Yes or no những quyết định thay đổi cuộc sống
THÀNH THẬT VỚI CHÍNH MÌNH
Xế trưa, mọi người đang nghỉ chân, chàng trai để ý thấy Angela Cuvero, cô bé xinh đẹp người Braxin đang cùng với cha cô, ông Santo Cuvero, một thương gia nổi tiếng, ngồi nghỉ bên suối.
Anh chào hai cha con và nói với cô gái:
-Angela này, tôi nhận thấy có khá nhiều người trong chuyến di này cứ luôn miệng hỏi thăm em, vậy nếu không phiền em cho tôi biết lý do được chứ?
Cô gái cười vang:
-Có gì đâu, chẳng qua trong đợt thám hiểm lần đầu em tham gia năm rồi, em rất ủ rũ vì quả thật lúc đó em đang gặp một số vấn đề rắc rối. Vậy là trong lần đi này, họ cứ hỏi em là có dùng đến phương pháp đã học được năm ngoái không mà sao đợt này trong em tươi tỉnh thế.
-Thế hả. Thế em có dùng các phương pháp đó không?
–Chàng trai tò mò.
-Có anh ạ. Và những phương pháp đó phát huy tác dụng – cô gái vừa nói vừa cười- Em không chỉ dùng nó một lần lần để giải quyết các vấn đề của năm ngoái mà còn trong rất nhiều trường hợp khác nữa.
-Thế năm ngoái em gặp chuyện gì vậy? Cô gái tỏ ra người lớn:
-Anh không cần phải biết đâu. Chuyện cũ ấy mà.
Quả là cô gái không còn cường điệu hoá các khó khăn của mình để tạo sự chú ý như trước đây nữa. Bây giờ cô lại thích đi tìm những câu trả lời hơn.
Chàng trai thừa nhận:
-Anh hiểu ý em là gì khi em nọi gặp “rắc rối”. Anh chưa kẻ điều này với ai nhưng quả thực là hiện tại anh cũng có một số vấn đề bế tắc trong công việc cũng như trong cuộc sốgn riêng. Tiếc là có vẻ như anh không thể làm được gì nhiều để cải thiện tình hình.
-Anh đang lừa dối ai thế? -Cô gái bất ngờ hỏi. Chàng trai ngẩn người ra không hiểu. Anh không biết phải nói như thế nào nữa. Thấy anh như thế, cô gài không kìm được tiếng cười:
-Ha ha, em đã chờ đợi gần một năm nay để có thể nói câu này với một ai đó. Năm ngoái mọi người cũng nói với em như thế.
Chàng trai chưa hiểu ý cô nên vội vàng thanh minh:
-Anh có ý định dối lừa ai đâu?
Cô gái làm ra vẻ nghi ngờ:
-Thật thế sao?
Chàng trai biết là cô gái nghĩ anh đang tự bi kịch hoá vấn đề của mình.
Anh thấy hơi khó chịu. Anh lại hỏi:
-Sao em lại nghĩ thế?
-Em đã từng đến đây-Angela trả lời-Chính vì thế, em nhận thấy rằng lý do khiến phần lớn chúng ta gặp rắc rối là bởi chúng ta thường tự đánh lừa bản thân.
-Thế năm ngoái có chuyện gì xảy ra thế?
-Trong chuyến đi năm ngoái, mọi người nói với em về nhiều điều lắm, nào là “sự thật” rồi “thực tế”, rồi “thực tâm”, và “sự trung thực”. . . Nhưng những khái niệm đó lúc đầu chỉ làm cho em rối thêm. Về sau thì nhờ có mọi người giúp đỡ nên em cũng hiểu ra được nhiều điều.
-Anh cũng mong sao mình có thể hiểu được những khái niệm đó-Chàng trai thành thật.
-Thật ra thì áp dụng những điều mà em đã học cũng tương đối đơn giản và nó giúp ich cho em rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. “Thực tế”là bất cứ điều gì đang thực sự diễn ra. “Sự thật”là để diễn tả thực tại của bản thân và của người khác còn “Thực tâm” là thành thật với bản thân và cuối cùng “trung thực” là thành thật với bản thân.
Giờ thì em có thể kết nối được tất cả các khái niệm này với nhau bằng cách nhìn nhận thẳng thắn điều em thực sự nghĩ và làm. Rối sau đó, em xem xét những việc đang xảy ra với em. Cuối cùng em suy nghĩ thấu đáo về các lựa chọn của mình và lường trước mọi điều có thể xảy ra trước khi em quyết định một vấn đề. Phương pháp này giúp em không tự huyễn hoặc bản thân hay lừa dối người khác.
Và giờ thì mọi thứ đã trở nên tốt hơn đối với em. Rồi cô hồn nhiên cười to:
-Thật đáng ngạc nhiên! Mọi việc tự nhiên trở nên dễ dàng hơn với em. Cứ như là ngẫu nhiên ấy!
Vẻ hào hứng của cô khiến chàng trai cảm thấy vui lây.
-Vậy bằng cách nào mà em có thể thành thật với bản thân mình?
-Năm ngoái, mọi người trong đoàn khuyến khích em áp dụng phần câu hỏi riêng tư trong phương pháp “Có hoặc Không”:Khi quyết định như thế này, mình có thành thật với bản thân không? Có tin vào trực giác của mình không? Và liệu mình có xứng đáng nhận những kết quả tốt hơn nữa không?
Nói thật, hồi đó em cũng chẳng nghĩ rằng mấy câu hỏi này lại có thể giúp em giải quyết các rắc rối, nhưng mọi người vẫn nhiệt tình khuyến khích rằng em chỉ cần hỏi đi hỏi lại những câu hỏi đó, giống như là học thuộc lòng vậy.
Chàng trai ngẫm nghĩ về những điều cô gái trẻ vừa nói.
-Cuối cùng –cô gái tiếp tục câu chuyện- mọi người đều bảo với em là hầu hết chúng ta đều lảng tránh sự thật với bản thân, những người lớn tuổi thì cảm thấy tiếc vì họ đã tự lừa dối, huyễn hoặc bản thân quá nhiều. Khi họ nhận ra được điều đó thì đã quá muộn.
-Chắc họ làm em ngạc nhiên lắm hả? -Chàng trai hỏi.
-Đúng thế. Vì mỗi lần em gặp rắc rối, người lớn thường khuyên em hãy thôi đừng lừa dối bản thân và hãy nhìn đúng bản chất của vấn đề, chính vì thế, em nghĩ rằng người lớn luôn thành thật với bản thân họ . Cuối cùng , khi nghe chính họ nói ra điều đó, em rất ngạc nhiên.
-Có thể họ muốn em tránh những sai lầm mà họ đã mắc phải.
-Em cũng nghĩ thế. Dường như rất nhiều người trong chúng ta sợ sự thật . Có thể chúng ta cho rằng , nếu chúng ta che giấu sự thật , chúng ta sẽ cảm thấy an toàn hơn, hay ít ra là cũng thấy thoải mái hơn.
-Nhưng trên thực tế thì điều đó lại không làm cho chúng ta cảm thấy yên tâm hơn , đúng không? Tất nhiên là thế – cô gái trẻ gật đầu đồng tình
-Thậm chí , khi chúng ta che giấu sự thất chúng ta lại càng cảm thấy bất an hơn.
-Nói đến đây thì cô gái nhìn thẳng vào anh và đặt một câu hỏi khiến anh phải giật mình:
-Chà, em đoán là vì một lý do nào đó , dường như anh cũng đang sợ sự thật , đúng không?
-Em chỉ giỏi đoán mò thôi! -Giọng anh chống chế.
-Em nói với anh rồi mà – Angela cười to – Lúc trước em cũng giống như anh vậy. Mỗi khi ai đó cố nói cho em sự thật , em nổi khùng lên và không hề muốn nghe một tí nào. Nhất là khi bố mẹ em khuyên bảo thì. . .
Lúc đó , em có cảm giác như mình đang bị cái gì đó đe doạ nên lúc nào cũng sẵn sàng xù lông khi bị động chạm. Nhưng giờ thì em nhận thấy rằng giận dữ chỉ chứng tỏ một điều là mình đang sợ hãi mà thôi.
Rồi cô nói tiếp:
-Ngày trước , em không hiểu được rằng thành thật với bản thân lại giúp ích cho mình nhiều đến thế. Em nghĩ là em phải làm theo bổn phận mà thôi.
-Và chúng ta thì chẳng ai lại hào hứng làm những điều vì trách nhiệm cả. Chúng ta chỉ thích làm điều chúng ta muốn thôi, đúng không?
-Đúng thế! –Cô gái trẻ đáp lại -Rồi em bắt đầu nghĩ lại những mong ước thầm kín của mình và tự những điều này không? ”
Tình cờ nghe thấy hai người đang bàn luận, những người khác cũng tham gia vào câu chuyện.
Chàng trai trẻ thú nhận:
-Đúng là không phải lúc nào cháu cũng thành thật với mọi người xung quanh, thậm chí là ngay cả với nhiều người trong gia đình. . .
Ingrid nhận xét:
-Tôi nhận ra một điều là khi mình đã thành thật với bản thân thì mình dễ dàng thành thật với người khác hơn.
-Nhưng. . . làm cách nào mà cô nhận diện được đâu là sự thật? Nhiều lúc , mọi thứ dường như đều lẫn lộn.
-Đối với cô thì cách nhanh nhất để nhận thấy sự thật là nhìn thẳng vào những ảo tưởng của mình- tức là điều không có thật nhưng cô lại muốn tin là có thật. Cô tin thế chỉ vì cho rằng nó sẽ làm cô cảm thấy thoải mái và yên tâm hơn.
Sự ảo tưởng bao giờ cũng đẹp đẽ hơn sự thật. Chính vì thế mà chúng ta dễ bị cuốn vào nó. Nhưng một khi cô nhìn thẳng vào ảo tưởng và nhìn vào mặt đối lặp của nó, cô nhận ra ngay được sự thật
Hiro giải thích thêm:
-Cũng giống như việc con người trước đây đã từng tin rằng trái đất của chúng ta là hình phẳng. Trên thực tế thì trái đất của chúng ta hình cầu, bất kể người nghĩ gì đi nữa. Cho dù chúng ta cố nghĩ nò hình phẳng thì cũng không thể nào biến nó từ hình cầu sang hình phẳng được.
-Có nghĩa là – chàng trai nói – việc tin vào ảo tưởng không thể khiến cho ảo tưởng thành sự thật được. Và tin vào điều ảo tưởng của riêng mình sẽ khiến cho sự việc trở nên tồi tệ hơn.
Rồi như hiểu ra tất cả , chàng trai kết luận:
-Vậy thì điều căn bản để có thể quyết định một cách sáng suốt hơn là mình phải nhìn vào sự thật và thành thật với bản thân.
Mọi người đều mỉm cười, một số khác vỗ tay tán dương. Còn cô bé Angela thì cười tít cả mắt.
Chàng trai hơi bối rối. Nhưng rồi anh lại mỉm cười và tiếp tục:
-Cháu đã được nghe trưởng đoàn nói rằng các quyết định không sáng suốt đều do chúng ta có ảo tưởng. Cháu phải thừa nhận là khi xem lại các quyết định kém cỏi của mình , cháu đã nhiều lần tự lừa dối, huyễn hoặc mình.
Nhưng làm thế nào để có thể nhận ra được ảo tưởng của mình? -chàng trai thắc mắc.
Ingrid trả lời:
-Sao cháu không thử hỏi những người thân của mình ấy?
-Ừ nhỉ! đúng là người ngoài bao giờ cũng dễ nhìn ra sai lầm hơn người trong cuộc – Chàng trai thừa nhận.
-Đó là sự thật! Cũng như cháu có thể dễ dàng nhận ra được sai lầm của người khác hơn là của mình. Cho nên khi cháu đang bị bế tắc , theo cháu thì cháu nên tìm đến ai?
-Những người quan tâm đến cháu.
-Chính xác! –Rồi Ingrid kể -Năm ngoái , sau chuyến đi, cô về nhà và tâm sự với mọi người về rắc rối của mình . Tất cả họ, dù mỗi người nói một cách , nhưng đều chỉ cho cô cùng một sự thật. Khi nhận ra , cô đã thay đổi.
-Dù thấy chàng trai trẻ háo hức muốn biết sự thật đó là gì , nhưng Frank lại muốn thử thách chàng:
-Theo cậu thì cái gì khiến con người ta cứ khư khư bàm riết vào ảo tưởng của mình?
Chàng trai đoán.:
-“Cái tôi” của mình chăng? Mọi người đều im lặng:
Rồi đột nhiên chàng trai cười một cách thích thú.
Anh vừa nhận ra phong cách của họ. Khi họ im lặng không nói gì tức là họ đang tạo cơ hội cho anh ngẫm nghĩ. Như hiểu ra, chàng trai nói dứt khoát:
-Chính cái tôi quá cao làm chúng ta cứ bám riết vào ảo tưởng.
-Tốt lắm! – Frank nói –Khi biết rằng chính “Cái tôi” che khuất sự thật, thì cậu sẽ làm cách gì để nhìn nhận ra sự thật?
-Tạm thời gạt bỏ cái tôi sang một bên. Và hỏi ý kiến người khác.
-Tốt thôi, nhưng cậu làm thể nào để biết điều người ta nói cho cậu là đúng?
-Trước tiên, cháu sẽ lắng nghe họ một cách chân thành. TIếp theo , cháu sẽ ngẫm nghĩ xem điều họ nói có giống với những gì mình nghĩ không và cuối cùng cháu sẽ xem xét liệu sự sáng suốt và khách quan của họ có giúp cháu nhìn ra sự thật không.
Frank gật đầu:
-Nếu cậu làm được như thế thì rất tốt đấy. Muốn rõ ràng hơn nữa , chàng trai đề nghị:
-Mọi người có thể cho cháu nghe một ví dụ được không ạ?
-Cháu muốn nghe ví dụ về người Mỹ hay người Châu Âu nào? –Ingrid hỏi.
-Người Mỹ đi ạ.
-Được rồi. Có một nhà sản xuất máy photocopy thuộc loại hàng đầu của Mỹ đã từng sản xuất ra những chiếc máy photocopy tốt nhất. Các ông chủ ở đây rất tự hào về sản phẩm của mình. Thế nên , trong nhiều năm, họ cứ đinh nình rằng hiện tại, không có hãng sản xuất nào có thể định lại sản phẩm của họ. Họ dường như đang ngủ quên trên chiến thắng trong khi thị phần của họ ngày càng bị thu hẹp lại.
Vị tổng giám đốc điều hành khôn ngoan của công ty đó đã quyết định tìm ra nguyên nhân. Ông giao cho các kỹ sư của mình cùng kiểm tra và so sánh với các loại máy photo của đối thủ. Họ “phát hiện” ra là đối thủ cạnh tranh của họ đã sản xuất ra những chiếc máy có chất lượng cao hơn, mà giá thành lại rẻ hơn.
-Vậy công ty đó đã làm gì?
-Khi nhận ra sự thật này , họ bắt đầu tập trung vào nghiên cứu cải tiến sản phẩm . Cuối cùng, nỗ lực của họ đã được đền bù xứng đáng.
-A, cháu nhớ ra rồi. Công ty đó đã từng được nhận Giải Thưởng Baldrige dành cho sản phẩm tốt nhất , đúng không ạ?
-Đúng thế, -Ingrid trả lời – Và điều quan trọng hơn là sản phẩm của họ lại bán chạy và họ giành lại được thị phần. Công ty trở nên vững mạnh hơn, còn nhân viên thì cảm thấy yên tâm hơn về công việc, và thu nhập của mình.
Cháu thấy đấy, thử thách của chúng ta là tìm ra sự thật. Một khi chúng ta đã tìm ra sự thật, chúng ta sẽ dễ dàng tìm hướng giải quyết hơn.
Frank thêm vào:
-Thực tế càng rõ ràng thì chúng ta càng có khuynh hướng suy nghĩ đúng và nhờ thế, có được những quyết định đúng hơn.
-Bây giờ mọi người có thể kể cho cháu nghe một ví dụ về cuộc sống hàng ngày được không?
Ông Santo Cuvero, bố của Angela trả lời anh:
-Được thôi, Nhưng có thể cậu sẽ không thích chuyện này lắm. Vì nó nói về người Mỹ các cậu. Trong thập niên 80 , rất nhiều người Mỹ cảm thấy lạc quan về đất nước họ, về chính họ và về nền kinh tế của họ và để trả giá cho cái cảm giác giàu có đó, họ dần lấn sâu vào các khoản nợ và phải bán đi nhiều tài sản có giá trị. Nó chẳng khác gì việc chúng ta đốt nhà để giữ cho mình được ấm vậy.
-Trước khi người Mỹ kịp nhận ra điều này – ông Santo Cuvero tiếp tục – thì họ đã bán công ty và bất động sản cho nhiều người nước ngoài khác. Cuối cùng, họ đã để mất phần lớn tài sản của mình vào tay người khác.
Chàng trai thắc mắc:
-Làm sao mà người ta lại có thể lạc quan thực hiện những việc tệ hại như thế cơ chứ?
-Sau cuộc thoái hoá kinh tế, để giúp cho người dân cảm thấy dễ chịu , các nhà lãnh đạo đã tuyên truyền ý tưởng về một quốc gia thịnh vượng, còn người dân thì muốn tin vào sự ảo tưởng. Và cuối cùng là họ hành động như thế.
Tuy nhiên , sự thật lúc đó người Mỹ đang tự biến mình từ một quốc gia cho vay nợ lớn nhất trở thành con nợ lớn nhất . điều đáng ngạc nhiên là sự việc này diễn ra trong gần một thập kỷ. điều này không chỉ xảy ra ở Mỹ, nhiều quốc gia khác cũng rơi vào trường hợp tương tự.
Chàng trai trẻ cũng nói lên nhận xét của mình về các khó khăn tài chính của Mỹ thời gian đó.
-Cháu đã đọc được đâu đó rằng khi chúng ta phát hiện ra vấn đề mà mình đang phải đổi mặt , nếu chúng ta không tìm cách xử lý nó ngay lập tức, chúng ta sẽ phải tốn kém gấp nhiền lần để xử lý nó sau này. Thế nên , cháu có thể hiểu được rằng chờ đợi mười năm để đối diện với sự thật sẽ phải trả giá gấp mười lần. Lý do gì khiến họ trì hoãn quyết định của mình như vậy chứ?
-Họ ư? Chúng ta có thể không muốn nhìn thấy điều này, nhưng chúng ta là công chúng. Chúng ta lựa chọn nhìn thấy ảo tưởng. Các nhà lãnh đạo giúp chúng ta thực hiện mong ước đó của mình.
Chúng ta là người dân và chúng ta bầu ra các vị đại biểu cho mình. Mỗi người chúng ta đều cần phải sớm học cách để đưa ra quyết định tốt hơn, nếu không tất cả chúng ta đều phải trả giá. Chúng ta không thể ngồi chờ “các nhà lãnh đạo của chúng ta” được.
-Và thời gian cũng là một yếu tố then chốt- Frank kết luận.
-Đúng thế , việc chúng ta quyết định Khi nào cũng quan trọng như việc chúng ta quyết định cái gì . Nhất là trong thời đại ngày nay, tất cả chúng ta đều cần phải ra quyết định tốt hơn và nhanh hơn.
Có ai đó nói:
-Khi chúng ta sống trong ảo tưởng , chúng ta cũng giống như con đà điểu vùi đầu trong cát vậy. Chúng ta tưởng rằng , chỉ cần nhắm mắt lại không nhìn vào sự thật thì sự thật sẽ ngay lặp tức biến mất.
Lúc đó , cô gái trẻ Angela lấy trong túi áo mình ra một mảnh giấy nhỏ và đưa cho chàng trai:
-Năm ngoái , em được một người chỉ cho điều này và nhờ thế, em nhớ bài học này mãi.
Chàng trai đọc những dòng chữ được ghi trên giấy:
Càng nhanh chóng nhìn ra sự thật của vấn đề, bạn càng sớm tìm được cho mình một quyết định sáng suốt.
Chàng trai trẻ trả lại mảnh giấy cho Angela rồi mở cuốn sổ của mình ra ghi lại . Càng lúc anh càng nhận thức rõ vai trò của phương pháp “Có hoặc Không” này. Bài học anh mới học được giúp anh tìm ra sự thật và bản chất của sự việc .
Một người trong đoàn lên tiếng:
-Câu hỏi mà chúng ta phải tự vấn mình , là thái độ của chúng ta trước thực tế của sự việc như thế nào? Chúng ta đang đối diện hay chạy trốn nó?
Frank tiếp tục:
-Chúng ta nên đối diện với thực tế của mình, dù nó có làm cho chúng ta cảm thấy khó chịu và dù cho ta có muốn điều đó không . điểm mấu chốt để có được những quyết định tốt hơn là chúng ta phải hành động dựa trên thực tế và sự thật. Vì nếu không làm thế, sớm muộn gì mọi việc cũng sẽ thoát khỏi tầm kiểm soát của chúng ta.
Chàng trai lên tiếng:
-Có ý tưởng như thế này trong cuốn sách của Buckminster Fuller: “Thành thật với bản thân là một yếu tố không thể thiếu để đi tới thành công. ”
Khi nói đến đây thì anh chợt nghĩ bản thân mình. Lại có một bài học mới cần phải biết ứng dụng , đó là phải tìm hiểu bản chất thực của vấn đề và dựa vào đó để suy nghĩ và hành động. Trước đây, hiếm khi nào anh làm như thế.
Mọi người người cuộc nói chuyện. Lúc này chàng trai bắt đầu đi tìm những câu hỏi mà anh nghĩ có thể giúp anh tìm ra sự thật của vấn đề. Và anh nghĩ, cứ mỗi khi gặp phải vấn đề gì , anh cũng sẽ tự hỏi mình những câu hỏi ấy . Chắc chắn nhờ thế mà sự việc sẽ trở nên sáng tỏ hơn.
Mọi người dành cả buổi sáng thứ bảy còn lại để đi dạo và ngắm cảnh núi rừng. Riêng chàng trai trẻ cảm thấy tâm trạng rất thoải mái. , anh ngồi một mình ôn lại nhưng bài học đã qua.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.