Tử Huyệt Cảm Xúc

Chương 15: HOÀN THIỆN TÍNH CÁCH VÀ KHẢ NĂNG THUYẾT PHỤC CỦA BẠN BẰNG THUẬT THÔI MIÊN CẢM XÚC



Tài năng, trình độ và hình ảnh cá nhân của bạn dù có tuyệt vời đến mấy đi chăng nữa cũng sẽ trở nên vô dụng nếu thiếu đi tính cách tốt.

Điều này được chứng tỏ rõ mồn một ngay trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Trong số những con người xung quanh chúng ta, có người chúng ta thích, và có người chúng ta không thích. Với những người chúng ta thích, chúng ta sẵn sàng dành thêm thòi gian, tiền bạc và công sức để ở bên cạnh họ; còn với những người chúng ta không thích, còn khuya!

Chẳng hạn, bạn đã bao giờ bõ công đi vào một cửa hàng đông nghẹt người chỉ để được phục vụ bởi một nhân viên bán hàng mà bạn quý mến?

Tại sao có những tiệm hớt tóc đông nườm nượp, còn nhiều tiệm khác thì “vắng như chùa Bà Đanh”? Tại sao các bà các cô thường thích đi đến cửa hiệu trang điểm ưa thích của mình chứ không đi những chỗ khác? Tại sao bạn luôn háo hức chờ đợi sự xuất hiện của một nhân vật nào đó, đồng thời lại ghét cay ghét đắng sự có mặt của vài người khác – dù đó là trên truyền hình, đài phát thanh, băng đĩa ca nhạc, trong các tác phẩm văn học hay trong các mối quan hệ của bạn?

Câu trả lời nằm trong “tính cách” và ý nghĩa cá nhân của nó đối với bạn. Những lời nói và hành động của người khác luôn có tác dụng làm bạn thấy vui hoặc không vui… về mặt cảm xúc.

Giờ đây, khi bạn được trang bị Thuật Thôi Miên Cảm Xúc, bạn sẽ có thể rèn luyện và hoàn thiện tích cách của mình một cách hiệu quả và có lợi hơn cho bản thân – bởi vì- thực chất, tính cách của bạn chính là kết quả sự phản ánh của người khác đối với những ngôn từ và hành động Thôi Miên Cảm Xúc Tử bạn.

Do vậy, kỹ năng Thôi Miên Cảm Xúc giỏi hơn sẽ giúp bạn hình thành cho mình một tính cách tích cực và hiệu quả hơn. Và vói một tính cách mới tốt đẹp hơn, bạn sẽ sở hữu quyền năng thuyết phục to lớn và dễ thành công hơn trong cuộc sống.

Tính Cách và khả năng Thuyết Phục là hai thứ vốn liếng lợi hại nhất của mỗi một con người. Chúng giúp bạn đạt được phần lớn những mục tiêu mình đề ra, có một sức khỏe tốt và phong thái vững vàng hơn.

Tuy nhiên, để đạt được những điều đó, bạn cần phải có khả năng điều khiển được những phản ứng xúc cảm của chính mình cũng như kiểm soát được những phản ứng mà ngôn từ và hành động của mình gây ra cho người khác. Thuật Thôi Miên Cảm Xúc sẽ giúp bạn có được quyển kiểm soát này!

Sau đây là Mười Hai Lời Khuyên Vô Giá giúp bạn hoàn thiện Tính Cách và khả năng Thuyết Phục của bản thân chỉ nhờ Thuật Thôi Miên Cảm Xúc:

1. Đặt câu hỏi

Hãy tìm hiểu quan điểm của đối phương trước khi chia sẻ quan điểm của mình. Điều này đặc biệt quan trọng khi cuộc trò chuyện của bạn có liên quan đến một hoặc vài trong tám chủ đề dễ gây bất đổng nhất được đề cập ở Chương Mười.

Hãy thuần thục những Ưu Thế và Nguyên Tắc Đặt Câu Hỏi Thôi Miên. Việc đặt đúng câu hỏi sẽ giúp bạn nhận được đúng câu trả lời mình mong muốn nhằm dẫn dắt cuộc giao tiếp – dù là trong chuyện riêng tư, chuyện công việc, trong hôn nhân, kinh doanh bán hàng hay các mối quan hệ xã hội.

2 Nói những điều đối phương muốn nghe

Hãy nói chuyện với mọi người theo cách của họ, rồi họ sẽ muốn lắng nghe bạn! Một khi họ lắng nghe bạn, họ sẽ có thế nhớ mặt thuộc tên bạn, tôn trọng và yêu mến bạn hơn… và hành động như ý bạn muốn.

Phần lớn con người không thích suy nghĩ – họ thích cảm nhận. Những cảm nhận của con người chính là phản ứng xúc cảm của họ đối với sự vật, sự việc và những con người khác. Chúng là minh chứng cho thấy cảm xúc và suy nghĩ của chúng ta là hai thứ không thể tách rời nhau.

Mọi quy trình suy nghĩ và hành động của chúng ta đều có vài động cơ cảm xúc đứng đằng sau đó.

Giao tiếp chỉ có thể thành công khi có sự thấu cảm giữa người nói và người nghe. Nếu bạn muốn giao tiếp hiệu quả hơn cũng như hoàn thiện tính cách và kỹ năng thuyết phục của bản thân, những ngôn từ và hành động của bạn cần phải “chạm” được vào những cảm nhận hay trái tim của người nghe!

Bất chấp những khác biệt giữa người này với người kia, các cảm nhận tự nhiên của con người cũng chính là những nhân tố khiến họ chú ý và lắng nghe nằm trong Bộ Tứ Tử Huyệt Cảm Xúc gồm Bản Thân, Tiền Bạc, Tình Yêu và Danh Tiếng.

Một trong số những cảm nhận này chính là nhân tố CHỦ ĐẠO khiến một người phải lắng nghe một chủ đề nào đó. Trong mọi mối quan hệ giao tiếp giữa con người vói con người – kể cả quan hệ vợ chồng hay hôn nhân, nhân tố này vừa có thể củng cố mà cũng vừa có thể hủy hoại mối quan hệ!

Một kỹ sư tên N. dành một món quà bất ngờ cho vợ nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày cưới của họ: một chiếc áo lông chồn đắt tiền. Khi bà N. thấy chiếc áo, đôi mắt bà sáng bừng trong khi khuôn mặt bà vui sướng ngập tràn.

Bà N. khoác thử chiếc áo với niềm hãnh diện hiện rõ trên khuôn mặt.

“Ôi anh yêu!” bà tán dương chồng. “Em chưa bao giờ dám mơ đến ngày mình được mặc một chiếc áo lông chồn kiêu sa thế này. Đây quả là một món quà quá tuyệt vời với em!” Bà tặng chồng ba nụ hôn ngọt ngất ngây rồi chạy vội về phía chiếc gương đứng để soi.

Ông N. cũng đỏ mặt. “Anh rất vui là em thích nó”, ông nói.

“Thích ư? Không đâu, em yêu nó mất rồi!” Bà N. buộc chiếc áo vào eo mình rồi xoay mấy vòng trước gương. “Mấy bà chị kia sẽ phát cuồng vì

ghen tị khi nhìn thấy em trong chiếc áo lộng lẫy này. Nó làm em trông thật quý phái và thanh mảnh hơn hẳn!”

“Mấy người bán hàng cũng nói vậy đó, khi anh bảo họ em béo như thế nào”, ông N. đáp lại. Rất tiếc, ông chồng chưa kịp nói hết câu thì…

“Anh nói vói họ là em béo?” bà N. bỗng thét lên giận dữ. “Tử lúc nào mà anh dám…!”

Trước khi cơn giận kịp nguôi ngoai, bà vợ phán ngay một câu ngọt xớt rằng “Em không thích chiếc áo này – dù cho đó là áo lông chồn!” Dịp kỷ niệm ngày cưới của họ đang vui vẻ bỗng xôi hỏng bỏng không chỉ vì như thế!

Bạn tưởng tượng xem, một ông chồng mất hàng nghìn đô để mua một chiếc áo khoác hàng hiệu làm quà tặng vợ để vợ vui; rồi sau đó ông ta lỡ nói ra vài Tử chẳng tốn xu nào… nhưng lại làm bà vợ nổi trận lôi đình.

Cẩn thận với những Tử Huyệt Cảm Xúc tiêu cực mà bạn có thể vô tình tác động nơi người nghe của mình! Nó đủ sức phá hủy mọi cuộc vui chỉ trong chốc lát!

Hãy rèn luyện cho mình thói quen nói những điều mà đối phương muốn nghe hơn là chỉ nói về mình. Điều này sẽ giúp bạn mài giũa kỹ năng quan sát, nâng cao khả năng thuyết phục và tình tế hơn vói những cảm nhận của người khác.

Khi con người không giao tiếp, họ chìm ngập trong những khoảng không trống rỗng hoặc những mớ bòng bong suy nghĩ trong tâm trí. Những lúc đó, họ đang mải “lắng nghe chính mình”. Bạn chỉ có thể xuyên thủng được “hàng rào” đó bằng cách tác động chính xác vào Tử Huyệt Cảm Xúc của họ, rổi họ sẽ lắng nghe bạn!

Trong mọi cuộc giao tiếp luôn tồn tại một Tử Huyệt Cảm Xúc của đối phương mà bạn có thể khai thác để kết nối với những khao khát cũng như nỗi sợ trong lòng họ. Tử huyệt đó có thể thuộc phạm vi Bản Thân, Tiền Bạc, Tình Yêu hoặc Danh Tiếng – như chúng ta đã biết.

Hãy tìm ra nó!

Hồi Connie Mack còn quản lý câu lạc bộ bóng chày Philadelphia Athletics, Max Bishop là một trong những thành viên chủ lực của đội. Suốt mùa giải nọ, Bishop liên tục ăn uống quá đà đến nỗi lên cân và trở nên chậm chạp trên sân bóng.

Mack làm đủ mọi cách để thuyết phục Bishop bỏ thói quen ăn thức ăn chứa nhiều dầu mõ, Tử cảnh cáo, đe dọa cho đến van xin. Nhưng mọi nỗ lực của ông vẫn không mang lại kết quả gì.

Trong một trận đấu diễn ra vào một buổi chiều nọ, tình trạng thừa cân và chậm chạp khiến Max liên tục đánh hỏng những cú dễ ăn. Anh ta bị thay người giữa những tiếng la ó tức giận của cổ động viên.

Connie Mack bước đến chỗ Max và nói vói anh bằng một giọng ân cần: “Max, lần tới nếu cậu định đánh một cú ăn ba, đừng quên dừng lại ở căn cứ số hai!”

Max Bishop cau mày – và kể Từ đó, anh ta không còn ăn uống vô độ nữa! Cuối cùng, vị huấn luyện viên cũng đã thuyết phục được anh!

Đừng chi nói với người khác những gì bạn muốn nói.

Hãy nói những gì họ muốn nghe… Tử trong cảm xúc của họ!

3. Lược bỏ đại từ “Tôi” mỗi khi có thể

Người nghe cần được ưu tiên hơn bản thân bạn.

Khi bạn thường xuyên thốt ra Tử “Tôi”,điều này có nghĩa là bạnđang tập trung vào bản thân mình khi giao tiếp! Nó trái với nguyên tắc của Thôi Miên Cảm Xúc.

Thay vào đó, hãy ưu tiên dùng những đại Tử như “chúng ta-bạn- anh-chị-vấn đề của bạn và của tôi-cả hai chúng ta.” Cách tiếp cận này giúp cho người nghe trỏ thành một phần của bạn. Nó giúp bạn thiết lập sự hòa hợp ngay tức khắc và là chất xúc tác hữu hiệu cho sự Thôi Miên Cảm Xúc.

Đại Tử “Tôi” chỉ nên được sử dụng trong những cụm từ như: “Tôi đề nghị…” hoặc “Tôi đề xuất…” hoặc “Tôi tin là…”

“Tôi” nghe rất vị kỷ và kiêu kỳ.

“Bạn”, “Anh”, “Chị” và những đại Tử ngôi thứ hai khác nghe thân thiện, nồng ấm hơn và có bao hàm mối giao cảm thuyết phục trong đó.

Hãy lược bỏ đại Tử “Tôi” mỗi khi bạn có thể. Hãy luôn nhớ, người nghe chính là lý do vì sao bạn giao tiếp!

4. Khiêm nhường

Trong một cuộc giao tiếp, nếu rơi vào tình huống phải có một người bị cười chê hoặc trở thành nạn nhân của một trò đùa, người đó nên là bạn!

“Tôi thừa nhận mình “lơ mơ như con bò đeo nơ”, mất sáu năm đẹp đẽ nhất của cuộc đời chi để học cho xong lớp sáu!” Khán giả sẽ thích thú với điều này – vì bạn không ngại làm cho bản thân mình trông kém thông minh, hơn họ.

Khán giả sẽ dễ có thiện cảm với những diễn giả hoặc những người nói chuyện sẵn sàng thừa nhận thiếu sót và không ngại nói câu “tôi cẩn phải cố gắng nhiều!”

Một nữ học viên Từng kể tôi nghe rằng cô vô tình thừa nhận vói một anh chàng độc thần mói quen rằng cô không được thông minh sáng sủa cho lắm. Và cô hỏi anh ta rằng nếu anh ta là người trong cuộc thì arầ sẽ giải quyết tình huông khó khăn mà cô đang gặp phải như thếnào – và buổi trò chuyện ngày hôm đỏ chính là khởi đầu cho một chuyện tình lẵng mạn giữa hai người, về mặt cảm xúc, cô đã làm cho chàng trai đó cảm thấy mình thông minh và quan trọng hơn cô, và một điều trùng hợp nữa là Tử Huyệt Cảm Xúc chủ đạo của anh ta cũng chính là Danh Tiếng. Đây chính là điều ám ảnh tâm trí anh ta nhiều nhất!

Nếu bạn rơi vào một tình huống cực đoan đến nỗi buộc lòng phải nói ra vài lời lẽ không hay, nguyên tắc Thôi Miên Cảm Xúc vẫn không đổi. “Sam, cậu là một thằng tồi”, bạn nói, “nhưng tớ e rằng tớ cũng vậy!”

Câu nói đó sẽ giúp Sam vừa hiểu ý bạn, vừa không đánh mất thiện cảm với bạn chỉ vì một lời góp ý thẳng thắn.

Do vậy, đừng ngại tự giễu mình nếu cần, miễn là bạn đừng giễu khán giả là được. Hãy khiêm nhường và sẵn sàng đặt người nghe ở vị trí cao hơn mình, vì họ chính là Nhân Vật Quan Trọng Nhất làm nên cuộc giao tiếp của bạn!

5- Quan tâm đến Từng khán giả

Hãy nhìn vào đôi mắt của từngkhán giả một- kể cả những người ngồi ờ góc hoặc rìa. Đừng bỏ sót bất kỳ ai!

Hãy để cho khán giả biết rằng họ là tất cả đối với bạn.

Ngay khi cuộc trò chuyện có dấu hiệu chùng xống, hãy kết thúc câu chuyện bạn đang kể bằng một câu hỏi. Hãy để cho khán giả được tham gia cùng bạn; vì mọi hoạt động thay đổi đều có thể là những Trải Nghiệm Mới hấp dẫn, đánh động thị giác và hỗ trợ tương tác lẫn nhau giữa ngựời nói và người nghe.

Hãy gọi đúng tên người nghe hoặc khán giả – đặc biệt khi có sự hiện diện của những người khác. Con người luôn thích nghe tên minh được xưng danh một cách trang trọng. Nếu bạn không nhớ tên vị khán giả đó, hãy cứ gọi là “Anh”, “Chị” hoặc “Bạn”. “CHỊ cảm thấy thế nào?” “Rất vui được trò chuyện cùng ANH!”

Hãy quan tâm đến Từng khán giả hoặc người nghe của mình mỗi khi giao tiếp. Đây không chỉ là phép lịch sự tối thiểu mà còn là một bí kíp Thôi Miên Cảm Xúc hữu hiệu!

6. Đừng xem thường khán giả

Nếu những lời nói, hành động, ngôn từ hoặc câu chuyện của bạn không khơi dậy phản ứng bạn mong muốn Tử khán giả, bạn không cần phải cố giải thích!

Sự hài hước, sở thích và những mối quan tâm của mỗi người là những lĩnh vực mang tính cá nhân và luôn có sự sai khác nhất định giứa người này với người kia. Có thể có bốn người cùng “lắng nghe” câu chuyện của bạn, nhưng phản ứng của họ chưa chắc đổng nhất: Người thứ nhất cười nghiêng ngả; người thứ hai cười vừa phải; người thứ ba nhoẻn miệng cười cho có; còn người thứ tư thì tỏ vẻ khó chịu và vẫn tiếp tục mơ màng cùng những mối bận tâm trong đầu.

Trong hầu hết các trường hợp, khán giả không hiểu những lời nói hoặc chuyện cười của bạn là do chúng không được thể hiện một cách đủ hấp dẫn để họ phải lắng nghe.

Một giáo viên dạy môn khoa học tự nhiên phàn nàn với chủ nhiệm bộ môn về John, một học sinh trong lớp anh ta dạy.

“Mỗi khi tôi bắt đầu giảng bài, John luôn đưa tay đặt câu hỏi và cắt ngang lời tôi. Có cách nào khiến cho cậu bé ngoan ngoãn hơn không?”

“Đừng làm thế”, vị chủ nhiệm bộ môn trả lời. “Điều đó có nghĩa rằng John là em học sinh duy nhất thực sự lắng nghe bài giảng của anh đây!”

Hãy sử dụng những Tử ngữ hoặc hành động có tính chất gợi hình hoặc có thể minh họa được; hãy tìm và khai phá những yêu tố này trong những câu chuyện và ý tưởng mà bạn đã lựa chọn để trình bày với người nghe hoặc khán giả!

Trong lý thuyết Thôi Miên Cảm Xúc, Tử Huyệt Bản Thân của con người nói rằng con người có xu hướng thích làm những việc dễ dàng, an nhàn và vui vẻ nhất có thể. Tương tự, “trăm nghe không bằng một thấy”, hãy mạnh dạn minh họa, làm cho những ngôn từ và câu chuyện của bạn thêm sinh động và kịch tính!

Hãy gia tăng sự hào hứng và quan tâm của khán giả hoặc người nghe bằng Trải Nghiệm Mới và những câu hỏi đánh động Tử Huyệt Danh Tiếng!

Nếu giao tiếp thất bại, bạn chỉ có thế tự trách mình – vì thất bại không liên quan gì đến khán giả, người nghe hay độc giả của bạn. Hãy nhớ, người nghe của bạn thông minh hơn bạn tưởng – thậm chí là thông minh hơn cả bạn.

Đừng xem thường khán giả! Hãy tập trung thuyết phục họ bằng Thuật Thôi Miên Cảm Xúc, đơn giản là vậy!

7. Hãy trân trọng khán giả

Đừng tiếc lời khen ngợi người nghe khi họ xứng đáng được như thế Hãy nói “Cảm ơn” thật nhiều với những khán giả thân thương của bạn!

La Rocheíoucauld Từng nói rằng: “Chúng ta thường tự lừa dối bản thân rằng mình chúa ghét những lời có cánh; nhưng thực chất, điều chúng ta ghét hóa ra là cách người ta nói những lời có cánh đó.”

Hãy khen ngợi người khác một cách thật lòng. Rồi bạn sẽ bất ngờ với những sự phản hổi tích cực và tốt bụng mà họ đáp lại bạn chỉ sau vài tiếng cảm ơn chân thành!

Hy vọng là thứ vốn liếng bền bỉ nhất của mỗi con người. Ai ai cũng hy vọng mọi nỗ lực của mình được người khác trân trọng và đền đáp, dù chi là vài ba tiếng cảm ơn.

Hãy trân trọng khán giả và người nghe của bạn… rồi bạn sẽ hạnh phúc tột cùng khi sự trân trọng của bạn được đền đáp xứng đáng!

8. Đừng nhai đi nhai lại nỗi đau của người khác

Mô thức cảm xúc của mỗi người được quyết định bởi quan niệm của họ về “đúng” và “sai” trong cuộc sống.

Nếu bạn đã từng vô tình làm tổn thương cảm xúc của người khác, nhiều khả năng điểu này sẽ lại tái diễnỉ

Cẩn thận đấy! Đây là một trong những nguồn cơn mâu thuẫn nguy hiểm nhất trong các mối quan hệ của con người như quan hệ vợ chồng, quan hệ giữa y tá và bệnh nhân, sếp và nhân viên, cha mẹ và con cái, người bán và người mua. Nó đánh đổ mọi sự thân thiết tôn trọng, tình bằng hữu, các mối quan hệ gia đình và xã hội.

Hẳn là bạn còn nhớ câu chuyện về ông chồng nọ chê món thịt hầm Ái Nhĩ Lan do vợ mình nấu “không ngon bằng mẹ anh nấu?” Hay anh chàng Vincent cao một thước tám liên tục chế giễu thuộc cấp của mình bằng những biệt danh không đỡ nổi như “Nấm Lùn”, “Quý ngài Tôm Tép”, “Người Mẩu” và đại loại như thế?

Hãy cẩn trọng với những gì mình nói! “Niềm đau chôn giấu” của một người là dấu hiệu giúp bạn phát hiện ra Tử Huyệt Cảm Xúc chủ đạo của người đó – là nhân tố mạnh nhất khiến anh ta phải chú ý và làm cho bạn được yêu quý… hoặc ghét bỏ bạn hơn!

Hãy nhớ lấy lời khuyên trên!

Nếu bạn muốn sở hữu một phong thái đĩnh đạc và khả năng thuyết phục bậc thầy, đừng nhai đi nhai lại nỗi đau của người khác! Hãy nhớ, giỡn mặt với cảm xúc của người khác là một hành vi nguy hiểm không thua gì đùa với thuốc nổ”!

9. Lắng nghe chăm chú

Kỹ năng lắng nghe mang lại cho bạn ba lợi ích:

a. Sự lắng nghe đồng nghĩa vói thái độ tôn trọng đối phương và nâng niu Danh Tiếng của họ;

b. Lắng nghe giúp bạn được học hỏi và tiếp thu thêm thông tin và kiến thức Tử người nói;

c. Thông qua việc lắng nghe những gì ngươi kia tiết lộ, bạn sẽ có cơ hội khám phá ra Tử Huyệt Cảm Xúc chủ đạo của họ, để sau đó bạn dễ bề phản hổi và làm cho họ lắng nghe mình!

Hãy “lắng nghe” bằng cả đôi tai lẫn đôi mắt! Nhìn đối phương thật sâu. Đôi mắt bạn phải thể hiện được sự quan tâm chăm chú đến câu chuyện họ đang kể – chứ đừng ném vào họ ánh nhìn hờ hững của người bận rộn.

Đối phương nói chuyện với bạn là vì họ muốn bạn lắng nghe.

Hãy chú tâm lắng nghe người kia nói – rồi người kia cũng sẽ chú tâm lắng nghe bạn khi bạn nói!

10. Cười nhiều hơn

Bạn muốn tạo thiện cảm ngay lập tức với khán giả? Thế thì mỉm cười nào!

Nụ cười là một sự ngợi khen không lời màu nhiệm, một cái ôm nổng ấm và là một thái độ hành động tích cực.

Nụ cười có khả năng tranh cãi mà không gây tổn thương. Khi được đi kèm với một cử chỉ bắt tay hoặc vỗ vai trìu mến, nụ cười có thể diễn đạt nhiều niềm vui hơn cả lời nói, và nó ngay lập tức khuấy động cảm xúc tích cực nơi đối tượng giao tiếp của bạn.

Hãy cười nhiều hơn! Nụ cười không chỉ là một công cụ Thôi Miên Cảm Xúc vô giá, mà còn là một món quà tuyệt vời bạn luôn có thể cho và nhận mà không tốn xu nào!

11. Thư giãn cảm xúc

Sức khỏe tốt, sinh hoạt lành mạnh và hệ thống y tế chất lượng là bộ ba không thể tách rời nhau để chúng ta có một cuộc sống khỏe mạnh. Trong đó, bạn chẳng thể nào có sức khỏe tốt nếu không biết cách nghỉ ngơi thư giãn.

Thư giãn là một tình trạng cảm xúc. Mỗi người chúng ta có những nhu cầu vật chất và tinh thần khác nhau, nên cách chúng ta thư giãn cũng không hoàn toàn giống nhau.

Bạn muốn trị dứt chứng khó ngủ và dễ say giấc hơn vào mỗi tối? Bạn cần sự khuây khỏa sau những giờ làm việc căng thẳng? Bạn muốn cảm xúc của mình luôn tích cực để có thể làm một ông bố bà mẹ, hay một người bạn, người yêu giỏi giang hơn? Bạn muốn làm việc hiệu quả hơn cũng như cải thiện mối quan hệ với người thân, đồng nghiệp và bè bạn?

Thế thì hãy THƯ-GIÃN!

Rất nhiều người phàn nàn rằng: “Được nghỉ ngơi thật là sung sướng – nhưng làm thế nào để tôi có thể thư giãn hoàn toàn được? Chuyện này mất nhiều thời gian lắm!”

Vâng, kỳ thực, thư giãn thực sự cũng cần phải được chuẩn bị. Việc này rất đơn giản và dễ làm, nếu bạn áp dụng Thuật Thôi Miên Cảm Xúc trong giao tiếp với chính mình.

Học viện Thôi Miên Cảm Xúc của tôi đã xây dựng và hình thành nên Kỹ Thuật Thư Giãn trên nền tảng ứng dụng Thuật Thôi Miên Cảm Xúc. Đó là một kỹ thuật giao tiếp đòi hỏi quá trình luyện tập, khả năng tưởng tượng sáng tạo và quan trọng là nó cực kỳ hiệu nghiệm.

Để thư giãn thành công, chúng ta phải giao tiếp hiệu quả với chính mình- thâm nhập thành công tâm trí của chính chúng ta và điều khiển được những cảm xúc “hiếu động” nhất trong đó!

Sau đây là cách thức thực hiện:

a. Việc trước tiên là bạn phải nắm được bản chất Bộ Tứ Tử Huyệt Cảm Xúc của con người gồm có Bản Thân, Tiền Bạc, Tình Yêu và Danh Tiếng. Đây là những tử huyệt giúp bạn thâm nhập tâm trí và duy trì sự chú ý của bất kỳ ai đối với những lời nói và hành động của mình. Định nghĩa và các đặc điểm của chúng đã được trình bày rất rõ ràng xuyên suốt quyển sách này.

b. Nhận diện Tử Huyệt Cảm Xúc chủ đạovà tử huyệt thứ nhìcủa chính bản thân bạn.

c. Tập trung đầu óc vào bất kỳ khía cạnh nào của hai Tử Huyệt Cảm Xúc còn lại.

Ví dụ, nếu Danh Tiếng (hay thể diện) và Tình Yêu là hai điều ám ảnh bạn nhất trong cuộc sống, chúng chính là hai Tử Huyệt Cảm Xúc chủ đạo của bạn. Để thư giãn cảm xúc của mình, bạn hãy hạn chế suy nghĩ vể những vấn đề thuộc hai tử huyệt này, và tập trung trí lực và thể lực vào hai thứ còn lại – Tiền Bạc và Bản Thân.

Bạn có thể tưởng tượng ra cảnh mình vừa vớ được một đống tiền, tìm được kim cương hột xoàn hoặc kho báu giá trị trong một tình huống bất ngờ, trúng số độc đắc, được trọng thưởng vì một kỳ tích nào đó, hoặc ngồi lên kế hoạch tài chính cho bản thân. Hoặc, bạn có thể nghĩ đến những món ăn mình ưa thích, một cách thức hoặc phương pháp thoải mái hơn để làm việc nhà, hoặc nghĩ đến cảnh mình được thả người lên võng đánh một giấc trưa ngon lành dưới hàng dừa cọ xanh mát – bất kỳ những hoạt cảnh thú vị nào mà bạn thích và thuộc nhu cầu Bản Thân.

Giống như Thuật Thôi Miên Cảm Xúc, thư giãn là một thói quen có lợi cho sức khỏe. Thật không may là trên thực tế rất nhiều người có cuộc sống sung túc xa hoa, nhà cao cửa rộng nhưng vẫn không biết cách làm thế nào để thư giãn. Tại sao thế nhỉ?

Bạn làm sao có thể nghỉ ngơi thư giãn đượckhi tâm trí bạn vẫn cồn ngập ngụa trong hàng đống những mối bận tâm lo toan!

Hãy tự xuyên thủng tâm trí của chính mình và thư giãn bất cứ khi nào bạn muốn bằng cách tập trung vào những điều bạn ít quan tâm nhất trong Bộ Tứ Tử Huyệt Cảm Xúc – là hai tử huyệt không có nhiều khả năng khiến bạn phải chú ý hay lo nghĩ.

Làm được như thế, bạn sẽ phân tán được sự tập trung của chính mình!

Vì bản thân bạn không có nhiều mối ràng buộc giao cảm với hai Tử Huyệt

Cảm Xúc yếu nhất đó, nên chúng sẽ nhanh chóng biến khỏi tâm trí bạn.

Thư giãn giúp bạn ngủ ngon, khỏe khoắn, làm việc và vui chơi giải trí hiệu quả hơn hẳn.

Thư giãn đúng cách là một nhu cầu thiết yếu hàng ngày của mỗi người.

Hãy áp dụng Thuật Thôi Miên Cảm Xúc để Thư Giãn ít nhất mười phút mỗi ngày! Vâng, chỉ cần mười phút – chẳng hạn sau bữa ăn trưa – là đủ đế bạn cải thiện giấc ngủ, sức khỏe, ngoại hình và thần thái của mình!

Hãy thư giãn cảm xúc của bạn! Rổi bạn sẽ tống khứ được mọi nỗi lo âu căng thẳng và luôn sẵn sàng để Thôi Miên Cảm Xúc!

12. Hình thức chỉ là phụ, Thôi Miên Cảm Xúc mới là chính

Hình thức hay ngoại hình của bạn chỉ quan trọng khi nó gắn kết với nhu cầu cảm xúc của người nghe hoặc khán giả.

Khán giả có thể không nhớ trang phục, kiểu tóc hay phụ kiện thờỉ trang của bạn, hoặc chúng có thể gây phản cảm, khiến người xem bàn tán xôn xao hoặc được tán dương. Điều này tùy thuộc vào mô thức cảm xúc cá nhân của mỗi người. Không ai có phản ứng giống ai, kể cả khi chúng ta xem truyền hình.

Chẳng hạn, khi trên TV xuất hiện một nữ ca sĩ đang cười nói với khán giả trong lúc chờ đến phần trình diễn của mình, thì hàng triệu khán giả đã bình phẩm này nọ như: “Nhìn kiểu tóc của cổ kìa!” hoặc “Cô ta quá béo để mà mặc một chiếc váy ngắn như vậy!”

Cô ca sĩ chưa kịp hát thì đã bị dân tình bình phẩm!

Tương tự, trong mắt những người xung quanh, chúng ta là những nghệ sĩ trình diễn đang cạnh tranh nhau để giành lấy sự chú ý, phản hổi và lợi ích Tửngười khác. Nếu hình thức của chúng ta không hài hòa với hành động của mình, chúng ta sẽ trở thành những nhân tố gây xao nhãng- chứ không phải gây chú ý.

Bất kể bạn làm gì hay nói gì, hãy đảm bảo hình thức của bạn phù hợp với nhu cầu cảm xúc của khán giả trước khi xem xét nhu cầu hoặc sở thích thời trang của bản thân!

Hãy gia tăng hiệu quả của hình thức bằng Thuật Thôi Miên Cảm Xúc. Đừng lạm dụng ngôn từ, hành động hay ngoại hình khoe mẽ phô trương để lấn át những người đổng đội hoặc khán giả của mình; làm như thế chỉ khiến bạn mỗi lúc một chìm vào bóng tối!

Hình thức rất quan trọng – nhưng không quan trọng bằng khả năng Thôi Miên Cảm Xúc của chính bạn.

Thôi Miên Cảm Xúc là khả năng điều khiển và khơi gợi người khác phản hổi — bằng cách khiến họ phải lắng nghe mình – và nó là chìa khóa giúp bạn có được một Tính Cách, Phong Thái và kỹ năng Thuyết Phục hoàn hảo hơn. Hình thức không chỉ là một sự đầu tư cần thiết, mà còn là con đường ngắn nhất dẫn bạn đến một lời khen phổng mũi hay một câu chê bai ê chề.

Nếu bạn có một khuyết tật ca thể không thể che giấu được, việc vận dụng Thuật Thôi Miên Cảm Xúc sẽ tạo cho bạn lợi thế. Khi bạn nhận diện được những nhu cầu cảm xúc cấp thiết mà khán giả của mình đang rất muốn giải tỏa, bạn có thể chuyển trọng tâm nói chuyện vào những cảm nhận bên trong của họ thay vì để họ bị phân tán bởi khuyết tật của bạn. Bí kíp này đã được minh chứng bởi hàng nghìn những người khuyết tật có tài giao tiếp đáng ngưỡng mộ.

Tôi có một học viên tên Lee, người Mỹ gốc Trung Quốc. Cậu ta mắc phải tật nói lắp, và nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng giao tiếp của Lee dù cậu đã tìm đủ mọi cách để chữa trị suốt nhiều năm qua.

Mỗi khi cậu ta cất tiếng nói, khuôn mặt cậu thì nhăn nhó, Tử ngữ thì phì phò, cử chỉ thì cuống cả lên còn hai bàn tay thì nắm chặt vào nhau. Thời gian trôi qua thật chậm đến nóng cả mặt mỗi khi Lee nói bởi cậu ta mất đến mấy phút để nói xong một câu đơn gồm bốn Tử.

Trong lần đầu tiên Lee phải trình bày trước lớp, những lời nói và hành động minh họa của cậu khó hiểu đến nỗi khiến khán giả bên dưới đi Tử cảm giác căng thẳng hồi hộp cho đến phát cáu. Khi cậu ta kết thúc phần trình bày, các học viên khác vỡ òa sung sướng “Cuối cùng cũng xong” như thể vừa chút được một gánh nặng.

Tuy nhiên, thay vì trở về chỗ ngồi, Lee phóng lên chiếc bảng đen và cầm một viên phấn. Trong khi chúng tôi hồi hộp theo dõi, cậu ta viết lên bảng:”Tôi hy vọng tật nói lắp của mình không khiến mọi người xem thường tôi. Cả bố và anh trai của tôi đều cảm thấy xấu hổ chỉ vì tôi nói lắp. Mọi người làm ơn đừng đối xử với tôi như thế!”

Hai mươi tám khản giả trong phòng học ngay lập tức thay đổi suy nghĩ của mình về Lee và giang rộng vòng tay chào đón cậu! Cậu ta đã thành công trong việc chuyển hướng sự quan tâm của khán giả bằng cách đánh vào cảm nhận bên trong của chính họ thay vì để cho họ chăm chăm vào khuyết tật của mình.

Thế là khán giả yêu mến cậu ngay lập tức!

Lee trở về chỗ ngồi mà không hề biết rằng cậu vừa vô tình tiết lộ cho chúng tôi Tử Huyệt Cảm Xúc chủ đạo của cậu – thứ có thể giúp cậu chấm dứt tật nói lắp.

Một tuần sau, chúng tôi gặp lại nhau trong buổi học kế tiếp. Ngày hôm đó, mỗi học viên có nhiệm vụ thuyết trình, trong đó có cả Lee. Trước khi đến lượt trình bày của Lee, tôi đến chỗ cậu ta và nói:

“Em có nhìn thấy chiếc ghế trông ở hàng thứ ba? Đó là chỗ ngổi của tôi. Trong khi em trình bày, hãy nhìn thẳng vào tôi. Hãy tưởng tượng tôi chính là bố em và những học viên khác chính là các anh trai của em. Hoặc là chúng ta sẽ xấu hổ vì em – hoặc chúng ta sẽ rất hãnh diện khi có em trong gia đình này. Giờ, hãy nói cho chúng tôi nghe và đừng nói lắp nữa!”

Lee trợn tròn mắt. Trong một khoảnh khắc, cậu ta nhìn tôi đăm chiêu trong khi tôi ngồi vào chỗ của mình. Sau đó, cậu ta nhún vai, tiến về phía trước lớp, mím môi một cách dứt khoát, và nói được câu nói Thôi Miên Cảm Xúc đầu tiên một cách trơn tru mỹ mãn.

Lee không hề nói lắp trong bài thuyét trình đó – và kể Từ đó, cậu ta cũng không còn bị tật nói lắp hành hạ nữa!

Tử Huyệt Cảm Xúc chủ đạo của cậu ta – Danh Tiếng – đã phát huy tác dụng. Và chính Lee đã vô tình viết cho chúng tôi biết cách làm thế nào để giúp cậu ta hóa giải tật nói lắp: “Tôi hy vọng tật nói lắp của mình không khiến mọi người xem thường tôi. Cả bố và hai anh trai của tôi đều cảm thấy xấu hổ chỉ vì tôi nói lắp. Mọi người làm ơn, đừng đổi xử với tôi như thế!”

Chúng tôi không hề “xấu hổ” vì Lee; chúng tôi tự hào về cậu. Và Lee cũng rất tự hào về kỳ tích mình vừa làm được!

Hãy cố gắng khai phá những nhân tố mạnh mẽ khiến cho đối phương phải chú ý lắng nghe. Chúng sẽ giúp bạn định hướng và vận dụng kỹ năng Thôi Miên Cảm Xúc của mình một cách ngoạn mục vói hiệu quả vượt xa ngoại hình của bạn.

Một chàng trai hoặc cô gái không có ngoại hình chuẩn vẫn có thể khiến cho bao người chung quanh mê đắm chỉ bằng cách vận dụng Thuật Thôi Miên Cảm Xúc trong ngôn từ và hành động của mình!

Nếu không có sự Thôi Miên Cảm Xúc hiệu quả, ngoại hình đẹp hay hình thức nổi bật thậm chí còn gây bất lợi cho bạn nhiểu hơn bạn nghĩ.

Jean là một nữ học viên trong Học viện Thôi Miên Cảm Xúc của tôi.

Cô gái hai mươi tám tuổi này nổi bật với mái tóc đen dài và một vẻ duyên dáng quyêh rũ, là một trong những phụ nữ xinh đẹp nhất mà tôi biết trong các khóa học mình của mình.

Cô sở hữu một đôi mắt xám lung linh mọng nước như hai giọt sương. Hàm răng cô đẹp đều và trắng sáng. Thân hình cô quyến rũ như chính khuôn mặt đáng yêu của cô. Đôi môi cô cong nhẹ như cánh cung của thần tình yêu và phát ra một vẻ duyên dáng chết người mỗi khi cô cưòi. Giọng nói của cô cũng hoàn hảo không kém: thanh thoát, mong manh và ấm áp khó cưỡng.

Ấy vậy mà Jean không tự hào tí nào về sắc đẹp trời cho của mình! Nhiều người đàn ông thấy tôi là huýt sáo và cầu hôn vô tội vạ.Phụ nữ thì xì xầm bàn tán thị phi về tôi. Nhiều vị giám đốc sẵn sàng cho không tôi công việc mà chẳng thèm nhìn vào hồ sơ năng lực hay học vấn của tôi. Và nhiều người đàn ông muốn hẹn hò vói tôi chỉ để được có dịp vỗ ngực trước thiên hạ rằng mình có một cô bạn gái chân dài”, Jean buồn rầu tâm sự. “Các bạn gái của tôi luôn ghen tị và đề phòng với tôi, còn tôi thì chỉ có một người bạn tốt duy nhất – một bà cô không chồng cỡ tuổi mẹ tôi!”

Jean thở dài ngao ngán. “Tôi muốn được yêu và lập gia đình – nhưng điều này có vẻ xa vời với tôi quá, sắc đẹp trời phú của tôi khiến đàn ông hoặc không dám đụng đến tôi, hoặc chỉ xem tôi như bình hoa di động, dễ vỡ, không bền. Kiểu gì tôi cũng thiệt. Thầy giúp tôi được chứ?”

Tình yêu là giao tiếp; và Thôi Miên Cảm Xúc cũng vậy.

Tinh yêu thực sự chỉ đến khi hai con người có thế thâm nhập Tử Huyệt Cảm Xúc chủ đạo của nhau thông qua ngôn từ và hành động.

Cô nàng Jean xinh đẹp sở hữu một ngoại hình ngoài mong đợi – nhưng kỹ năng Thôi Miên Cảm Xúc của cô lại dưới mức mong đợi.

Cô cần phải học cách tập trung làm nổi bật khả năng gỉao tiếp của mình hơn là dựa dẫm vào ngoại hình. Cô cần phải biết vận dụng Thuật Thôi Miên Cảm Xúc để trở nên chủ động và sáng tạo hơn trong giao tiếp, biết định hướng lời nói và hành động của mình một cách có chủ đích trên cơ sở Bộ Tứ Tử Huyệt Cảm Xúc đối với bất kỳ ai mà cô gặp!

Với kỹ nằng Thôi Miên Cảm Xúc của mình, bạn có thể điều khiển sự quan tâm chú ý của mọi người xung quanh, làm cho họ phải chú ý đến mình hoặc chuyển hướng sự chú ý đó trở ngược vào cảm nhận bên trong của chính họ. Không cần biết ngoại hình của bạn thế nào, bạn hoàn toàn có thể làm cho người khác phải thích mình ngay câu chào đầu tiên… hoặc câu chào thứ n nếu bạn không biết vận dụng Thuật Thôi Miên Cảm Xúc!

Tóm lại, hãy tập trung vào việc giao tiếp Thôi Miên Cảm Xúc thay vì dựa vào hình thức hay ngoại hình! Dần dà, bạn sẽ tạo cho minh một phong thái hấp dẫn hơn, trở thành một cá nhân giỏi giang hơn với kỹ năng thuyết phục xuất chúng!

Mười hai lời khuyên trên không phải để đó cho vui; chúng chính là những Bí Kíp giúp bạn trở thành Bậc Thầy Giao Tiếp trong mọi hoàn cảnh. Giống như những lý thuyết khác của Thuật Thôi Miên Cảm Xúc, chúng đã được tổng hợp và xây dựng công phu dựa trên việc khảo sát hàng nghìn phản ứng khác nhau của con người trong giao tiếp mặt đổi mặt, những cuộc nghiên cứu về ngôn từ và hành vi, các bài tập của học viên trong các khóa học, những kinh nghiệm quan sát cá nhân và hằng hà sa số những buổi tư vấn cho học viên, các nhà giáo dục, khán giả và khách hàng của tôi.

Tôi xin tóm lại chúng thêm một lần nữa dưới đây:

1. Đặt câu hỏi;

2. Nói những điều đối phương muốn ngheỉ

3. Lược bỏ đại Tử “Tôi” mỗi khỉ có thể;

4. Khiêm nhường;

5. Quan tầm đếnTừng khán giả;

6. Đừng xem thường khán giả;

7. Hãy trân trọng khán giả;

8. Đừng nhai đi nhai lại nỗi đau của người khác;

9. Lắng nghe chăm chú;

10. Cười nhiều hơn;

11. Thư giãn cảm xúc;

12. Hình thức chỉ là phụ, Thôi Miên Cảm Xúc mới là chính.

Hãy biến Mười Hai Lời Khuyên Vô Giá này thành trợ thủ đắc lực của bạn trên con đường chinh phục thành công. Chúng sẽ giúp bạn rèn luyện được tính chủ động, hoàn thiện tính cách, xây dựng một phong thái tự tin hơn và sở hữu khả năng thuyết phục bậc thầy.

Thuật Thôi Miên Cảm Xúc cũng giúp bạn hiếu bản thân mình hơn.Nó giúp bạn khám phá và hài hòa những cảm nhận của bản thân mình với người nghe, giúp bạn giao tiếp cụ thể hơn và biết cách kiểm soát những phản ứng xúc cảm của người khác đối với những lời nói và hành động của mình.

Thuật Thôi Miên Cảm Xúc được sinh ra không chỉ để dành cho bạn sử dụng, mà còn để khiến cho người khác làm điều bạn muốn.

Cuộc sống hàng ngày của chúng ta khó tránh khỏi những mâu thuẫn xung đột trong giao tiếp giữa các cá nhân, giữa vợ chồng, trong gia đình, ngoài xã hội và nơi công sở. Do vậy, bạn nên đọc đi đọc lại và gìn giữ cuốn sách này như một quyển cẩm nang hướng dẫn giúp bạn giải quyết mọi tình huống xảy ra mỗi khi cần.

Kể Tử ngày hôm nay, bạn hãy luôn nhớ rằng điểm khác biệt duy nhất giữa sự cố gắng giao tiếp một cách khiên cưỡng và giao tiếp thành công chỉ đơn giản là… khả năng Thôi Miên Cảm Xúc của ngôn từ và hành động.

Vì sao?

Bởi vì chính BẠN – cùng khả năng Thôi Miên Cảm Xúc của mình – sẽ là người sở hữu kỹ năng màu nhiệm để thúc đẩy và thuyết phục người khác phải lắng nghe và làm những gì bạn muốn!

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~HẾT~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.