinh nghiệm hoàn toàn khác nhau về cuộc sống.
Ví dụ, bây giờ bạn hãy bỏ ra vài phút để suy nghĩ thời điểm bạn cảm thấy đặc biệt căng thẳng – có lẽ trước khi đứng dậy sẽ đưa ra một lời giới thiệu tại nơi làm việc, hay trước khi đặt một câu hỏi đặc biệt khó cho người nào đó mà bạn quan tâm.
Hãy dừng lại!
Bất cứ bạn ở đâu, đặt chân trên nền nhà, ngã vai ra sau, nở nụ cười lớn và thở sâu. Bây giờ hãy cố nghĩ đến tình huống không thoải mái, không thay đổi tư thế. Giữ vai ngả ra sau, bàn chân phẳng và hàm răng sáng!
Nếu bạn làm được điều tôi vừa yêu cầu, có lẽ bạn đã chú ý đến hoặc những cảm giác về tình huống đang thay đổi hoặc bạn không nghĩ về nó được lâu hơn trong cách tương tụ. Sức căng cơ bắp hay sự thư thư giãn, hơi thở và tư thế cơ thể tất cả đều ảnh hưởng đến trạng thái. Nếu cơ thể căng thẳng thì nó sẽ sản sinh ra những tố chất khác nhau đến khi nào nó được thư giãn, dĩ nhiên bạn sẽ cảm thấy khác lạ và có những suy nghĩ khác nhau.
Những hiện diện bên trong
Một yếu tố quyết định then chốt khác là thỉnh thoảng chúng ta cảm thấy như thế nào về những hình ảnh mà chúng ta tạo ra trong trí tưởng tượng của mình và cách chúng ta tự nói ở trong đầu. Chúng ta liên tưởng đến hình ảnh và âm thanh này như một sự hiện diện bên trong của hiện thực và không hiện thực với chính nó.
Những hiện diện bên trong của hiện thực duy nhất đối với bạn – cách lĩnh hội thế giới của riêng mình. Chúng là một bản đồ thế giới của riêng bạn, nhưng cũng như bất kỳ bản đồ nào, chúng không hoàn chỉnh và đầy ắp những khái quát, sự xóa bỏ, và không chính xác.
Đây là lý do tại sao hai người có thể chứng kiến cùng một sự kiện chính xác nhưng kinh nghiệm hoàn toàn khác nhau. Như lời nói của cha đẻ của ngôn ngữ hiện đại Count Alfred Korzybzi “bản đồ không phải là lãnh thổ”.
Những hình ảnh trong tâm trí bạn
Theo kinh nghiệm của tôi, mọi người đều có khả năng hình dung. Để chứng minh điều này với bản thân, hãy trả lời những câu hỏi sau:
1. Cửa trước nhà bạn trông giống cái gì? Nó màu gì? Nắm cửa bên tay nào?
2. Loại xe đầu tiên nào bạn từng lái? Nó trông giống cái gì? Nó màu gì?
Để trả lời cho bất cứ câu hỏi loại này, bạn phải đi vào sự tưởng tượng và tạo ran những hình ảnh. Hiện tại có tới 99% số người mà những hình ảnh này sẽ không được “chụo một cách chất lượng” và đó là một điều tốt. Nếu hình ảnh bên trong bạn là hiện thực như bạn thấy ở thế giới thực, thì bạn không thể kể khác đi!
Tương tự tất cả chúng ta có khả năng trò chuyện với chính mình và tạo ra những âm thanh trong tâm trí mình. Đôi khi khả năng này nâng cao tinh thần chúng ta. Ví dụ, hãy suy nghĩ về bài hát hay bản nhạc mà bạn yêu thích. Hãy nghĩ đến âm thanh của đại dương, hay nghe giọng nói của một ai đó mà bạn thích và khen ngợi một cách trân trọng nhất.
Mặt khác, bạn đã từng tranh cãi với một người nào đó và thậm chí vài giờ sau, bạn vẫn lưu lại tất cả những điều kinh tởm mà họ đã nói với bạn. Điều nào mà bạn cảm thấy tồi tệ?.
Chúng ta thử làm một thí nghiệm…
Hãy hình dung bạn được yêu cầu đi đến bữa tiệc. Hãy hình dung bạn đang đứng một cách vụng về trong nhà bếp. Không có ai xung quanh mà bạn biết. Ít nhất, bản nhạc yêu thích của bạn đang chơi lớn ở sân sau.
Ở mức từ 1 – 10, bạn muốn đi đến buổi tiệc đến mức nào?
Bây giờ, hãy hình dung bạn đang đứng một cách tự tin và thoải mái, xung quanh có nhiều người vui vẻ và thật sự bỏ nhiều thời gian quan tâm đến bạn. Ở sân sau, bạn nghe bản nhạc ưa thích phát ra với âm lượng vừa phải.
Ở mức từ 1 – 10, sự lôi cuốn bây giờ của buổi tiệc như thế nào?
Nếu bạn đã có kinh nghiệm khác nhau cho tất cả giữa hai viễn cảnh này, thì bạn có thể nhận biết chất lượng của những sự hiện diện bên trong sẽ quyết định lớn về cuộc sống của bạn như thế nào. Nhưng có quá nhiều người cố kiểm soát những hình ảnh ở bên ngoài hơn những hình ảnh bên trong tâm trí họ. Đó là một ví dụ về hoạt động bộ não thay vì bạn phải động não.
Gần đây tôi đã làm việc với một ngôi sao nhạc rock có nỗi sợ đi máy bay. Khi chúng tôi bước theo sau và quan sát diễn tiến của những bức ảnh và âm thanh được anh ta tạo ra trong tâm trí, thì thật dễ hiểu cách anh ta có thể tạo ra nỗi sợ hãi như thế chỉ trong vài giây.
Ngay khi anh ta nghĩ đến phi trường, có thể anh ta đã tạo ra hình ảnh lớn về quầy đăng kí và tự nhủ: “Điều này sẽ trở nên tồi tệ”. Sau đó, anh ta hình dung lên máy bay. Khi cánh cửa đóng lại, anh tự nhủ: “Tôi không thể ra ngoài”. Anh ta hình dung chuyến bay cất cánh và trong khoang đầy ắp khói thuốc, mọi người la hét khi máy bay đâm sầm vào mặt đất thành một quả cầu lửa, và cô con gái bé nhỏ của anh ta ngồi tại nhà nói: “Ba đâu rồi?”
Bây giờ, tôi không biết gì về bạn, nhưng hãy xem những cảnh tượng khủng khiếp đó cũng đủ làm cho bất cứ ai khiếp đảm và anh ta đang lập lại trong tâm trí. Mỗi lần anh ta xem nó, anh ta lại cảm giác lo sợ và tạo ra hình ảnh khủng khiếp hơn.
Giờ đây, tôi không phải sợ đi máy bay mà còn thích thú với nó nữa.
Khi tôi biết tôi đang bắt chuyến bay, thì tôi nghĩ đến nơi mà tôi muốn đi và sẽ gặp ai. Tôi tự nhủ “Điều này sẽ tốt thôi”. Sau đó tôi hình dung mình ngồi ngả ra sau và thư giãn, không có chuông điện thoại reo, một bữa ăn ngon, một bộ phim vui, và dĩ nhiên là một nữ tiếp viên.
Một khi ngôi sao nhạc rock biết thay đổi những hình ảnh trong tâm trí anh ta, thì anh ta cảm thấy tốt hơn về chuyến bay. Anh ta sớm tự chỉnh lại điểm mà anh ta thật sự trông chờ chuyến bay kế tiếp. Tính chất đạo đức của câu chuyện như thế này:
Khi bạn biết thay đổi hình ảnh và âm thanh trong tâm trí thì bạn cũng sẽ tỉnh táo kiểm soát cuộc sống của mình.
Hãy thử một kinh nghiệm khác
Hãy nghĩ đến một người làm phiền bạn hay người mà bạn thấy căng thẳng hoặc tốn nhiều thời gian để nhớ khuôn mặt của họ. Bây giờ bạn nhìn vào khuôn mặt họ trong sự tưởng tượng của mình và tự hỏi:
– Đó là hình ảnh màu hay trắng đen?
– Bạn đặt nó bên trái, bên phải hay trước mặt bạn?
– Nó to hay nhỏ?
– Sáng hay tối?
– Chuyển động hay đứng yên?
Bây giờ, chúng ta hãy thực hiện theo cách bạn đang hiện diện người đó trong tâm trí mình. Hãy thử lần lượt từng thay đổi này và chú ý điều gì sẽ xảy ra:
Hình ảnh trong tâm trí bạn
1. Nếu sự hiện diện của bạn về người đó là chuyển động, hãy đóng khung hình ảnh, vì thế nó sẽ đứng yên.
2. Nếu hình ảnh có bất cứ màu sắc nào, hãy bôi đi tất cả màu sắc đến khi nó trông như một bức ảnh đen trắng cũ kỹ.
3. Co rúm hình ảnh cho đến khi nó còn nhỏ xíu.
4. Dịch chuyển bức ảnh ra xa.
5. Gắn vào người đó chiếc mũi anh chàng hề, tóc màu hồng và đôi tai của chuột Mickey.
6. Hình dung âm thanh giọng nói của họ, sau đó biến đổi cho họ có giọng nói trầm và khiêu gợi. Thay đổi trở lại cho đến khi họ có âm thanh giống chú chuột nhỏ kêu chít chít.
Bằng việc thay đổi những hiện diện bên trong bạn, bạn đang tái lập chương trình theo cách mà bạn cảm giác. Hãy nghĩ về người đó một lần nữa trong một cách mới… Bây giờ, bạn cảm thấy về họ như thế nào? Có vẻ nó không gây nên sự hồi đáp căng thẳng. Bây giờ, hầu như bạn không chỉ cảm thấy sự khác biệt nhưng lần tới khi gặp người này bạn sẽ cảm thấy hoàn toàn khác, tức là họ sẽ trả lời bạn hoàn toàn khác, sự thay đổi năng động của mối quan hệ tốt hơn.
Nhìn chung cái chính mà chúng ta làm việc là:
Những hình ảnh to hơn, sáng hơn và đậm hơn, có những cường độ cảm xúc lớn hơn những hình ảnh nhỏ hơn, mờ hơn và xa hơn.
Kế đến, chúng ta hãy tìm ra điều gì tạo nên sự khác nhau đó, nó tồn tại bên trong và ngoài tâm trí. Đây là một kỹ thuật khác cho hoạt động trí óc bạn, được gọi là: “sự phân ly”.
1. Hãy nghĩ về sự căng thẳng nhẹ nhàng hay kí ức không thoải mái.
2. Khi bạn để ý đến những hình ảnh nào được truy xuất từ tâm trí, hãy bước ra để bạn có thể nhìn thấy phía sau đầu bạn. Kéo lại hình ảnh đó và di chuyển tâm trí ra xa hình ảnh như bạn có thể. Đưa ra tất cả những cách về hình ảnh và bạn có thể tự nhìn thấy. Tiến trình phân tích này làm giảm đi cảm giác căng thẳng về hình ảnh đang tạo ra.
Bây giờ, chúng ta hãy làm theo cách khác và đưa vào hình ảng tích cực. Điều này được gọi: “sự liên tưởng”.
1. Hãy nghĩ đến thời gian trong cuộc đời bạn khi bạn cảm thấy thú vị và khi tái diễn một hình ảnh trong tâm trí.
2. Lần này, hãy đi vào hình ảnh đó sao cho bạn đang nhìn thấy bằng mắt, nghe bằng tai và cảm giác được bằng thân thể bạn.
3. Hãy làm cho hình ảnh lớn hơn, âm thanh to hơn và cảm giác khỏe hơn.
Thật dễ để giảm đi sự căng thẳng, bước tới và lùi lại, để gia tăng cường độ bước vào và làm cho nó to hơn.
Gần đây, tôi có một buổi dạ hội và ngồi sát bên một phụ nữ, người kể cho tôi biết có vấn đề về giấc ngủ khi cô ta dính líu đến vụ tai nạn xe cộ. Khi tôi yêu cầu cô ta hãy nhớ lại điều gì làm cho mình cảm thấy tồi tệ, cô ta đã miêu tả một cảnh tượng khủng khiếp của vụ tai nạn đó như thể nó đang tái diễn với cô ấy lần nữa. Rõ ràng cô ta nhớ điều gì xảy ra bằng hình ảnh bên trong (sự liên tưởng).
Tôi yêu cầu cô ta loại bỏ ra khỏi tâm trí một cách đơn giản (không liên tưởng) đến khi cô ta nhìn thấy phía sau đầu mình khi cô ta thoáng qua hình ảnh ra xa và làm nó có màu đen trắng. Ngay tức thời, sự căng thẳng trên khuôn mặt cô ta giảm đi và những cơ bắp dịu lại. Tôi đã nói với cô ta rằng nếu cô luôn nghĩ đến tai nạn trong tương lai, thì cô chỉ nên làm điều đó bằng cách không liên tưởng đến. Hai tuần sau, cô ta đã điện cho tôi để nói rằng cô đã ngủ ngon và cảm thấy tốt hơn trước.
Đây là một biểu đồ đơn giản bạn có thể sử dụng để tham khảo:
Để làm giảm những cảm nhận khó chịu hay căng thẳng.
– Loại bỏ hình ảnh hay (không liên tưởng).
– Làm cho hình ảnh bất động.
– Làm cho hình ảnh nhỏ lại và ra xa.
– Làm cho hình ảnh đen trắng, mờ nhạt hay ra khỏi tiêu điểm.
– Làm cho âm thanh xa ra nhỏ hơn và tĩnh lặng hơn.
Để tăng thêm những cảm nhận tích cực hay tháo vát
-Đưa vào hình ảnh đầy đủ (liên tưởng).
– Làm cho hình ảnh thành phim.
– Làm cho hình ảnh lớn thêm và gần hơn.
– Tăng màu sắc, ánh sáng và rõ ràng.
– Làm cho âm thanh gần hơn, lớn hơn và to hơn (trừ khi nó là một cảm nhận yên tĩnh).
Sức mạng của sự hiện diện bên trong có thể chuyển bại thành thắng. Cách đây nhiều năm, một nhà vô địch Olympic mất sự tự tin đã đến gặp tôi. Nhà tâm lý thể thao đã bảo anh ta hãy xem sự chiến thắng bình thường như anh ta có thể trải qua suốt ngày.
Mặc dù anh ta đã mường tượng ra chiến thắng hàng trăm lần, nhưng anh không cảm thấy tự tin chút nào. Thực tế, bây giờ anh ta lo lắng về hai đối thủ khác. Khi tôi hỏi anh hình dung sự chiến thắng như thế nào, kết quả là anh ra bị tách khỏi cảm nhận anh đang ở bên ngoài hình ảnh. Thiết yếu, anh ta đang nghĩ rằng chiến thắng là dành cho người khác.
Nhưng khi tôi yêu cầu an hãy nghĩ về những đối thủ làm cho anh lo lắng, kết quả là anh ta tạo ra những hình ảnh lớn và rõ nét về họ trông khỏe mạnh và tự tin. Đơn giản tôi bảo anh hãy liên tưởng tới hình ảnh thắng cuộc trong khi cầm bức ảnh của đối thủ anh ta và bóp méo chúng thành ảnh đen trắng nhỏ. Anh ta luyện tập nhiều lần cho đến khi anh ta có thể tự động làm nó. Ngày hôm sau, anh ta đi ra ngoài và đánh bại tính cách cá nhân của mình trong thực tế.
Tóm lại:
Tình trạng mà thỉnh thoảng bạn bắt gặp là kết quả trực tiếp của tình trạng mà bạn sử dụng cơ thể hình ảnh và âm thanh tạo ra trong tâm trí.
Bây giờ, bạn biết nó ảnh hưởng đến trạng thái của bạn như thế nào, bạn không phải phó mặc cho người khác hay hoàn cảnh làm cho bạncảm nhận một tình trạng cụ thể. Bằng việc chịu trách nhiệm cho những hình ảnh trong tâm trí mình, những điều mà bạn tự nói với mình (và cách mà bạn nói với chúng), và cách mà bạn sử dụng cơ thể, bây giờ bạn có thể chọn bạn muốn cảm giác như thế nào trong bất kì tình huống nào.
Sự phê bình tinh thần
Không có điều gì chặn bạn nhanh hơn những lời chỉ trích của người sai trái tại thời điểm sai trái. Và sự chỉ trích tồi tệ nhất mà bạn luôn gặp phải là người sống trong tâm trí bạn. Cách mà bạn nói với chính mình có tác động sâu sắc đến trạng thái cảm xúc của bạn.
Ví dụ, khi bạn mắc sai lầm, hãy xem xét giọng điệu bạn sử dụng khi nói chính mình. Bạn nói “Ồ, vui quá, bạn đã rút ra một kinh nghiệm khác” hay nó như thế này “bạn là thằng ngu và thật sự bàng hoàng trong lúc này” hay “khi nào bạn biết đến?”.
Hãy nhớ thời gian khi bạn mắc một sai lầm lớn và gợi cho bạn đã nói với chính bạn như thế nào. Nó có vẻ giống cái gì?. Có là sự chỉ trích, tức giận, mỉa mai hay nhẫn nhục?.
Nhiều người lạm dụng điều đó chỉ vì có ý kiến trong đầu buộc họ lắng nghe nó. Nhưng chủ nghĩa phê bình có nghĩa la suy diễn, và nếu ý kiến tinh thần của bạn không ủng hộ bạn, hãy thử kinh nghiệm đơn giản này…
Phê bình tinh thần
1.Dừng lại và nói với chính mình bằng giọng phê bình, nói với những điều bực mình này bằng giọng không vui.
2.Bây giờ, chú ý bạn làm điều đó ở đâu. Nó dường như xuất phát từ bên trong hay bên ngoài đầu bạn? Nó ở phía trước, hai bên hay ở phía sau.
3. Hãy duỗi cánh tay và chìa ngón cái ra.
4. Dẫu sự phê phán đó ở bất cứ đâu, hãy đưa nó xuống cánh tay đến đầu ngón tay, bây giờ nó sẽ nói với bạn từ đây.
5. Kế tiếp, hãy giảm cường độ và thay đổi chất giọng của nó. Tạo ra âm thanh khiêu gợi hay tăng tốc để có âm thanh như chuột Mickey.
Âm thanh nghe có vẻ ít đe dọa hơn phải không?
Mặc dù bây giờ thay đổi lời nói trong tâm trí bạn thì dễ dàng, nhưng điều quan trọng để nhớ rằng sự căng thẳng từ lời chỉ trích đó là tích cực – hãy dừng lại từ những lỗi lầm và giúp bạn làm những điều tốt hơn. Tuy nhiên, chủ nghĩa phê phán cần được hiểu ngầm nếu nó hữu dụng.
Hình dung bạn muốn giúp một đứa trẻ học vài điều mới mẻ. Nếu bạn cứ tiếp tục la hét chúng về sự vô dụng mỗi lần chúng mắc sai lầm, thì chúng sẽ nhanh chóng mất sự tự tin. Tuy nhiên, nếu bạn dùng lời lẽ khuyến khích chúng, trong khi đó chỉ ra điều để xem hay cách tốt hơn để làm điều đó, bạn sẽ tạo ra một kết quả hoàn toàn khác.
Bây giờ hãy thử phương pháp này cho bạn:
1.Hãy nhớ thời gian khi bạn mắc sai lầm và bạn tự chỉ trích bản thân gay gắt. Hãy nhớ lại chính xác điều bạn đã nói.
2.Bây giờ hãy tự hỏi: “Mình có thể nói một thông điệp tương tự trong một cách khuyến khích như thế nào?”
3. Hãy quay về thời gian mà bạn tạo ra lỗi lầm, lần này thay vì đưa ra chính bạn về chủ nghĩa phê bình suy diễn.
Qua những ngày kế tiếp, hãy đặc biệt chú ý tới cách bạn nói với chính mình. Với cách xử sự bằng giọng nói của bạn và nội dung thông điệp đến khi bạn cảm thấy tốt hơn.
Quan điểm là:
Bạn chọn bạn kiểm soát.
Bạn cảm giác như thế nào điều mà bạn muốn, khi nào bạn muốn.
Trong khi một điều tuyệt diệu có thể thay đổi trạng thái của bạn trong phút chốc, thì nó càng hữu dụng để có thể liên tục cảm thấy tháo vát trong mọi tình huống yêu cầu bạn nỗ lực hết sức. Những vận động viên hàng đầu của Olympic không huấn luyện thể chất trong bốn năm và sau đó “hi vọng” họ sẽ cảm thấy tốt hơn vào ngày thi đấu. Họ lên chương trình cho tinh thần và thể xác để tự động đưa vào những trạng thái tốt khi có tính chất quan trọng nhất trong giờ phút thi đấu.
Nhằm mục đích cung cấp cho bạn một kinh nghiệm lên chương trình thành công cho tinh thần và thể xác của mình, tôi sẽ dẫn dắt bạn qua hai bài tập đơn giản để nâng cao sự tự tin trong bất cứ tình huống nào. Bạn có thể trở lại bài học này bất cứ lúc nào và thay thế bất cứ điều gì bạn muốn.
Bạn càng luyện tập những bài tập này thì bạn càng trở nên tự tin ở một mức độ làm cho bạn thoải mái hơn.
Dù bạn đã thử nghiệm bằng việc nâng cao sự tự tin này ngay lập tức hay dù nó xảy ra ít nhiều trong mỗi lần bạn luyện tập, thì không có vấn đề gì cả. Ví dụ, tôi đã từng chứng kiến một người dễ bị dao động về thần kinh vượt qua sự lo sợ ở họ chỉ trong vài phút; tôi cũng từng thấy người mà bị tê liệt bởi giai đoạn khiếp sợ, dần dần tiến triển đến mức họ có thể trò chuyện với một thính giả như thể họ đã từng làm trong suốt cuộc đời.
Chúng ta hãy bắt đầu. Trước tiên đọc sơ qua toàn bộ những kĩ năng để bạn làm quen từng bước một, sau đó tiếp tục.
Tăng sự tự tin tức thời
1.Giữ đầu bạn thằng thoải mái và thư giãn vai. Hãy để xương sống chống đỡ bạn. Hình dung một cây kim vàng len lỏi theo phương thẳng đứng khắp cột sống và hướng thẳng lên trời và cây kim đó chống đỡ bạn. Hãy để bản thân thư giãn, được cây kim đó giữ an toàn. Sự thư giãn theo phương thẳng đứng này là vị trí tự nhiên của sự tự tin và sẽ là điều tự nhiên khi bạn thở.
2. Bây giờ hãy nhớ lại thời gian bạn hoàn toàn tự tin. Bây giờ trở lại hoàn toàn với thời điểm đó, thấy điều mà bạn đã thấy, nghe điều mà bạn đã nghe và bạn cảm thấy nó tốt như thế nào. (Nếu bạn không nhớ thời điểm đặc biệt đó, hãy hình dung cuộc sống của bạn sẽ tốt hơn nhiều như thế nào nếu bạn hoàn toàn tin tưởng và chắc chắn – nếu bạn có tất cả quyền lực, thì có thể bạn luôn cần đến sức mạnh và niềm tin.)
3. Bây giờ làm cho màu sắc sáng thêm và lộng lẫy thêm, âm thanh to thêm và cho phép cảm giác tự tin của bạn mãnh liệt hơn.
4. Chú ý nơi mà cảm giác tự tin đó mạnh liệt nhất trên cơ thể bạn. Cho những cảm giác tự tin này một màu sắc, di chuyển nó lên đỉnh đầu và đi xuống dưới những ngón chân. Gấp đôi sự sáng chói. Làm lại hai lần.
5. Lặp lại từ bước 2-4 ít nhất nhiều hơn 5 lần. Hình dung đầy sức sống về sự kiện đó ở nơi bạn lấy lại tự tin. Bạn có thể sử dụng kinh nghiệm tương tự hay thêm những cái mới cho mỗi lần như vậy.
Chuyển đổi sự tự tin
Bây giờ bạn biết cách tăng thêm sự tự tin bất cứ lúc nào bạn chọn bạn muốn có thể có một chuyển đổi như thế nào cho phép bạn xua đuổi cảm giác tự tin bất cứ lúc nào bạn cần nó?
Vào sau những thập niên 1900, nhà khoa học người Nga Pavlov đã chỉ đạo và thí nghiệm nổi tiếng nơi mà ông đã cho thức ăn tới những con chó tới cùng thời điểm ông ta lắc chuông. Sau khi làm nhiều lần con chó đã quen với việc rung chuông cho ăn, và trong khoảng thời gian ngắn khi ông ta lắc chuông thì con chó chảy nước bọt. Ông ta đã tạo ra mối quan hệ giữa tiếng chuông và thời gian cho ăn. Không có sự nối kết của hai sự vật, nhưng qua sự lặp lại nhiều lần, thì một sự nối kết thần kinh được tạo ra trong trí óc của những con chó.
Một lý do khoa học đơn giản cho điều này là: Bộ não là một đống của hàng triệu dây thần kinh, mỗi ý kiến hay ký ức đều đưa vào đường dẫn riêng của nó. Bất cứ khi nào chúng ta làm điều gì mới, thì chúng ta tạo ra một đường dẫn mới vì thế chúng ta có thể truy xuất lại kinh nghiệm đó một cách dễ dàng hơn. Mỗi lần chúng ta lặp lại một hành vi đặc biệt thì chúng ta nỗ lực kết nối với đường dẫn thần kinh cũng như là bạn đi xuống một lối mòn băng qua mọi cánh đồng thì nó trở thành một lối dễ dàng hơn.
Cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong bộ não thực chất tạo cho thể trạng lớn thêm qua sự lặp lại của hành vi… Tức là người ta trở nên kiên nhẫn như thế nào để có những thói quen chắc chắn như hút thuốc và ăn nhiều. Chúng ta có thể sử dụng kiến trúc tinh thần tương tự đó để thiết kế những đường dẫn thành công, hạnh phúc và tạo ra những mối tương quan cho phép chúng ta “bật lên” những cảm giác nào đó bất cứ lúc nào chúng ta muốn.
Tôi nhớ cách đây nhiều năm khi tôi hợp tác với một nhà khởi xướng lớn, người đã thử thôi miên cuộc đời tôi và trình diễn ở các rạp hát lớn nhất London. Trước kia tôi chưa từng diễn ở bất cứ nơi nào như thế, và lần đầu tôi đã đứng trên sân khấu trong vài ngày trước khi biểu diễn và hướng nhìn về phía khán phòng trống vắng, tôi cảm thấy bắt đầu lo sợ.
Để chuyển đổi cấp độ tự tin, tôi biết phải trình diễn theo cách tốt nhất của tôi, tôi đã làm bài tập tương tự như bạn làm. Tôi đã tạo mối quan hệ giữa cảm giác tự tin và cử chỉ vật lý đơn giản và tôi hình dung một cách sống động về sự kiện sẽ diễn ra tốt đẹp.
Buổi tối trình diễn tôi cảm thấy một ít không chắc chắn về cảm giác như thế nào khi tôi ra ngoài đó. Tuy nhiên, khi tôi bước ra thì một sự yên lặng bao trùm qua tôi và tôi đã hoàn thành buổi trình diễn. Mặc dù những thử thách không thể tránh được xảy đến theo cách của tôi, tôi cảm thấy quá bình tĩnh và trong tầm kiểm soát tôi đã giao tiếp với tất cả chúng một cách thụ động.
Tôi sẽ hướng dẫn bạn truy xuất trạng thái tích cực mạnh mẽ này. Mỗi lần bạn trải qua một đỉnh của cảm giác tốt, thì hãy nhấc ngón cái và ngón giữa của cả cánh tay lại với nhau để tạo ra một mối liên hệ giữa sự tự tin và cử chỉ vật lý. Qua thời gian, cử chỉ này sẽ trở thành sự chuyển đổi sự tự tin ở bạn, đủ cho bạn có thể truy xuất những trạng thái tin cậy nhất ở ý chí.
Đây là tiến trình chắc chắn tôi sử dụng cho bản thân tôi. Khi trở lại, trước khi bạn trải qua kĩ năng này đầu tiên hãy đọc qua để biết từng bước một:
Chuyển đổi sự tự tin
1.Hãy nhớ thời gian mà bạn thật sự cảm nhận, thật sự tin cậy. Bây giờ hãy trở lại nó – thấy điều bạnđã thấy, nghe điều mà bạn đã nghe và cảm thấy bạn cảm nhận như thế nào. (Nếu bạn không thể nhớ một thời điểm mà hình dung cuộc sống của bạn tốt hơn nhiều như thế nào nếu bạn hoàn toàn tin cậy – nếu bạn có tất cả quyền lực, sức mạnh và tự tin bạn có thể cần).
2. Khi bạn tiếp tục xuyên qua kí ức này, hãy tô điểm cho màu sắc sáng hơn và lộng lẫy hơn, âm lượng to hơn và cảm giác mạnh mẽ hơn.
3. Khi bạn cảm nhận những cảm giác tốt này, thì tì chặt ngón cái và ngón giữa của hai tay lại với nhau.
4. Bây giờ tì ngón cái và ngón giữa lại với nhau rồi hồi tưởng những cảm giác tốt nhất.
5. Lặp lại những bước từ 1-4 một vài lần với những kí ức tích cực khác nhau đến khi việc tì chặt ngón cái của bạn và ngón tay lại với nhau bắt đầu mang lại những cảm giác tốt này.
6. Vẫn giữ ngón cái và ngón tay với nhau, nghĩ về tình huống mà bạn muốn cảm nhận tự tin hơn. Hình dung những điều sẽ hoàn hảo hơn, đi dúng hướng mà bạn muốn. Xem điều bạn sẽ xem, nghe những điều bạn sẽ nghe và cảm nhận nó tốt như thế nào.
Hãy luyện tập điều này mỗi ngày. Tâm trí thì rất nhạy cảm, và khi bạn cảm thấy tin tưởng hơn nhiều chạy khắp những viễn cảnh này trong sự tưởng tượng bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn khi chúng xuất hiện ở thế giới thực.
Bất cứ khi nào bạn cảm thấy có sự thử thách, đơn giản trở lại sự chuyển đổi tự tin bằng cách siết chặt ngón cái và ngón giữa lại với nhau. Tập trung vài phút, và truy xuất trạng thái tự tin của tinh thần.
Bí mật của sự thu hút
Tất cả chúng ta đều biết con người có một năng lực tạo sức thu hút. Khi họ bước vào căn phòng, đèn bật sáng và chúng ta cảm thấy bị lôi cuốn vào họ. Họ không phải là cuộc sống và linh hồn của buổi tiệc, nhưng vài điều ở họ làm cho họ có một sự thu hút bí mật. Nhiều ngôi sao Hollywood không phải là những nam diễn viên sáng chói, nhưng vài điều phát ra bên trong họ đã lôi cuốn quá nhiều người. Đó là năng lực mà chúng ta gọi là sức thu hút.
Những người có sức hút cảm thấy thoải mái về chính bản thân họ. Bởi vì họ bằng lòng với những gì họ có, họ không tỏ ra thất vọng về sự tán thưởng của những của những người khác vào mối liên hệ của họ. Mỉa mai thay, đó là lý do tại sao chúng ta bị thu hút vào họ.
Bây giờ tôi sẽ hướng dẫn bạn qua hai kỹ năng yêu thích của tôi để vận hành sự tự đánh giá về bản thân mình, tạo cho bạn cảm giác yên tĩnh và nhiều lòng tin vào thế giới này.
Đôi mắt tình yêu
1.Nếu thích hợp, hãy nhắm mắt lại và nghĩ đến một ai đó mà bạn yêu hay cảm kích sâu sắc với bạn. Nhớ họ trông như thế nào và hình dung bây giờ họ đang đứng trước bạn.
2. Từ từ bước ra khỏi cơ thể bạn vào cơ thể người bạn yêu. Nhìn qua đôi mắt, nghe qua tai họ, và cảm nhận tình yêu và những cảm giác tốt đẹp mà họ có khi bạn tự nhìn chính mình. Thật sự chú ý tỉ mỉ điều mà họ thích và đánh giá về bạn. Nhận ra và ý thức về những phẩm chất thu hút này mà có lẽ bạn không đánh giá được bản thân cho đến lúc này.
3. Bước trở lại cơ thể bạn và nghĩ một lát để tận hưởng cảm giác tốt đẹp về hiểu biết này mà bạn có được yêu và được đánh giá chính xác như bạn có.
Kỹ năng tiếp theo thì tuyệt hảo làm bạn có cảm giác thu hút nhiều hơn như một người, và được nghĩ ra bởi đồng nghiệp của tôi Michael Breen. Để làm điều đó bạn cần có một chiếc gương soi. Bạn sẽ tạo ra mối liên tưởng giữa phản ứng của bạn với nhiều lời ca tụng mà bạn nhận được qua thời gian sống của mình.
Một trong những lý do làm cho kỹ năng này hoạt động quá tốt là bởi vì mọi người thỉnh thoảng nhận những lời tán thưởng và khen ngợi. Đôi khi nó có vẻ tầm thường, như: “Này, hôm nay bạn trông dễ thương đấy” hay “Bạn của tôi nghĩ rằng bạn thật lộng lẫy”. Những lần khác, nó có ý nghĩa hơn như “Bạn có biết nhiều người kính trọng bạn không?” hay “Cảm ơn vì bạn cho tôi biết bạn là ai và đang làm gì”.
Thành thật, những lời tán thưởng tích cực từ người khác, đặc biệt là sự đánh giá bạn không thể nhìn thấy hay lĩnh hội đầy đủ quan điểm mà bạn có vào lúc đó, có thể là giá trị trong việc học để đánh giá những phẩm chất của riêng bạn đầy đủ hơn và bây giờ làm tăng thêm tăng thêm lòng tự trọng của bạn.
Điều gì đúng với bạn
1. Đứng trước gương với đôi mắt nhắm lại, gợi nhớ một thời gian đặc biệt khi bạn được trả tiền thưởng từ người nào đó mà bạn kính trọng hay tin tưởng.
2. Khi bạn gợi nhớ tới lời ca tụng và sự thật tình của người đã nói nó, hãy đặc biệt chú ý tới cảm giác của bạn về sự tin tưởng và quan tâm đến người khác.
3. Khi bạn thấy thật mạnh khỏe như có thể, hãy mở mắt ra và nhìn vào gương cho phép bản thân thấy được điều người đó thấy, và chú ý đến cảm giác đó như thế nào.
4. Khi bạn cảm thấy tuyệt vời với chính mình, hãy ép ngón cái và ngón giữa lại. Cho phép những cảm xúc về tính ích kỉ và tự trọng pha lẫn với những cảm giác tự tin đã sẵn có ở đây.
Hãy nhớ sử dụng những kĩ năng này hàng ngày và đừng quá ngạc nhiên về việc bạn trở nên tự tin và thu hút như thế nào. Khi sự tự tin ở bạn tăng lên mỗi ngày, bạn sẽ thấy chính mình làm được những điều mà bạn chỉ từng mơ đến một cách tự nhiên!
Sự phát triển khả năng thông minh cho cảm xúc
OK, chúng ta sẽ đi đến đoạn kết của một trong những bài học quan trọng nhất mà bạn đã từng học. Chúng ta đã thấy được mình có thể thay đổi cảm giác như thế nào bằng sự thay đổi cách mà chúng ta sử dụng cơ thể của mình, cách mà chúng ta tự nói với chính mình và những hình ảnh được tạo trong tâm trí. Vậy thì điều này có ý nghĩa chúng ta sẽ không bao giờ cảm thấy tức giận, buồn phiền hay lo sợ trở lại?
À, thỉnh thoảng, đối với một số người thì nó có thể là điều đơn giản, nhưng với hầu hết chúng ta có một khía cạnh đời sống cảm xúc khác phải được xem xét.
Làm việc với những cảm giác thật sự đang học cách sử dụng cảm xúc thông minh của bạn đầy đủ. Đó là toàn bộ thế giới hiểu biết và xuyên suốt qua những cảm xúc của bạn.
Một cảm xúc là một ít giống như một ai đó gõ cửa nhà bạn để đưa tin. Nếu thông điệp là khẩn cấp, tiếng to gõ lên. Nếu rất khẩn cấp thì tiếng gõ rất to. Nếu bạn không mở cửa thì tiếng gõ ngày càng to cho đến khi nào bạn mở cửa. Sau đó đưa thông tin cho bạn. Ngay khi bạn hiểu một phần thông tin, nó trở thành một phần của sự tự hiểu. Bạn đã được thay đổi, và cảm xúc đã thực hiện công việc của nó.
Điều này không có nghĩa là tất cả những cảm xúc là những hướng chính xác để hành động. Xa hơn. Nhưng để tiến đến sự thông thái cho cảm xúc, chúng ta phải làm việc với chúng. Chúng ta phải nhớ rằng chúng ta trải qua một thứ hạng to lớn của cảm giác – hầu như thứ hạng lớn mà chúng ta đã nghĩ. Vài suy nghĩ của chúng ta là tầm thường và không có ý nghĩa, những suy nghĩ khác thì có ý nghĩa và đáng giá. Nó giống với cảm giác của chúng ta. Một số cảm giác thì bình thường và những cảm giác khác thì tự hào.
Thật không may, nền văn hóa phương Tây trong 300 năm qua đã đánh giá thấp những cảm xúc. Hơn nữa, hầu như những nền văn hóa phương Tây đặt giá trị cao vào sự im lặng và lờ đi những phản ứng của cảm xúc. Nhưng học để điều khiển những cảm xúc của mình và để hiểu chúng là một phần của sự trưởng thành cơ bản, như học để vận dụng tâm trí một cách rõ ràng, hay sử dụng đôi tay để viết hoặc vẽ hay làm điều gì đó.
Ở thời điểm này, có lẽ bạn sẽ tự hỏi: Tôi có thể nói sự khác nhau giữa những cảm xúc chỉ là những phản ứng với những hình ảnh trong đầu tôi với những cảm xúc có thông điệp quan trọng mà tôi cần học như thế nào?
Câu trả lời thật đơn giản. Nếu cảm xúc không quan trọng, không còn tin cậy đến cuộc sống của bạn, thì nó đánh bóng khi bạn thay đổi những hình ảnh trong đầu. Nếu nó quan trọng và liên quan đến những tình huống thật và hiện thực mà bạn cần phải học từ đó thì nó sẽ trở lại và cứ lặp đi lặp lại mãi. Trong trường hợp đó, khi những cảm xúc trỗi dậy, bạn cần lắng nghe và học từ nó. Về việc làm điều đó như thế nào, hãy đọc tiếp…
Tính chất phủ quyết nhanh
Kỹ năng cuối cùng cho hôm nay là một trong những kĩ năng mạnh nhất cho toàn bộ cuốn sách và mọi người có thể được lợi từ nó.Tôi bắt đầu sử dụng nó lần đầu tiên vào năm 1990 và tôi ngay lập tức chú ý đánh dấu sự tiến triển trong sự tự tin và có khả năng giải quyết những vấn đề rồi tiến tới những mục đích của mình.
Chúng ta đã nhận ra rằng chúng ta ngày càng thường xuyên lặp lại kiểu mẫu của hành vi cư xử thì kiểu mẫu đó càng mạnh thêm. Khi chúng ta theo đuổi tính chất phủ định đó qua nhiều năm, thì chính chúng ta tự bó buộc chặt vào tính chất phủ định đó.
Phần còn lại trong tuần, bạn sẽ tiếp tục làm gián đoạn kiểu mẫu đó. Thay vào đó bạn sẽ loại bỏ tính chất tiêu cực và rút ra cho bản thân nhiều tích cực hơn. Đừng đọc điều này: Hãy sống cho tuần lễ kế tiếp. Tiến trình này đơn đôc sẽ ghi lại sự hoạt động phần mềm trong tâm trí bạn – nó là một quá trình sẽ phục vụ tốt cho bạn trong phần còn lại của cuộc đời.
Đây là cách nó làm việc:
Trong tuần lễ kế tiếp, bất cứ lúc nào bạn cảm thấy tồi tệ về bất cứ điều gì, hãy dừng những công việc mà bạn đang làm (ngay khi nó an toàn để làm) và thực hiện 5 bước dễ dàng này…
Tính chất phủ quyết nhanh
1. Hãy hỏi chính bạn điều gì làm bạn cảm thấy tồi tệ và chú ý đến hình ảnh, âm thanh hay những lời nói xuất phát từ tâm trí của bạn.
Hãy nhớ, cảm xúc của bạn là những tín hiệu, để cho bạn biết khi nào bạn cần chú ý thêm tới khía cạnh cảm nhận của mình. Mọi cảm giác thân thể được nối kết hình ảnh bên trong, âm thanh hay những lời bạn nói với chính mình trong tâm trí.
2. Hãy lắng nghe thông điệp hay sự chú ý tích cực của cảm xúc.
Những cảm xúc tiêu cực chỉ là những thông điệp được gửi bằng tinh thần và thể xác, để cho bạn biết thời gian phải chú ý đến vài điều. Ví dụ, nếu tôi có cảm giác lo lắng rồi tôi dừng lại và chú ý, thì điều xảy đến trong tâm trí là hình ảnh của cuộc họp sắp đến. Trong tâm trí tôi đang cố cảnh báo những điều mà có thể sai trái trong cuộc họp đó và tôi chắc chắn có một sự chuẩn bị tốt hơn.
3. Hành động cho thông điệp
Vì vậy, trong ví dụ của chúng ta, tôi có thể liệt kê tất cả những điều mà tôi có thể làm để ngăn chặn sự xuất hiện của những vấn đề đó và hành động ít nhất một trong số chúng.
4. Tắt thông điệp
Điều này giống như việc gác điện thoại hay điều chỉnh chuông báo khói. Khi chúng ta cần cảnh báo tâm trí, tôi đưa tất cả màu sắc ra khỏi ảnh và thu chúng lại với kích cỡ của bưu thiếp rồi quẳng nó đi. Nếu hình ảnh thụt ra sau, đó là vì vẫn còn vài điều bạn cần cảnh tỉnh, hay tìm ra đó là gì.
5. Lên chương trình cho ước mong tương lai của bạn
Cuối cùng những sự kiện hình dung chắc chắn sẽ đi theo hướng mà bạn muốn. Trong ví dụ về cuộc họp sắp đến của tôi, tôi đã làm một cuốn phim lớn và sánh chói về cuộc họp sẽ hoàn hảo và xem tất cả cách hướng tới một kết thúc tốt đẹp.
Kiểm tra tiến trình bên ngoài bản thân bạn.
1. Hãy nghĩ về những điều mà bạn cảm thấy tồi tệ và chú ý đến hình ảnh xuất hiện trong tâm trí.
Khi đó bạn chú ý tới hình ảnh đó
– Nó có màu đen hay trắng?
– Nó ở đâu? Có ở phía trước bạn không? Hay ở bên trái hay phải?
– Nó lớn hay nhỏ?
– Nó là cuốn phim hay vẫn là hình ảnh?
– Nó là một khối ảnh hay trong suốt?
– Có âm thanh nào cho hình ảnh này không?
2. Bây giờ dừng lại
Tất cả những thông tin này đưa đến những cảm giác tồi tệ cho sức mạnh của nó và bạn vô tình tiếp diễn cho đến một lúc. Bây giờ bạn đã ý thức về nó, chúng ta sẽ hỏi sự căng thẳng đó là gì. Cảm xúc muốn đưa cho bạn thông điệp gì?
3. Bây giờ, phải có vài phút để quản trị một số cách mà bạn có thể giải quyết những vấn đề này. Nếu bạn có thời gian, bạn có thể viết ra một số chú ý, nếu không, chỉ yêu cầu tâm trí vô tình của bạn nhắc nhở bạn ở cơ hội sẵn có kế tiếp.
4. Sau đó, đưa tất cả màu sắc ra khỏi hình ảnh, thu chúng lại và quẳng đi. Nếu nó xuất hiện trở lại, hãy hỏi bản thân liệu có bất cứ điều gì bạn đã bỏ lỡ, sau đó vắt khô màu lần nữa, thu nó đủ nhỏ và ném nó ra xa lần nữa.
5. Cuối cùng, hãy bỏ ra vài phút để hình dung cuộc sống của mình khi bạn thích thú.
Bạn muốn như thế nào? Bạn thích làm gì? Bạn muốn có điều gì nhất?
Với mọi thói quen chúng ta có, đó là một “đầu nhọn mà” chỉ ra với cái gì trở nên dễ dàng hơn là bài tập; dễ để ăn khỏe hơn ăn béo, nghĩ giàu dễ hơn nghĩ nghèo khổ.
Mỗi lần bạn luyện tập, bạn sẽ có những lợi ích nhưng bạn chỉ có được những lợi điểm kinh ngạc nhất của kỹ năng này. Nếu bạn thực hành nó chính xác qua quan điểm chủ yếu này. Vận dụng nó khi mỗi lần bạn cảm thấy tồi tệ về bất cứ điều gì trong tuần tới. Qua kĩ năng lặp lại tuyệt đối này, bạn sẽ tự điều chỉnh cho sự thành công. Bạn sẽ trở nên tích cực hơn, mãnh liệt hơn và lạc quan hơn. Bạn sẽ bắt đầu nhìn cuộc sống có nhiều lạc quan hơn, hãy xem những cơ hội thành công và đạt được trong những tình huống trước kia bạn cảm giác lo sợ, thất bại và nhiều điều tương tự.
Cho đến ngày mai.
Chương kế tiếp tôi sẽ chia sẻ với bạn những bí mật của một triển vọng tích cực – làm cách nào bạn đưa vấn đề đó vào cơ hội để học tập, thay đổi và thành công!
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.