Tử Huyệt Cảm Xúc
Chương 13: SỨC MẠNH CỦA THUẬT THÔI MIÊN CẢM XÚC TRONG CÔNG SỞ VÀ SỰ NGHIỆP
“Công việc của cậu sao rồi, Gert?”
“Công việc của mình á? Mình mới nộp đơn xin nghỉ việc tuần trước rồi! Mình không thể chịu nổi bà giám sát đó thêm một tí nào nữa!”
“Nhưng… Gert này! Cậu là nhân viên lâu năm trong đó mà, phải chứ?”
“Ừ,gần bảy năm!”
“Chuyện gì đã xảy ra vậy?”
“Ôi, cái bà giám sát đó! Mình chẳng thể nào tập trung làm việc được khi bà ta cứ liên tục lượn qua lượn lại chỗ mình ngồi để kiểm tra. Cậu nghĩ sao nêu là cậu là mình, thường xuyên bị nhắc nhở oang oang trước mặt”báquan văn võ” trong công ty? Bởi ai? Bởi một “Bà La Sát” không biết cười là gì, chỉ thích chê bai chỉ trích và không bao giờ biết nóicâu “Cảm ơn” mỗi khi nhân viên cố gắng hoàn thành công việc trước thời hạn để làm vui lòng bà ta!”
Có đáng xấu hổ không khi một nhân viên lâu năm, có tài năng lẫn kinh nghiệm của bạn phải nộp đơn xin nghỉ việc hoặc bị đuổi lãng xẹt chỉ vì “chúng ta không hợp nhau” trong công sở?
Hàng nghìn hàng vạn mâu thuẫn diễn ra ở các cơ quan công sở khắp nơi trên thế giới chỉ vì xung đột tính cách. Tổn thất về tiền bạc, công việc lẫn nhân sự do những mâu thuẫn nhỏ nhặt này gây ra lên đến hàng triệu đô- la. Ấy vậy mà trên thực tế, chẳng mấy ai quan tâm xem chuyện gì đã xảy ra đối với tâm trí, cơ thể, cảm xúc và thân nhân của những người trong cuộc để mà giải quyết mâu thuẫn cho đến nơi đến chốn.
Cô Sadie Brown, hiệu trưởng Trường Trung Cấp Kinh Doanh, một trong những học viện kinh doanh lâu đời và lớn nhất ở New York, Từng chia sẻ với tôi rằng: “Nhiều cựu sinh viên đang có việc làm ổn định bỗng dưng liên hệ với bộ phận giới thiệu việc làm của trường để kiếm việc khác. Hầu hết lý do các em đưa ra là: “Tôi chẳng thể nào đội trời chung vói mấy người đó”… “Ông sếp đó khó chịu quá, tôi không biết đâu mà chiều!”…
“Cấp trên chẳng quan tâm gì đến cảm nhận của tôi!” Thế giói công sở là nơi mà mọi người – Tử cấp quản lý điều hành cho đến nhân viên – cần phải có kỹ năng giao tiếp Thôi Miên Cảm Xúc để có thể làm việc vói nhau lâu dài. Vô số những công ty và ông chủ đang Từng ngày Từng giờ thiệt hại biết bao nhiêu tiền của và nhân tài chỉ vì những xung đột hoàn toàn có thể được giải quyết bằng Thuật Thôi Miên Cảm Xúc!
Việc này cần nhiều thời gian, tiền bạc và công sức, bất kể công ty của bạn lớn hay nhỏ. Trong đa phần các trường hợp, một nhân viên mói vào cẩn thời gian Tử một đến năm tháng để hoàn toàn thích nghi và bắt đầu làm việc xứng đáng với mức lương họ được trả.
Ở Mỹ, nơi mà Tử “bán hàng” hiện diện ở khắp nơi, những thiệt hại chỉ do vài xung đột tính cách ở các cơ quan công sở gây ra có thể quy thành tổng thu nhập quốc gia với giá trị lên đến hàng triệu triệu đô-la.
Không phải xung đột nào cũng kết thúc bằng lá đơn xin nghỉ việc của nhân viên hoặc yêu cầu đuổi việc Tử cấp trên. Thay vào đó, có những xung đột được tiếp diễn dưới dạng những suy nghĩ tiêu cực như “Tôi đếch cần quan tâm đến chuyện mần ăn của cái công ty này nữa!” hoặc “Đợi đấy! Ta sẽ báo thù!” Bạn hãy tưởng tượng xem, những suy nghĩ kiểu này sẽ còn tiếp tục âm thầm khiến cho công ty của bạn tổn thất đến bao nhiêu nữa?
Bạn đã bao giờ phải chịu đựng thái độ hách dịch của một người bán hàng… một điện thoại viên… hay một nhân viên tiếp tân? Hoặc bạn đã bao giờ phiền lòng bởi cách hành xử thiếu chuyên nghiệp của một nhân viên phục vụ, giao dịch viên hoặc bác sĩ thẩm mỹ?
Những lúc đó, bạn phản ứng thế nào?
Thay vì giải tỏa sự phiền lòng ngay lập tức bằng cách đối mặt với người đã khiến bạn khó chịu, hầu hết chúng ta chọn cách im lặng ra đi và tìm nơi khác có sự phục vụ tốt hơn !
Hiện nay, có hơn 20.000 người lao động tự cho rằng họ là những cá nhân xuất sắc đang bị cho ngồi “nhầm chỗ”, tức những công việc vừa không khiến họ mãn nguyện mà cũng chẳng kích thích nỗ lực hay sự sáng tạo của họ, những công việc khiến họ thường xuyên lai rai cho hết giờ để được về nhà, những công việc thời thượng liên quan mật thiết đến kỹ năng giao tiếp như quảng cáo, bán hàng, marketing, PR truyền thông và văn hóa nghệ thuật – nhưng những người hành nghề lại chẳng biết làm thế nào để giao tiếp với nhau cho khôn ngoan!
Thế giới công sở ngày nay đang chìm ngập trong những lời than vãn như “Công việc này không hợp với tôi, nhưng tôi có thể làm gì bây giờ?”…
“Ngày nào cũng như ngày nào, chán như con gián!”… “Thật tệ khi ông C. liên tục làm tôi phát cáu trong lúc làm việc. Chỉ việc nhớ đến cái mặt môc của ông ta thôi cũng đủ khiến tôi hỏng cả buổi tối quây quần bên gia đình!”
Mọi sự giáo dục và đào tạo nghề nghiệp đều trở nên vô dụng nếu chúng không dạy được cho con người ta cách làm thếnào để giao tiếp với nhau bằng những gì mình học được! Muốn giao tiếp thành công, bạn phải “chinh phục” được người đối diện về mặt cảm xúc.
Khả năng thấu cảm càng lúc càng trở nên cần thiết trong môi trường công sở, chuyên môn, các mối quan hệ cá nhân và cả trong những cuộc trò chuyện đơn thuần. Cả người nói và người nghe đều có vô số những cảm xúc và cảm nhận khác nhau. Thuật Thôi Miên Cảm Xúc sẽ giúp mỗi người khám phá ra những cảm nhận này để cả hai bên có thế khơi gợi những động lực tích cực của nhau nhằm đạt được kết quả như ý!
Mặc dù chúng ta thường hay gọi hành động rời khỏi một công ty là “nghỉ việc”, nhưng thực chất, hầu hết những người nghỉ việc hoặc bị sa thải chẳng phải vì công việc. Vài cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy trong số những người đạt được thành công trong sự nghiệp, hết 85% nhờ tốt tính hoặc “biết điều”, chỉ có 15% thành công nhờ vào trình độ hoặc năng lực chuyên môn mà thôi.
Cứ năm trường hợp nghỉ việc hoặc sa thải thì hết bốn là do xung đột tính cách – xảy ra khi người trong cuộc thiếu kỹ năng hòa đồng vói nhau.
Tính cách của mỗi người quyết định cách phản ứng của người đó đối vói ngôn từ hoặc hành vi của người khác. Nếu những lời nói hoặc hành động của một người đánh động vào Tử Huyệt Cảm Xúc của chúng ta một cách tích cực, chúng ta sẽ có xu hướng quý mến tính cách của người đó. Còn nếu những phát ngôn hoặc hành động của một người không làm chúng ta thích, chúng ta sẽ chẳng ưa họ.
Các phản ứng của con người đối với hành vi và lời nói của nhau chung quy đều là những phản ứng của cảm xúc. Chúng có thể làm chúng ta phấn khích, phiền toái hoặc thậm chí tổn thương trong tâm hổn.
Sự nghiệp và thương trường là những nơi mà kỹ năng giao tiếp trở nên quan trọng hơn bao giờ hết để bạn thiết lập các mối quan hệ. Bạn giao tiếp càng hiệu quả, sự nghiệp của bạn càng thuận buồm xuôi gió.
Trong công việc, chúng ta tương tác với những thái độ và quan điểm sống của nhau. Một số người cho chúng ta cảm giác rất ấm áp và đầy cảm hứng, vài người khác lại khiến chúng ta thấy nhàm chán hoặc bực bội.
Nhiều ngựời than phiền rằng chỉ cần gặp phải một xung đột tính cách trong công ty là đủ khiến cho họ mệt mỏi kiệt sức đên tận lúc về nhà, thậm chí đến cả khi lên giường ngủ.
De G. là một học viên của tôi. Anh làm nghề lái xe tải cho một công ty xây dựng. Anh không nề hà công việc vất vả, nhưng đến thời điểm nọ, nó đã vượt ngưỡng chịu đựng của anh khi một viên quản đốc mói tên Desmond xuất hiện. Chỉ mới làm việc có bốn ngày, nhưng Desmond kiếm cớ gây chuyện với tất cả nhân viên dưới quyền.
Mấy nhân viên căm ghét Desmond đến nỗi họ đặt cho ông ta một biệt danh ác ý là Desmond ‘Tuyệt Vọng” và nguyền rủa ông ta nên “trượt chân té Tử trên mái nhà xuông đất” càng sớm càng tốt.
De G. đặc biệt ghét ông ta đến tận xương tủy. Anh ta căng thẳng đến nỗi mỗi ngày đều về nhà với một “cục tóc” to đừng chỉ chực chờ phát nổ, sẵn sàng cáu gắt với vợ và mắng nhiếc hai đứa con mỗi khi có thể. Anh không muốn nghỉ việc và cũng chẳng dám làm điều gì sai quấy vì còn phải đi làm kiếm tiền nuôi vợ con. Thế là bao nhiêu cảm xúc bức bối, bất hạnh dồn nén và ám ảnh De G. trong Từng giấc ngủ.
Anh ta hỏi tôi rằng liệu Thuật Thôi Miên Cảm Xúc có thể giúp anh ta làm điều gì đó để “khiến cho Desmond Tuyệt Vọng không còn dám ức hiếp tôi nữa!”
Dù lúc đó đang là đầu giờ học, tôi vẫn quyết định cho phép De G. chia sẻ vấn đề của mình với cả lớp. Khi đó, chúng tôi sẽ có nhiều thời gian hơn để bàn luận và tìm ra những ngôn từ thuyết phục có thể lay chuyển Desmond Tuyệt Vọng mà vẫn giữ được thế diện cho De G. trước mặt những đổng nghiệp khác.
Có bốn học viên là bác sĩ L. (chuyên gia tâm lý), E. (nhà sản xuất phim truyền hình), K. (một thư ký) và F. (nhân viên bán hàng) cho rằng Desmond Tuyệt Vọng thể hiện uy quyền trước mặt nhân viên đế chứng tỏ giá trị với cấp trên. Vài học viên khác thì nghĩ rằng bản thân Desmond cũng đang phải gánh vác một trách nhiệm nặng nề là giám sát nhân viên sao cho mọi công việc được thực hiện trôi chảy và đúng tiến độ. Cũng như nhiều quản đốc khác, ông ta không được đào tạo về các kỹ năng giao tiếp với con người, nên ông ta không biết làm gì khác ngoài việc đốc thúc và gây sức ép lên cấp dưới của mình!
Sau khi trả lời thêm vài câu hỏi của chúng tôi, De G. cũng thừa nhận rằng Desmond quả thực là một người quản lý hiệu quả và có tinh thần trách nhiệm cao; ông ta thực sự phải chịu rất nhiều áp lực về mặt tiến độ công việc vì đây là một yêu cầu rất quan trọng trong ngành xây dựng. Tuy nhiên, do Desmond hành xử với mọi người quá khắc nghiệt, nên De G. và nhiều đồng nghiệp khác có thành lập một bang hội chuyên bao che lẫn nhau để chơi khăm và gây khó dễ cho Desmond.
Sau khi được De G. cung cấp đủ thông tin, cả lớp tiến đến bước áp dụng Thuật Thôi Miên Cảm Xúc, phân tích Bộ Tứ Tử Huyệt Cảm Xúc để tìm xem đâu là nhân tố sẽ khiến cho Desmond phải lắng nghe và hổi tâm chuyển ý. Vấn đề ở đây không liên quan gì nhiều đến Bản Thân, Tiền Bạc hay Tình Yêu. Nên câu trả lời chính là Danh Tiếng.
Sau khi xác định đó là Tử Huyệt Danh Tiếng, các học viên bàn luận với nhau để thiết kế nên cuộc đối thoại và hành động mà De G. có thể áp dụng ngay trong ngày hôm sau ở công trường để đạt được mục đích.
Theo kịch bản mà lớp đề ra, sau khi hoàn tất phần việc được giao, De G. nên đi đến chỗ Desmond, nhìn thẳng vào mắt viên quản đốc và nói một cách chân thành: “Có thể sếp hơi khó tính với bọn em, nhưng em biết sếp là một quản đốc giỏi, có khả năng hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao!”
Và anh ta nên kết thúc câu nói bằng một nụ cười.
De G. cảm ơn cả lớp vì sự giúp đỡ nhiệt tình. Anh hứa là sẽ làm đúng theo như vậy và tường thuật lại kết quả cho tất cả mọi người cùng nghe vào buổi học ngày hôm sau.
Một tuần sau, chúng tôi tập trung cho buổi học tiếp theo thuộc khóa học Thôi Miên Cảm Xúc. Ngay khi anh chàng De G. hí hửng bưóc vào lớp, anh ngay lập tức được bủa vây bởi các học viên khác. Anh lịch sự yêu cầu mọi người ngồi vào chỗ của mình một cách trật tự trước khi anh chia sẻ.
Anh kể rằng anh đã làm đúng như kịch bản mà lớp đã đề ra.
“Tôi đến chỗ quý ông Desmond và nói rằng: “Có thể sếp hơi khó tính với bọn em, nhưng em biết sếp là một quản đốc giỏi, có khả năng hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao!” kèm với một nụ cười.”
“Ông ta nhìn vào mắt tôi, nhìn thấy sự chân thành của tôi và cũng mỉm cười đáp lại tôiỉ Rồi ông ta nói “Cảm ơn!”
“Sau đó, tôi quay trở lại xe tải của mình. Lần đầu tiên tôi nhận ra rằng Desmond Tuyệt Vọng không quá “tuyệt vọng” như mình tưởng. Rằng ông ta cũng là một con người bình thường như mình, một người đàn ông đang phải đảm đương một trách nhiệm nặng nể và phải cô gắng hoàn thành tốt nhất có thế!”
De G. chống cằm một cách suy tư. “Các anh chị biết không?” anh ta nói. “Có lúc tôi đã nghĩ, nếu mình là người nghièm túc thực sự, minh chẳng cần phải dùng đến Thuật Thôi Miên Cảm Xúc đối với Desmond thêm một lần nào nữa. Tử khoảnh khắc đó, tôi tự nhắc nhở bản thân mình phải làm việc tốt hơn để làm ông ấy hài lòng, vì tôi không muốn đánh mất sự tôn trọng mà ông ấy đã dành cho tôi!”
“Dần dà”, De G. nói tiếp, “những người thợ khác cũng bắt đầu đồng tình với tôi về mối quan hệ hai chiều” giữa sếp và nhân viên, rằng mỗi người chúng tôi đều có những cảm nhận và khó khăn của riêng mình. Sau mỗi ngày làm việc về nhà tôi mệt mỏi lắm chứ, nhưng Tử khi hiểu chuyện, tôi không còn căm ghét Desmond và đem việc về nhà trút giận lên vợ con nữa. Thay vào đó”, anh kết luận, “tôi được tận hưởng những giấc ngủ thật ngon vào mỗi tối!”
Hẳn là bạn cũng đổng ý với tôi rằng, chỉ cần nhà quản lý hình thành thái độ tích cực đối với nhân viên, cả công ty sẽ đều vui và mọi người sẽ làm việc hiệu quả hơn hẳn – còn quản lý tốt nhưng giao tiếp tồi thì chẳng khác nào mặt trăng mọc vào ban ngày.
Con người sẽ dễ dàng hòa đổng với nhau hơn khi họ được thấu hiểu và học cách kiểm soát hiệu ứng Thôi Miên Cảm Xúc – tức khả nãng thúc đấy và xui khiến người khác phải lắng nghe – trong giao tiếp của mình.
Để có thể thành công hơn, có một công việc tốt hơn với nhiều mối quan hệ giá trị, mỗi người cần có kỹ năng dùng cảm xúc để chuyển hóa thái độ thành hành động một cách đúng đắn. Nếu không, chốn công sở thân thương của chúng ta sẽ ngập ngụa trong những mớ bòng bong xung đột và mâu thuẫn, gây ảnh hưởng tiêu cực lên cả ông chủ và nhân viên lẫn công việc.
Việc thành thạo kỹ năng Thôi Miên Cảm Xúc sẽ mang lại cho bạn nhiếu lợi ích và ưu thế cạnh tranh vô giá trong công việc cũng như trên thương trường. Sau đây là Ba Ý Tưởng Quan Trọng sẽ giúp bạn thành công:
1. Hạn chế xung đột
Xung đột tính cách chỉ xảy ra khi có ít nhất hai tính cách riêng biệt đang tương tác với nhau. Lời nói hoặc hành động của người này hoặc người kia đánh trúng Tử Huyệt Cảm Xúc của đối phương… theo cách tích cực lẫn tiêu cực… hoặc chẳng trúng tử huyệt nào cả gây ra tình trạng chẳng ai chịu nghe ai.
Như tôi đã nói, một khi chúng ta thích những gì người kia nói vì chúng đánh động được cảm xúc của chúng ta một cách tích cực, chúng ta sẽ có xu hướng thích cả người đó. Còn một khi chúng ta không thích những phát ngôn hoặc hành động của ai đó, chúng ta cũng ghét lây chủ nhân và có xu hướng chống đối họ một cách cảm tính. Khi đó, chúng ta “nghe nhưng không lắng nghe”… bất kể người kia có mở miệng nói hay khôngl
Theo thời gian, khi một người cấp trên thường xuyên trách mắng và liên tục động chạm đến những điểm yếu cảm xúc của chúng ta, những cảm nhận bên trong chúng ta càng lúc càng bị “đầu độc”, và xung đột chẳng chóng thì chày sẽ xảy ra. Thú vị ở chỗ, hầu hết những xung đột tính cách noi công sở thường xuất phát từ những lý do vặt vãnh hơn bạn tưởng!
Vincent là một viên quản lý với thân hình vạm vỡ và chiều cao trên thước tám. Anh làm việc cho một văn phòng phân phối có tiếng ở New York gần tám năm.
Một trong những thuộc cấp của anh là R., một nhân viên mẫn cán chỉ cao chừng thước sáu.
Vincent có sở thích trêu chọc chiều cao khiêm tốn của R. bằng những biệt danh khó nghe như “Quý ngài Tôm Tép”… “Nâm Lùn”… “Người Mẩu”… “Còi Xương Suy Dinh Dưỡng”, bất chấp bao nhiêu lần R. yêu cầu lịch sự lần van nài anh ngừng ngay trò đó. R. phải chịu đựng hành vi này của Vincent gần như mỗi ngày trước mặt bao nhiêu nhân viên khác trong công ty.
R. thực sự căm giận ông sếp của mình mặc dù Vincent cho rằng mình chỉ “đùa một chút cho vui.” Như nhiều người đàn ông có chiều cao khiêm tốn khác, ngay từ nhỏ R. đã thường xuyên bị người khác trêu chọc ức hiếp, và điều này vẫn tiếp diễn ngay cả khi anh đã ngoài ba mươi. Là người trầm tính, anh chỉ phản ứng bằng cách nén giận trong lòng, chẳng nói chẳng rằng và tập trung vào công việc. Do phải thường xuyên dồn nén những cảm xúc tiêu cực trong đầu, R. thường mắc phải sai sót trong công việc, bị Vincent phát hiện và phê bình trước công ty.
Những khi vị giám đốc điều hành đến kiểm tra văn phòng, ông ta cũng nghe nói về tình trạng Vincent hay trêu chọc R. và thường xuyên yêu cầu viên quản lý dừng ngay trò này.
“Tôi chỉ đùa cho vui ấy mà”, Vincent bao biện. “Một chút sự hài hước cho nơi làm việc bớt nhàm chán, sếp đừng lo. Tôi và R. vẫn ổn!”
Nhiều ngày trôi qua. Vincent vẫn không bỏ được thói xấu cũ, tiếp tục oang oang những “Nấm Lùn”… “Giun Dế… “Chân Ngắn” cho cả phòng cùng nghe mỗi khi R. xuất hiện.
Một buổi chiều nọ, R. quyết định không nhịn nhục nữa. Anh ta chờ cho tất cả những nhân viên khác ra về hết, đến gặp Vincent và yêu cầu sếp mình chấm dứt ngay trò trêu chọc.
Khi Vincent Tử chốỉ lời yêu cầu bằng một nụ cười xấc xược, anh ta được R. tặng ngay một quả đấm vào mặt. Vincent ngã sóng soài ra sau với một con mắt bầm đen.
Tức giận, Vincent thề sẽ méc cấp trên đuổi việc R. ngay ngày hôm sau.
Khi anh ta yêu cầu vị giám đổc điều hành cho R. nghỉ việc, anh ta bị “dội ngay một gáo nước lạnh.”
“Xin lỗi anh nhé Vincent”, vị giám đổc điều hành tuyên bố chắc nịch. “R. sẽ ở lại, và anh sẽ phải đi. Chính anh là người gây chuyện, và anh vừa chứng tỏ rằng anh không phải là một viên quản lý tốt như chúng tôi mong đợi!” Sau đó, vị giám đốc đang ngổi bỗng đứng lên, rướn thẳng người hết sức có thể. “Anh không còn làm việc ở đây nữa, nên tôi cho anh cơ hội được nhìn tôi rõ hơn. Thấy không?”
Trong lúc Vincent còn đang nhìn trong tình trạng gần như hóa đá, vị giám đốc tiếp lời: “Tôi thậm chí thấp hơn cả R., nhưng vì anh quá mải mê chọc ghẹo R., đến nỗi chẳng nhìn thấychiều cao của tôi”
Câu chuyện trên được chính vị giám đốc đó kể tôi nghe.
Chỉ một xung đột tính cách nho nhỏ là có thể dẫn đên hàng loạt thiệt hại, Tử những cảm xúc tiêu cực bị dồn nén, giảm lương, mất việc, bệnh tật, cho đến sự sa sút về mặt tình thần, gia đình lục đục và những mối quan hệ đổ vỡ. Xung đột tính cách nghiêm trọng như thế sao nhiều người trong chúng ta cứ hay là nạn nhân của nó?
Bất kể chúng ta là ai, là Nhân viên, Quản lý, Giám đốc hay Chuyên gia, tất cả chúng ta đều có thể nổi nóng. Trong khi thực tế hầu hết các vụ việc gây ra do “nóng trong người” đều không đáng phải xảy ra.
Hãy đọc thật kỹ Chương Chín để hiểu rõ và thành thạo kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp Thôi Miên Cảm Xúc. Rèn luyện kỹ năng sử dụng Thuật Thôi Miên Cảm Xúc để giải quyết những xung đột bất đồng trong Chương Mười. Luyện tập thường xuyên để những kỹ năng này trở thành một phần quan trọng trong tính cách và phân xạ của bạn. Hãy luôn trang bị chúng trong mọi mốiquan hệ vá tình huống giao tiếp!
Hãy hạn chế tối đa xung đột mâu thuẫn nơi công sở!
Nhũng xung đột này không chỉ khiến bạn đánh mất sự tôn trọng Tử người khác, bỏ lỡ nhiều cơ hội thăng tiến mà còn làm giảm uy tín và khá năng thuyết phục của bạn.
2. Nhận diện những người hòa hợp với mình về mặt cảm xúc
Tất cả nhân viên trong công ty đều là con người. Các quản lý,giám đốc điều hành và khách hàng cũng là con người.
Là con người, chúng ta luôn mang theo trong mình những nỗi lo toan, bận tâm gắn liền với Bộ Tứ Tử Huyệt Cảm Xúc. Nếu chúng ta muốn có được công việc ổn định, làm việc hiệu quả và phòng tránh tối đa nhũng mâu thuẫn không đáng có nơi công sở, chúng ta cần phải nhận diện và tôn trọng lẫn nhau, rằng chúng ta là những cá nhân riêng biệt, không ai giống ai.
Mặc dù bạn hoàn toàn có thể duy trì được công việc của mình bằng cách tỏ ra “biết điều”, “thân thiện” và “tốt tính”, đây chỉ là những giải pháp chung chung tạm thời. Nguồn gốc của mọi mâu thuẫn xung đột giữa con người với nhau đều xuất phát từnhững sự khác nhau về cảm xúc – tức “cảm nhận” của mỗi người!
Chẳng hạn, một lời phê bình riêng tư nhẹ nhàng của một Người Vị Danh lại có thể là một “quả bom nguyên tử” đối với một Người Lãng Mạn. Vì sao ư? Vì những Người Vị Danh nhạy cảm vói sự phê bình chê bai gấp nhiều lần so với những người khác!
Nếu bạn muốn có chỗ đứng vững chãi trong công việc hoặc sự nghiệp, đừng bao giờ nghĩ rằng mình phải biết nịnh hót bợ đỡ hoặc cúi đẩu “gọi dạ bảo vâng” mới là đúng. Không tin ư? Cứ thử nịnh bợ những người đàn ông hoặc phụ nữ có Tử Huyệt Cảm Xúc chủ đạo là Bản Thân, Tiền Bạc hoặc Tình Yêu xem.
Trò đó vừa không có tác dụng, vừa khiến bạn có nguy cơ xấu hổ ê chề!
Thậm chí, nhiều Người Vị Danh thường ngày thích được khen ngợi tâng bốc cũng vẫn đủ nhạy đế phát hiện ra những lời nịnh hót giả tạo!
Mọi con người bạn tương tác – Tử nhân viên, đổng nghiệp, quản lý hoặc cấp trên – đều có độ nhạy nhất định với Bộ Tứ Tử Huyệt Cảm Xúc. Tuy nhiên, sẽ luôn có một Tử Huyệt mà họ nhạy hơn những cái khác.
Đó là cái nào?
Bạn có đang phải thuyết phục một người có tử huyệt chủ đạo là Bản Thân? Hay đó là một Người Lãng Mạn? Người đó quan tâm đến Tiền Bạc? hay Danh Tiếng? Cái nào trong số đó là Tử Huyệt Cảm Xúc chủ đạo của họ?
Khám phá ra nó ngay!
Khả năng bạn được đề bạt hoặc thăng tiến trong sự nghiệp phụ thuộc vào điều này! Sự hòa hợp giữa cấp trên và nhân viên, giữa bạn và sếp của bạn cũng như giữa mọi người trong công ty sẽ phụ thuộc vào điều này!
Tôi có một học viên tên L., làm việc trong một cửa hàng nội thất được gần năm năm. B., ông chủ của L. là một người đàn ông phiền phức và hay âu lo. Một mình ông ta tích trữ trong nhà mình cơ man nào là quần áo đi mưa, áo khoác, áo gió, và thuốc bổ nhiều hơn bất kỳ gia đình nào khác.
L. kể rằng anh cùng mấy nhân viên khác trong cửa hàng thường hay buôn chuyện và trêu đùa về nỗi sợ bệnh tật của ông B.. Mãi đến khi tham gia khóa học Thôi Miên Cảm Xúc của tôi, L. mới khám phá ra rằng những hành động và thói quen “lo bò trắng răng” đến buồn cười của ông B. là những dâu hiệu cho thấy Tử Huyệt Cảm Xúc chủ đạo của ông chính là Bản Thân.
Một khi nhận diện được điều đó, mối quan hệ giữa L. và ông chủ của mình trở nên hòa hợp hơn hẳn. L. tranh thủ phụ giúp ông B. mỗi khi công việc khó khăn hoặc dồn dập.
“Sếp đã có quá nhiều việc phải lo lắng rồi”, L. nói với ông B., “Để em phụ sếp một tay, đỡ được việc nào hay việc ấy!”
Dẩn dà, L. càng lúc càng cảm thấy yêu công việc của mình hơn. Anh trở nên chủ động, qụyết đoán và tinh tế hơn mỗi khi giao tiếp với ông B. và mọi người xung quanh.
Và ông B. cũng chẳng mất nhiều thời gian để nhận ra sự tiến bộ của anh ta. Ông ấn tượng với sự nhiệt tình của L.. Nhờ đó, ông có nhiều cơ hội quan sát cách làm việc và năng lực của anh. Và ông rất hài lòng khi nhận thấy rằng L. có nhiều tiềm năng trở thành một nguòi điều hành giỏi.
Ông B. yêu Bản Thân rất tự hào khi có được một người nhân viên nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình và chu đáo như L., người “giúp tôi giải tỏa được rất nhiều gánh nặng công việc!”
L. nhanh chóng được cẩt nhắc lên vị trí quản lý với mức lương tăng vọt và một chức danh đáng mơ ước. Tất cả chỉ nhờ vào việc anh đã nhận diện được Tử Huyệt Cảm Xúc của sếp mình!
Và cũng nhờ đó, cả anh lẫn ông chủ của mình đều có lợi!
Bạn chẳng thể nào có được một công việc tốt, được tăng lương hay thăng chức nếu không biết cách khiến cho người khác phải lắng nghe mình. Người khác chỉ lắng nghe bạn khi tâm trí của họ được thâm nhập thành công và khi những mối quan tâm lo lắng của họ được giảỉ tỏa. Việc vận dụng chính xác những Tử Huyệt Cảm Xúc trong lời nói và hành động sẽ giúp bạn khai mở tâm trí của bất kỳ ai, kể cả những cái đầu cố chấp bảo thủ nhất.
Công việc, sự nghiệp của bạn cũng như thương trường, có hằng hà sa số những cơ hội cho bạn áp dụng Thuật Thôi Miên Cảm Xúc để khiến ai đó phải lắng nghe nhằm đạt được mục đích bạn mong muốn. Nếu bạn làm việc dưới quyền một người quản lý Vị Lợi, chỉ những việc đơn giản như sự đúng giờ, thói quen tiết kiệm Từng giây Từng phút cũng như tiết kiệm Từng giọt mực trong máy in hoặc Từng kilowat giờ sử dụng điện cũng đủ để bạn gây ấn tượng với viên quản lý này rồi.
Đối với một đối tác Vị Danh, một lời khen chân thành, một câu đảm bảo hoặc một sự trân trọng tinh tế là những thứ sẽ giúp bạn chiếm được thiện cảm của họ, có được lợi thế cạnh tranh hoặc dễ dàng ký được những bản hợp đồng có gía trị. Còn đối với một Người Lãng Mạn, sự hấp dẫn về mặt giới tính, những Trải Nghiệm Mới hoặc một Lời hứa hẹn Tương Lai khả thi sẽ khiến họ phải biết mặt nhớ tên bạn hơn cũng như giúp bạn gia tăng kỹ năng thuyết phục và khẳng định được cá tính của bản thân.
Bạn – và tất cả mọi người chung quanh bạn – sẽ luôn phản ứng trước những câu chuyện hoặc những cuộc giao tiếp liên quan đên những điều bạn quan tâm hoặc khai mờ được những cảm nhận thẩm kín bên trong bạn.
Hãy tự tin vào chính mình! Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho bản thân bằng cách đọc đi đọc lại các chương sách trong đây để nhận diện được Từng điểm yếu trong Bộ Tứ Tử Huyệt Cảm Xúc của bất kỳ ai! Hãy quan sát thật khách quan những lời nói, hành động, vẻ ngoài, thái độ và những dấu hiệu giao tiếp khác của đôi phương để nhìn thấu họ!
Hãy nhận diện càm xúc của những con người đang làm việc cùng bạn!
Rồi bạn sẽ được họ tôn trọng và yêu quý… kể cả những khi phải đưa ra những quyết định quan trọng, chẳng hạn như đề bạt hoặc thăng chức!
3. Ghi chú lạỉ và dựa vào đó để hành động
Tất cả những người giao tiếp vói bạn đều bận rộn. Và bạn cũng vậy.
Trong khi Thuật Thôi Miên Cảm Xúc sẽ giúp bạn thâm nhập tâm trí của người đối diện và khiến họ lắng nghe bạn, nhưng người đó chưa chắc có đủ khả năng Thôi Miên Cảm Xúc để làm bạn lắng nghe. Kết quả là, bạn tỏ ra lắng nghe, nhưng thực chất chẳng nghe được bao nhiêu!
Tại sao phải gồng mình để nhớ hết mọi thông tin, trong khi bạn có thể làm một việc đơn giản hơn nhiều là ghi chú.
a.Luôn thủ sẵn bên mình một cuôn sổ tay và cây viết.
b.Ghi chú lại những điều quan trọng mà bạn được tiếp nhận trong ngày, Tử những chỉ dẫn công việc cho đến những ý tưởng kinh doanh để dễ bề hành động khi cần.
c.Viết xong hẳn một ý rồi hẵng chuyển qua viết tiếp ý khác.
Thói quen ghi chú giúp bạn tiết kiệm thời gian, hạn chế sai sót và mâu thuẫn cũng như làm việc hiệu quả hơn hẳn.
Nếu sếp hoặc quản lý của bạn là một người tính tế và quan tâm đến hiệu quả công việc, thói quen cẩn thận và ghi chú sẽ giúp bạn dễ nối bật-một bước đầu tiên đơn giản để bạn được cấp trên để ý và dễ có cơ hội thăng tiến!
Hãy ghi chú lại và dựa vào đó để hành xử hợp lý!
Thói quen này giúp bạn tạo thêm giá trị cho công việc của mình, trở nên tự chủ hơn, nâng cao kỹ năng quản lý công việc và dễ tạo hiệu ứng Thôi Miên Cảm Xúc trong giao tiếp và khiến cho mọi người yêu quý mình hơn.
Hãy tổng hòa và áp dụng Ba Ý Tường Quan Trọng trên để bạn thành công hơn trong công việc:
1. Hạn chếxung đột;
2. Nhận diện những người hòa hợp vói mình vế mặt cảm xúc:
3. Ghi chú lại và dựa vào đó để hành động:
Bất kể bạn là ai hay làm nghề gì, ba ý tưởng trên sẽ giúp:
1. Công việc của bạn tiến triển hơn;
2. Nâng cao khả năng thuyết phục của bạn;
3. Thành công hơn trong việc quản lý con người;
4. Phát huy tính chủ động và óc sáng tạo;
5. Thuyết phục cấp trên cất nhắc bạn;
Dù bạn làm bất kỳ công việc hay nghề gì, bạn đều phải giao tiếp. Lần nữa, hiệu ứng Thôi Miên Cảm Xúc trong lời nói và hành động của bạn chính là chiếc chìa khóa để bạn vươn đến thành công và hạnh phúc cá nhân.
Quý ông V. là một bác sĩ nhãn khoa chuyên về kính áp tròng. Ông có nhiều khách hàng là người nổi tiếng trong giới văn nghệ sĩ. Đối với những người này, ngoại hình là mối quan tâm số một, và kính áp tròng là một trong những công cụ làm đẹp yêu thích của họ. Đối với họ, Danh Tiếng quan trọng hơn chi phí đeo kính áp tròng cũng như mọi nhu cầu khác.
Tuy vậy, bác sĩ V. cũng có nhiều khách hàng không thuộc giới showbiz. Họ tìm đến ông do được người khác giới thiệu hoặc vì nhiều lý do khác. Với những khách hàng là người bình thường như thế này, bác sĩ V. gặp rất nhiều khó khăn trong việc trình bày những ưu điểm của kính áp tròng nhằm thuyết phục họ chọn kính áp tròng thay cho cặp kính bình thường họ đang đeo.
Bình thường, hẳn là không dễ dàng tí nào để thay đổi thói quen của một người, nhưng bạn hoàn toàn có thể làm được điều đó… chỉ bằng Thuật Thôi Miên Cảm Xúc.
Với những bệnh nhân lần đầu đến khám mắt, bác sĩ V. yêu cầu họ đọc vài dòng chữ trên bảng kiểm tra thị lực khi họ vẫn đang đeo kính của mình. Trong lúc bệnh nhân đang chăm chú đọc chữ, bác sĩ V. nhẹ nhàng tháo kính của bệnh nhân và ôn tồn nói: “Anh/chị có muốn đọc được những dòng chữ kia một cách rõ ràng hoàn hảo – mà không cần phải đeo cặp kính nặng nề như thế này?”
Hiển nhiên, bệnh nhân gật đầu ngay.
“Mọi chuyện đều có thể”, bác sĩ V. đảm bảo, “khi anh/chị đeo kính áp tròng! Chúng rất thuận lợi và dễ đeo!”
Chỉ bằng một hành động nhỏ đi kèm với hai câu nói, bác sĩ V. đã thuyết phục được bệnh nhân của mình chọn kính áp tròng thay cho kính gọng! Câu hỏi “Anh/chị có muốn đọc được những dòng chữ kia một cách rõ ràng hoàn hảo – mà không cần phải đeo cặp kính nặng nề thế này?” là một Lời hứa hẹn Tương Lai hấp dẫn, được vị bác sĩ thốt ra một cách ôn tổn và đúng thời điểm, thế là ông nhận được câu trả lời mình mong muốn Tử phía bệnh nhân. Câu hỏi đó nhắm đúng vào Tử Huyệt Bản Thân – khao khát được nhìn rõ hơn của các bệnh nhân đến khám mắt và đây cũng chính là tử huyệt chủ đạo của họ.
Chỉ khi bạn khiến cho người đối diện phải lắng nghe mình, bạn mới có cơ may thuyết phục được họ. Việc đối phương có lắng nghe bạn hay không không liên quan gì đến vấn đề lãng tai, mà nó là kết quả của một hiệu ứng Thôi Miên Cảm Xúc được tạo ra một cách chính xác và đúng thời điểm.
Warren là một học viên của tôi. Anh làm việc trong một đại lý kinh doanh các thiết bị tai nghe và trợ thính. Anh tâm sự với tôi rằng, mặc dù công nghệ sản xuất thiết bị trợ thính ngày nay rất phát triển, nhưng nhiều người có nhu cầu trợ thính vẫn không chịu sử dụng chứng.
Lạ nhỉ?
Lý do, nếu họ đeo máy trợ thính, người ngoài nhìn vào sẽ biết ngay là họ bị điếc, và họ không muốn như thếl
Vì lẽ đó mà Warren đã lỡ mất rất nhiều khách hàng tiềm năng, những người mà anh không thể thuyết phục họ Tử bỏ nỗi sợ không đáng có đó.
Hãy nhớ, đối phương không bị bạn thuyết phục và đổi ý chỉ có thể là do bạn chưa thực sự thâm nhập được tâm trí của họ vói một Tử Huyệt Cảm Xúc phù hợp!
Sau khi tham gia khóa học Thôi Miên Cảm Xúc của tôi, Warren đã tự tin hơn vào khả năng giao tiếp của mình, và anh ứng dụng ngay kiến thức vừa học để hiếu khách hàng của mình hơn. Anh dùng trí tướng tượng của mình để thiết kế ra một cách thức giúp anh đập tan nỗi sợ của khách hàng một cách hiệu quả và bất ngờ.
Đầu tiên, anh kiểm tra thính lực của một người lãng tai chưa bao giờ dùng đên máy trợ thính.
“Tôi có vài tin tốt lành cho anh đây”, Warren tuyên bố với một chất giọng đủ to để khách hàng có thể nghe rõ.
“Tin tốt lành sao?”
“Đúng vậy. Anh không bị điếc!”
“Tôi không bị điếc à?”
“Không hề. Người ta điếc khi không chịu dùng máy trợ thính mà thôi!”
Ngay sau câu nói đó của Warren, người khách hàng thở phào nhẹ nhõm và lựa ngay một cặp thiết bị trợ thính ưng ý.
Câu nói”Người ta điếc khi không chịu dùng máy trợ thính mà thôi!” của Warren đã ngay lập tức xua tan nỗi sợ bị người khác phát hiện ra minh điếc của vị khách hàng nọ. Nó khai thông tâm trí của người khách hàng và giúp họ nhận ra lợi ích của việc dùng máy trợ thính.
Nhằm đánh trúng vào nhu cầu của khách hàng, Warren đã sử dụng những câu nói có tính chất Danh Tiếng để tác động vào một khát khao mang tính Bản Thân của khách hàng, tức mong ước cải thiện thính lực để có một cuộc sông tốt hơn!
Z. là một học viên khác của tôi. Là giám đổc điều hành của một doanh nghiệp nọ, Z. đã quá mệt mỏi với tình trạng các quản lý dưới quyền liên tục hỏi ý kiến anh trong những công việc mà họ thừa sức tự đưa ra quyết định. Anh muốn giảm bớt tình trạng này vì nhu cầu Bản Thân: để đầu óc được thư giãn và có nhiều thời gian yên tĩnh hơn giữa đống trách nhiệm bộn bề mà một giám đốc điều hành như anh phải đảm nhiệm. Thế là anh áp dụng kiến thức về Tử Huyệt Danh Tiếng để tìm ra một giải pháp không chê vào đâu được.
Mỗi khi các quản lý dưới quyền đến gặp anh để xin ý kiến về những việc mà họ hoàn toàn có thẩm quyền quyết định, Z. trả lời ngắn gọn rằng: “Hãy giải quyết công việc theo cách mà anh cho là tốt nhất -và đó là điều tôi cần!”
Z. kể tôi nghe rằng câu nói “Hãy giải quyết công việc theo cách mà anh cho là tốt nhất – và đó là điều tôi cần!” đó hiệu quả đên nỗi nó khuyên khích các cấp dưới của anh nỗ lực làm việc chăm chỉ hơn để chứng minh cho anh thấy rằng đó chính là những giải pháp tổt nhất mà anh yêu cầu!
Trong mọi mối quan hệ giữa con người với con người, chúng ta tương tác với thái độ của nhau bằng hành động. Dù là bạn đang tìm kiếm một công việc mới hay đang chứng tỏ năng lực với người chủ hiện tại, người mà chúng ta có thể làm họ vui lòng hơn cũng sẽ là người có lợi cho chúng ta nhất!
Bạn có biết đâu là một Tử vô cùng quan trọng có thể giúp bạn chiến thắng trong quá trình phỏng vẩn xin việc nhưng lại bị phần lớn các úng viên bỏ quên? Đó chính là Tử “Nhận xét.”
Nhận xét của ai?
Của người phỏng vấn hoặc nhà tuyển dụng chứ còn ai!
Hầu hết các vị trí được tuyển dụng dựa trên tính cách của ứng viên nhiều hơn là năng lực hay kinh nghiệm của họ. Một khi nhà tuyển dụng đã bị Thôi Miên Cảm Xúc bằng những câu trả lời và hành động thuyết phục của bạn, thì dù bạn có hạn chế về mặt năng lực hay kinh nghiệm đi chăng nữa, nhà tuyển dụng vẫn có thể nhận xét rằng: “Anh X tuy không đáp ứng số năm kinh nghiệm mà chúng tôi yêu cầu. Nhưng bù lại, anh xử lý tình huống rất lanh lợi và thông minh. Anh ta có một tính cách tốt và đễ hòa đồng, rất có ích cho công ty chúng ta!”
Hãy nhớ, nhà tuyển dụng cũng là con người, dù đó là một ông sếp hay một nhân viên cấp dưới. Họ là những con người có cảm xúc và cảm nhận… và tâm trí của họ cũng bận rộn như bạn.
Cuộc cạnh tranh tìm kiếm công việc ưng ý thực chất là một cuộc đua xem ai mới là người thâm nhập thành công vào tâm trí của nhà tuyển dụng. Chỉ cần bạn khiến họ phải chú ý lắng nghe mình bằng những ngôn từ Thôi Miên Cảm Xúc phù hợp, bạn sẽ nắm trong tay quyền điều khiển cuộc phỏng vấn và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho riêng mình!
Ethel là một học viên của tôi. Cô ấy là người hướng nội, rụt rè và mảnh khảnh. Tính cách ít nói và kiệm lời khiến cô rất khác biệt với phần đông phụ nữ. “Nhược điểm” này của Ethel khiến mọi người có ấn tượng ban đầu không tốt rằng cô “lạnh lùng” và kém thân thiện.
Trước khi tham gia khóa học Thôi Miên Cảm Xúc, cô vừa Tử bỏ một công việc lâu nằm trong một doanh nghiệp lớn cũng chỉ vì xung đột tính cách với cấp trên. Là một người kỹ tính và cẩn trọng, Ethel muốn tìm một công việc mà ở đó cô có thể tổng hòa được cả sở thích lẫn những kinh nghiệm mình đang có-nhưng đã năm tháng trôi qua mà cô vẫn chưa tìm được một vị trí ưng ý.
Sau khi hoàn tất khóa học, Ethel áp dụng những kiến thức về tâm trí con người và Thôi Miên Cảm Xúc để lên kế hoạch lại cho chiến dịch tìm việc của mình hiệu quả hơn. Nhờ những lá thư xin việc lôi cuốn do cô viết, đã có bốn nơi hẹn cô đến phỏng vấn.
Một trong sỏ bốn công ty đó là nơi mà cô mong muốn trúng tuyển nhất. Vị trí đó khá cạnh tranh, nên cô chuẩn bị cho mình một chiến lược Thôi Miên Cảm Xúc để tiếp cận nhà tuyến dụng.
Ngay khi được cho phép, cô đặt câu hỏi vói nhà tuyến dụng: “Anh cổ biết rằng phụ nữ thường có tật nói nhiều?”
Nhà tuyển dụng gật đầu.
Ethel nở nụ cười. “Phụ nữ nói nhiều, nhưng tôi không nằm trong số đó!” Trong lúc nhà tuyển dụng đang hứng thú xem cô sẽ làm gì tiếp theo, cô lấy ngay một tập giấy, viết tên mình, địa chỉ và số điện thoại trên đó: “Biệt danh của tôi là Ethel-Kiệm-Lời.”
“Anh sẽ dễ nhớ biệt danh này của tôi mà, đúng chứ?” cô hỏi nhà tuyến dụng và đưa cho anh ta tờ giấy mình vừa viết lên.
Nhà tuyển dụng cũng mỉm cười đáp lại: “Rất hân hạnh!”
“Anh có biết vì sao tôi phải yêu cầu anh điều này không?”
“Không, tôi không biết!”
“Vì nếu anh cho tôi trúng tuyển và giao phó công việc này cho tôi, anh sẽ thầy rằng Ethel-Kiệm-Lời sẽ tập trung hết sức để hoàn thành công việc một cách xuất sắc nhất có thể!”
Cô nàng Ethel-Kiệm-Lời vừa tạo ra một Trải Nghiệm Mới thú vị dành cho nhà tuyển dụng – một người đang rất mệt mỏi và ngán ngẩm với những ứng viên tẻ nhạt vô vị. Cái biệt danh lạ tai đã khiến cho nhà tuyển dụng có ấn tượng khó phai về tên tuổi và những phẩm chất của cô.
Cô ấy đã cho anh ta một trải nghiệm cảm xúc mãn nhãn… và thế là cô trúng tuyển!
Ethel đã biến một nhược điểm cố hữu của mình thành ưu điểm trong cuộc cạnh tranh tìm kiếm việc làm!
Để phỏng vấn xin việc thành công, Thuật Thôi Miên Cảm Xúc chính là thứ vũ khí ỉợi hại nhất giúp bạn thuyết phục được nhà tuyển dụng, nhờ vào năm điểm sau:
1. Cạnh tranh tìm việc thực chất là một cuộc đua xem ai mới là người thâm nhập thành công vào tâm tri của nhà tuyển dụng
Hãy chuẩn bị thật kỹ trước mỗi cuộc phỏng vấn, mà trong đó quan trọng nhất là chiến lược tiếp cận và gây ẩn tượng vói nhà tuyển dụng. Trước khi bạn đi phỏng vấn xin việc hoặc tham gia các buổi đàm phán quan trọng, hãy ôn lại và rút ra bài học Tử những chương nói về Trải Nghiệm Mới trong cuốn sách này. Biết đâu vào một ngày nào đó, thậm chí là ngay ngày mai, những kiến thức này sẽ giúp mang lại cho bạn “công việc trong mơ” hoặc thành công trọn đời!
Nếu bạn có khiếm khuyết về mặt cơ thể hoặc nhược điểm trong tính cách, hãy biến chúng thành những ưu điểm riêng có của bạn! Gắn kết chúng với cá tính riêng của bạn nhằm tạo nên Trải Nghiệm Mới đối với nhà tuyển dụng. Cô nàng Ethel rụt rè ít nói đã thành công nhờ chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy nhược điểm của mình sẽ mang lại giá trị to lớn cho công ty bằng câu nói “Ethel Kiệm-Lời sẽ tập trung hết sức để hoàn thành công việc một cách xuất sắc nhất có thể!”… Một nữ học viên khác của tôi thì mắc phải tật nói ngọng, và điều này khiến cô gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tìm kiếm việc làm. Ấy vậy mà cô đã trúng tuyển vị trí quản lý kinh doanh của một khách sạn lớn ờ New York nhờ tự tín khẳng địnhvới nhà tuyển dụng rằng: “Tôi là người nói ngọng duy nhất dám đứng vào hàng ngũ những nhà quản lý kinh doanh xuất sắc nhất của ngành công nghiệp khách sạn!”
Trải Nghiệm Mới làm bật lên lợi thế cạnh tranh của bạn, vì Trải Nghiệm Mới giúp bạn xuyên thủng tâm trí của nhà tuyển dụng và khiến họ buộc phải nhớ đến bạn… chỉ bạn mà thôi
2. Biến cuộc phỏng vấn xỉn việc thành một Trải Nghiệm Mới cho chính mình
Nếu như các nhà tuyển dụng luôn khao khát được thưởng thức vài Trải Nghiệm Mới để xóa tan sự nhàm chán tẻ nhạt trong công việc thường ngày của họ, thì bạn cũng vậy!
Hãy trông đợi và háo hức với buổi phỏng vấn xin việc của bạn như một chuyến nghỉ mát!
Nghĩ về nó như một thử thách cá nhân đáng tận hưởng! Đối mặt với nhà tuyến dụng một cách tự tín và vững vàng!
Hãy mỉm cười! Tin rằng mình luôn có thể kiểm soát được mọi tình huống bằng Thuật Thôi Miên Cảm Xúc và trí tưởng tượng linh hoạt-kể cả khi bạn phải đối mặt với người phỏng vấn cứng đầu cau có nhất mà bạn Từng biết!
Một khi bạn nhìn nhận cuộc phỏng vấn xin việc như một Trải Nghiệm Mới thú vị đối với nhà tuyển dụng lẫn bản thân mình, bạn đã làm cho hiệu ứng của nó tăng gấp đôi, giúp cho phong thái và tính cách của bạn hiện ra sinh động và thuyết phục hơn bao giờ hết… và hiển nhiên là cơ hội trúng tuyển sẽ càng cao!
3. Khiến cho nhà tuyển dụng phải trò chuyện theo cách của bạn – càng sớm càng tốt
Đừng chỉ ngồi trả lời câu hỏi một cách thụ động.
Hãy giữ vai trò chủ động trong buổi phỏng vấn và mạnh dạn phỏng vấn lại nhà tuyển dụng! Chỉ cần bạn tác động đúng Tử Huyệt Cảm Xúc của nhà tuyển dụng, họ sẽ thích bạn ngay lập tức!
Ngay khi được cho phép, hãy đặt câu hỏi vói nhà tuyển dụng. Nhận được câu trả lời Tử họ để dẫn dắt đên câu hỏi kế tiếp.
Hãy thuần thục những ưu thế và các nguyên tắc đặt câu hỏi Tử các chương sách trước, ứng dụng chúng ngay lúc này!
Hãy đọc lại câu chuyện của Ethel-Kiệm-Lời và xem cô ây đã vận dụng các câu hỏi để điều khiển cuộc phỏng vấn theo ý mình muốn một cách hiệu nghiệm như thế nào! Hãy xem cách các câu hỏi của Ethel đã giúp cô ấy thâm nhập tâm trí bận rộn của nhà tuyển dụng kia… đóng dấu tên cô ấy trong đẩu anh ta… và dẫn dắt anh ta đến câu kết luận mà cô mong đợi!
Bạn đã thấy Ethel đảo ngược cuộc phỏng vấn và điều khiển nó một cách kỳ diệu: người đặt câu hỏi và hành động nhiều hơn lại chính là cô ấy, còn nhà tuyến dụng chỉ thụ động trả lời. Hãy nhớ, bạn là ứng viên đi xin việc, bạn cũng cần thông tin và các câu trả lời Tử phía nhà tuyển dụng không thua gì những điều mà nhà tuyển dụng cần ở bạn.
Bạn sẽ nhận được câu trả lời ưng ý một khi bạn biết cách đặt đúng câu hỏi.
Hãy xui khiến nhà tuyển dụng trò chuyện và trả lời bạn càng nhiều càng tổt. Khi những ngôn từ và hành động của bạn gây ấn tượng tốt vói họ,
họ sẽ thích bạn hơn, nhớ bạn hơn những ứng viên khác và sẽ hành động như ý bạn muốn.
4. Duy trì sự chú ý của nhà tuyến dụng
Hãy vận dụng những hiệu ứng thị giác để minh họa những gì bạn nói và làm trong khả năng có thể! Điều này giúp bạn tạo thêm lợi thê khi tác động vào Tử Huyệt Bản Thân của nhà tuyên dụng.
Cũng như bao người khác, người phỏng vấn của bạn cũng có nhu cầu thích được nhìn hơn là chỉ nghe, vì như thế sẽ thú vị và đỡ nhàm chán hơn! Hãy mạnh dạn sử dụng những Tử ngữ tượng thanh, tượng hình có tính chất miêu tả và phối hợp chúng với những động tác hoặc hành động minh họa.
Hẳn là bạn còn nhớ, Ethel-Kiệm-Lời không chỉ nói, mà cô còn hành động trong buổi phỏng vấn: lấy giấy bút ra ghi tên, địa chỉ và số điện thoại cá nhân của mình đế minh họa trước mắt nhà tuyển dụng. Kế đến, cô ấy viết: “Biệt danh của tôi là Ethel-Kiệm-Lời” – thêm một sự minh họa ấn tượng dành cho nhà tuyển dụng. Sau cùng, cô ấy tự tay đưa tờ giấy có tên và thông tin của mình cho người phỏng vấn – một động tác minh họa không thừa.
Những động tác và chi tiết minh họa thị giác nho nhỏ này đã khiến cho nhà tuyển dụng phải hổi hộp chờ đợi và theo dõi xem Ethel sẽ làm gì kế tiếp; chúng cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ điều khiển buổi phỏng vấn và duy trì sự chú ý của người phỏng vấn Tử đầu đên cuối.
5. Dừng lại, quan sát và lắng nghe nhà tuyển dụng!
Hãy giao tiếp bằng cả đôi tai và đôi mắt của bạn! Hãy khiến cho người nghe phải thực sự chú ý và lắng nghe!
Với Thuật Thôi Miên Cảm Xúc, bạn có thể điều phối bất kỳ cuộc giao tiếp hay phỏng vấn nào, dễ dàng tạo Trải Nghiệm Mói, thực hiện những hiệu ứng thị giác và động tác minh họa, đánh động Tử Huyệt Danh Tiếng bằng câu hỏi. Tất cả những kỹ năng này sẽ song hành cùng bạn!
Bên cạnh đó, hãy làm cho bản thân mình trả nên khéo léo và hiệu quả hơn nữa trong giao tiếp với đề xuất sau của tôi:
Bạn cảm nhận như thế nào khi quan sát ngoại hình của nhà tuyển dụng, bàn làm việc, những hành vi và cử chỉ cá nhân của ông ta hoặc bà ta? Trong khi bạn đang trả lời, người phỏng vấn có hay mất tập trung thông qua những biểu cảm khó hiểu, những ý kiến hoặc nhận xét ngẫu nhiên của họ? Ông ta hoặc bà ta có thường xuyên cắt ngang lời của bạn?
Hãy nhận diện cảm xúc của họ thông qua các dấu hiệu của Bộ Tứ Tử Huyệt Cảm Xúc!
Có dấu hiệu nào cho thấy nhà tuyển dụng là một Người VỊ Lợi? hay Người Lãng Mạn? Hoặc có dấu hiệu nào cho thấy họ có một sự quan tâm hoặc ám ảnh đặc biệt đối vói Bản Thân hoặc Danh Tiếng với tư cách là những Tử Huyệt Cảm Xúc chủ đạo?
Sau khi quan sát xong, dừng lại ngay lập tức!
Giờ là lúc dẫn dắt. Bạn hãy kết thúc câu trả lời của mình cho câu hỏi của nhà tuyển dụng bằng một hoặc hai câu hỏi của cá nhân bạn. Những nhận xét của nhà tuyên dụng có ăn khớp với ấn tượng của bạn về họ qua những dấu hiệu về Tử Huyệt Cảm Xúc mà bạn vừa quan sát hay không?
Nếu chúng không khớp với những gì bạn nghĩ, mà bạn thì cũng không có nhiều thời gian, hãy tiếp tục trung thành với chiến lược sử dụng Trải Nghiệm Mới, những hiệu ứng thị giác tác động vào Tử HuyệtBản Thân của nhà tuyển dụng và những câu hỏi khéo léo khuấy động Tử Huyệt Danh Tiếng của họ.
Còn nếu những phản hồi của nhà tuyển dụng khớp với những ấn tượng của bạn về họ, giờ là lúc cao trào! Hãy tập trung sử dụng những lời nói và hành động có tính chất đánh động Tử Huyệt Cảm Xúc chủ đạo mà bạn quan sát được ở nhà tuyển dụng. Hãy biến chúng thành đòn quyết định của bạn trong cuộc phỏng vấn!
Bạn còn nhớ cậu học viên William của tôi, người đã phỏng vấn xin việc thành công vào chức trợ lý tổng giám đổc của một tập đoàn cỡ trung nọ? Vị tổng giám đốc đã tuyên bố rằng mình “không cần một trợ lý.” Ông ta khẳng định với William rằng, “Sức khỏe của tôi rất tốt. Tôi đã một tay gầy dựng cơ đồ này, và người duy nhẩt nghĩ tôi không nên cố gắng ôm đồm hết mọi việc là vợ tôi. Nhưng như tôi đã nói, tôi không e ngại việc phải có mặt ở văn phòng mười bảy tiêng mỗi ngày để hoàn tất công việc.”
Tình huống khó khăn là thế nhưng cuối cùng, William vẫn lật ngược được thế cờ một cách ngoạn mục nhờ tác động vào đứng tử huyệt của vị tổng giám đổc. Ông ta không thiếu Tiền Bạc; Tình Yêu và Danh Tiếng cũng chẳng quan trọng vói ông. Do vậy, tử huyệt chủ đạo của ông ta chi có thể là cái còn lại, Bản Thân.
William đã hỏi rằng: “Ông có biết rằng 60% tổng số tài sản của Hoa Kỳ đang nằm trong tay các góa phụ?”
Vị tổng giám đốc bị bất ngờ và có phản ứng ngay với câu hỏi đó… và thế là William được chọn trở thành trợ lý của ông ta!
Dù bạn là một ứng viên đi xin việc, nhà tuyển dụng, hay một nhân viên bán hàng, hãy tập thói quen dừng lại, nhìn thật kỹ và lắng nghe đối tượng giao tiếp của mình. Hãy thận trọng và tinh tế- mọi cử chỉ, lời nói và hành động của họ sẽ bộc lộ cho bạn thấy Tử Huyệt Cảm Xúc chủ đạo của họ!
Tất cả mọi con người – trong đó có nhà tuyển dụng của bạn – đều có một Tử Huyệt Cảm Xúc chủ đạo nằm đâu đó trong Bộ Tứ!
Hãy dừng lại! Quan sát và tìm ra nó!
Tóm lại, đây chính là Năm Lời Khuyên Hiệu Nghiệm giúp bạn phỏng vấn xin vỉệc thành công:
1. Cạnh tranh tìm việc thực chất là một cuộc đua xem ai mới là người thâm nhập thành công vào tâm trí của nhà tuyển dụng;
2. Biến cuộc phỏng vấn xin việc thành một Trải Nghiệm Mới cho chính mình;
3. Khiến cho nhà tuyển dụng phải trò chuyện theo cách của bạn – càng sớm càng tốt;
4. Duy trì sự chú ý của nhà tuyển dụng;
5. Dừng lại, quan sát và lắng nghe nhà tuyển dụng.
Bạn càng nghiền ngẫm và luyện tập năm lời khuyên trên, bạn sẽ càng nhận ra chúng hiệu nghiệm như thếnào.
Trong một cuộc phỏng vấn bất kỳ, dù là phỏng vấn xin việc hay đề nghị tăng lương hoặc thăng chức, luôn có ít nhất hai người bận rộn: người nóivà người nghe. Cả haingười đểu cố thủ trong mình những suy nghĩ và sự đề phòng nhất định khiến cho sự tập trung lắng nghe nhau bị hạn chế.
Thôi Miên Cảm Xúc – khả năng xui khiến người khác và làm cho họ phải lắng nghe mình – sẽ giúp bạn phá tan rào cản trên, thiết lập lợi thế cạnh tranh cũng như sự tôn trọng và thấu hiểu lẫn nhau giữa người nói và người nghe.
Nó là chìa khóa giúp bạn có được công việc tốt, được tăng lương và thăng chức. Nó, vừa là nghệ thuật bán hàng đỉnh cao, vừa là nhân tố quyết định sự hòa hợp giữa cấp trên và thuộc cấp, giữa quản lý và nhân viên.
Nó, chính là Thuật Thôi Miên Cảm Xúc – “bí mật diệu kỳ” của mọi mối quan hệ thành công!
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.