Yes or no những quyết định thay đổi cuộc sống
NHÌN LẠI NƠI BẮT ĐẦU
Trên chặng đường xuống núi, chàng trai đi cùng vị trưởng đoàn . Họ cùng nhau ôn lại những gì anh đã học được trong hai ngày vừa qua.
Vị trưởng đoàn nói:
-Khi nhìn lại nơi xuất phát, cậu có thấy điều gì không?
Chàng trai trả lời:
-Cháu thấy cách mình đi đến chỗ hẹn hôm thứ sáu cũng chẳng khác gì mấy cách cháu ra quyết định trước đây . đầu tiên, trước khi ra khỏi nhà, cháu không nghĩ đến trường hợp là cháu không biết đường đến chỗ tập trung, cháu đã không chịu tìm hiểu đường tới nơi đó , rồi cháu đã không lường trước các tình huống xảy ra , đi đến chỗ hẹn nhưng lại quên bản đồ ở nhà. Rồi cháu tự đánh lừa bản thân. Khi đó trực giác mách bảo cháu nên quay lại lấy bản đồ nhưng cháu lại lờ đi. Có lẽ , ở một chừng mực nào đó, cháu thấy mình không xứng đáng để có được những kết quả tốt đẹp hơn, vì trước đó cháu đã gặp phải những sai làm tương tự, nhưng mà cháu đã không chịu học hỏi chúng để trở nên tốt hơn.
Người trưởng đoàn nói:
-Thế còn lúc này cậu thấy sao?
-Ý thức hơn – Chàng trai mỉm cười nói – Cháu đã tạo riêng cho mình một Sơ đồ , bằng những suy nghĩ và câu hỏi. Hiện cháu đang cất nó ở trong ví.
Vị trưởng đoàn tươi cười, nói:
-Tất nhiên rồi , nắm được cách thức giải quyết vấn đề, điều đó tốt hơn là lúc nào cũng kè kè bên mình cái Sơ đồ. Rồi cậu sẽ cần lấy ra và dùng nó thường xuyên đấy. Có như vậy thì cậu mới có thể có được nhiều quyết định sáng suốt hơn.
-vâng , đó chính là những gì đã xảy ra với cháu trong những ngày cuối tuần này.
-Đã xảy ra chuyện gì vậy? – Vị trưởng đoàn hỏi.
-Cháu đã làm theo những gì ông đề nghị. Trước đấy những quyết định ban đầu của cháu. Sau đó cháu đặt ra cho mình những câu hỏi. đầu tiên là: “Mình có thực sự cần điều này không? Có còn các giải pháp nào khác mà mình chưa nhận ra không? Mình có dự đoán được hết các tình huống xảy ra khi quyết định như thế này không? ”. Thoạt đầu, cháu nhanh nhẩu tự trả lời “Có” đối với những câu hỏi này vì cháu nghĩ đó là câu trả lời đúng của cháu.
Sau đó cháu hỏi: Khi quyết định như thế này , mình có thành thật với bản thân không? Có tin vào trực giác của mình không? Và liệu mình có xứng đáng nhận những kết quả tốt hơn nữa không? Và cháu khám phá ra rằng cháu chỉ đang lừa bản thân thôi.
Cháu rất cảm ơn ông vì đã khuyến khích cháu nên nhẫn nại. Vì sau khi tự hỏi mình bằng những câu hỏi ấy, cháu thấy mình cần phải quay lại với câu hỏi đầu và tiếp tục tự vấn bản thân . Nhờ thế mà những quyết định của cháu dần trở nên tốt hơn và có hiệu quả hơn. Và cách cháu nhìn vấn đề cũng khác hơn, rõ ràng hơn.
-Cụ thể là khác như thế nào?
-Trước tiên, cháu nhận ra là mình chỉ đanh theo đuổi những sở thích, mong muốn nhất thời, chứ không phải những gì mà cháu thực sự cần. và, trong quá trình ra quyết định , cháu chưa chú ý đến việc thu thập những thông tin cần thiết . Rồi cháu cũng thấy là mình chưa có lần nào suy nghĩ thật thấu đáo và tường tận về những quyết định của mình, và về những kết quả mà cháu cần đạt được.
Quả thật là sau những lần tự hỏi mình như thế , cháu có thể bình tĩnh hơn và bắt đầu suy nghĩ lại về những vấn đề của mình. Lần này, cháu có thể trung thực hơn với thực tế cũng như cảm xúc của bản thân . Như thế là có thể có được một quyết định tốt hơn.
Cháu vừa mới ghi lại những quyết định khác – quyết định tốt hơn- của cháu cách đây vài phút. Và cháu cũng thử so sánh nó với những quyết định ban đầu của mình. Nếu như không có chuyến dã ngoại này thì cháu sẽ làm theo những quyết định ban đầu của nó. Như thế thì chẳng hay ho chút nào!
Rõ ràng là cháu đã đưa ra quyết định tốt hơn nhiều! – Giọng chàng trai lộ vẻ rất hào hứng.
Cháu nghĩ cháu sẽ dành thời gian để suy nghĩ thêm. Biết đâu trong một vài ngày tới cháu lại có thể tìm ra được những giải pháp khác thông minh và hiệu quả hơn thì sao?
Nhưng dù sao đi nữa thì, theo lời ông nói, có được một quyết định tốt hơn thế là cũng đã đạt kết quả rồi.
Vị trưởng đoàn mỉm cười:
-Cậu đã tự học được nhiều điều rồi đấy. Nên tự hãnh diện về mình một chút đi! – Ông nhìn chàng trai nháy mắt.
-Cảm ơn ông! Thật cảm ơn ông vì đã khuyến khích cháu mạnh dạn nói chuyện với những người khác trong đoàn , lắng nghe họ cũng như lắng nghe chính cháu. Rồi nhờ vào việc viết Sơ đồ của riêng mình, cháu lại một lần nữa được dịp khám phá bản thân mình – để biết mình cần phải học hỏi thêm những gì.
Vị trưởng đoàn hỏi:
-Cho đến lúc này thì mỗi khi suy nghĩ , cậu có nhớ đến việc phải tự hỏi mình những câu hỏi –lý trí và tình cảm – trước khi đưa ra quyết định không?
-Cháu hy vọng là cháu sẽ nhớ và có thể thường xuyên áp dụng những câu hỏi đó – Anh ngập ngừng.
Rồi anh lại bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với vị trưởng đoàn. Anh dự định tìm những người khác trong đoàn – những người đã chỉ dẫn cho anh biết bao bài học quý giá – để nói lời cảm ơn với họ , dù sao đi nữa thì mọi người cũng đã ở vào chặng cuối của hành trình. Tuy nhiên, anh thấy hình như ai cũng đang trong tâm trạng rất trầm tư. Theo anh nghĩ , chắc họ cũng đang nhìn lại các quyết định của bản thân. Thế nên anh phải đợi đến khi mọi người về đến khu tập trung mới nói được lời cảm ơn với họ. Rồi họ chia tay nhau . Phút chia tay diễn ra trong sự xúc động của tất cả mọi người . Những cái bắt tay siết chặt. Những cái ôm ghì thật lâu. Họ cảm thấy mình đã trở nên thật thân thiết với nhau – như người trong cùng một nhà – và dường như ai cũng cố gắng kéo dài thêm ít giây phút bên nhau.
Chàng trai nói với những người khác:
-Làm sao cháu có thể bày tỏ lòng biết ơn của cháu với mọi người được đây?
Ingrid trả lời – một câu trả lời đã khiến chàng trai phải suy nghĩ thật nhiều:
-Dễ thôi , anh bạn trẻ. Hãy áp dụng những gì cháu đã thư lượm được qua chuyến đi này. Và khi có cơ hội , hãy giúp người khác sử dụng chúng.
Cuối cùng thì họ cũng tam biệt nhau – sau gần ba ngày bên nhau và cùng chia sẻ với nhau những kinh nghiệm sống. Chàng trai thong thả đi bộ thêm một đoạn nữa, theo con đường mòn để ra về. Trên đoạn đường đó. Chàng điểm lại những gì mình học được và nghĩ cách áp dụng chúng mỗi ngày.
Anh nghĩ rằng anh phải dành nhiều thời gian hơn để trò chuyện với tâm hồn của mình, đón nhận những câu trả lời xuất phát từ tiếng nói bên trong . Tất cả là hướng tới những kết quả tốt đẹp hơn trong cuộc sống. Đến nhà, sau một lúc nghỉ ngơi và thư giãn, anh lại ngồi vào bàn và xem lại Sơ đồ mà mình đã lập được sau chuyến đi .
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.