Tử Huyệt Cảm Xúc

Chương 11: Bí Kíp để Bạn được cả thế giới Yêu Mến, Tôn Trọng và Nhớ Mặt Thuộc Tên chỉ nhờ Thôi Miên Cảm Xúc



Một trong những câu chuyện cười đầu tiên tôi được nghe kể nói về một gã say rượu đội mũ cao, mặc áo khoác không cài nút với khăn choàng cổ len màu trắng. Lúc đó đã là nửa đêm, gã ta cứ đi qua đi lại một cách chuếnh choáng quanh một cái cột đèn sáng trưng giữa phố xá.

Lúc đó có một anh cảnh sát vừa mân mê dùi cuitrên tay vừa đi qua khu vực. Nhìn thấy gã say, viên cảnh sát lại gần và hỏi: “Bị mất đồ à?”

“Đúng rổi!” gã say rượu chuếnh choáng trả lời. “Một tờ mười đô-la!Tui.. tui đánh rơi nó ở tòa nhà kia!”

Khó hiểu, viên cảnh sát gãi đầu. “Nếu ông mất tiền ở tòa nhà kia sao lại tìm ở đây?”

“Kiếm ở đây dễ thấy hơn”, gã say vừa đáp vừa nấc cụt. “Ở đây có đèn sáng, chứ bên kia tui đâu có thấy gì đâu!” ,

Suốt vài chục năm trời, tôi cũng không nhớ tại sao mình còn nhớ rõcâu chuyện cười xưa rích này đến thế. Nhưng giờ thì tôi đã biết vì sao.

Hổi tôi còn học lớp ba trong trường tiểu học, có một vị khách được mời thăm lớp chúng tôi. Hôm đó, ông ta đến quảng cáo về giá trị của việc mở tài khoản tiết kiệm ở trường.

“Hãy tiết kiệm! Tiết kiệm mỗi tuần dù chỉ là vài đồng xu , ông ta nói với các học sinh. “Nhưng tích tiểu thành đại, rồi chúng sẽ trở thành một khoản tiền kếch xù – như một phép màu!”

Nghe đến đó, cậu bé ngồi cạnh tôi bỗng khóc như mưa. “Chú ơi, làm sao mà con tiết kiệm được?” cậu ta nói mà nước mắt rơi lã chã. “Con có đồng xu nào đâu mà tiết kiệm!”

Trước phản ứng của cậu bé, vị khách kia lấy tay sờ mó chiếc cằm của mình, xoay ngón tay xung quanh một chùm râu dê màu nâu đen. Ông ta quay sang cô giáo chủ nhiệm.

“Thưa cô Faulkner”, ông ta nói, “cậu bé này làm tôi nhớ đến một câu chuyện tiếu lâm.”

Ông ta bắt đầu kể cho chúng tôi nghe câu chuyện về một người cha muốn thử lòng trung thực của cậu con trai mười tuổi của mình. “Con à”, người cha bảo cậu bé, “con cầm cái bình màu nâu đi ra ngoài tiệm mua rượu giúp bố nhé!”

Cậu bé cầm lây cái bình màu nâu và xin bố đưa tiền mua rượu.

“Ô hô!” ông bố la rầy con mình. “Chỉ cần có tiền là mua được rượu thôi. Nhưng con này, người khôn ngoan là người mua được rượumà không phải tốn xu nào!”

Cậu bé đứng suy nghĩ một lát, rồi lẳng lặng cầm cái bình rời khỏi nhà.

Mười phút sau, cậu quay trở lại với cha.

“Bố ơi”, cậu ta yêu cầu, “bố cầm ly rượu lên đi!”

Khó hiểu, ông bố cầm ly rượu lên như cậu con trai yêu cầu.

Cậu bé tháo nút bần ra khỏi cái bình màu nâu và đổ xuốngly rượu của người cha. Không có một giọt rượu nào trong đó cả. “Uống rượu đi bố”, cậu bé cười.

“Con bảo ta uống? Sao ta uống được?” người cha bối rối. “Chẳng có gì trong ly cả!”

“Ô hô!” cậu con trai phá lên cười. “Có sẵn rượu thì ai chả uống được. Người khôn ngoan là người có thể uống dù không có gì trong ly cả!”

Tôi có thể nhớ được những câu chuyện vui này là bời bằng cách nào đó, chúng đã thâm nhập sâu trong tâm trí tôi. Tôi có thểmường tượng và cảm nhận được những sự kiện xảy ra trong các câu chuyện đó.

Bởi lẽ chúng có chứa nhữngyếu tố Thôi Miên Cảm Xúc đã ngự trị vững chắc trong tâm trí tôi suốt mấy chục năm qua.

Những yếu tố đó là gì?Chủ yếu là Trải Nghiệm Mới và khả năng tác động thị giác vào Tử Huyệt Bản Thân của tôi.

Một gã say rượu đội mũ cao, mặc áo khoác không cài nút với khăn choàng cổ len màu trắng… một cái cột đèn sáng trưng… gã ta cứ đi qua đi lại một cách chuếnh choáng… một anh cảnh sát mân mê dùi cui trên tay… vị khách lấy tay sờ mó chiếc cằm của mình, xoay ngón tay xung quanh một chùm râu dê màu nâu đen… ý tưởng “tích tiểu thành đại” thành một khoản tiền khổng lồ như một phép màu… cậu bé khóc như mưa, nước mắt rơi lã chã.

Làm sao mà tôi vẫn còn nhớ được tên cô Faulkner, cô giáo chủnhiệm lớp tôi hồi lúc tôi còn nhỏ xíu? Vì một bạn trong lớp Từng nói tôi nghe rằng: “Cô ấy là cô giáo dễ thương nhất trường – nhưng mũi cô trông như cái nĩa!

Tôi còn nhớ vị khách đến thăm lớp mình cũng vì ông ta vừa kể một câu chuyện cười lại vừa diễn tả bằng hành động… “cầm”cái bình rượu tưởng tượng… đổ rượu vào ly… ông ta đóng vai cả hai cha con trong câu chuyện bằng cách nghiêng đầu về bên trái hoặc bên phải cho mỗi nhân vật.

Những câu chuyện đó hiện ra thật rõ ràng… có hình ảnh… và đánh động cảm xúc của tôi!

Ký ức bằng hình ảnh là một trong số những kích thích cảm xúc trong giao tiếp có khả năng tác động lên chúng ta nhiều hơn chúng ta tưởng. Đó là những sự kiện vui tươi hoặc buồn bã, những khuôn mặt có nét riêng, những ngôn từ hoặc hành động trực quan, hoặc những khung cảnh có khả năng tạo ra những mẫu thức liên hệ thật sâu vào trong tâm trí của chúng ta.

Chúng khuấy động những cảm xúc của chúng ta khi chúng ta đang tỉnh, và kích thích chúng ta đến nỗi chúng ta phải tập trung theo dõi hoặc lắng nghe và không thể nào buồn ngủ được.

Những phản ứng xúc cảm này vừa có thể tốt cho chúng ta, vừa có thể chống lại chúng ta tùy Từng hoàn cảnh. Chúng ta không thể cưỡng lại chúng, đó là điều chắc chắn. Tuy nhiên, với Thuật Thôi Miên Cảm Xúc, bạn có thể bắt đầu nhận diện và kiểm soát chúng dễ dàng hơn!

Ngày hôm đó, tôi làm diễn giả trong một buổi nói chuyện ở Câulạc bộ các Giám Đốc Bán Hàng. Khi tôi trình bày được mười phút, tôi để ý thấy ánh mắt của khán giả không hề nhìn mình.

Tôi dừng lại và hỏi: “Có chuyện gì không ổn sao?”

Dưới hàng ghế khán giả, tôi nhìn thấy những cái đầu gật gù, những cái miệng đang cười khúc khích và vài cánh tay chỉ trỏ vào “thứ không ổn”.

Chiếc áo vét của tôi bị tuột, để lộ ra phần đuôi trái của áo sơ-mi bên trong đã lọt ra ngoài quần Tử lúc nào.

“Hiệu ứng thị giác” ngoài dự kiến này đã khiến cho các khán giảcủa tôi mất tập trung. Khi đó, điều hay nhất tôi cần làm chínhlà hòa mình vào tình trạng mất tập trung đó, không nên đính chính hay cố gắng sửa sai.

Tôi thò tay lấy chiếc bóp tiền của mình và rút ra Tử trong đó một tờ tiền hai mươi đô-la. “Mọi người nhìn thấy tờ hai mươi đô-la khó cưõng này rồi chứ? Tôi sẽ tặng nó cho vị khán giả đầu tiên lặp lại được một câu mà tôi đâ nói trước lúc quý vị nhìn thấy cái đuôi áo cắc có của tôi!”

Không ngạc nhiên khi toàn bộ khán giả đều tham gia trò chơi và cố gắng hết sức để trả lời nhằm thắng được hai mươi đô-la.

Quả thật, cái câu nói mà tôi hỏi họ được tôi thốt ra chưa đầy ba mươi giây trước khi tôi đưa ra câu đố, ấy vậy mà không một ai nhớ được tôi đã nói gì.

Bạn thấy đấy, cái đuôi áo sơ-mi vô tri vô giác của tôi “nói chuyện” còn ấn tượng, thuyết phục và Thôi Miên Cảm Xúc được khán giả hơn cả một diễn giả chuyên nghiệp như tôi!

Bằng chứng là khán giả “nghe thấy” cái đuôi áo của tôi mà chẳng nhá được tí gì những lời tôi nói vì nó “công phá” tâm trí của họ mạnh hơn.

Khi đó, cái đuôi áo của tôi đã đánh động vào Tử Huyệt Bản Thân của khán giả và cho họ một Trải Nghiệm Mới nho nhỏ!

Con người thích nhìn hơn là nghe. Bạn sẽ dễ nhớ những gì mình được thấy hơn là những gì mình được nghe!

Tử Huyệt Bản Thân khiến chúng ta thích hưởng thụ và ưu tiên làm những gì dễ dàng, thoải mái và ít tốn công sức hơn!

Những khán giả đang chăm chú nghe tôi nói bỗng chốc quyết định mở toang tâm trí của họ để đón nhận thứ mà họ nhìn thấy, tức phần đuôi áo bị tuột ra ngoài quần của tôi. Và vì câu nói trước đó của tôi không có tính chất Thôi Miên Cảm Xúc thực sự mạnh, nên khán giả đã phân tâm!

Họ tin rằng họ nghe tôi nói câu nói đó – nhưng câu nói đã không có một yếu tố nào khiến cho khán giả tiếp thu và giữ lại trong đầu!

Thích nhìn hơn là nghe, ưu tiên Bản Thân hơn người khác là những sự biểu đạt cảm xúc rất bình thường ở mỗi con người, đặc biệt là người trẻ.

Cô R., một học viên cũ của tôi, trở thành cô giáo. Cô và một số đồng nghiệp được yêu cầu chuẩn bị bài giảng cho một tiết học được giám thị dự giờ. Chủ đề là các quốc gia Nam Mỹ, và cô R. được phân công giảng về đất nước Brazil.

Cô yêu cầu các học trò tập trung thành vòng tròn trong khi cô đặt một tờ giấy trắng cỡ lớn trên bàn của mình. Với một nụ cười thân thiện, cô cầm trên tay một lon cà phê nửa ký thuộc một nhãn hiệu rất nổi tiếng và giơ cao. “Tất cả các con đều biết những hạt màu đen trong lon là gì rồi, đúng không?”

Các học sinh đồng thanh trả lời: “Dạ biết!

Trong khi các cô cậu học trò đang chăm chú theo dõi, cô R. mở lon cà phê và đổ hết số cà phê trong đó lên tờ giấy trắng. “Brazil là nơi mà các con có thể hái được nhiều cà phê nhất trong số các quốc gia Nam Mỹ, các con biết chứ?” Cô rải những hạt cà phê lên hình bản đồ đất nước Brazil trên giấy.

“Đây chính là cà phê. Các con nghĩ số cà phê nặng bao nhiêu ký?” Các con nói đúng rồi; chúng nặng nửa ký. Các con có đoán ra được số cà phê này sẽ giúp ích được gì cho chúng ta trong lúc này hay không? Nó sẽ giúp chúng ta hiểu về địa lý, lịch sử và các đặc sản nổi tiếng của đất nước Brazil xinh đẹp. Các con đã sẵn sàng để xem và nghe cô giảng rồi chứ? Rất tốt, chúng ta bắt đầu nào!”

Trong suốt bài giảng của mình, cô R. không ngừng sử dụng các ngón tay, ngữ điệu, ngôn từ và hành động thích hợp để miêu tả đường biên giới Brazil, vị trí của các thành phố lớn cũng như những kiến thức quan trọng khác về quốc gia này. Cách giảng bài trực quan của cô tác động vào Tử Huyệt Bản Thân của học trò và cung cấp cho các em một Trải Nghiệm Mới thú vị không thường gặp trong môi trường học đường còn nặng tính hàn lâm. Kết quả cho thấy, các học sinh đã có một tiết học rất lý thú và hào hứng.

Chờ cho đến khi toàn bộ các học sinh đã ra khỏi lớp, người giám thị dự giờ cô R. mới góp ý và phản đối cách dạy của cô. Bà nhận xét rằng cô R. đã dạy đủ những kiến thức được yêu cầu, nhưng cách giảng bài của cô khiến cho tiết học “… giống chơi hơn là học!”

Ngoài tiết dạy của cô R. học sinh lớp đó tiếp tục được tham gia những tiết dự giờ tương tự được giảng dạy bởi các giáo viên khác. Toàn bộ các em được kiểm tra kiến thức sau buổi dự giờ.

Kết quả cho thấy, học sinh nhớ được những kiến thức về đất nước Brazil tốt hơn hẳn so với những nước khác do các giáo viên khác dạy bằng phương pháp truyền thống theo yêu cầu của đoàn giám thị.

Cô R. đã tạo một mối dây liên kết giữa người học và kiến thức bằng kỹ thuật giao tiếp Thôi Miên Cảm Xúc, tức hiện thực hóa bài học thành các hoạt động phát biểu và làm việc nhóm giữa các học sinh. Bằng cách đó, cô đã làm cho học trò của mình thích thú và muốn nghe giảng nhiều hơn!

Quả thật, các em đã rất chú ý lắng nghe… và nhớ được kiến thức sau tiết học!

Môi trường học đường ngày nay vẫn còn quá nhiều những thầy cô thiếu kỹ năng sư phạm đúng nghĩa. Lý do là vì họ “học hỏi” những phương pháp giảng dạy kém hiệu quả đó Tử những bậc tiền bối – cũng là những giáo viên, giảng viên không biết cách truyền đạt kiến thức hiệu quả cho học trò!

Kết quả, nhiều phần của nền giáo dục ngày nay chẳng khác gì một sự lãng phí khổng lồ!

Giảng dạy kiến thức là một chuyện, nhưng làm sao để cuốn hút người nghe, mở toang tâm trí của họ để cho những kiến thức đó có thể bước vào và ở yên trong đó một cách dài lâu là một chuyện hoàn toàn khácỊ

Bạn có thể bắt gặp thực trạng này ở nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau chứ không riêng gì giáo dục!

Khi một cô giáo hay thầy giáo đứng trên bục giảng bài, bao nhiêu học sinh ở dướiđang thực sựlắng nghe? Tại sao số học sinh thực sự chú ý và chăm học vẫn luôn là thiểu số?

Suốt mười bảy năm hành nghề, tôi đã phỏng vấn hơn 15.000 học viên, khán giả và khách hàng với câu hỏi này:

“Anh/chị còn nhớ được tên bao nhiêu thầy cô đã từng dạy học cho mình?”

Tất cả các câu trả lời đều là: “Rất ít!”

Hỏi thật nhé, bạn nhớ những thầy cô nào nhất? Những thầy cô mà bạn thích, hay những người ưu ái bạn?

Có đúng là bạn học hỏi được nhiều hơn với những thầy cô mà mình thích? Hay đó có phải là các thầy cô dạy những môn học mà bạn thích hơn? Điểm số của bạn trong những môn của các thầy cô đó có cao hơn các môn khác hay không?

Theo khảo sát của tôi, câu trả lời cho tất cả các câu hỏi trên là Có ! .

Giáo dục chỉ có giá trị khỉ và chỉ người học giao tiếp và trao đổi kiến khi nó giúp cho cả người dạy lẫn thức mộtcách hiệu quả!

Giáo dục được xem là thành công khi cả thầy và trò có thể tự tin giao tiếp được những kiến thức của mình một cách Thôi Miên Cảm Xúc!

Kể cả khi việc truyền đạt kiến thức bằng lời nói, ngôn từ hoặc con chữ không hiệu quả đi chăng nữa, vẫn còn vô số những phương pháp giảng dạy khác hay hơn, cung cấp cho người học những Trải Nghiệm Mới và tác động Trực Quan vào Tử Huyệt Bản Thân của họ, giúp họ thích thú và nhớ lâu hơn.

B. là một ông bố đã có hai con. Ông kể cho chúng tôi nghe một câu chuyện thú vị về bài học mà tôi đang chia sẻ cho các bạn.

Một người bà con của gia đình ông B. sống ở một bang khác bất ngờ qua đời. Cả hai vợ chồng ông B. đều muốn tham dự đám tang, nên họ nhờ bà ngoại sấp nhỏ giữ cháu hộ trong thời gian họ vắng nhà.

Cậu con trai lớn chín tuổi thì không có vấn đề gì, nhưng cô con gái nhỏ năm tuổi thì la khóc ỉ ôi, không chịu để cho bố mẹ đi và không chấp nhận bất kỳ một lời giải thích nào Tử bố mẹ.

Vợ ông B. lo lắng vì xót con, thế là ông B. đề nghị như sau: “Em nghĩ sao nếu chúng ta lấy một cuốn vở và vẽ lên đó hình ảnh những hoạt động của chúng ta, chúng ta đi đâu, làm gì và nghĩ gì khi về nhà? Trong lúc chúng ta vắng nhà, bà ngoại có thể chỉ cho con bé xem những hìn ảnh này nếu nó nhớ bố mẹ!”

Cả ông B. và vợ đều không có năng khiếu hội họa. Nhưng sau một hồi vật vã với đống bút màu, họ cũng làm ra được nhiều bức tranh làm Tử những hình nhân cắt dán trong quyển vở nhằm miêu tả những gì họ sẽ làm khi vắng nhà trong khi cô con gái vừa xem vừa hỏi han một cách thích thú.

Thế là trong thời gian hai vợ chồng đi vắng, mấy bà cháu đã xem đi xem lại cuốn vở đó hàng tá lần. Những hình ảnh sinh động trong quyển vở đã giúp cô bé hiểu, vơi đi nỗi nhớ bố mẹ và bớt la khóc hơn hẳn so với mọi lời giải thích bằng ngôn từ.

Ông B. bảo tôi rằng cuốn vở Thôi Miên Cảm Xúc cùng với những hình nhân cắt dán dễ thương đó hiện giờ là một kỷ vật gia đình mà mọi người trong nhà ông gìn giữ!

Việc minh họa thông tin và lời nói bằng những hình ảnh trực quan sinh động là một yếu tố giúp cho giao tiếp được thành công. Vì sao ư? Vì mọi con người trên quả đất này đều có trong mình Tử Huyệt Bản Thân, nhu cầu và khao khát được nhìn nhiều hơn là nghe.

Trăm nghe không bằng một thấy” – câu tục ngữ này đúng với tất cả mọi người bất kể nam phụ lão ấu.

Một vị giáo sĩ Cơ đốc có tiếng cả nước Từng vận dụng những hình ảnh liên hệ trực quan để giúp cho các con chiên ấn tượng và ghi nhớ những bài thuyết giảng của mình tốt hơn.

Lần đó, ông mở đầu bài thuyết pháp bằng hành động trưng ra cho khán giả xem một chiếc hộp nhỏ. “Chiếc hộp này không thể chứa đựng được điều quý giá nhất trong cuộc sống, bất kể chúng ta dùng dây buộc hay đóng hộp chặt cỡ nào!”

Khán giả ngay lập tức chú ý và háo hức theo dõi tiếp những gì ông nói.

Ông với tay cầm một cái hũ đậy kín. “Liệu cái hũ này; hay bất kỳ một vật chứa nào khác với cái nắp đậy chặt nhất có thể – có chứa đựng được điều quý giá đó không?” Nói xong, ông lắc đầu.

Sau đó, ông thò tay vào trong túi áo và chìa cho khán giả xem chiếc túi rỗng không, rổi ông chuyển tay về phía bục giảng và nói tiếp: “Không một chiếc túi, không một bàn tay, không một cái kho nào có thể giữ được điều quý giá ấy, mặc dù chúng ta hoàn toàn có thể giữ được nó… Thứ bí ẩn đó là gì?”

Ông yên lặng một hồi lâu, rồi tiếp tục: “Đó chính là sự thanh thản trong tâm hồn mà Chúa đã ban cho tất cả chúng ta!”

Với kỹ năng thể hiện điêu luyện, vị giáo sĩ đã minh họa trực quan bài học mình muốn nhắn nhủ đến khán giả, sử dụng những câu hỏi dẫn dắt khéo léo và thông minh, tạo ra Trải Nghiệm Mới, Lời hứa hẹn Tương Lai và cả khả năng đánh động Tử Huyệt Danh Tiếng của mỗi người. Để đưa ra kết luận, ông cho khán giả xem lại những đồ vật nhìn thấy được – chiếc hộp, cái hũ và cái túi để đại diện cho vật chất hữu hình, những thứ “…không quan trọng bằng sự thanh thản trong tâm hổn mà mỗi người chỉ có thể cảm nhận chứ không thể chạm vào!”

Suốt buổi thuyết giảng, những phản ứng quan tâm và biểu cảm của khán giả đã cho ông biết rằng họ đãthực sự lắng nghe ông Tử đầu đếncuối. Kết thúc bài thuyết giảng, khi họ nói với ông rằng: “Bài thuyết giảng hay quá, thưa Cha…” ông biết rằng ông đã thâm nhập được vào tâm trí và chạm vào được trái tim họ.

Những ai vốn đã biết cha xứ R. sẽ không quá ngạc nhiên về những điều tôi vừa kể. Ông rất xem trọng việc chuẩn bị những phần trình diễn trực quan nhằm đánh động Tử Huyệt Bản Thân của khán giả và nhiều yếu tố Thôi Miên Cảm Xúc khác trong việc chọn lựa và lên kế hoạch cho những bài thuyết pháp của mình!

Mọi giao tiếp giữa con người với con người đều chịu ảnh hưởng Tử tính cách của cả người nói lẫn người nghe. Mỗi người họ đều có những cảm nhận cá nhân khác nhau về cuộc giao tiếp, và những cảm nhận này chỉ thống nhất với nhau khi người nói giao cảm được với người nghe và làm cho người nghe phải quan tâm chú ý.

Tính chất Thôi Miên Cảm Xúc trong ngôn từ, hành động và biểu hiện bên ngoài của chúng ta phải bao hàm được nhiều yếu tố thu hút liên kết hòa hợp với nhau nhằm một mục đích duy nhất là khiến cho người nghe hoặc khán giả cảm thấy mình được quan tâm và xem trọng. Tất cả những thành phần này — mà trong đó quan trọng nhất là những sự minh họa trực quan — phải được định hướng chính xác và kiểm soát một cách thận trọng.

Bằng cách xác định được những yếu tố thu hút người nghe thật thuyết phục và chính xác này, chúng ta sẽ dễ dàng áp dụng Thuật Thôi Miên Cảm Xúc theo cách mà mình muốn chứ không phải ăn may. Ngược lại, nếu chúng ta hoàn toàn mù mờ về những yếu tố Thôi Miên Cảm Xúc, sự cố gắng của chúng ta sẽ bị đối phương nhìn nhận là giả tạo, và có thể dẫn đến sự mất cảm tình hoặc ấn tượng tiêu cực!

Một nhân viên bán hàng nọ cuối cùng cũng thuyết phục được một khách hàng quan trọng đồng ý cho mình một cái hẹn sau ba tháng theo đuổi vị khách đầy tiềm năng này. Anh lên kế hoạch rất cẩn thận cho buổi gặp gỡ, lường trước mọi câu hỏi mà khách hàng có thể thắc mắc về sản phẩm hoặc công ty của mình.

Đến ngày hẹn, anh mặc một bộ com-lê màu xanh dương gọn gàng với một chiếc cà vạt xanh dương tông xuyệt tông. Trên chiếc cà vạt có một hình dấu chấm than màu đỏ rất to được vẽ và in bằng tay.

Khi cuộc nói chuyện kết thúc, anh bán hàng bối rối. Vị khách hàng nọ đã nói chuyện rất lịch sự và quan tâm đến sản phẩm, nhưng không đề cập gì đến chuyện đặt mua sản phẩm hay liên hệ công ty.

Sau khi người bán hàng rời đi, ông khách hàng lại nhớ đến chiếc cà vạt in hình dấu chấm than đỏ rực to đùng chứ không phải người bán hàng. Ông ta chưa bao giờ nhìn thấy một cái cà vạt nào “quái lạ” đến thế. Chiếc cà vạt để lại trong ông một ấn tượng mạnh mẽ đến độ vài ngày sau đó, ông bỏ rất nhiều thời gian đi đến các cửa hiệu thời trang nam chi để lùng mua một chiếc tương tự.

Đối với riêng nam giới, cà vạt có thể có tiếng nói còn to hơn cả chủ nhân của chúng. Lời khuyên dành cho cả nam lẫn nữ: Những chiếc cà vạt xộc xệch trong công sở, những khuôn mặt trang điểm quá đà hay những bộ đồ tắm hớ hênh ngoài bãi biển hoàn toàn có thể thay mặt chủ nhân gây nên những phản ứng không ngờ – cả tốt lẫn xấu – đối với người ngoài.

Giống cái đuôi áo bị tuột ra ngoài quần của tôi trong một ví dụ trước.

Những hiệu ứng minh họa trực quan vừa có thể hấp dẫn người nghe, nhưng cũng có thể khiến họ phân tâm và mất tập trung tùy vào cách sử dụng của người nói! Trong phần lớn các trường hợp, minh họa trực quan có khả năng tác động vào cảm xúc con người mạnh mẽ hơn so với lời nói hoặc ngôn từ. Nhưng nếu bạn không kiểm soát những hiệu ứng đó, chúng có thể khiến bạn thiệt hại hơn là mang lại lợi ích.

Tất cả những hành động, cử chỉ bạn làm với khuôn mặt, cơ thể và tay chân của mình đều sẽ khiến người khác có ấn tượng tốt hoặc không tốt về bạn. Cử chỉ của bạn có thể là biểu hiện của sự lo lắng, trông đợi, bực dọc, thái độ giễu cợt, khát khao hoặc lạc quan. Những cử chi vô tình hoặc hữu ý của bạn cũng có thể thể hiện cả những trạng thái bình tĩnh, hài lòng, mãn nguyện, nhiệt huyết hoặc nuối tiếc.

Ngay cả một hành động đơn giản của bạn như bắt tay cũng cần phải phù hợp với những yếu tố trực quan và lời nói của bạn. Ý nghĩa của cái bắt tay phải ăn khớp với sự Thôi Miên Cảm Xúc mà bạn đang thể hiện.

Những lời nói niềm nở ấm áp sẽ trở nên giả tạo nếu chúng đi kèm với một cái bắt tay lạnh nhạt hoặc chiếu lệ!

Những cử chỉ và hành động của bạn chính là sự phản ánh những cảm nhận và các hoạt động cảm xúc bên trong của bạn.

Chính vì cử chỉ là những biểu hiện bên ngoài mà bạn không thể che giấu được bạn không nên để chúng diễn biến một cách tùy tiện! Bạn cần phải luôn điều khiển và kiểm soát chúng. Mọi người chung quanh nhớ đến bạn, thích bạn hoặc tôn trọng bạn hay không đều phụ thuộc vào những sự thể hiện bên ngoài của bạn.

Luật sư E., một học viên của tôi trong khóa học Thôi Miên Cảm Xúc, đã chia sẻ cho chúng tôi bí quyết của ông trong việc quan sát các cử chỉ của nhân chứng để phán đoán suy nghĩ và mức độ trung thực của họ, Từ đó đề ra được những chiến thuật phù hợp trên phòng xử án.

Khi một nhân chứng quay đầu về phía các băng ghế của người tham dự hoặc liếm môi trước khi trả lời một câu hỏi, cử chỉ đó thường có nghĩa là thực tâm họ không muốn trả lời câu hỏi đó. Một luật sư có kinh nghiệm sẽ nắm bắt ngay chi tiết đó để xử lý chủ đề mà người làm chứng không muốn nói sao cho có lợi nhất cho thân chủ của mình.

Luật sư E. chia sẻ rằng rất nhiều lần trong sự nghiệp hành nghề của ông, chính những cử chí vô tình đó của nhân chứng hoặc thân chủ đã giúp ông cãi thắng hoặc cứu được nhiều bàn thua trông thấy!

Khi giao tiếp với người khác, hãy đảm bảo rằng mọi cử chỉ và hiệu ứng trực quan của bạn được kiểm soát tốt để phục vụ cho ý đồ của bạn.

Hãy đám bảo rằng những lời nói, hành động và cử chi của mình ăn khớp với nhau. Hãy luyện tập sao cho chúng trở thành những bản năng tự nhiên mà bạn có thể thực hiện một cách trôi chảy và thuyết phục được bất kỳ ai giao tiếp với bạn.

Những cử chỉ điệu bộ và hiệu ứng minh họa trực quan đặc biệt phát huy hiệu quả khi bạn:

1. Kế chuyện, một câu chuyện bất kỳ hay truyện cười;

2. Diễn thuyết trước đám đông;

Bạn mong muốn mọi người sẽ nhớ đến mình, tôn trọng và yêu thích mình sau phần nói chuyện của mình?

Thế thì hãy lựa chọn một câu chuyện mà bạn biết chắc là khán giả muốn nghe – chứ không phải là chuyện mà chỉ riêng mình bạn thích!

Làm sao biết được khán giả muốn nghe gì?

Đầu tiên, hãy áp dụng thuật Thôi Miên Cảm Xúc để liên kết khán giả với chủ để nói chuyện của bạn.

Khám phá những nhân tố gây chú ý trong Bộ Tứ Tử Huyệt Cảm Xúc – những điểu mà khán giả muốn nghe hoặc sợ nghe. Những nhân tố đó cũng đồng thời là những động lực bất biến thúc giục con người hành động trong mọi thời. Và một trong số những nhân tố đó sẽ tiết lộ Tử Huyệt Cảm Xúc CHỦ ĐẠO trong đối tượng khán giả của bạn mà bạn có thể vận dụng và khai thác trong câu chuyện mình sắp kể!

Sau đó, hãy chắc chắn rằng câu chuyện hoặc bài thuyết trình của bạn có chứa ít nhất một trong những yếu tố sau:

1. Tử ngữ miêu tả trực quan

“Cô ấy đang viết bằng một cây bút chì cô hình dáng như một chiếc xúc xích Đức với đầu nhọn màu đen!”

“Bạn đã bao giờ nhìn thấy một em bé sơ sinh phá lên cười với cái miệng mở to hết cỡ và cái chân đá lia lịa trên không?”

2. Những ngôn từ và hành động ăn khớp với những điệu bộ và cử chỉ tự nhiên

“Với hai chiếc bàn chải trên hai tay, anh ta chà rửa da đầu mình – giống như thế này đây!”

“Giờ tôi sẽ xé tờ tiền này thành bốn mảnh. Một…hai…ba..bốn!”

3. Những Tử ngữ, cách ví von hoặc diễn đạt độc đáo, lạ thường

Việc này nhằm mục đích tạo Trải Nghiệm Mới cho người nghe hoặc khán giả:

“Những đồng xu của các em sẽ tích lũy thành cả một khối tài sản kếch xù như một phép màu!”

“Làm thế nào để mua đồ mà không phải trả tiền… uống rượu mà không cần có rượu trong ly?”

“Làm sao mà người đàn ông to con nhất Texas chỉ cao chưa đầy một mét!”

Với ba yêu tố trên, bạn sẽ dễ dàng chọn lựa được một câu chuyện phù hợp và kể nó thật Thôi Miên Cảm Xúc, khiến cho người nghe bị thúc giục và phải chú ý lắng nghe bạn.

Hãy thực hành ngay bây giờ!

Và xem người nghe của bạn sẽ phản ứng như thế nào trước câu chuyện bạn kể!

Khi câu chuyện của bạn cũng như những ngôn từ và hành động đi kèm của bạn chứa nhiều yếu tố Thôi Miên Cảm Xúc, khán giả hay người nghe sẽ dễ dàng nhớ, nể trọng và yêu thích bạn trong mọi tình huống giao tiếp!

Thâm nhập tâm trí của bất kỳ ai

Tất cả mọi người xung quanh bạn đều bận rộn.

Tâm trí họ chật kín những hy vọng, hoài bão, nỗi lo sợ, mong ước, và cả nhũng sự buồn đau, thận trọng, khó chịu và bi quan về tương lai. Đối với họ, những gì bạn nói không quan trọng, vì họ có những thứ quan trọng hơn trong đầu để mà lo nghĩ.

Khi đó, tâm trí họ đang bận bịu và “kín cổng cao tường”. Do vậy, nếu bạn muốn mọi người có ấn tượng và nhớ đến mình, bạn cần phải khai mở những cái đầu đang mải mê lo nghĩ và bận rộn đó.

Làm thế nào để hoàn thành được nhiệm vụ khó khăn này?

Thuật Thôi Miên Cảm Xúc cung cấp cho bạn Ba Kỹ Thuật đảm bảo giao tiếp thành công như sau:

1 .Trò chuyện với đối phương theo cách của họ

Trong giao tiếp, người nghe chính là lý do vì sao bạn mở miệng nói chuyện.

Là một cá nhân với những nhu cầu cảm xúc chính đáng, người nghe của bạn chỉ muốn lắng nghe trên cơ sở những nhu cầu cảm xúc đó của anh ta. Bạn muốn anh ta thích mình, bạn cần phải tìm cách thỏa mãn những nhu cầu cảm xúc đó bằng Thuật Thôi Miên Cảm Xúc.

Quy luật này chi phối cả lịch sử loài người.

Vào những năm đầu thập niên 1730, James Oglethorpe muốn Vua George nước Anh ban lệnh thả những tù nhân phạm tội thiếu nợ không trả được và đài thọ cho lực lượng này lên đường sang Tân Thế Giới để tạo lập thuộc địa dưới sự lãnh đạo của ông ta. Oglethorpe lập luận rằng sẽ chẳng ích lợi gì nếu tiếp tục giam cầm những tù nhân này, vì họ có ở trong tù đến mọt gông thì cũng không thể trả được nợ. Ông ta đề xuất nhà vua cho phép những người đàn ông và những người phụ nữ tội nghiệp đó cơ hội bắt đầu cuộc sống mới ở một vùng đất mới; ông ta nhấn mạnh rằng sự thành lập một thuộc địa mới sẽ mang lại lợi ích to lớn cho Vương Quốc Anh.

Vua George không mấy quan tâm đến đề xuất của Oglethorpe. Nhà vua cho rằng Vương Quốc Anh đã đủ hùng mạnh với quá nhiều thuộc địa rồi. Cần gì phải thiết lập thêm thuộc địa nữa?

Vẫn bảo vệ quan điểm của mình, Oglethorpe đáp: “Thưa bệ hạ, nước Anh đúng là đã có nhiều thuộc địa rồi. Tuy nhiên, chưa có thuộc địa nào được mang tên ngài. Nên hạ thần mong muốn thiết lập một thuộc địa mới mang tên “Georgia” – trên uy danh của bệ hạ!”

Đó là lần đầu tiên vị vua ương ngạnh bắt đầu quan tâm đến kế hoạch của Oglethorpe. Cuối cùng, nhà vua cũng bị thuyết phục. Tử huyệt chủ đạo của ông ta chính là Danh Tiếng!

Vua George hoàn tất cuộc vi hành vùng đât mới, thả tù nhân và viết nên lịch sử. Oglethorpe và đoàn tùy tùng của ông chính là những nhà lập hiến của “Georgia” năm 1733.

Có thật là vua George đã thích Oglethorpe, tôn trọng ông ta và nhớđến kế hoạch của ông ta hơn sau câu nói đánh động Tử Huyệt Danh Tiếng? Quá rõ rồi còn gì!

Hãy nói chuyện với đối phương theo cách của họ!

Khi đó, họ sẽ lắng nghe bạn – vì họ muốn thế!

2. Quan sát và xác định những nhân tố khiến đối phương quan tâm chú ý

Hãy chắc chắn rằng bạn đã nắm rõ định nghĩa và cách nhận diện Bộ Tứ Tử Huyệt Cảm xúc trên đối tượng giao tiếp! Hãy đọc đi đọc lại những chương sách diễn giải về những tử huyệt này thật kỹ cho đến khi thực sự hiểu. Chúng là chìa khóa đầu tiên của bạn cho mọi cuộc giao tiếp thành công!

Nếu bạn không thể gắn kết chủ đề nói chuyện của mình với Bộ Tứ, đối phương sẽ không có lý do gì để ngồi nghe bạn nói. Và một khi họ đã không muốn nghe, thì họ sẽ không thể đồng tình với bạn, không thể mua sản phẩm của bạn và không thể đáp lại bạn bằng những phản hồi tích cực mà bạn mong muốn.

Hãy tìm ra nhân tố mạnh nhất khiến đối phương phải chú ý, một nhân tố có thể gắn kết họ với chủ đề bạn nói. Nó luôn ở đó, vấn đề là bạn có tìm ra nó được hay không?

Trong phần lớn các trường hợp, nhân tố đó thực chất rõ ràng hơn bạn tưởng.

James Oglethorpe đã diễn giải lợi ích về mặt Tiền Bạc và những khía cạnh quan trọng khác với vua James, nhưng ông ta có nhận được phản hồi mình mong muốn hay không? Không hề!

Việc Tiền Bạc không thể tác động đến nhà vua là một sự thật quá hiển nhiên vì ông ta là một vị vua, nên Tiền Bạc luôn là một lợi thế mà ông ta không phải lo lắng. Tương tự, Tình Yêu và Bản Thân cũng không phải là những vấn đề lớn đối với một vị vua được bao người phục vụ, nên chẳng trách sao vua George trở nên mất kiên nhẫn với đề xuất của Ogiethorpe.

Cục diện chỉ thay đổi khi James Oglethorpe nói: “Nên hạ thần mong muốn thiết lập một thuộc địa mới mang tên “Georgia” – trên uy danh của bệ hạ!”

Danh Tiếng chính là nhân tố mạnh nhất khiến nhà vua chú ý, nên vua George đã chuyển sang lắng nghe… và làm những gì mà Oglethorpe muốn.

Trong giao tiếp, nếu bạn vẫn chưa xác định được Tử Huyệt Cảm Xúc CHỦ ĐẠO của đối phương, hãy đặt ra những câu hỏi phù hợp để nó dần dần hé lộ. Như chúng ta đã biết các câu hỏi là những công cụ giao tiếp quyền năng. Một khi được sử dụng thích hợp, những câu hỏi sẽ giúp bạn kiểm soát tình huống, khiến cho đối phương phải trả lời và đổng thời tiết lộ dần ý đồ của họ.

Dựa theo những tài liệu lịch sử hiện có, Oglethorpe cũng có phần may mắn. Ông không tự mình khám phá ra điều mà nhà vua thực sự muốn nghe. Đó hoàn toàn là một ý tưởng thuyết phục vô tình liên quan đến Danh Tiếng – cũng là Tử Huyệt Cảm Xúc chủ đạo của nhà vua và câu nói đó quả thực đã khiến vị vua nước Anh hồi đáp!

Trong giao tiếp hàng ngày, bạn không thể chỉ trông đợi những khoảnh khắc may mắn như thế nếu muốn đảm bảo thành công.

Bộ Tứ Tử Huyệt Cảm Xúc gồm Bản Thân, Tiền Bạc, Tình Yêu và Danh Tiếng chính là động cơ cảm xúc của tất cả mọi người xung quanh bạn, và cũng là của bạn.

Chúng chứa đựng nhiều nhân tố gây chú ý MẠNH MẼ mà bạn có thể khai thác để kết nối người nghe với chủ đề nói chuyện của mình.

Trong nhiều trường hợp, những nhân tố này rất rõ ràng, nhưng cũng có những lúc bạn cần phải tìm mới thấy. Hãy quan sát đối phương khám phá và khai thác những nhân tố này, nếu bạn muốn được đối phương hoặc khán giả nhớ mặt thuộc tên, nể trọng và yêu mến!

3. Sử dụng ba Phương tiện Thôi Miên Cảm Xúc khiến cho bất kỳ ai cũng phải lắng nghe

Mỗi cá nhân lại có một cấu trúc và mức độ của Bộ Tứ Tử Huyệt Cảm Xúc khác nhau. Theo thời gian, sẽ có MỘT trong Bộ Tứ trở thành Tử Huyệt Cảm Xúc CHỦ ĐẠO của họ. Để khiến cho họ phải nhớ mặt thuộc tên bạn, tôn trọng và yêu quý bạn hơn, bạn cần phải xác định được Tử Huyệt Cảm Xúc CHỦ ĐẠO đó trong mỗi con người mình giao tiếp.

Những sự quan sát và tìm kiếm Tử Huyệt Cảm Xúc của đối tượng giao tiếp có thể mất rất nhiều thời gian để có kết quả chính xác. Liệu chúng ta có thể rút ngắn được quá trình này?

Liệu chúng ta có thể áp dụng Thuật Thôi Miên Cảm Xúc hiệu quả trên những đối tượng giao tiếp bất kỳ trong mọi hoàn cảnh mà không cần phải xác định tử huyệt CHỦ ĐẠO của họ trước đó? Câu trả lời là Có

Trên cơ sở Bộ Tứ Tử Huyệt Cảm Xúc, chúng ta có ba phương tiện Thôi Miên Cảm Xúc có thể gây sự chú ý với bất kỳ người nghe nào trong mọi hoàn cảnh!

Ba phương tiện đó là:

A. Những sự minh họa trực quan tác động Tử Huyệt Bản Thân của người nghe: Hầu như mọi con người đều khao khát những cách thức dễ dàng hơn, đơn giản hơn hoặc thoải mải hơn để giải quyết mọi việc. Đây là một Tử Huyệt Bản Thân cố hữu của loài người, nên bất chấp người nghe của bạn là ai đi chăng nữa, phần lớn họ sẽ thích nhìn hơn là nghe – vì những thứ mắt thấy thì dễ tiếp thu và đỡ mất công tập trung hơn là chỉ dùng tai để nghe. Do vậy, việc bạn minh họa trực quan những lời nói hoặc bài thuyết trình của mình sẽ giúp người nghe hoặc khán giả dễ hiểu và hài lòng hơn. Hãy tập cho mình thói quen minh họa trực quan thậm chí là một phương tiện Thôi Miên Cảm Xúc có hiệu quả ở bất kỳ nơi đâu trên quả đất!

B. Lời hứa hẹn Tương Lai và Trải Nghiệm Mới: Đây là bộ phương tiện Thôi Miên Cảm Xúc cực mạnh, giúp bạn thiết lập mối giao cảm với người nghe ngay tức thì và khiến cho khán giả bị mê hoặc hoặc cuốn hút; vào nhất cử nhất động của bạn trong suốt cuộc giao tiếp hoặc buổi thuyết trình.

Cô A. là một giáo viên dạy tiếng Anh. Cô đang rất buồn lòng vì các học trò của mình tiếp thu ngữ pháp rất kém. Cô nhận ra rằng phần lớn các em học sinh không thích học ngữ pháp, nên cách tốt nhất để thay đổi tình trạng này chính là áp dụng Thuật Thôi Miên Cảm Xúc để khiến các em quan tâm và yêu thích môn học này hơn.

Vận dụng kinh nghiệm và trí tưởng tượng của mình, cô A. sáng tạo ra hai nhân vật bằng cách vẽ lên hai bàn tay. Cô trình diễn hai nhân vật bằng cách di chuyển bàn tay và các ngón tay trong khi khuỷu tay của cô được giấu dưới bàn. Nhờ sự khéo léo của cô, cả hai nhân vật tuy đơn giản nhưng trông rất sinh động. Việc một cô giáo trình diễn “múa rối bằng tay” để minh họa bài học thực sự là một trải nghiệm mới lạ và thú vị với các em học sinh. Một trong hai nhân vật là một người đàn ông có ria mép đội mũ cao và mặc áo tuxedo; nhân vật còn lại là một phụ nữ bận áo đầm trang nhã.

“Xin chào các em, đây là ông bà Tiếng Anh Siêu Đẳng”, cô giới thiệu hai nhân vật trước những cặp mắt vừa ngạc nhiên vừa hào hứng của các học trò. “Cô mời họ đến đây để giúp các em học ngữ pháp dễ như ăn cháo!” – Lời hứa hẹn Tương Lai của cô giáo. “Các em đã sẵn sàng để theo dõi bài học rồi chứ?”

Nhờ giọng nói truyền cảm của cô A. mà các đoạn đối thoại giữa hai nhân vật trở nên thật sinh động và hài hước: nhân vật “quý bà” liên tục sửa lỗi “quý ông” mỗi khi “ông ta” nói sai ngữ pháp. Các em học sinh theo dõi một cách thích thú, chú ý đến Từng câu Từng chữ và nhớ bài tốt hơn hẳn…

Không ngạc nhiên khi sau đó, cô A. được các học trò của mình nhớ, nể phục, và yêu quý hơn rất nhiều.

C.Tử Huyệt Danh Tiếng và những câu hỏi:Đừng bao giờ xem thườnghiệu quả của việc đặt đúng câu hỏi!

Mặc dù bạn có thể sử dụng các câu hỏi để dẫn dắt và đánh động bất kỳ tử huyệt nào trong Bộ Tứ của người nghe, những câu hỏi nhắm vào Tử Huyệt Danh Tiếng hoặc cái tôi của mỗí người vẫn là phương tiện hiệu nghiệm nhất, khiến cho tất cả mọi người đểu phải quan tâm chú ý- bất kể họ là những ai, thuộc tầng lớp nào hay làm nghề gì.

Như tôi đã đề cập ở phần trước, ngay cả những câu hỏi Danh Tiếng đơn giản như “Anh nghĩ như thế nào?” hoặc “Quan điểm của cô về vấn đề này ra sao?”…cũng có tác dụng khiến cho đối phương có ấn tượng và thiện cảm nhất định về bạn. Những câu hỏi nhắm vào Tử Huyệt Danh Tiếng giúp bạn khuấy động cảm xúc đối phương, làm cho họ quan tâm đến điều mình nói, Từ đó bạn có thể dễ dàng dẫn dắt họ đến từ huyệt chủ đạo cũng như kết quả mà bạn mong muốn một cách suôn sẻ trơn tru, vượt qua mọi rào cản về sự khác biệt tính cách giữa bạn và họ. Chỉ riêng việc bạn hỏi ý kiến hoặc nhờ họ góp ý thôi cũng đã đủ làm họ cảm thấy thích và tôn trọng ý kiến của bạn hơn.

Hãy xem lại những gì cô giáo A. đã làm để giúp cho các học trò của mình học ngữ pháp tốt hơn! Sau khi gây chú ý với học sinh bằng hai nhân vật ông bà Tiếng Anh Siêu Đẳng, cô hỏi các em ngay: “Các em đã sẵn sàng để theo dõi bài học rồi chứ?”

Thực chất, trước khi hỏi câu đó, cô A.đã chắc chắn rằng thế nào học trò cũng nói “Có!”. Nhưng cô vẫn hỏi ý học sinh để giúp cho các em có cảm giác mình được tôn trọng, rằng cảm nhận của các em cũng có trọng lượng chứ không nhất thiết các em phải vâng lời người lớn như một cái máy. Đó chính là một câu hỏi đánh động Tử Huyệt Danh Tiếng một cách hiệu quả và tích cực!

Tóm lại bài học ờ đây là: Người khác sẽ nhớ mặt thuộc tên bạn, tôn trọng và yêu quý bạn hơn với điều kiện lời nói hoặc phần trình bày của bạn có những yếu tố gây chú ý, khơi gợi được sự quan tâm và phản ứng xúc cảm trong họ. Với Thuật Thôi Miên Cảm Xúc, chúng ta sẽ có thể dễ dàng kiểm soát và điều khiển được những phản ứng này theo cách có lợi nhất cho mình.

Hãy ghi nhớ và trang bị cho mình bộ ba Kỹ thuật Thôi Miên Cảm Xúc đỉnh cao này và sử dụng chúng khi cần:

1. Trò chuyện với đối phương theo cách của họ;

2. Quan sát và xác định những nhân tố khiến đối phương quan tâm chú ý:

3. Sử dụng ba phương tiện Thôi Miên Cảm Xúc khiến cho bất kì ai cũng phải lắng nghe:

a.Những sự minh họa trực quan tác động Tử Huyệt Bản Thân của người nghe;

b. Lời hứa hẹn tương lai và Trải Nghiệm Mới c. Tử Huyệt Danh Tiếng và những câu hỏi.

Với những sự trang bị trên, thay vì hy vọng người khác sẽ nhớ hoặc thích mình một cách hên xui may rủi, bạn sẽ dễ dàng làm chủ được những thiện cảm cũng như sự tôn trọng của người khác dành cho mình!

Tổ chức một buổi nói chuyện thành công bằng Thuật Thôi Miên Cảm Xúc

Một học viên Từng kể tôi nghe câu chuyện về một cậu bé mập mạp đi dạo công viên, vừa đi vừa nhai một chiếc bánh sandwich Bologna trông rất ngon lành.

Bất chợt, một miếng sandwich bị rời ra và rơi xuống đất. Một chú chim cổ đỏ Tử đâu đáp xuống và ăn lấy ăn để miếng bánh.

Ăn xong, lẽ ra chú chim đó nên vui vẻ trong im lặng vì nó vừa được chén một bữa no nê. Đằng này, nó lại kêu chíp chíp rất to và liên tục.

Tiếng kêu ổn ào đánh động một chú mèo gần đó. Không một chút khó khăn, chú mèo nhào đến vổ chết chú chim để xơi.

Bài học rút ra Tử câu chuyện này là gì? “Không nên mở miệng khi bụng đang no kềnh!”

Thông điệp về mặt nghĩa bóng chính là: “Hãy tập trung quan tâm đến nhu cầu cảm xúc của đối phương – chứ không phải của bạn!”

Sau đây là Bốn Nguyên Tắc giúp bạn làm nên một buổi nói chuyện hoặc một bài thuyết trình mê hoặc khán giả. Cả bốn nguyên tắc đều yêu cầu bạn phải tập trung vào nhu cầu cảm xúc của khán giả cũng nhưgiúp bạn hạn chế những phát ngôn không nên có.

1. Biết mình nói gì

Khán giả muốn lắng nghe bạn khi và chỉ khi bạn nói được điều họ quan tâm. Cách tốt nhất để xác định khán giả cần gì hoặc muốn gì chính là nghiên cứu đề tài và thu thập thông tin. Trong một số trưòng hợp nhất định, thông tin cũng chính là nhân tố khiến khán giả chú ý và quan tâm nhất vì đó là những gì họ muốn biết.

Những sự minh họa trực quan cũng là một dạng thông tin. Hãy vận dụng những biểu cảm trên khuôn mặt bạn, những cử chỉ và chuyển động của cơ thể kết hợp với bài nói chuyện nếu chúng có liên quan đến nội dung bạn trình bày hoặc giúp bạn minh họa trực quan cho khán giả! Cho dù bạn có nói chuyện hay đến đâu chăng nữa, nếu những cử chỉ hoặc chuyển động của bạn không ăn khớp với nội dung trình bày, khán giả có thể cảm thấy khó hiểu hoặc sao nhãng.

Kể cả trang phục của bạn cũng phải phù hợp với bối cảnh và nội dung trình bày. Nếu trang phục của bạn không phù hợp hoặc quá táo bạo so với bối cảnh, bạn vẫn có thể khiến khán giả chú ý – nhưng là theo cách tiêu cực. Khi đó, khán giả sẽ tập trung vào bộ trang phục kỳ quái của bạn và không nhớ những gì bạn trình bày, làm giảm hiệu quả giao tiếp.

Hãy nhận biết cảm xúc của khán giả một cách khách quan chứ đừng chỉ “suy bụng ta ra bụng người” một cách chủ quan!

Hãy khám phá điều mà khán giả muốn – chứ không phải điều bạn muốn! Nói cho họ nghe điều họ muốn nghe – chứ không phải điều bạn muốn nói!

Quan sát rồi hẵng nói. Nếu không, sự khinh suất có thể gây ra nhiều chuyện dở khóc dở cười.

Một nữ y tá trưởng nọ đang làm công việc hàng ngày của mình. Cô dừng lại hỏi thăm một nam bệnh nhân vừa mới trải qua một cuộc phẫu thuật vào hôm trước và hiện đang nằm nghỉ trên giường. Thay vì kiểm tra bệnh án của anh trước khi hỏi, cô vỗ vaingay người đàn ông và nói:

“Anh cứ ngửa cằm lên như thế này”, cô dặn. “Trong vài ngày nữa, anh sẽ có cảm giác hoàn toàn bình thường, như thể chưa Từng phẫu thuật vậy. Như tôi này, tôi đã từng trải qua một cuộc phẫu thuật tương tự cách đây hai năm, nên tôi biết anh cần gì.”

Người nam bệnh nhân bỗng bối rối, đỏ mặt tía tai.

Anh ta vừa trải qua phẫu thuật cắt bao quy đầu.

Còn nữ y tá, chỉ vì không kiểm tra bệnh án trước đó, nên tưởng nhầm là anh ta vừa cắt amidan.

Bài học rút ra: Đừng đoán mò! Biết khán giả của mình là ai, và biết mình đang nói gì.

Thực chất, gần như mọi cuộc nói chuyện trên đời này đều là “giao tiếp trước công chúng” – kể cả khi “công chúng” chỉ gồm một người!

2. Xác định những Tử Huyệt Cảm Xúc giúp gắn kết khán giả với chủ để nói chuyện của bạn

Đây chính là những lý do đích thực để khán giả phải lắng nghe bạn nói. Bạnluôn có thế tìm ra những nhân tố khiến họ quan tâm chú ý trong phạm vi Bộ Tứ Tử Huyệt Cảm Xúc.

Liệu một Tử Huyệt Bản Thân nào đó có thể giúp bạn thiết lập mối giao cảm với khán giả? Hay đó phải là một Tử Huyệt Tiền Bạc, Tình Yêu hay Danh Tiếng?

Hãy suy nghĩ… ghi chú lại… và liệt kê ra những nhân tố có thể có hiệu quả!

Nếu bạn không thể tìm được dù chỉ là một Tử Huyệt Cảm Xúc có thể được lây làm động cơ CHỦ ĐẠO để liên kết chủ đề nói chuyện với khán giả của mình, thế thì nói làm gì? Bạn không có lý do gì để yêu cầu họ bỏ thời gian ngồi nghe bạn nói!

Các Tử Huyệt Cảm Xúc chính là những nhân tố gây chú ý bất biến.

Bạn luôn có thể tìm thấy những Tử Huyệt Cảm Xúc đó trong mọi chủ đề, con người, sản phẩm hay sự kiện, và khiến khán giả phải lắng nghe mình. Hãy tìm cho bằng được ít nhất một tử huyệt!

Khả năng tìm kiếm và phát hiện ra Tử Huyệt Cảm Xúc – hay nói nôm na là “tim đen” – của người khác có thể trở thành một trong những kỹ năng lợi hại nhất mà bạn có để dễ dàng thành công trong cuộc sống.

Chúng ta sẽ thực hành trong ví dụ sau đây:

Chủ đề nói chuyện: “Vì sao thắng xe ô-tô cần phải được kiểm tra hai lần một năm?”

Khán giả: Các bậc cha mẹ.

Đâu là những Tử Huyệt Bản Thân có thể có khiến cho nhũng khán giả này bõ công đến nghe bạn nói chuyện? Nguy cơ hỏng thắng xe gây tai nạn, thương tật, tử vong,tù tội kiện tụng, và sự an toàn của con cái.

Có Tử Huyệt Tình Yêu trong này không? Hầu như không có trong chủ đề này, trừ một ít Trải Nghiệm Mới và Lời hứa hẹn Tương Lai có thể được lồng ghép khéo léo trong bài nói chuyện.

Tiền Bạc?Có. Thắng xe hỏng sẻ dẫn đến thiệt hại tiền của, mất mát, tiền viện phí, bảo hiểm, hư hỏng tài sản.

Danh Tiếng?Có thể có, nhưng không quan trọng lắm.

Suy ra, các nhân tố sẽ khiến khán giả quan tâm chú ý đến bài nói chuyện của bạn nằm trong phạm vi Tử Huyệt Bản Thân và Tiền Bạc Giữa hai cái này, Tử Huyệt Bản Thân chính là nhân tố liên kết CHỦ ĐẠO.

Giờ là lúc chúng ta nghiên cứu tiếp nguyên tắc số ba:

3. Thiết kế nên những ngôn từ hoặc câu văn Thôi Miên Tử Tử Huyệt Cảm Xúc chủ đạo

Và sử dụng chúng ngay trong câu nói đầu tiên, câu hỏi đầu tiên hoặc động tác đầu tiên – hoặc bất cứ thứ gì đầu tiên bạn thể hiện!

“Các anh chị có biết rằng có ít nhất hai người trong chúng ta có nguy cơ tử vong trong vòng tám tháng tới? Đó là hai người nào? Câu trả lời phụ thuộc vào chính các anh chị… cũng như việc các anh chị có thói quen kiểm tra và bảo hành thắng xe ô-tô hai lần một năm hay không…”

Bảo đảm là sau câu trên, khán giả sẽ phải chú ý đến bài nói chuyện của bạn ngay lập tức!

Hãy tạo hiệu ứng Thôi Miên Cảm Xúc trên cơ sở những thông tin mà bạn có chứ đừng chỉ bê nguyên xi thông tin vào bài nói chuyện của mình! Vì nếu bạn nhồi quá nhiều thông tin khô khan, khán giả sẽ rất dễ chán và mất tập trung!

Hãy tập trung nhấn mạnh và minh họa trực quan những thông tin quan trọng nhất!

Hãy buộc khán giả phải ngẩng đầu và tập trung lắng nghe bạn ngay từ nhũng chữ đầu tiên bạn thốt ra. Bạn luôn có thể làm được điều này.

Trình bày chủ đề một cách chặt chẽ và ngắn gọn, kết hợp vói các phương tiện minh họa, Lời hứa hẹn Tương Lai hoặc Trải Nghiệm Mới thực sự ăn khớp nhau với nội dung trình bày và hành động của bạn!

“Thắng xe ô-tô phải được kiểm tra định kỳ hai năm một lần!”

Giả sử đó là thông điệp chính bạn muốn truyền tải đến khán giả, hãy dẫn dắt họ đến nó..và thường xuyên quay trở lại nhắc nhở họ về nó. Làm cho thông điệp trở thành ý lớn quan trọng nhất của toàn bài!

Khi phần nói chuyện của bạn kết thúc, sẽ có một số khán giả đã nghe và một số khác đồng tình — vì bạn đã giữ được sự quan tâm chú ý của họ trong suốt chừng ấy thời gian. Hơn nữa, nhiều người trong số họ sẽ nhớ đến bạn, nể trọng và yêu quý bạn hơn vì bài nói chuyện hữu ích của bạn.

Thuật Thôi Miên Cảm Xúc giúp bạn luôn có thể thiết kế ra những ngôn từ, lời nói và những màn trình diễn cuốn hút người xem. Hãy luyện tập và biến kỹ năng đó thành một thói quen, thậm chí một bản năng, để bạn luôn được mọi người nhớ mặt thuộc tên, yêu quý và tôn trọng ở bất kỳ sự kiện nào bạn tham gia! Kỹ năng này cũng sẽ giúp bạn giao tiếp một cách tự tin, dễ dàng hơn và hữu dụng cho bạn trong việc hành xử với bất kỳ kiểu người nào.

Một học viên của tôi ở Học viện Thôi Miên Cảm Xúc đã thực hiện một bài thuyết trình tuyệt vời với chủ đề “Bưu điện Hoa Kỳ – Người Bạn Tận Tụy của Mọi Nhà.”

“Bạn có muốn gặp gỡ người đàn ông vĩ đại đã và đang cống hiến cho chúng ta sau khi ông qua đời nhiều hơn cả lúc ông còn sống?” cô ấy mở đầu bằng một câu nói khó cưõng. “Con tem này in hình chân dung của ông. Tên ông ấy ư? Chính là Abraham Lincoln!” Ngay từ những câu đầu tiên, cô ấy đã tạo ra được hiệu ứng Thôi Miên Cảm Xúc mãnh liệt, cuốn hút khán giả một cách ngoài sức tưởng tượng nhờ khai thác đúng những nhân tố gây chú ý chính yếu.

4. Kết bài mạnh mẽ và tóm gọn được toàn bộ những kết luận quan trọng mà bạn muốn truyền tải đến khán giả

Một khi khán giả chăm chú theo dõi bài thuyết trình của bạn tư đầu đến cuối,họ sẽ có ấn tượng cảm xúc đặc biệt với nhũng gì họ được xem hoặc nghe cuối cùng.

Với mội buổi nói chuyệncóchính phụ, người nghe sẽ có xu hướngnhớ những gì họ nghe cuối cùnghơn là những gì họ nghe đầu tiên.

Dù bài thuyết trình của bạn thế nào chăng nữa, hãy cố gắng làmra một cái kết thật mạnh và thuyết phục để khán giả có thể nhớ và mang theo về nhà!

Trường trung học nọ có một nữ sinh không-có-vẻ-gì-là-nổi-bật tên Bassoff. Cô đang tham gia ứng cử chức Tổng thư ký Hội Sinh viên Học sinh của trường cùng với ba đối thủ nặng ký khác.

Về mặt cơ cấu, Hội Sinh viên Học sinh có tổng cộng ba bộ phận, và mỗi bộ phận đang có bốn ứng cử viên cho vị trí thủ lĩnh. Mỗi ứng viên có một người đại diện có nhiệm vụ phát ngôn, vận động hành lang và thuyết phục các học sinh – sinh viên của trường bầu chọn cho người đó. Tống cộng, các bạn học sinh – sinh viên sẽ phải ngồi nghe mười hai ngườidiễn thuyết vể lý do vì sao họ nên bầu chọn cho Từng ứng viên!

Sau vài người đầu tiên, các “cử tri” bắt đầu thấy nhàm chán, mệt mỏi và bối rối vì không biết chọn ai.

Đó là lúc người phát ngôn của Bassoff bước lên bục.

Cô bạn phát ngôn viên này sử dụng ba đồ vật minh họa trước mắt khán giả — một con cá, một cái âm thoa và một bảng tên có viết tên Bassoff trên đó.

Sau khi kết thúc phần nói chuyện dài hai phút của mình, nữ phát ngôn viên của Bassoff bắt đầu phối hợp ba thứ “đồ nghề” với một lời kêugọi hết sức mạnh mẽ và ấn tượng như sau:

“Chỉ trong vài phút nữa, các bạn sế bước đến thùng phiếu. Khi đó, hãy nhớ B-A-S-S là CÁ!”…cô ấy giơ cao con cá để minh họa và nói tiếp…

“B-A-S-S-O là HÁT VANG!”…cô ấy vừa nói câu này vừa gõ âm thoa…

“và B-A-S-S-0-F-F là TỔNG THƯ KÝ HỘI SINH VIÊN HỌC SINH!” Sau cái kết sôi động, bạn phát ngôn viên giơ cao bảng tên ghi tên Bassoff và kết thúc phần trình bày của mình.

Quả nhiên, Bassoff trúng cử với số phiếu áp đảo!

Bạn đã sẵn sàng để áp dụng Bốn Bí Quyết tổ chức một buổi nói chuyện thành công bằng Thuật Thôi Miên Cảm Xúc và khiến khán giả phải mê mình như điếu đổ? Hãy xem lại phần tổng kết bốn bí quyết như sau:

1. Biết mình nói gì

2. Xác định những Tử Huyệt Cảm Xúc giúp gắn kết khán giả với chủ đề nói chuyện của bạn;

3. Thiết kế nên những ngôn từ hoặc câu văn Thôi Miên Tử Tử Huyệt Cảm Xúc chủ đạo;

4. Kết bài mạnh mẽ và tóm gọn được toàn bộ những kết luận quan trọng mà bạn muốn truyền tải đến khản giả.

Hãy áp dụng bốn bí quyết này trong mọi cuộc giao tiếp của bạn.

Rồi bạn sẽ thấy, việc này sẽ giúp bạn rèn luyện và nâng cao kỹ năng Thôi Miên Cảm Xúc mọi lúc mọi nơị và cuốn hút được bất kỳ ai chỉ bằng khiếu ăn nói!


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.