Tử Huyệt Cảm Xúc

Chương 14: THÔI MIÊN CẢM XÚC BẰNG GIỌNG NÓI



Những lời nói và hành động của bạn có thể khiến cho người khác phải lắng nghe hay không, điều này không chi phụ thuộc vào chiến lược tiếp cận và nội dung giao tiếp của bạn, mà còn có tác động không nhỏ Tử giọng nói!

Hãy nói câu: “Nói tôi nghe – ngay bâv giờ!”

Bạn hãy nói câu trên một hoặc hai lẩn.

Sau đó, hãy thử nói lại câu đỏ theo nhiốu cách khác nhau. Hãy nói: “Nói tôi nghe- ngay bây giò!” một cách sợ ìiãi. Hãy nói câu đó một cách chần chừ. Hãy nói nó một cách giận dừ. Hãy nói một cách nghiêm chinh. Hảy nói một cách giễu cợt. Hãy nói một cách… đằng đằng sái kỉií. Hảy nói câu đỏ một cách dãy niềm tin và hy vọng.

“Nói tôi nghe – ngay bây giờ!”

Bạn hãy tưởng tượng mình đang nói câu trên theo nhiều cách khác nhau trong một khán phòng nhỏ, trên sân khấu của một nhà hát lớn có ban công, nói trước một nhóm ba người nghe đang đứng cách xa bạn chừng hai thước, nói với một người cao lớn hơn bạn và đứng cách bạn chi một thước.

Hãy thì thầm: “Nói tôi nghe – ngay bây giờ!” với một người mà bạn đang muốn trao một nụ hôn, trong khi khuôn mặt của chàng trai hoặc cô nàng đó chỉ cách bờ môi của bạn có vài phân!

Bạn đã thấy giọng nói của mình lợi hại như thế nào rồi chứ: Cùng một câu, nhưng rtó có thế biến đổi tùy theo Từng tình huống khác nhau!

Bây giờ, hãy nói câu sau hai lần: “Ôi Jack. Làm ơn đừng hôn em!”

Không quên cho vào đó vài sự tưởng tượng lãng mạn nhé:

Hãy hình dung bạn là một cô nàng xinh đẹp. Và bạn trai của bạn muôn trao nụ hôn đẩu tiên dành cho bạn. Bạn thực sự muốn được anh ấy hôn. Cả hai người bạn đang ở cùng nhau, một mình.

Hãy nói cầu trên thật rõ ràng và lặp đi lặp lại vài lần sau đó; bỏ Tử cuối cùng sau mỗi lần lặp:

“Ôi Jack. Làm ơn đừng hôn em!”

“Ôi Jack. Làm ơn đừng hôn…!”

“Ôi Jack. Làm ơn đừng…!”

“Ôi Jack. Làm ơn…!”

“ÔiJack.Làm…!”

“Ôijack!”

“Ôi…!”

Mỗi Tử bạn phát ra có cường độ giống nhau hay khác nhau? với mỗi câu, bạn có thay đổi hoặc điều chỉnh sự lên giọng hoặc xuống giọng của mình để tăng hiệu quả truyền đạt của lời nói?

Bạn thấy đấy, một giọng nói truyền cảm phải có đầy đủ sự Điều khiên, Sắc thái và sự Rõ ràng. Hãy nhớ nguyên tắc “ĐSR” này. Chúng sẽ giúp bạn dễ dàng tạo hiệu ứng Thôi Miên Cảm Xúc chi bằng giọng nói.

Giọng nói của bạn là một nhạc cụ quyền năng. Tùy vào cách bạn chơi nhạc cụ này, nó sẽ khiến cho người nghe của bạn thích thú hay đau khổ.

Kreisler, Heifetz và Stem đều là những nghệ sĩ vĩ cầm vĩ đại nhưng gã Jim-hàng-xóm có thói quen chơi-nhạc-ngay-lúc-bạn-sắp-đi ngủ cũng là một nghệ sĩ vĩ cầm. Điêm khác biệt duy nhất giữa Jim và ba tên tuổi lừng lẫy kia là tiếng đàn của cậu ta nghe như sáu con mèo ngoao ngoao sau bờ giậu!

Một nhạc công giỏi luôn biết cách điều khiển nhạc cụ của mình; một người dẫn chương trình giỏi phải biết làm chủ giọng nói mình. Những giọng nói hay hoặc âm thanh du dương đểu có những phầm chất rõ ràng, cỏ sắc thái và phản ánh được tâm trạng của người biểu diễn.

Tương tự như việc minh họa bằng hiệu ứng thị giác, giọng nói của bạn phải gắn liển với sự Thôi Miên Cảm Xúc trong ngôn từ và hành động của bạn. Một cảnh phim yêu đương lãng mạn không thể đi với những giọng nói oang oang om sòm; giọng nói nhỏ nhẹ thì không phù hợp để phát hiệu lệnh chiến đấu ngoài sa trườngl

Giọng nói của bạn trở nên tích cực và đáng tin cậy khi nó được điều khiển sao cho phù hợp với nhu cầu của người nghe.

Chất giọng hay chẳng phải trời sinh là có. Hầu hết chất giọng tự nhiên của chúng ta đều hoặc là quá cao, hoặc là quá trầm. Chẳng phải ngẫu nhiên mà đài truyền hình hoặc đài phát thanh phải lưu tâm rất kỹ đến chất giọng của nhân viên khi tuyển người.

Hình dung xem, lúc đó đang là giờ ăn sáng, và bạn thì hì hục cạo râu trong phòng tắm.

Chuông điện thoại bỗng reng inh ỏi trong khi vợ bạn đang chiên trứng trong bếp. Cô ấy nhanh chóng hạ lửa nhỏ và chạy vội đến chiếc điện thoại. “A-lô!” cô ấy trả lời chuông.

“Xin chào Mary”, một giọng cao vút trả lời ở đầu dây bên kia. “Làm ơn cho gặp Mike!”

“Chào chị Elsie. Chị chờ một chút nhé!” Cô vợ tiếp tục chạy vội về phía mớ trứng đang chiên dang dở. “Chị Elsie gọi anh kìa!” cô ấy lên giọng gọi bạn. “Anh có thể nói chuyện vói chị ấy trong lúc em đang chiên trứng được không?”

Bạn đến cầm điện thoại và nói: “Xin chào Elsie, có việc gì….” Ngay lập tức, bạn rơi vào một tình huống lúng túng ngoài sức tưởng tượng. Bạn không thể thốt nên lời – trong khi đầu dây bên kia còn bối rối hơn cả bạn.

Ngay khi vợ bạn chiên trứng xong và quay trở ra, bạn càu nhàu: “Đó không phải là Elsie. Mà là anh Johnchồng chị ấy! Anh ây có chất giọng cao như giọng nữ vậy!”

Bạn hoàn toàn có thể gia tăng quyền năng Thôi Miên Cảm Xúc trong giao tiếp bằng cách điều chỉnh giọng nóicủa mình-bất kể bạn thuộc chất giọng nào!

Bạn sẽ làm được điều kỳ diệu đó khi chuyến hóa được ba nguyên tắc sau thành hành động:

1. Đặt mình vào vị trí của NGƯỜI NGHE – bên cạnh vai trò người nói.

2. Áp dụng bộ ba ĐSR – Điều khiển, sắc thái và sự Rõ ràng.

3. Thiết lập “Hộp Điều Khiển Giọng Nói” của riêng mình.

Điều khiển là bước quan trọng trong bộ nguyên tắc ĐSR. Khi bạn làm chủ được giọng nói của minh, nó sẽ “chẳng chạy đi đâu được”.

Nếu giọng của bạn quá cao, quá thấp hoặc chưa thu hút, việc thiết lập “Hộp Điểu Khiến Giọng Mói” sẽ giúp bạn cải thiện và nâng cao chất lượng giọng nói của mình chỉ trong vòng năm phút.

Kế đến, chỉ cần sau năm tuần áp dụng Hộp Điều Khiển Giọng Nói trong giao tiếp hàng ngày, giọng nói của bạn sẽ hay hơn mãi mãi!

Hộp Điều Khiển Giọng Nói bao gồm tám nấc – bốn nấc dưới và bốn nấc trên:

Hộp Điều Khiển Giọng Nói

Tất cả chúng ta đều có ba nấc giọng cao, trung, trầm của riêng mình mồi khi nói rhuvện. Tuy nhiên hầu hết những lài nói của mỗi người chúng ta đều có một nấc giọng trung không đổi làm nấc chuẩn để lên giọng hoặc xuống giọng.

Ví dụ, bạn hãy nói thật lớn câu: “Hãy giao tiếp và thành công với Thuật Thôi Miên Cảm Xúc!”

Thử nói lại thêm một lần nữa.

“Hãy giao tiếp và thành công với Thuật Thôi Miên Cảm Xúc!”

Tốt. Đó chính là nấc Giọng Chuẩn cùa bạn. Hãy giữ và nhớ lấy nó nhé!

Bây giờ, hãy nói lại câu trên thêm bốn lần nữa. Mỗi lần nói là mỗi lần hạ giọng xuống một nấc cho đến khi bạn chạm nấc giọng trầm nhất trong Hộp Điểu Khiến Giọng Nói.

Kế đến, lặp lại câu “Hãy giao tiếp và thành công với Thuật Thôi Miên Cảm Xúc!” với nấc Giọng Trầm Nhất của bạn-bất kể nó khó khăn hoặc nghe buổn cười thế nào. Sau đó, nói lại câu trên bằng Giọng Chuẩn… chỉ bằng một lần trờ lại duy nhất.

Khi bạn tìm lại được Giọng Chuẩn rồi, lặp lại câu nói thêm một lần nữa.

Sau đó, tiếp tục nói “Hãy giao tiếp và thành công với Thuật Thôi Miên Cảm Xúc!” Từng bước một trên mỗi nấc cao phía trên Giọng Chuẩn, cho đến khi bạn vươn đến chất Giọng Cao Nhất của mình!

Nếu bạn nhận thấy mình chuyển Tử Giọng Chuẩn sang Giọng Cao Nhất của mình quá sớm mà không thông qua đủ bôn nấc như trong hình, điều đó có nghĩa là Giọng Chuẩn hiện tại của bạn đang quá cao-và giọng nói bình thường của bạn cũng thế. Tương tự, nếu bạn chuyển Tử Giọng

Chuẩn sang Giọng Trầm Nhất quá nhanh và không qua đủ bốn nấc dưới, Giọng Chuẩn hiện tại của bạn đang quá trầm-tức giọng nói bình thường của bạn đang rất nhỏl

Rất nhiều người trong chúng ta có nhu cầu cải thiện giọng nói của mình. Và bạn cũng có thể là một trong số đó. Với Hộp Điều Khiển Giọng Nói và một chút thời gian luyện tập, bạn sẽ rèn được cho mình một chất giọng lôi cuốn hơn để thu hút mọi người!

Lần nữa, tôi xin tóm lại như sau:

“HỘP ĐIỀU KHIỂN GIỌNG NÓI”

Nếu chất giọng hiện tại của bạn đang quá nhỏ, hãy tập lên giọng và rèn luyện quãng giọng rộng hơn bằng cách nâng cao Giọng Chuẩn! Hộp Điểu Khiển Giọng Nói đi kèm với sự luyện tập và áp dụng trong giao tiếp hàng ngày sẽ giúp bạn làm được điều đó.

Nếu chất giọng hiện tại của bạn đang quá cao, hãy hạ Giọng Chuẩn

của mình xuống. Nói chậm hơn! Hãy kiên trì luyện tập, rồi bạn sẽ hoàn thiện được cho mình những nấc giọng hay và có kiểm soát hơn. Khi đó giọng nói của bạn sẽ có chiều sâu hơn và bạn sẽ tìm được đúng nấc Giọng Trầm Nhất của mình!

Việc sử dụng Hộp Điều Khiển Giọng Nói sẽ giúp bạn cải thiện và nâng cao chất giọng của mình một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Một khi xác định được Giọng Chuẩn phù hợp nhất của mình, bạn sẽ làm chủ được các quãng giọng còn lại của mình, Tử nói thầm, diễn đạt nhỏ nhẹ cho đến kiểm soát những lúc cao giọng. Người nghe hoặc khán giả sẽ bị lôi cuốn khi bạn không chỉ Thôi Miên Cảm Xúc họ bằng hình ảnh mà còn bằng cả âm thanhl Hãy áp dụng điều này trong mọi cuộc giao tiếp!

Hàng trăm học viên của tôi đã thành công trong việc sử dụng Hộp Điều Khiển Giọng Nói để cải thiện kỹ năng nói chuyện và lắng nghe của mình mãi mãi. Và bạn cũng sẽ làm được như thế!

Với chữ “Đ” – Điều khiển – trong bộ nguyên tắc ĐSR, bạn sẽ hoàn toàn làm chủ được mọi ngôn từ mình phát ra!

Giờ là lúc chúng ta thêm chữ “S”, tức sắc thái, vào trong giọng nói của mình.

Hãy “tô màu” cho giọng nói của mình như thể một họa sĩ tài hoa lướt cọ vẽ bầu trời và biển cả. Thêm vào đó những nét chấm phá. Hãy mạnh dạn “nghịch ngợm” vói những sắc thái khác nhau trong bức tranh giọng nói của bạn nếu điều đó làm cho người nghe thích thú!

Hãy cười nhiều hơn khi nói. Nụ cười trên đôi môi sẽ tạo nên một luồng năng lượng tích cực vui vẻ trên cả phong thái lẫn hình ảnh cá nhân của bạn.

Hãy cười mỗi khi nói câu “Xin chào!”

Hãy nói “Xin chào!” một lần nữa.

Bây giờ, hãy nở nụ cười nói “Xin chào!” bằng ba cách khác nhau.

“Xin chào..”

“XIN CHÀO!…”

“Xin chàooo”

Bạn có thấy mình vừa tạo ra vài sắc thái khác nhau trong giọng nói của mình?

Hãy nhớ… mọi sự giao tiếp trên đời này đều là “nói chuyện trước công chúng”, trừ trường hợp bạn nói chuyện với chính mình! Chỉ cần tạo những sắc thái đa dạng phong phú trong giọng nói của mình, bạn đã làm cho phần trình bày của mình dễ nghe hơn, hấp dẫn thú vị hơn và hiển nhiên là Thôi Miên Cảm Xúc hơn. Điều quan trọng không phải là bạn nói gì, mà là khán giả hoặc người nghe cảm nhận giọng nói của bạn ra sao!

Giọng nói của bạn càng đều đều một tông, khán giả càng dễ buồn ngủ. Người nghe của bạn vốn dĩ đã có bao nhiêu điều phải lo nghĩ trước khi nghe bạn nói; hà cớ gì bạn còn tiếp tục “hành hạ” họ thêm bằng một chất giọng chán phèo sau khi bắt đầu?

Sự nhàm chán tẻ nhạt chẳng thể thâm nhập được tâm trí của ai; nó chỉ càng khiến người nghe thêm vùi đầu vào những mối bận tâm sẵn có trong tâm trí họ. Nếu bạn muốn giao tiếp thành công, đừng chi là một anh chàng Johnny-một-màu! Bạn là một người giao tiếp, một diễn giả, chứ không phải một bác sĩ thôi miên đang gieo rắc sự mơ hồ nhàm chán để đưa đối phương vào giâc ngủ!

Hãy nêm nếm nhiều sắc thái phong phú vào giọng nói của bạn nhằm giúp cho nội dung trò chuyện thêm hấp dẫn và kịch tính.

“Quả là một ngày đẹp trời!”

Đúng là vậy – bạn chắc không?

Hãy nói “Quả là một ngày đẹp trời!”… bằng CẢ HAI cách. Cùng một câu nói, nhưng hai tình huống tạo ra hai sắc thái khác nhau cũng khiến cho bạn có cảm nhận khác nhau về câu nói đó, đúng chứ?

Chúng ta thừa biết rằng những khán giả của mình luôn trông đợi Trải Nghiệm Mới. Thế nên, hãy mạnh dạn thâm nhập tâm trí của họ bằng nhiều cách mà bạn có thể. Và hãy chắc chắn rằng một trong những cách đó là một giọng nói sinh động với nhiều những cung bậc Sắc thái khác nhau!

Hãy tưởng tượng bản thân mình chính là khán giả, đặt mình vào vị trí của họ để hiểu những nhu cầu của họ. Nếu không, bạn có rất nhiều nguy cơ trở thành một “Tiên sĩ gây mê” – một biệt danh “đáng yêu” mà các sinh viên thường dùng để gọi những giảng viên thích thao thao bất tuyệt bất chấp cảm nhận của người học.

Một sinh viên nọ đề nghị vói bạn cùng lóp: “Hôm nay mày có định cúp môn Triết giống tao không?”

“Không!” bạn kia trả lời. “Tao muốn vào đó ngủ cho ngon”

Giờ bạn đã hiểu cách làm thế nào để Điều khiển và tạo sắc thái cho giọng nói của mình nhằm gia tăng hiệu ứng Thôi Miên Cảm Xúc. Giờ là lúc tiến đên chữ số ba trong ĐSR – chữ R: Rõ ràng.

Bạn đạt được sự Rõ ràng trong giao tiếp khi khán giả hoặc người nghe hoàn toàn hiểu những gì bạn nói thông qua chất giọng, hình thức và những cử chỉ mà bạn truyền tải.

Một ứng viên bầu cử nọ có dáng người gầy và cao lêu nghêu. Ông ta minh họa bài diễn văn của mình bằng những động tác quạt hai tay qua đầu nhanh hơn cả cử động môi của mình. Trong lúc đang diễn thuyết, ông ta để ý thấy một quý ông diện quần áo trang trọng dưới hàng ghế khán giả đang rất chăm chú theo dõi Từng nhất cử nhất động của mình trên sân khấu. Vị ứng viên bầu cử cảm thấy phấn khích trước phản hồi nhiệt tình đó của khán giả, nên ông ta tiếp tục động tác quạt tay trong suốt bài diễn văn của mình.

Sau khi kết thúc, vị ứng viên bước xuống khán đài để gặp vị khán giả chăm chú nọ.

“Trông ông có vẻ rất quan tâm đến bài diễn văn của tôi. Ông thích nó chứ?”

“Thưa ngài, tôi không nghe rõ bài diễn văn của ngài cho lắm, và tôi cũng không chắc là mình hiểu những gì ngài nói trong đó”, vị khán giả trả lời. “Chẳng hạn, cuộc bầu cử này liên quan gì đên mấy chiếc cối xay gió, khi ngài cứ liên tục quạt tay như vậy?”

Sự Rõ ràng giúp bạn gây được ấn tượng đúng như mình mong muốn lên khán giả!

Hãy trình bày những gì bạn muốn nói với một chất giọng to rõ và dứt khoát. Hãy điều phối lời nói và hành động của bạn thành một thể thống nhất hòa hợp, rõ ràng và có trọng tâm!

Sau đây là một bài tập hữu ích đã được hàng nghìn học viên khóa học Thôi Miên Cảm Xúc của tôi yêu thích, ứng dụng và luyện tập thường xuyên. Bài tập này giúp bạn điều phôi lời nói và hành động của mình sao cho phù hợp với nhau và bảo đảm rằng những gì bạn nói cũng chính là những gì mà người nghe tiếp thu được và không gây hiểu nhầm.

Hãy đọc những câu sau: “Không cần biết bạn đến từ đâu – Dù là phương Bắc, phương Nam, phương Đông hay phương Tây – Bạn đủ cần nhớ một điểu duy nhất… và nó chính là đây!”

Hãy lặp đi lặp lại những câu này cho đến khi bạn nhớ hoặc thuộc lòng chúng.

Kế tiếp, chúng ta sẽ kết hợp các câu trên với những hành động Thôi Miên Cảm Xúc tương ứng.

Khi bạn nói câu: “Không cần biết bạn đến từ đâu”, hãy làm một động tác quạt tay thật rộng bằng tay phải hoặc tay trái – quạt Tử trái qua phải hoặc phải qua trái.

“Dù là phương Bắc”, bạn quạt tay LÊN CAO; “phương Nam”, và hạ tay XUỐNG DƯỚI; “phương Đông”, rồi di chuyển tay qua BÊN PHẢI; “hay phương Tây”, rồi quạt tay qua BÊN TRÁI.

“Bạn chỉ cẩn nhớ một điều duy nhất” – bạn giơ NGÓN TAY TRỎ lên và giữ nó ở đó cho đến hết câu.

“Và nó chính là đây!” Bây giờ, hạ ngón trỏ rồi đóng toàn bộ các ngón tay để tạo thành nắm đấm, rồi đấm vào lòng bàn tay của tay kia theo nhịp một-hai-ba cùng với câu “… chính… là… đây!”

Lần nữa, hãy điều phối lời nói và hành động của BẠN thành một thể thống nhất, rõ ràng và có trọng tâm sao cho khán giả thích thú lắng nghe, theo dõi và nhớ lâu!

Không cần biết bạn đến từ đâu – Dù là phương Bắc, phương Nam, phương Đông hay phương Tây – Bạn chỉ cần nhớ một điểu duy nhất… và nó chính là đây!

Bạn muốn những phần nói chuyện của mình được gia cố thêm tính chất Thôi Miên Cảm Xúc? Thế thì hãy luyện tập bài tập nho nhỏ trên trước mỗi một công việc hay sự kiện mà bạn tham gia giao tiếp hoặc diễn thuyết trong đó. Nó sẽ làm bạn tự tin hơn, tập cho cơ miệng bạn linh hoạt hơn và giúp bạn dễ tìm thấy sự cân bằng khi đứng tướcc đám đông khán giả.

Tôi có một nữ học viên là diễn viên truyền hình nổi tiếng. Cô Từng chia sẻ vói tôi rằng: “Ngay bản thân những Tử ngữ và động tác minh họa Bắc-Nam-Đông-Tây cũng đủ khiến tôi nhún nhảy theo – giống như một diễn viên múa tập dượt các cú đá chân và xoay người trước khi trình diện khán giả!”

Bạn sẽ thấy rằng, bài tập trên không chi chú trọng kỹ năng Điều khiển và tạo sắc thái cho giọng nói mà còn là nền tảng để bạn chú ý hơn đến sự Rõ ràng trong lời nói và hành động của mình.

Sự Rõ ràng chính là chiếc chìa khóa bạn cần phải biết cách sử dụng để khán giả hoặc người nghe hiểu mìnhl

Emmett Kelly, nam diễn viên nổi tiếng chuyên trị vai hề, Từng nói rằng: “Nếu bạn là một gã Joey ở con phố Big Bertha, bạn thừa sức làm Thằng Ngốc trên lưng những con bò – Khi đó, cuộc sống của bạn như một Khoảng Trời Rộng Lớn.”

Chi những diễn viên kỳ cựu trong nghề xiếc mới hiểu ý nghĩa câu nói trên: “Nếu bạn là một tên hề ở Bamum & Bailey, bạn sẽ có cơ hội tỏa sáng trên lưng voi – và khoảng khắc đó chẳng khác nào Thiên Đường ở Hạ Giới.”

Bạn có thích như thế?

Bạn giao tiếp giỏi khi và chi khi người nghe hoặc khán giả có thể hiểu những gì bạn nói và làm mà không cần phải có đôi tai siêu nhạy hay trí thông minh vượt mức bình thường.

Liệu có cách nào giúp bạn biết được rằng mình có đang diễn thuyết vói chất giọng đủ để tất cả khán giả bên dưới có thể lắng nghe, không quá cao mà cũng không quá thấp mà không cần dùng đến mấy thiết bị âm học cầu kỳ phức tạp? Có chứ.

Hãy nhìn và nói với vị khán giả cách xa bạn nhất; bằng cách này, tất cả khán giả Tử dưới đó trở lên đều sẽ nghe được bạn.

Đây là một bí kíp hữu ích để bạn điều chỉnh giọng nói của mình khi giao tiếp với người khác, bất kể họ đang cách xa hay đứng gần bạn.

Trong hầu hết các tình huống giao tiếp, giọng nói của bạn đổng thời phản ánh những cảm xúc và cảm nhận bên trong của bạn. Khi một người quen của bạn giới thiệu bạn với ai đó và nói, “Dot, tôi muốn anh gặp Kenneth”, cách anh ta Điều khiển, tạo sắc thái và sự Rõ ràng trong câu nói đó sẽ ngay lập tức báo cho anh bạn Dot kia biết rằng tâm trạng anh ta đang vui vẻ – hay đau khổ – khi làm công việc giới thiệu này.

Bất kể thông điệp bạn muốn truyền tải đến người nghe là gì, hãy đảm bảo rằng nó được biểu đạt bằng một giọng nói có khả năng Thôi Miên Cảm Xúc khán giả nhờ vào bộ ba ĐSR – Điều khiển, Sắc thái và Rõ ràng.

Một diễn giả nọ trình bày bài diễn thuyết của mình suốt một tiếng đồng hổ bằng một giọng đều đều đến phát chán. Các khán giả ở dưới bắt đầu thấy nản, quay sang nói chuyện to nhỏ vói nhau thay vì lắng nghe vị diễn giả. Tuy vậy, người diễn giả vẫn không nhận ra vấn đề của mình, tiếp tục phần trình bày với cái giọng “trước sau như một”, nghe như tiếng bánh xe lửa rê rê rũ rượi trên một tuyến đường ray dài vô tận.

Để nhắc nhở khán giả phải yên lặng và lắng nghe diễn giả, nhà tổ chức sự kiện ngày hôm đó dùng một chiếc búa của thẩm phán đập rầm rầm trên bàn đến bảy tám lần. Đến lần đập cuối cùng, chiếc cán búa vô tình văng ra và trúng ngay một vị khán giả đang ngồi ở hàng ghế đầu.

Cả khán phòng bỗng im bặt một cách đáng sợ. Nhà tổ chức với gương mặt tái mét đứng lên chuẩn bị xin lỗi.

Trong khi nhà tổ chức vẫn còn đang run rẩy chưa thốt nên lời, vị khán giả bị trúng thương nọ mím môi, lắc đầu và van xin: “Đánh tôi thêm một phát nữa nào Charlie. Tôi vẫn còn nghe rõ lắm!”

Khán giả hoặc người nghe của bạn sẽ không phải rơi vào tình trạng bối rối như thế nếu bạn biết đặt mình vào vị trí của họ – thay vì chỉ chăm chăm nói. Để tăng khả năng Thôi Miên Cảm Xúc cho chất giọng của mình, bạn hãy thường xuyên luyện tập các bài tập liên quan đến Hộp Điều Khiên Giọng Nói mà bạn thích trong số những bài tập tôi đã trình bày ở phần trên. Hãy nhớ áp dụng nguyên tắc ĐSR trong giao tiếp hàng ngày!

Khả năng Thôi Miên Cảm Xúc của BẠN không chỉ liên quan đến những gì bạn nói, mà còn phụ thuộc vào cách bạn nói chúng như thế nào.

Với bộ ba Điều khiên, Sắc thái và Rõ ràng, bạn sẽ dễ dàng thốt ra được những lời nói, ngôn từ, thể hiện được những hành động và biểu cảm cuôn hút, khiến cho khán giả phải hào hứng và không thể rời mắt khỏi bạn!


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.