Dạy Con Làm Giàu – Tập 7
HÃY HỎI SỞ THUẾ
“Luật thuế được soạn ra để dành cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư”.
– Người cha giàu.
Sau khi bạn kiếm được hoặc tạo ra thu nhập, một trong những yếu tố quan trọng nhất của việc quản lý, tăng sức bật đòn bẩy và bảo vệ tiền bạc của bạn là phải hiểu được luật thuế và tận dụng tất cả những điều khoản miễn giảm thuế có thể. Những ưu đãi thuế vụ này là những gia tốc cho thu nhập của bạn, giúp bạn duy trì và gia tăng dòng lưu kim.
Thuế là chi phí đơn lớn nhất của chúng ta, và những người lao động cũng bị trừ một số thuế hợp pháp. Vì những người sử dụng lao động tạo ra công ăn việc làm nên chính phủ cho phép rất nhiều dạng khuyến khích thuế vụ cho những người sử dụng lao động chứ không khuyến khích cho người lao động. Khi phân tích Kim tứ đồ, bạn sẽ thấy một sự phân biệt rõ ràng trong luật thuế.
Nếu bạn chưa hiểu rõ về Kim tứ đồ của người cha giàu, hãy tìm đọc cuốn 2 trong bộ sách dạy con làm giàu. Nhóm L là nhóm người làm công ăn lương. Nhóm T là nhóm người làm tư, chủ doanh nghiệp nhỏ hoặc các chuyên gia. Nhóm C gồm các chủ doanh nghiệp và nhóm Đ gồm các nhà đầu tư. Cuốn sách này nêu rõ những khác biệt về tinh thần, tình cảm cũng như kỹ thuật giữa những cá nhân quen thuộc mỗi nhóm.
Tôi xin nói lại đôi nét về những khác biệt giữa nửa bên trái và nữa bên phải của Kim tứ đồ: Nửa bên trái L và T đại diện cho những người làm việc vất vả để kiếm tiền; còn với nửa bên phải, nhóm C đại diện cho tinh thần chung sức nỗ lực và nhóm Đ là những người có khả năng khiến tiền bạc làm việc cho mình. Mục đích của chúng ta là càng đạt được càng nhiều thu nhập từ nửa bên phải của Kim tứ đồ càng tốt. Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa nửa bên trái và nửa phải của Kim tứ đ
L-T C-Đ
Cá nhân
Bạn làm việc
Bạn làm việc
Trường học chuẩn bị cho bạn
Phúc lợi quan trọng hơn
Đội nhóm
Thời gian và tiền bạn của người khác
Các hệ thống làm việc thay cho bạn
Kinh nghiệm dạy bạn
Lợi nhuận đầu tư quan trọng hơn
Công việc bảo đảm quan Tự do quan trọng hơn
trọng hơn
Thành công khiến bạn bận Thành công cho bạn có nhiều
rộn thời gian hơn
Thu nhập giới hạn Thu nhập không giới hạn
Có rất ít ưu đãi thuế vụ Nhiều ưu đãi thuế vụ
Một câu hỏi mà tôi thường gặp là một doanh nghiệp nhóm T và một doanh nghiệp nhóm C khác nhau chỗ nào. Có rất nhiều khác biệt quan trọng. Một ví dụ, nếu một chủ doanh nghiệp nhóm T ngừng làm việc thì nguồn thu nhập của họ cũng ngừng lại. Còn một doanh nghiệp nhóm C thì thuộc loại doanh nghiệp mà theo tạp chí Forbes định nghĩa là một doanh nghiệp với hơn 500 nhân viên. Một ví dụ khác, một doanh nghiệp nhóm C có thể hoạt động ở nhiều địa phương cùng một lúc. Chẳng hạn như một hệ thống cửa hàng McDonald’s so với một tiệm hamburger mà trong đó, cả chủ tiệm cũng làm việc toàn thời gian.
Nếu bạn là một người làm công ăn lương, hãy bắt đầu một doanh nghiệp hoạt động bán thời gian để tận dụng những ưu đãi thuế vụ dành cho người sử dụng lao động. Bắt đầu từ một doanh nghiệp nhóm T thường là bước đầu tiên để lập nên một
doanh nghiệp nhóm C.
LUẬT THUẾ KHÁC NHAU VỚI CÁC NHÓM KHÁC NHAU
Với mỗi nhóm khác nhau, luật thuế cũng có nhiều khác biệt quan trọng. Sự khác biệt này gây ảnh hưởng đáng kể với các nhóm bên trái Kim tứ đồ. Ngay cả những người lao động được trả lương cao và những người buôn bán nhỏ cũng phải đóng tiền trên cơ sở thu nhập của mình.
Một nhân viên mới ở Mỹ thường bị sốc khi so sánh tổng số tiền mà anh ta được trả với số tiền mà anh ta thực nhận. Số tiền lương thực nhận của một nhân viên là số tiền còn lại sau khi thuế thu nhập đã được giữ lại. Ai Đã Lấy Tiền Của Tôi? Chính phủ luôn phải bảo đảm rằng họ được chia phần trước tiên.
Năm 1986, Chính phủ Mỹ thông qua Luật Cải cách Thuế 1986, khép chặt những cánh cửa luồn lách tránh thuế mà trước đây còn để ngỏ. Sự giới hạn những khoản khấu trừ thuế thu nhập đầu tư thụ động đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến những chuyên môn như bác sĩ, luật sư, kế toán, kiến trúc sư và nhiều cá nhân khác thuộc nhóm T.
Kết quả là ngày nay có rất ít cơ hội lập kế hoạch đóng thuế cho nhóm L và T. Tuy nhiên, luật thuế lại tạo nhiều lợi thuế cho nhóm C và Đ. Đó là lý do làm sao tôi khuyên bạn hãy duy trì công việc L và T của mình nhưng hãy bắt đầu một doanh nghiệp bán thời gian để có thể bắt đầu xây dựng loại tài sản doanh nghiệp và tận dụng những ưu đãi mà luật thuế dành cho các doanh nghiệp và những chủ đầu tư.
Năm 2003, một cuộc xem xét tổng quan về thuế vụ đã ảnh hưởng đến cả 4 nhóm khi thuế suất thu nhập được giảm bớt. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng việc này chỉ đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho nhóm C và Đ – hai nhóm của những người rất giàu. Đây có thể là sự thật, bởi vì nhóm C và Đ chính là hai nhóm làm phát sinh những công việc mới và những phát triển mới.
GIẢM THUẾ DÀNH CHO AI?
Việc giảm thuế được xem là một cơ hội rất lớn đối với các nhà đầu tư, bởi vì không chỉ có thuế thu nhâp được giảm mà cả thuế suất trên lãi vốn và cổ tức cũng được giảm, những thu nhập phát sinh từ nhóm Đ. Thuế trên lãi vốn mà các nhà đầu tư phải chịu được giảm từ 20% xuống 15% đối với lãi vốn dài hạn. Mức thuế giảm 5% phải nói là rất đáng kể.
Ngoài ra, thuế suất trên thu nhập cổ tức cũng giảm xuống còn cao nhất là 15%.
Trước đây, thu nhập cổ tức bị đánh thuế theo thu nhập bình thường, với thuế suất có thể cao đến 38,6%. Như vậy, thuế thu nhập cổ tức đã giảm đến 23,6% đối với khung thuế cao nhất. Chính vì vậy nên tôi đã gọi đó là một cơ hội rất lớn.
LUẬT THUẾ KHÁC NHAU VỚI NHỮNG TÀI SẢN KHÁC NHAU
Bạn có thể phân biệt được những ưu đãi của luật thuế khi xem xét lại ba loại tài sản: doanh nghiệp, bất động sản và tài sản trên giấy.
Tài sản Lợi thế
Doanh nghiệp – Giảm chi phí doanh nghiệp
– Giảm thua lỗ của doanh nghiệp
– Khấu hao giá trị bất động sản
Bất động sản – Tổn thất thụ động
– Trao đổi miễn thuế
– Bảo đảm miễn thuế
Tài sản trên giấy – Thuế suất trên lãi vốn
– Thuế suất trên cổ tức
Một doanh nghiệp bán thời gian có thể huấn luyện kỹ năng kinh doanh cho bạn.
Một trong những lý do tôi khuyên bạn nên bắt đầu một doanh nghiệp tiếp thị trên mạng, dù tôi không thuộc lĩnh vực tiếp thị trên mạng, đơn giản vì doanh nghiệp này cho phép bạn có một cơ hội để xây dựng một doanh nghiệp nhóm C. Có rất nhiều doanh nghiệp tiếp thị trên mạng chào mời cho bạn cơ hội sử dụng một hệ thống có tiềm năng mở rộng không giới hạn. Bạn có thể bắt đầu bằng một doanh nghiệp nhóm T, nhưng với những hệ thống và hướng dẫn của họ, bạn có thể xây dựng nó thành một doanh nghiệp nhóm C. Như tôi đã nói, một doanh nghiệp nhóm C là một doanh nghiệp với hơn 500 nhân viên. Nếu bạn có được một công ty tiếp thị trên mạng khá giỏi thì bạn không chỉ nhận được sự ủng hộ về tinh thần mà bạn còn ho được những
kỹ năng kinh doanh mà bạn không được học ở nhà trường nhưng lại rất cần thiết để thành công trong thế giới thực. Ngoài ra, hiện nay chính phủ cũng đã giảm thuế rất nhiều cho lĩnh vực này.
Đó là lý do vì sao tôi thường nói khoản đầu tư tốt nhất là khoản đầu tư mà bạn bỏ ra để bước vào thế giới các doanh nghiệp nhóm C. Nó đem lại cho bạn một lớp bảo vệ vững chắc trước một thế giới không ổn định. Việc bắt đầu một doanh nghiệp nhóm C có rủi ro lắm không? Câu trả lời là có. Nhưng khi tìm kiếm những gì chắc chắn, bạn sẽ thấy một điều rất chắc chắn là những người thuộc nhóm L và T rất ít được bảo vệ.
NHỮNG THUA LỖ TỐT VÀ NHỮNG THUA LỖ XẤU
Một trong những lý do khiến nhiều người e ngại đầu tư là vì họ sợ thua lỗ tiền bạc. Song không phải mọi thua lỗ trong đầu tư đều như nhau. Giống như có những món nợ tốt và những món nợ xấu, thực tế cũng có những thua lỗ tốt và những thua lỗ xấu.
Tôi có một người bạn là một bác sĩ. Anh ta từng bị thua lỗ hơn một triệu đôla trên thị trường chứng khoán vào năm 2001. Dù cảm thấy rất khủng khiếp khi bị thua lỗ nhưng anh ta nghĩ rằng mình có thề tìm cách bù đắp những khoản thua lỗ này qua khoản thuế được miễn. Nói cách khác anh ta nghĩ rằng mình có thể biến những thua lỗ này thành một dạng lợi thế.
Sau khi nói chuyện với kế toán thuế vụ của mình, anh ta gọi điện cho tôi và nói: “Anh biết không, số thuế nhiếu nhất mà tôi được giảm sau vụ thua lỗ này là 3.000 đôla một năm. Với con số này thì tôi phải mất đến 300 năm mới bù lại được cả triệu đô la thua lỗ của mình”. Với người bạn tôi, anh ta thua lỗ trên thị trường chứng khoán là những thua lỗ xấu. Anh ta mất tiền và sở thuế cũng không chịu giảm thuế nhiều cho anh ta trên những thua lỗ này.
THUA LỖ LỚN NHẤT
Thua lỗ tồi tệ nhất là thua lỗ của một nhà đầu tư trung bình trong những kế hoạch hưu trí. Những người thua lỗ tiền bạc trong một kế hoạch hrí không đựơc hưởng lợi thế thuế vụ gì trên số thua lỗ cả. Ít ra thì một bác sĩ thua lỗ một triệu đôla cũng được giảm thuế 3.000 đôla một năm. Còn những người bị thua lỗ trong kế hoạch hưu trí của mình thì không được giảm đồng nào cả.
THUA LỖ TRONG BẤT ĐỘNG SẢN VÀ DOANH NGHIỆP LÀ NHỮNG
THUA LỖ TỐT
Một người đầu tư xây dựng một doanh nghiệp hay đầu tư vào bất động sản có thể tận dụng những lợi thế của sự thua lỗ. Giả sử một chủ doanh nghiệp kinh doanh bị thua lỗ vài triệu đô la ông ta có thể trừ thua lỗ vào các thu nhập khác. Nếu những thua lỗ này xảy ra trong một tập đoàn, chủ doanh nghiệp có thể bán công ty với số thua lỗ thực do kinh doanh cho một doanh nghiệp khác thu được nhiều lợi nhuận hơn và có thể tận dụng những thua lỗ này. Dĩ nhiên, có những nguyên tắc nghiêm ngặt cần phải tuân theo.
Tôi thường nghe nhiều người nói rằng xây dựng một doanh nghiệp là rất mạo hiểm. Nhưng nếu nhìn về quan điểm của sở thuế thì việc đầu tư vào những chứng khoán hay quỹ hỗ tương còn mạo hiểm hơn nhiều. Nếu tôi mất tiền khi xây dựng một doanh nghiệp, tôi có thể được bù trừ hoặc thậm chí có lời từ những thua lỗ này. Nếu tôi mất tiền khi mua các tài sản trên giấy, trong hầu hết trường hợp, những thua lỗ này sẽ là thua lỗ thực sự do chúng có rất ít lợi thế về thuế vụ.
Với những nhà đầu tư bất động sản, sở thuế có một hình thức khuyến khích đầu tư là khấu hao giá trị tài sản đối với các nhà đầu tư. Có vẻ như khấu hao giá trị là một khoản lỗ trong bản kê tài chính của nhiều nhà đầu tư, nhưng thật ra thì nó không phải là lỗ. Nó tạo ra một kiểu khấu trừ ảo, dẫn đến một khoản lỗ trên giấy tờ. Một khoản đầu tư bất động sản tốt sẽ phát sinh dòng dòng lưu kim thuận cho bạn, nhưng bạn có thể giấu khoản thu nhập cho thuê này đi nhờ số tiền được giảm do ngôi nhà được khấu hao giá trị, như thế bạn sẽ không phải đóng thuế thu nhập cho khoản thu nhập này. Ngoài ra, bạn còn có thể có một khoản thu nhập khác với khoản lỗ thụ động của bất động sản. Số tiền này có thể lên đến 25.000 ngàn đôla hoặc hơn. Một lợi thế khác là có thể ngôi nhà của bạn thực sự đang tăng giá, dù sở thuế cho phép nhà đầu tư tuyên bố tài sản của họ đang bị giảm giá cho khấu hao.
Khi tôi mới thế giới đầu tư, khoản thưởng này của sở thuế hầu như không có ý nghĩa gì đối với tôi. Đến tận ngày nay tôi vẫn cảm thấy khái niệm này có vẻ rắc rối. Một trong những lí do giúp tôi có thể đạt được lợi nhuận nhiều hơn trên số tiền đầu tư của mình là vì sở thuế đã khấu trừ cho tôi một khoản thuế dưới dạng khấu hao giá trị tài sản.
CHIẾN LƯỢC THUẾ ĐỐI VỚI CHIẾN LƯỢC TRÊN GIẤY
Luật thuế luôn ưu đãi những khỏan đầu tư dài hạn vào các tài sản trên giấy bằng cách giảm thuế suất đối với lợi nhuận trên vốn dài hạn và thu nhập cổ tức.
Ngoài thuế suất giảm đối với lợi nhuận trên vốn và thu nhập cổ tức, còn có những chiến lược khác liên quan đến tài sản trên giấy. Kế hoạch của Người cha giàu là xây dựng doanh nghiệp, đầu tư bất động sản, và sau đó đầu tư trên giấy. Chiến lược tổng quát còn bao gồm việc tính toán dòng lưu kim, các khoản thuế cũng như những hình thức bảo vệ.
Một người đầu tư vào doanh nghiệp hay chứng khoán thường nói đến EBITDA, nghĩa là thu nhập trước lợi tức, thuế, khấu hao, trừ nợ, hay tỷ suất P/E. Dùng những thuật ngữ này khá phổ biến nhưng liệu chúng có nói lên được điều gì để giúp bạn quyết định đầu tư không?
Chủ đề thuế vụ có thể rất phức tạp và rắc rối. Cùng một tình huống được giải quyết khác nhau tùy theo nhiều nhân tố khác nhau, trong đó có cả tình trạng thuế cá nhân của bạn, thực thể bị đánh thuế và thời điểm diễn ra sự kiện bị đánh thuế. Một điều quan trọng sống còn là bạn phải tìm cho được một nhà tư vấn thuế vụ giỏi.
Tóm lại, có thể kể đến một số vấn đề quan trọng khi bạn nắm vững luật thuế:
– Bạn có thể tối đa hóa việc bảo vệ tài sản và tối thiểu hóa số thuế phải đóng bằng cách lựa chọn một thực thể thích hợp để cất giữ tài sản của mình.
– Bạn có thể giảm thuế bằng cách lên một kế hoạch đóng thuế thích hợp trên cơ sở thường xuyên với nhà tư vấn thuế vụ của bạn.
– Bất cứ lúc nào có gì thay đổi trong luật thuế, bạn cũng cần gặp nhà tư vấn thuế vụ của mình để phân tích kỹ về những ảnh hưởng của nó đối với bạn và các khoản đầu tư của bạn.
– Hãy tính chuyện xây dựng một doanh nghiệp bán thời gian nếu bạn chưa có (Đây là một doanh nghiệp hợp pháp chứ không phải chỉ để trốn thuế).
– Hãy xem lại các chi phí cá nhân của bạn để xem có chi phí nào có thể được xem là chi phí doanh nghiệp hợp pháp hay không?
– Hãy nghiên cứu các thuật ngữ đầu tư để có thể biết được bạn nên hỏi nhà tư vấn của bạn những gì.
– Bằng cách hoạch định chiến lược đầu tư đúng đắn và tối thiểu hóa số thuế phải trả, bạn có thể tối đa hóa dòng lưu kim của mình.
– Hãy đầu tư lại những khoản thuế tiết kiệm được để mua hoặc tạo ra nhiều tài sản hơn.
Hãy hỏi một phóng viên
“Có một ranh giới rất mong manh giữa nói dối và không nói thật”. Người che giấu nói.
“Hai điều đó có gì khác nhau?”, tôi hỏi.
“Đường ranh giới”. Người cha giàu đáp. “Khi con tìm được đường ranh giới, con sẽ tìm ra sự thật”.
TỰ DO NÓI DỐI
Trong những năm học đại học, tôi được học một số môn như Luật Hải quân, Luật Doanh nghiệp, và Luật quốc tế. Dù chúng tôi không học để làm luật sư hay để làm việc trên những chiếc thương thuyền chở hàng đi khắp thế giới nhưng kiến thức về các loại luật khác nhau cũng rất có ít cho chúng tôi.
Khi còn trẻ và ngây thơ, tôi nghĩ rằng tự do ngôn luận có nghĩa là chúng ta phải nói sự thật. Phải mất vài năm sau, tôi mới nhận ra rằng tự do ngôn luận cũng bảo vệ quyền được nói dối cũng như những thứ thông tin>
CÁC CHÍNH TRỊ GIA CÓ NÓI DỐI HAY KHÔNG?
Trong lịch sử và trong suốt cuộc đời mình, tôi đã được nghe ít nhất là ba câu nói đáng nhớ của ba vị Tổng thống Mỹ.
1. “Tôi không phải là kẻ trốn chạy”. (Tổng thống Richard Nixton).
2. “Nghe tôi nói đây. Không có thuế mới”. (Tổng thống George H.W.Bush)
3. “Tôi không hề làm tình với người phụ nữ đó”. (Tổng thống Bill Clinton).
MỘT DỰ ÁN NGHIÊN CỨU VỀ SỰ NÓI DỐI
Glen Newey, một nhà khoa học chính trị thuộc Đại học Anh Strathclyde đã chỉ đạo một dự án nghiên cứu chuyên sâu và kết luận rằng các chính trị gia cũng nói dối. Hôi đồng Nghiên cứu Kinh tế Xã hội, do chính phủ tài trợ, đã công bố kết quả nghiên cứu của ông. Ông nói: “Các chính trị gia cần phải thành thật hơn về việc nói dối.”
Là một người chăm chỉ đóng thuế, thật vui khi biết rằng chính phủ Anh cũng dùng tiền thuế để thúc đẩy những dự án nghiên cứu giá trị và mang tính thông tin như thế. Cuối cùng thì chúng ta cũng biết được sự thật về các chính khách. Tôi vẫn luôn
thắc mắc là các chính trị gia nói thật hay nói dối. Giờ thì tôi đã biết rồi.
TỰ DO NÓI DỐI VÀ LỪA GẠT
Giờ thì tôi đã lớn hơn và hiểu biết nhiều hơn một chút. Tôi bắt đầu nhận ra những lý tưởng tự do ngôn luận và tự do báo chí có ảnh hưởng lớn đến mức nào. Tôi bắt đầu nhận ra những bậc tiền bối chúng ta đã phải can đảm và tài giỏi đến mức nào khi dám cho phép toàn dân của một quốc gia những lý tưởng như thế. Tôi cũng hiểu rõ hơn về những khía cạnh tốt và xấu của sự tự do này và tại sao chúng ta cần phải thận trọng hơn với những gì chúng ta đọc được hay nghe được.
QUẢN LÝ THÔNG TIN
Trong mô hình xây dựng tài sản, việc quản lý đứng hàng thứ hai trong danh
sách:
5. Kết thúc
4. Bảo vệ
3. Sức bật đòn bẩy
2. Quản lý
1. Kiếm tiền/ làm ra tiền
Trong các lớp học chúng tôi, rất nhiều người nghĩ rằng quản lý ở đây chỉ nói đến việc quản lý tiền bạc. Trên thực tế, hai từ “quản lý” mang một ý nghĩa rất lớn, bao gồm quản lý tiền bạc, thời gian, con người, tài nguyên, và đặc biệt là quản lý thông tin. Theo tôi, một trong những tài sản quan trọng nhất mà một nhà đầu tư cần phải quản lý chính là dòng thông tin của họ – đặc biệt là thông tin tài chính. Một trong những nguyên nhân khiến hang triệu nhà đầu tư thua lỗ hàng nghìn tỷ đôla là vì những thông tin mà họ nhận được quá lỗi thời, lạc hậu, thường bị bóp méo và đôi khi còn không có thật. Một ví dụ đơn giản là lời khuyên đầu tư: “Hãy đầu tư dài hạn, mua, giữ và đa dạng hóa”. Câu này cũng tương tự như một câu mà chúng ta thường nói: “Ăn đâu cũng vậy, ăn đây em cám ơn”. Dù có thể “ăn đây” sẽ không tốt cho bạn nhưng nó lúc nào cũng tốt cho “em” chủ quán. Thức ăn chất lượng kém có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, còn những thông tin chất lượng kém thì có thể ảnh hưởng đến túi tiền của bạn.
SỰ THẬT VÀ TIỀN BẠC
Nói đến chuyện tiền bạc, quyền tự do ngôn luận cho phép chúng ta nói bất cứ điều gì muốn, ngay cả khi đó không pahỉ là sự thật. Quyền tự do ngôn luận còn cho phép chúng ta rất nhiều thứ:
1. Chúng ta có thể hứa mà không phải giữ lời.
2. Chúng ta có thể lan truyền các tin đồn và hủy hoại danh tiếng của một ai đó.
3. Chúng ta có thể giả vờ làm một chuyên gia nói về những điều mà chúng ta không biết gì về nó cả.
4. Chúng ta có thể bình phẩm.
5. Chúng ta có thể lừa gạt.
6. Chúng ta có thể làm tổn thương người khác.
7. Chúng ta có thể khoác lác.
8. Chúng ta có thể nói “Anh yêu em” hoặc “Em yêu anh” hoặc “Tôi rất tiếc” nhưng không nhất thiết phải yêu thương hay hối tiếc gì cả.
9. Chúng ta có thể căn cứ vào sự thật để nói dối.
Không chỉ có các công dân có những quyền tự do như thế này. Cả báo chí cũng
vậy.
BẠN KHÔNG PHẢI NÓI “TÔI RẤT TIẾC”
Từ năm 2002 đến 2003, có rất nhiều phóng viên tài chính, phóng viên báo, tạp chí, Web, radio, TV… đưa ra tất cả những lời khuyên tài chính tệ hại, những lời khuyên đã khiến hàng triệu người thua lỗ hàng nghìn tỷ đôla. Ngày nay, hầu hết các phóng viên chuyên nghiệp này vẫn tiếp tục phun ra những lời khuyên tài chính. Tôi chưa bao giờ nghe một phóng viên nào nói “Tôi rất tiếc, tôi đã sai” cả. Không bao giờ nói xin lỗi, và cũng không bao giờ phải thừa nhận mình không biết gì về những điều đang nói, là một đặc quyền nữa của tự do ngôn luận.
Một bài viết của Michael Lewis ngày 27-10-2002 trên tờ New York Times Magazine cũng nói về vấn đề này: “Như mọi tờ báo khác, tờ The Wall Street Journal đã từng chỉ quan tâm đến những thành công ngoài sức tưởng tượng của sự bùng nổ
Internet. Hiện nay, cũng như mọi tờ báo khác, tờ The Wall Street Journal lại chỉ quan tâm đến các thất bại. Sự thất bại, ngay cả ở Silicon Valley, bỗng nhiên trở thành một dạng mục nát. Và đó là một điều đáng tiếc. Bởi vì những thái độ trái ngược trước đây đã tạo những hậu quả thực tế có thể đo lường được”.
Không thể đánh giá thấp sức mạnh của báo chí. Đó là lý do vì sao chúng ta cần phải cẩn thận khi quản lý các thông tin tài chính từ những nguồn tin được cho là đáng tin cậy.
NHỮNG CHUYÊN GIA MỘT GIỜ VỀ RƯỢU
Một người bạn tôi có một vườn nho ở Napa Valley. Gia đình anh sở hữu vườn nho này đã ba thế hệ. Anh ta kể cho tôi nghe nhiều câu chuyện vui vẻ những người khách du lịch đến phòng thử rượu của anh và giả vờ là những chuyên gia, cố gắng gây ấn tượng cho anh và các công nhân với những hiểu biết của họ về rượu. “Ngày nay có nhiều người nghĩ rằng việc chứng tỏ mình là một chuyên gia về rượu là một điều quan trọng”, anh nói. “Nhưng có điều tốt nhất là họ càng tỏ ra ta đây hiểu rành lắm thì lại càng dễ bán cho họ những loại rượu đắt tiền, dù rằng không có khác biệt gì mấy giữa những loại rượu đắt tiền và những loại rượu giá rẻ hơn cả”.
Khi tôi hỏi có gì khác biệt giữa hai loại rượu này và loại rượu khác thông thường, anh trả lời: “Dĩ nhiên là có, nhưng hầu hết nọi người đều không thể nói rõ sự khác biệt. Khi nói về rượu, nhiều người giả vờ làm ra vẻ họ biết đủ thứ, làm ra vẻ mình là chuyên gia. Vườn nho của tôi kiếm được rất nhiều tiền bằng cách chơi đòn tâm lý với những người giả bộ sành sỏi này. Nếu tôi làm cho họ tưởng là họ thông minh và sành sỏi thật thì họ có khuynh hướng mua một chai rượu đắt tiền hơn, dù thật ra nó chẳng có gì khác biệt với chai rượu kế bên cả. Chúng tôi càng thỏa mãn cái tôi của họ thì càng bán được nhiều rượu giá cao. Chúng tôi biết rằng động cơ chính của những kẻ chơi rượu nghiệp dư này không phải là một chuyên gia rượu thật sự mà chỉ là để gây ân tượng với bạn bè trong bữa tiệc tối mà thôi”.
“Thế làm sao anh phân biệt được rượu tốt và rượu xấu?”. tôi hỏi.
“Cách tốt nhất để mua một chai rượu là nếu anh thích cái vị của nó và nếu giá cả hợp túi tiền của anh thì cứ mua nó”, anh đáp. “Tôi không hề giả bộ làm một chuyên gia rượu dù tôi đã kinh doanh rượu cả đời này. Đối với rượu, thật sự có rất ít chuyên gia… nhưng có rất nhiều người giả bộ làm chuyên gia để bán rượu cho những người cũng giả bộ làm chuyên gia”.
“Nghe cũng giống như thế giới này đầu tư vậy”, tôi gật đầu.
NHỮNG NGƯỜI NGHÈO DẠY BẠN LÀM GIÀU
Người cha giàu thường nói: “Trong chuyện tiền bạc, có rất nhiều người nghèo thích dạy con cách làm giàu”.
Năm 2003, trong một chuyến du lịch đến Úc, tôi được một phóng viên phụ trách mục kinh tế tài chính của một tờ báo địa phương phỏng vấn. Anh ta bảo: “Hiển nhiên khoản đầu tư tốt nhất của anh là thoát khỏi nợ nần”.
Tôi ngập ngừng một chút rồi lịch sự nói: “Thật ra thì đôi khi, thoát khỏi nợ nần là một điều hợp lý, nhưng đôi khi mắc nợ cũng tốt, thậm chí còn có lợi nữa”.
“Anh điên à?”, anh ta la lên. “Anh không biết mình đang nói gì cả. Tất cả món nợ đều xấu. Chính vì vậy nên tôi luôn khuyên các độc giả của mình đừng để mắc nợ. Sau khi đã trả hết nợ thì có thể đầu tư vào danh mục đa dạng hóa của một quỹ hỗ tương nào đó”.
“Được thôi”, tôi nói. “Anh cứ viết những gì anh cho là đúng”.
“Dĩ nhiên”, anh ta gật đầu.
“Nhưng anh có biết các độc giả của anh sẽ muốn biết về sự khác biệt giữa những món nợ tốt và những món nợ xấu không?”, tôi hờ hững hỏi.
“Không bao giờ có chuyện đó. Những gì anh đang nói chỉ toàn là rác rưởi. Nếu anh muốn làm giàu, việc đầu tiên là phải trả hết các hóa đơn, thanh toán nợ nần và sau đó bắt đầu tiết kiệm”.
Đến lúc này, tôi liền hỏi người phóng viên: “Thế anh kiếm tiền bằng nghề phóng viên hay bằng cách đầu tư?”
“Đó không phải là chuyện của anh”, anh chàng phóng viên xẵng giọng nói.
Cuộc phỏng vấn kết thúc và quan điểm của tôi về việc sử dụng các món nợ để làm giàu không bao giờ được đăng báo.
ĐỊNH NGHĨA SỰ THÔNG MINH
Người cha giàu thường nói: “Một định nghĩa của sự thông minh là: Nếu anh đồng
ý với tôi thì anh thông minh. Còn nếu anh không đồng ý với tôi thì hiển nhiên anh là đồ ngu xuẩn”.
HÃY HỎI NHÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH CỦA BẠN
Một cách quản lý nguồn thông tin tài chính là hãy hỏi nhà tư vấn tài chính của bạn câu hỏi tương tự như câu mà tôi đã hỏi người phóng viên ở Úc. “Đa phần số tiền mà anh kiếm được là nhờ nghề tư vấn tài chính hay nhờ đầu tư?”. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy hầu hết các nhà tư vấn đều phản ứng y như người phóng viên kia.
Vấn đề với các phóng viên tài chính là những độc giả của họ không thể đặt câu hỏi này với họ được. Và nếu bạn có hỏi thì họ có chịu đăng câu hỏi của bạn không?
CÓ BẢO ĐẢM ĐIỀU ĐÓ KHÔNG?
Cuối năm 2002, trong chiến dịch phát hành cuốn sách “Lời tiên tri của Người cha giàu”, tôi đã rơi vào một cuộc tranh luận quyết liệt với một nhà đầu tư tài chính có chương trình phát thanh riêng. Nếu bạn hiểu biết đôi chút về marketing thì bạn sẽ biết rằng một chương trình phát thanh riêng là một công cụ tuyệt vời để tìm kiếm những khách hàng mới.
Nhà hoạch định tài chính này phát biểu: “Cuốn sách của anh hoàn toàn sai lầm.
Thị trường sẽ không sụp đổ”.
“Tại sao anh nói vậy?”, tôi hỏi.
“Anh nói rằng những người sinh ra trong thời kỳ bùng nổ dân số Mỹ sẽ rút tiền khỏi thị trường chứng khoán khi họ về hưu. Nhưng tôi cho là không, bởi vì không lâu nữa họ sẽ được thừa hưởng hàng triệu đôla từ cha mẹ họ. Ngoài ra, người Trung Quốc cũng đang bắt đầu đầu tư vào thị trường chứng khoán Mỹ và điều này sẽ mang đến một cơn bùng nổ thị trường chứ không phải là một sự sụp đổ”.
“Hay đấy. Chắc chắn điều đó có thể xảy ra”, tôi nói. “Anh sẽ bảo đảm chứ?”
“Bảo đảm à?”, nhà tư vấn tài chính khựng lại rồi nhìn tôi ngập ngừng. “Dĩ nhiên là không. Làm sao có ai dám bảo đảm một điều như thế được”.
TÔI CÓ BẢO ĐẢM ĐIỀU ĐÓ KHÔNG?
Cuối cùng ông ta cũng lấy lại bình tĩnh và trã đũa lại: “Thế còn anh, anh có dám bảo đảm những gì anh nói không? Anh có bảo đảm thị trường chứng khoán sẽ sụp đổ không?”
“Tất nhiên”, tôi bình thản trả lời.
“Tất nhiên à?”, anh ta lúng túng hỏi.
“Chắc chắn rồi”, tôi nói.
“Làm sao anh làm điều đó được?”
“Dễ thôi mà”, tôi đáp. “Mọi nhà đầu tư đều biết rằng thị trường tăng giá rồi hạ giá. Bảo đảm một sự sụp đổ thị trường cũng chẳng khác gì bảo đảm là tuyết sẽ rơi ở Alaska vào mùa đông tới. Một nhà đầu tư chuyên nghiệp biết rằng luôn có những thay đổi theo chu kỳ thị trường cũng như luôn có những thay đổi thời tiết. Thật điên khi cho rằng các nhà đầu tư hay cha mẹ một số người nào đó có đủ quyền năng để ngăn chặn một cơn suy biến thị trường – hay một chu kỳ thị trường. Có những điều luôn xảy ra trong thế giới đầu tư… và thị trường sụp đổ là một trong những điều đó. Đó là điều mà tôi bảo đảm với anh. Đó là lý do vì sao tôi biết chắc những suy đoán trong cuốn sách của mình là đúng. Ngày tháng chính xác thì có thể không đúng, nhưng hãy tin tôi đi, sẽ có một cuộc sụp đổ khác xảy ra. Những cơn suy thoái thị trường luôn theo sau những cơn bùng nổ. Không một thị trường nào có thể đi lên mãi mãi được. Điều đó đi ngược quy luật tự nhiên”.
“Vậy anh đề nghị chúng tôi đầu tư vào bất động sản thay vào nó à?”, nhà tư vấn tài chính hỏi.
“Không”, tôi trả lời. “Bất động sản cũng có chu kỳ của nó. Tôi khuyên những thính giả của bạn hãy chịu khó tím hiểu để mở rộng kiến thức tài chính của mình. Các nhà đầu tư chuyên nghiệp đều biết rằng mọi thứ đều có chu kỳ thị trường”.
“Chúng ta đã hết giờ rồi. Cám ơn những lời bình luận của anh”, nhà tư vấn tài chính lịch sự nói.
Một trong những điểm tôi thích ở các chương trình quảng cáo truyền thanh hay truyền hình là họ rất khó thay đổi những gì tôi nói. Khán giả được nghe chính xác những gì tôi nói và họ có thể tự nghiệm ra được điều gì thích hợp nhất với mình. Tuy nhiên, các phóng viên báo chí, Internet thì có quyền chọn lọc những ý tưởng mà tôi nói, thay đổi, bóp méo chúng và thậm chí là bịa đặt ra chúng.
BẢY CHỮ THẦN KỲ
Một trong những điều mà người cha giàu dạy tôi là cách sử dụng bảy chữ: “Anh có bảo đảm điều đó không?” bất cứ lúc nào nghe ai đó nói một điều gì đó với vẻ chắc chắn tuyệt đối. Bạn sẽ ngạc nhiên khi rất nhiều lần tôi sử dụng những chữ thần kỳ này và luôn phải chứng kiến các chuyên gia bắt đầu khóac lác, đôi khi còn nói dối nữa.
Người cha giàu từng ường ranh giới giữa nói dối và không nói thật chính là trách nhiệm của mỗi cá nhân”. Khi bạn nhờ ai đó bảo đảm cho bạn về câu nói của họ, bạn sẽ bắt đầu phát hiện ra họ về phe bên nào, bên bạn hay là bên của họ.
TƯỞNG NHƯ THẬT MÂU THUẪN
Ban đầu, tôi đã bảo bạn hãy cẩn thận với những người nói chuyện quá chắc chắn, những người làm ra vẻ ta đây biết hết mọi câu trả lời. Tôi biết rằng khi bảo đảm với bạn một sự sụp đổ thị trường thì tôi củng đang nói chuyện với vẻ quá chắc chắn và thuộc loại người mà bạn cần phải cẩn thận. Nhưng đúng vậy, có một bài học cần rút ra từ mâu thuẫn hiển nhiên này. Bài học ở đây là một nhà đầu tư phải biết khi nào người ta có thể chắc chắn về:
1. Thực tế
2. Ý kiến
3. Quy luật
Khi một nhà hoạch định tài chính có một chương trình truyền thanh riêng dám bảo đảm với các thính giả của mình rằng thị trường sẽ không sụp đổ vì những nhà đầu tư và những người thuộc thế hệ bùng nổ dân số sẽ cứu lấy nó, ông ta đang chắc chắn về một ý kiến.
Khi tôi nói, “Thị trường sẽ sụp đổ”, tôi đang chắc chắn về một quy luật.
Người cha giàu đã nói: “Khi quản lý thông tin, con cần phải nắm rõ sự khác nhau giữa thực tế, ý kiến và quy luật”. Nếu bạn thử kiểm tra Nguyên nhân vì sao hàng triệu nhà đầu tư bị thua lỗ hàng nghìn tỷ đôla, bạn sẽ thấy một trong những nguyên nhân chính là vì nhiều nhà đầu tư đã quyết định đầu tư dựa trên những ý kiến – chứ không phải thực tế hay quy luật.
Hãy tự hỏi mình về điều này. Liệu câu rao hàng: “Đầu tư dài hạn, mua, giữ và đa dạng hóa” là một thực tế, một ý kiến, hay là một quy luật? Câutôi: đó là một ý kiến, không phải thực tế và hoàn toàn không phải là một quy luật. Bất cứ một nhà đầu nào chỉ căn cứ vào ý kiến mà nhầm lẫn với thực tế và quy luật thì sẽ bị ảo tưởng và thường sẽ thua lỗ tiền bạc.
MỞ RỘNG THÀNH CÔNG CỦA BẠN
Sau khi tôi đầu tư vào quỹ hỗ tương, Người cha giàu quyết tâm giúp tôi hiểu rõ
sự khác biệt giữa thực tế, ý kiến và quy luật. Tôi định nghĩa những từ này như sau:
1. Thực tế – một điều có thể được chứng minh tồn tại qua những bằng chứng nhất định.
2. Ý kiến – một điều có thể dựa trên thực tế hoặc không. Vấn đề ở đây là có thể có hoặc có thể không. Nghĩa là điều đó có thể là một thực tế, nhưng khi tôi chưa kiểm chứng được thì nó vẫn chỉ là một ý kiến. Ví dụ, nếu một người nói: “Tôi có 10 con chó con”, câu này vẫn chỉ được xem là một ý kiến cho đến khi tôi có thể kiểm chứng nó. Bạn có thể thấy là các ngân hàng cũng làm theo nguyên tắc này. Nếu bạn nói bạn có 25.000 đôla tiền tiết kiệm thì ngân hàng cũng sẽ kiểm chứng lại, dù họ vẫn nghĩ bạn là một người thành thật.
3. Quy luật – có những điều luôn đúng trong mọi trường hợp – không có ngoại lệ. Ví dụ, có một quy luật gọi là quy luật tiến động. Chẳng hạn như khi tôi ném một hòn đá xuống nước, mặt nước gợn sóng. Chính những quy luật như thế đã giúp tôi có thể tiên đoán chắc chắn một cơn suy thoái thị trường.
Vấn đề là khi nghe một người chắc chắn về một điều gì đó, bạn phải luôn cẩn thận. Và hãy nhớ rằng đã có hàng triệu người mất hàng tỷ đôla vì nghe theo những ý kiến mà họ tin là thực tế hay quy luật. Hãy luôn nhớ bảy chữ thần kỳ của Người cha giàu. Nếu bạn nghi ngờ một điều gì, bạn chỉ cần hỏi là: “Anh có bảo đảm điều đó không?”
Một ngày nọ, tôi đang xem xét một căn họ đắt tiền ở Hawaii. Khi tôi nói: “Giá căn hộ này có vẻ cao quá”, người bán hàng đáp lại“Đúng vậy, nhưng khi người ta xây thêm một sân golf mới thì giá khu này sẽ tăng gấp đôi”.
Tôi hỏi anh ta: “Anh viết cho tôi một văn bản bảo đảm điều đó chứ?”
“Dĩ nhiên là không”, anh ta nói “Làm sao tôi bảo đảm được”.
Những cuộc nói chuyện ngớ ngẩn như thế này diễn ra hàng triệu lần mỗi ngày. Mỗi ngày, người ta đều mua đồ dựa trên các ý kiến chứ không dựa trên thực tế và quy luật. Hãy thử dùng bảy chữ đó, bạn sẽ thấy bạn đang làm việc với tuýp người như thế nào.
HÃY HỎI MỘT PHÓNG VIÊN
Chương này được đặt tên là “Hãy hỏi một phóng viên” vì nếu bạn quyết định trở thành một nhà đầu tư chuyên nghiệp bạn sẽ phải cẩn thận với những gì bạn đọc được hay nghe thấy, và phải cẩn thận với nguồn gốc của những thông tin mà bạn thu nhận.
Có lần tôi ăn trưa với Scott, giám đốc của một trong những ngân hàng cho vay thế chấp lớn nhất ở Mỹ, cho vay hàng tỷ đôla một năm. Tình cờ, Scott hỏi: “Tại sao những tạp chí tài chính này không viết về đầu tư bất động sản nhỉ? Hầu hết các tạp chí tài chính đều chỉ nói về chứng khoán, trái phiếu và quỹ hỗ tương. Những thứ duy nhất liên quan đến bất động sản mà họ nói tới là sửa nhà, mua nhà nghỉ, hay đầu tư vào REIT, quỹ đầu tư bất động sản. Đó đâu phải là đầu tư bất động sản thật sự”.
Tôi gật đầu đồng ý: “Bởi vì họ muốn những người đăng quảng cáo được vui vẻ”.
CÁC PHÓNG VIÊN VIẾT BÀI CHO AI?
Một trong những cách tốt nhất để kiểm chứng thông tin đầu tư của bạn là trước tiên hãy kiểm tra xem ai là người đăng quảng cáo trên tờ báo mà bạn đọc. Nhiều ấn phẩm ủng hộ ý tưởng đầu tư dài hạn vào quỹ hỗ tương bởi vì các công ty quản lý quỹ hỗ tương là nguồn thu nhập quảng cáo chính cả họ. Đó là lý do tại sao trước, trong và sau cơn suy thoái thị trường, các ấn phẩn này vẫn tiếp tục viết về những lợi thế của quỹ hỗ tương.>
Dù các tạp chí luôn nói rằng bộ phận biên tập của họ tách biệt và không liên quan gì với bộ phận quảng cáo để giữ gìn tính trung thực của các bài báo, nhưng sẽ là một sự tự sát nếu các tạp chí tài chính này luôn nhấn mạnh trên trang bìa của họ: “Quỹ hỗ tương là một khoản đầu tư khủng khiếp” hay “Đừng bao giờ đầu tư vào quỹ hỗ tương cả”. Thay vì thế, những ấn phẩm này tiếp tục hết số này đến số khác, hết năm này qua năm khác với những tiêu đề như “Quỹ hỗ tương nào là tốt nhất?”, hay “Những quỹ tốt nhất năm 2002”, hay “Có phải đã đến lúc trái phiếu lên ngôi?”. Họ có thể cung cấp cho bạn những thông tin tài chính đáng tin cậy không? Họ viết bài vì bạn hay vì các nhà đăng quảng cáo? Tầm cỡ tài chính các độc của giả của học đến đâu? Xin phép để bạn tự tìm câu trả lời cho những câu hỏi này.
Trong cuốn Tương Lai Đồng Tiền, Bernard Lietaer thảo luận về xu hướng ngày càng giảm niềm tin của độc giả Mỹ vào các phương tiện truyền thông. Ông nhắc đến tuyên bố của Noam Chomsky rằng: “Mục đích của các phương tiện truyền thông không hẳn là để thông tin hay báo cáo những gì xảy ra mà còn để định hình quan niệm của công chúng theo hướng có lợi cho một số công ty hay tập đoàn nào đó”. Lietaer nói thêm: “Đã thành lệ, nhiều tạp chí vẫn đưa cho các nhà đăng quảng cáo xem trước nội dung các bài viết. Tờ Los Angeles Times đã thừa nhận cấu trúc quản lý đó của họ nhằm tối ưu hóa sự hợp tác của các nhà đăng quảng cáo – biên tập”.
QUẢN LÝ THÔNG TIN TÀI CHÍNH CỦA BẠN
Tôi viết chương này vì chất lượng thông tin tài chính mà bạn nhận được có tầm quan trọng sống còn, nhất là trong lĩnh vực tài chính. Tôi đã nhờ một số người gọi điện cho các phóng viên, nhất là các phóng viên báo chí, và hỏi họ hai câu hỏi.
Câu thứ nhất là: “Có phải mọi thứ trên các phương diện truyền thông đều là sự thật, khách quan, không bị bóp méo và không hề bị những kiểm duyệt mang tính thương mại?”
Những người từng thử hỏi câu này kể lại rằng các phóng viên đều bật vười với ý tưởng các phương tiện truyền thông rất trung thực. Hầu hết các phóng viên đều thừa nhận rằng phần nhiều các phương tiện truyền thông không hoàn toàn nói lên sự thật. Đa số những gì trên các phương tiện truyền thông chỉ là giải trí và bán>
Câu hởi thứ hai là: “Khi viết bài, anh có luôn viết về sự thật, khách quan, không bị bóp méo và không hề quan tâm đến tính thương mại của vấn đề hay không?”.
Trong hầu hết trường hợp, câu trả lời cho những câu hỏi này rất khác nhau. Hầu hết các phóng viên đều tin rằng bản thân họ luôn viết về sự thật, khách quan, không bị bóp méo và không hề quan tâm đến tính thương mại của vấn đề…dù họ cho rằng nhiều phóng viên đồng nghiệp của họ thì không.
Một người bạn tôi là một bác sĩ chuyên khoa, anh ta gọi hiện tượng này là “ảo giác có lựa chọn”, hoặc cũng có thể gọi là “sự khiếm nhã nghề nghiệp”. Anh giải thích: “Mọi nhà chuyên môn đều có khuynh hướng cho rằng những đồng nghiệp khác là những kẻ bất tài và mình mới là giỏi nhất. Hầu hết đều cho rằng mình mới là người trung thực và chân chính nhất – mặc dù nhiều người khác chỉ nhìn anh ta như một con vịt quang quác to mồm. Đó là một ví dụ của ảo giác có lựa chọn”.
MỘT CHỢ VỊT
Một ngày nọ, khi ở Trung Quốc, tôi thấy một người nông dân chăn vịt đang lùa bầy vịt hàng trăm con của mình ra chợ. Khi ngồi trong xe hơi chờ bầy vịt băng qua đường tôi bỗng nhớ đến anh bạn của mình và những ý tưởng về “ảo giác có lựa chọn”. Quay sang anh bạn đang đi cùng tôi nói: “Trông như một bầy chuyên gia tài chính đang băng qua đường”.
Anh bạn tôi cười to: “Xem kìa, bầy vịt chỉ biết nối đuôi nhau và quang quác vào nhau. Đáng lý chúng nên quang quác với người nông dân và hởi xem ông ta đang dắt chúng đi đâu thì hơn”.
NHỮNG CON VỊT BỊ ẢO GIÁC
Trong thế giới các nhà tư vấn tài chính, ngay cả bản thân tôi, cũng bị ảo giác có lựa chọn. Bản thân tôi cũng là một con vịt. Nói thật lòng, trong thâm tâm tôi, tôi cũng nghĩ rằng mình mới là người trung thực và chân chính nhất. Tôi cũng biết nhiều nhà tư vấn tài chính khác cho tôi là quang quác to mồm. Về những lời khuyên tài chính của mình, tôi cũng biết rõ rằng bản thân mình cũng là một con vịt bị ảo giác. >
Nhưng cho dù tôi quang quác về chuyện gì hay những người bạn – vịt của tôi quang quác về chuyện gì, nhân vật mà tôi quan tâm nhất vẫn là người nông dân, con người lặng lẽ dường như đang dẫn dắt cả thế giới này ra chợ. Cũng vậy, điều tôi quan tâm là thật ra nhiều con vịt tài chính đang làm việc cho người nông dân đó chứ không phải cho những người bạn vịt của mình. Rất nhiều con vịt làm việc cho người nông dân này tự hóa trang mình thành những phóng viên, những nhà tư vấn đầu tư, chủ ngân hàng, đại lý bảo hiểm, và cả các quan chức chính phủ nữa. Nếu một con vịt bỗng đứng lại và nói: “Này, người nông dân đang dẫn chúng ta đi đâu thế?”, thì ngay lập tức những con vịt làm việc cho người nông dân bắt đầu quang quác to hơn, gọi con vịt kia là đồ “lắm mồn”… Dù sao, khi những con vịt bắt đầu quang quác vào nhau thì người ta thường quên mất những câu hỏi về người nông dân.
NHỮNG CON VỊT LÀM VIỆC CHO AI?
Cố gắng phân biệt xem con vịt nào làm việc cho người nông dân là một điều bất khả thi và phi thực tế. Đơn giản vì chúng quá đông và nhiều con vịt thật sự có ích. Song cũng không đến nỗi quá phi thực tế nếu bạn tự hỏi chính mình mỗi khi gặp một con vịt tài chính: “Con vịt này làm việc cho ai? Cho tôi hay cho một người nông dân nào đó? Con vịt này đang cố gắng đưa tôi đến với một sự tự do tài chính hay đưa tôi đến lò mổ?”
NHỮNG THÔNG TIN CHẤT LƯỢNG CAO
Sau khi tôi mua quỹ hỗ tương vào năm 1965, Người cha giàu bảo tôi: “Những nhà đầu tư giỏi tìm kiếm những thông tin tốt”. Ông cũng nói: “Những thông tin tốt không phải lúc nào cũng sẵn có. Con phải đi tìm chúng”.
Ngày nay tôi thường rất cảnh giác trước những thông tin tài chính mà tôi đọc được. Tôi hay đọc lướt dòng tiêu đề của những tạp chí tài chính phổ biến bày ở các quầy báo. Có khi tôi cầm chúng lên xem và thỉnh thoảng cũng mua một tờ để đọc kỹ bài báo nào thu hút sự chú ý của mình. Dù bài viết có thể rất thú vị nhưng tôi vẫn luôn phải tỉnh táo trước các nhà quảng cáo, bởi vì một thực tế là người viết bài báo đó
có thể có kiến thức tốt nhưng không phải lúc nào cũng thành công về mặt tài chính. Tôi cũng xét đến thị trường mục tiêu của tờ báo là ai và có phải táo này được một “người nông dân” tài trợ hay không. Rất nhiều tờ báo nhắm đến tầng lớp trung lưu có thu nhập cao, hiểu biết chuyên môn nhưng có quá ít kiến thức tài chính, quá ít thời gian để đầu tư, và vì vậy nên họ đầu tư vào quỹ hỗ tương. Với nhiều độc giả của những tờ báo như thế, những kiến thức tài chính ở mức độ này là quá đủ đối với họ. Những “người nông dân” rất thích tuýp nhà đầu tư này và đó là lý do vì sao họ thường có những ấn phẩm riêng của mình. Rất nhiều tạp chí tài chính là công cụ của những “người nông dân” này để tìm kiếm những con vịt ngây thơ.
Vấn đề ở đây là, nếu bạn muốn thành công hơn trong lĩnh vực tài chính, bạn sẽ phải tự tìm kiếm những thông tin tài chính tốt nhất của riêng bạn… bởi vì rất nhiều thông tin tài chính tốt nhất không hề được rao bán trên thị trường hay thậm chí cả trong các nhà sách nữa.
TÓM TẮT CÁC THÔNG TIN TÀI CHÍNH
Khi xem xét loại thông tin nào mà bạn nên tiếp nhận hãy nhớ lại Kim tứ đồ:
1. Có những ấn phẩm hoặc chương trình được viết bởi những người nhóm L và nhóm T cho những người khác cũng thuộc nhóm L và nhóm T cho những người khác cũng thuộc nhóm L và nhóm T. Hầu hết các tạp chí tài chính, các bài báo về tiền bạc và đầu tư đều thuộc nhóm này.
2. Có những ấn phẩm hoặc chương trình được viết bởi những người nhóm L và nhóm T về những người nhóm C và nhóm Đ. Những tờ báo hoặc chương trình như The Wall Street Journal, Forbes, Barron’s, CNBC và Bloomerg TV rơi vào nhóm này.
3. Có những ấn phẩm được viết bởi những người nhóm C và Đ dành cho những người nhóm C và Đ, hay những người đang cố phấn đấu vào nhóm C và
Đ. Warren Buffett có một bài viết hàng năm được rất nhiều người tìm đọc. Bạn cũng có thể tìm được những thông tin bất động sản tuyệt vời từ các công ty môi giới bất động sản thương mại – những thông tin mà hầu hết các đại lý bất động sản địa phương không có được. Cũng có nhiều bài viết chuyên ngành, thường nói về những kỹ thuật cao, do những người thuộc nhóm C hoặc Đ thật sự viết nên.
Có thể nói rằng bộ sách Dạy Con Làm Giàu, và những sản phẩm khác của chúng tôi thuộc nhóm này.
Tôi không biết nhiều chương trình truyền thanh hay truyền hình cho những
người nhóm C và Đ lập nên cho những người nhóm C và Đ… nhưng lẽ ra cần phải có.
TÌM KIẾM NHỮNG LỜI KHUYÊN TỐT
Một trong những câu trả lời của tôi dành cho những ai muốn biết nên đầu tư 10.000 đôla của mình vào đâu là hãy đầu tư một phần trong số tiền đó vào những ấn phẩm tài chính chất lượng cao và thường xuyên theo dõi chúng. Nếu bạn không muốn cải thiện và nâng cấp những thông tin tài chính của mình thì tốt hơn nên cất tiền vào ngân hàng cho an toàn.
LỜI KHUYÊN TỪ NHỮNG KẺ THẤT BẠI
Một trong những thông tin tồi tệ nhất là những thông tin xuất phát từ những kẻ thất bại, mà những kẻ thất bại thì nhan nhản khắp nơi.
Có lần, khi tôi đang hướng dẫn một lớp đầu tư đơn giản thì có một người giơ tay phát biểu: “Bất động sản là một khoản đầu tư tồi tệ”.
“Tại sao anh nói vậy?”, tôi hỏi.
“Tôi có một người bạn đồng nghiệp đầu tư vào một căn hộ chung cư và anh ta liên tục thất bại chứ không thu lời được đồng nào cả”.
“Anh ta đã thua lỗ như thế nào?”, tôi hỏi.
“Đầu tiên, anh ta phải bỏ ra quá nhiều tiền cho căn hộ đó, sau đó anh ta không còn để đầu tư những nên phải đi vay nợ. Vì số tiền thế chấp quá cao nên tiền cho thuê nhà không đủ để thanh toán tiền vay và các chi phí khác”.
“À, thế thì tệ thật đấy”, tôi l đầu.
“Mọi việc còn tệ hơn”, người này tiếp tục. “Bạn tôi tăng tiền thuê nhà và người thuê nhà cũ bỏ đi. Một người thuê nhà mới chuyển đến, người này làm hỏng vài chỗ trong căn hộ, xù tiền thuê nhà, thế là bạn tôi phải đuổi anh ta đi. Bạn tôi cố bán căn hộ nhưng không ai chịu cái giá mà anh ta yêu cầu cả, họ muốn anh ta phải sửa chữa những chỗ bị hỏng trước. Bạn tôi không muốn bỏ thêm bất cứ đồng nào vào căn hộ này mà cũng không muốn hạ giá xuống. Vì vậy không cho thuê nhà nữa nên thậm chí anh ta còn bị mất nhiều tiền hơn. Anh ta bảo tôi rằng sẽ không bao giờ đầu tư vào bất động sản nữa. Đó là ý do vì sao tôi nói bất động sản là một khoản đầu tư tồi tệ”.
HƠN CẢ SỨC MẠNH BÁO CHÍ
Đó là một ví dụ của việc nghe theo lời khuyên của một người thất bại. Trong mọi lĩnh vực đầu tư, bất kể chứng khoán, bất động sản, quỹ hỗ tương hay các doanh nghiệp…, đều có những kẻ thất bại sẵn sàng bạn phát những lời khuyên về đầu tư. Một nguyên nhân chính khiến nhiều người đầu tư thất bại chính là vì họ đã nghe theo lời khuyên của những người thất bại.
Ở đầu chương này, tôi có nói đến tầm quan trọng của quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí. Quyền tự do này mở rộng cho cả những người thất bại và những người e ngại thất bại. Vì vậy nên những người e ngại thất bại thường là những người đi tuyên truyền thất bại của những người thất bại.
Cần phải nói rõ rằng tôi không hề phản đối những người thất bại. Tôi đã thất bại rất nhiều lần trong đời. Và thật sự, tôi thường khuyến khích mọi người thất bại nhiều hơn để học hỏi được nhiều hơn. Nói cho cùng thì con người luôn phải học hỏi từ những thất bại của mình. Tôi chỉ phản đối những người thất bại đổ lỗi cho người khác hoặc cho những sự kiện gì khác mà không chịu rút kinh nghiệm từ những thất bại của chính mình. Trên hết, những người này lại còn hay “lây nhiễm” sự thất bại cho người khác.
Một lý do quan trọng để cần phải cảnh giác là vì những người thất bại có mặt ở khắp nơi. Mỗi khi tôi gặp một người khó khăn về tài chính, tôi thường hỏi xem họ gần gũi với ai và thái độ của họ với tiền bạc, đầu tư và thành công như thế nào. Rất thường, những người gặp khó khăn tài chính hay nghe theo lời khuyên của những người đã từng thất bại hay quá sợ thất bại. Thay vì thành thật thừa nhận rằng mình sợ và tự chịu trách nhiệm cho những thất bại của mình, những người này lại thường tỏ ra yếm thế, hay phê phán, và hay lan truyền các tin xấu cho những người khác.
CÂU CHUYỆN GIA ĐÌNH
Gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến nguồn thông tin tài chính. Một số câu nói tiêu cực có liên quan đến gia đình mà tôi thường nghe là:
1. “Tôi muốn bắt đầu đầu tư nhưng vợ/ chồng tôi không muốn thế. Cô ấy/ anh ấy nói rằng như thế quá mạo hiểm”.
2. “Tôi muốn nghỉ việc để bắt đầu một doanh nghiệp riêng nhưng cha tôi khăng khăng muốn tôi phải giữ công việc này. Ông bảo thà được một số lương nhỏ còn hơn là không được đồng nào”.
3. “Gia đình tôi nghĩ là tôi thật điên rồ. Để được yên ổn, tôi đành ngồi yên không làm gì cả”.
ĐỪNG ĐỂ KẺ CHIẾN BẠI CHIẾN THẮNG
Bài học tôi học được lúc còn là phi công là trong mỗi người chúng ta đều có một người chiến thắng và một kẻ chiến bại. Một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều người không đạt được tiềm năng tài chính của mình là vì trong chuyện tiền bạc, hầu hết mọi người đều để cho kẻ chiến bại chiến thắng.
Ngay cả ngày nay, sau nhiều năm lên voi xuống chó với nhiều thất bại nối thành công, tôi vẫn phải đấu tranh giữ người chiến thắng và kẻ chiến bại ngay trong bản thân mình.
Một ngày nọ, tôi đi xem xét một bất động sản bên bờ biển và tôi có thể nghe kẻ chiến bại trong mình lên tiếng: “Anh đâu có cần mảnh đất này, n. Và nếu nền kinh tế thay đổi thì sao? Nếu lãi suất tăng thì sao? Nếu lãi suất tăng thì giá bất động sản sẽ giảm. Mà nếu bất động sản giảm thì mọi khoản đầu tư khác của anh cũng sẽ thua lỗ”.
Thật ra không có vấn đề gì với kẻ chiến bại của bạn cả. Kẻ chiến bại của bạn đóng vai trò rất quan trọng. Nhưng rắc rối vói nhiều người là ở chỗ kẻ chiến bại này là tiếng nói duy nhất trong đầu họ. Không có một quyền tự do ngôn luận nào cả. Trong chuyện tiền bạc, với rất nhiều người, kẻ chiến bại đã chiến thắng. Một người thất bại bắt đầu thấy thất bại ngay khi anh ta nghe có người nói: “Hãy chọn con đường an toàn. Hãy tìm một công việc bảo đảm và đừng liều mạng chấp nhận rủi ro. Hãy tiết kiệm tiền, hãy thoát khỏi nợ nần. Đó là một lựa chọn khôn ngoan”. Theo tôi, đó chính là tiếng nói của kẻ chiến bại. Tôi biết rất rõ giọng nói đó bởi vì bản thân tôi cũng nghe nó cất lên mỗi ngày.
HÃY CHO PHÉP CẢ NGƯỜI CHIẾN THẮNG LẪN KẺ CHIẾN BẠI ĐƯỢC LÊN TIẾNG
Như vậy, tại sao quyền tự do ngôn luận lại quan trọng đến thế? Bởi vì rất thường, những lời nói dối trắng trợn nhất chính là những lời nói dối mà chúng ta nói với chính mình, chẳng hạn như:
1. Tôi không mua nổi.
2. Tôi không thể làm được.
3. Tôi sẽ không bao giờ giàu có.
4. Tôi không đủ khôn ngoan.
5. Việc đó khó qu
6. Tôi sẽ đầu tư khi tôi có tiền.
7. Tôi sẽ đầu tư khi tôi có thời gian.
Một lời nói dối thường gặp của những người ăn kiêng là: “Tôi sẽ bắt đầu ăn kiêng vào ngày mai”.
Tôi nghĩ chúng ta cần phải cho phép người chiến thắng bên trong chúng ta được quyền tự do lên tiếng. Cả người chiến thắng lẫn kẻ chiến bại đều rất quan trọng. Cả hai đều cần được lắng nghe. Đó chính là quyền tự do ngôn luận.
MỘT BÀI TẬP NHỎ
Trong lớp thực tập đầu tư của tôi, tôi thường đề cập đến vấn đề người chiến thắng và kẻ chiến bại trong mỗi con người. Thật ra, trong những lớp cấp cao hơn, chúng tôi dành rất nhiều thời gian cho chủ đề này, bởi vì bằng nhiều cách, cuộc tranh đấu giữa người chiến thắng và kẻ chiến bại thường là nguyên nhân chính của những thành công và thất bại trong cuộc đời chúng ta.
Tôi cũng thường yêu cầu mọi người viết về một sự kiện mà họ từng trải qua, trong đó kẻ chiến bại của đánh bại người chiến thắng. Nhiều câu chuyện được kể nghe rất kích động. Tôi tin rằng tất cả chúng ta đều có lần đã từng bỏ qua những cơ hội tốt bởi vì kẻ chiến bại lên tiếng.
Một bài tập nhỏ mà bạn có thể làm thử là hãy viết một đoạn mô tả chi tiết một lần nào đó khi bạn bỏ lỡ chiến thắng. Sau đó hãy đầu tư một chút thời gian để phân tích những suy nghĩ và những nỗi lo ngại đã khiến bạn làm như thế.
MỘT TRONG NHỮNG CÂU CHUYỆN CỦA TÔI
Đã rất nhiều lần tôi để cho kẻ chiến bạilên tiếng. Một trong những câu chuyện mà tôi thường kể cho mọi người nghe là có một lần, tôi mua một ngôi nhà kế bên một tòa nhà lớn vào năm 1973. Thay vì mua một bất động sản trị giá 48.000 đôla ở mé bờ biển của tòa nhà này, tôi lại mua một ngôi nhà giống y nhưng ở mé núi với giá 34.000 đôla. Ba năm sau, thị trường bất động sản tăng giá, nhưng ngôi nhà ở mé bờ biển được bán với giá gần 150.000 đôla, còn ngôi nhà ở mé núi thì chỉ bán được khoảng 70.000 đôla mà thôi. Nếu bạn thử làm một bài tính nhỏ, bạn sẽ thấy mua ngôi nhà ở mé núi
đắt hơn rất nhiều xét về dài hạn. Trên hết, chênh lệch 14.000 đôla chỉ khiến tôi tốn có 1.400 đôla nữa mà thôi, vì ngân hàng chỉ cần 10% trả trước. Như vậy, thêm 1.400 đôla, tôi có thể kiếm được 100.000 đôla. Vậy mà tôi lại tiết kiệm 14.000 đôla để bị mất đến 65.000 đôla và chỉ kiếm được 35.000 đôla mà thôi.
Kinh nghiệm mà tôi rút ra được từ bài học này là trước tiên hãy xem xét giá trị chứ đừng xem xét giá cả. Ngày nay, khi cần quyết định các vấn đề tài chính, tôi luôn nhớ đến vụ giao dịch này. Tôi luôn tự nhắc nhở mình rằng tôi đã sai lầm khi để cho kẻ chiến bại chiến thắng. Dù không kiếm được nhiều tiền trong thương vụ đó nhưng tôi đã học được một bài học vô giá.
Đó là một trong những kinh nghiệm cá nhân của tôi. Điều quan trọng là phải rút kinh nghiệm từ những bài học của mình. Thay vì đổ lỗi cho ai đó vì những thất bại này, chúng ta sẽ trở nên có trách nhiệm hơn với việc quản lý các thông tin mà chúng ta tiếp nhận. Nếu bạn có thể làm điều đó, người chiến thắng sẽ hoàn toàn chiến thắng.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.