Yes or no những quyết định thay đổi cuộc sống

TRĂN TRỞ TÌM HƯỚNG ĐI



Chuyện kể về một chàng trai trẻ thông minh, nhanh nhẹn. Trong công việc, anh là người có trách nhiệm, ham học hỏi; trong cuộc sống anh hầu như được lòng tất cả mọi người. Những ai đã một lần gặp anh đều thấy quý mến con người vui vẻ, thân thiện và hòa nhã ấy. Ai cũng nghĩ rằng, một con người như anh chắc hẳn phải rất thành công và hạnh phúc.

Vậy mà đã có lúc anh như muốn buông xuôi tất cả. Anh đã từng mong được khẳng định bản thân trên con đường công danh sự nghiệp. Nhưng ước mơ đó càng ngày càng trở nên xa vời, dường như anh càng cố gắng, cơ hội càng trốn chạy.

Mới đây, công việc đòi hỏi anh phải đưa ra một quyết định quan trọng nhưng chỉ vì chủ quan và chậm trễ mà anh đã để mất đi cơ hội trong tầm tay của mình. Sự việc đó không chỉ làm cho anh thấy hoài nghi và thất vọng về khả năng của mình mà còn gây thiệt hại cho những người liên quan. Anh cảm thấy vô cùng hối tiếc.

Đã nhiều lần anh tự nhủ phải thật bản lĩnh và phải biết đưa ra những quyết định đúng lúc để kịp thời giải quyết công việc và nắm bắt cơ hội tốt đang đến. Nhưng cứ đứng trước một tình huống phức tạp đòi hỏi bản lĩnh và sự nhanh nhạy, anh lại cảm thấy rối bời và không biết phải giải quyết ra sao, để rồi khi có được một quyết định thì tất cả đã quá muộn.

Ngay cả cuộc sống riêng tư của anh cũng chẳng khá hơn. Thời sinh viên, anh dược nhiều cô gái mếm mộ vì vẻ nam tính, sự thông minh, hóm hỉnh và một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm. Và một ngày kia, trái tim anh rộn tàng náo nức với cảm xúc của chàng trai lần đầu tiên đem lòng thầm thường trộm nhớ một cô gái.

Họ là bạn học của nhau , từng cùng nhau học bài trong thư viện, từng rụt rè đi dạo bên nhau trong sân trường những đêm cắm trại… Cảm giác bồi hồi xao xuyến đó cứ mãi lâng lâng ngây ngất mãi trong anh. Anh muốn giứ cho những phút giây ngọt ngào thánh thiện đó được bền lâu mãi mãi.

Nhưng sau một kỳ nghỉ hè, người ta thấy cô bạn, gái xinh xắn của anh hay ngồi trong thư viện với một chàng trai khác – người mà mãi sau này anh vãn nghĩ rằng không thể nào so sánh được với anh, Rồi anh nhận được một lá thư chia tay với những lời dứt khoát pha lẫn chút trách móc của cô.

Khi anh hiểu được thì tất cả đã quá muộn. Phải rồi, suốt một năm trời anh không đủ can đảm để nói lời yêu thương cùng cô. Sau chuyện đó, phải mất mấy năm anh mới có thể nguôi ngoai được nỗi lòng.

Và đầu năm nay, anh có dịp tiếp xúc và làm việc với một cô gái thật duyên dáng, dễ thương. Anh có tình cảm ngay với người con gái thông minh, xinh đẹp đó. Họ thường đi ăn trưa với nhau, thường kể cho nhau nghe về công việc, về những điều xảy ra trong cuộc sống. đã nhiều đêm anh thao thức vì cô. Anh biết rất rõ mình đã yêu và đoán rằng hình như cô ấy cũng dành cho anh một tình cảm như thế. Anh tự nhủ sẽ chờ một dịp nào đó thuận tiện để bày tỏ lòng mình, rằng hình ảnh cô đã chiếm trọn trái tim anh và anh đã yêu cô ngay từ lần gặp đầu tiên.

Nhưng rồi cái ngày mong chờ đó đã không bao giờ đến. Sau nhiều ngày đi công tác xa, anh trở về với món quà thật dễ thương. Anh định sẽ trao nó cho cô cùng với những lời yêu thương bấy lâu anh ấp ủ. Nhưng anh bất ngờ nhận được emai của cô. Trong thư cô đã viết cho anh những lời chân thật nhất, rằng cô rất quý mến anh và tình cảm cô dành cho anh bấy lâu nay không phải chỉ là một tình bạn đơn thuần.

Nhưng cô đã chờ, đã chờ rất lâu mà không nhận được một lời yêu thương nào từ anh. Và bây giờ cô nhận lời đính hôn với một người bạn cũ, một bác sĩ tu nghiệp ở nước ngoài về, theo ý nguyện của gia đình. Anh hoàn toàn sụp đổ.

Phải rồi, mười năm trước, cô gái của mối tình đầu đã từng nói với anh như thế. Và bây giờ ânh xung đang nhận lời trách móc đó. Ôi giá như anh dũ dũng cảm và tự tin để bày tỏ tình cảm chân thành với người mình yêu thương. Giá như anh biết đưa ra quyết định đúng lúc.

Sự thất bại trong công việc cũng như trong tình yêu đã làm cho anh hoài nghi khả năng của mình. Anh trở nên tự ti, mặc cảm và chỉ muốn thu mình lại trước cuộc đời. đêm đêm, khi chỉ còn một mình anh trong căn phòng vắng lặnh, anh trăn trở thật nhiều và băn khoăn tự hỏi:

“Tại sao mình lại không thể quyết được một việc gì cho ra hồn nhỉ? Mình phải làm gì bây giờ? Làm gì để có thể thành công và hạnh phúc như bao nhiêu người khác? ”

Một ngày nọ, vào kỳ nghỉ cuối tuần, đang lúc buồn chán và không biết phải làm gì dể thoát ra khỏi những ý nghĩ tiêu cực đang bủa vây, anh tình cờ được mời tham gia vào một cuộc hành trình rất thú vị và hữu ích. Đó là chuyến thám hiểm khu rừng già cùng với một vị trưởng đoàn và các doanh nhân nổi tiếng dạn dày kinh nghiệm.

Anh quyết định nhận lời tham gia cuộc hành trình ngay, không hề ngần ngại. Ít ra thì cũng là chuyến dã ngoại để anh thư thái đầu óc, để anh tạm thời tránh được nỗi khổ tâm khiến anh mất ngủ nhiều đêm.

Người ta giải thích với anh mục đính của chuyến thám hiểm này là nâng cao khả năng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả cho những người đang gặp khó khăn, bế tắc trong cuộc sống cũng như trong công việc. Chàng trai cảm thấy vui vẻ hơn, phất chấn hơn.

“Không lẽ chuyến thám hiểm tình cờ này lại có thể mang tính chất của một khóa học huấn luyện? ”

– Mặc dù được nghe nhiều người kháo nhau về hiệu quả của chuyến thàm hiểm, chàng trai vẫn hoài nghi và luôn băn khoăn tự hỏi:

– “Làm sao chỉ trong một thời gian ngắn như vậy mà các thành viên tham gia có thể học được cách giải quyết vấn đề nhanh đến thế? Thôi kệ, cứ thử đi xem sao! ”

Khu rừng mà chàng trai sắp thám hiểm nổi tiếng là một vùng nguy hiểm, hoang vu, ít người đặt chân tới. Trong chuyến thám hiểm này, các thành viên tham gia sẽ phải đối mặt với nhiều tình huống khó khăn ngoài dự đoán, buộc họ phải đưa ra những quyết định phù hợp nhất nhằm giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng. Vị trưởng đoàn là một doanh nhân và đồng thời là một nhà thám hiểm dày dạn kinh nghiệm. Ông sẽ hướng dẫn mọi người vượt qua khu rừng nguy hiểm và giúp họ có những quyết định đúng đắn, kịp thời.

Chàng trai thức dậy từ tờ mờ sáng và khăn gói lên đường tham gia cuộc hàng trình. Nhưng đi được một lúc thì anh bắt đầu cảm thấy hoang mang, lo lắng. Chẳng hiểu sao, anh có cảm giác rằng mình đang đi trên một con đường rất lạ. “Hình như mình lạc đường mất rồi.

Quay lại ư? Mình đâu còn thời gian để quay về nhà tìm bản đồ nữa? Giờ thì chắc không còn kịp cho chuyến hành trình nữa rồi! ” – Anh định quay về nhà lấy bản đồ nhưng rồi lại thôi, tiếp tục bước đi với tốc độ nhanh hơn.

Vừa đi, chàng trai vừa tự an ủi rằng mình không phải là người duy nhất cần học cách quyết định đúng. Anh đã từng làm việc chung với những người mà quyết định của họ tưởng chừng là tốt nhất của nhóm, hóa ra cũng chỉ là những quyết định bình thường, có khi là sai lầm và chẳng có suy luận, phân tích nào đặc biệt.

Có thể thấy là ở bất cứ đâu, trong bất cứ lĩnh vực nào người ta cũng có lúc đưa ra những quyết định thiếu sáng suốt, thậm chí là ngớ ngẩn, cho dù la đó chính là cơ quan chính phủ, các tập đoàn doanh nghiệp tiếng tăm, các trường học và đặc biệt là các quyết định riêng của những con người cụ thể … Cứ như thể người ta cho rằng quyết định là một chuyện, còn nó dẫn đến đâu lại là chuyện khác vậy.

“Không hiều sao khá nhiều người nổi tiếng lại có thể đưa ra những quyết định cảm tính như vậy? ” – Chàng trai tự nhủ.

“Mình cũng có hơn ai đâu? ”. Nhớ lại những lần làm việc theo nhóm ở công ty, đôi khi anh vẫn thiếu quyết đoán trong một vấn đề gì đấy, Chỉ đơn giản là anh không muốn phạm sai lầm. Rồi trong cuộc sống riêng tư nữa, chỉ đến khi mọi sự đã rồi thì anh mới tiếc nuối “Giá như, giá như… Ôi, mình cũng bao người khác thôi, chưa ai dạy cho mình cách quyết định vấn đề một cách thông minh nhất cả”. Có lẽ vì vậy mà anh cứ mãi lận đận với công danh sự nghiệp, cứ phải một mình một cõi trong chuyện tình duyên. Đang lúc suy nghĩ mông lung, bỗng nhiên chàng trai dẫm phải một nháng cây khô. Tiếng gãy của nhánh cây cắt đứt dòng suy nghĩ miên man của anh. Chàng trai dừng bước, đưa mắt nhìn quanh.

Đúng lúc đó anh nhìn thấy một người đàn ông. Hai người thận trọng nhìn nhau dò xét. Hình như người đàn ông lạ kia đang tìm một ai đó.

Chàng trai tự hỏi không biết liệu người đàn ông có dáng dấp cao ráo và làn da rám nắng kia có phải là vị trưởng đoàn thám hiểm hay không. Chẳng hiểu sao anh có cảm giác an toàn trước sự hiện diện của người đàn ông lạ mặt này. Anh quyết định mở lời để phá tan sự im lặng:

– Chào ông, cháu đang đi tìm một đoàn thám hiểm. Người đàn ông đáp:

– Tôi là người trưởng đoàn đây. Cậu đi sai hướng rồi. đi theo hướng này cơ – Nói rồi, ông quay lại và chàng trai liền bước theo ông.

Vừa đi, người đàn ông vừa quay đầu lại hỏi:

– Cậu có bản chỉ dẫn tới chỗ tập trung rồi mà vẫn bị lạc đường à?

Chàng trai tự trách mình một lần nữa nhưng không nói gì cả. Già mà anh chuẩn bị cẩn thận hơn thì sẽ không để quên tấm bản đồ.

Hoặc giá như lúc phát hiện ra mình không nhớ đường mà anh bỏ chút thời gian quay về nhà lấy bản đồ thì có lẽ mọi việc đã trở nên tốt đẹp hơn. đó cũng là chuyện quyết định một vấn đề nhỏ. Một lát sau, người đàn ông lại hỏi:

-Tại sao cậu tham gia chuyến thám hiểm này? Chàng trai ngập ngừng:

-Cháu muốn học cách đưa ra những quyết định tốt nhất cho cuộc sống của mình ạ.

Khi nói ra điều này, chàng trai cảm thấy hơi bối rối vì chàng thậm chí còn chưa định nghĩa được thế nào là tốt nhất nữa.

Vị trưởng đoàn nói:

-Thật ra, không nhất thiết lúc nào cũng phải tìm được những quyết định tốt nhất đâu. để có được kết quả tốt hơn, chúng ta chỉ cần đưa ra những quyết định tốt hơn thôi. Nếu như chúng ta liên tiếp đưa ra những quyết định tốt hơn, cái sau tốt hơn cái trước, thì cuối cùng ta sẽ có đước điều ta cần. Ta hy vọng cậu cũng sẽ thấy thế.

Chàng trai cảm thấy bớt căng thẳng:

-Nhưng ông cho cháu hỏi, thế nào là một quyết định “Tốt hơn” ạ

-Là quyết định khiến chúng ta cảm thấy sẽ đi đến một kết quả tốt hơn. Ở đây, không phải bản thân quyết định làm chúng ta hài lòng mà cách đưa ra quyết định và kết quả của nó khiến chúng ta thoải mái. gì với tâm trạng tốt, chúng ta thường nhận được kết quả như mong muốn. Tuy nhiên, để làm được điều đó, chúng ta phải tự vấn mình bằng hai câu hỏi. Bí quyết cả đấy!

-Vị trưởng đoàn nháy mắt tinh nghịch. Rồi ông nói tiếp:

-Tôi đoán là nhiều lúc cậu có cảm giác mình chưa quyết tâm làm một việc gì đấy đến cùng hoặc thường ra quyết định nửa vời hay vẫn tiếp tục thực hiện quyết định đó khi trong lòng cậu xuất hiện cảm giác mơ hồ, bất an Nhiều người khác cũng giống như vậy.

Chúng ta có thể thay đổi thói quen này. Vấn đề là phương pháp thực hiện. Cậu sẽ gặp rất nhiều người trong chuyến đi này. Họ đã học được một phương pháp quyết định vấn đề rất hiệu quả: Tự vấn mình bằng hai câu hỏi, một câu dành cho lý trí trả lời, còn câu kia hãy để cho con tim của mình lên tiếng. điểm đặc biệt là cậu chỉ có thể trả lời “có” hoặc “không” cho hai câu hỏi đó mà thôi. Chính vì thế, phương pháp này còn được người ta gọi là “Phương pháp có hoặc không”.

Chàng trai trẻ vội hỏi ngay:

-Hai câu hỏi đó là gì vậy ạ? Cháu tò mò quá!

-Chúng ta chưa đến phần tìm hiểu hai câu hỏi đó đâu. Phải từ từ chứ!

Chàng trai mỉm cười. Vị trưởng đoàn lại hỏi anh:

-Khi cậu muốn tìm một quyết định tốt hơn cái quyết định cậu đang có, cậu có biết trước hết phải làm gì không?

-Cháu chưa biết ạ.

-Nếu thế, cậu có biết mình không nên làm gì không?

Thường thì chàng trai trẻ bận rộn với quá nhiều việc, đầu óc anh lúc nào cũng chỉ để tâm đến chuyện phải làm gì, chứ anh lấy đâu ra thời gian để nghĩ đến việc mà anh không nên làm.

Vị trưởng đoàn bỗng nhiên dừng chân lại. Chàng trai cũng dừng theo.

Ông nói:

-Đơn giản là thôi không thực hiện quyết định mà cậu chưa chắc chắn đúng -Nói xong, ông rút trong túi ra một mảnh giấy gấp tư và đưa cho chàng xem một phần.

Sau khi đọc xong, chàng trai ngẫm nghĩ một lát rồi rút từ ba lô ra một cuốn sổ nhỏ màu đỏ và ghi lại:

Để có được một quyết định đúng đắn.

Việc đầu tiên là hãy dừng ngay quyết định có thể sai lầm mà bạn đang thực hiện

Tập trung suy nghĩ tìm ra cách tốt hơn để giải quyết vấn đề.

Vị trưởng đoàn nói:

-Nếu cậu dừng ngay quyết định có thể sai lầm mà cậu đang thực hiện, cậu sẽ có nhiều cơ hội và thời gian để nghĩ ra điều gì dó tốt hơn.

-Nhưng cháu sợ rằng nếu cháu từ bỏ những gì cháu đang có thì không chắc là cháu sẽ tìm ngay ra được điều gì đó tốt đẹp hơn.

-Chúng ta ai cũng sợ điều đó, phải không? Phải dũng cảm thì mới có thể từ bỏ những lối mòn, định kiến trong nếp suy nghĩ và quyết định. Nhưng trên thực tế, đó là cách làm hay và hiệu quả giúp chúng ta đạt được kết quả mong muốn.

Khi loại bỏ những công việc mà cậu biết là nó sẽ chẳng đi đến đâu, cậu sẽ thấy rảnh rang để tập trng tìm kiếm giải pháp tốt hơn. Và thông thường cậu sẽ tìm thấy, thậm chí còn tương đối nhanh nữa là khác.

Có câu ngạn ngữ Trung Hoa cổ như thế này:

“Nếu anh muốn pha một tách tra nóng, trước hết anh phải đổ trà nguội trong chiếc cốc ấy”. Cậu thử nghĩ xem, liệu mình có thể pha một chén trà thơm ngon vào một cái cốc vẫn còn chứa đầy trà nguội không? Liệu ta có thể tìm ra một cách giải quyết tốt hơn khi mà ta vẫn giữ một mớ lộn xộn trong đầu không?

-Cháu hiểu rồi! -Chàng trai bắt đầu thích thú.

-Chuyện này làm cháu nhớ đến một người bạn. Công ty anh bạn cháu làm ăn với một nhà cung cấp kém năng lực. Dù được tạo nhiều cơ hội nhưng nhà cung cấp này vẫn làm ăn theo kiểu chụp giật, manh mún. Anh bạn cháu dĩ nhiên không hài long, nhưng vẫn chưa tìm kiếm được nhà cung cấp nào khác tốt hơn để thay thế nên anh đành tiếp tục giữ mối quan hệ với đối tác đó.

Nghĩ lại cháu cứ thấy tiếc. đáng lẽ ra anh ấy nên sớm chấm dứt hợp đồng với nhà cung cấp đó.

-Vậy rồi sao nữa?

-Ừm… Nhà cung cấp đó vẫn tiếp tục phạm sai lầm, gây thiệt hại về thời gian lẫn tiền bạc cho công ty anh bạn cháu. Cuối cùng, thật đáng tiếc, anh bạn cháu đã bị sau thải vì không hoàn thành nhiệm vụ.

Nói đến đây chàng trai im lặng, rồi tặc lưỡi:

-Cháu cũng chẳng hiểu tại sao chúng ta lại luôn làm những công việc mà mình có thể suy đoán được là sẽ chẳng có chút hiệu quả nào.

-Vì chúng ta thường cảm thấy yên tâm hơn với những cách làm quen thuộc, với những lối mòn. Chúng ta không dàm từ bỏ con đường mình đang đi để tìm ra hướng khác đến đích nhanh hơn, phần vì sợ mạo hiểm, phần vì sợ không có thời gian, phần khác là cứ làm theo thói quen, thế thôi.

Dần dần, ta trở nên đồng lõa với những tư duy, phương pháp , với những cách làm kém hiệu quả quen thuộc đó. Cậu có thể thấy rõ điều này trong nhiều tổ chức công ty và ở nhiều cá nhân khác.

-Ông có thể kể cho cháu nghe một ví dụ không?

-Được chứ. Cách đây nhiều năm, quân đội Hoa Kỳ muốn cải thiện tốc độ bắn đại bác sao cho nhanh hơn nữa. Họ nhờ một chuyên gia vũ khí nghiên cứu về vấn đề này. Vị chuyên gia này đã ra tận chiến trường quan sát và thấy pháo binh lại bước lùi về phía sau, chờ khoảng ba giây rồi mới bắn.

Khi được hỏi lý do vì sao họ làm như vậy, họ nói rằng họ tuân thủ theo bản hướng dẫn của quân đội. Vị chuyên gia đành phải bỏ công ra lần lại các bản hướng dẫn kỹ thuật bắn súng từ trước tới nay và ông phát hiện ra cách bắn này có nguồn gốc từ thời nội chiến. Lúc bấy giờ, theo như bản hướng dẫn, người lính phải lùi lại trước khi nổ súng để giứ chặt khẩu đại bác, nếu không nòng súng sẽ bắn chệch mục tiêu.

Chàng trai bật cười khi nghĩ đến cảnh các anh lính pháo binh phải lùi về phía sau để ghì khẩu đại bác.

Vị trưởng đoàn dẫn anh lội qua một con suối nhỏ. Ông liếc nhìn la bàn của mình rồi nói với chàng trai:

-Tất nhiên là sau khi biết chuyện này, những người lính đã thay đổi phương pháp bắn. Nhưng liệu bao nhiêu người trong chúng ta hiện vẫn đang làm theo những lề thói cũ mà không hề biết nó đã quá lỗi thời rồi?

Chàng trai đề cập luôn đền vấn đề mà anh đang rất nóng lòng muốn biết, và cũng là lý do khiến anh tham gia chuyến đi này:

-Cháu sẽ kể ông nghe để ông thử xem các quyết định của cháu đã đúng chưa nhé?

-Ta không muốn làm cậu mất hứng nhưng đó là quyết định của cậu, chứ không phải của ta. Ta không thể giúp cậu vì chỉ có cậu mới biết bản thân mình muốn gì. Có lẽ cậu đang gặp môt số bế tắc nào đó cần giải quyết trong công việc hoặc trong cuộc sống nên cậu mới tham gia chuyến đi này.

Sao cậu không thử áp dụng những điều cậu học được trong mấy ngày nghỉ này xem chúng có giúp gì cho cậu được không?

Đột nhiên, vị trưởng đoàn hỏi chàng trai:

-Nếu cậu muốn lái xe về hướng tây nhưng chợt phát hiện ra mình đang đi theo hướng đông cậu sẽ làm gì?

-Tất nhiên là cháu sẽ quay lại và đổi hướng ngay. Vị trưởng đoàn gật đầu đồng tình:

-Dĩ nhiên rồi. Quyết định đúng sẽ dẫn chúng ta đến hướng đúng. Thế còn để đi được đến đích, cậu muốn người khác dẫn cậu đi hay tự mình tìm đường với tầm bản đồ?

Chàng trai đáp:

Cháu thích mình có một tấm bản đồ hơn. Cháu nhớ câu nói của Winston Churchill:”Tôi lúc nào cũng sẵn lòng học hỏi, có điều không phải lúc nào tôi cũng thích được dạy dỗ hay ai đó dẫn đường chỉ lối”

Vị trưởng đoàn mỉm cười:

-Đúng vậy. Tìm cho mình một con đường đi đúng đắn là một thử thách lớn. Nhưng ta có thể làm được điều đó, nếu ta dùng đến cách tự hỏi “Có” hoặc “Không”.

-Làm sao cháu biết được phương pháp này có hiệu quả với cháu hay không?

-Sao cậu không áp dụng thử xem sao. Hãy trò chuyện với những người trong đoàn. Họ thuộc những thành phần, độ tuổi, ngành nghề khác nhau nhưng họ có một điểm chung:Họ đã áp dụng phương pháp này và đã gặt hái được thành công trong cuộc sống.

Cháu có thể bắt đầu ngay bây giờ với bản tóm tắt này.

Ông đưa cho chàng trai một tờ giấy và kéo tay anh bước nhanh về phía trước.

-Chúng ta muộn mất. Chỉ có ba ngày cuối tuần, vì vậy phải nhanh lên

Một lát sau, khi họ tạm nghỉ chân bên đường chàng trai mở bản tóm tắt mà vị trưởng đoàn đưa cho anh và đọc.

Trước khi quyết định làm một việc gì Bạn hãy tự hỏi và cố gắng phân tích để đí đến kết luận:

NÊN hay KHÔNG NÊN.

Cuối cùng thì hai người cũng đã đến được nơi tập trung. Ở đây, họ gặp thêm bảy người nữa. Những người này đến từ nhiều quốc gia khác nhau: Úc, Braxin, đức, Nhật và Mỹ. Một người trong số họ đang phát cho mọi người những chiếc mũ có in dòng chữ to “Có hoặc Không” Ở phía trước và những dòng chữ nhỏ “quyết định. . . quyết định. . . quyết định” xung quanh mũ. “Sẽ có nhiều chuyện thú vị đây” Chàng trai thầm nghĩ.

Các thành viên làm quen với nhau và sửa soạn được một lúc thì đến giờ ăn trưa. Mọi người rủ nhau ra bãi cỏ bên dòng suối và ăn trưa ở đó. Trong bữa ăn, họ sôi nổi lên kế hoạch cho chuyến đi. Trước hết, phải quyết định sẽ khám phá theo hướng nào-Vì trong lộ trình đi của họ có nhiều nới mà mọi người rất muốn đến.

Và họ cũng phải lên kế hoạch dự phòng trước cho những tình huống ngoài dự kiến có thể xảy ra, chẳng hạn như không tìm thấy được đường đi, phải thay đổi hướng, rồi thú dữ. . . Có rất nhiều ý kiến được đưa ra. Nhưng hình như họ vẫn chưa nhất trí với nhau về lộ trình của chuyến đi.

Chợt một người trong số họ hỏi tất cả mọi người:

-Vậy cuối cùng, chúng ta muốn một cuộc thám hiểm mạo hiểm hay chúng ta cần một chuyến đi an toàn?

Mọi người bất ngờ im lặng trong chốc lát rồi cũng nhanh chóng tìm được tiếng nói chung. Họ quyết định sẽ bắt đầu khám phá từ phía đông của khu rừng trước – Vì địa hình của khu này không mấy phức tạp và tương đối dễ đi. Họ dự định sẽ đi cho đến chiều tối, nghi ngơi một lúc rồi lại tiếp tục cuộc hành trình. đến khuya, mọi người sẽ dừng lại cắm trại. Có thể đến lúc đó thì họ đã hoàn thành được nửa chặng đường của mình. Họ dự định dành cả ngày thử Bảy hôm sau để tiếp tục cuộc thám hiểm rừng núi – chặng đường này chắc chắn sẽ khó khăn hơn nhiều so với chặng trước. đến đêm, mọi người sẽ tổ chức một cuộc lửa trại. Sáng ngày hôm sau, nếu không có gì thay đổi thì họ sẽ đến đích.

-Phương pháp này giúp cho mọi người loại bỏ được những điều không cần thiết và nhận ra được điều mình thực sự cần. -Vị trưởng đoàn nói.

Chàng trai nói với vị trưởng đoàn:

-Cháu bắt đầu nhận ra rằng cuộc sống của ta phần lớn được hình thành từ những quyết định của mình. Cháu nghĩ cũng có thể áp dụng phương pháp ông vừa bảo.

-Ai cũng có thể áp dụng nó. Nhất là trong một thế giới thay đổi từng ngày như hiện nay, chúng ta cần phải có những quyết định đúng và kịp thời để tồn tại và để thành công.

Khi ta biết chọn cho mình một phương pháp đúng, ta sẽ tránh được những sai lầm và trở nên thành công hơn trong cuộc sống. Tương tự như vậy, phương pháp đặt câu hỏi này là dành cho tất cả mọi người, để có được một kết quả chung là: tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải áp dụng phương pháp này vào thực tiễn.

-Bằng cách nào ạ? -Chàng trai hỏi lại.

-Cậu có thể sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Trước tiên, cậu cứ quyết định vấn đề theo cách thông thường của mình.

Tiếp theo đó, để có quyết định tốt hơn, cậu hãy dùng lý trí và lý lẽ của con tim. Thường thì cả lý trí lẫn con tim đều có vài lý lẽ riêng khác nhau. Cậu hãy xem xét từng ý tưởng rồi suy luận từng bước tiếp theo, cậu sẽ phát hiện ra điều gì thích hợp với mình nhất.

Một khi cậu đã học được phương pháp này, cậu có thể dễ dàng sử dụng nó vào bất cứ lúc nào. Về cơ bản, cậu có thể dùng lý trí trước, nhưng quan trọng là phải biết kết hợp cả hai

-Quá trình đặt câu hỏi và trả lời này sẽ diễn ra trong bao lâu ạ? – Chàng trai thắc mắc.

-Tùy thuộc vào mức độn quan trọng của vấn đề và nhận thức cả cậu nữa. Có khi chỉ vài phút, có khi lâu hơn thế rất nhiều, suy nghĩ kỹ càng có thể sẽ giúp cho mình quyết định chín chắn hơn.

Chàng trai thành thật:

-Hiếm khi cháu dàng nhiều thời gian cho việc tìm ra hướng giải quyết của một vấn đề lắm.

-Ai cũng như cậu cả thôi. Nhưng nếu cậu thường xuyên áp dụng phương pháp này, cậu xẽ tìm ra câu trả lời nhanh hơn và dễ dàng hơn trước. Một khi nó đã trở thành thói quen, cậu sẽ thấy nó không làm mất thời gian của cậu lắm đâu.

-Thế cụ thể thì những câu hỏi đó là gì ạ?

-Hãy hỏi những người trong đoàn về những câu hỏi này, và nhờ họ giải thích bằng chính kinh nghiệm của họ.

-Rồi sau đó –ông gợi ý – Hãy đưa ra quyết định cậu cần và tự hỏi mình hai câu hỏi đó. Sau này, có thể cậu sẽ thấy đó là một trong những quyết định tốt nhất của mình đấy.

Nhưng –Vị trưởng đoàn nhấn mạnh – hãy nhớ là thời gian đầu cậu phải kiên nhẫn. Bắt đầu một điều mới mẻ bao giờ cũng khó khăn cả. Có thể cậu sẽ cho rằng một nửa phương pháp này đã quá quen thuộc hoặc không quan trọng đối với cậu, nhưng hãy cứ thử kiên trì áp dụng.

Ta tin là nó sẽ giúp được cậu rất nhiều trong công việc cũng như trong cuộc sống.

Rồi ông dặn dò thêm:

-Nhưng, phải nhớ sử dụng cả hai phần của phương pháp. Nếu chỉ dùng một trong hai phần đó thì sẽ không có tác dụng đâu.

Sau đó, khi họ đang treo leo dốc, chàng trai để ý thấy vị trưởng đoàn đang chăm chú nghiêm cứu mảnh giấy mà ông vừa lấy từ ví của mình. “Ông đang xem cái gì đấy ạ? ”

-Chàng trai không khỏi tò mò. Ông nhìn anh mỉm cười:

-Đây chính là sở đồ “Có Hoặc Không” đã giúp ta thực hiện các quyết định của mình. Hầu hết mọi người trong đoàn đều có sơ đồ như vậy. Nó là những câu hỏi giúp ta phân tích vấn đề. Mỗi khi cần quyết định một điều gì, ta lại dùng đến nó.

-Thế ông có thể cho cháu xem được không?

-Theo ta thì tốt hơn cả là cậu nên học cách sáng tạo ra một bản đồ cho riêng mình trong chuyến thám hiểm này. Như thế sẽ có ích cho cậu hơn.

Đột nhiên, ông nhảy tránh sang một bên khi nghe thấy một âm thanh phát ra từ trong bụi rậm. Ông kêu lên:

-Đi vòng qua lối này! Rắn độc đấy!

Chàng trai tự hỏi sao ông ấy lại có thể phát hiện ra nhanh đến thế. Anh tự nhủ mình sẽ để ý mọi thứ trên đường đi hơn nữa. Rồi vị trưởng đoàn khuyên chàng trai nên đi lên phía trước làm quen với những người bạn đồng hành khác. Còn ông, ông đi chậm lại phía sau để suy nghĩ về một điều gì đó.

Hãy phân tích điều chúng ta CẦN và điều chúng ta MUỐN:

Điều chúng ta MUỐN là một điều mong ước. điều ta CẦN mới là nhu cầu thật sự.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.