Thay đổi cuộc sống của bạn trong bảy ngày

NGÀY 3 : Sức mạnh của triển vọng tích cực



Nghệ thuật về tâm trạng

Trước khi bắt đầu

 – Lắng nghe bài học lên chương trình cho tâm trí lên đĩa CD

 – Xem lại bài tập tái lập chương trình tiềm thức của bạn từ trang 45

   – Hãy làm bài tập sau để tạo ra một trạng thái tích cực

1.Hãy nhớ lại thời gian khi bạn cảm thấy thật sự tốt. Bây giờ hãy quay lại – xem những điều đã thấy, nghe những điều đã nghe và bạn có cảm giác tốt như thế nào. (Nếu bạn không thể nhớ lại thời gian đó, hãy hình dung cuộc sống của bạn sẽ tốt hơn bao nhiêu nếu bạn hoàn toàn tự tin – nếu bạn có tất cả quyền lực, thì bạn sẽ luôn cần có sức mạnh và sự tự tin.

2. Khi bạn tiếp tục thông qua kí ức này, hãy làm cho màu sắc sáng hơn và rực rỡ hơn, âm thanh to hơn, và cảm giác mạnh hơn.

3. Khi bạn cảm thấy có những cảm giác tốt, hãy ép chặt ngón tay cái và ngón giữa một trong hai bàn tay lại với nhau.

4. Bây giờ ép ngón tay cái và ngón giữa lại với nhau và hồi tưởng cảm giác tốt đó. Hãy nghĩ tới những ngày còn lại phía trước, cảm giác và hình dung những điều sẽ trở nên hoàn hảo, đi theo lối bạn muốn. Hãy xem những gì bạn sẽ thấy, nghe những gì bạn sẽ nghe và cảm giác nó tốt như thế nào.

Xin chúc mừng! Bạn đã lên chương trình cho chính mình để có một ngày tuyệt vời.

Có một câu chuyện xưa thật là xưa về một người nông dân ở Trung Hoa. Vào năm đó, thời tiết rất tốt và mùa màng phát triển mạnh mẽ và năng suất cao, tất cả những người hàng xóm nói rằng ông thật may mắn khi có một vụ mùa bội tốt như vậy và ông trả lời “Có lẽ vậy”. Ngày hôm sau, trước khi ông bắt đầu thu hoạch thì một đàn ngựa hoang chạy xuống đồng bằng và giẫm lên đất thu hoạch của ông. Những người hàng xóm đến bao quanh và nói rằng ông thật không may mắn để mất đi một vụ thu hoạch tốt.

Người nông dân trả lời “Có lẽ vậy”. Vào ngày kế tiếp con trai của người nông dân đi ra ngoài với một dây thừng dài và đã bắt được một con ngựa hoang đực cùng 8 con ngựa cái, thế rồi những người hàng xóm đến chiêm ngưỡng những chú ngựa này và nói với người đàn ông thật may mắn. Người nông dân đáp lại “Có lẽ vậy”. Vào buổi sáng sớm, con trai của người nông dân bắt đầu thuần hóa những chú ngựa và chẳng sớm muộn gì anh ta cũng bị chú ngựa đực ném anh ta xuống đất và đã bị gãy chân.

Những người hàng xóm đưa anh ta vào nhà và thương xót cho người nông dân, ông ta thật không may, con trai duy nhất của ông bị thương quá trầm trọng. Người nông dân trả lời “Có lẽ vậy”. Vào ngày kế tiếp, quân lính của nhà vua kéo đến ngôi làng để tham chiến một trận đánh lớn và tất cả những đàn ông khỏe mạnh được tuyển dụng vào quân đội. Nhưng người con của người nông dân không được tham gia bởi vì đôi chân gãy của anh. Tất cả những người hàng xóm đã nói với người nông dân ông may mắn làm sao, con ông ta đã tránh được lệnh quân ngũ và người nông dân đã nói “Có lẽ vậy”.

Sức mạnh của triển vọng tích cực

Cách đây hai năm, tôi đã gặp diễn viên Will Smith tại buổi tiệc. Tôi đã nói với anh ta là tôi say mê những tác phẩm của anh và tôi nghĩ anh có một truyền cảm tích cực tới nhiều người. Ông ta đã dừng lại, nhìn tôi, nghĩ về điều tôi đã nói, và trả lời “Cảm ơn – cảm ơn rất nhiều. Nhưng tôi phải nói rằng thật dễ cho tôi – tôi là người da đen”

Khi tôi hỏi anh về quan điểm khá lạ này, anh nói anh từng là một cậu bé, anh đã vận dụng khả năng của triển vọng. Trong bất kì tình huống nào, anh ta mong đợi một sự thật nhưng cách lựa chọn cao cho suy nghĩ làm cho anh cảm thấy tích cực và thúc đẩy ông ta làm những điều xảy ra.

Có lẽ một trong những khái niệm quan trọng trong cuốn sách này là:

Kinh nghiệm sống của bạn ảnh hưởng chủ yếu bởi những triển vọng mà bạn thấy. Phụ thuộc vào những tình huống hay sự kiện mà chúng ta sẽ cảm nhận và cư xử khác nhau.

Một số người luôn cố gắng nhìn vào những sự việc theo hướng tích cực. Họ có khả năng tạo dựng bất kì tình huống nào theo cách để đưa cảm giác có khả năng và sức mạnh. Họ có thể nắm bắt một tình huống dường như tiêu cực và tái tạo lại nó để tìm ra tính tích cực.

Cách đây một thời gian, tôi đã gặp sĩ quan RAF cũ tên là John Nichol, người đã bị bắn hạ khi đang thực hiện một nhiệm vụ tối mật trong cuộc chiến tranh vùng vịnh. Kết quả là John bị quân lính Iraq tra tấn giã man. Khi tôi hỏi làm thế nào anh xoay sở vượt qua thử thách kinh khủng đó, anh giải thích đã tạo dựng nó trong tâm trí mình. Anh ta biết là không có vấn đề gì, sự tra tấn và đau đớn sẽ kết thúc. Hoặc cả người bắt anh sẽ trở nên nhàm chán, hoặc anh sẽ chết. Mặc dù ở trong tình huống khủng khiếp như thế nhưng sức mạnh về viễn cảnh biết rằng nó sẽ dừng lại đã cho anh ta sức mạnh để vượt qua.

Bạn có thể thay đổi cuộc sống của mình với sức mạnh của những triển vọng tích cực – bài học hôm nay sẽ dạy bạn làm điều đó như thế nào.

Truyền thông và phương tiện

Một sự giao tiếp có hiệu quả cao có thể tái hiện lại bất kì điều gì để tạo ra một triển vọng hay sự giải thích khác nhau. Thực tế là ngày nay có quá nhiều tiện lợi trong truyền thong chỉ về một điều mà bạn có thể biết chắc chắn, đó là nếu bạn không chịu trách nhiệm cho những trạng thái mà bạn hình thành trong cuộc sống, thì mọi người khác sẽ làm.

Chúng ta không chùn bước, mà chúng ta đang tiến lên theo một hướng khác.

 GENERAL GEORGE S. PATTON

 – Những nhà quảng cáo phải chi nhiều tiền cho những sản phẩm của họ theo cách tốt nhất. Họ làm nó bằng cách tạo ra những ý kiến về sản phẩm họ bán và sẽ thu hút hơn, khỏe khoắn hơn, hạnh phúc hơn hay hợp thời trang hơn.

 – Những mối quan hệ công chúng được dàn xếp thích hợp để thực hiện quan điểm của bạn tốt nhất.

 – Những nhà tiếp thị, những chính trị gia và những tôn giáo tất cả trở nên thành thạo trong việc đưa ra những sản phẩm dịch vụ hay quan điểm của bạn tốt nhất.

– Những phương tiện truyền tin mới định hướng những quan điểm của chúng ta về thế giới bằng những câu chuyện mà họ đã chọn để tường thuật. Hơn là làm những quyết định dựa trên điều sẽ giúp đỡ chúng ta làm những quyết nosh được thông báo trước về thế giới, tất cả thường là chủ nghĩa máy móc cho sự chọn lựa điểm gì nổi bật và cái gì sẽ giảm xuống và cái gì sẽ tăng lên.

Cho dù bạn thái mỏng thế nào, thì vẫn luôn có hai phần

BARUCH SPINOZA

Trong nhiều cách tương tự như một thợ ảnh sẽ nói cho bạn biết điều gì quan trọng trong 1 bức ảnh, bằng việc anh ta quyết định đưa cái gì vào khung và cái gì phải loại bỏ, những ý nghĩa mà chúng tôi đóng góp cho những sự kiện trong cuộc sống được quyết định bởi những phần của kinh nghiệm mà chúng ta lựa chọn để làm quan trọng hơn. Sự phân tích của chúng ta cho bất kì tính huống nào phụ thuộc vào những gì mà chúng ta đưa vào hay loại bỏ từ khuôn khổ nhận thức của chúng ta.

Thực tế là: mọi thứ đều có mối liên hệ. Khi bạn nghĩ đến một tình huống xấu, đó là bởi vì bạn đang so sánh nó với những điều mà bạn lĩnh hội tốt hơn. Một trong những ví dụ ưa thích của tôi về điều này xuất phát từ lá thư của một sinh viên cao đẳng gửi cha mẹ cô:

Cha mẹ thân mến,

Xin lỗi vì lâu quá con không viết thư về cho cha mẹ, nhưng những dụng cụ viết thư của con đã bị hủy trong vụ hỏa hoạn ở căn hộ của con. Con đã xuất viện và bác sĩ bảo con nên có một cuộc sống khỏe mạnh bình thường. Một thanh niên đẹp trai, có tên là Pete đã cứu con thoát khỏi vụ hỏa hoạn đó và đã ngỏ lời chia sẻ căn hộ của anh với con.

Anh ta rất tốt và lịch sự và xuất thân từ một gia đình tốt, vì vậy con nghĩ cha mẹ sẽ đồng ý khi con kể cho cha biết rằng chúng con đã kết hôn vào tuần trước. Con biết cha mẹ cũng rất vui khi con báo cho cha mẹ biết rằng cha mẹ sắp là ông bà ngoại.

Thật vậy, không có trận hỏa hoạn, con đã không ở trong bệnh viện, con đã không cưới chồng và con đã không màng thai, nhưng con lại thi rớt môn sinh học và con muốn chắc chắn một điều khi con kể cho cha mẹ, cha mẹ đặt nó trong một triển vọng thích đáng.

Yêu cha mẹ

Con của cha mẹ

Tôi có một người bạn đã bày tỏ sức mạnh của sự so sánh triển vọng một cách đầy bi kịch. Trong nhiều tháng, người bạn của tôi tiếp tục kể cho tôi biết anh khiếp sợ như thế nào, chẳng bao lâu nữa anh ta sẽ ở lứa tuổi 40 và cô bạn gái trẻ hơn anh ta nhiều không muốn cưới anh ta nữa. Mặc dù tôi đã cố thuyết phục anh, nhưng anh vẫn khăng khăng suy nghĩ tới điều mà anh cho là “điều tồi tệ nhất có thể xảy đến” – có lẽ anh vẫn không được cưới và không có một gia đình ở tuổi 40.

Vào một ngày nọ, tôi thấy dường như anh trở nên trầm lặng hơn và không còn phàn nàn về tình huống của anh nữa. Khi tôi hỏi điều gì đã thay đổi anh, thì anh nói cô bạn gái của anh gần đây đã phát hiện trên ngực có một khối u. Mặc dù khối u lành tính, nhưng anh đã nhận thấy sự đối chiếu đe dọa mất cô ta vì căn bệnh ung thư, với việc không cưới được cô ta thì ít phiền muộn hơn lúc trước.

Hãy nhớ rằng, ưu điểm của khả năng quyết định tiến triển những sự kiện như thế nào, đó là nó sẽ đưa cho bạn nhiều sự lựa chọn hơn. Nhiều sự chọn lựa hơn sẽ đưa chúng ta một sự linh hoạt lớn dẫn tới một khả năng lớn ảnh hưởng tới những kết quả trong bất cứ tình huống nào.

Sự linh động là sức mạnh

Những năm qua, những chân vịt trên những con tàu đã từng gắn với những trục thẳng bằng kim loại. Nghĩ rằng đó là những vật liệu làm cho những con tàu mạnh nhất, vĩnh cửu và an toàn hơn. Thật không may những trục kim loại đó quá cứng, chúng sẽ gãy nếu đụng vào bất cứ thứ gì.

Ngày nay, những chân vịt trên con tàu được gắn với những khớp cao su linh hoạt – mặc dù dường như nó ít mạnh mẽ hơn những phần bằng kim loại, nhưng những khớp này có tuổi thọ và sự an toàn cao hơn qua sự linh hoạt của chúng.

Tương tự, những nhà nghiên cứu về ngành điều khiển học (một ngành khoa học tương đối mới) đã phát hiện ra rằng con người hùng mạnh nhất ở bất kì nhóm nào luôn có sự linh hoạt nhất. Cá thể có những cách nhìn vào những sự vật tối ưu nhất thì có nhiều chọn lựa nhất, và từ đó có được những khả năng lớn nhất về sự kiểm soát hậu quả ở bất kì những tình huống nào.

Nghệ thuật tạo dựng lại thế giới với một viễn cảnh tích cực không chỉ liên quan đến những vấn đề lu mờ mà còn liên quan đến sự linh hoạt đầy đủ để làm cho quan điểm của bạn nỗ lực vì bạn thay vì chống lại bạn. Khi tôi làm việc với những đứa trẻ phải trải qua một thủ tục y tế không mấy thoải mái thì tôi đã tạo dựng lại những thủ tục đó bằng cách đưa vào 1 trò chơi; với những người trưởng thành thì tôi thường giúp họ tạo dựng lại sự lo sợ như một điều thú vị và sự trì hoãn của họ như “một thế giới hoàn hảo”.

Không có sự thất bại

Một trong những bài học quan trọng nhất mà tôi đã học từ những người thành công trong nhiều năm đó là “sự thất bại” là một thái độ, không phải là một hậu quả. Tức là, không có gì để làm với những kết quả mà bạn đưa ra và mọi điều để làm với sự tạo dựng những sự vật như thế nào.

Ví dụ, sau lần thứ 700 không thành công của Thomas Edison cố gắng phát minh ra bóng đèn, ông được phóng viên báo New York Times phỏng vấn “ông cảm thấy như thế nào sau 700 lần thất bại?”

Nhà phát mionh vĩ đại trả lời bằng một ví dụ cổ điển về một triển vọng tích cực:

“Tôi không thất bại 700 lần. Tôi không một lần thất bại nào cả. Tôi đã thành công trong việc chứng minh 700 cách đó sẽ không làm cho nó hoạt động. Khi tôi loại ra tất cả những cách sẽ không làm cho nó hoạt động, thì tôi sẽ tìm ra cách làm cho nó hoạt động”.

Cho hàng ngàn những bằng chứng thành công này về điều gì sẽ không làm, nhưng cuối cùng Edison đã tìm thấy “cách sẽ làm cho nó hoạt động”, và trong cách làm như vậy, đã giải thích được thế giới.

Trên hết, điều mà Edison đã thành công trong công việc là tạo dựng những thử thách đặc biệt của ông thành một động cơ thúc đẩy ông làm việc. Ông ta đủ linh hoạt trong suy nghĩ để đưa nhiều sự chọn lựa cho chính bản thân. Và bạn cũng có thể đưa ra những cách linh hoạt tương tự.

Đây là một bài tập về khả năng triển vọng để làm việc trong cuộc sống riêng của bạn.

Tạo trò chơi

1.Hãy nghĩ về một kế hoạch hay mục đích mà bạn đã làm trong quá khứ. Hình ảnh, ý nghĩa hay triển vọng mà bạn đã làm là gì hay một ai đó đã từng thúc đẩy và dính líu tới bạn?

Ví dụ:

“Ông chủ của tôi thúc đẩy đội tôi làm việc chăm chỉ cho một dự án bằng cách làm cho dự án liên quan đến sự đóng góp cho cộng đồng”.

“Tôi bảo con trai tôi làm bài tập bằng việc trói buộc sự thành công của nó ở trường tới sự tự do mà tôi đã cho nó ở nhà”.

2. Hãy nghĩ về một kế hoạch hay một mục đích mà hiện tại bạn đang khích động hay đang xem xét để khích động trong tương lai.

3. Những hình ảnh gì mà bạn có thể đặt ra xung quanh dự án sẽ làm giảm sự quan tâm dính líu đến bạn và làm cho nó sẽ xảy ra?

Ví dụ:

“Đây là một thí nghiệm thất bại”

“Mặc dù nó làm việc, nhưng không có điều gì tốt xảy đến với nó”

“Đây là mốt quản lý mới nhất”

4. Những hình ảnh gì mà bạn có thể đặt ra xung quanh dự án sẽ gia tăng sự thích thú và liên quan đến bạn và làm cho nó sẽ xảy ra?

Ví dụ:

“Cô ấy chết vì những người bạn chiến thắng”

“Bất cứ kết quả gì, thì có lẽ nó xứng đáng”

“Thế giới muốn tôi thành công”

Một câu hỏi triển vọng

Một trong những công cụ trình bày mạnh nhất mà tất cả chúng ta sử dụng dựa trên cơ sở hàng ngày cũng là một trong những công cụ đơn giản nhất – sức mạnh của những câu hỏi.

Những câu hỏi quyết định tiêu điểm của bối cảnh chúng ta, cũng như số lượng về sự thành công, tình yêu, lo sợ, tức giận, thích thú hay băn khoăn mà chúng ta trải qua dựa trên cơ sở đang thực hiện. Một số người mà tôi đã gặp và làm việc bị bế tắc hay bệnh đau bởi vì họ vẫn tiếp tục tự hỏi những câu hỏi theo hướng tiêu cực.

Hãy xem xét những câu hỏi này, “Tại sao tôi không thể làm điều này?” đây là câu hỏi thừa nhận rằng a) có một điều gì đó được làm và b) bạn không thể làm.

Để hiểu được câu hỏi này, tâm trí bạn bắt đầu tự động tìm kiếm tất cả – những lý do tại sao “bạn không thể làm” bất cứ điều gì mà bạn cảm nhận cần phải được làm. Bất chấp đưa ra câu trả lời nào, bạn cũng đang chấp nhận tiền đề cơ bản của câu hỏi.

Một cách luân phiên, hình dung bạn đang tự hỏi “tôi có thể làm công việc này dễ dàng nhất như thế nào?” đây là câu hỏi phỏng đoán rằng a) điều này có thể làm, b) có một số cách mà điều này có thể làm và c) nó có thể được làm dễ dàng. Những giả định hay phỏng đoán này đóng vai trò như một sự hiểu biết trực tiếp và sau đó tâm trí bạn tìm kiếm cách thế nào để làm những sự vật hoạt động.

Những câu hỏi hướng tới tiêu điểm của bạn, và bạn luôn đạt được nhiều điều mà bạn điều chỉnh trong cuộc sống. Nếu chất lượng cuộc sống của bạn nghèo nàn, hãy kiểm tra những nội tâm và tự hỏi làm cách nào có nhiều khả năng để làm chúng.

Một số ví dụ thông thường, nhưng hữu dụng, những câu hỏi:

 – Tại sao điều này luôn xảy đến với tôi?

 – Tại sao tôi không thích chính mình?

 – Tại sao tôi không thể giảm cân?

Bây giờ bạn tự đặt một câu hỏi mới:

Tôi có thể hỏi điều này như thế nào theo cách mà những quan điểm hướng tới tính chất tích cực?

Vì thế chúng ta hãy học những câu hỏi như thế nào mà có thể chế ngự chúng ta. Bắt đầu hỏi những câu hỏi bao hàm tính tích cực, như:

 – Cách nào tối ưu nhất mà tôi có thể giải quyết vấn đề này?

 – Tôi có thể thực hiện bao nhiêu cách khác nhau để giải quyết vấn đề này?

 – Tôi có thể dễ dàng dừng công việc lại như thế nào?

Những câu hỏi này làm cho bộ não bạn phân loại những thông tin khác nhau và đặt bạn vào trạng thái khác nhau và nhiều tháo vát hơn. Nếu bạn không hạnh phúc với câu trả lời mà bạn đang quay lại, thì bạn có thể thay đổi câu hỏi hay tiếp tục hỏi cho đến khi nào bạn cảm thấy hạnh phúc. Bộ não của bạn sẽ tiếp tục tìm kiếm cho đến khi tìm ra một câu trả lời hữu dụng.

Công việc của Byron Katie

Thường tất cả nhân loại trở nên cố thủ ở nơi không tháo vát vì thiếu sự linh hoạt của cảm xúc.

Bằng việc đặt những câu hỏi có tác dụng nhẹ nhàng đến người nghe để trải qua những sự việc một cách khác nhau, tôi thấy những người nghe trở nên thoải mái từ những cảm xúc đau đớn nhiều năm chỉ trong một vài phút nữa.

Byron Katie, tác giả cuốn sách “Tình yêu là gì”, sử dụng một loạt câu hỏi đơn giản nhưng hiệu quả đáng kể, có thể giúp con người vượt qua sự giận dữ, lấy lại cảm xúc và sự lo sợ một cách nhanh chóng, Cô ta bắt đầu bằng câu hỏi liệu có một ai đó mà bạn đang phán xét một cách gay gắt – một ai đó mà bạn vẫn chưa tha thứ về bất cứ điều gì họ đã làm. Cô ta yêu cầu những thông tin đặc biệt, như: “Bạn muốn họ thay đổi như thế nào? Điều gì họ nên hay không nên làm? Điều gì mà bạn cần ở họ để có hạnh phúc?”

Một khi cô ta gợi ra bối cảnh là nguyên nhân của bực tức thì cô ta đặt ra 4 câu hỏi đơn giản:

1. Có đúng hay không?

Đầu tiên người ta xem xét rằng liệu quan điểm của họ có đúng không, thì câu trả lời thường là một tiếng đúng. Tuy nhiên, cô ta phát hiện nó thành một câu hỏi thăm dò nhiều hơn.

2. Bạn có thật sự hiểu biết điều đó là đúng hay không?

Đối với nhiều người nó xuất hiện như một sự ngạc nhiên mà họ không thể biết vì một sự thật mà họ nghĩ thì đang làm họ rối bời là đúng. Một sự thay đổi đã bắt đầu xảy đến.

3. Bạn phản ứng như thế nào khi bạn nghĩ tới suy nghĩ đó / tự kể với chính mình câu chuyện đó?

Đây là câu hỏi đưa bạn tới những kết quả tiêu cực, căng thẳng và bối rối trong tâm trí bạn. Nó nhanh chóng trở nên rành mạch để tiếp tục nhìn thế giới qua bối cảnh này thì không đạt hiệu quả tốt nhất và làm giảm những tổn thất xấu nhất.

4. Bạn sẽ là ai nếu không suy nghĩ chân thật câu chuyện đó?

Để có thể trả lời câu hỏi chân thật này, bạn phải xua đuổi những giới hạn bên ngoài của bối cảnh tiêu cực mà bạn viết ra từ đầu. Đồng thời bạn bắt đầu cảm thấy tốt hơn.

Ở thời điểm này, hầu như mọi người sẵn sang làm nặng thêm sự bối rối và gây áp lực sự giải phóng căng thẳng trong tâm trí họ. Bạn có thể thực hành với những câu hỏi này bất cứ lúc nào bạn muốn đứng bên cạnh một bối cảnh giới hạn.

Những câu hỏi về khả năng

Một trong những sự khác biệt giữa những thiên tài như Einstein và nhiều nhà khoa học khác trong thời đại của ông là ông đặt ra những câu hỏi thông thái hơn. Loại câu hỏi mà Einstein đặc biệt nổi bật là điều mà tôi gọi là “những câu hỏi khả năng”. Những câu hỏi này điều chỉnh trí óc vào những điều có thể nhưng có lẽ chưa từng được xem xét trước đây.

Hãy nghĩ về một tình huống mà bạn cảm thấy bế tắc và tự hỏi và những câu hỏi về khả năng sau:

 – Điều gì sẽ xảy ra nếu không có vấn đề nào nữa.

 – Nó sẽ nắm bắt mọi thứ gì cho là đúng?

 – Nếu tôi biết một giải pháp đơn giản thì nó sẽ là gì?

 – Nếu tôi tạo ra một sự đột phá đáng kinh ngạc trong lĩnh vực này, thì nó sẽ là gì?

Hãy nhớ nguyên tắc vàng này:

Bạn luôn luôn đạt được nhiều điều mà bạn nhắm vào cuộc sống.

Vì thế, đó là một yếu tố quan trọng để hiểu biết và tập trung cho sự thành công lớn và nhỏ của bạn – những gì thật sự khỏe mạnh và tặng thưởng cho bạn.

Những câu hỏi khả năng

Đây là một kỹ năng mà bạn có thể sử dụng để đặt khả năng triển vọng tích cực vào công việc trong cuộc sống riêng của bạn, hãy bắt đầu bây giờ. Tôi tự hỏi những câu hỏi này vào mỗi buổi sáng; chúng buộc tôi đi vào trạng thái tích cực để trả lời chúng.

Càng rõ ràng thì bạn sẽ càng tạo được trạng thái giàu tính tích cực!

 – Ai hay điều gì trong cuộc sống làm tôi hạnh phúc nhất?.

 – Ai hay điều gì trong cuộc sống làm tôi yêu nhất?

 – Ai hay điều gì trong cuộc sống làm tôi cảm thấy giàu có nhất?

 – Ai hay điều gì trong cuộc sống làm tôi cảm thấy đam mê nhất?

 – Ai hay điều gì trong cuộc sống làm tôi cảm thấy có khả năng nhất?

Khi tôi trả lời mỗi câu hỏi, thì  đã hình thành một đại diện sinh động về bất cứ điều gì mà tôi đang nghĩ, sau đó tôi mở rộng ra. Ví dụ, tôi đang nghĩ về những điều làm cho tôi thật sự hạnh phúc, thì tôi làm cho màu sắc chúng sáng lên, âm thanh to hơn, và cảm thấy mạnh mẽ hơn. Đến lúc tôi hỏi và trả lời, thì toàn bộ quan điểm của tôi đã thay đổi tốt hơn và tôi sẵn sang đảm nhiệm một ngày mới!

Một triển vọng mới trong mối quan hệ thân thuộc

Một bí mật về sự tiến triển tốt đẹp với những người khác là có thể nhìn thấy thế giới qua đôi mắt họ, hay như những người Mỹ bản địa đặt nó là: “hãy đi một dặm trong đôi giầy của dân Bắc Mỹ”.

Sức mạnh triển vọng đã giúp nhà lãnh đạo vĩ đại Gandhi trở thành một nhà đàm phán nổi tiếng. Việc nhìn từ nhiều viễn cảnh đã cho ông ta một sự sinh động trong suy nghĩ và hành động, giúp ông trở thành một nhà đàm phán đầy uy tín. Có thể nói, ông đã gây ra sự kết thúc của đế chế Anh quốc bởi vì ông đủ sinh động để hình dung ra những sự việc nhìn thấy từ triển vọng của những đối thủ ông ta. Trong suốt cuộc đàm phán về tương lai của nước Ấn Độ, ông xem xét tình huống từ mọi triển vọng có thể, ngay cả việc hình dung chính mình đang đứng trên vai của đối tác đàm phán và đang ngồi trên ghế họ cho đến khi ông cảm giác được hầu như ông “biết được những suy nghĩ của họ”. Bởi vì ông mất nhiều thời gian để chuẩn bị khá kỹ, dường như ông đã có câu trả lời cho tất cả những suy nghĩ và lo lắng của họ trước khi bắt đầu những buổi thảo luận.

Theo kinh nghiệm của tôi, tôi tin rằng khi cố gắng nhìn một tình huống từ quan điểm của người khác thật quan trọng để nhớ một điều gì đó trong đầu.

Con người làm những điều mà họ làm để đạt được mục đích hay một thỏa mãn nhu cầu.

Theo cá nhân tôi, tôi tin rằng hầu hết mọi người đều có một mục đích tích cực phía sau hành vi của họ ngay cả khi họ nắm giữ một vị trí dường như bất đồng hay trái ngược với lợi ích riêng của chúng ta. Khi tôi bắt gặp một tình huống như vậy, tôi thường tự hỏi: “Hướng lợi ích nào có thể ở phía sau hành vi này?” Điều này giúp tôi tiến gần đến sự mâu thuẫn từ một triển vọng phong phú hơn.

Nếu hiện tại bạn đang trải qua một cuộc xung đột trong một hay nhiều mối quan hệ, thì hãy đưa bài tập này để thử nghiệm:

Đặt những mối quan hệ vào trong viễn cảnh

1.Hãy nghĩ về một ai đó mà bạn có vấn đề với họ. Trở lại tình huống mà bạn có sự xung đột, hay hình dung một người nào đó bây giờ đang đứng trước bạn. Hãy nhìn những gì bạn thấy, nghe những câu đối thoại trong tâm trí và chú ý bạn cảm thấy như thế nào. Bây giờ hãy thoáng ra khỏi bản thân và để cho những cảm giác này tiếp diễn.

2. Kế tiếp, hãy ở vào vị trí của người mà bạn không hòa thuận, nếu bạn thích, thậm chí bạn có thể hình dung để trên đầu họ như một chiếc mũ sắc thực thụ. Chú ý thế giới nhìn từ viễn cảnh của họ trông như thế nào. Hãy thấy chính bạn qua đôi mắt của họ. Họ có thể nói gì về tình huống này? Họ cảm thấy như thế nào trong đôi giày của họ? Bây giờ hãy ra khỏi người đó và để cho những cảm giác đó tiếp tục.

3. Kế tiếp, hãy nghĩ đến một ai đó mà sự thông minh và thông thái của họ đáng cho bạn ngưỡng mộ. Có thể là bạn bè, nhà cố vấn, hay thậm chí một nhân vật lịch sử. Hãy ở vào vị trí của họ và hình dung họ đang xem hai trong số đó tương tác lẫn nhau. Họ sẽ lĩnh hội như thế nào với tư cách là một nhà quan sát trung lập. Hãy tiến tới một vị trí mà bạn có thể nhìn thấy cả chính bạn lẫn người mà bạn có vấn đề với họ. Hãy quan sát điều gì sẽ xảy ra với họ. Hãy quan sát điều gì sẽ xảy ra với “những người ở đằng kia”. Họ sẽ làm gì? Họ đang nói gì với một người khác? Những loại linh tinh nào mà bạn chiếm được trong tâm trí của nhà thông thái này? Lời khuyên nào mà họ dành cho bạn?

4. Cuối cùng, hãy nắm bắt những gì mà bạn đã học và trở lại vị trí của bạn. Hãy nhìn vào người mà bạn có vấn đề bằng những cách mới mẻ, và chọn ít nhất một điều để nói hay làm để hướng tới một hướng giải quyết vui vẻ.

Sức mạnh của niềm tin

Một trạng thái mạnh nhất mà chúng ta sử dụng để định dạng triển vọng là những gì mà chúng ta chọn lựa để tin tưởng vào bản thân và thế giới. Qua nhiều năm, tôi thường thấy được một niềm tin có thể có ý nghĩa khác nhau như thế nào giữa những công nhân bình thường và những người làm việc công sở, thành công và thất bại, những người không chiến thắng và những nhà vô địch thế giới. Niềm tin của chúng ta có thể quyết định trình độ thông minh, hạnh phúc, bản chất những mối quan hệ của chúng ta, ngay cả sức khở và sự thành công.

Bằng nhiều cách, những gì mà chúng ta tin tưởng có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của chúng ta hơn cả thực tế khách quan. Ví dụ, thật sự không là vấn đề gì dù bạn đi du lịch vòng quanh thế giới bao xa – bạn sẽ không vấp ngã nó. Nhưng đối với hàng ngàn năm, vẫn giữ niềm tin thông thường là trái đất bằng phẳng, nghĩa là hầu hết mọi người không nỗ lực vượt xa chân trời. Chỉ có một người sẵn lòng nhing những sự vật này theo hướng khác để biến đổi những kinh nghiệm của hành tinh.

Niềm tin là những cửa sổ mà chúng ta nhìn ra thế giới. Nếu “cửa sổ niềm tin” của bạn bị bao phủ quá nhiều tiêu cực như – “thế giới là một nơi nguy hiểm” hay “con người không thể tin cậy” – bạn sẽ nhìn thấy thế giới nguy hiểm đầy ắp những con người không đáng tin. Nếu bạn thay thế niềm tin vào cửa sổ của bạn với những ý kiến tích cực như “thế giới là một nơi thân thiện” và “tôi có thể tin vào bản thân”, bạn sẽ được sống ở 1 thế giới thân thiện” và “tôi có thể tin vào bản thân”, bạn sẽ được sống ở 1 thế giới thân thiện. nơi mà bạn có thể chọn lựa sáng suốt về mỗi phương diện của cuộc sống.

Niềm tin của bạn quyết định cho những quyết định của bạn, bạn cảm thấy sự vật như thế nào và sau cùng hướng bạn đi vào cuộc sống. Chúng kiểm soát mọi thứ về bạn. Tương tự, máy chiếu phim đặt một hình ảnh từ một mẫu phim xuất hiện trên màn ảnh, những gì bạn nhận được ở thế giới là một sự biểu lộ của niềm tin mà bạn giữ trong đầu.

Nếu tự hỏi niềm tin của bạn là gì, sau đó nhìn vào cảm giác của bạn về cuộc sống như thế nào. Bạn cảm thấy kiểm soát được không? Bạn cảm thấy có khả năng không? Phần lớn thời gian bạn có cảm giác về những cấp độ hiếm có của hạnh phúc?.

Nếu không, thì phần cuối cùng của bài học hôm nay sẽ rất quan trọng cho bạn…

“Một nhà tâm thần học danh tiếng Abraham Maslow đã kể câu chuyện này về sức mạnh của niềm tin:

Một bệnh nhân không quan tâm đến bản thân mình bởi vì anh ta tin rằng anh ta là một xác chết, và bác sĩ tâm lý của anh trải qua nhiều phương pháp để thuyết phục anh ta rằng anh ta không phải là xác chết.

Cuối cùng, vào một ngày nọ, bác sỹ tâm lý đã hỏi bệnh nhân liệu xác chết có chảy máu không. Bệnh nhân kiên quyết trả lời:

“Xác chết không chảy máu”, anh ta khăng khăng. Tất cả chức năng của cơ thể đã ngừng hoạt động.

Sau đó, bác sĩ tâm lý đã thuyết phục bệnh nhân tham dự một cuộc thí nghiệm, bác sí sẽ dung kim đâm vào tay anh ta để xem nó có chảy máu không.

Với cái nhìn đầy ngạc nhiên, bệnh nhân nói: “A, chết tôi rồi… xác chết chảy máu!”

Bảy niềm tin then chốt của những nhà thành đạt vĩ đại

Trải qua nhiều năm, tôi có cơ hội làm việc và nghiên cứu với nhiều người nổi tiếng trong nền văn hóa của chúng ta. Những cá nhân phi thường này ở lĩnh vực nghệ thuật, kinh doanh, thể thao, và… Như một kết quả của công việc mà tôi đã làm với họ , đây là những gì mà tôi đã phát hiện ra, bảy triển vọng thành công chủ yếu về hạnh phúc, sức khỏe, và những nhà thành đạt vĩ đại.

Hãy nhớ rằng, một niềm tin không nhiều hơn một viễn cảnh – một cửa sổ mà chúng ta nhìn ra thế giới . Khi bạn chọn nhìn ra thế giới qua cửa sổ của những viễn cảnh tích cực này, thì bạn sẽ tạo ra một quan điểm phong phú hơn và có thể bắt đầu có những kinh nghiệm đột phá trong cuộc sống của bạn ngay tức thời. Đừng lo, liệu bạn thật sự nghĩ hay không nghĩ đến những điều này là đúng – hình ảnh sing động bây giờ là cuộc sống của bạn như thế nào nếu bạn biết điều đó…

1.Bạn là chuyên gia cho bạn

Có một câu chuyện xưa của đạo Hồi kể về một người đàn ông đang tìm kiếm chìa khóa nhà bên ngoài ngôi nhà của ông dưới ánh đèn điện. Nhiều người hàng xóm cũng tham gia vào cuộc tìm kiếm cuối cùng một  người đã hỏi “Ông đánh mất chìa khóa ở đâu?”.

Người đàn ông trả lời “Ở trong nhà”

Ngạc nhiên, người nhà hàng xóm hỏi, “Thế thì tại sao ông lại tìm nó bên ngoài này?”

Người đàn ông trả lời “Bởi vì có nhiều đèn điện ở đây”

Một thực tế đơn giản là không ai biết bạn hơn chính bạn. Cho dù bạn bỏ toàn bộ cuộc sống của mình vào việc tìm kiếm câu trả lời bên ngoài bản thân, một khi bạn bắt đầu tìm kiếm bên trong, thì câu trả lời hoàn hảo cho những câu hỏi của cuộc sống sẽ ngày càng hiện ra.

2. Bạn không thất bại và bạn không phải “chỉnh sửa”.

Vào thế kỉ 19, khái niệm về người bị tuyệt vọng được giữ trong cộng đồng tâm thần mới thánh lập và trở thành tiêu chuẩn trong hơn một trăm năm. Những người nổi tiếng như Richard Bandler và những nhà tâm lý học hiện đại đã đưa cho những người có sáng kiến như vậy như Martin Seligman và Maihaly Csikzentmihali nhìn những sự việc một cách khác nhau. Một lĩnh vực nổi bật của tâm lý tích cực được xây dựng trên tiền đề: nếu chúng ta muốn tái tạo lại sức khỏe tinh thần thì chúng ta cần nghiên cứu những người khỏe mạnh không phải đau yếu.

Trong những năm làm việc với những người ở trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, tôi đã biết rằng mỗi người đều làm những gì mà họ cần làm vì một lí do chính đáng, cho dù những lý do đó dường như không tương thích với thế giới bên ngoài. Bất cứ một hành vi loạn chức năng nào cũng có một mục đích tích cực hay phục vụ cho một mục đích vượt tầm.

Ví dụ, nếu người nào đó sợ hãi về chuyến bay, có lẽ vì bất cứ lý do nào đó, nhg nếu chúng ta cho rằng nỗi ám ảnh sợ hãi đó có khuynh hướng tích cực, thì chúng ta biết nó sẽ làm giảm đi sự mong đợi an toàn. Khi tâm trí vô thức của bạn đã tìm ra những cách mới để giữ an toàn mà không có sự phản hồi không cần thiết của nỗi sợ hãi, chính nỗi ám ảnh trở nên không cần thiết.

Đây là lý do tại sao, khi sử dụng những kỹ năng tâm lý hiện đại, chúng ta có thể chữa trị những nỗi ám ảnh suốt cuộc đời chỉ trong phút chốc.

3. Bạn đã có tất cả mọi tiềm năng cần cho sự thành công

Bạn có tự tin về việc buộc chặt dây giầy hay mua sắm hàng hóa không? Lúc này bạn đã có những tiềm năng của sự tự tin bên trong bạn. Vì thế, bạn có thể cảm thấy tự tin khi nói trước công chúng hay tiếp cận với một người mà bạn cảm thấy bị thu hút hay bất cứ điều gì khác mà bạn mong ước.

Bạn có bao giờ cảm thấy tình yêu trong lòng chưa, đối với cha mẹ hay con cái hay ngay cả những con vật yêu quý? Sau đó, bạn có thể có nhiều tình yêu với bạn bè, gia đình hay chính bản thân mình.

Chỉ một điều khác biệt giữa bạn và một ai đó đang sống trong sự nổi tiếng của họ chính là sự hiểu biết thế nào để truy xuất với những tiềm năng của mình tại những thời điểm thích hợp. Cuốn sách này sẽ giúp bạn làm điều đó.

4. Bạn có thể hoàn thành bất cứ điều gì nếu bạn phân chúng thành thành những khoanh đủ nhỏ.

Cách đây vào năm, một người đàn ông đã xơi gọn một chiếc máy bay trong hơn vài tháng bằng cách đập nó ra thành những mảnh nhỏ. Trong khi tôi không chắc chắn giới thiệu sự nỗ lực để đáp lại chiến công của anh ta, thì thực tế là bất kì kỹ năng nào có thể được học và bất kể vấn đề nào cũng được giải quyết nếu nó được phân thành những mẫu đủ nhỏ.

Khi bạn tập cho bộ não nhìn những công việc khổng lồ ở những khía cạnh đơn giản, những bước có thể đạt được, những công việc khổng lồ trở nên có khả năng thực hiện được nhiều hơn. Tất nhiên là chúng ta đã làm việc này rồi. Ví dụ, khi bạn muốn nhớ số điện thoại, thì bạn phân nó thành những cụm nhỏ; nếu bạn muốn mua một mặt hàng đắt tiền, như xe hơi, nhà cửa, bạn có thể trả nhiều lần.

Quan điểm của tôi là:

Nếu bạn muốn hạ bức tường ngăn cách giữa bạn và cuộc sống của những ước mơ, cách làm tốt nhất là đặt một viên gạch vào đúng thời điểm!.

5. Nếu điều bạn đang làm không tiến triển, hãy làm vài điều gì khác.

Trong cuốn sách kinh doanh bán chạy nhất: Ai đã lấy đi miếng phô-mát của tôi?, tác giả Spencer Johnson đã chỉ ra sự khác nhau giữa con người và những con chuột. Nếu những con chuột phát hiện những gì mà chúng đang làm không thành công, thì chúng sẽ làm điều khác; nếu con người phát hiện những gì mà họ đang làm không thành công; thì họ sẽ tìm ai đó để đổ lỗi.

Tôi thường nghe những người bị bế tắc nói: “Nhưng tôi luôn làm như thế này mà” hay “Tôi không phải là loại người tốt bụng”. Sự thật là, điều mà cảm thấy bình thường đối với chúng ta thì lại là một kết quả của việc lên chương trình nhiều hơn là khả năng chúng ta. Nếu bạn muốn bắt đầu đưa ra những kết quả khác nhau trong cuộc sống của mình, thì bạn cần bước ra ngoài khu vực dễ chịu của mình và làm một vài điều gì khác. “Bạn có muốn tôi đưa cho bạn công thức của sự thành công không? Thật sự, nó hoàn toàn đơn giản. Hãy gấp đôi tỉ lệ thất bại của bạn – THOMAS J. WATSON”.

6. Không có việc nào thất bại như vậy, chỉ có sự phản hồi

Bạn thất bại khi nào? Khi nào bạn quyết định thôi học. Cho đến khi mọi sự hồi đáp mà bạn có được là thông tin có giá trị có thể được sử dụng để chỉ bảo cho bạn liệu hành động của bạn đưa bạn đến gần hơn hay xa hơn tương lai từ điều mà bạn muốn.Tương tự, khi một phi cơ bay đến đích của nó, thì chiếm tới 90% thời gian cất cánh là liên tục điều chỉnh đường bay theo đúng lịch trình.

Thực tế, những người thành công nhận biết sự thành công là những gì xảy ra khi bạn thất bại. Theo kinh nghiệm của tôi, những người đã “tạo ra nó” thì có chung một điều thông thường – họ đã tạo ra nhiều sai lầm hơn những người không tạo ra sai lầm. Mọi sai lầm hay thất bại là một cơ hội học tập trong sự giả tạo.

“Thất bại” là một phần thiết yếu của tiến trình học tập, không phải là tận cùng của tiến trình học tập. Thực tế, người ta không thất bại, chỉ thất bại ở chiến lược, chiến thuật và kế hoạch. Bạn sẽ làm gì nếu chiến lược, chiến thuật hay kế hoạch sai lệch với kết quả như mong muốn đã đưa ra?. Thay đổi chiến lược, chiến thuật hay kế hoạch cho đến khi bạn tìm ra thành công!

Lo sợ thất bại là một sự giáng cấp mạnh mẽ, nhưng nó mất đi sức mạnh của nó qua chúng ta nếu chúng ta giảm đi sự mặc cả về cảm xúc. Tuần này, hãy chọn một lĩnh vực trong cuộc sống mà bạn gặp khó khăn và tự cho phép “thất bại” ít nhất 10 lần. Bạn sẽ phải xác định sự thất bại cho bản thân – nếu bạn buôn bán thì điều này có nghĩa phải thu ít nhất 10 lần. Bạn sẽ phải xác định sự thất bại cho bản thân – nếu bạn buôn bán thì điều này có nghĩa phải thu ít nhất 10 sự từ chối; nếu bạn là nhà văn thì hãy tự cho phép mình viết ít nhất 10 trang dơ bẩn.

“Tôi biết sự thất bại của tôi nhiều hơn sự thành công – Richard Branson”

Sự thành công thường tạo sự ngọt ngào hơn khi mất một ít nỗ lực để đến đích. Một khi bạn nhận ra sự thất bại đó không phải là sự kết thúc còn hơn tình cờ dẫm lên hòn đá, mất đi sự mặc cả tiêu cực và trở thành một bạn đồng hành chủ yếu trên hành trình của bạn đến hạnh phúc, sự thành công và giàu có.

7. Bạn đang tạo tương lai của bạn bây giờ.

Khi tôi làm việc với một thân chủ riêng cho mục tiêu của họ, tôi thường hỏi: “Nếu bạn tiến hành công việc của bạn, thì bạn sẽ đạt được thành công không?”

Đối với sự ngạc nhiên của tôi, họ luôn biết câu trả lời, nhưng thường nhiều hơn không trả lời là “không”.

Một trong những sự khác nhau quan trọng nhất mà tôi chú ý giữa những người thành công và những người đấu tranh là liệu họ có nhìn vào quá khứ hay hiện tại để tạo tương lai của họ. Nếu bạn tiếp tục nhìn vào quá khứ, thì bạn sẽ thấy lịch sử bị tiêu diệt để lập lại chính nó; nếu bạn nhìn vào hiện tại, thì bạn sẽ luôn tìm thấy có một số lựa chọn mới mà bạn có thể làm để tăng cường khả năng của chính mình.

Dẫu rằng bạn đã đấu tranh trong quá khứ nhiều bao nhiêu, thì mỗi lúc của mỗi ngày cho bạn một cơ hội để tạo những lựa chọn mới và tạo ra những kết quả mới.

Thế hệ niềm tin mới

Tôi muốn kết thúc hôm nay bằng một bài tập đơn giản để trí tưởng tượng của bạn sẽ cho phép bạn luyện tập tâm trí vô thức của mình hoạt động ra khỏi một triển vọng mới dễ dàng hơn.

Hãy chọn một trong bảy niềm tin mà bạn vừa mới đọc về điều gì bạn tin sẽ tạo ra sự khác biệt thật sự trong cách sống của bạn.

1. Dừng lại một chốc và hình dung một “con người khác của bạn” đang đứng trước bạn. Một “con người khác của bạn” luôn giữ niềm tin mà bạn muốn tạo riêng cho mình. Có thể bạn tin rằng mình tự tin, năng động, đáng yêu, tràn đầy hạnh phúc, sinh lực mạnh mẽ.

2. Bây giờ, hãy hình dung điều gì đã khiến niềm tin đó cho phép “con người khác của bạn” có năng động, tự tin, khỏe mạnh và thành công hay không?

3. Hình dung “con người khác của bạn” đang bày tỏ những sự việc đó một cách dễ dàng. Chúng cư xử như thế nào? “Con người khác của bạn” nói với chính chúng như thế nào? Loại giọng điệu gì mà chúng sử dụng? Chúng quan tâm tới bản thân như thế nào?. Chúng di chuyển như thế nào?.

4. Nếu nó không hoàn toàn theo ý muốn của bạn, hãy điều chỉnh lại cho thích hợp để làm cho bạn cảm thấy tốt hơn. Cho phép trực giác của bạn là người hướng dẫn cho bạn.

5. Khi bạn hài lòng với “con người khác của bạn”, hãy ở vào vị trí đó. Đưa viễn cảnh mới và những cư xử vào bạn.

6. Bây giờ hãy nghĩ đến một tình huống mà bạn muốn xem từ viễn cảnh mới của mình. Hãy nghĩ kỹ để có viễn cảnh mới đó thì nó như thế nào và nó sẽ giúp gì cho bạn để đạt được thành công. Những sự việc bây giờ sẽ tốt hơn như thế nào?

7. Trong vài tuần tới, hãy hành động như thể niềm tin mới của bạn là đúng. Cho dù niềm tin đó cảm thấy như bạn “đang tô điểm cho nó”, thì điều này sẽ luyện cho bộ não bạn chạy một phần mềm mới về triển vọng tích cực này.

Khi bạn trang bị sức mạnh cho triển vọng tích cực vào cuộc sống riêng của mình, thì bạn sẽ tạo ra mỗi ngày một điều lớn hơn!.

Cho đến ngày mai!

Trong 24 giờ, chúng ta sẽ di chuyển về phía trước vào trung tâm của chuyến du hành 7 ngày của chúng ta – bí mật làm cho những giấc mơ của bạn thành hiện thực.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.