Tử Huyệt Cảm Xúc

Chương 8: Tống khứ mọi nỗi lo lắng, sợ hãi và muộn phiền của bạn bằng Thuật Thôi Miên Cảm Xúc



Lúc đó là 6 giờ 30 sáng.

Đôi mắt xanh biếc của “Gladys” mở to trong khi cô ngồi dậy tắt chiếc đổng hổ báo thức đang kêu inh ỏi. Tay phải của cô cầm giữ thứ vật dụng vừa hữu ích nhưng cũng vừa phiền toái này trong khi các ngón tay của cô nhấn công tắc cái rụp.

Không gian đã yên lặng trở lại… trừ tiếng chim hót buổi sáng.

Gladys cảm thấy thật tỉnh táo. Cô bật khỏi giường, kéo rèm cửa sổ về phía hai bên để nhìn ra khung cảnh bên ngoài và mỉm cười với ông mặt trời.

Cô vận động cơ thể một chút sau giấc ngủ ngon đêm qua. “Mình nên mặc gì cho ngày hôm nay nhỉ?” cô thơ thẩn. “Phải là một bộ nào đó có màu sắc thật sáng sủa tươi vui – giống như buổi sáng đẹp trời này vậy.”

Một cách nhanh chóng, cô lấy ra Tử tủ quần áo và mặc ngay cho mình một chiếc đầm nylon màu đào. Cô xoay người trước gương hai lần với một điệu bộ duyên dáng, vừa ngân nga vừa nhún nhảy trên đôi giày vải xinh xắn.

7 giờ 20, cô đội một chiếc mũ thủy thủ màu đỏ rực rỡ lên mái tóc vàng nâu bồng bềnh của mình, vừa đội vừa huýt sáo vui tươi. Năm phút sau, cô bước lên một chiếc xe buýt màu xanh lá cây và niềm nở chào bác tài Gus, “Xin chào!”

“Buổi sáng tốt lành, thưa cô!” Gus mỉm cười đáp lại vị khách đầu tiên và duy nhất trên xe buýt lúc này. “Nhưng nó sẽ không tốt lành với tất cả chúng ta. Hôm nay là Thứ Sáu ngày Mười Ba, cô biết chứ?”

Gladys chưng hửng. “Hôm nay? Thứ Sáu ngày Mười Ba?” Khuôn mặt trái xoan xinh đẹp của cô bỗng chốc giãn ra một vẻ hoảng sợ. Mắt cô mở to. Tay trái của cô run rẩy nắm chặt tay vịn của xe buýt trong khi cô bỏ các đồng xu vào hộp thu phí.

“Bác Gus, hãy làm ơn…” cô nài nỉ. “…Chạy chậm, thật cẩn thận!”

Sợ sệt, cô ngồi hàng ghế đầu ngay sau lưng bác tài. Mồ hôi cô tuôn ra như tắm và nhỏ giọt trên trán cô. Đôi môi cô run rẩy lầm bầm.

Khi Gus đang giảm tốc để chuẩn bị rẽ hướng ở một ngã tư phía trước, Gladys nhanh chóng đứng dậy và tiến về phía cửa ra của xe dù xe chưa đến nơi cô cần đến.

“Có chuyện gì vậy, thưa cô?” bác tài vừa hỏi vừa quay vô-lăng. “Cô để quên gì sao?”

“Không, chỉ là tôi vừa sực nhớ ra vài chuyện!” Gladys trả lời với giọng nói khó nghe và vội vàng. “Sáng nay tôi hát hò trước khi ăn sáng và huýt sáo trước khi đi.” Cô thở dài. “Mỗi khi ra khỏi nhà, tôi luôn bước bước đầu tiên bằng chân phải; nhưng sáng nay, tôi lại bưóc chân trái!” Cô bật khóc thút thít. “Hôm nay là Thứ Sáu, ngày Mười Ba. Gus tôi phải quay về nhà thôi. Ngày hôm nay của tôi “đi tong” rồi!

Bạn có phải là người mê tín dị đoan? “Gladys” có phải là một trường hợp quá cực đoan theo quan điểm của bạn? hay câu chuyện tôi vừa kể có khiến bạn liên tưởng đến bản thân mình hay một người quen nào giống như vậy không?

Bạn có lo sợ mỗi khi nhìn thấy mèo đen trong nhà? Bạn có tin vào quy luật “bất quá tam” mà dân gian truyền miệng?

Hàng triệu người trên thế giới này tin dị đoan. Vì mỗi chúng ta là một cá thể khác nhau, nên niềm tin và cách chúng ta mê tín cũng không giống nhau mỗi khi diễn dịch ý nghĩa của một sự vật hay sự việc “bất thường” nào đó.

Mê tín dị đoan là những sự tưởng tượng gắn liền với nỗi sợ.

Tại sao gặp mèo “đen” lại xui, trong khi những chú mèc màu khác thì “không sao”? Ngay từ thời cổ đại, màu đen đã được con người so sánh gắn liền vói bóng đêm và những điều bí ẩn mà họ không giải thích được. Còn vì sao đó là mèo chứ không phải một con gì khác, điều này bắt nguổn Tử những bài hát ru và những câu chuyện cố tích về phù thủy Tử thuở xưa. Và thế là, cũng giống như những ký ức khác lớn lên theo năm tháng cùng với những trải nghiệm sống của chúng ta, “những chú mèo đen” tượng trưng cho sự xui rủi trong tâm trí mỗi chúng ta cũng lớn lên theo!

Dù độc ác đến đâu, các nhân vật phù thủy luôn có chỗ đứng vững chắc trong văn chương kịch nghệ – và nhân vật phản diện khiến cho công chúng chú ý và theo dõi không thua gì vai chính diện. Ngay cảWilliam Shakespeare cũng phải có vài nhân vật phù thủy xuất hiện trong các tác phẩm của mình.

Còn nỗi sợ “bất quá tam” cũng xuất hiện Tử lâu, nhưng nó được gieo rắc và trở nên phổ biến kể Tử chiến dịch quảng cáo của một nhà sản xuất diêm vói mục đích muốn chúng ta dùng nhiều diêm hơn.

Cô nàng Giadys đã thể hiện sự mê tín dị đoan đến cực độ khi phản ứng một cách hoảng loạn trước tin ngày hôm đó là Thứ Sáu ngày Mười Ba.

Nhân tố gây sợ hãi ở đây không phải Ịà Thứ Sáu mà là con số “Mười Ba”! Kể cả cho đến ngày nay, nhiều tòa cao ốc ở New York cũng như các thành phố khác không có tầng mười ba. Ngay cả những người thuê nhà hay thuê phòng cũng không dám đặt phòng có chứa mười ba trong số phòng đó.

Nhiều máy bay của các hãng hàng không không có hàng ghế thứ mười ba trong đó.

Các nhà tâm thần học ở Trung tâm Y khoa New York Từng làm một nghiên cứu về “Nỗi Sợ số 13”. Ngay trong tòa nhà cao tầng nơi họ làm việc cũng không có tầng thứ 13. Mà thay vào đó, tầng nằm giữa tầng 12 và 14 được đặt tên là “Tầng P”

Rốt cuộc, mười ba là gì? Đơn giản chỉ là một con số!

Một ông chủ nhà hàng ở Luân Đôn lại khẳng định mười ba là con số may mắn nhất của ông. Nhờ con số này mà ông trúng giải độc đăc xổ số Vương Quốc Anh với trị giá giải thưởng lên đến 392.000$. Ông kể rằng: “Số nhà tôi là mười ba. Tôi mua vé số vào Thứ Sáu ngày Mười Ba – và nó thuộc dãy vé thứ mười ba lúc tôi mua. Thế là tôi trúng giải!”

Chính sự khao khát may mắn đã lôi kéo hàng triệu người bỏ hàng đống tiền mua những vật dụng cầu may như bùa hộ mệnh và chân thỏ, bất chấp sự thật rằng có một con vật phải xui xẻo mất mạng để có bùa cho họ mua: con thỏ!

Bạn lo sợ vì mình vừa làm vỡ gương? Bạn lo lắng về “đại hạn” sau mỗi chu kỳ bảy năm? Không! Không đâu! Hàng nghìn người sẽ thề với bạn rằng BẢY là một con số vô cùng may mắn. Chẳng phải ngẫu nhiên mà mấy tay chia bài ở sòng bạc thường nói rằng: “Chơi nào anh bạn số bảy may mắn”

Bạn có cho rằng hành động mở ô trong nhà hay trong cơ quan là xui? Tôi không biết, nhưng tất cả các chuyên gia về ô sẽ bảo đảm với bạn rằng đó là cách tốt nhất để làm khô chiếc ô và sử dụng nó được lâu hơn!

Bạn có tin vào các bà đồng hay thầy bói? Theo một thống kê gần đây, người Mỹ bỏ ra hơn 150.000.000$ mỗi năm cho các dịch vụ bói toán, dự đoán tương lai, xem chỉ tay, bói bài, chiêm tinh, tử vi… Họ thậm chí chi tiền mạnh tay để mua hàng đống tượng phong thủy về nhà để cầu may.

Nào là sách bói mộng, thần dược tình yêu, muối hộ mệnh để rắc lên người mỗi khi đidưới gầm thang cứu hộ đểgiải xui…

Chừng nào con người còn tin vào vận may, chừng đó hàng hà sa số những tín điều không có cơ sở khoa học này vẫn luôn tồn tại và tiếp tục tổn tại, và vì vận may gắn liền với Bộ Tứ Tử Huyệt Cảm Xúc cố hữu trong mỗi con người.

Cũng do mỗi người chúng ta sở hữu cấu trúc và mô thức cảm xúckhác nhau, nên hầu như người nào cũng có vài sự mê tín của riêng mình.

Một cô nàng Vị Danh mà tôi biết luôn đảm bảo rằng ở bất cứ tòa nhà nào cô đến, cô cũng phải đi vào và đi ra bằng đúng một cửa! Nếu bữa nào có lỡ khinh suất ra vào khác cửa, cô sẽ lo lắng đến mất ăn mất ngủ, trừ phi có một thứ gì khác đủ sức khiến cô phân tâm để không còn nghĩ ngợi về sự khinh suất đó nữa. Thứ đó có thể là một sự hấp dẫn giới tính, một lời hứa tương lai, một sự vật mới mẻ nào đó, một người mới quen đặc biệt hay một Trải Nghiệm Mới cô chưa Từng có!

Mê tín dị đoan cũng có mặt tích cực và mang lại niềm vui nếu bạn nhìn nhận nó một cách nhẹ nhàng và thoải mái. Bằng không, nó sẽ khiến bạn suốt ngày âu lo, bực dọc. Nó sẽ kiểm soát và làm bó hẹp tâm trí bạn, gây ra nhiều mâu thuẫn và xung đột.

Việc một tấm biển quảng cáo vô tình rơi xuống và suýt trúng đầu bạn ngay trong ngày đầu tiên bạn mặc chiếc áo khoác nâu mới mua chẳng có điều gì bí ẩn đằng sau nó cả.

Vậy mà nhiềungười trong chúng ta khi gặp chuyện tương tự sẽ liên tưởng đến những điềm báo xui rủi, âu lo và bực dọc một cách vô duyên vô cớ mỗi khi ra đường mà quên mặc cái áo nâu may mắn đó!

Hãy nhìn thẳng vào những cảm xúc của chính mình! Đối mặt với Bộ Tứ Tử Huyệt trong tâm hồn bạn. Hãy hiểu rõ những thành phần đã làm nên chúng, đế Từ đó bạn có thể dễ dàng nhận diện chúng mỗi khi gặp chuyện. Làm được như thế bạn sẽ hiểu được chính mình – cũng như dự đoán được những phản ứng của người khác đối với những hành vi và ngôn từ của mình!

Những nỗi sợ của chúng ta được bao bọc bởi rất nhiều những lớp ngụy trang khác nhau, mà mê tín dị đoan chỉ là vài lớp trong số đó.

Bạn sợ cái gì, ra làm sao mà bạn lại sợ những thứ đó…. là những điều mà người khác khó lòng hiểu hay đọc được Tử bạn nếu bạn không nói.

Họ không thể cảm nhận được rằng bạn đang lạnh sống lưng… rằng môi bạn đang đơ cứng… rằng mắt bạn đang chớp bất thường… rằng thần kinh bạn đang hỗn loạn… rằng tim bạn đang đập thình thịch như muốn nhảy ra ngoài… rằng cảm giác lo sợ cho sự an toàn bản thân đang kêu réo trong bạn… rằng bạn đang cố tình né tránh những con người, những tình huống hay nơi chốn khiến mình sợ hãi.

Chúng ta thường có phản ứng sợ hãi khi nào? Đó là khi có ai đó dí súng sau gáy bạn rồi nói: “Giơ tay lên. Cướp đây!”; là khi bạn phải đi bộ băng qua một khu rừng có thú vật dưới màn đêm tối om chỉ có những đốm sáng lập lòe; là khi bạn sợ đến cứng người hoặc la thất thanh hết ba hồn bảy vía vì đang ngồi trên chiếc tàu lượn cao tốc di chuyển ở vận tốc 112km/h.

Những nỗi sợ của con người đều mang tính cá nhân.

Chúng luôn tồn tại âm ỉ trong tâm trí chúng ta dưới dạng những nỗi âu lo thường trực được định hướng bởi mô thức cảm xúc cá nhân của mỗi người. Tính cá nhân này lại được quy định bởi những yếu tố kích hoạt riêng biệt cấu thành Bộ Tứ Tử Huyệt Cảm Xúc trong lòng chúng ta.

Những nỗi sợ chủ đạo của chúng ta bao gồm những thái độ và cảm xúc không quan trọng với người khác, nhưng lại vô cùng quan trọng với bản thân chúng ta. Chúng là một phần của cảm xúc cũng nhưtính cách chúng ta.

Đôi khi chỉ những nỗi sợ rất đơn giản và phố biến như cách chúng ta sợ ướt khi trời mưa cũng có thế cho thấy sự khác biệt giữa người này với người kia.

Vài người trong chúng ta sợ mưa vì không thích vẻ ngoài bị lấm lem ướt nhẹp; một số khác không thích trời mưa vì sợ bị cảm hay viêm phổi; lại có những người chỉ đơn giản là không thích bị bẩn quần áo để rồi tốn công giặt giũ, phơi khô hoặc tốn tiền đi khám bệnh vì bị cảm; cũng có những người ghét trời mưa vì tại mưa mà họ không thể về nhà sớm hoặc đi bù khú với bạn bè.

Cá biệt hơn, có những người sợ mưa vì không muốn trời mưa làm hỏng chiếc mũ hàng hiệu giúp họ cảm thấy tự tin, xinh đẹp hoặc bảnh bao khi ra đường.

Sợ hãi là một cảm xúc quan trọng của con người.

Nỗi sợ dễ dàng xâm chiếm tâm trí chúng ta và thừa sức dắt mũi chúng ta đi xa nghìn dặm.

Một anh chàng nhút nhát nọ đi dự tiệc. Anh mất mấy phút dài lấy hết can đảm mới có thể ngỏ lời giới thiệu bản thân mình vói một cô nàng nhỏ nhắn mặc một chiếc đầm đen vàng rất nổi.

Anh nhận xét một cách ngập ngừng: “Xin lỗi, tôi thấy mặt cô trông quen lắm, như đã từng gặp đâu đó rồi?” Cô ấy đáp lại một cách tỉnh rụi: “Chắc chắn là không. Mặt tôi vẫn luôn ở đây, nằm giữa hai tai tôi.”

Anh chàng nọ ngượng chín mặt.

Câu trả lời không thể lường trước của cô nàng đánh sập sự tự tin của anh.

Không thể nói được gì nữa, anh trốn biệt.

Anh kể lể nỗi niềm vói gia chủ và gọi cô gái kia một cách tức tối là “trái cà chua xấc xược trong bộ đầm vàng đen!”

Nếu Danh Tiếng là tử huyệt chủ đạo của anh chàng nhút nhát đó, hẳn là anh ta sẽ cảm thấy tổn thương ghê gớm khi bị làm mất mặt trước chỗ đông người như thế. Anh ta sẽ mất một thời gian dài để có thể nói chuyện bình thường trở lại với người khác giới, và khoảng thời gian đó có thế kéo dài vài tháng, thậm chí vài năm. Một nỗi sợ đã được khoét sâu trong tính cách của anh – nỗi sợ người khác phản ứng với những lời nói và hành động của mình.

Nỗi sợ của chúng ta ít nhiều được phản ánh trong cách chúng ta giao tiếp với người khác thông qua những biểu hiện cụ thể.

Chẳng hạn, hầu như bậc cha mẹ nào cũng lo lắng cho con cái, Tử chuyện ăn học của chúng, sự nghiệp tương lai, tình trạng sức khỏe cho đến các mối quan hệ bạn bè của con mình, kiểu như: “Con bé nhà mình càng lúc càng muốn làm “bà cô độc thân” thì phải?” “Tại sao đến giờ nó vẫn chưa có một thằng bạn trai nào cho ra hổn? Hai tám tuổi rồi mà không hề hẹn hò bất kỳ ai suốt một năm trời?”

Các cặp vợ chồng thì luôn lo sợ mấy vấn đề muôn thuở như tình cảm nguội lạnh, cảm xúc chai sạn, các vấn đề tuổi tác, khả năng tài chính, bệnh tật và chuyện chi tiêu trong nhà. Những chuyện bực tức hay mâu thuẫn hàng ngày của đôi lứa đều xuất phát từ những vấn đề trong gia đình, công ty hoặc bà con xóm giềng, Tử những nhu cầu tình dục không được thỏa mãn, tình trạng bất lực, vô sinh cho đến những chuyện chướng tai gai mắt, phiền toái, thái độ lạnh nhạt hoặc nuối tiếc.

Ngoài ra, họ còn có những nỗi lo sợ thường trực khác như sợ mất việc… có thai ngoài ý muốn… chiến tranh… nỗi đau mất người thân… bệnh tật hoặc chấn thương… bị người khác bôi nhọ hoặc bêu xấu… cướp giật… mất tiền… đầu tư nhầm chỗ… và tù tội…

Nỗi sợ những sự cố ngoài ý muốn đó ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của chúng ta.

Ấy vậy mà, nhiều người trong chúng ta không bỏ được cái tật “lo bò trắng răng” mỗi khi lặp lại một thói quen mình không còn thích… khó chịu mỗi khi không có đủ tiền mua những thứ mình thích… bực bội mỗi khi người khác xì xầm về mình, về bạn bè hay quần áo của mình… mỗi khi bị ép buộc phải gặp những người hoặc đối mặt với những hoàn cảnh không mong muốn… mỗi khi bị buộc phải sáng tạo ra một thứ gì đó mới mẻ… cảm thấy khó ở khi người khác chấp nhận một lời mời mà mình không thích… căng thẳng khi đứng trước đám đông.

“Gì cơ, có bức điện tín cho chúng tôi à? Nhưng… chúng tôi không mong nhận điện tín vào ỉúc này. Chúa ơi, tôi hy vọng không có chuyện gì xảy ra với thằng Jim nhà tôi”… “Chắc là có chuyện chẳng lành rồi. Trễ tiệc ba tiếng đồng hồ rồi mà Mildred vẫn chưa đến!”… Hoặc “Điện thoại gì mà reng lúc 3 giờ sáng kia chứ. Chắc là có việc gì không ổn rồi”

Chính những nhu cầu cảm xúc đã phát sinh ra nỗi sợ!

Chúng ta sợ rằng người khác sẽ nói xấu sau lưng mình khi mình vắng mặt… sợ bị bố mẹ, cấp trên, bạn bè hay vợ/chồng trách mắng… sợ rằng tác phẩm của mìnhsẽ bị chê bai… sợ người khác nhìn thấy mìnhgià so với tuổi… sợ bị người ta lừa… sợ phải đụng tay đụng chân vào mấy công chuyện nhà lắt nhắt nhưng mất thì giờ… sợ những bài kiểm tra bất thình lình… sợ lỡ duyên… sợ vọp bẻ… sợ phải về nhà nhìn thấy vợ hoặcchồng mình không vui.

Những nỗi sợ… sợ… và sợ lấn át tâm trí, làm rối rắm suy nghĩ và lu mờ lý trí của chúng ta.

Ba Nguyên Tắc Then Chốt để luôn Lạc Quan và Hạnh Phúc

Trừ những trường hợp thực sự hiểm nguy và khẩn cấp, trên đời này thực chất chẳng có thứ gì đáng phải sợ. Đó chỉ là những dự đoán mơ hồ trong Bộ Tứ Tử Huyệt Cảm Xúc do chính chúng ta tự suy diễn ra mỗi khi gặp phải những hoàn cảnh hoặc tình huống nhất định.

Sao lại phải sợ? Sao lại trông đợi nỗi sợ như thế? Bất hạnh không tự đến với chúng ta, trừ phi chính chúng ta mở cửa mời nó vào nhà, và chính nó là nguồn cơn của mọi khổ đau, bệnh tật, sai lầm và thất bại.

Bỏ hết những nỗi sợ sau lưng mình, rồi bạn sẽ thấy chúng vô duyên và ngớ ngẩn đến chừng nào!

Với Thuật Thôi Miên Cảm Xúc, bạn sẽ tống khứ được mọi nỗi sợ hãi, lo âu và phiền muộn, bằng cách tuân thủ Ba Nguyên Tắc Then Chốt sau:

1. Nhận diện nỗi sợ trên cơ sở Bộ Tứ Tử Huyệt Cảm Xúc của bản thân

Hãy cô lập những nỗi sợ này và phân tích xem vì sao bạn sợ cũng như chúng gây khó khăn gì cho bạn!

Những nỗi sợ đó liên quan đến điều gì: sức khỏe, thương tật, hay vấn đề hưởng thụ, xích mích giữa cha mẹ và con cái, nhu cầu tình dục không được đáp ứng; hay sợ mất tự do, sợ chết hay những vấn đề tôn giáo và những cơ sự khác liên quan đến từ Huyệt Bản Thân?

Những nỗi sợ hay muộn phiền đó có phải là những thiệt hại về mặt vật chất như: mất tiền mất bạc, bị giảm lương, quyền sở hữu bị xâm phạm, sự tiêu tốn tài sản, phung phí, hay những lo toan khác liên quan đến từ Huyệt Tiền Bạc?

Nỗi sợ của bạn có thuộc phạm trù Tử Huyệt Tình Yêu, như: “cảm nắng” một ai đó nhưng không được đáp lại, khao khát lập gia đình, một lời ước hẹn? hay nó có liên quan đến sự nhàm chán, những thói quen vô vị lặp đi lặp lại hàng ngày, hoặc khao khát được chu du đó đây để tìm kiếm Trải Nghiệm Mới, hay còn vấn đề nào khác khiến bạn cứ mãi suy nghĩ vẩn vơ?

Đó có phải là một nỗi sợ gắn liền với Danh Tiếng hay danh dự sự công nhận hay nổi tiếng; hay nhu cầu được nở mày nở mặt hoặc khẳng định bản thân với mọi người?

Đó có phải là một nỗi sợ liên quan đến một tín điều thuộc Bộ Tứ Tử Huyệt, chẳng hạn như: “Uống một cốc cà phê mà không uống hết bọt trong đó thì sẽ mất tiền?” hoặc “đi bộ dưới gầm thang cứu hộ là điềm báo xui xẻo?” hoặc “nếu ai không chụp được bó bông do cô dâu ném lên trong đám cưới, người đó sẽ ế suốt đời?”

Trên đây là vài gợi ý giúp bạn nhận diện nỗi sợ của mình. Đây cũng là bước đầu tiên quan trọng giúp bạn hiểu được những cảm giác sợ hãi của bản thân. Và hãy nhớ: Điều đáng sợ duy nhất trên đời là khi chúng ta không hiểu mình sợ gì và sao lại sợ!

Hãy truy ra nguyên nhân vì sao bạn sợ những điều ấy trên cơ sở những cảm xúc của chính bạn. Bạn không bao giờ có thể hiểu được chính mình trừ phi nhìn thấu được Bộ Tứ Tử Huyệt Cảm Xúc của bản thân!

Dù nỗi sợ hay nỗi lo đó là gì đi nữa, hãy nhận diện chúng, thật nhanh, và chuyển đến bước kế tiếp sau đây!

2. Tập trung vào việc khác

Hãy tập trung những cảm xúc của mình cho những việc quan trọng hơn thay vì nỗi sợ!

Hãy đảm bảo rằng mỗi ngày bạn hoàn tất được những công việc của mình. Nếu bạn chưa quen với việc này, hãy lên danh sách những mục tiêu cần hoàn thành cho Từng ngày. Còn nếu bạn vốn đã có thói quen này, hãy thay đổi và làm mới danh sách của mình – chỉ cần một chút xíu thay đổi là đủ.

Mục đích của sự thay đổi này là để tạo ra những Trải Nghiệm Mới, cơ hội đế gặp gỡ những người bạn mới, những ý tưởng mới, học hỏi những kỹ năng mới có khả năng kích thích trí tưởng tượng tích cực của bạn. Nếu bạn có những sở thích hoặc thú vui lành mạnh như nặn tượng, làm đồ handmade hay vẽ tranh, hãy duy trì chúng mỗi ngày. Nếu sở thích hàng ngày của bạn là nấu ăn hay làm bánh, hãy thử một phương pháp làm bánh mới hoặc sáng tạo ra một công thức nấu ăn mới chẳng hạn.

Hãy tìm đến những nơi chốn mới bạn chưa Từng đến, những trò chơi mới bạn muốn thử nhưng chưa có dịp, những cách làm mới với những thói quen cũ. Hãy làm mới ngoại hình của mình, thử một kiểu tóc lạ, hoặc phối đổ với những màu sắc táo bạo mà mình chưa bao giờ dám thử. Khi bạn đi làm hay đi học, hãy đổi những con đường đi khác thay vì cứ đi theo lối cũ.

Hãy đọc sách nhiều hơn! Thỏa mãn trí tò mò của bản thân với những chủ đề bạn yêu thích nhưng chưa có thời gian tìm hiểu.

Chẳng hạn, nếu bạn yêu những chú cún, hãy tìm đọc những cuốn sách nói về những giống chó khác nhau mà bạn chưa biết, nguồn gốc xuất xứ cũng như những đặc điểm của chúng. Tìm hiểu những chương trình truyền hình hoặc những sự kiện nói về những chú cún bạn yêu và sắp xếp thời gian đón xem những chương trình đó.

Hoặc nếu bạn quan tâm đến môn võ judo (nhu đạo) Tử lâu nhưng chưa có dịp tìm hiểu, đây chính là lúc bạn nênlàm điều mình thích.Làm sao mà môn võ này có thể giúp một người phụ nữ nhỏ nhắn hay một ngườiđàn ông không có vũ trang quật ngã được những gã bất lương to con gấp đôi mình? Judo là một môn võ thiên về tấn công hay phòng thủ?Hãy tìm đọc những cuốn sách về judo. Xem những chương trình truyền hình nói về nó. Đặt ra những câu hỏi giúp bạn hiểu hơn về nó. Và cách hay nhất chính là đăng ký một lớp học judo để được trực tiếp khám phá môn võ mình yêu thích.

Khi bạn tập trung đầu óc và cảm xúc của mình vào những việc khác như trên, bạn sẽ chẳng còn thời gian rảnh hay khoảng trống tâm trí cho những cảm giác lo sợ vẩn vơ tung hoành nữa!

3. “Xoay ngược” cảm xúc của mình

Cả Bộ Tứ Tử Huyệt Cảm Xúc gồm Bản Thân, Tiền Bạc, Tình Yêu và Danh Tiếng đều có đủ hai mặt đối lập – khao khát và nỗi sợ. Chúng chính là động lực cảm xúc của con người trong mọi việc.

Một khi bạn nhận diện và hiểu được bản chất những nỗi sợ của mình, bạn sẽ ngộ ra rằng chẳng có gì đáng đế lohay sợ. Và khi bạnđã tập trung được toàn bộ sự quan tâm của mình vào những việc khác ngoài nỗi sợ, thì những nỗi sợ và lo lắng này cũng sẽ dần biến mất khỏi tâm trí bạn.

Đó là hai bước đầu tiên. Giờ là bước thứ ba, không bắt buộc, nhưng vô cùng linh nghiệm.

Loại bỏ hẳn nỗi sợ bằng cách “xoay ngược” cảm xúc của bạn, tức thay thế nỗi sợ bằng một khát khao tích cực của cùng một Tử Huyệt Cảm Xúc. Bước số 3 này giống như chiến thuật “lật ngược thế cờ” để chuyển bại thành thắng trên chiến trường. Ví dụ, nếu bạn sợ mất tiền – một nỗi sợ thuộc phạm trù Tiền Bạc, hãy vạch ra cho mình ước mơ, mục tiêu và kế hoạch hành động để kiếm ra nhiều tiền hơn!

Một anh bạn tên W. đã thành công trong việc loại bỏ nỗi sợ mất tiền nhờ vào chiến lược này.

W. sở hữu và quản lý một tòa chung cư kiêm mặt bằng kinh doanh ở tầng trệt. Đây là nguổn thu nhập chính và duy nhất của anh. Suốt nhiều tháng trời, anh rơi vào tình trạng bội chi bởi chi phí vận hành tòa nhà cao hơn so với lợi nhuận thu được, và thế là anh trở nên lo lắng đến mức gắt gỏng với bất kỳ ai.

Từng ngày trôi qua, anh bị ám ảnh bởi viễn cảnh tiền bạc của mình lần lượt đội nón ra đi.

Suốt một thời gian dài anh lo lắng, nghĩ suy và hay bàn bạc vấn đề tài chính với vợ và hai đứa con nhỏ. Dần dà, họ cũng trở nên lo lắng, bi quan và cáu kỉnh giống anh.

Đến khi nỗi lo sợ mất Tiền Bạc vượt ngưỡng chịu đựng của W., một người quen của anh và cũng là học viên của tôi đã chia sẻ cho tôi nghe trường hợp của anh. Cậu học viên đã miêu tả nỗi lo mất tiền củaW. với tư cách là “… một vấn đề về giao tiếp có thể được giải quyết bằng Thuật Thôi Miên Cảm Xúc!”

Chính bản thân W. cũng nhận diện được nỗi sợ của mình. Chúng tôi đã bày cho anh nhiều cách để không phải chú tâm vào nỗi lo sợ và định hướng sự quan tâm của anh sang những việc khác quan trọng hơn. Cuối cùng, W. đồng ý là sẽ tập trung vào việc làm sao để có thêm thu nhập – thay vì cứ lay lắt với nỗi lo mất tiền.

W. tìm đến một công ty chuyên quản lý bất động sản có uy tín. Yêu cầu đặt ra là, nếu họ có thể giúp anh thay đổi và đảm bảo việc quản lý tòa nhà của anh sao cho mỗi tháng đều có lợi nhuận, anh sẽ gia hạn hợp đồng với họ và sẽ có thưởng dựa trên mức lợi nhuận thu được.

Công ty nọ làm một bản báo cáo phân tích cho W. hiểu tình hình kinh doanh hiện tại của anh và đề xuất vài sự thay đổi về mặt thủ tục và giám sát nhân viên. Với sự quản lý của doanh nghiệp được W. thuê Tử bên ngoài này, các bất động sản của anh đã tạo ra nhiều thu nhập thụ động hơn hẳn so với thời anh còn tự mình quản lý.

Bạn đã thấy đấy, chỉ nhờ “xoay ngược” cảm xúc của mình Tử nỗi sợ mất tiền thành khát khao kiếm thêm tiền, Tử sự bi quan sang những hành động và thái độ tích cực, W. không chỉ giải quyết được vấn đề tiền nong của mình mà còn loại bỏ được những cảm xúc tiêu cực đang gặm nhấm tâm trí của anh và của những người thân xung quanh!

Nguyên tắc “xoay ngược” cảm xúc này có thể được áp dụng trong mọi nỗi sợ hãi, lo toan và những sự bực dọc khác.

Bạn đang có một nỗi lo sợ liên quan đến Tình Yêu, như sợ ế chẳng hạn? Thế thì hãy chuyển hóa nó thành khao khát tìm kiếm tình yêu tích cực.

Hãy hiện thực hóa khát khao của bạn bằng cách đọc hết các chương sách nói về Tử Huyệt Tình Yêu, nghệ thuật đặt câu hỏi Thôi Miên Cảm Xúc và những chương khác có thể giúp ích cho bạn!

Bạn nản lòng vì bị Tử chối? Thế thì hãy tìm kiếm điều ngược lại, tức sự đồng ý.

Edmund Burke Từng nói rằng: “Sự nhượng bộ rút lui không có nghĩa là đầu hàng hay thua cuộc”. Chỉ cần nói được lời Thôi Miên Cảm Xúc đúng tử huyệt, bạn có thể dễ dàng tiếp tục theo đuổi người mình thích mà không phải bỏ cuộc!

Bạn lo lắng về sức khỏe Bản Thân mình? Thế thì hãy đứng lên hành động để có một sức khỏe tốt hơn.

Đừng tiếc thời gian đi khám sức khỏe, khám răng và khám mắt định kỳ. Tiếp thu những lời khuyên Tử các chuyên gia sức khỏe. Tuân thủ những chế độ ăn uống cần thiết và thường xuyên tập thể dục để có một sức khỏe tốt hơn. Ngoài ra, việc luyện tập Thuật Thôi Miên Cảm Xúc trong giao tiếp và hành động của bản thân cũng là một cách vô cùng hiệu quả giúp bạn làm chủ cảm xúc và cải thiện sức khỏe tinh thần!

Trên đây là một trong muôn vàn cách hay để bạn “xoay ngược” cảm xúc thành công!

Bạn có một nỗi sợ kinh niên về danh dự và sĩ diện?

Hãy biến Tử Huyệt Danh Tiếng của mình thành một thế mạnh, một động lực để có được danh tiếng như mong muốn!

Nhiều cá nhân xuất chúng đã làm được điểu này, và chắc chắn bạn luôn có thế làm cho mọi người lắng nghe và ngưỡng mộ mình.

Hãy “xoay ngược” cảm xúc của mình mỗi khi bạn có cảm giác tồi tệ hoặc tiêu cực!

Một khi bạn làm được điều đó như một thói quen, bạn cũng đang đồng thời trau dổi cho mình một sự tự tin và nguồn năng lượng tích cực đế có thế chiếm thế thượng phong trong mọi cuộc giao tiếp với bất kỳ đối tượng nào.

Bất kể bạn là ai hay làm gì, Thuật Thôi Miên Cảm Xúc cung cấp cho bạn những hiểu biết và kỹ năng hành động giúp bạn vượt qua gần như mọi vấn đề cá nhân trong cuộc sống.

Hạnh phúc chính là chiếc chìa khóa giúp bạn có được một sức khỏe tốt, phong thái tự tin và sự thành đạt trong cuộc sống. Chỉ khi bạn loại bỏ được mọi nỗi sợ hãi, lo âu và phiền muộn ra khỏi con người mình, thì hạnh phúc mới có thể đến để lấp đầy trái tim và khối óc bạn. Thuật Thôi Miên Cảm Xúc sẽ giúp bạn làm được điều kỳ diệu đó!

Những vấn đề “trời ơi đất hỡi” của Cảm Xúc

Thời nay, cuộc sống hối hả bận rộn khiến con người ở mọi lứa tuổi chịu sự chi phối của những vấn đề xúc cảm lắt nhắt nhiều hơn bao giờ hết

Căng thẳng thần kinh… lo lắng… mâu thuẫn… xung đột… sợ hãi… khó chịu và đủ loại bực tức trên đời đang Từng ngày đe dọa cuộc sống chúng ta, gây ra bao chuyện không vui, bất hạnh, hao mòn sức khỏe, thu nhập sa sút, giảm năng suất lao động và kém tự tin.

Một nữ người mẫu có một con với chồng trước vừa trúng tiếng sét ái tình với một người đàn ông mới. Người này nói với cô rằng anh ta “muốn sống bên cô, nhưng không thích đứa trẻ!” Điều này khiến cô phán rằng đứa trẻ là một của nợ, là vật cản khiến cô không thể tái hôn. Thế là tình mẫu tử của cô chuyển hóa thành một sự căm ghét toàn diện dành cho đứa con mới năm tuổi đang phải sống trong một tuổi thơ mà nước mắt nhiều hơn giấc ngủ và nụ cười.

Một kỹ sư nọ cho rằng viên quản lý đang “đì” mình. Bị ám ảnh bởi suy nghĩ đó, anh ta trở nên dễ căng thẳng, dễ cáu gắt với vợ và sẵn sàng tát vào mặt con cái nếu chúng nói điều gì không phải. Nếu cả nhà imlặng không nói gì, anh ta cũng bực mình gắt gỏng; còn những khi tranh cãi,anh ta trở nên nhạy cảm và dễ mấtbình tĩnh hơn baogiờ hết.Trước một anh chồng kinh khủng như vậy, cô vợ không muốn ngủ với anh, và thế là anh ta đánh vợ. Anh ta giải quyết những cảm xúc tiêu cực trong lòng mình bằng cách trút giận lên những người thân yêu xung quanh mình.Kết quả là, tất cả mọi người trong gia đình đều cảm thấy bất hạnh và bị tổn thương nặng nề về mặt tính thần, còn anh ta thì sắp mất việc!

Một ông giám đổc điều hành nọ thì ghét cay ghét đắng cái tính chua ngoa, thích làm phiền và cái thói độc mồm độc miệng của vợ mình. Thế là mỗỉ sáng, ông mang nỗi bực dọc ấy vào cơ quan; điều này khiến ông thường xuyên thiếu tỉnh táo và phạm nhiều sai sót trong công việc. Cứ một tiếng trước giờ tan sở, ông lại tưởng tượng ra cái cảm giác dị ứng khó chịu mỗi khi về nhà thấy mặt vợ. Ông ta quá lo lắng cho vấn đề cá nhân của mình đến nỗi phung phí thời gian trên công ty chỉ để tìm cớ không phải về nhà. Vì truyền thông gia đình cũng như vì ông là người theo đạo, ông không dược phép ly dị; về mặt cá nhân, ông không muốn gây bạo lực với ai. Và thế là sự khó chịu tiêu cực của ông cứ tích lũy và lớn dần Tử ngày này qua ngày khác.

Những cảm xúc bị đè nén tưởng chừng nhỏ nhặt đó lại chính là nguồn cơn của chứng căng thẳng thần kinh và nhiều bệnh tật về thể xác; là nguyên nhân khiến cho con người không thể “đội trời chung” với nhau, gây ra tình trạng căng thẳng và luân chuyển nhân sự trong các cơ quan; là nguồn gốc của mâu thuẫn gia đình, ngoại tình, khó khăn tài chính, những sự thất vọng, buồn chán, vấn nạn tự tử, tội ác và cả tình trạng sợ lập gia đình của nhiều người trẻ ngày nay.

Một vị doanh nhân nọ có một cô vợ vừa đẹp vừa giàu và một nữ thư ký vừa nghèo vừa không xinh. Vợ ông lại thuộc mẫu người ham vui, thích ra ngoài đường giao tiếp xã hội hơn là ở nhà chăm lo việc gia đình và hâm nóng tình yêu với chồng. Ông chồng nhận được nhiều sự quan tâm, chăm sóc và thấu hiểu Tử cô thư ký hơn là vợ. Thế là ông đâm đơn ly dị. Người vợ bị sốc và tức giận đến run bần bật. Khuôn mặt cô ấy trông như đơ cứng trước tin dữ. Tưởng gì, lý do cô vợ tức giận cũng không tử tế là mấy:”Người ngoài sẽ nhìn tôi như thế nào nếu họ biết anh bỏ tôi?”

Một ngườiphụ nữ xinh đẹp đáng yêu dù đã ngoài ba mươi nhưng vẫn phòngkhông bóng chiếc. Lý do: Cả cô ấy lẫn ba mẹ mình đều quá “kén cá chọn canh” về nghề nghiệp của những chàng trai theo đuổi cô. Một ngày nọ, cô gặp một người đàn ông và cảm mến ông ta ngay sau khi nghe ông ta giới thiệu rằng mình là bác sĩ có thâm niên trong một bệnh viện lớn của thành phố. Còn gì tuyệt vời hơn một ông chồng làm nghề y, thế là cô hẹn hò với ông ta ngay lập tức; họ trở thành người yêu và tính luôn đến chuyện hôn nhân. Mặc dù ông ta có một tật nhỏ là hay trễ hẹn, mỗi lần như thế ông ta lại rót mật vào tai cô bằng những lời lẽ như “Một khi chúng ta cưới nhau rồi, em sẽ trở thành phu nhân bác sĩ!” Trong bữa tối nọ, ông ta trễ hẹn đến hai tiếng. Cô nàng gọi điện cho bệnh viện thành phố để tìm gặp ông ta. Đầu dây bên kia trả lời rằng ở bệnh viện không có bác sĩ nào tên đó cả. Chuyện đổ bể. Cô tìm hiểu thêm thì khám phá ra là gã đó chẳng những không phải là bác sĩ, mà gã đã là một người cha với ba mặt con. Tử cú sốc đó trở đi, cô nàng trở nên lầm lì, ít nói, và không dám tin bất kỳ người đàn ông nào nữa!

Anh chàng J. làm việc cho một công ty nọ hơn mười năm. Với thâm niên như thế anh chắc chắn rằng mình sẽ sớm được cất nhắc lên vị trí quản lý. Với niềm tin vững chắc đó, anh sống như thể mình đã được thăng chức với mức lương cao hơn, và anh bắt đầu thói quen chi xài hoang phí hơn trước. Rốt cuộc, gánh nặng tài chính đổ lên vai anh khi vị trí quản lý mà anh mơ ước suốt mười năm được cấp trên giao cho một người khác ngoài công ty. Tức tối, anh bắt đầu làm giả sổ sách kế toán để bòn rút tiền công ty. Thực hiện âm mưu thành công được một tháng, anh cảm giác rằng người quản lý mới đang nghi ngờ mình. Mỗi ngày trôi qua là hai bốn giờ anh sống trong lo âu sợ hãi. Cuộc sống của anh Từ đó chẳng khác gì địa ngục. Ba lần anh định tự tử bằng cách nhảy xuống đường ray tàu điện ngầm để bị tông, nhưng đến phút cuối lại không dám làm!

Khi một người mang nặng trong lòng mình một vấn đề cảm xúc nào đó chưa được giải quyết, tâm trí họ hoàn toàn bận rộn và mất tập trung. Sự mất tập trung này có thể dẫn đến những tình huống khó xử, sai sót hoặc tai nạn nguy hiểm trong công việc, ở nhà, trong khi ăn uống, khi đi bộ hay lái xe.

Cậu bé nọ đến tuổi dậy thì. Bố cậu ta bận đến nỗi không có thời gian ở bên con cái, chẳng quan tâm con mình làm gì và nó chơi với những ai. Buồn, cậu bé trở nên lêu lổng, không làm bài tập ở trường và viện đủ lý do để đi chơi. Đến khi nghe tin con trai mình bị cảnh sát bắt giam vì gia nhập một băng nhóm tội phạm thành niên, ông bố chết lặng. Chỉ trong vòng vài ngày kể Tử sau sự việc này, ông bố – vốn là một tài xế cẩn thận – vớ phải hai cái trát hầu tòa vì tội lái xe ẩu. Tâm trí ông thường xuyên bấn loạn khi nghĩ về đứa con trai tội nghiệp, dẫn đến mất tập trung khi lái xe. Lần thứ nhất, suýt chút nữa là ông tông vào một chiếc xe cảnh sát do chạy ngược chiều; lần thứ hai, ông lại chạy ẩu, mém tí nữa là tông hai đứa trẻ con đang băng qua đường!

Những vấn đề cảm xúc “nho nhỏ” như trên khiến người dân Mỹ thiệt hại hàng triệu đô-la mỗi năm. Và hàng nghìn người “tưởng là mình thành đạt” đang ngày một nhận ra rằng việc đề cao lý trí quá mức và xem nhẹ cảm xúc đã và đang khiến họ thất bại trong cuộc sống cá nhân.

Điển hình là K. một người đàn ông mẫn cán đang ngày đêm tận tụy với công ty riêng của mình đủ bảy ngày trong tuần suốt mấy năm trời. Ông đã chinh phục được bao nhiêu khó khăn và vượt qua biết bao nhiêu thử thách để gây dựng công ty và giàu có như ngày hôm nay. Sự quan tâm duy nhất mà ông K. dành cho vợ là những chiếc áo lông thú hàng hiệu, nữ trang kim cương và những món quà đắt tiền; trong khi bà K. không cần những thứ ấy. Bà cần tình yêu của chồng, muốn được chồng khao khát, nhưng ông

K. lại quá mải mê bận rộn với việc công ty. Bà K. vẫn vui vẻ nhận những món quà đẹp đẽ của ông tặng, và dùng chúng để… quyến rũ những người đàn ông khác nhằm thỏa mãn khát khao tình cảm củabà. Khôngngạc nhiên khi ông K. sốc nặng lúc bà vợđòi chia tay. Những lợi nhuận mà ông kiếm được nhờ mải mê trên công ty không thể nào bù đắp được những gì ông mất số tài sản phải chia cho vợ sau khi ly dị và mất đi một gia đình hạnh phúc!

Đã là con người thì ít nhiều sẽ phải vướng phải những vấn đề cảm xúc “trời ơi đất hỡi” trong cuộc sống, nhưng chỉ có vài người dám nhìn nhận chúng. Và số người biết hành động đúng đắn khi xảy ra xung đột cảm xúc thì vô cùng hiếm hoi. Hầu hết chúng ta vượt qua những vấn đề cảm xúc vô cùng khó khăn, khổ sở mà vẫn thiệt hại nặng nề và không có gì đảm bảo rằng chuyện sẽ không tái diễn.

Với những ai vướng phải các vấn đề cảm xúc tồi tệ nhưng lại nhìnnhận chúng như những sự xấu hổ hay nhục nhã, bi kịch chỉ càng thêm trầm trọng!

Phần lớn mọi người chọn cách chịu đựng những cảm xúc đau khố trong im lặng. Họ Tử bỏ những niềm vui bản thân, khó chịu với mọi sự tận hưởng và suy nghĩ tiêu cực về bất kỳ ai họ tiếp xúc vì mất niềm tin.

Nhưng dù bạn có cố kìm nén những cảm xúc đó hay không, bạn vẫn phải sống, vẫn phải giao tiếp với mọi người chung quanh.

Khi đó, những lời nói và hành động của bạn sẽ vô tình giải phóng những cảm xúc tiêu cực mà bạn đang kìm nén, làm cho mọi chuyện trở tệ hơn và khiến cho những người giao tiếp với bạn cảm thấy khó chịu vì tự nhiên khi không, họ phải “lãnh đủ” mớ bòng bong cảm xúctiêu cựcmà bạn đang ấp ủ.

Tuy vậy, người nào đi khuyên câu: “Ô không, bạn không được phép để bản thân mình bực tức” cũng xem như chẳng biết gì!

Bực dọc, đau khổ hay muộn phiền dù là lớn hay nhỏ, cũng đều là những phản ứng tự nhiên của con người.

Bạn không thể chống lại hay triệt tiêu chúng!

Việc thường xuyên tác động các Tử Huyệt Cảm Xúc một cách tiêu cực sẽ gây ra khổ sở và bất hạnh – nguồn gốc của mọi sự đau đớn và bệnh tật cả về thể xác lẫn tình thần.

Bạn hạnh phúc hay bất hạnh, điều đó tùy thuộc vào những điểm mạnh và điểm yếu trong Bộ Tứ Tử Huyệt Cảm Xúc của bạn.

Những vấn đề cảm xúc, sự phiền muộn cũng như đau khổ của con người có phạm vi gần như vô hạn: Tử những xung đột về tiền bạc, quyền lợi, mâu thuẫn hàng xóm láng giềng, sự khó chịu vì môi trường đông đúc ồn ào, sự phiền toái vì những vị khách không mong đợi cho đến những sự ghen tuông, cãi vã, lải nhải chuyện tiền nong, bực bội vì mất tự do trong hôn nhân, làm việc quá sức, sự cô đơn chán chường, không hòa hợp trong tình dục, những cử chỉ thiếu tôn trọng, những ngày xuixẻo bất thình lình và cả những mâu thuẫn lặt vặt giữa người này với người kia.

Trong phần lớn các trường hợp, nếu những cảm xúc tiêu cực bị tích tụ lâu ngày, cơ thể chúng ta sẽ chuyển hóa chúng thành những sự khó chịu hoặc bệnh tật về thểxác!

Thực tế và giới y học đã chứng minh rằng những cú sốc tình cảm, những cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, đau khổ, phiền muộn chính là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh về tim mạch và hệ tuần hoàn, đau cơ và khớp xương, các rối loạn da liễu, dị ứng, đau bao tử, u xơ, viêm ruột kết, nhức đầu, cao huyết áp và nhiều bệnh khác.

Một người phụ nữ nọ đến gặp bác sĩ với chứng chán ăn. “Cứ nhìn thấy nhiều đồ ăn là nuốt không trôi!” – cô than phiền. Các bác sĩ tìm hiểu và khám phá ra nguyên nhân vì sao cô gái bất ngờ chán ăn trong khi sức khỏe cô vẫn bình thường: Do cô là một người có tính cách hòa đồng, cả nể ai kêu gì cũng giúp, nên người nhà và bạn bè cô thường lợi dụng điều đó để nhờ vả cô hết chuyện này đến chuyện kia. Nhiều việc quá khiến cô bị quá tải về mặt cảm xúc, đến nỗi nhìn thức ăn ngon mà cũng thấy ngán. Thế là cô bỗng dưng mắc bệnh chán ăn.

Sau khi khám phá ra rằng chứng chán ăn của người phụ nữ đó có nguyên nhân tâm lý như trên, bác sĩ đã đưa ra lời khuyên phù hợp cho cô. Cô làm theo, thế là ăn uống bình thường trở lại!

Nói một cách ví von, nếu bạn luôn cho rằng cổ mình có vấn đề và bị ám ảnh bởi suy nghĩ đó theo thời gian, thì đến một lúc nào đó, cổ của bạn sẽ bị đau thật!

Trong nhiều trường hợp khác, những cảm xúc tiêu cực có thể chuyển hóa thành nhiều triệu chứng đau đớn trầm trọng về mặt thể xác mà đến những sự chuẩn đoán chuyên môn của bác sĩ cũng chưa chắc xác định được chính xác.

Một bác sĩ dinh dưỡng Từng kể tôi nghe về một bệnh nhân bị nổi mụn rộp đỏ chỉ trên một ngón tay.

Người bệnh nhân đó đã đi khám ở nhiều phòng mạch bác sĩ khác nhau.

Những cuộc thử nghiệm không cho thấy kết quả gì bất thường nhưng mụn rộp vẫn cứ nổi đầy trên ngón tay đó của ông ta.

Có một vị bác sĩ nọ Từng có kinh nghiệm về các bệnh tật do tâm lýmới hỏi nam bệnh nhân này về tình trạng hôn nhân của ông ta. Người bệnh nhân mới kể rằng ông ta chán vợ và đang tìm mọi cách để buộc bà ấy ký đơn ly dị. Sau đó, ông ta nhìn lại những chỗ mụn rộp của mình. Chúng tập trung trên ngón tay giữa của bàn tay trái!

Phần lớn những cảm xúc tiêu cực, đau khổ, bực tức và muộn phiền đều là hậu quả của giao tiếp thất bại. Chúng có thể xuất hiện và tổn tại ngang nhiên chính là bởi chúng ta không hiểu được những cảm xúc của chính mình cũng như của đối phương trước khi giao tiếp.

Tôi đã có kinh nghiệm tiếp xúc với hàng nghìn người khác nhau, Tử đàn ông, phụ nữ, trẻ em, cho đến những người khuyết tật. Kinh nghiệm của tôi nói rằng chúng ta đánh mất nhiều cơ hội để vui vẻ, hạnh phúc và thăng tiến chủ yếu bởi những gì chúng ta lỡ miệng nói ra chứ không phải những gì chúng ta làm.

Những cảm xúc tiêu cực cố hữu xuất hiện trong mỗi con người kể Tử khi chúng ta còn nhỏ, cụ thể là những khi người khác vô tình chọc giận chúng ta với mật độ thường xuyên. Theo thời gian, khi chúng ta lớn lên, những cảm xúc này trở nên cố định và khó bỏ.

Thực chất, những đau khổ, bực tức và muộn phiền của chúng ta không phải do bản thân cảm xúc gây ra. Chúng được tạo ra tùy vào cách chúng ta định hướng hoặc chọc ngoáy những nhu cầu cảm xúc của chính mình.

“Cứ MƯỜI người thì cả thảy MƯỜI người Từng khổ sở vì những vấn đề cảm xúc! Chừng nào con người còn dùng ngôn ngữ và hành động để giao tiếp, chừng đó sẽ còn có những phản ứng xúc cảm gây ra những vấn đề cảm xúc khó lường”!

Mỗi người trong chúng ta nên tự xác định cho mình đâu là những điều quan trọng nhất đối với bản thân mình về mặt cảm xúc.

Với Thuật Thôi Miên Cảm Xúc, chúng ta sẽ dễ dàng làm được điều này bằng cách tìm hiểu và cân đo đong đếm Bộ Tứ Tử Huyệt Cảm Xúc trong chính mình – những yếu tố quan trọng góp phần hình thành tính cách của chúng ta.

Một khi hiểu được bản thân, chúng ta sẽ dễ dàng hòa hợp những nhu cầu cảm xúc của mình với những mong muốn cảm xúc của đối phương. Từ đó, chúng ta sẽ có thể chèo lái các cuộc giao tiếp của mình hiệu quả hơn, biết thuyết phục người khác khéo léo hơn và được mọi người yêu mến nhiều hơn.

Đổng thời, việc hiểu được bản thân cũng giúp chúng ta dễ dàng kiểm soát được những cơn bốc đồng tiêu cực của cảm xúc trong những tình huống ngoài dự kiến.

Chúng ta nên bắt đầu việc này như thế nào?

Bước đầu tiên quan trọng chúng ta cần làm chính là hãy luôn nhớ rằng, thứ “vũ khí” lợi hại nhất của chúng ta trong giao tiếp cũng như phương thuốc phòng bệnh cảm xúc” hiệu quả nhất của chúng ta trong cuộc sống chính là nghệ thuật Thôi Miên Cảm Xúc – khả năng xui khiến người khác phải lắng nghe và làm theo những gì chúng ta nói!


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.