Trở thành thiên tài chơi chứng khoán

CHƯƠNG 7. Chọn cây trong rừng



Vậy, tôi có phải là một tay cớm điên loạn luôn truy sát đối thủ của mình hay không? Bạn biết đấy, tôi sẽ luôn đầu tư vào các công ty ở những thời điểm thích hợp ngay khi ý tưởng mới chỉ đang phôi thai. Tôi có thể là tên cớm đó hay không phụ thuộc hoàn toàn vào bạn.

Mặc dù bạn có thể là một thiên tài chơi chứng khoán nhưng không có gì đảm bảo rằng trong tương lai bạn vẫn sẽ là thiên tài chơi chứng khoán. Để trở thành một nhà đầu tư sáng suốt, bạn cũng cần tập trung thực hành trong một khoảng thời gian nào đó.

Bằng cách dẫn dắt bạn vào lĩnh vực đầu tư thuộc ưu thế của bạn, chúng tôi cố gắng giúp bạn có một khởi đầu đầy ấn tượng. Nhưng bạn cũng cần có khả năng phán đoán thật tốt. Nếu bạn chưa phải là một nhà đầu tư chứng khoán dày dạn kinh nghiệm, hãy bắt đầu từ việc đầu tư nhỏ. Khi kinh nghiệm và kiến thức tích luỹ được nhiều hơn, bạn sẽ có đủ tự tin để đầu tư lớn.

Có nhiều cách để tránh vị trí “địch thủ”. Tuy nhiên, tôi sẽ không tìm cách báo thù cho bạn nếu bạn bị loại như trong Đạo luật III quy định, vậy nên bạn cần phải học cách tự bảo vệ mình. Để làm được điều này, bạn cần chú ý xây dựng danh mục đầu tư của mình. Chẳng hạn một danh mục đầu tư chỉ gồm năm hay sáu loại cổ phiếu của các công ty con khác nhau sẽ không có vấn đề gì, nhưng nếu danh mục gồm năm hay sáu loại cổ phiếu dài hạn thì không ổn chút nào. Tương tự như vậy, trừ khi bạn là một chuyên gia trong lĩnh vực này, nếu không, việc tập trung tất cả hoặc hầu hết các hạng mục đầu tư vào một lĩnh vực bất kỳ không phải là một việc làm khôn ngoan. Hơn nữa, việc gánh nhiều nợ có thể sẽ khiến bạn phải bán cổ phiếu của mình vào thời điểm không thích hợp. Chỉ những nhà đầu tư đủ kinh nghiệm mới nên vay nợ nhiều hơn mức tối thiểu so với danh mục đầu tư của họ. Nhưng tất cả những điều này chỉ là tư duy thông thường. Nếu bạn thiếu những kiến thức này khi tính tới chuyện đầu tư, và bạn cũng không muốn bỏ thời gian vào đó thì bạn sẽ không thể quản lýđược danh mục đầu tư của mình. Thực tế chứng minh cuốn sách này sẽ không giúp ích cho bạn nhiều khi bạn phải đưa ra quyết định đầu tư. Tôi không phải là chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm, cho vay trả góp, hay lĩnh vực địa ốc (mặc dù bán cho tôi một tài sản thực sự có giá trị cũng là cả một chiến lược tốt), cũng không phải là chuyên gia về dầu khí, tiền kim loại quý, hay cả môn đua chó nữa. Tôi không có khả năng nhận biết thời điểm đặc biệt thích hợp để đầu tư chứng khoán liên tục trong một thời gian dài, và tôi cũng không thể biết đầu tư vào đâu sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn. Đó cũng chính là lýdo vì sao tôi lại tập trung đầu tư vào chứng khoán. Mặc dù đầu tư vào chứng khoán có thể mang lại nhiều lợi nhuận cho tôi, nhưng không chắc nó sẽ mang lại lợi nhuận cho bạn. Khoản đầu tư của bạn phụ thuộc vào nhu cầu tài chính, vào kiến thức của bạn về lĩnh vực định đầu tư và khả năng vận dụng những kiến thức thu được từ cuốn sách này vào thực tế.

Mặc dù tất cả những chiến lược “khuất phục thị trường” được thảo luận ở trên đều có thể mang tới cơ hội rất tốt cho việc kinh doanh, nhưng trong số này có những chiến lược dễ thực hiện hơn những chiến lược khác. Mọi người đều có thể tham gia trò chơi cổ phiếu của các công ty con. Bạn có thể lựa chọn giữa vô số các cơ hội. Các cuộc mua bán sẽ liên tục xuất hiện do đã có một “hệ thống” vận hành. Do cả nhóm cùng loại bỏ các đối thủ ra khỏi thị trường nên bạn có thể sẽ làm hỏng cơ hội kiếm được những khoản lợi nhuận lớn. Một điều thú vị hơn là bạn có thể dành trọn đời chỉ để chơi cổ phiếu của công ty con (tất nhiên là cuối cùng sẽ chẳng còn ai muốn nói chuyện với bạn nữa và sớm muộn bạn sẽ phát khùng), nhưng bạn cũng không nhất thiết phải tìm kiếm chỗ đầu tư khác. Bạn cần ghi nhớ rằng nếu đầu tư vào cổ phiếu của các công ty con là cách tốt nhất đối với bạn, thì bạn cần theo đuổi nó tới cùng.

Ngoài ra, còn có một số lựa chọn khác, như chứng khoán dài hạn (LEAPS) và những cách đầu tư theo tình huống đặc biệt khác. Đặc biệt là với những người mới bắt đầu, họ nên sử dụng những cách thức này hơn là luôn để ý tới thông tin cảnh báo. Thậm chí ngay cả khi việc đầu tư một phần nhỏ tài sản của bạn vào những lĩnh vực đầu tư này có thể làm tăng đáng kể giá trị toàn bộ danh mục đầu tư của bạn, thì các cách lựa chọn cũng vẫn chứa đầy rủi ro. Đầu tư vào một lĩnh vực mà không hiểu rõ các lựa chọn đầu tư cũng giống như việc bạn cầm một que diêm đang cháy chạy qua một nhà máy hóa chất. Dù có thể sống sót nhưng bạn chỉ là kẻ đần.

Bất kể bạn định bắt đầu từ đâu, bạn cũng nên nhớ rằng việc đầu tư không thể thành công trong một sớm một chiều được. Cho dù bạn có thể tự xây dựng một danh mục đầu tư hấp dẫn chỉ trong hai hay ba tháng, bạn cũng nên xây dựng cho mình một danh mục đầu tư lớn với những điều kiện đầu tư thích hợp trong vòng một năm. Với tốc độ này, bạn có thể đầu tư tám đến mười lần trong vòng hai năm (nhưng tại một thời điểm bất kỳ, con số đó có thể ít hơn). Ở điều kiện bình thường bạn sẽ không đầu tư vào cổ phiếu liên doanh, cổ phiếu non hay đầu tư vào những công ty vừa trải qua quá trình xây dựng lại. Nếu thực sự biết đâu là lợi thế của mình, hãy bám sát những cơ hội mà bạn nắm rõ.

Như tôi từng nói từ trước, cổ phiếu của công ty con luôn tồn tại và phát triển độc lập. Trong những năm vừa qua, cơ hội đầu tư vào chứng khoán của công ty con lớn đến mức bạn có thể xây dựng một danh mục đầu tư chỉ gồm toàn loại cổ phiếu này (đặc biệt nếu bạn cũng đầu tư vào các công ty mẹ). Do đó tìm ra được ba hay bốn hoặc thậm chí năm thời điểm như vậy là cơ hội rất lớn cho bạn khi đầu tư chứng khoán. Mặc dù bạn còn có rất nhiều cơ hội để đầu tư vào loại cổ phiếu dài hạn vì có hàng trăm công ty tung ra loại cổ phiếu này, nhưng do tác dụng đòn bẩy, nên việc đầu tư hơn 10 hay 15 % danh mục đầu tư của bạn vào loại cổ phiếu này quả thực là một ý kiến tồi.

Chúng tôi xin đưa ra một cách khác dành cho bạn. Bạn sẽ không phải tự mình xây dựng danh mục đầu tư dựa trên những điều kiện kinh doanh của các công ty. Có thể bạn tự hoạch định chiến lược cho mình. Giả sử bạn là một fan hâm mộ Ben Graham. Dù không muốn mất thời gian và công sức vào việc chọn lựa từng cổ phiếu một, nhưng bạn vẫn luôn nuôi hoài bão chinh phục thị trường. Việc nhóm 15 – 20 cổ phiếu giá rẻ tương ứng với giá trị khả dĩ của chúng với tỷ lệ giá/dòng tiền cũng có thể có ích. Nếu bạn sử dụng liên tục danh mục đầu tư này với nguồn đầu tư không thường xuyên (giả sử chiếm 20 đến 30%), bạn có thể sẽ thu được kết quả như mong muốn. Mặc dù tôi không thích được đầu tư theo thống kê (vì tôi luôn nghĩ rằng tôi đầu tư hiệu quả hơn bằng cách nghiên cứu và hiểu kỹ những gì tôi đầu tư), nhưng đây cũng là một chiến lược có thể chấp nhận được cho những nhà đầu tư tự lập trong một khoảng thời gian có hạn.

Nhưng dù chuyện gì xảy ra đi nữa, hãy cứ cho là bạn thành công. Đầu tư vào cổ phiếu là công việc của bạn. Bạn sẵn sàng xắn tay áo lên để bắt đầu làm việc. Bạn phải làm gì lúc này? Bạn cần tìm kiếm cơ hội ở đâu? Và khi bạn tìm được những cơ hội này thì nguồn thông tin nào sẽ hữu ích cho bạn?

Bạn cần làm gì nếu muốn nhạy bén hơn? Tiếp tục từ đâu để nâng cao kiến thức kế toán căn bản như bản cân đối kế toán, bảng kê khai thu nhập và dòng tiền? Trước hết, hãy ngưng đặt ra quá nhiều câu hỏi như vậy. Tôi sẽ giải đáp những câu hỏi bạn đã đưa ra và đó chính là nội dung của phần còn lại trong chương này.

CÂU HỎI: BẠN CÓ THỂ TÌM THẤY NHỮNG CƠ HỘI ĐẦU TƯ ĐẶC BIỆT Ở ĐÂU?

Câu trả lời: Hãy đọc và đọc

Có thể bạn không bao giờ nghĩ rằng một tờ báo với hàng triệu ấn bản lại là một địa chỉ tuyệt vời để tìm kiếm những nguồn lợi lớn trên con đường làm giàu cạnh tranh khốc liệt này, nhưng sự thật đúng là như vậy. Trên thực tế, Wall Street Journal đã chiếm ngôi vị đứng đầu, và được coi là nguồn cung cấp thông tin tốt nhất cho những ý tưởng đầu tư mới. Rất nhiều cơ hội đầu tư với lợi nhuận cao (trong đó đa phần là những ví dụ được đưa ra trong cuốn sách này) có lúc xuất hiện ngay trên trang đầu của tờ báo này trong nhiều tháng liên tiếp. Mặc dù những giao dịch hay thay đổi của các công ty nhỏ thường không được các báo đăng tải trên trang nhất nhưng tờ báo này cũng đã đăng cả những thông tin đó. Không phải sẽ không có ai biết được thông tin này, nhưng sau khi đọc cuốn sách này bạn sẽ có ý tưởng rõ hơn về việc nên tìm kiếm cái gì.

Trận chiến nhằm chiếm lĩnh Paramount Communications được đưa lên trang đầu trong vòng gần sáu tháng, nhưng phương thức thanh toán cuối cùng thì lại không được đề cập đến. Tiền mặt, chứng khoán hay những loại cổ phiếu vô danh thì không được chọn. Mặc dù tờ Wall Street Journal cũng cho đăng thông tin này, nhưng họ lại không nhấn mạnh vào đó. Tương tự như vậy những cổ phiếu của công ty con chiếm phần nhỏ trước đây thường không được mấy ai chú ý, nhưng bây giờ nó có thể trở thành một sự kiện lớn. Thậm chí từ “bankcruptcy” (phá sản) có thể để lại dấu ấn trong tâm trí bạn khi bạn bôi đen nó trên tờ báo. Nhưng bạn cũng có thể có được ý tưởng, đó là khi những người khác chỉ đọc câu chữ, thì bạn có thể tìm ra được cơ hội kinh doanh cho mình.

Bạn sẽ không phải đọc gì khác ngoài Wall Street Journal mặc dù bạn có thể tìm thấy cơ hội kinh doanh trong tất cả các tờ báo thương mại khác. Thời gian và lãi suất là những yếu tố ràng buộc đối với bạn. Những tờ báo đặc biệt hữu hiệu để giúp bạn tìm ra những ý tưởng mới gồm có: New York Times, Barron’s, và tờ Investor’s Business Daily. Đôi khi những tờ báo thương mại của địa phương hay khu vực cũng có thể là địa chỉ để bạn tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt. Bởi vì với cùng sự kiện nhưng những tờ báo địa phương này thường đăng tin chi tiết hơn, dài hơi hơn đăng tải nhiều thông tin hơn những tờ báo mang tầm vóc quốc gia. Ngoài ra, những tờ báo chuyên ngành như American Banker hay Footwear News cũng có thể rất hữu ích, bạn cũng không cần phải bận tâm nếu như bạn không có những tờ báo này.

Còn một danh sách những tờ báo kinh doanh nổi tiếng nữa để cho bạn chọn. Theo tôi, tờ Forbes and Smart Money là nguồn thông tin tốt nhất để tìm kiếm những ý tưởng lớn. Bên cạnh đó những tờ như: Business Week, Fortune, Financial World, Worth, Money, Kiplinger’s Personal Finance và Individual Investor cũng rất đáng đọc. Chắc chắn là bạn không thể (và cũng không muốn) đọc hết tất cả các tư liệu có liên quan như vậy, cũng giống như khi chơi cổ phiếu bạn muốn chọn ra thế mạnh của mình. Hãy nhớ rằng chất lượng của những ý tưởng sẽ mang lại thành công cho bạn chứ không phải là số lượng sẽ mang lại lợi nhuận lớn cho bạn. Do đó, đừng tự giết mình, hãy đọc bất cứ khi nào bạn có thời gian và có tâm trạng muốn đọc. Đọc như vậy sẽ hiệu quả hơn nhiều.

Nếu những nguồn thông tin mà tôi cung cấp cho bạn chưa đủ thì có một nguồn thông tin tiềm năng khác: các bản tin đầu tư. Đó là những lá thư được gửi định kỳ tới những người đăng ký với giá từ 50 – 500 đô la. Mặc dù nhìn chung thì những bản tin đó không có uy tín mấy, nhưng tôi sẽ giới hạn thành một danh sách những bản tin thực sự là mảnh đất màu mỡ cho những ý tưởng kinh doanh mới. Bản tin tôi yêu thích nhất (như tôi đã đề cập) là bản tin của Oustanding Investor Digest – OID (điện thoại: 212-777-3330). OID thường phỏng vấn những nhà quản lý đầu tư hàng đầu, họ thường trình bày những ý tưởng của mình rất dễ hiểu và rất thuyết phục. Những bản tin như vậy rất hữu ích giúp bạn tìm ra những cổ phiếu dài hạn có tiềm năng và tìm hiểu về những công ty đã và đang trải qua quá trình tái cơ cấu.

Turnaround Letter là một bản tin đầu tư khác cũng rất hữu ích (điện thoại: 617-513-9550). Nó nói về những công ty (đã được thể hiện qua cái tên), đang trải qua quá trình chuyển đổi. Bản tin này tập trung vào hai đối tượng chính là cổ phiếu non đang nổi lên sau khi bị phá sản và cổ phiếu đang tái thiết. Mặc dù bản tin này là nguồn ý tưởng hữu ích, nhưng bạn chỉ nên dùng nó trong giai đoạn đầu khi tham gia đầu tư. Bạn vẫn luôn phải tự mình làm việc. Đối với đề xuất tiếp theo của tôi thì bạn cần chú ý gấp đôi: đó là bản tin Dick David Digest (điện thoại: 954-467-8500). Đây chỉ là ví dụ về những gì người biên tập bản tin cho là ý tưởng tốt nhất từ những bản tin khác về thị trường chứng khoán. Đọc lướt qua những bản tin này cũng là một cách tốt để đánh dấu những cơ hội kinh doanh đặc biệt mà bạn đã bỏ qua từ những nguồn thông tin khác.

Đọc lướt qua những bản tin này cũng là một cách tốt để đánh dấu những cơ hội kinh doanh đặc biệt mà bạn đã bỏ qua từ những nguồn thông tin khác.

Học hỏi các bậc tiền bối

Đây là một cách khác để có thể tìm ra những ý tưởng kinh doanh mới. Để thực hiện cách này, bạn cần gọi điện và bỏ ra một ít công sức để tiến hành điều tra. Chỉ cần gọi điện thoại bạn cũng có thể có được một bản sao các danh mục đầu tư chứng khoán của một số nhà đầu tư tốt nhất trong nước. Những tờ quảng cáo về các quỹ trong một trong những nhóm quỹ chung hàng đầu ở Mỹ, nhóm quỹ Franklin Mutual Series Funds (điện thoại: 800-448-3863) cũng có thể là một phương tiện tốt để tìm kiếm ý tưởng. Khoảng 25% danh mục đầu tư của quỹ này tập trung vào các công ty vừa trải qua những thay đổi đặc biệt. Michael Price là người quản lý của nhóm quỹ, ông là nhà đầu tư nối tiếng (và kiệt xuất) với những thương vụ đầu tư giá trị và đặc biệt. Dĩ nhiên bạn cũng phải xem qua một số danh mục đầu tư khác để tìm ra loại cổ phiếu nào cần mua sau những sự kiện đã và đang diễn ra. Tập trung vào những tình huống gần với ưu thế về giá của Ngài Price (được đăng trên tờ quảng cáo) có thể là một sự khởi đầu tốt.

Quỹ Third Avenua Value Fund của Marty Whitman cũng là một nguồn ý tưởng tương tự như vậy. Ông Whitman cũng là một chuyên gia ở Phố Wall về những tình huống đầu tư giá trị cực kỳ độc đáo và thường ít khi hiện hữu trên con đường thông thường. Quỹ non trẻ nhất trong danh sách này là Pzena Focus Value Fund do nguyên giám đốc công ty chứng khoán Mỹ – Bernstain & Co điều hành.

Vì công ty này tập trung chủ yếu vào những cổ phiếu có giá trị lớn nhưng không còn được ưa chuộng, nên đây có thể là một nguồn thông tin hữu ích cho những ý tưởng về cổ phiếu dài hạn. Ba hay bốn cổ phần lớn nhất của Ngài Pzena (qui mô vị trí đã được ghi trong tờ quảng cáo) có thể là một lựa chọn tốt để bạn bắt đầu tiến hành đầu tư (Chú ý là mặc dù bản thân tôi cũng có cổ phần ở công ty của Ngài Pzena, nhưng tôi lại đang nói cho bạn biết những bí quyết tốt nhất của họ nên tôi hy vọng sẽ không có xung đột nào xảy ra.

Khái niệm chọn ra cổ phiếu từ một danh sách đã được chọn lựa rất hiệu quả đặc biệt là khi những cổ phiếu này đang giữ vị trí hàng đầu trong danh mục đầu tư. Nhưng hãy nhớ rằng bạn chỉ cần đưa ra một ý tưởng hiệu quả là được. Làm nhiều việc theo một ý tưởng vẫn hơn là làm ít việc nhưng theo nhiều ý tưởng. Bất kể bạn có khai thác được gì từ những ý tưởng trong tờ Wall Street Journal hay từ những danh mục của một quỹ chung, thậm chí ngay sau khi bạn nghiên cứu về một tình huống cụ thể, nhưng đến phút cuối bạn vẫn không thu được lợi nhuận như mong muốn. Có thể một tình huống đầu tư cụ thể không mang lại cho bạn “mức an toàn” mong muốn, nhưng bạn lại không đưa ra được quyết định chính xác vì bạn không hiểu rõ tình huống cụ thể – không hiểu biết về quá trình hoạt động của công ty đó, sự cạnh tranh cũng như những tác động của một sự thay đổi. Nhưng tất cả đều ổn. Bạn cũng chỉ đang chọn lựa một số những tình huống kinh doanh mà bạn thấy tự tin. Bạn đừng nên quá sa đà vào việc tìm kiếm những ý tưởng mới. Đọc báo hàng ngày là điều nên làm. Khi bạn có ý tưởng tốt hơn về thứ mình đang tìm kiếm, các ý tưởng cũng sẽ đến ngay thôi.

TUYỆT ĐẤY – BẠN ĐÃ CÓ Ý TƯỞNG, VẬY CẦN LÀM GÌ TIẾP THEO?

Nguồn thông tin đầu tư cơ bản

Khi bạn đã tìm được những tình huống đặc biệt có triển vọng, sẽ có vô số những nguồn thông tin mà bạn có thể tin cậy để lựa chọn. Nguồn thông tin chủ yếu được lấy từ chính công ty đó. Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Chứng khoán yêu cầu tất cả các công ty niêm yết dưới sự chỉ đạo của cơ quan này để làm báo cáo sổ sách định kỳ.

Để có được các thông tin cơ bản này, bạn cần đặc biệt chú ý tới báo cáo hàng năm và hàng quýcủa các công ty. Những bản báo cáo này sẽ cung cấp thông tin về kết quả hoạt động và kinh doanh của công ty, bảng cân đối thu chi mới nhất và báo cáo về dòng tiền. Hơn nữa, tất cả những gì bạn cần biết về việc sở hữu chứng khoán, các loại chứng khoán và báo cáo chung thường được tìm thấy trong các bản kê khai hàng năm của công ty (mục lục 14A).

Để tìm hiểu những sự kiện bất thường của công ty, bạn có thể tìm kiếm trong hồ sơ của công ty:

Mẫu 8A: Mẫu này được điền đầy đủ sau khi có những thay đổi về cơ sở vật chất như là sáp nhập, bán tài sản, phá sản hay những thay đổi về quản lý.

Mẫu S1, S2, S3 và S4: Từ mẫu S1 đến S3 là bản kê khai đăng ký khi các công ty phát hành cổ phiếu mới.

Mẫu S4 được sử dụng đối với những cổ phiếu được phát hành khi có sự sáp nhập hay liên kết giữa các công ty, tái đầu tư hay tái cơ cấu. Hồ sơ này thường được kết hợp với bản kê khai ủy quyền trong trường hợp cần có phiếu bầu của cổ đông.

Mẫu 10: Được sử dụng để cung cấp các thông tin về phân bổ lợi nhuận (mọi thứ bạn muốn biết về lợi nhuận nhưng còn e ngại không muốn hỏi).

Mẫu 13D: Đây là bản báo cáo trong đó những chủ sở hữu từ 5% cổ phần trở lên trong công công ty sẽ phải giải trình về số cổ phần mà họ nắm giữ cũng như những ý định của họ đối với số cổ phần này. Nếu số cổ phần này được giữ để đầu tư, thì việc điều tra danh tiếng của nhà đầu tư tạo hồ sơ sẽ rất hữu ích. Nếu việc nắm giữ cổ phiếu này nhằm mục đích kiểm soát hay gây ảnh hưởng đối với toàn bộ công ty, thì hồ sơ này là dấu hiệu đầu tiên, hay nói cách khác là chất xúc tác cho những thay đổi của công ty.

Mẫu 13G: Cổ đông có thể tạo hồ sơ này thay cho mẫu 13D nếu việc đầu tư chỉ là đầu tư đơn thuần.

Mục lục 14D -1: Đây là bản mời thầu do bên đối tác soạn thảo ra. Tài liệu này cung cấp những thông tin hữu ích về những đề xuất mua lại một công ty. Bạn có thể có được những thông tin này từ những trung tâm thông tin được liệt kê trong bản thông báo mời thầu.

Bảng 13E3, 13E4: 13E3 là hồ sơ được sử dụng đối với các giao dịch riêng đang được thực hiện (chẳng hạn như giao dịch Super Rite trong Chương 4). Bảng 13E -4 là bản mời thầu khi một công ty đang mua lại cổ phần của mình (được sử dụng trong thầu tự động trong Chương 5). Cần nhớ rằng tất cả những tình huống trên đều sinh lợi và thường được mở rộng hơn, cho nên cần phải đọc kỹ càng cẩn thận.

Trong nhiều trường hợp, bạn có thể có được những thông tin này miễn phí hoặc chỉ mất một chút phí khi gọi điện trực tiếp tới phòng quan hệ đầu tư của công ty (Có thể, bạn sẽ cần nói dối rằng mình là một cổ đông). Tuy nhiên, hiện nay, những thông tin này đều đăng tải miễn phí trên Internet thông qua hệ thống EDGAR. Mọi công ty đều được yêu cầu giải trình hồ sơ điện tử thông qua hệ thống EDGAR (EDGAR là từ viết tắt của Electronic Data Gathering Analysis Retrieval có nghĩa là thu thập và phân tích dữ liệu điện tử). Những hồ sơ này có thể truy cập miễn phí tại hai trang web miễn phí 24/24 với hồ sơ gốc của SEC. Những hồ sơ này hoàn toàn có thể đáp ứng mọi nhu cầu của bạn. Hiện nay, Trường Đại học New York cung cấp một trang web miễn phí tại địa chỉ http://www.edgar.stern.nyc.edu, và trang http://www.see.gov của SEC.

Mỗi ngày trôi qua lại có thêm những dịch vụ và nguồn thông tin mới được đưa lên mạng. Thật may mắn là chỉ cần 49,95 đô la/một năm hay 29,95 đô la/một năm cho các dịch vụ thuê bao, trang web của Journal http://www.wsj.com có thể cung cấp mọi thứ bạn cần.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm kiếm thông tin miễn phí trên mạng. Một dịch vụ khá hữu hiệu khác là EDGAR trực tuyến (http://www.edgar -online.com). Nếu bạn cần thông tin ngay lập tức, trang này có thể cung cấp cho bạn tài liệu trong vài phút. Những dịch vụ cơ bản này chỉ tốn nhiều nhất là 9,95 đô la/một năm. Prodigy, Compuserve và America Online cũng có những dịch vụ đa dạng với nhiều cấp độ.

Ngoài ra, còn có những dịch vụ dưới dạng văn bản như Disclosure (điện thoại: 800-874-4337), Moody’s, S&P, Federal Filings, Docutronics Information Services. Thậm chí, CCH Washington Service Bureau còn có dịch vụ in ấn và giao tài liệu đến tận nơi hoặc qua máy fax với một mức phí nhất định. Chi phí từ những dịch vụ cao cấp này thường có mức giá từ 15 – 25 đô la.

Nguồn thông tin đầu tư thứ hai

Nguồn thông tin thứ hai cũng rất hữu dụng giúp bạn có được một cái nhìn tổng quan về một công ty hay một ngành cụ thể. Với mục đích này tôi hay dùng tài liệu Value Line Investment Survey. Tôi không sử dụng dịch vụ phân loại đầu tư nhưng các báo cáo của Value Line về từng công ty cho chúng ta một cái nhìn tổng quan rất hữu ích về lịch sử và hoạt động đầu tư của công ty đó. Ngoài ra, còn vì những bản báo cáo của Value Line được sắp xếp theo ngành, nên có thể dễ dàng có được những số liệu đánh giá để thẩm định lợi nhuận và chọn lựa những ứng cử viên. Với phiên bản mở rộng mới, Value Line hiện đang cung cấp những thông tin hữu ích về hơn 3500 công ty. Dịch vụ này có vẻ khá tốn kém đối với những cá nhân đầu tư riêng lẻ, nhưng hầu như tất cả các thư viện công đều lưu một bản báo cáo này.

Đặc biệt, cùng với sự phát triển của mạng trực tuyến và các dịch vụ tin học hóa khác, các thông tin đầu tư hữu ích sẵn có hơn và chi phí giảm nhiều hơn so với trước đây. Nếu bạn không có được một bản báo cáo của Value Line bạn có thể tìm từ Hoover Business Resources trên American Online. Tại địa chỉ này, bạn có thể tìm thấy những thông tin về tài chính và tình hình của hàng nghìn công ty được phân loại theo tên hoặc theo ngành nghề. Tất cả những dịch vụ này luôn được cung cấp trên các dịch vụ trực tuyến dưới hình thức này hay hình thức khác.

Dĩ nhiên, việc nắm bắt và xem xét lại những thông tin mà bạn đã có được cũng là một việc cần làm trong quá trình nghiên cứu. Tờ Wall Street Journal có vẻ rất hữu ích nhưng tùy thuộc vào từng thời điểm bạn mới có thể tìm được một cơ hội tốt, đôi khi bạn phải tự kiểm tra lại những thông tin cũ. Một lần nữa tôi lại muốn giới thiệu đến bạn một dịch vụ có thể làm được việc này, đó là dịch vụ chuyên sâu hơn về tin tức, Down John News/Retrival – Private Investor Edition (phiên bản đầu tư tư nhân – điện thoại: 522-3567). Dịch vụ này rất tiện dụng khi bạn muốn nghiên cứu thông tin cơ bản của công ty. Đừng quá lo lắng vì bạn không cần đến một dịch vụ mạnh như vậy để vài tháng lại tìm kiếm ý tưởng, nhưng nếu những tình huống đặc biệt này đến với bạn, khi đó bạn cũng chỉ mất khoảng 29,95 đô la mỗi tháng để có thể thoải mái tìm kiếm vào buổi tối tất cả những ấn phẩm như dịch vụ thông tin của Down John, Wall Street Journal, tờ Barron’s và hàng nghìn ấn phẩm khác.

Ngoài ra, cũng còn có một dịch vụ hữu ích khác có tên Headsuup của công ty Individual Inc. Nó sẽ đưa thông tin tới tận máy fax của bạn vào mỗi buổi sáng. Nó vừa hữu ích cho việc duy trì vị trí của bạn cũng như kịp thời báo cho bạn biết những cơ hội mới. Nó có thể cung cấp cho bạn một bản tóm tắt các thông tin có ảnh hưởng tới những lĩnh vực mà bạn quan tâm. Ví dụ như, bạn có thể có được những thông tin hàng đầu về các lĩnh vực như: “Tái thiết một doanh nghiệp”, “Sáp nhập doanh nghiệp” và “Các thông tin về doanh nghiệp phá sản”. Dịch vụ này thu phí khoảng 30 đô la một tháng và hiện cũng cung cấp qua mạng.

Nhưng có thể bạn cũng không cần những loại chuông báo này. Với Wall Street Journal, một cuộc gọi điện để tìm thông tin về công ty và bản tin, và một cái thẻ thư viện cũng có thể tạo một cú lừa. Đa phần trong các trường hợp này, bạn cần phải tập trung nhiều thời gian vào công việc của mình. Nếu tình huống có quá nhiều chuyển biến tới mức vài giờ hoặc vài ngày đã khác, thì tình huống này không phải dành cho bạn. Đa số những nhân vật ở Phố Wall mà bạn xem trên TV đều rất nổi tiếng, nhưng họ không thực sự suy nghĩ và nghiên cứu. Tôi cũng không biết họ đang làm gì, nhưng bạn cũng chẳng phải bận tâm về điều đó. Điều quan trọng là bạn phải theo sát những tình huống mà bạn đã có thời gian nghiên cứu và hiểu rõ.

CÂU HỎI: BẠN SẼ PHẢI LÀM GÌ NẾU BẠN CẦN XEM LẠI MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN? BẠN CÓ THỂ BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU ĐỂ HIỂU HƠN NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH?

Như cha tôi thường nói: “Những con số không thể nói dối, nhưng những người nói dối có thể tạo ra những con số”. Vì thế khi đọc bản cân đối thu chi và bản báo cáo doanh thu, nếu bạn muốn cẩn trọng trong khi bạn không thực sự giỏi về công việc này, thì bạn cần phải nhạy bén hơn một chút. Không có gì to tát cả. Bạn có thể hiểu đầy đủ về những bản cân đối kế toán cũng như báo cáo doanh thu qua những cuốn sách sau: How to Read a Financial Report của John A Tracy, How to Use Financial Statements của Jame Bandler và How to Read Financial Statements của Donald Weiss (cuốn sách này có kích thước nhỏ gọn như một cuốn sổ tay).

Cuốn sách mà tôi rất yêu thích trong lĩnh vực này là Interpretation of Financial Statements của Benjamin Graham. Đây là một cuốn sách tuy mỏng, nhưng lại cung cấp cho bạn đầy đủ những gì bạn cần. Cách tìm hiểu những kiến thức cơ bản không thực sự quan trọng, điều quan trọng là ở sự lực của bạn.

BẠN NÊN BIẾT ĐIỀU GÌ VỀ DÒNG TIỀN? ĐÓ LÀ GÌ? TẠI SAO BẠN CẦN QUAN TÂM? LÀM THẾ NÀO ĐỂ HIỂU ĐƯỢC?

Dòng tiền là một thuật ngữ được các nhà đầu tư định nghĩa rất khác nhau. Dòng tiền mà tôi cho là hữu ích nhất khi phân tích một công ty là thuật ngữ thường được gọi là dòng tiền lưu thông.

Trong nhiều trường hợp, khái niệm dòng tiền lưu thông đem lại cho bạn những thông tin hay hơn cả những thông tin từ khái niệm lợi nhuận ròng. Với khái niệm này, bạn sẽ biết thực chất tiền của công ty mỗi năm đang lưu thông như thế nào. Vì thu nhập bằng tiền (khác biệt với doanh thu theo báo cáo) có thể được dùng để thanh toán cho các cổ đông, mua lại cổ phần, trả nợ hay đầu tư cho những cơ hội mới, hay mua lại các công ty khác. Chính vì thế việc nhận biết khả năng thanh toán của công ty là rất quan trọng. Khái niệm này khá đơn giản và bạn có thể có những thông tin mà bạn cần từ: “Báo cáo dòng tiền” có trong tất cả các hồ sơ báo cáo tài chính hàng năm hoặc hàng quý.

Nội dung chính của thuật ngữ này là: Con số lợi nhuận ròng của một công ty (thường được báo cáo là doanh thu tính trên cổ phần) phản ánh doanh thu của công ty phục vụ công tác kế toán. Trong con số này, còn có cả những chi phí không bằng tiền. Trong khi đó, những chi phí bằng tiền không được tính vào lợi nhuận ròng. Cách tính dòng tiền lưu thông được cộng lại vào thu nhập ròng và trừ đi một số chi phí bằng tiền, cách tính này giúp bạn nhìn nhận chính xác con số tiền mặt mà công ty đang sử dụng.

Về cơ bản, những chi phí không bằng tiền là khấu hao hữu hình và khấu hao vô hình. Khấu hao là chi phí kế toán không bằng tiền được trừ đi từ thu nhập để phân bổ chi phí của các tài sản cố định, như nhà máy, thiết bị so với tuổi thọ của chúng. Ví dụ, sẽ không chính xác nếu bạn trừ vào thu nhập một khoản chi phí là một triệu đô la ngay trong năm bạn chi một triệu đô la để sắm máy móc mới nếu như chúng có thể sử dụng trong 10 năm. Chi phí khoản 100.000 đô la/một năm có lẽ phản ánh tốt hơn về thực tế của các hoạt động giao dịch. Do đó nếu tính chi phí bằng số tiền là một triệu đô la trong năm đầu thì báo cáo thu nhập chỉ thể hiện một khoản chi phí là 100.000 đô la khấu hao của một năm.

Khấu hao vô hình cũng là chi phí không bằng tiền tương tự như khấu hao, điểm khác biệt là chi phí hàng năm tính vào thu nhập thể hiện giá trị giảm dần của tài sản vô hình tính trong một khoảng thời gian nhất định. Tài sản vô hình có tuổi thọ lớn hơn hoặc bằng một năm và không có dạng vật chất. Uy tín kinh doanh chính là dạng phổ biến nhất của tài sản vô hình. Nó thường phát sinh do kết quả của việc mua lại một doanh nghiệp với mức giá lớn hơn tài sản vật chất của công ty. Chi phí trội ra này được đưa vào bản cân đối kế toán với khoản mục là uy tín kinh doanh và được tính khấu hao dần vào thu nhập trong khoảng thời gian không quá 40 năm. Trong nhiều trường hợp với điều kiện khả năng doanh thu của một doanh nghiệp không giảm trong một khoảng thời gian nhất định, thì chi phí khấu hao vô hình mà sẽ được trừ vào thu nhập của công ty chỉ là trên sổ sách kế toán (đó chính là lý do vì sao tôi lại cộng nó vào thu nhập ròng).

Để tính được dòng tiền theo phương thức cơ bản, bạn nên bắt đầu với (1) doanh thu ròng, (2) cộng lại với chi phí khấu hao hữu hình và khấu hao vô hình, (3) sau đó trừ đi chi phí vốn của công ty. Con số này thường thể hiện chi phí bằng tiền đầu tư vào nhà xưởng và thiết bị mới. Kết quả cho ra là con số tiền mặt lưu thông trong công ty đó trong năm. Phép tính đó được biểu thị như sau:

Bạn có thể nhận thấy trong ví dụ này dòng tiền lưu thông lớn hơn doanh thu ròng 20%. Nếu trong nhiều năm mà dòng tiền lưu thông lớn hơn nhiều so với thu nhập ròng, thì khi đó để xác định giá trị thật của công ty ta cần dựa vào dòng tiền lưu thông nhiều hơn là dựa vào con số thu nhập ròng (điều đó có nghĩa là công ty sẽ được đánh giá theo phương diện bội số của dòng tiền lưu thông, hơn là bội số thường hay được dùng là bội số của thu nhập hay chỉ số P/E). Ngược lại khi dòng tiền của công ty luôn thấp hơn doanh thu ròng (và không phải do việc mở rộng quy mô công ty cần một chi phí vốn lớn), thì tốt hơn hết nên sử dụng con số dòng tiền lưu thông để định giá.

Có một vài lý do giải thích nguyên nhân vì sao dòng tiền lưu thông của một công ty lại khác với con số thu nhập theo báo cáo. Có một lý do là do khấu hao hữu hình (là khoản chi phí hàng năm dựa trên chi phí khấu hao cộng dồn của tài sản cố định) có thể không phản ánh đúng chi phí hàng năm thực tế cho việc thay thế nhà xưởng và thiết bị. Mỗi năm chi phí dành để thay thế nhà xưởng và thiết bị có thể tăng lên do lạm phát.

Tương tự như vậy, trong một số doanh nghiệp mặc dù nhà xưởng và máy móc chưa bị xuống cấp, nhưng cũng cần liên tục cải thiện cơ sở vật chất để đảm bảo cạnh tranh (ví dụ một cửa hàng hay một khách sạn có thể phải tân trang sớm hơn dự định vì đối thủ cạnh tranh). Cũng có trường hợp khi chi phí khấu hao quá cao nên không phản ánh chính xác chi phí hiện tại. Đôi khi, những tiến bộ về công nghệ cũng góp phần làm giảm chi phí thay thế thiết bị. Trong nhiều trường hợp khác, các thiết bị cũ lại có thể sử dụng lâu hơn thời gian trên bảng tính khấu hao dự trù.

Trong tất cả các trường hợp trên, việc kiểm tra sự khác biệt giữa khấu hao hàng năm (con số dự tính) với chi phí vốn (chi phí bằng tiền theo thực tế) có thể làm cho bạn muốn sử dụng khái niệm dòng tiền hơn là thu nhập. Một khi bạn tính thêm các chi phí không bằng tiền cho khoản khấu hao vô hình thì còn phát sinh nhiều tranh cãi hơn nữa về việc sử dụng dòng tiền lưu thông. Bởi vì khấu hao vô hình là con số kế toán ảo đối với nhiều doanh nghiệp kinh doanh phát đạt, do vậy cần thiết phải cộng thêm các chi phí khấu hao vô hình hàng năm để có được hình ảnh thật về khả năng sinh ra tiền của công ty. Trong những trường hợp khi chi phí khấu hao vô hình hàng năm lớn thì dòng tiền tự do thường là cách tính ưu việt để tránh khả năng thu nhập của một công ty. Bạn có thể hình dung ra điều này với trường hợp một nhóm Đài truyền hình của hệ thống mua hàng tại nhà, mà sau này trở thành Công ty Viễn thông Silver King.

Một điểm cần lưu ý, nữa là khi một công ty tăng trưởng nhanh, nhu cầu chi vốn lớn (dẫn tới dòng tiền giảm) thì đó là một thông tin không tồi. Phần vốn được dùng để duy trì những thiết bị hiện tại cũng là một vấn đề quan trọng. Mặc dù có một số công ty công khai phân tích chi tiết về chi phí để bảo dưỡng thiết bị và chi phí để mở rộng công ty, nhưng thông thường bạn nên gọi điện đến công ty để có được những thông tin này. Trong bất kỳ trường hợp nào thì bản thân khoản chi lớn liên quan tới khoản khấu hao không phải là một nguyên nhân đáng quan tâm nếu như nó có thể là do sự tăng trưởng của kinh doanh mà bạn tin tưởng có thể sẽ tiếp tục thành công.

CÒN NHỮNG CUỐN SÁCH ĐẦU TƯ NÀO ĐÁNG ĐỌC?

Tôi sẽ không giới thiệu cho bạn những cuốn sách chỉ nói đến các tình huống đầu tư đặc biệt như đã được trình bày trong cuốn sách này. Tuy nhiên, có một số cuốn sách có thể mang lại cho bạn những thông tin cơ bản hữu ích về thị trường chứng khoán và đầu tư. Tất cả những thông tin này có thể sẽ rất hữu ích khi áp dụng vào các tình huống đầu tư đặc biệt. Do đó, nếu bạn có thời gian và luôn quan tâm đến điều đó, thì đây là một số cuốn mà tôi yêu thích:

* Xin lưu ý các cuốn đánh dấu * đã được Alpha Books mua bản quyền, dịch và xuất bản.

David Dremen, Contrarian Investment Strategies: The Next Generation, 1988.

Benjamin Graham, The Intelligent Investor (Nhà đầu tư thông minh), 1986.

Robert Hagstrom, The Warrent Buffett Way: Investment Strategies of The World’s Greatest Investor* (Phong cách đầu tư Warren Buffett: Chiến lược đầu tư của nhà đầu tư vĩ đại nhất thế giới), 1994.

Robert Haugen, The New Finance: The Case Against Effective Markets, 1991.

Peter Lynch và John Rothchild, One Up On Wall Street* (Trên đỉnh phố Wall), 1993 và Beating The Street (Chinh phục Phố Wall), 1994).

Andrew Tobias, The Only Investment Guide You’ll Ever Need, 1996.

John Train, The Money Masters, 1994.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.