Thiên Thần Và Ác Quỷ
THÔNG TIN
Cơ quan nghiên cứu khoa học lớn nhất thế giới – Trung tâm nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) – gần đây đã thành công trong việc tạo ra những hạt đầu tiên của phản vật chất. Phản vật chất giống hệt vật chất, chỉ trừ một điều nó được cấu tạo bởi các hạt có điện tích ngược với điện tích trong vật chất thông thường.
Phản vật chất là nguồn năng lượng mạnh nhất ma con người từng biết đến. Nó tạo ra năng lượng với hiệu suất 100% (trong khi phản ứng phân hạch hạt nhân chỉ đạt hiệu suất là 1,5%). Phản vật chất không gây ô nhiễm hay phóng xạ, và chỉ cần một giọt nhỏ cũng có thể cung cấp đủ năng lượng cho thành phố New York trong một ngày.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lo ngại…
Phản vật chất rất không ổn định. Nó sẽ phát nổ khi chạm vào bất cứ thứ gì… kể cả không khi. Chỉ riêng một gram phản vật chất đã chứa nguồn năng lượng của một quả bom hạt nhân 20 kiloton – bằng kích cỡ của trái bom thả xuống Hiroshima.
Cho đến gần đây, người ta mới chỉ chế tạo được một lượng phản vật chất rất nhỏ (khoảng vài nguyên tử mỗi lần). Nhưng CERN đã đưa ra bước đột phá dựa trên thiết bị hãm tốc phản Proton – một thiết bị sản xuất phản vật chất tiên tiến, hứa hẹn sẽ tạo được số lượng lớn phản vật chất.
Một câu hỏi được đặt ra là: Liệu thứ vật chất kém ổn định như vậy sẽ là cứu cánh cho thế giới này, hay nó sẽ được dùng để chế tạo thứ vũ khí huỷ diệt kinh hoàng nhất mà con người chưa từng biết đến?
LỜI TÁC GIẢ
Những tài liệu tham khảo liên quan đến các công trình nghệ thuật, kiến trúc, lăng mộ và đường hầm ở thành Rome là hoàn toàn có thật (cũng như vị trí chính xác của chúng). Chúng vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
Hội kín Illuminati cũng có thực.
SƠ ĐỒ THÀNH PHỐ ROME HIỆN ĐẠI
SƠ ĐỒ THÀNH VATICAN
Đại thánh đường St. Peter (Basilica)
Quảng trường St. Peter.
Nhà nguyện Sistine
San Borgia
văn phòng Đức Giáo hoàng
Bảo tàng Vatican
Sở chỉ huy đội lính gác Thuỵ Sĩ
Sân bay trực thăng
Khu vườn
Đường ngầm Passetto
San Belvedere
Bưu điện trung tâm
Sảnh diễn thuyết của Giáo hoàng
Cung điện Chính phủ.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.